Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 40
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16: Tiếp Tục Như Cũ Hay Thay Đổi
gày 31 tháng Ba, Tổng thống đã công bố quyết định chủ yếu, những quyết định này hẳn là đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị Hoa Kỳ và việc tiến hành trận chiến tranh ở Việt Nam. Những quyết định ấy là:
1. Ông sẽ chỉ thực hiện gia tăng tượng trưng lực lượng Mỹ ở Việt Nam để đáp lại lời kêu gọi của giới quân sự xin thêm một số quân tiếp viện lớn lao, đồng thời thiết lập lại lực lượng dự bị chiến lược
2. Ông sẽ thực hiện việc bành trướng và cải tiến lực lượng vũ trang Nam Việt Nam coi đó là ưu tiên hàng đầu cho sự cố gắng liên tục ở Việt Nam;
3. Ông sẽ ngừng ném bom một phần chủ yếu lãnh thổ Bắc Việt Nam để hành động hướng về hòa bình và:
4. Ông sẽ không nhận sự đề cử của đảng ông đưa ông ra ứng cử Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
“Nhiều yếu tố khác nhau đã được kết hợp lại để làm thành những quyết định này và những kết quả đạt được đã vượt rất xa sự trông đợi. Vậy thì tại sao đã có những hành động này và tại sao đã đưa ra những quyết định này? Kết quả chủ yếu là gì?
Vấn đề triển khai thêm quân sang Việt Nam và việc trù tính sử dụng những binh sĩ này, những vấn đề đầu tiên mà Tổng thống và các cố vấn chính của ông phải đương đầu trong năm 1966, đã là những khó khăn mà nguồn gốc của nó xuất phát từ việc triển khai đầu tiên quân Mỹ sang Việt Nam vào năm 1965.
Các chiến sĩ này đã được đưa sang là vì lý do biện pháp khẩn cấp, đã không có chiến lược dài hạn thống nhất và mạch lạc để sử dụng họ. Lúc đầu các lực lượng này đã được triển khai để bảo vệ các căn cứ không quân của chúng ta, ngăn ngừa sự bại trận của chính phủ Nam Việt Nam và chặn không để cho địch quân đạt chiến thắng.
Chiến lược này không bao lâu đã được các cấp chỉ huy quân sự Mỹ nhận thấy là một chiến lược rất tiêu cực, chịu nhường thế chủ động cho địch quân và đặt sự tin cậy chủ yếu vào các lực lượng vũ trang xét ra không thể tin cậy được của Nam Việt Nam. Các nhà soạn thảo kế hoạch quân sự Hoa Kỳ thích đưa cuộc chiến tranh sang phía địch hơn và chẳng bao lâu họ đề nghị ngay một chiến lược mạnh chủ động hơn và chiến lược này sẽ đòi hỏi tăng thêm lực lượng Mỹ.
Chiến lược mới này sẽ cho phép các lực lượng Mỹ với những hoạt động tấn công trên bộ mở rộng chiến tranh tấn công vào địch bất cứ nơi nào địch quân xuất hiện ở Nam Việt Nam. Sự thay đổi chủ yếu về chiến lược này đã được bàn cãi sôi nổi ở Washington và cuối cùng đã được Tổng thống chấp thuận. Những người tham gia vào quyết định này đã biết rõ các lựa chọn và hiểu được các hậu quả.
Tổng thống Johnson đã từng phát biểu: "Giờ đây chúng ta đã bị ràng buộc vào một cuộc chiến đấu chủ yếu ở Việt Nam".
Nhưng sự thay đổi về chiến lược này còn đưa đến một thay đổi về mục tiêu nữa, thay vì mục tiêu hạn chế là chỉ cốt ý chặn không để cho địch chiến thắng bằng cách thuyết phục họ trong thời gian lâu dài là họ không thể thắng nổi, mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ đã trở thành chủ yếu nhằm gây nhiều thương vong cho địch quân ở Miền Nam tới mức đủ để làm cho họ phải thay đổi chiến lược, ngừng xâm lược.
Việc thay đổi mục đích đánh bại địch quân bằng mục đích ngăn không cho địch quân giành được chiến thắng đã làm cho sự ràng buộc quân sự của Hoa Kỳ với Việt Nam trở thành hầu như không giới hạn. Không dễ gì ấn định được giới hạn cao nhất cho đến nửa số quân cần có để hoàn thành chiến lược tiêu hao này và chẳng bao lâu người ta đã nhận thấy rõ sự lúng túng hiểu biết ít ỏi số lực lượng cần phải có để chiến thắng trong tình huống này.
Số quân cần phải có tùy thuộc hầu như hoàn toàn vào sự phản ứng lại của quân địch, vào nhân tố là không hiểu Bắc Việt Nam sẽ còn sẵn sàng chịu hi sinh bao nhiêu binh sĩ và dụng cụ? Trong khi cuộc chiến tranh cứ tiến hành, quân địch đã cho người ta thấy rõ là họ kiên quyết điều số quân cần thiết tham chiến để đạt được những mục tiêu của họ. Bằng cách cố nâng cao sự tốn kém của cuộc chiến tranh để buộc Bắc Việt Nam phải gắng chịu đến mức mà họ không chịu đựng nổi đành phải ngừng cuộc xâm lược hoặc tán thành đi đến đàm phán (Một chiến lược đã không hề được nêu rõ ràng).
Tuy chỉ được cung cấp rất ít tin tức những nhu cầu gì cần có về mặt quân sự để đạt được mục tiêu này, các quan chức dân sự soạn thảo quyết định của Hoa Kỳ hình như đã muốn thấy nhận bản ước tính nhu cầu lực lượng quân sự cần phải có của vị tư lệnh chiến trường và trong phạm vi những giới hạn chính trị và địa lý nào đó, các lực lượng này phải được sử dụng như thế nào ở Nam Việt Nam.
Giới quân sự đã hứa hẹn đem lại tiến bộ vững chắc và thảo các báo cáo của họ, sự tiến bộ đang được thực hiện trong khi việc đưa các lực lượng Mỹ tham chiến gia tăng đều đặn, mặc dù sự gia tăng đã không tiến hành nhanh như giới quân sự mong muốn. Chừng nào mà mức số quân ở Việt Nam có thể tăng thêm mà không cần động viên quân dự bị trên quy mô lớn hoặc gây nên những xáo trộn kinh tế ở trong nước thì việc ấy được các nhà lãnh đạo dân sự chấp nhận và ít nêu thắc mắc về chiến lược cơ bản liên hệ. Cuối cùng vào tháng 11-1967 riêng chỉ có ông Mcnamara là đã kêu gọi giảm bớt mức tham chiến của Hoa Kỳ.
Nhưng vào tháng 3-1968, sự lựa chọn sẽ trở thành rõ ràng hơn bao giờ hết và những quyết định đã cố tránh không đưa ra trong những năm trước không còn có thể tránh được nữa. Cái giá phải trả về nhân lực bây giờ đã lên đến một mức mà không còn có thể đáp ứng được nếu không thực hiện việc gọi nhập ngũ một số lớn quân dự bị và thực hiện những điều chỉnh nghiêm trọng về kinh tế. Ngoài ra, đã không có sự bảo đảm là nhu cầu về nhân lực sẽ không gia tăng lớn hơn trong tương lai.
Cũng đã có những dấu hiệu rõ rệt cho thấy đại đa số quần chúng Mỹ đã bắt đầu cho rằng phí tổn về chiến tranh quả đã đạt đến mức độ không thể chấp nhận được và tuyệt đại đa số quần chúng này sẽ phản đối mạnh mẽ đối với một sự gia tăng lớn hơn các chi phí ấy.
Thực tế chính trị mà Tổng thống Johnson đã phải đương đầu chính là vấn đề nếu cứ tiếp tục làm như vậy tại Nam Việt Nam với sự gia tăng thiệt hại về sinh mạng và tiền bạc của Hoa Kỳ cùng hậu quả của sự kiện này đè nặng lên đất nước lại kèm theo việc không có một bảo đảm nào cho thấy sẽ đạt được chiến thắng trong tương lai thì tuyệt đại đa số quần chúng Mỹ sẽ không thể nào còn chấp nhận được việc ấy nữa.
Sau chấn động mạnh của cuộc tấn công Tết, những báo cáo quân sự nói về thắng lợi và tiến bộ không được tin là đúng nữa. Người ta có cảm tưởng cho rằng tiến bộ về nhiều mặt đã là một sự hão huyền. Khả năng đạt được chiến thắng đã trở thành xa vời và chi phí đã trở nên quá cao về cả hai phương diện chính trị cũng như kinh tế khi ảnh hưởng của vụ tấn công Tết đối với quân địch như thế nào đi nữa, đối với nhân dân Hoa Kỳ, cuộc tấn công này đã là một chiến thắng tâm lý có tầm quan trọng to lớn của Việt cộng.
Tổng thống đã cảm thấy thoải mái hơn khi quyết định không gửi thêm quân Mỹ sang Việt Nam nữa nhờ vào tình hình quân sự ở Nam Việt Nam càng ngày càng được cải tiến. Mặc dù báo chí và phần lớn dân chúng đã nhạo báng những luận điệu lúc đầu của chính quyền cho rằng vụ Tết đã tiêu biểu cho một chiến thắng quân sự của các lực lượng Mỹ và Nam Việt Nam. Song chẳng bao lâu người ta đã thấy rõ ràng thật sự địch quân đã bị những tổn thất nặng nề và trong tương lai trước mắt đã không còn ở tư thế có thể mở đợt tấn công thứ hai nữa (1).
Việc giới quân sự xin tăng thêm quân vừa cho nhu cầu ở Việt Nam vừa để tổ chức lại lực lượng dự bị chiến lược đã không còn có lý do nữa. Hơn nữa, việc đáp ứng lời yêu cầu trên đòi hỏi một biện pháp động viên có tính cách lan rộng, việc này sẽ làm nguy hại đến những bộ phận chủ yếu của các chương trình trong nước mà Tổng thống Johnson rất quan tâm và sẽ có thể đưa đến hậu quả làm xáo trộn kinh tế trên quy mô lan rộng vừa ở trong nước vừa ở nước ngoài.
Vì vậy theo lời Tổng thống Johnson, bốn nhân tố sau đây đã dẫn đến sự khước từ lời yêu cầu tăng cường mức số quân Mỹ.
"Trước hết và quan trọng nhất, đó là sự phán đoán chung của chúng ta là một cuộc tấn công ồ ạt nữa của Cộng sản ngày càng thấy khó lòng xảy ra. Thứ hai quân Nam Việt Nam rõ ràng đang tỏ ra tiến bộ hơn về mặt quân sự và đang được trang bị và huấn luyện để có thể gánh vác nhiệm vụ tác chiến nặng nề hơn. Thứ ba, những khó khăn về tài chính của chúng ta vẫn còn nghiêm trọng mặc dù chúng ta đã tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng về vàng.
Quốc hội vẫn chưa thông qua dự luật về tăng thuế và vì thế chúng ta phải đối phó với một sự thiếu hụt ngân sách to lớn. Sau hết, dư luận quần chúng trong nước vẫn tiếp tục chán nản do hậu quả của cuộc tấn công Tết và do cách thức mà những biến cố ở Việt Nam đã được trình bày cho nhân dân Mỹ trên các báo hàng ngày và trên máy truyền hình. Nhưng lởi chỉ trích chính sách của chúng ta càng ngày càng trở thành mạnh mẽ hơn trong lúc mà sự tranh luận về việc chỉ định ứng cử viên Tổng thống trở nên sôi nổi" (2).
Nhân tố thứ hai là các lực lượng Nam Việt Nam đã có thể chống lại được các nỗ lực của Cộng sản mà vẫn duy trì được khả năng quân sự của họ đó là một điều không ngờ nhưng rất đáng hoan nghênh. Đi đôi với quyết định của Mỹ đưa nhiều lực lượng trên bộ sang tham chiến ở Việt Nam trong năm 1965 và trên thực tế là đã thay đổi quân đội Việt Nam gánh vác lấy gánh nặng chiến tranh, đã cho thấy rõ ràng là người ta hoàn toàn không còn tin tưởng quân lực Việt Nam cộng hòa nữa.
Trong năm 1965, sự mất tin tưởng này đã có cơ sở vững chắc trước sự bất lực được biểu lộ rất rõ nét của lực lượng vũ trang Nam Việt Nam, các lực lượng này đã không thi hành nhiệm vụ có hiệu quả chống lại các cán bộ Cộng sản ngoan cường. Kể từ khi Mỹ bắt đầu đưa lục quân tham chiến, lúc đó quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được giao phó giữ các vai trò thứ yếu. Trong bất cứ tình huống nào, các cấp chỉ huy Mỹ sử dụng ưu thế rộng lớn về tính cơ động và hỏa lực, đã tập trung đánh theo kiểu chiến tranh thông thường dồn hết nỗ lực vào việc tiêu diệt những đơn vị chủ lực địch và hệ thống tiếp tế có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị này, các trận đánh này diễn ra ở những nơi cách các trung tâm đông dân cư rất xa.
Ngoài mặt người ta đà đưa ra những luận điệu là cần phải triển khai những thể chế chính trị và xã hội của Nam Việt Nam để tiêu diệt cơ sở hạ tầng của Việt cộng đang tìm cách phá những thể chế ấy. Nhưng người ta lại đưa ra lý lẽ là chỉ có người Việt Nam mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ này (3).
Thực vậy một quan niệm toàn bộ chiến thuật trên bộ đã được đặt ra đã hợp nhất những nhiệm vụ quân sự của quân đội Hoa Kỳ và quân đội Nam Việt Nam để cho phù hợp với khả năng khác nhau của hai bên. Các lực lượng trên bộ của Mỹ đã thiết lập cái mốc đằng sau nó những hoạt động xây dựng đất nước được tiến hành. Các lực lượng Mỹ sức đẩy lùi các đơn vị Bắc Việt Nam và các đơn vị chủ lực Việt cộng vào vùng núi rừng và những vùng biên giới không có dân cư: gây nhiều thương vong cho họ và ngăn chặn hệ thống tiếp tế từ miền Bắc đi qua những vùng đất thánh của họ ở Lào và Campuchia.
Đàng sau cái mốc này, các lực lượng Nam Việt Nam sẽ loại trừ những lực lượng địa phương của địch bằng cách thực hiện những cuộc hành quân quy mô nhỏ vì quân Nam Việt Nam trong môi trường này sẽ có thể để phân biệt bạn và thù hơn. Ngoài ra, trong những cuộc hành quân này, lính cơ động của trực thăng và hỏa lực ồ ạt ít quan trọng hơn và trên thực tế, có thể trở nên bất lợi. Yếu tố cuối cùng của quan niệm chiến thuật này việc loại trừ bộ máy chính trị, sẽ chủ yếu được giao cho cảnh sát công an địa phương hoặc các cơ quan bán quân sự phụ trách (4).
Nhưng quân đội Nam Việt Nam được trang bị nghèo nàn và thiếu tinh thần hăng say đã chỉ muốn đóng quân trong những đồn bót cố định rồi từ đó họ chỉ dám tiến hành những cuộc hành quân quy mô nhỏ ban ngày mà thôi. Ban đêm, các binh sĩ quân đội Việt Nam cộng hòa thông thường đã rút vào trong các công sự phòng thủ tĩnh để mặc cho Việt cộng tự do gây ảnh hưởng với đa số quần chúng ở thôn quê.
Các cấp chỉ huy Mỹ cảm thấy phải đối phó với các lực lượng của họ hơn là tìm cách thúc đẩy quân Nam Việt Nam. Vì thế, quân đội Việt Nam cộng hòa đã bị lãng quên trên quy mô lớn trong khi cuộc chiến tranh bị Mỹ hóa (5).
Nhưng khi phải đương đầu với mức tấn công trực tiếp của các lực lượng Việt cộng trong thời gian xảy ra cuộc tấn công Tết, quân Nam Việt Nam đã chiến đấu cho sự sống còn của họ và nói chung họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính phủ Nam Việt Nam đã phản ứng kiên quyết, ít nhất trong giai đoạn đầu bằng các biện pháp như tuyên bố tình trạng thiết quân luật và đem áp dụng đầy đủ những sắc lệnh về động viên đã được phê chuẩn từ lâu nhưng đã không đem ra thi hành nhiều tháng nảy.
Như Tổng thống Johnson đã nhắc lại: “Phản ứng ở Nam Việt Nam khác hẳn trước đây trên đất nước này. Dân chúng ở đây đã đứng dậy cầm vũ khí và tôi nghĩ rằng lần đầu tiên việc này đã dẫn đến một mức độ đoàn kết, thống nhất chưa hề có trước đây và cũng đã dẫn đến một mức độ quyết tâm mà trước đây chưa hề có" (6)
Những người anh hùng trong vụ Tết là quân Nam Việt Nam, họ đã thật sự tập hợp lại để "thích ứng với sự thách thức", ông Rostow đã phát biểu như thế (7). Lần đầu tiên trong khi cuộc chiến tranh không còn được giới hạn ở các vùng biên giới nữa và với việc các trung tâm đông dân cư đã bị trực tiếp đe dọa, người ta nhận thấy quân đội Việt Nam cộng hòa tỏ ra có thể và thực vậy họ cần phải trở thành một bạn đồng minh có hiệu lực trong cuộc chiến tranh chống Việt cộng/Bắc Việt Nam.
Sự kiện đã nhanh chóng cho thấy rõ là bất cứ một sự gia tăng lực lượng nào của Hoa Kỳ chỉ làm chậm trễ thêm việc hiện đại hóa quân lực Việt Nam Cộng hòa đã được dự trù từ lâu và cũng đã bị trì hoãn đã lâu rồi. Chiến lược do Tướng Westmoreland đề nghị trong tháng 11 bao hàm việc để cho quân Việt Nam gánh vác thêm trách nhiệm nặng nề đã được hoan hô nhiệt tình, nhưng những biện pháp để thực hiện đầy đủ chiến lược này đòi hỏi phải được tiến hành trong nhiều tháng.
Chính Tướng Westmoreland đã đặt chiến lược này xuống hàng thứ yếu trong khi đặt kế hoạch cho các cuộc hành quân để đối phó với trường hợp bất ngờ có thể xảy ra sau Tết, vì ông nghĩ rằng cuộc chiến tranh có thể kết thúc sớm hơn, nếu gia tăng các lực lượng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong lúc này vấn đề là giao trách nhiệm cho người Việt Nam phải tiến hành chiến tranh. Vấn đề ấy đã trở thành quan trọng và có lẽ là cách duy nhất để có thể tiếp tục cuộc đấu tranh mà không cần gia tăng thật nhiều số quân Mỹ và đồng thời lại tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân Mỹ.
Con đường đưa đến việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam cuối cùng đã cho thấy rõ là con đường ấy ít nhất là phải tùy thuộc vào sự phát triển về chính trị và quân sự của Nam Việt Nam cũng như tùy thuộc vào vũ khí của Mỹ, ý thức được như vậy rồi là có thể trở lại với mục đích lúc ban đầu đã khiến người ta đưa các lực lượng Mỹ sang Việt Nam, mục đích ấy chính là để ngăn ngừa sự "bại trận" của chính phủ Nam Việt Nam.
Các lực lượng Mỹ với những con số hiện nay được triển khai sẽ tiếp tục trở thành một cái mốc, đằng sau đó các lực lượng Nam Việt Nam có thể củng cố lại hàng ngũ, trở nên có hiệu lực và tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Nhưng bây giờ họ sẽ được cung cấp nhiều tài nguyên và họ sẽ bị gây sức ép để giúp cho họ, đúng ra là đã đòi hỏi họ phải đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này mà đã từ lâu bị xao lãng.
Như vậy: hai quyết định trên bao hàm việc hạn chế gia tăng các lực lượng Mỹ ở Việt Nam và đồng thời cải tiến các lực lượng Nam Việt Nam đến mức mà họ có thể nỗ lực thêm cho cuộc chiến tranh là hai mặt của một đồng tiền. Hai quyết định này đã tiêu biểu cho một sự hợp lý hóa cố gắng của Mỹ ở Việt Nam mà đáng lẽ đã phải thực hiện từ lâu và đưa trở lại những nguyên tắc cơ bản đã được sử dụng để chứng minh trước hết cho sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Quyết định đưa ra lời công bố tạm ngừng ném bom ở Bắc Việt Nam, trừ tại khu vực gần khu phi quân sự, đã là sự kết hợp của ba nhân tố. Nhân tố thứ nhất là sự không có hiệu quả rõ ràng về mặt quân sự của việc ném bom. Nhân tố thứ hai, thất vọng ngày càng gia tăng của quần chúng đối với lực ném bom và nhân tố thứ ba là sự mong muốn tìm kiếm một cuộc thương lượng để chấm dứt chiến tranh.
Mặc dầu các trận tấn công bằng không quân lúc ban đầu vào Bắc Việt Nam trong đầu năm 1965 đã được chứng minh là để trả đũa những trận tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Nam Việt Nam, nhưng chiến dịch này đã tiến triển nhanh chóng và hầu như không ai nhận thấy đã trở thành một chiến dịch ném bom kéo dài. Cơ sở hợp lý được công bố công khai cho việc ném bom là để làm giảm bớt lưu lượng hàng tiếp tế và binh sĩ tuồn vào Nam.
Nhưng còn có những lý do khác không được công bố và phức tạp hơn nhiều đã qua đưa đến việc ném bom này. Người ta hi vọng rằng việc ném bom miền Bắc sẽ nâng cao tinh thần ở Nam Việt Nam trước tình hình chính trị đang trở nên xấu hơn, chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ thực hiện điều gì cần thiết để bảo vệ những đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, tiêu diệt toàn bộ khả năng của miền Bắc ủng hộ cuộc nổi dậy, trừng phạt Bắc Việt Nam về những hành động của họ ở miền Nam, ép buộc cấp lãnh đạo Hà Nội phải ngừng yểm trợ Việt Cộng và coi đó như một con chủ bài để thương lượng trong bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai, cái gì đó mà Hoa Kỳ có thể đề nghị thôi không tiến hành nữa để đối lấy một sự giảm bớt hoặc ngưng hẳn những cố gắng của Bắc Việt Nam tại miền Nam.
Phía quân đội nói chung, ủng hộ mạnh mẽ việc ứng dụng sinh động sức mạnh không quân và coi đó như phương cách duy nhất đã gây sức ép có ý nghĩa đối với miền Bắc. Một đường lối giải quyết từ từ, gia tăng dần dần cường độ, trong đó triển vọng gây sức ép lớn hơn ít nhất cũng quan trọng như sự thiệt hại hiện nay gây cho đối phương, đã được các nhà lãnh đạo dân sự tán thành.
Trước nỗi lo âu của giới quân sự, đường lối giải quyết vừa được nêu trên đã được chấp nhận và thực hiện. Nhưng chiến dịch ném bom thật sự đã không làm tăng thềm nhiều cường độ sau khi đã đạt đến một mức độ nào đó, người ta đã nhanh chóng đi đến thừa nhận là chiến dịch ném bom đã không thể làm nhụt ý chí của Hà Nội và cũng không làm cho họ từ bỏ những cố gắng của họ ở Nam Việt Nam.
Một sự đánh giá của CIA đã cho thấy là “dù cho bị gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam dân chủ cộng hòa rất có thể vẫn chịu đựng được sự thiệt hại như thế trong cuộc thử nghiệm ý chí với Hoa Kỳ trong quá trình diễn biến các sự kiện ở Nam Việt Nam" (8).
Bắc Việt Nam đã cho thấy những dấu hiệu là họ đã điều chỉnh các sinh hoạt để cho thích hợp với sự chịu đựng được một cuộc ném bom lâu dài, điều mà người ta càng ngày càng thấy rõ, ngay cả đối với những người chủ trương dùng sức mạnh không quân mãnh liệt nhất là không thể có cách nào ngăn chặn được lực lượng hàng tiếp tế đổ vào miền Nam tới mức khiến cho địch phải gặp khó khăn nghiêm trọng.
Cuộc ném bom miền Bắc đã giảm dần và được xếp vào cái trò thứ yếu trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ để đối phó với cuộc chiến tranh và quả vậy đã trở thành một biện pháp trừng phạt chống miền Bắc và những cố gắng của họ ở Nam Việt Nam. Củ cà rốt ngừng hẳn ném hom đã được người ta cho rằng cũng có nhiều phần quan trọng như một hộ phận trong chiến lược của chúng ta không kém gì cái gậy tiếp tục tiến hành ném bom và những cuộc tạm ngừng ném bom đã được tiến hành định kỳ để cố gợi ra một sự kiềm chế tương xứng của phía bên kia.
Nhưng việc ném bom có tính chất trừng phạt những mục tiêu quân sự tại một nước nông nghiệp nhỏ bé lại do một cường quốc lớn nhất trên thế giới tiến hành đã bị nhiều người cho là không thể biện minh được trên cơ sở đạo đức hoặc chính trị. Phong trào lên án cuộc ném bom đã lan tràn đến các trường trung học, đại học ở Hoa Kỳ và đến cả các giới dân biểu, nghị sĩ quốc hội. Trong một vài trường hợp, việc ném bom đã ảnh hưởng đến những quan hệ bạn bè giữa Hoa Kỳ và các cường quốc bạn, những nước này nhận thấy càng ngày càng khó khăn hơn để có thể chứng minh cho nhân dân của họ tại vì sao họ đã ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công Tết hẳn đã làm cho người ta thấy rõ, cho cả những người đề xướng lẫn những người chỉ trích việc ném bom, là nếu xem việc ném bom như một cách để ngăn chặn sự xâm nhập người và hàng tiếp tế thì đó là một sự thất bại đáng kể. Chỉ ném bom không thôi, như việc này đã được tiến hành vẫn không thể nào ngăn cản được địch quân tích luỹ vật liệu chiến tranh và cho xâm nhập vào Nam Việt Nam số quân cần thiết để tiến hành những cuộc hành quân trên quy mô rất lớn nếu họ chọn con đường chịu tổn thất nặng. Hơn nữa, vụ Tết còn chứng tỏ thêm là việc ném bom đã không làm cho Hà Nội nhụt ý chí mà họ vẫn chịu đựng những hi sinh và gian khổ cần thiết để tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh (9).
Vì thế, giá trị trừng phạt của việc ném bom, trong khi cuộc tấn công giảm cường độ, có vẻ ít quan trọng đối với Tổng thống hơn là khả năng đình chỉ ném bo)m (dù là một phần) để đi tới đàm phán nghiêm chỉnh đem lại hòa bình và tạo được cơ sở tuyên truyền để có thể xoa dịu được quần chúng Mỹ.
Tất cả các cố vấn của Tổng thống đều cảm thấy là một sáng kiến hòa bình có thể đạt kết quả tốt sau khi chiến dịch Đông Xuân đã chứng tỏ cho Bắc Việt Nam thấy là họ không tài nào có thể tranh thủ được một chiến thắng quân sự ở Nam Việt Nam. Ông Rostow nhắc lại như sau:
"Chúng tôi đã nhận thấy tình hình ở Việt nam đang được cải thiện. Chúng tôi đã trông chờ quân địch thực hiện cố gắng tối đa trong cuộc tấn công Đông Xuân của họ. Sự nhất trí ý kiến là sau khi cuộc tấn công này đã được mở rộng, chúng ta sẽ thực hiện một cố gắng hòa bình được tiếp nối bởi một cuộc tạm ngừng ném bom để xem đối phương có sẽ sẵn sàng muốn thương lượng không. Chúng tôi trù tính sự đưa sáng kiến hòa bình xảy ra vào khoảng tháng năm" (10).
Nhưng ông Rusk đã nêu vấn đề này lên vào đầu tháng Ba và trong khi những ngày trong tháng trôi qua, Tổng thống càng tỏ ra đã thuận nghe theo và cho rằng đề nghị của ông Rusk sẽ đáp ứng tốt nhất những mục đích của ông. Đề nghị sẽ được đưa ra không điều kiện và rất ít nguy hiểm về mặt quân sự vì cuộc ném bom sẽ tiếp tục tiếp diễn tại vùng phi quân sự mà lại sẽ bị thời tiết gây cản trở tại những khu vực khác ở Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, đề nghị đưa ra sẽ làm cho quần chúng Hoa Kỳ nguôi đi và sẽ đủ để có được sự ủng hộ của quần chúng, hầu có thể tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh.
Ngoài ra. trong khi ngày tháng tiếp tục trôi qua và sự thất bại lớn lao của quân đội Bắc Việt Nam đã trở thành rõ rệt, thì dường như đề nghị trên đây có thể là một đề nghị hòa bình nghiêm chỉnh được dự kiến đưa ra vào cuối năm và có thể phía địch cũng sẽ thừa nhận sự thất bại lớn lao của họ và sẽ tiến hành đàm phán nghiêm chỉnh.
Quyết định không vận động để được đặc cử ra ứng cứ Tổng thống, theo Tổng thống Johnson đã được sắp đặt từ lâu trước khi có cuộc tấn công Tết và đã không trực tiếp liên quan đến vụ này hoặc với cuộc chiến tranh Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, Tổng thống đã coi quyết định này như là một cơ hội để khôi phục lại tình đoàn kết cho một đất nước chia rẽ mà có thể là sẽ không còn chấp nhận sự lãnh đạo của ông nữa. Mặc dù sự ủng hộ của quần chúng đối với cố gắng của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn rất cân bằng trong thời gian này, sự tin tưởng của quần chúng đối với việc Tổng thống điều khiển cuộc chiến tranh đã bị xói mòn dữ dội (11).
Tổng thống Johnson đã theo dõi rất sát các cuộc thăm dò dư luận quần chúng, ông đã bình luận vào đầu năm 1967 như sau: "Tôi nghĩ rằng chúng nó (các cháu của tôi) sẽ tự hào về hai điều. Việc gì tôi đã làm cho người Da đen và theo dõi việc làm ấy của tôi qua diễn biến ở Việt Nam cho toàn thể châu Á. Dân Da đen đã làm tôi mất 15 điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến và Việt Nam làm tôi mất 20 điểm" (12).
Cuộc tấn công Tết đã làm cho cuộc chiến tranh Việt Nam và việc điều khiển cuộc chiến tranh này của Tổng thống Johnson trở thành một vấn đề chính trị của đảng. Tổng thống Johnson trên phạm vi lớn, đã không còn điều khiển được đảng của ông và ngay cả với những thuận lợi vốn có của một Tổng thống đương nhiệm, ông đã phải đứng trước một tình trạng có thể không được đảng đề cử ra tranh cử Tổng thống.
Mặc dù thành thực dốc lòng tìm kiếm một giải pháp qua thương lượng cho cuộc chiến tranh bất cứ một sáng kiến điều đình nào như vậy trong xu thế thời đại nào lúc đó đều có vẻ được xem như là một hành động chính trị. Vì vậy, việc kết hợp sáng kiến hòa bình với lời công bố rút lui không ra ứng cử nữa có thể sẽ đạt được nhiều mục đích.
Việc này sẽ giúp tách được việc tìm kiếm hòa bình ở Việt Nam ra khỏi vấn đề chính trị sẽ có thể khôi phục lại trong một phạm vi nào sự đoàn kết trong đất nước và sẽ có thể làm nổi bật đề nghị tạm ngừng ném bom coi đó như là một sáng kiến nghiêm chỉnh để lập lại hòa bình. Như Tổng thống Johnson sau đó đã giải thích những động cơ đã thúc đẩy ông như sau:
"Tôi đã cố hết sức chứng tỏ là tôi biết lẽ phải, đất nước chúng ta mong muốn đàm phán hơn là chiến đấu, chúng ta nhất quyết không để cho cuộc xâm lược chiếm được cả vùng Đông Nam Á, nhưng chúng ta sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết sự tranh chấp hơn là giành lấy bằng vũ lực. Tôi muốn dùng lời tuyên bố, nhất định là phải có lời tuyên bố ấy để xác nhận và xem đó như là cơ sở để tôi cam kết nghị lực nhằm tìm kiếm hòa bình có triển vọng đạt được kết quả. (13)
Nhưng quyết định trên được Tổng thống Johnson công bố ngày 31 tháng Ba 1968 có phải là đã tạo thành một khúc ngoặt một "Ngã ba đường" trong chính sách Việt Nam và như vậy đã đưa đến chiến lược mà Hoa Kỳ theo đuổi không. Câu giải đáp là “đúng thế” mặc dù điều này đã không được những người tham gia chủ yếu vào việc soạn thảo những quyết định có ý muốn làm như vậy hoặc dự kiến trước là một kết quả như thế lại có thể xảy ra.
Tổng thống Johnson đã không quan niệm rằng quyết định của ông là một sự thay đổi chính sách hoặc là một sự phủ nhận những chính sách đã được áp dụng trước đây, ông đã cho là những quyết định đưa ra trong tháng Ba 1968 là để cho phép Hoa Kỳ thực hiện đến cùng những cam kết của Mỹ ở Đông Nam Á (14).
Trên thực tế, quyết định cơ bản của Tổng thống Johnson đem những tài nguyên của đất nước để yểm trợ cho các lực lượng Nam Việt Nam đã được mở rộng và được tin cậy hơn, quyết định ấy đã mở đường cho việc đẩy mạnh thêm mọi hoạt động để đạt tới những mục tiêu của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Theo như nỗi lo âu của Hoa Kỳ thì cuộc chiến tranh có thể sẽ giảm bớt và quân Nam Việt Nam sẽ phải gánh vác bớt trách nhiệm nặng nề. Nhưng trong tâm trí của Tổng thống Johnson, Hoa Kỳ có trách nhiệm phải giải quyết cho xong cái gì mà nước này đã làm từ đầu, ông đã phát biểu như sau:
"Nhìn về tương lai, tôi không thể thấy có một thời kỳ nào mà Hoa Kỳ lại có thể yên ổn rút hoàn toàn ra khỏi châu Á và Thái Bình Dương được vì chúng ta đã là một cường quốc ở Thái Bình Dương và chúng ta quan tâm sâu sắc đến sự ổn định, hòa bình và tiến bộ của khu vực tối quan trọng này của thế giới" ( 15).
Đối với Tổng thống Johnson, vấn đề ổn định và hòa bình nêu trên vẫn tiếp tục có nghĩa là Hoa Kỳ cần phải tôn trọng những cam kết trong hiệp ước đã ký kết và phải ngăn chặn cuộc xâm lược của Hà Nội chống Nam Việt Nam. Quan điểm này đã không thay đổi. Nhưng Việt Nam lúc này đã trở thành một vấn đề quan điểm chính trị có tính chất đảng phái ở trong nước và sự kiện này sẽ được đe dọa không cho đất nước thực hiện đến cùng lời cam kết đã đưa ra.
Đối với những ai, nói chung, đã từng ủng hộ sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam thì sau vụ Tết hình như người ta đã thấy được là chính sách đang theo đuổi không thể nào giải quyết được vấn đề. Còn đối với những ai đã phản đối việc can thiệp ở Việt Nam thì vụ Tết hình như đã tỏ cho thấy là các chính sách của chúng ta không những đã sai lầm mà còn không có hiệu quả nữa.
Vì vậy, Tổng thống Johnson đã nhất quyết tách vấn đề này ra khỏi vũ đài chính trị, để như thế sẽ có thể thực hiện được đến cùng lời cam kết của Hoa Kỳ. Công bố việc ông không ra ứng cử Tổng thống chính là nhằm mục đích tách vấn đề Việt Nam ra khỏi cuộc bầu cử sắp tới. Những quyết định của Tổng thống Johnson về việc triển khai quân và thực hiện một cuộc tạm ngừng ném bom đã tiêu biểu cho việc không đi chệch hướng mấy so với những chính sách trước đây ở Việt Nam, và đã không hẳn là muốn cho những quyết định này trở thành vĩnh viễn và nhằm làm thay đổi đường lối chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Mặc dù Tổng thống đã không tuyên bố rằng đây sẽ là việc triển khai quân Mỹ cuối cùng nhưng quyết định trên dường như đã nói lên đây là lần chót. Mức số quân mà giới quân sự Mỹ có thể đưa sang tham chiến ở Việt Nam mà không cần phải động viên thêm, rồi cuối cùng cũng đã đạt được.
Trong những năm trước, quyết định đã luôn luôn được ban hành để tăng thêm mức số quân, mặc dù không nhanh như thế hoặc lên tới số lượng mà Tướng Westmoreland và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mong muốn. Nhưng bây giờ quyết định đã được đưa ra là để giữ số quân tham chiến của Hoa Kỳ chỉ ở mức độ mà thôi. Lực lượng dự bị chiến lược không còn có thể cung cấp thêm quân nữa. Nỗ lực của Mỹ bây giờ sẽ lắng xuống trong thời gian bị kìm hãm lâu dài. Những vấn đề tài chính, chính trị và dư luận chung đã làm cho bất cứ một con đường nào khác trở thành một đường lối hành động không thể nào chấp nhận được đối với Tổng thống.
Nhưng những lực lượng hiện nay được cấp lại quá thấp so với số lượng mà các nhà quân sự cho là cần thiết để thực hiện tối đa quan niệm chiến lược của họ, và đánh bại địch quân ở Nam Việt Nam, trong khoảng thời gian ngắn.
Vì thế, mặc dù đó không phải là một sự cố ý và mặc dù vị tư lệnh chiến trường mới nhậm chức đã không nhận được sự chỉ đạo nào về chiến lược, nhưng việc hạn chế triển khai quân Mỹ và chú trọng gia tăng hoạt động của quân lực Việt Nam cộng hòa cũng đã đòi hỏi cần phải có một chiến lược mới. Quân lực Vicl Nam cộng hòa sẽ nhất thiết gánh vác thêm nhiệm vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh trong khi đó thì các lực lượng của Mỹ "càng ngày càng trở nên thừa".
Tuy nhiên, Tổng thống còn muốn bảo đảm rằng người kế vị của ông sẽ được rộng đường quyết định về các lựa chọn. Vì vậy, ông đã không công bố là việc triển khai quân này được xem như là giới hạn cuối cùng đối với việc đưa lục quân Mỹ sang tham chiến ở Việt Nam, và sau đó ông đã từ chối, khi bị Tổng thống Nam Việt nam thúc giục ông tuyên bố như vậy, không công bố bất cứ một kế hoạch rút lực lượng Mỹ nào trong tương lai (16).
Cũng như thế, quyết định tạm ngừng ném bom Bắc Việt Nam tại phần đất phía bắc vĩ tuyến 20 đã không được coi như một sự thay đổi chính sách. Những cuộc tạm ngừng ném bom đã được sử dụng trước đây để thử nghiệm xem Hà Nội có sẵn sàng muốn thương lượng hay không. Một sáng kiến mới để đưa đến việc tiến hành đàm phán đã được xem như thích hợp vào lúc mà cuộc tấn công Đông Xuân vừa kết thúc.
Nhưng khi tình hình quân sự ở Nam Việt Nam được cải thiện sau vụ Tết và trong khi mà sự ủng hộ chính trị ở Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh trở nên xấu hơn thì một sáng kiến hoà bình quả thực là cần thiết để xoa dịu quần chúng Mỹ. Mặc dù sự kiện là trong hoàn cảnh nào việc tái tiếp tục ném bom sẽ có thể xảy ra, đã không được nêu rõ trong bài diễn văn của Tổng thống, điều mà ông và các cố vấn chủ yếu của ông vẫn hiểu ngầm là việc đó có thể sẽ xảy ra, thực sự nếu như không nhận được một sự đáp ứng có thể chấp nhận được của Hà Nội. Ông Rostow đã nhắc lại như sau:
"Tôi đã có thể đoán rằng quan điểm của Tổng thống Johnson là ông sẽ và có thể lại tiếp tục thực hiện quyền tự do hành động hoàn toàn nếu không nhận được sự đáp ứng tích cực của Hà Nội. Vấn đề này đã có thể coi là khó khăn - và trước đây đã từng thấy là khó khăn - nhưng tôi có cảm tưởng là theo sự nhận xét chung vào cuối tháng Ba người ta cho rằng việc ném bom toàn Bắc Việt Nam sẽ lại tiếp tục được tiến hành nếu không có sự khai thông về ngoại giao về Hà Nội” (17).
Quan điểm của ông Rusk đã không rõ lắm, nhưng ông nghĩ rằng cuộc tạm ngừng ném bom đã không hạn chế các lựa chọn của Tổng thống. Ông phát biểu như sau: "Đây là một trường hợp gây cảm xúc mạnh mẽ hơn, có ý nghĩa hơn so với những gì chúng ta đã đưa ra trước đây. Nhưng nếu Hà Nội không đáp lại, tôi không hiểu rằng liệu chúng ta sẽ lại ném bom không. Việc này ắt là sẽ tùy thuộc phần lớn vào tình hình quân sự và phản ứng của Quốc hội" (18).
Những người khác trong số những cố vấn của Tổng thống đã cảm thấy là mở lại các cuộc ném bom sẽ gặp khó khăn trong bất cứ tình huống nào và đã nghi ngờ là không hiểu đến lúc này Tổng thống Johnson có thực sự nghiêm chỉnh hơn trong việc tìm kiếm sự kết thúc cuộc chiến tranh theo đường lối thương lượng không.
“Tôi đã cho rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiếp tục ném bom, lại gia tăng trở lại cường độ chiến tranh khôi phục lại mức độ trước kia, nhưng việc này không phải là không thể làm được". Ông William Bundy đã nhắc lại như thế nhưng ông Bundy cũng cho là điều quan trọng là Tổng thống đã không nhấn mạnh đến tính chất tạm thời của cuộc tạm ngừng ném bom.
Như ông đã nhắc lại: "Khi Tổng thống ra lệnh ngừng ném bom vào tháng 10, ông đã cố để mọi người sẽ cam kết với đầy tâm huyết, và hứa sẽ ủng hộ ông, nếu không phải cho tiếp tục ném bom lại. Lần này thì ông đã không cố tranh thủ để có được những lời cam kết như vậy, ở vào lúc ấy, ông đang muốn làm một cái gì đấy có tính cách mập mờ hơn và hệ trọng hơn nhiều, vẫn có khả năng tiếp tục ném bom lại" (19).
Tướng Wheeler, ông Rusk và ông Rostow không coi những quyết định tháng Ba 1968 như là báo trước một chính sách mới của Mỹ ở Việt Nam. Tất cả các vị này đều coi những lời công bố của Tổng thống là một biện pháp để củng cố sự ủng hộ của quần chúng hầu có thể tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh giống như trước đây. Tướng Wheeler, lẽ dĩ nhiên, đã thường hay bày tỏ sự không hài lòng và nỗi bực dọc của phía quân đội đối với những hạn chế về mặt địa lý và về mặt số lượng đã được áp đặt đối với những cố gắng của họ nhằm đánh bại quân địch.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân chỉ coi cuộc chiến tranh Việt Nam như là một vấn đề quân sự. Và nếu khi không có sự chỉ đạo chiến lược rõ ràng của các cấp trên dân sự, bảo họ phải làm ngược lại, thì họ cứ tiến hành để đánh bại quân địch. Họ đã cảm thấy rằng những hạn chế đối với những hoạt động quân sự như việc do dự không chịu gọi động viên lực lượng dự bị, không cho phép tiến hành chiến dịch ném bom toàn lực vào miền Bắc hoặc không cho phép tấn công vào các vùng đất thánh của địch ở Lào và Campuchia, đã kéo dài thời gian đề có thể hoàn thành được những mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam và làm nguy hại đến khả năng đối phó vớt những tình hình quân sự bất ngờ có thể xảy ra bất cứ tại một nơi nào trên thế giới. Lực lượng dự bị chiến lược đã bị suy yếu một cách nguy hiểm khiến không còn có thể yểm trợ được cho cố gắng quân sự ở Việt Nam. dù sao những cố gắng này đã bị những hạn chế chính trị làm cản trở rồi.
Vào cuối tháng 11-1964, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình bày với Tổng thống là họ nhận thấy rằng tiến triển ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục chậm đi chính là vì sức mạnh quân sự của Mỹ đã bị hạn chế đến mức đã phải mất đi khá nhiều hiệu quả. Các tham mưu trưởng liên quân đã trình cho Tổng thống rõ là vào lúc đó tiến triển sẽ tiếp tục chậm đi chừng nào mà vẫn còn tiếp tục những hạn chế đối với các hoạt động quân sự.
Mặc dù bị chấn động trước cường độ và thời gian dài không thể ngờ được của cuộc tấn công Tết, nhưng các giới lãnh đạo quân sự đã nhận thấy trong vụ này một cơ hội tốt. Có thể đưa ra được một giải pháp cho những vấn đề của họ.
Nhấn mạnh đến những nguy hiểm, vốn sẵn có trên chiến trường Việt Nam, Tướng Wheeler hi vọng có thể thuyết phục được Tổng thống để Tổng thống khỏi phải chịu một cuộc thất trận có thể xảy ra và cũng để thuyết phục ông tân Bộ trưởng quốc phòng mà mọi người đều biết rõ về lập trường của ông luôn luôn ủng hộ chiến lược của Mỹ ở Việt Nam, rằng thời điểm đã đến, quả thực như thế và tình hình đòi hỏi phải hành động quyết liệt.
Mặc dù vấn đề cơ bản tối quan trọng là phải thực hiện việc gọi động viên để xây dựng lại lực lượng dự bị chiến lược, nhưng về mặt này của lời yêu cầu tăng thêm quân, Tướng Wheeler lại phải lệ thuộc vào những nhu cầu hiển nhiên của vị tư lệnh chiến trường. Việc mà vị tư lệnh chiến trường Mỹ được nhiều người ủng hộ và quả thực đang gặp nguy hiểm, yêu cầu xin thêm quân thì điều đó sẽ chứng minh được cho việc gọi động viên.
Một khi mà lực lượng dự bị chiến lược đã được lập lại và đất nước đã được đặt vào tình trạng hầu như có chiến tranh, thì lúc đó tài nguyên sẽ được cung cấp đủ để đạt được chiến thắng ở Việt Nam. Vì thế Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã coi vụ Tết như không phải là một sự bác bỏ những cố gắng trước kia ở Việt Nam mà là một cơ hội để đạt được những mục tiêu cơ bản của họ loại bỏ được những hạn chế thực ghê tởm đã từng gây cản trở cho những cố gắng trước đây.
Ông Rusk đã tỏ ra thành thực mong muốn tìm kiếm hòa bình thông qua thương lượng. Tuy nhiên, ông đã cảm thấy là những cố gắng như thế sẽ có thể không đưa đến kết quả chừng nào mà Bắc Việt Nam chưa được thuyết phục bằng vũ lực là họ không thể nào thắng nổi cuộc chiến tranh trên bộ tại Nam Việt Nam. Chỉ lúc đó họ sẽ mới chịu tiến hành đàm phán nghiêm chỉnh.
Thực vậy, ông Rusk đã cảm thấy là những cố gắng quá sớm và có năn nỉ để thuyết phục Hà Nội tiến hành đàm phán, sẽ có thể và trước đây đã từng cho thấy là không đem lại được kết quả, ông đã phát biểu như sau:
“Vấn đề đã được đặt ra là không hiểu sự lo lắng của chúng ta để tìm một cuộc dàn xếp hòa bình liệu khiến Bắc Việt Nam tưởng rằng chúng ta khẩn khoản muốn tìm kiếm hòa bình và chúng ta sẽ làm bất cứ gì để đạt được mục tiêu của chúng ta hay không, quan điểm này đã được nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài bày tỏ với tôi rất nhiều lần như vậy" (20).
Nhưng sau vụ Tết, ông Rusk cũng đã lo lắng về sự xói mòn tinh thần ủng hộ của quần chúng tại Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh, ông đã nhắc lại như sau: “Vấn đề làm cho tôi quan tâm là sự ồn ào tại Quốc hội và trên báo chí tiếp tục làm cho Hà Nội không còn mong muốn đẩ mạnh việc thương thuyết nữa. Mặt trận trong nước mà sụp đổ thì sẽ đem lại cho họ về mặt chính trị cái mà họ không thể nào đạt được bằng quân sự. Tôi đã cho rằng chúng ta cần phải thực hiện một cố gắng lớn để đưa cuộc chiến tranh đến một cuộc dàn xếp thông qua thương lượng" (21 ).
Ông Rusk đã không thể khuyến nghị một cuộc ngưng ném bom hoàn toàn, điều mà Hà Nội đã cho đó là điều kiện để tiến hành đàm phán. Ông đã cảm thấy là mặc dù cuộc ném bom trên phần lớn lãnh thổ Bắc Việt Nam đã không đem lại hiệu quả tương xứng trên chiến trường nếu xét đến những tốn kém của chương trình này, nên vì vậy có thể ngừng ném bom mà không gây nguy hiểm nhiều về mặt quân sự, nhưng chúng ta cũng không bỏ hẳn sự yểm trợ không quân dành cho các binh sĩ của chúng ta hoạt động trên bộ ở gần khu phi quân sự hoặc trên đường mòn Hồ Chí Minh. “Nếu không có một dấu hiệu đứng đắn nào cho thấy Hà Nội sẽ chịu thương thuyết thì một cuộc ngừng ném bom hoàn toàn sẽ gây khó khăn cho các binh sĩ của chúng ta ở Nam Việt Nam".
Ông ta đã cảm nghĩ như thế và ông nói tiếp: "Vì vậy tôi đã chủ trương chỉ nên đưa ra một cuộc tạm ngừng phần nào chứ không phải hoàn toàn". Ông Rusk đã không dự đoán trước bất cứ một sự thay đổi quan trọng nào về chính sách của Hoa Kỳ do cuộc tấn công Tết đòi hỏi.
“Quan niệm về một cuộc tạm ngừng ném bom một phần đã thu được nhiều kinh nghiệm và đã từng được đem ra thử áp dụng trước đây". Ông Rusk đã phát biểu như thế và ông nói tiếp: "Đây không phải là một điều mới mẻ". Ông đã coi sáng kiến đưa ra hồi tháng Ba 1968 như là “một sáng kiến gây cảm xúc mạnh hơn, có ý nghĩa hơn so với bất cứ những gì mà chúng ta đã cố gắng đưa ra nhiều lần trước đây" (22).
Ông Rostow cũng thế, ông đã không bao giờ thay đổi lập trường vững chắc của ông là cuộc chiến tranh chỉ có thể được rút ngắn một cách cụ thể nếu để thêm nhiều lực lượng Mỹ trên bộ xuyên qua đường mòn Hồ Chí Minh tiến vào Lào hoặc vào phần đất phía Nam của Bắc Việt Nam để cắt đứt hệ thống chuyển các hàng tiếp tế từ Bắc Việt Nam xuống miền Nam.
Nếu không có một hành động dứt khoát như thế, Hoa Kỳ sẽ vẫn bị ràng buộc vào một cuộc chiến tranh lâu dài và khó tiên đoán được tương lai, ông đã phát biểu như sau: “Tôi coi như là một chuyện lố bịch nếu ai nghĩ rằng chúng ta đã không thể làm cho địch phải trả giá rất đắt" (23).
Nhưng ông cũng đã nhận thấy là cuộc tấn công Tết chính là một thất bại to lớn về chính trị cũng như về quân sự đối với Bấc Việt Nam (24). Ông đã coi thất bại này của đối phương như đã cống hiến nhiều cơ hội mới cho Hoa Kỳ để đạt được những mục tiêu ở Nam Việt Nam. Lúc đầu, ông đã cảm thấy rằng những mục tiêu này có thể đạt được bằng cách gửi cho Tướng Westmoreland lực lượng sẵn có trước mắt.
Nhưng vì thế quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam đã được cải thiện, nên việc xin tăng thêm quân và yêu cầu quần chúng ủng hộ đối với một chính sách như vậy đã không còn cấp bách nữa. Như ông đã nhận định: "Tinh hình quân sự đang trở nên khả quan hơn và quân Nam Việt Nam đang tỏ ra chiến đấu tốt. Yếu tố chủ yếu liên quan đến số quân cần phải có là lực lượng nào mà chúng ta có thể góp nhặt được ngay để đưa cho Tướng Westmoreland số quân tối thiểu mà ông ta cần. Tình hình ở Béclin và Triều Tiên cũng đang lắng dịu dần" (25).
Trước những nhu cầu quân sự ít cấp bách hơn, những ý nghĩ của ông Rostow đã hướng về một sáng kiến đàm phán, một sáng kiến mà ông cảm thấy là cần phải thực hiện vào lúc mà cuộc tấn công đông xuân của địch chấm dứt và theo ông nghĩ thì thời điểm này sẽ là vào khoảng đầu tháng năm. Ông nhắc lại như sau:
"Tôi đã hiểu rõ cố gắng lạ thường và tuyệt vọng này của họ đã có ý nghĩ như thế nào xét trên phương diện một cuộc chiến tranh du kích. Thật là một điều tuyệt vọng quá mức khi đối phương đã làm như thế. Điều hiển nhiên là đã từ lâu họ không có cả một ngày chủ nhật để rượu chè say sưa. Đối với những ai trong chúng ta từng quan sát và chăm chú theo dõi tình hình, sau hai năm cải thiện chậm chạp, chúng tôi đã như thấy sự tuyệt vọng trong đó. Tôi thật sự nghĩ rằng chúng ta sẽ thực hiện được một cuộc tiếp xúc về ngoại giao khi tình hình cho thấy rõ ràng là họ đã thất bại" (26).
Thực vậy, ông Rostow đã rất xúc động trước một loạt những sáng kiến ngoại giao mưu tìm hòa bình do nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đưa ra trong những tháng trước đây, ông đã có cảm tưởng là một bước ngoặt cơ bản về quân sự và chính trị đã đạt được ở Nam Việt Nam. Việc này có thể làm cho tình hình vừa đánh vừa đàm có triển vọng diễn ra “xét về tầm quan trọng mà tôi đã đặc biệt quan tâm (và được quan tâm) đối với vấn đề rút các lực lượng Bắc Việt Nam ra khỏi Lào".
Ông nói: "Tôi đã hiểu rằng con đường chúng ta đang đi còn dài mới tới được đoạn cuối đường" (27). Vì thế, ông đã quan niệm việc đàm phán vào lúc ấy là có ích cho việc đạt được những mục tiêu, chứ không phải là một sự thay đổi chính sách hoặc về những mục tiêu của Hoa Kỳ. Như ông đã nhắc lại như sau:
“Tôi thấy yên tâm về vấn đề này, ông Clifford đã có ý nghĩ là phải vượt qua các ý kiến của Rusk và Rostow, ông ấy đang đấu tranh để chuyển biến được tư tưởng của Tổng thống và việc đó chẳng cần phải làm. Tổng thống Johnson, ông Dean Rusk và tôi đều đã rất quan tâm nên một đề nghị hòa bình quan trọng đã được dự kiến đưa ra" (28).
Nhưng ông Clifforđ đã tìm kiếm và đã đấu tranh để đạt được một sự thay đổi cơ bản hơn trong chính sách của Nhà nước về vấn đề Việt Nam và trong một phạm vi cơ bản hơn. Ông đã thật sự tranh đấu để Tổng thống thuận theo ý kiến của ông. Ông là người duy nhất đã chủ trương cho rằng cần phải thay đổi chiều hướng và mức cố gắng của chúng ta, cần sửa đổi những mục tiêu của chúng ta và cần phải dùng đến nhiều phương pháp khác nhau.
Ông đã nhậm chức vào đầu tháng Ba với một ý nghĩ quá tự tin - quả thực như ông đã nhận thấy, đây là một sự bổ nhiệm độc đoán của Tổng thống - và việc bổ nhiệm ông cốt ý là để đáp ứng lời yêu cầu tăng thêm lực lượng ở Việt Nam đã có thể tiếp lục theo đuổi cuộc chiến tranh mạnh mẽ hơn. Nhưng ông cũng đã có những hoài nghi đối với những cố gắng của Mỹ gia tăng quá nhanh ở Nam Việt Nam chẳng biết làm như vậy có phải là khôn ngoan không?
Và những ngờ vực đã được các cố vấn chính của ông gieo rắc, những người này cũng chính là cố vấn của người tiền nhiệm của ông Clifford mà trước đây từ lâu đã từng đi đến kết luận là chiến lược hiện nay của chúng ta đã không đem lại một hi vọng nào đạt được chiến thắng hoặc hòa bình trong tương lai trước mắt.
Ông Clifford đã bắt đầu nêu lên những câu hỏi mà trước đây đã không được đặt ra. Trước đây, sự dính liú của chúng ta ở Việt Nam đã tăng lên, dựa trên cơ sở các hoạt động của địch và vào việc đưa nhỏ giọt quân trên bộ của chúng ta sang tham chiến tại Việt Nam. Nhưng bây giờ thì ông Clifford phải đặt ra những câu hỏi thật là khó khăn chẳng hạn như các binh sĩ được gửi sang phải thi hành những nhiệm vụ gì, chúng tasẽ phải theo đuổi chiến lược gì, sẽ đạt được những kết quả cụ thể gì và trong một thời gian bao lâu?
Những thắc mắc này thật sự đã không được giải đáp tại Bộ quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, trong khi không nhận được chỉ đạo rõ ràng về chiến lược, và vẫn coi nhiệm vụ của họ là phải ủng hộ vị tư lệnh chiến trường. Như Tướng Wheeler đã nhắc lại:
"Hội đồng tham mưu trưởng liên quân có thể giỏi về một số vấn đề nào đó nhưng lại không giỏi về những vấn đề khác. Họ có thể giỏi trong việc khai triển và ban hành các đường lối chỉ đạo về chiến lược. Nhưng họ lại không giỏi về vấn đề khai triển những lực lượng. Những việc này phải để cho vị tư lệnh chiến trường làm" (29).
Nhưng Tổng thống đã không chấp nhận sự chỉ đạo về chiến lược do các cố vấn quân sự cao cấp của ông đã khuyến cáo tức là phải tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chống Bắc Việt Nam mà không ấn định những hạn chế về địa lý hoặc những vùng đất thánh, ông đã áp đặt những kiềm chế có tính cách chính trị đối với cuộc chiến tranh, và quả vậy tự ông đã ấn định lấy đường lối chỉ đạo về chiến lược.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã không đưa ra những phân tích riêng rẽ cho thấy sẽ cần một lực lượng lên tới bao nhiêu để đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ trong khuôn khổ những hạn chế mà Tổng thống đã áp đặt đối với các cuộc hành quân, họ cũng đã không tìm hiểu thật sự sẽ có thể đạt được tới đâu trong khuôn khổ những kiềm chế của chiến lược này.
Họ đã tỏ ra không muốn có thêm ý kiến gì với Tướng Westmoreland liên quan đến nhu cầu hoặc việc sử dụng các lực lượng Mỹ ở Việt Nam. Vì thế, chính Tướng Westmoreland đã triển khai chiến lược và cũng chính ông đã tính các mức số quân cần thiết để tiến hành được trọn vẹn chiến lược này.
Tướng Westmoreland đã giải thích chiến lược của ông và những điều chính mà ông đã thực hiện trong đó để cho phù hợp với những thực tế chính trị mà ông đã phải đương đầu như sau:
"Trong lĩnh vực trách nhiệm của tôi, tôi đã nghĩ ra một chiến lược rất mạch lạc. Trong năm 1965 tôi đã yêu cầu cung cấp quân để khỏi bị thất trận. Năm 1966 tôi đã nghiên cứu một kế hoạch khá lớn lao nhằm chuyển sang thế tiến công. Lời yêu cầu gửi quân của tôi gồm có một lực lượng ngang với một quân đoàn để làm lực lượng dự bị, và sẽ chỉ đưa tham chiến khi nào cần hoặc lúc nào tôi cảm thấy có thể sử dụng được có lợi cho chúng ta.
Lực lượng dự bị này đã được mặc nhiên chấp thuận nhưng không hề được thực hiện. Và trong năm 1967, tôi đã xin một số quân mà tôi cho là lực lượng thuận lợi nhất và cũng coi đó là nhu cầu bổ sung quân cuối cùng nhưng tôi đã không công bố chính thức điều đó ra. Tôi đã không được cung cấp lực lượng thuận lợi khác mà tôi đã xin nhưng chủ yếu tôi đã được thỏa mãn số quân còn thiếu chưa bổ sung đủ trong đơn xin bổ sung trước được tôi xếp vào loại “nhu cầu cần thiết tối thiểu”.
Lực lượng thuận lợi nhất do tôi xin là cốt để đẩy nhanh thêm mức tiến bộ gây thêm sức ép đối với quân địch và giúp cho tôi có đủ lực lượng để có thể theo đuổi những lựa chọn trong khuôn khổ chính trị cho phép. Lực lượng nhận được “nhu cầu cần thiết tối thiểu” đã không đạt được tính linh hoạt như thế. Mỗi lần tôi đệ trình chương trình số quân hàng năm lên, chương trình này đã được xem xét rất kỹ lưỡng và đã bị cắt bớt.
Những con số bị cắt giảm trên bảng nêu nhu cầu của tôi đã được Bộ trưởng quốc phòng quyết định và việc làm này quả là độc đoán. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng những bảng nhu cầu số quân đầu tiên của tôi là đúng về mặt quân sự. Chiến lược của các nhà cầm quyền ở Washington đã không bao giờ có sự ăn khớp với nhau nhưng suy ra thì là để nhằm gây thiệt hại cho quân địch cho đến khi họ phải chịu ngồi vào bàn đàm phán.
Lúc đầu, địch sẽ bị gây thiệt hại nặng do việc ném bom miền Bắc. Sau đó, một trường phái tư tưởng vững mạnh đã xuất hiện, được tôi khuyến khích và phái này cho rằng chúng ta cũng cần phải gây thiệt hại cho địch ở cả miền Nam nữa. Các nhà cầm quyền dân sự đã thường cố đưa ra những "tín hiệu” cho địch, dùng thủ đoạn ấy để đưa đối phương ngồi vào bàn hội nghị.
Thẳng thắn mà nói, tôi đã không bao giờ đặt nhiều hi vọng vào triển vọng ấy vì tôi nghĩ rằng đối phương sẽ chỉ sẵn sàng thương lượng chừng nào họ nghĩ rằng việc đó sẽ là vì lợi ích của họ.
Trong năm 1967 tôi đã nhận thức rõ là việc gây thiệt hại cho địch cho đến khi họ đồng ý chịu đàm phán không phải là một chiến lược có thể thành tựu được, do đó tôi đã tìm kiếm một chiến lược mà tôi cho là thực tế và tôi đã mang theo về Washington trong năm 1967.
Vì các biến cố tiến triển, tôi đã thảo ra hai chiến lược. Một chiến lược bao hàm việc chấp nhận một cuộc chiến tranh kéo dài nhưng rút dần dần quân Hoa Kỳ từng giai đoạn trong thời gian dài. Chiến lược kia bao hàm việc lợi dụng vụ thảm hại - vụ tấn công Tết của địch quân đã trở thành như vậy - để dùng các lực lượng cần thiết để sớm chấm dứt cuộc chiến tranh. Cả hai chiến lược đều thích hợp và tùy thuộc vào những quyết định có tính cách chính trị” (30).
Tổng thống và Bộ trưởng quốc phòng đã luôn luôn tham khảo ý kiến nhưng người cầm đầu quân đội trước khi ban hành quyết định về các mức lực lượng. Nhưng chỉ riêng những quyết định về mức số quân không thôi, cũng không đủ để thay thế cho việc cần phải áp dụng một chiến lược nhất quán, có thể thành công được, như sử dụng được những lực lượng ấy và lời khuyến cáo của các nhà cầm quyền giới quân sự ở Washington liên quan đến các mức số quân đã luôn luôn có thể dự đoán trước được: "Hãy làm những gì mà Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp yêu cầu, hãy bãi bỏ những sự hạn chế về chính trị và địa lý đối với các lực lượng của chúng ta đang hoạt động và hãy gia tăng lực lượng dự bị chiến lược ở Hoa Kỳ" (31)
Vì vậy chiến lược mà ông Clifford tìm kiếm đã không được nói lên một cách rõ ràng ở Washington. Kế hoạch có mạch lạc mà ông tìm kiếm để chấm dứt cuộc chiến tranh đã không được Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân khai triển. Thực ra thì đó không phải là mục tiêu của họ. Mục tiêu quân sự đó luôn luôn nhằm gây nhiều thương vong cho quân Bắc Việt Nam và Việt cộng tới chừng mà họ sẽ nhận ra được rằng họ không thể thắng nổi ở miền Nam và sẽ bị ép buộc phải tiến hành đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
Nhưng đã không có một ý niệm rõ ràng nào là phải bao giờ thì sẽ có thể đạt được mục tiêu tâm lý có tính chất bấp bênh này. Vì thế, vấn đề quyết định là bao giờ sẽ chấm dứt chiến tranh vẫn còn nằm trong tay của Bắc Việt Nam.
Ông Clifford đã không được thỏa mãn về các câu giải đáp của giới lãnh đạo quân sự đối với các thắc mắc của ông. Ông đã nhận ra rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi một con đường vừa vô tận vừa tuyệt vọng ở Việt Nam. Ông đã bắt đầu tin chắc rằng sự từ bỏ dần dần cam kết của các lực lượng Mỹ là cách duy nhất có thể làm được để đạt được nền hòa bình thông qua thương lượng ở Việt Nam.
Niềm tin sâu sắc ấy đã được củng cố thêm bởi điều mà ông đã cảm thấy trong thái độ của một bộ phận rất có ảnh hưởng của nhân dân Mỹ, đối với việc điều khiển cuộc chiến tranh, ông Clitrord đã nhắc lại như sau: "Điều mà ảnh hưởng đến tôi là thái độ của quần chúng. Tôi đã không nghĩ rằng quần chúng còn muốn tiếp tục ủng hộ chính sách của chúng tôi đã theo đuổi từ bấy lâu nay (33).
Như vậy, ông Clifford đã có thể nhận thấy rằng không còn cách nào rút chân ra khỏi cuộc chiến tranh, trừ phi phải thỏa hiệp và đôi bên cùng xuống thang, và rất có thể ông sẽ làm mất tình bạn đối với Tổng thống, nếu ông cứ ép Tổng thống phải nghe theo quan điểm của ông trong các hội đồng của chính quyền. Trong vấn đề này ông luôn giữ vững lập trường và không hề bao giờ nhận là mình khiếm khuyết.
Tổng thống thường hay bị bực mình vì ông và một đôi khi đã biểu lộ rõ sự khó chịu ấy, nhưng theo thói quen, Tổng thống vẫn tham khảo ý kiến ông Clifford và đã chú ý nghe những ý kiến của ông và tình bạn giữa hai người từ ban đầu đã không bị thương tổn nghiêm trọng (34).
Vì thế, chính ông Clifford đã trở thành đối tượng cho việc bàn cãi trước buổi họp. Cuối cùng ông cũng đành chấp nhận đề nghị tạm ngừng ném bom một phần của ông Rusk, coi đó như là một sáng kiến hòa bình, “không phải vì ông đã tin là việc đó sẽ có ích mà vì ông đã tin chắc là Tổng thống sẽ có thể tiến tới như vậy". ông Clifford đã có thể thấy là đề nghị trên đã được diễn đạt bằng ngôn ngữ có tính chất hòa giải.
Đây là một sự đóng góp quan trọng vì lời lẽ bài diễn văn của Tổng thống và sự chấn động do quyết định rút lui có tính cách chính trị của ông đã tạo cho đề nghị hòa bình của ông Rusk một hương vị gây cảm xúc mạnh mẽ, có thể chấp nhận được mà nếu không như vậy thì khó lòng mà có được. Ông Clifford có thể đã không thắng cuộc tranh cãi nhưng cuối cùng ông đã tỏ ra hoan hỉ và bảo đảm là các quyết định của Tổng thống đã đưa Hoa Kỳ vào một con đường mới ở Việt Nam, sau con đường hướng về từ bỏ các cam kết mà chính ông đã giúp lập ra.
Nếu một quan chức ở cấp khá cao trong chính phủ cứ nhắc đi nhắc lại điều gì khá thường xuyên thì điều này sẽ trở thành chính sách của chính phủ trừ phi chính Tổng thống can thiệp vào và phủ nhận hoặc cãi chính sách ấy, ông Clifford đã từng áp dụng kỹ thuật này để sửa đổi sự giải thích của chính quyền về công thức San Antonio. Lúc bấy giờ trong những ngày và những tháng tiếp theo sau bài diễn văn của Tổng thống, ông Clifford đã phát động một chiến dịch công khai có chú ý, kéo dài cho đến khi ông rời chức vụ để giải thích những quyết định của Tổng thống theo kiểu mà ông nghĩ rằng những quyết định phải được hiểu như thế.
Ông đã không chỉ trích những quyết định của Tổng thống hoặc chống lại các quyết định ấy một cách công khai, ông đã không bày tỏ là Tổng thống đã phạm sai lầm và cũng không mưu toan để lộ hoặc làm giảm bớt hiệu lực của một hành động hoặc một quyết định nào của Tổng thống, ông đã luôn luôn nói về Tổng thống như là một người ham chuộng hòa bình, đã cố gắng làm hết sức mình để tìm kiếm hòa bình.
Nhưng trong khi cố thận trọng kiềm chế để không phá ngầm hoặc chỉ trích Tổng. thống như vậy ông Cjilford đã hoại động lòng quần chúng một cách có tính toán, khéo léo và kiên định để giải thích những hành động của Tổng thống đề chiếm lay những vị trí mà Tổng thống Johnson chưa đạt tới. Bằng cách này. ông Clifrord đã làm cho những quyết định của Tổng thống ngày 31-3 trở thành một bước ngoặt trong chiều hướng của các cố gắng của HOả Kỳ ở Nam Việt Nam (35).
Đã không có một lờl phát biểu nào do ông Clifford đưa ra trong thời gian này là bất ngờ cả. Như ông đã có nêu lên điều đó như sau: “Về phần tôi, đây đã là một nỗ lực có ý thức, được căn cứ vào điều mà tôi tin chắc là thái độ của Tổng thống phải như thế và vào điều tôi nghĩ trong chính sách của chúng ta phải được thể hiện như thế. Trong thời gian ấy, tôi luôn luôn đề cập đến vấn đề này, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thế mà đã không một lần nào bị Tổng thống tỏ vẻ có lời lẽ phê bình hoặc lưu ý tới" (36).
Ông Clifford đã nhanh chóng hành động để được chắc rằng quần chúng Mỹ đã nhận ra được trong quyết định của Tổng thống một sự đổi hướng trong chính sách của Hoa Kỳ, ông hi vọng có thể làm vừa cho Washington vừa cho Sài Gòn, hiểu rằng những sự triển khai quân đã được công bố, thật sự đó là giới hạn cao nhất trong kế hoạch đưa quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Trong buổi họp báo đầu tiên của ông được triệu tập vào ngày 11-4, ông Bộ trưởng quốc phòng đã nhắc lại chủ đề "Hạn chế đưa thêm quân tham chiến", một vấn đề mà trước đây ông đã lên tiếng lần đầu tiên trong một buổi thuyết trình không quan trọng cho báo chí vào ngày hôm sau tiếp theo bài diễn văn của Tổng thống (37).
Trong cuộc họp báo này, ông Clifford đã nhấn mạnh đến quyết định về chính sách, bao hàm việc chuyển dần dần nỗ lực chủ yếu cho người Nam Việt Nam, và đã cho biết rằng việc này đã là "bộ phận khăng khít" trong quyết định của Tổng thống đạt một giới hạn trong lúc này đối với mức số quân của chúng ta là không được vượt quá con số 350.000 người (38).
Cũng trong cuộc họp báo này, ông Clifford đã công khai lại những quan điểm mà ông đã thường hay biện hộ với tư cách riêng trước Tổng thống trong những tuần lễ trước liên quan đến đường lối hành động trong tương lai của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam: "Chúng ta đang khởi sự tiến hành một đường lối hành động mới, Tổng thống đã đưa ra một đề nghị với Hà Nội đã bất đầu thực hiện một chương trình xuống thang có kế hoạch trên lý thuyết việc này bao hàm việc Tổng thống sẽ đưa ra một biện pháp, rồi Tổng thống sẽ đi thêm một bước khác và trong tiến trình một thời gian dài, việc này có thể dẫn đến một sự xuống thang đáng kể cho cuộc chiến đấu” (39).
Chiến thuật của ông Clirford đã thành công rất tốt đẹp. Báo chí Mỹ đã đồng thanh giải thích lời phát biểu của ông Bộ trưởng như một sự phát biểu rõ ràng vè chiến lược mới.
Tờ New York Times đã tường thuật lại ngày hôm sau như sau: “Hôm nay ông Bộ trưởng quốc phòng Clark M.Clifford đã công bố một mức số quân cao nhất là 549.500 cho mức số quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam và ông tuyên bố chính quyền Johnson đã chấp nhận và thực hiện một chính sách nhằm chuyển giao dần dần cho Việt Nam trách nhiệm chủ yếu trong nỗ lực theo đuổi cuộc chiến tranh”.
Ông đã gắn liền đường lối chuyển giao trách nhiệm với một quyết định của Tổng thống Johnson để coi mức 549.500 như là mức số quân cao nhất mà chính quyền không có ý định vượt quá trong lúc này.
Nhưng ông Clifford đã cẩn thận không đưa ra ý kiến nhận xét gì của ông nghe có vẻ như một tối hậu thư đối với Sài Gòn. Tuy nhiên, những ẩn ý trong các nhận xét của ông để tỏ cho thấy là Hoa Kỳ đang muốn cho Sài Gòn hiểu thấy lần đầu tiên là họ không còn có thể mong chờ một lực lượng vô tận quân tăng cường của Mỹ nữa. Nếu cần nhiều quân hơn - thực vậy ông Clifford đã nói - Sài Gòn sẽ phải tự cung cấp lấy (40).
Cùng ngày, bài bình luận đăng trên nhật báo "Washington Post" cũng đã nhận thấy có một sự thay đổi đáng chú ý trong chiến lược của chính quyền, một sự chuyển hướng mà ông Clirrord có dụng ý để cho họ phải ra được: "Giờ đây một quyết định quan trọng khác đã được ban hành... Vì quyết định này đã đưa chúng ta đi trở lại con đường lúc ban đầu. Thực vậy đó là con đường duy nhất có thể hứa hẹn tạo được một Nam Việt Nam an toàn và ổn định mà không cần sự có mặt đông đảo và không giới hạn của quân đội Mỹ. Đây là một quyết định, theo sự giải thích của ông Bộ trưởng Clifford, để hành động theo một đường lối tích cực và mạnh mẽ hướng về ngày mà Nam Việt Nam sẽ gánh vác trách nhiệm với tỷ lệ cao hơn và Hoa Ky sẽ trở nên dần dần không cân thiết nữa" (41).
Lời thông báo của ông Clifford đã được giải thích rõ ràng cho công chúng Mỹ. Có bằng chứng cho thấy là cách giải thích của ông về những quyết định của Tổng thống đã được Sài Gòn nhận thấy. Đại sứ Bunker đã tuyên bố như sau: “Lời tuyên bố của Tổng thống Johnson ngày 31 - 3 đã làm cho người Việt Nam phải đối diện với sự thật là sự cam kết của chúng ta không phải là không có giới hạn và một ngày nào đó họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Việc nhận thức rõ được điểm này đã có tác động quan trọng và tế nhị đối với các thái độ của người Việt Nam cũng như đối với biến cố sẽ diễn ra sau đó" (42).
Ông Clifford tiếp tục cuộc vận động của ông trong những tháng kế tiếp. Trong bài diễn văn đọc trước công chúng lần đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng quốc phòng tại bữa tiệc trưa của Hãng thông tấn AP được tổ chức vào ngày 22-4, ông đã tường thuật lại việc duyệt xét lại cuộc chiến tranh ở cấp cao của chính quyền trong chúng ta và kết quả về cuộc duyệt xét ấy, ông nói: “Chúng tôi đã đi đến kết luận là người Mỹ sẽ không cần phải cứ luôn luôn cố gắng làm hơn nữa mà đúng hơn việc làm gia tăng hiệu lực của chính phủ Nam Việt Nam và các lực lượng chiến dấu của họ giờ đây sẽ cho phép chúng ta duy trì nỗ lực của chúng ta ở mức hiện tại - và vào đúng lúc chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện tiến hành gỉam dần dần số quân” (43).
Trong cuộc họp báo kế tiếp vào ngày 20 tháng Sáu, ông Clifford cũng đã nhắc lại phần nào không chính xác lắm là ngày 21-3 Tổng thống đã cho biết “Ông sẽ không gửi thêm một số quân lớn sang Việt Nam nữa".
Trong cuộc họp báo ngày 15-8, ông Clifford đã liên hệ Tướng Abrams với việc hạn chế gửi thêm quân Mỹ, ông đã tuyên bố như sau: “Tướng Abrams đã thông báo cho tôi biết rằng ông tin chắc là các quân đồng minh có đủ khả năng đối với mối đe dọa của địch quân. Xét về thái độ về mặt này, chúng tôi có ý định giới hạn quân Mỹ ở Nam Việt Nam ở Tổng số 549.500” (44).
Nhưng chính là phải nhớ đến ngày 5-9, trong một bài diễn văn đọc trước Câu lạc bộ Báo chí quốc gia, người ta mới thấy ông Bộ trưởng quốc phòng đưa ra giới hạn quân 549.500 một cách rõ ràng và cụ thể. Trong khi ông cho biết là ngày 31 tháng Ba Tổng thống đã quyết định rằng số quân Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ được giới hạn số 549.500.
Ông Clifford còn nói thêm như sau: "Chúng tôi đã được Tướng Abrams bảo đảm và những cấp chỉ huy ở chiến trường của chúng ta đã nói riêng với tôi là số quân này... đủ để chống đỡ và đánh bại bất cứ một cuộc tấn công nào của quân địch. Cố gắng của chúng ta ở Việt Nam hiện nay có thể không phải còn là một sự tiêu hao không có giới hạn đối với các tài nguyên của chúng ta nữa. Cái được gọi là cái thùng không đáy đã được bịt lại rồi" (45).
Vì vậy mà vào lúc Tổng thống rời chức vụ, quyết định trước đây ông đã đưa ra trong tháng Ba, dự tính chỉ gửi Việt Nam mấy ngàn quân vào lúc ấy, quyết định ấy đã biến qua những ngôn từ và những lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng của ông trở thành một sự hạn chế rõ rệt đối với số quân Mỹ được đem sang tham chiến ở Việt Nam.
Không hiểu có đụng ý hay không, quyết định của Tổng thống ngày 31 tháng Ba 1968 đã báo hiệu đó là giới hạn cao nhất của sự cam kết của Mỹ về quân sự để bảo vệ Nam Việt Nam.
Còn đối với các quyết định quân sự quan trọng khác liên quan đến cuộc chiến tranh, như việc tạm ngừng ném bom chẳng hạn, vấn đề này cũng đã được Tổng thống quan niệm rằng không phải là không thể hủy bỏ được, và ông cũng không nghĩ rằng đó là một chiều hướng mới trong chiến lược của Mỹ. Đã nhiều lần trong những tháng còn lại của năm 1968, Tổng thống và các cố vấn của ông đã xét đến việc tiếp tục ném bom lại để đáp lại sự ngoan cố của Cộng sản tại bàn hội nghị hoặc những hoạt động của họ trên chiến trường (46).
Ông Clifford lại áp dụng các mánh lới trong những trường hợp này, ông dùng những buổi họp báo và những khi xuất hiện trước công chúng để giải thích chính sách của chính quyền theo tiến trình xuống thang do chính ông ta dựng lên. Cứ lúc nào mà chính quyền muốn xét lại việc tiếp tục ném bom lại là ông Clifford lại công khai nhấn mạnh vì sao một hành động như thế sẽ trái ngược với lập trường của Tổng thống và vì sao một sự tiếp tục ném bom lại như thế không được bảo đảm.
Ông đã nhấn mạnh trở lại là việc ném bom ở phần đất bên dưới vĩ tuyến 20 bao gồm cũng chừng đó số phi vụ trước đây đã thực hiện ở khắp Bắc Việt Nam, và việc chấn chỉnh lại các nỗ lực về không quân có lẽ sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn để làm cho địch phải tiêu hao. Thực vậy, trong một cuộc họp báo, một người nêu câu hỏi đã buộc tội ông Bộ trưởng quốc phòng là đã dựng lên “lý lẽ để hạn chế thêm việc ném bom" (47).
Cứ một mực nhấn mạnh vào điểm là sự hạn chế ném bom đã không làm hại đến các cố gắng của chúng ta ở Nam Việt Nam, không ảnh hưởng đến mức độ tác chiến tại đó ông Bộ trưởng Quốc phòng đã thành công chặn lại được bất cứ một hành động nào nhằm tiếp tục ném bom lại phần đất phía Bắc vĩ tuyến 20 và như vậy, ông đã dọn đường cho quyết định của Tổng thống vào tháng Mười ra lệnh tạm ngừng ném bom trên khắp lãnh thổ Bắc Việt Nam.
Nhờ như vậy, việc ném bom Bắc Việt Nam ở phần đất phía Bắc vĩ tuyến 20 đã được đình hoãn trong những tháng còn lại của chính quyền Johnson. Ông Clifford vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng chính việc hạn chế ném bom của chúng ta đã đem Hà Nội ngồi vào bàn thương lượng và Hoa Kỳ không nên đưa ra biện pháp leo thang ném bom vì việc này có thể làm gián đoạn hoặc còn có thể phá vỡ những cuộc thương lượng hòa bình đang tiến hành.
Dù cho cuộc đàm phán đang tiến triển chậm chạp (hoặc chẳng tiến được chút nào) nhưng nếu lại lựa chọn việc làm trên đây thì người ta sẽ quay lại con đường mà ông cho là tuyệt vọng. Trong quan điểm này ông đã thắng thế, ông đã vừa thuyết phục được Tổng thống và quần chúng là cuộc hội đàm Paris sẽ không thể bị phá vỡ hoặc từ bỏ (48).
Như vậy, những quyết định trong tháng 3-l968 đã khiến cho Hoa Kỳ bắt đầu đi vào một con đường mới ở Việt Nam. Những quyết định ấy đã đánh dấu giới hạn cho việc đem sử dụng các lực lượng Hoa Kỳ tại đây. Chính phủ Nam Việt Nam đã được thông báo là yêu cầu vô hạn định của họ đối với các tài nguyên và nhân lực của Mỹ đã đi đến chỗ chấm dứt và người ta mong đợi chính phủ Nam Việt Nam sẽ có thể gánh vác phần trách nhiệm gia tăng của cuộc chiến tranh trong tương lai.
Mặc dù đã không được nói lên một cách rõ ràng và người ta cũng không hoàn toàn mong đợi được như vậy, nhưng những bước đầu tiên đi đến việc giải kết của Mỹ ở Việt Nam đã bắt đầu được tiến hành vào ngày 31 tháng Ba năm 1968. Như ông William Bundy đã nói: “Những quyết định này mà khởi sự toàn bộ quá trình giải trả được những cam kết của chúng ta đối với Việt Nam. Các quyết định này đã khiến trút bỏ được một gánh nặng tuyệt vọng và đã đổi thành một nỗ lực có mức độ khả dĩ chịu đựng được" (49).
Chú thích
(1) “Viện nghiên cứu chiến lược". Bản nghiên cứu chiến lược 1969 tr.44-45; Westmoreland "Báo cáo về cuộc chiến tranh ở Việt Nam" tr. 161-162.
(2) Johnson “Vị trí ưu thê” tr.415.
(3) Doughles Pike: “Việt cộng: Tổ chức và những kỹ xảo của Mặt trận giải phóng dân tộc Nam Việt Nam”, tr.VII.
(4) Quốc hội Mỹ, Hạ nghị viện, ủy ban chuẩn chi ngân sách "Những ngân khoản chuẩn chi cho Bộ Quốc phòng năm 1960". "Những bài điều trần" Phần I, tr.540-543. Draper "Sự lợi dụng quyền lực" tr.176-179.
(5) Carson "Sự phản bội" tr.95-96. Race "Cuộc chiến tranh đến với Long An" tr.153-155. Hob Considine và Bilton Naplen "Những vũ khí lỗi thời, được Hoa Kỳ cung cấp, để chặn đứng Việt Cộng". Jac Weller “Các bạn đồng minh Việt Nam của chúng ta: một sự đánh giá về giá trị chiến đấu của họ". Thiếu tướng James Lawton Colhns Jr. "Nghiên cứu về Việt Nam: Sự phát triển và huấn luyện quân đội Việt Nam" 1950-1972, tr.48. Joseph B.Trenster: Tài liệu quân đội: "Sự gian trá trong vấn đề Việt Nam hóa".
(6) Được trích dân trong cuốn sách: "Trở lại Việt Nam" tr.50-51. Tham khảo cả Carroll Kilpatrieb "Tổng thống L. B.Johnson hoan hô sự dũng cảm của quân Nam Việt Nam".
(7) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 4-12-1972.
(8) Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVC (2)(a) tr.8.
(9) John M.Van Dyke "Chiến lược để thoát hiểm của Bắc Việt Nam". Đọc cả Ryamond J.Barrett "Phản ứng tăng mức độ dần dần và những bài học rút ra từ Việt Nam". Salisbury "Đằng sau những đường lối" tr.107-108, 137-147.
(10) Phỏng vấn riêng ông Rostow ngày 4-12-1972.
(11) Mualler "Sự hâm mộ của quần chúng đối với Tổng thống từ ông Truman đến ông Johnson". tr.23-24, 26-30. Verba và những người khác: "Dư luận quần chúng và cuộc chiến tranh ở Việt Nam" tr.321-322. Hann "Cuộc trưng cầu dân ý địa phương" tr. 1189. Converse và những người khác: "Tính liên tục và thay đổi trong nền chính trị Hoa Kỳ" tr. 1026.
(12) David Wise “Thời kỳ hoàng hôn của một Tổng thống". Rostow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.477.
(13) Cuộc phỏng vấn của Hãng CBS với Tổng thống Johnson tr.36.
(14) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.422-423.
(15) Như trên tr.423.
(16) Như trên. tr.511-513. Rotow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.423. Phỏng vấn riêng ông Walt Rostow ngày 4-12-1972.
(17) Trao đổi thư từ riêng, thư nhận được của ông Walt Rostow ngày 11-7-1973.
(18) Phỏng vấn riêng ông Dean Rusk ngày 22-1-1973.
(19) Phỏng vấn riêng ông William Bundy ngày 11-10-72.
(20) Phỏng vấn riêng ông Dean Rusk ngày 22-1-1973.
(21) Như trên.
(22) Như trên.
(23) Rostow ngày 4-12-1972.
(24) Walt W. Rostow "Thua to: một sự đáp lại".
(25) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 4-1-72.
(26) Như trên.
(27) Thư riêng của ông Walt W.Rostow ngày 11-7-1973.
(28) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 4-12-1972.
(29) Phỏng ván riêng tướng Wale G.Wheeler ngày 8-11-72.
(30) Phỏng vấn riêng Tướng William C.Westmoreland ngày 16 tháng 6-1973.
(31) Alain C.Ethoven và K.Ayne Smith “Bao nhiêu thì đủ?”
(32) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 28-11-1972.
(34) Phỏng vấn riêng ông Harry C.Mc Pherson Jr. ngày 21-12-1972 đọc cả Chretian: "Tổng thống rút lui" tr.78.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai người đã kém thân mật rất nhiều và họ vẫn xa lánh nhau tiếp theo việc ông Clifford cho công bố một bước giải thích sự thay đổi nhiệt tâm của ông đăng trên tập san "Những vấn đề ngoại giao" trong tháng Bảy 1969.
Phỏng vấn riêng ông Harry J.Middleton ngày 11-10-72.
(35) Goulding “Xác nhận hay phủ nhận" tr.329.
(36) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 15-2-1973.
(37) Goulding "Xác nhận hay phủ nhận" tr.329-330.
(38) Cuộc họp báo của Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford ngày 11-4-1968.
(39) Như trên trang 12.
(40) William Beecher "Hoa Kỳ động viên 24.500 quân dự bị ấn định số quân Mỹ cao nhất là 549.500 giao cho Sài Gòn giữ vai trò chủ yếu”. Tham khảo cả Charles W.Cordhry "Hoa Kỳ có ý định giao cho Sài Gòn vai trò chính trong cuộc chiến tranh". Mirk Miller "Hoa Kỳ hi vọng quân Nam Việt Nam sẽ thay đổi gánh lấy cuộc chiến tranh". Charlmers W Roberts "Sài Gòn sẽ phải giữ vai trò chiến đấu lớn lao". Bermand Gwertzman "Đường lối đang thay đổi để nâng vai trò của Sài Gòn lên”. "Hoa Kỳ tìm cách chuyển dần toàn bộ cuộc chiến đấu cho người Nam Việt Nam".
(41) "Trở lại con đường cũ”.
(42) Diễn văn của Đại sứ Rouswork Bunker nhân dịp nhận tặng thưởng Sylcchus Thayer, Trường võ bị Hoa Kỳ Westsoint Westsoint New York ngày 8-5-1970. Tướng Westmoreland đã cho biết là cấp lãnh đạo Việt Nam đi tới nhận thức này sớm hơn nhiều. Ông đã phát biểu như sau:
“Sau khi đọc bài diễn văn tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia trong tháng 11-1967, tôi đã trở về gặp và nói chuyện với Tổng thống Thiệu và tướng Viên. Họ đã tỏ ra hoan hỉ, Tổng thống Thiệu nói: "Đây là lần đầu tiên tôi đã được trao một chiến lược để cho phép chúng tôi đặt kế hoạch trước hướng về tương lai". Ông ta đã lấy bài diễn văn của tôi để cho đem đi in lại bằng máy in của ông và bắt đầu bàn luận với tôi ngày hôm ấy và việc ông sẽ làm thế nào để lấy nhanh việc nhận thêm trách nhiệm về cuộc chiến tranh. Ông Thiệu đã nhận thấy rõ vào lúc ấy là chiến lược này đã ấn định giới hạn cam kết của chúng ta. Và ông ta chấp nhận điều đó vì coi việc này “như là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông".
Cuộc phỏng vấn riêng Tướng Westmoreland ngày 16-9-1973.
(43) Diễn văn của ông Clark N.Clifford. Bộ trưởng Quốc phòng trước bữa ăn trưa hàng năm của hãng AP, thành phố New York ngày 22-4-1968, về phản ứng của báo chí. Đọc Saville Davis “Một tiếng nói mới: ông Clark Clifford đưa ra một cái nhìn mới trong khi vạch trần chính sách về Việt Nam". Peter Kinh “Ông Clifford mong chờ Sài Gòn gánh vác thêm trách nhiệm chiến đấu”. John Maffre đã có những kế hoạch được soạn thảo để chuyển gánh nặng cho người Việt Nam.
(44) Cuộc họp báo của ông Bộ trưởng Quốc phòng Clark M.Clifford ngày 15-8-1968. tr. 1.
(45) Diễn văn của ông Clark M.Clifford tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Washington D.C. ngày 16-9-69, tr.4.
Nhưng Tướng Westmoreland đã vạch rõ chính sự thất bại của địch đã phải gánh chịu vào dịp Tết đã cho phép Tướng Abrams đứng vào tư thế đưa ra sự bảo đảm này. Phòng vấn Tướng William Westmoreland ngày 16-9-73.
(46) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.508-509.521.
(47) Cuộc họp báo của Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford ngày 15-8-68. tr. 11. Xem cả phần giải đáp các thắc mắc tiếp theo bài diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ngày 5-9-68. tr. 1.
(48) Goulding "Xác nhận hay phủ nhận” tr.341-342.
(49) Phỏng vấn riêng ông William Bundy ngày 11-10-1972, xem cả James "Con diều hâu và đóa hoa sen". Sự can thiệp của phương Tây ở Việt Nam 197-1971, tr. 1967. (?)
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler