Số lần đọc/download: 4166 / 80
Cập nhật: 2014-12-04 03:10:38 +0700
Luật Pháp Và Tình Yêu
N
hững năm đầu tiên sống tại Việt Nam, tôi rất thất bại trong tình yêu. Thấy tình yêu phức tạp quá, tôi chuyển tập trung vào kinh doanh, Nhưng công ty hoạt động mới có một năm thì tôi nhận ra một điều kỳ lạ. Tại Việt Nam, kinh doanh và tình yêu có nhiều điểm phức tạp giống nhau.
Trong kinh doanh, muốn thực hiện dự án thường sẽ rất khó xác định quyền quyết định nằm ở đâu, thuộc về ai. Có thể là bộ abc, có thể là bộ xyz} rồi đến với các sở, cục, phòng - chưa kể những người làm việc tại các nơi đó.
Chuyện thú vị là ở Việt Nam, tình yêu cũng rất giống thế. Muốn yêu một em xinh đẹp thường sẽ rất khó biết nên lấy lòng ai — có thể ông bố, có thể bà ngoại, có thể thằng em trai đáng ghét. Trong đa số trường hợp, muốn chắc chắn chỉ có mỗi cách là phải lấy lòng tất.
Sự giống nhau không dừng lại ở đó. Ở Việt Nam, cả Luật kinh doanh lẫn Luật tình yêu đều mơ hồ như nhau.
“Doanh nghiệp nên được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển” là câu riêu biểu trong văn bản luật kinh doanh các loại. Nhưng điều kiện gì? Tạo bằng cách nào? Mọi thứ đều biến mất trong sương mờ câu chữ.
Luật rình yêu cũng mơ hồ không kém. “Hai người có quyền tìm hiểu nhau,” luật sẽ nói. Nhưng tìm cái gì? Hiểu thế nào?
“Không sao, ” người Việt hay nói. “Ở đây luật chi là mở đầu. Cứ đợi nghị định ra, mọi thứ sẽ rõ hơn.”
Tuy nhiên, khi nghị định đã ra thì mọi thứ chỉ rõ hơn mà chưa rõ hẳn. “Công ty loại n được phép thực hiện dự án loại x. Thế nhưng dự án loại X gồm những yếu tố gì và công ty loại n phải chứng minh khả năng bằng cách nào? Cứ một chi tiết làm rõ là xuất hiện thêm hai chi tiết mơ hồ hơn trước.
Nghị định tình yêu sẽ có những điều khoản như: (a) Hai người không được phép đi chơi về muộn (nhưng không nói mấy giờ cô phải có mặt ở nhà), (b) Anh được phép dẫn cô đi du lịch (nhưng không nói du lịch kiểu gì), (c) Cô được phép giới thiệu anh với gia đình (nhưng không nói vào dịp nào). Muốn biết rõ hơn nữa thì phải chờ... thông tư hướng dẫn. Tức phải kiên nhẫn thêm một thời gian. Nhưng đã sốt ruột rồi, đã kiên nhẫn lâu rồi, muốn làm một số việc cụ thể quái Ví dụ, cầm tay. Nghị định không nói về việc này. Nghị định chỉ nói: “Hai người có quyền thể hiện tình cảm dành cho nhau qua những hành động phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Vậy nên các anh chàng muốn cầm tay cô bạn gái của mình sẽ có hai sự lựa chọn: (1) đợi thông tư hướng dẫn ra để biết chắc chắn hành động dự định của mình có được phép thực hiện hay không, hoặc (2) cứ làm đi và hy vọng thông tư hướng dẫn lúc ra không có gì quá trái chiều với những gì mình vừa thực hiện xong.
Mà kiên nhẫn đợi đến khi cầm cả luật, cả nghị định, cả thông tư hướng dẫn trong tay nhiều khi không khác gì ôm bom ba càng. Ở Việt Nam, trong kinh doanh lẫn tình yêu, tôi thấy các anh “cứ làm đi” thường rất thành công, trong khi các anh dần dần bước về phía trước chết sớm mà thôi.
Điểm giống thứ ba là cách tư vấn. Muốn thực hiện dự án phải gặp luật sư, muốn phát triển tình cảm phải gặp thầy bói. Hai việc đó có giống nhau không? Quá giống nhau ở điểm: hỏi một trăm người sẽ có một trăm câu trả lời khác nhau, còn trả lời xong người nào cũng đòi tiền hết.
Thêm vào đó, người nào cũng có cơ sở đặc biệt của riêng mình, không phải tự nhiên mà nói đâu. Đó sẽ là cơ sở oai oách, gồm cả tài liệu, cả giải thưởng, cả nhiều năm kinh nghiệm chưa bao giờ tư vấn sai. Dựa trên cơ sở đó, luật sư A sẽ bảo dựa án có thể được thực hiện, luật sư B bảo không. Thầy bói A bảo hai người sẽ hạnh phúc lắm, thầy bói B bảo không. Nghe lời ai? Tin ai?
Theo kinh nghiệm của tôi, nên đặt niềm tin vào ông luật sư, bà thầy bói thân nhất với người có thể giúp mình nhiều nhất. Có thể là ông luật sư học cấp ba cùng bác trưởng phòng duyệt dự án. Có thể là bà thầy bói lâu năm tư vấn cho bà nội người yêu. Nói tóm lại, nên chọn “người tư vấn” có quan hệ rất tốt với “người có quyền quyết định”.
Nhưng như thế lại là quay trở về với vấn đề đầu tiên!