Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Tác giả: Kobo Abe
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Woman In The Dunes (1962)
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Az Links
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3541 / 91
Cập nhật: 2017-11-29 14:55:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
ột tiếng động đanh và gọn phát ra từ chân bức tường chắn tựa hồ tiếng cánh vỗ. Anh cầm lấy cây đèn và chạy vội ra ngoài xem. Một vật gì cuộn trong chiếu nằm trên nền cát. Không thấy một người nào quanh đó. Anh gọi to, nhưng không có tiếng đáp lại. Ngạc nhiên, anh dứt sợi dây buộc quanh gói chiếu ra. Anh đoán là trong đó có những dụng cụ để leo lên bức tường cát, vẫn không thấy một người làng nào; họ chỉ quẳng các thứ xuống cho anh rồi trốn biệt.
Song trong chiếu chỉ có một cái chai nửa lít có đậy nút bấc và một gói nhỏ bọc giấy báo. Trong gói có ba hộp, mỗi hộp có hai mươi điếu thuốc lá hiệu Xinxây, ngoài ra không còn gì nữa. Anh cầm mép chiếu và giũ mạnh nhưng chỉ có cát rơi xuống. Anh hy vọng ít ra cũng bắt được một lá thư nào đó nhưng chẳng thấy gì. Cái chai đựng rượu sake rẻ tiền có mùi gạo mốc. Có phải họ đang mưu tính gì đây chăng? Anh nghe nói người da đỏ châu Mỹ thường tỏ tình thân thiện bằng cách trao đổi ống điếu. Và, ở Nhật, khi vui người ta vẫn thường uống rượu sake. Như thế là rất hay vì việc làm trên chứng tỏ họ muốn nhân nhượng. Dân quê thường dè dặt khi bộc lộ tình cảm ra bằng lời nói. Và trong việc này họ có vẻ thành thật hơn. Giờ thì hãy chấp nhận như thế đã; thuốc lá quả là cần thiết hơn mọi thứ. Làm thế nào mà anh đã nhịn được thuốc trong suốt hơn một tuần lễ nhỉ? Anh nhẹ nhàng bóc bao thuốc, xé một mẩu vuông vức ở góc bao. Anh đập đập đáy bao thuốc, lấy ra một điếu. Những ngón tay anh run run khi cầm điếu thuốc. Anh châm thuốc bằng lửa đèn rồi hít khói thuốc vào thật sâu, chậm và dài. Mùi thơm thấm vào máu anh, lan ra toàn thân. Đôi môi anh tê dại, một cái gì như tấm màn nhưng nặng trĩu đang phủ trên mắt anh. Anh thấy choáng váng như bị bóp cổ và người anh lạnh toát.
Anh bước loạng choạng vào nhà, kẹp chặt chai rượu nửa lít vào người. Đầu anh nặng trình trịch và choáng váng. Anh cố nhìn về phía người đàn bà, nhưng có cố mấy đi nữa anh cũng không nhìn thẳng về phía trước được. Khuôn mặt chị mà anh liếc thấy qua đuôi mắt, dường như nhỏ bé đến thảm hại.
- Xem này, họ vừa cho ta một món quà. - Anh giơ cao chai rượu và lắc khoe với chị - Họ tử tế thật. Họ cho mình một chai rượu đầy để uống mừng trước. Tôi đã bảo rồi, đúng không? Tôi biết ngay từ lúc đầu mà. Thôi cái gì đã qua, cho qua. Uống một chút chứ? Uống với tôi cho có bạn nhé?
Thay lời đáp, người đàn bà nhắm chặt mắt lại. Phải chăng chị đang hờn dỗi vì không thể bảo anh cởi trói ra? Thực là một người đàn bà ngốc nghếch! Nếu chị trả lời tử tế anh sẽ cởi trói liền. Hay chị tủi thân vì không giữ được người đàn ông mà chị đã phải tốn bao công sức mới tóm được, và cuối cùng lại phải để anh ta đi? Điều đó có lẽ cũng đúng. Vả lại, mới có ba mươi tuổi đầu mà chị đã là... một quả phụ.
Giữa mu bàn chân và gót chân chị thấy nổi lên một vết lằn rất rõ và kỳ dị.
- Nếu chị muốn hút, tôi sẽ châm cho?
- Không, thuốc lá làm khô cổ. - Chị vừa nói nhỏ vừa lắc đầu.
- Thế tôi lấy nước cho chị uống nhé?
- Lúc này em không khát.
- Chị không cần phải giữ ý làm gì. Chắc chị biết là không phải vì thù ghét cá nhân mà tôi buộc chị phải chịu như thế này. Để đối phó, đành phải làm như vậy, chị hiểu chứ? Tình cảnh của chị làm cho những người ở trên ấy đỡ hung hăng.
- Mỗi tuần một lần, họ vẫn phân phát thuốc lá và rượu sake đến chỗ nào có đàn ông làm việc.
- Chị bảo họ phân phát là thế nào? - Rồi không che giấu nỗi kinh hoàng, anh thất thanh kêu lên - Việc gì họ phải chuốc lấy rắc rối vì chủng ta như thế? Họ không thể để ta tự ra ngoài mua lấy thuốc sao?
- Nhưng công việc thì nặng nhọc, mà ta không có thì giờ mấy. Hơn nữa, ta làm việc cho làng, và hợp tác xã phải lo tất cả những chi phí đó.
Như thế, có thể là họ muốn khuyên anh đừng chống cự vô ích. Không, thế thì tệ quá, anh nghĩ. Anh không ngờ mình đã đứng trong đội ngũ như bao người khác, giống như một bánh xe trong nhịp điệu làm việc hàng ngày của họ.
- Tôi muốn hỏi chị một câu chỉ để biết thôi: Cho đến bây giờ, có phải tôi là người đầu tiên phải làm như thế này không?
- Không... Vì chúng tôi thiếu sự hỗ trợ. Những người có thể làm việc được, cả người giàu lẫn người nghèo đều đã bỏ làng đi cả, hết người này tới người khác. Vì đây là một cái làng nghèo xơ nghèo xác. Toàn cát là cát...
- Rồi sao nữa? - Anh trầm tĩnh hỏi - Thế ngoài tôi ra dân làng còn bắt được ai nữa không?
- Có đấy. Có lẽ vào hồi đầu thu năm ngoái, nếu em nhớ không nhầm... một tay bán bưu thiếp...
- Một tay bán bưu thiếp à?
- Vâng, một tay chào hàng của một công ty ấn loát bưu thiếp và các ấn phẩm khác cho khách du lịch đã đến thăm ông phụ trách nghiệp đoàn địa phương.
- Và họ bắt anh ta à?
- Hồi ấy có một người ở cùng dãy nhà với em gặp khó khăn vì neo người.
- Sau đó xảy ra chuyện gì?
- Nghe nói sau đó không bao lâu anh ta chết. Em biết là anh ta không lấy gì làm khỏe lắm so với công việc ở đây. Hơn nữa hồi đó lại đúng vào mùa bão, công việc trở nên khó nhọc gấp bội.
- Tại sao anh ta không trốn ngay đi?
Chị không trả lời. Có lẽ chị thấy rõ không cần phải trả lời làm gì. Anh ta không trốn đi vì không trốn được. Có lẽ tất cả chỉ có thế.
- Còn ai khác nữa không?
- Còn. Khoảng đầu năm nay có một sinh viên đi đây đi đó bán sách.
- Một chàng bán rong à?
- Em còn nhớ những quyển sách đó mỏng tanh, giá độ mười yên và có nội dung chống cái gì đó thì phải.
- A, một sinh viên thuộc phong trào Hướng về Quê hương. Chắc chị biết. Họ thường đi khắp đất nước cổ động phong trào chống Mỹ. Thế dân làng cũng bắt cậu ta à?
- Chắc cậu ta vẫn còn ở bên nhà hàng xóm của em, cách đây ba nhà.
- Và chắc là họ cũng rút cái thang dây đi?
- Vâng, vì thanh niên họ không chịu khuất phục ngay đâu. Chắc là vì ở trên tỉnh được trả lương cao, có rạp chiếu bóng, cửa hàng cửa hiệu mở cửa hàng ngày.
- Nhưng chưa ai trốn thoát được khỏi đây hay sao?
- Dạ có, có một chàng thanh niên lên tỉnh và gia nhập một nhóm du đãng. Y khá nổi tiếng với con dao găm của y. Có thời báo chí cũng viết về y... Rồi sau khi hết hạn tù người ta đưa y về đây, và bây giờ em chắc là y đang sống lặng lẽ với cha mẹ.
- Tôi không hỏi về những người như vậy. Tôi muốn hỏi về những người đã trốn thoát mà không trở lại đây kia.
- Chuyện đó xảy ra cách đây đã lâu. Em nhớ là dạo ấy một gia đình đã bỏ làng đi vào lúc nửa đêm. Căn nhà bị bỏ trống một thời gian khá lâu và có nguy cơ hỏng không thể sửa chữa được. Thật là nguy hiểm. Dọc theo cồn cát có một nơi nào bị bỏ trống thì cũng giống như một đập nước bị rò vậy.
- Ý chị nói là sau đó không còn ai nữa phải không?
- Vâng, chắc chắn là không còn ai cả.
- Vô lý! - Các động mạch ở cổ anh rần rật, và cổ anh nghẹn lại.
Người thiếu phụ bỗng oằn người lên, nom tựa một con ong bắp cày đang nằm trên mấy quả trứng.
- Có gì không ổn chăng? Chị bị đau?
- Vâng, mấy thứ này làm em đau.
Anh sờ mu bàn tay đã tím bầm của chị. Anh thò ngón tay qua mấy vòng dây trói và bắt mạch cho chị.
- Chị thấy đấy. Mạch đập mạnh, nhưng không có gì đáng ngại. Thực đáng tiếc, nhưng tôi muốn chị kêu than với đám dân làng có trách nhiệm trong chuyện này.
- Xin lỗi phải phiền anh, anh gãi giùm chỗ cổ phía sau tai em có được không?
Anh ngạc nhiên và không từ chối. Mồ hôi chị tứa ra giữa da và lớp cát. Anh cảm thấy như đang đặt các móng tay lên một quả đào.
- Thật đáng buồn. Nhưng thực sự là chưa một ai trốn thoát khỏi đây cả.
Khung cửa ra vào chợt bệch ra và như bồng bềnh trong không trung. Đó là ánh trăng... một mảng ánh sáng xanh xanh trong suốt như cánh của một con kiến. Khi mắt anh đã quen với ánh sáng đó thì toàn bộ hố cát đầy ắp ánh sáng màu lá non.
- Được rồi! Tôi sẽ là người đầu tiên thoát được khỏi nơi này cho mà xem!
Người Đàn Bà Trong Cồn Cát Người Đàn Bà Trong Cồn Cát - Kobo Abe Người Đàn Bà Trong Cồn Cát