Tác giả: Không rõ...
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: tran anh tuan
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1096 / 4
Cập nhật: 2015-11-16 08:55:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi Mười Tám
hành Kim Dung, Tây Ngụy Vương lôi đình đuổi tướng
Ngoài Tràng An, Vương Bá Đương cứu chúa bị tên
Thấy Mậu Công có ý băn khoăn, Ngụy trưng nhìn mãi bức chiếu chỉ rồi gât đầu nói:
- Thế này là đắc sách. Bây giơ ta lấy chữ “bất” cho nét xổ thò đầu lên, dưới thêm một nét ngang nữa cho thành chữ “bản”. Như vậy là “Bản xá nam lao lý Thế Dân” nghĩa là vốn tha Thế Dân trong nam lao.
Thế là ta có thể tha minh chủ ra khỏi ngục.
Mậu Công khen là cao kiến, làm theo ngay. Ngụy Trưng lấy giáp trụ đao mão đến cửa ngục ra mắt Tần vương, kể rõ sự cải chữ trong xá thư để cứu Tần vương.
Tần vương ba lần vái lạy rồi lên ngựa tháng về Lao Khẩu quan.
Ba hôm sau Lý Mật về, hỏi sự thể Lý Thế Dân có ốm đau không.
Mậu Công nói:
- Chúng tôi phụng mệnh Chúa công đã tha tên tù phạm ấy rồi.
Lý Mật tròn mắt quát:
- Ai bảo tha cho hắn?
Ngụy Trưng đem chiếu chỉ đưa ra. Lý Mật đập bàn quát:
- Các ngươi có tư tình nên thêm bớt nét chữ vào mà tha hắn. Ta nể ngươi có công không cần giết, nhưng từ nay ta không muôn chứa quân phản nghịch nữa, đi đâu thì đi ngay.
Đoạn sai dắt tay Từ Mậu Công, Ngụy Trưng ra ngoài cổng. Mậu Công chỉ cười nhạt, ra đến cửa thấy trên bàn tên lính gác có bút mực, bèn cầm viết lên tường bài thơ tiên tri:
“Đạo sĩ Cao Dương Từ Mậu Công
Dâng trình Kim Dung Tây Ngụy vương
Một ngày tam kiệt đi đất khác
Mở kho Giáp tí tổn vương lương
Thất phiến bát mãnh đều tan bỏ
Mười hai kỳ tướng đi tha phương
Uớc độ đang đêm ngày Đinh mão
Bốn ngựa tự nhiên về hàng Đường
Hùng Tín Lạc Dương với Phò mã
Muôn tên bắn nát Vương Bá Dương
Treo đầu ngọ môn làm hiệu lệnh
Khi đó gặp người khóc mà thương!”.
Đề xong thư ném bút, lên ngựa ra đi. Vị quan canh cửa vào tâu Ngụy vương biết. Lý Mật ra xem, giận uất máu, sai Thúc Bảo, La Thành phi ngựa đuổi theo. Hai tướng cưỡi ngựa ra ngoài thành vào rừng ngồi chơi hết một ngày rồi về bẩm:
- Hai người cưỡi ngựa đi đâu mất, tôi không biết đường nào mà kiếm!
Lý Mật đập án mà rằng:
- Chúng bay cùng một phường phản chúa! Quân bay, đem ra chém hai tên này cho ta.
Quân sĩ dạ ran, Trình Giảo Kim nhảy xô ra quát lơn:
- Ông không làm thế được. Cái ngôi chúa công đó là ta nhường cho, sao ông không biết vậy? Lại dám đuổi quân sư, trảm đại tướng? Không thế được! Không thế được!
Lý Mật cũng quát to:
- Thất phu vô lễ, quân bay đem chém nốt!
Các quan xúm vào can. Lý Mật nguội lòng nói:
- Đã thế cách hết quan tước, đuổi cả ra ngoài thành.
Ba người cười nhạt bước ra. Giảo Kim nói:
- Nghĩ thực nực cười, ta nhường cho nó làm vua nó lại định giết cả ta. Quân vong ân ấy rồi sẽ chết. Bây giờ anh em ta rong chơi thiên hạ.
Đâu biết trọng hiền đãi kiệt thì ta giúp.
Thúc Bảo, La Thành khen phải. Khi đó Tần mẫu và Trình mãu đã qua đời, chỉ còn có thân mẫu La Thành và gia thất, Ba anh em thu nhặt hành lý, phò La phu nhân ra đi, lang bạt qua các nước Tề, Sở, Ngụy, Tần.
Sau đó, Thất Phiến bát mãnh và Thập nhị ký cũng bị lòng bạc bẽo của Lý Mật mà rủ nhau đi lần lần.
Tin Tây Nguy bị tan rã khiên Vương Thế Sung ở Lạc Dương mừng rỡ, lập tức đem toàn quân lẻn đến đánh Kim Dung.
Lý Mật khi đó nhìn quanh quẩn chỉ có Vương Bá Dương, Liễu Chu Thần, Dã Nhuận Phủ, thế là hết! Trong kho lương thì suốt đêm ngày có hàng muôn vạn chuột hai chân có cánh tha thóc gạo bay đi đến nỗi lương gần hết.
Lý Mật buồn rầu, sợ hãi không có cách nào trừ được chuột. Đó là trời có ý sinh ra giống dơi chuột ấy để vận mười lăm vạn hộc lương của bạo chúa đem đi các nơi để cứu giúp những bậc anh hùng chân chính.
(Sau này Uất Trì Cung kéo quân đi đánh Kinh Châu bị hãm vì nước lụt ở Phàn Thành. Trì Cung phải sai quân lính đào củ gấu trong thành mà ăn, may sao đào được năm vạn hộc, quân sĩ nhờ thế mà khỏi chết đói. Sau đấy, Tần Thúc Bảo sang tảo bắc bi vây ở Mục Dương thành cũng đào được năm vạn hộc để nuôi quân. Lại khi Đường Thiên tử qua bể chinh Đông bị vây ở Tam Giang đào được năm vạn hộc lương nhờ thế mà đang bại chuyển thành thắng. Đó là chuyện về sau, xem “Chinh Đông” sẽ rõ).
Lý Mật dang luống cuống, thám tử lại về báo có quân Vương Thế Sung tiến đánh. Lý Mật tái xanh cả mặt trèo lên cửa ải nhìn xuống, quân Thế Sung đông hằng hà sa số. Các tướng chỉ đành thở dài. Lương hết, binh yếu, tướng thua. Lý Mật cùng các tướng bàn nhau bỏ Kim Dung chạy. Lý Mật ngơ ngác hỏi:
- Nay biết trốn đi dâu?
Bá Dương nói:
- Nước nào cũng nhỏ, khó thể dung ta. Chi bằng sang Đường hàng phục là hơn hết!
Lý Mật lắc đầu:
- Chết nỗi, tướng quân xui ta dẫn xác vào hang hổ hay sao đó?
Bá Dương nói:
- Người thiên hạ còn ai không biết Cao Tổ Lý Uyên đức cao như núi, Thế Dân hào hùng rộng rãi như bể cả, đâu có nghĩ thù nhỏ mọn.
Lý Mật còn ngần ngại. Lại có tin đại binh Vương Thế Sung đã đánh vỡ cửa tây, Lý Mật cuống quít nắm lấy áo các tướng mà kêu lên:
- Thôi thì các tướng quân bảo gì ta xin nghe cả, miễn là khỏi chết là may.
Khi đó các tướng đem gia quyến cùng Lý Mật chạy ra của bắc.
Vương Thế Sung vào thành chỉ chém có Tiêu phi, còn thì phủ dụ nhân dân không hại một người nào hết.
Bọn Lý Mật lủi thủi đến Trường An tự trói tay xin vào bệ kiến Cao Tổ.
Cao Tổ bàn với Thế Dân:
- Lý Mật đến đây chỉ là trá hàng đó thôi, ý con nghĩ thế nào?
Thế Dân nói:
- Kẻ kia đã cố hại ta, nhưng trời không cho hại, nay bị trời trừng phạt đến nỗi sa cơ thất thế mà tìm ta cầu che chở. Nay ta không cứu là thiếu điều nhân, thu phục kẻ thù lấy điều nhân nghĩa chân thành mà trọng đãi, như thế mới thu phục được lòng thiên hạ. Xin phụ vương cứ cho vào!
Cao Tổ hài lòng, thầm khen Thế Dân là người hiền, sai vời Lý Mật vào.
Lý Mật phủ phục rập đầu xuống đất. Cao Tổ vội bước xuống thềm, thân cởi trói cho Lý Mật, Thế Dân cởi trói cho các tướng. Đoạn mời ngồi, sai dâng yến khoản đãi. Sau đó, Cao Tổ phong Lý Mật làm Hình quốc công, lại đem Công chúa con Hoài Dương vương Lý Nhân Công gả cho, lại phong Công Cẩn, Bá Dương, Nhuận Phủ, Chu Thần làm Đình úy, Bá Dương lạy tạ không dám nhận, chỉ xin làm mạt tướng hầu dưới trướng Lý Mật mà thôi.
Vương Thế Sung thu được ải Kim Dung, sai mở tiệc bảy ngày đêm.
Thấy em gái là Thanh Anh Công chúa chưa có chồng, bèn sai làm lầu cao ở cửa Ngọ môn cho em gái gieo cầu kén Phò mã.
Thanh Anh lên lầu ngửa mặt lên trời khấn vái rồi cầm quả cầu kết bằng lụa ngũ sắc tung xuống dưới lầu, khi đó tài tử văn nhân, hào kiệt đứng đông kể vạn người.
Duyên sao duyên khéo lạ đời cầu kia được ông tơ bà nguyệt gieo đúng đầu một trang hào kiệt mặt xanh râu đỏ, lưng hùm vai gấu, mặc bộ giáp xanh, cỡi long câu tía.
Đó là Đơn Hùng Tín, từ hôm bỏ Lý Mật cứ đi lang thang nước này xứ khác nay trở về. Công chua Thanh Anh nhìn xuống thấy mắt Hùng Tín xấu, dữ tợn có ý không vui. Nhưng Thế Sung vốn xưa nay nghe danh Hùng Tín là tay hào hiệp, hết lời khuyên nhủ em gái. Thanh Anh phải nghe lời. Thế Sung thân ra đón mời Hùng Tín vào, sai bày tiệc, rồi hôm đó làm lễ cho anh hùng, thuyền quyên động phòng hoa chúc.
Lại nói chuyện Lý Mật từ khi hàng Đường vẫn có ý thèm khát nhòm ngó ngôi vàng Cao Tổ. Một hôm Mật ngỏ ý đó với Bá Dương.
Dương gạt đi. Nhưng Mật không nghe, một hôm nhân lúc Cao Tổ ngự yến về cung Mật rút gươm thích khách. May sao Tần vương vừa tới kịp rút gươm đánh nhau với Lý Mật. Mật nhảy ra được, thấy con ngựa ai buộc gần đó, liền nhảy lên trốn chạy. Khi đó Vương Bá Dương nhân có việc Cao Tổ sai đi tải lương, thấy Lý Mật đang một mình phi ngựa chạy.
Bá Dương chắn ngang đường hỏi sự tình. Lý Mật nói rõ cơ mưu bại lộ, vừa dứt lời thì Tần vương cũng kịp đem ngự lâm quân đuổi tới. Bá Dương bảo Lý Mật nấp một bên rồi múa kích toan đánh. Tần vương Thế Dân dừng ngựa lại nói.
Lý Mật làm điều vô đạo, ta chỉ cần bắt hắn. Còn Vương đại huynh đã theo Đường sao còn chống lại ta?
Bá Dương nói:
- Tôi đã trót theo phò Ngụy vương thì dù hay dù dở đó là chúa cũ!
Vậy Dương Tối chỉ biết có một chúa, thì sống thác cùng chúa chứ sao.
Đoạn vác kích đâm. Hai nghìn quân ngự lâm đều dùng nỏ bắn ra như mưa gió cuốn. Bá Dương sợ tên trúng Mật, múa tít ngọn kích, đứng giáp mình vào Lý Mật mà che chở. Hàng nghìn mũi tên rơi xuống đất.
Bỗng Lý Mật bị một mũi tên vào bụng kêu to một tiếng gục ngay xuống chân ngựa, Bá Dương ngoảnh lại, chùng tay một tí bị ngay một mũi tên vào mắt bên tả, Dương nghiến răng nhổ tên vất đi. Lại xông lên đánh.
Nhưng rồi khắp mình cung tên cắm vào như lông nhím. Dương ngã chết bên mình Lý Mật. Khi đó mới ba mươi tư tuổi.
Tần vương xuống ngựa ôm xác Bá Dương mà thương tiếc. Đoan sai quân sĩ cởi áo bào của Lý Mật bọc thây Bá Dương, đem lên đỉnh núi chôn cất. Còn Lý mật thì sai cắt đầu đem về dâng Cao Tổ. Cao Tổ sai bêu đầu Lý Mật ngoài cửa ngọ môn.
Hôm sau, Từ Mậu Công, Ngụy Trưng qua cửa ngọ môn thấy đầu Lý Mật, quỳ sụp lạy khóc to ba tiếng:
- Chúa công ơi! Chúa công ơi!
Quan canh cổng thành chạy ngay ra vồ lấy hai người trói giải vào trình Cao Tổ. Tần vương giật nảy mình, vội bước xuống nói:
- Tâu phụ vương, đây là Từ Mậu Công quân sư và Ngụy Trưng thừa tướng đã tự đổi chữ trong chiếu chỉ Lý Mật mà tha cho tiểu nhi thoát khỏi Kim Dung đó.
Nói rồi sụp lạy hai người rồi cởi trói. Mậu Công, Ngụy Trưng cũng dập dầu sụp lạy, kể sự tình Lý Mật, nay xin sang phò tá Cao Tổ.
Cao Tổ bước xuống nắm tay hai người mời ngồi trên ghế Kim Loan điện, nói rằng:
- Nhờ hai ân công mà tiện nhi được về đất cũ. Ơn ấy xin ghi tạc.
Nay được nhi hiền không chê cha con Lý Uyên này bạc đức mà đến giúp thì thực là lòng trời thương Uyên tôi lắm đó.
Mậu Công, Ngụy Trưng nghe lời Cao Tổ, mừng là hiền chúa, bèn khóc nói rằng:
- Hạ thần xin dốc lòng trung báo đáp, nhưng hãy ngửa trông lượng thánh cho hạ đầu để khâm liệm với xác Ngụy vương, lấy vương lễ mà mai táng. Có trọn tình với chúa cũ thì mới tròn cái nghĩa vơi tân quân.
Xin bệ hạ xét cho.
Cao Tổ gật đầu khen ngợi, sai Tần vương chủ trương việc ấy. Tần vương đem đầu và xác Lý Mật dùng lễ Thiên tử chôn ở núi Cấm Cung.
Mậu Công, Ngụy Trưng mặc tang phục tế lễ ba tuần rượu, khóc to ba tiếng, khiến gió thổi mây mù sa xuống đỉnh núi, lá cây rụng xuống ào ào.
Để tang ba ngày, Từ, Ngụy mới thay mũ áo Đường triều, một lòng trung phò tá Cao Tổ cho đến thác.
Cao Tổ phong Từ Mậu Công làm quân sư, Ngụy Trưng làm tư mã.
Khi đó các mành tướng của Kim Dung trước đi giang hồ tứ xứ nghe tin Cao Tổ là chúa hiền đã trọng đãi Từ Thích, Nguy Trưng bèn rủ nhau về Đường hết.
Thuyết Đường Thuyết Đường - Không rõ... Thuyết Đường