You carry Mother Earth within you. She is not outside of you. Mother Earth is not just your environment. In that insight of inter-being, it is possible to have real communication with the Earth, which is the highest form of prayer.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 25
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1914 / 61
Cập nhật: 2015-07-18 13:01:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
Ông dược sĩ bỏ hai bọc ni-lông nước vĩ đại xuống đất rồi rề lại ngồi bên Hoàng Việt, soán ngôi giã gạo của ông ta và nói:
- Cái vụ này không phải là nghề của anh. Đưa cho tôi sáng tác thuốc tán cho. Rồi tiếp – Hồi mới ra Hà Nội, tôi bi đày vô Ty Y tế Hà Tĩnh, một cái ty nhỏ bằng cái bẹn l… con nít. Công tác ở đây hai năm, chẳng thu thập được một kinh nghiệm hoặc kiến thức nghề nghiệp gì, nhưng tôi có nghe được một chuyện thiệt ngộ. Số là ở Ty Y tế tỉnh có một nữ bác sĩ mới ra trường. Một hôm có một cặp vợ chồng Nam Bộ tập kết đến. Anh chồng vào phòng trình bày với bà bác sĩ như sau: “Không biết tại sao tôi cứ địt liên miên không ngưng được, cứ mười lăm hai mươi phút lại… một phát. Vợ tới nằm bên cạnh không chịu nổi phải bỏ đi. Không tin bà hỏi vợ tôi xem có đúng không?” Bà bác sĩ đỏ mặt tía tai nhưng cũng gượng mời bà vợ vô xác nhận. Bà vợ cũng khai thật như vậy: Đàn ông nhà tôi địt liên tục bà bác sĩ ạ. Tôi không có ngủ nghê gì được, bà bác sĩ có thuốc gì ngưng bớt lại không, nếu cứ thế này thì tôi ốm mất. Bác sĩ hỏi: Anh ấy thường bữa ăn những món gì. Chi vợ đáp: Dạ thì cơm cơ quan đâu có gì cho lắm, cho nên tôi mua đậu phộng rang mặn để trong hộp ghi-gô, mỗi bữa ăn xúc ra vài muỗng thêm với thức ăn
- Vậy còn tệ hơn nước mắm đổ lộn mỡ nữa! – Tôi vọt miệng nói.
- Đâu có tệ gì! Bà bác sĩ đã chắc mẽm là đã phát hiện một phương thuốc mới cho nhân dân nhất là cho mấy ông Bộ Chính Trị già cúp rồi mà còn ham hầu non. Bà bảo anh chồng: Đấy là vấn đề sinh lý lẫn tâm lý. Vậy ta phải dùng khoa tâm lý lẫn thuốc men, nhưng phải lấy tâm lý làm chính. Đồng chí có biết khi Hồ chủ tịch yếu đôi mắt, Hồ chủ tịch tập nhìn vào bóng tối để tự luyện nhãn lực hay không. Và phương pháp này đã thành công. Bây giờ Hồ chủ tịch đã có cặp mắt sáng vô cùng. Về bệnh… của đồng chí, đồng chí nên biết tự chế. Khi muốn… cái vụ đó thì đồng chí nên tự bảo thầm là không nên… làm thế nữa, chẳng những có hại sức khỏe cho đồng chí mà còn hại sức khỏe cho vợ đồng chí, như vậy năng suất công tác sẽ xuống thấp, sẽ có ảnh hưởng cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà…
- Và Hòa bình thế giới nữa chứ! – Hoàng Việt chêm vào – Bốn kí lạc bằng kí thép mà!
- Bà bác sĩ không cho thuốc men gì cả mà bảo anh chồng về thi hành phương pháp đó, ba hôm sau trở lại khám! Hôm sau có một cặp vợ chồng người Bắc đến khám. Ông chồng thú thật là mình yếu sinh lý không thỏa mãn được vợ. Anh ta còn thú thật rằng khi ở nhà trọ hợp tác xã anh có nghe qua tấm vách cót thưa thớt hai vợ chồng một anh cán bộ cãi nhau. Người vợ than phiền “Anh đ. gì đ. không nghỉ vậy ai chơi cho nổi! Bác sĩ bảo anh nghỉ ăn đậu phộng mà anh không chịu nghỉ thế nên vẫn bệnh nào tật ấy! Mai tôi đem quăng cái hộp đậu phộng thế là anh dứt cái vụ ấy ngay.” Kể xong câu chuyện đó, bệnh nhân nhờ bác sĩ xác nhận xem đậu phộng có phải là củ lạc ở xứ ta không và có phải lạc rang chữa bịnh yếu sinh lý một cách hiệu quả không? Bà bác sĩ gật đầu lia lia và ghi liền một đơn thuốc: “Mỗi ngày cung cấp cho bộ phận tiêu hóa hai thìa vun lạc rang mặn liên tục, trong hai tuần lễ, khám lại.” Hai tuần lễ sau, bệnh nhân đến báo cáo kết quả không mấy gì lạc quan. Bác sĩ gia tăng liều lượng gấp đôi. Hai tuần sau lại đến, vẫn không lạc quan. Bác sĩ lại gia tăng lên gấp bốn của lần thứ nhì! Không đợi đến tuần sau mà chỉ hôm sau, vợ bệnh nhân tới than thở: Anh ấy nằm mẹp không dậy nổi! – Bác sĩ gắt – ” Cái gì quá lố đều không tốt cả. Phải biết tự chế lấy mình chứ. Tôi đã cho liều cực mạnh, nên anh ấy ham hố cái vụ kia quá mức kế hoạch cho nên bây giờ mới ngóc đầu dậy không nổi chớ gì. Nếu anh ấy điều độ như mấy ngày đầu vậy thì đâu có đến nổi?” Vợ bệnh nhân nói: “Mấy ngày đầu anh hoàn thành kế hoạch gia đình cũng như cơ quan hoàn thành kế hoạch nhà nước vậy ạ!” Thấy không? Năm trăm phần trăm – Bà bác sĩ suýt kêu lên vì mừng rỡ nhưng sực nhớ lại năm trăm phần trăm của cơ quan là báo cáo ma nên tốp lại kịp và gắt: “Vậy ra ba cái củ lạc không ra cái củ… gì ráo à?” – “Dạ ảnh toàn đánh dấm ạ!” Ối giời ơi! – Bà bác sĩ kêu lên – Thằng cha Nam Bộ hại tôi rồi. Đánh dấm không nói đánh dấm mà nói đ… có chết người không? May cho tôi là tôi chưa báo cáo sáng kiến lên Bộ Y tế (*) chứ nếu tôi nhanh nhẩu đoản thì tôi bay chức rồi.
(*) Bà bác sĩ ơi, bà chớ có ngây thơ, dù bà đã tìm ra cái sáng kiến lạc rang kia nữa thì các lão Bộ Chính Trị cũng không có dùng đâu. Các lão có dái bò Mông Cổ và sâm Triều Tiên. Cũng như năm nay 1989 các lão hô hào nhân dân ta uổng nước tiểu để tri bệnh, nhưng các lão và dòng họ thi xài thuốc Mỹ thuốc Tây mút mùa cu xanh thôi
Ông dược sĩ kể xong thì buông hòn đá cuội dùng làm chày giã gạo từ nãy giờ, kêu:
- Ngôn ngữ bất đồng, kẻ nói “dấm” người hiểu “ớt” làm thế nào thống nhất đất nước được!
Tôi cười:
- Thì cả hai thứ đó cũng bỏ chung vô “nước mắm đổ lộn mỡ” cả chứ gì!
Cả bọn cùng cười. Hoàng Việt ngẫm nghĩ một hồi rồi tiếp:
- Tao đang nghĩ xem bên Bungari có thể dịch cái chuyện đó của mình không?
- Cái “sự” đó bên Bungari gọi là gì anh Bảy?
- Tao không biết!
- Ở bên đó lâu vậy mà anh không biết cái tiếng phổ thông đó sao? Vậy mỗi khi anh dắt mấy em vô rừng nhậu pícnic rồi đi tới cái sự đó anh nới làm sao?
- Đâu phải nói bằng mồm nữa mà nói bằng tay bỏ ngón sol đố mì chớ mậy!
Có lẽ ông dược sĩ ở gần bên vợ luôn nên phải giữ mồm giữ miệng và có cả một bầy tiên nữ đi theo nên càng giữ đạo đức, bao nhiêu tiếu lâm y tế đều bị ém chặt trong dạ dày, kỳ này gặp các nhà nghệ sĩ tha hồ ngã mặn.
Ông ta hăng hái tiếp:
- Còn một chuyện nữa ác lắm!
- Chuyện “anh đội Miền Nam ơi, giúp em tí” chứ gì! Hoàng Việt xen vào.
Tôi cười lăn ra:
- Tưởng chuyện gì chớ chuyện đó chắc tôi đã ghi sổ tay rồi. Đâu kể nghe coi giống không?
- Thì cũng đại khái đó là hên như cô nông trường của mày chớ gì. Thằng cu con hoàn thành kế hoạch năm trăm phần trăm bỏ chỉ tiêu nằm trơ trơ mà chạy làng.
Vân tiếp:
- Nhưng may cái là có anh đội Miền Nam.
- … được điện khẩn về ghé qua, phải không?
- Nàng ta kêu ” anh đội Miền Nam ơi, giúp em tí! ” Thế là anh đội tiến vào cái chỉ tiêu và nghiến răng: Muốn chết tao cho mày chết. Nó..ào!
- Ba ván không bỏ dở ván nào!
Ba thằng đang cười thì có tiếng từ dưới suối vọng lên:
- Anh Vân ơi 1 Giúp em tí!
Bọn này lại cười ầm lên! Vì đó là tiếng của chị Phụng. Tôi bảo Vân:
- Đi xuống giúp vợ mày đi. Đạt kế hoạch nhanh nhanh nhé! Đứng lên…nà…ào!!
- Không đạt nổi đâu cha non!
Vân “giúp em tí” mang đồ lề lên lều nào nước, nào quần áo ướt lùm đùm lề đề. Chị Phụng trách yêu chồng:
- Anh bảo anh lên rồi trở xuống liền sao ở trên này lâu thế. Em đợi mãi.
- Mà nó có “giúp” chị tí nào không?
- Dạ có ạ, ảnh giúp nhiều chứ ạ!
Tôi và Hoàng Việt cười ngặt nghẹo. Hoàng Việt hỏi:
- Thím biết tại sao nó ở trên này lâu vậy không?
- Chắc ảnh uống trà với anh chớ gì!
- Không, nó mắc rang đậu phộng đó chị ơi!
- Đậu phộng ở đâu mà có!
Tôi và Hoàng Việt cười ầm lên. Chị Phụng không hiểu chuyện gì. Vân nói:
- Hộp đậu phộng lương khô của mình đấy em.
Chị Phụng gật đầu:
- Ừ phải rồi, đem ra cho mấy ảnh uống trà đỡ đỡ!
- Ủa vậy chú Vân có món thuốc quý đó nữa sao thím? — Hoàng Việt hỏi.
- Có chứ anh, đeo dính trong lưng mà. Anh ấy bồi dưỡng bằng hộp đậu rang đó.
- Mỗi ngày chú uống mấy thìa vun?
- Dạ đậu phộng mà, đâu có uống được anh!
- Tôi nghe ông dược sĩ nói đó là thuốc quí. Bác sĩ nào viết toa cho chú ấy vậy thím?
- Bác sĩ nào đâu anh? ảnh tự “cho toa” ảnh đó chớ!
Vân cười:
- Anh mới vừa kể cho các ông nghe xong cái vụ bà bác sĩ ở Hà Tĩnh.
Chị Phụng đỏ mặt và quay đi:
- Hết chuyện rồi sao anh kể chuyện đó? Các ảnh ngạo anh cho coi!
Nhờ lều của ông dược sĩ kín đáo nên chị Phụng nấu cơm bên trong, khói ít bay lên. Cơm xong Vân bắt đầu nấu cao khỉ.
Hai cái nhà máy nghiền gạo đã hoàn thành kế hoạch. Bột gạo rây rắc tùm lum trắng một vùng đất sỏi. Cả hai đều phồng tay. Vân nói:
- Vợ tôi có thể làm bánh chiều nay ăn chơi.
- Bánh gì?
- Bánh bèo, bánh bò, bánh lá, bánh xếp, các thứ bánh làm bằng bột gạo, kể cả bánh xèo.
- Bánh xèo! – Tôi reo lên – Chị cho ăn một bữa bánh xèo đi! Nhưng mà… Tôi giật mình rút ý kiến lại – Ở đây đâu có phải là Vườn Cò hoặc Ông Dèo Cần Thơ mà chị làm được các món đó. Làm sao có chảo? Mỡ đào ra? Đâu có nghệ để pha bột?
Vân xua tay:
- Mày đừng có lo! Tao có cả.
- Trời đất! ăn một miếng bánh xèo ở giữa Trường Sơn này còn hơn ăn yến với Ngọc Hoàng nữa đó.
Vừa dứt lời thì anh giao liên tới. Bây giờ tôi mới nhìn kỹ anh ta. Một anh chàng gầy như những chàng giao 1iên khác mà tôi đã gặp từ Làng Ho tới đây, nhưng anh chàng này lại mang giày ba ta, loại giày mà quân đội Nhân Dân Việt Nam dùng ở Hà Nội khi duyệt binh. Anh ta nói:
- Trận bom đêm qua tôi tưởng vừa chết vừa bị thương trên hai mươi người, nhưng các đoàn báo cáo tổng cộng lại, trên ba chục. Hiện đoàn đang đi tim người mất tích của họ.
Tôi vọt miệng hỏi:
- Hồi nào tới giờ mình có bị trận nào như vầy chưa đồng chí.
Anh giao liên nói:
- Đây là lần thứ nhất.
- Thứ này không đề phòng được!
- Trời kêu ai nấy dạ thôi! Đang ngủ chết luôn không biết gì hết! – Anh ta nói tiếp – Chúng tôi yêu cầu mỗi một đoàn cho một vài người đến tiếp với chúng tôi thu dọn chiến trường. Ở đây ai trưởng đoàn?
- Tôi ạ! – Vân đáp.
- Đoàn đồng chỉ có bao nhiêu người?
- Mười hai người, nhưng toàn là nữ giới! Chỉ mình tôi là sồn sồn đây thôi.
- Các bà thì làm gì được.
- Không sao, tôi xung phong! Tôi là bác sĩ!
- Thế thì hay lắm. Đồng chí cứ lại đằng trạm kia!
- Trạm nào? Trạm cứu thương à?
- À! Không có trạm nào cả, lại đằng chỗ thương binh tập trung chờ cứu thương.
- Ở đây không có trạm xá trạm gì hết sao đồng chí?
- Một cuộn băng còn không có nữa là trạm xá. Người ta bị lùa vô đây và tự lực sống, tự lực chết. Đồng chí xem, tất cả tài sản trang bị của một tên giao liên, tôi đi đâu cũng mang dính theo người, có thế này thôi. Trước tình thế này, tôi giải quyết cách nào? Tôi chỉ trốn. Nếu không, họ đánh tôi. Họ đã dọa bắn bỏ rồi.
- Tại sao đánh?
- Họ điên họ đánh bậy vậy thôi! Đồng chí là bác sĩ thì hãy đến đó dùm đi. Tôi không dám trở lại. Họ hạch sách đủ thứ. Tôi không có thứ gì. Họ nổi sùng lên.
- Rồi có chuyện thì ai dẫn đường?
- Tôi ở luẩn quẩn quanh đây chứ có dám đi đâu. Tôi cũng còn có trách nhiệm với các đồng chí.
- Hiện giờ có chừng bao nhiêu người ở đây?
- Cứ đến ào ào, tôi đâu có biết.
- Không có kiểm điểm quân số gì hết, rồi làm sao đồng chí biết ai còn ai mất.
- Cái đó tôi không chịu trách nhiệm!
Hoàng Việt xen vào:
- Rủi có vài người đau đi không kịp đoàn, bị rơi lại sau rồi đồng chí làm sao?
- Đâu có làm sao! Rủi lạc hoặc theo không kịp thì rán chịu.
Vân nai nịt và quảy túi thuốc lên vai. Tôi cũng đi theo cho biết. Lâu quá mới thấy hố bom. Hồi kháng chiến chống Pháp tôi thấy được chục rưỡi lần. Khi máy bay leo thang ra miền Bắc thì tôi thấy dấu đạn rốc kết lẫn hố bom. Nhưng hố nhỏ thôi. Bây giờ hố to gấp ba lần cái hố mà tôi thấy ở Vinh. Và không phải một cái. Sáu cái liền. Cách một quãng, lại năm sáu cái liền nữa. Cái gì có thể còn được (dù cái đó là sắt đá đi nữa) ở khoảng cách giữa hai chiếc hố với nhau? Sức hủy diệt thật kinh khủng. Một vùng đất trống rộng được khai phá giữa rừng đêm qua bằng bom, trong nháy mắt. Nơi đó, trước một phút là rừng cây với tàng lá bịt bùng mặt trời không rọi thấu đất, là bếp lửa, là cơm nước, là trò chuyện, là nghỉ ngơi,là mơ tưởng quê hương. Sau tiếng ầm tất cả không còn gì ngoài cát bụi. Cây bật gốc, đất đào thành hố, đất nghiền thành cám thịt xương cũng tan như bụi. Cố nhiên rồi. Nhưng những ai? Vì sao? Cha mẹ vợ con họ ở Miền Nam trông chờ. Hai năm. Không thấy. Mười năm vẫn không thấy. Và không bao giờ thấy. Cũng không bao giờ biết được tại sao người ra đi không trở về. Sẽ không có một mẩu giấy nào báo tin. Chính những kẻ chủ trương đẩy họ vô đây cũng không có sổ sách nhật ký của một anh đồ tể của lò sát sinh. Họ lùa vô đây đông quá. Có số triệu. Ai đếm nổi? Nhất là tất cả đều đổi tên. Ai mò cho ra gốc.
Khi tôi vừa trông thấy chỗ tập trung thương binh, tôi bảo Vân:
- Mày ở đó làm việc, tao về lều.
- Tại sao?
- Tao không chịu nổi…
- Mùi tanh à?
- Không phải! Chính là sự bi thảm.
- Nghề của tao là thế đó.
- Mày đã trở lại thời kỳ hai mươi năm trước. Cắt tay chân thương binh bằng cưa thợ mộc.
Bỏ Vân ở lại, tôi quay về. Vừa đi vừa nhắm mắt, vấp ngã, mở mắt, bò càn qua những thân cây, những hố bom đất đen như than.
Về đến nơi tôi mắc võng nằm ngay, mắt nhắm tít, cố xua đuổi những gì mắt tôi đã chụp được: toàn bộ bức tranh máu.
Bữa bánh xèo dự định đã tan trong ý tưởng. Chỉ có bữa cơm chiều lạt lẽo.
Tối mịt Vân mới về. Hắn đứng ngoài lều gọi vợ:
- Em lục đưa anh cục xà bông.
- Cần chai cồn không?
- Cồn đâu cho đủ.
Chờ cho Vân tắm rửa xong trở lên lều, tôi mới vào, hỏi:
- Bao nhiêu?
- Ai biết được!
- Mày băng bó bao nhiêu người?
- Từ đó tới giờ. Không có gì hết. Xé chăn màn làm băng. Chặt cây rừng cặp nẹp xương gãy.
- Có nghe tin đoàn thằng Cao không?
- Không! Nhiều đoàn bay gần hết.
- Rồi giải quyết số chiến thương thế nào?
- Không biết t Cứ để đó cho họ rên. Một số lớn sẽ không qua khỏi đêm nay. Một số khác vài ngày thì chết nếu không đưa kịp đến viện: Đưa bằng gì? Khiêng! Ai khiêng? Ai chịu trách nhiệm? Giao liên! Mà giao liên không nhận trách nhiệm đó. Và chỉ có một thằng là tao, làm gì được? Nó trốn là phải! Phải trốn.
Ngưng một chút.
- Sáu chục quả bom mày ạ. Vân nói..
- Mày đếm à?
- Mấy chả bảo thế.
- Ai?
- Tụi chết hụt!
- Chôn cất thế nào?
- Ai chôn?
- Biết đâu! Chứ không ai chôn cất gì hết à?
- Đâu còn ai ở đó mà chôn cất.
- Rồi để vậy hay sao?
- Tao biết trả lời cho mày thế nào? Ai còn sống đã bò lê đi hết ráo rồi! – Nói xong, Vân móc túi quần đưa cho tôi một cái bóp, bảo – Đây là cái bóp của tao lượm được, rồi rút trên túi quần một xấp giấy, nói – Đồng chí này bị đứt mất một cánh tay, cánh kia còn dính da. Tao dùng dao mổ cắt tiện như đồng đội chặt tay La Văn Cầư trong chiến dịch biên giới. Máu đã ra nhiều quá. Nếu tao đến sớm có thể kịp Tao băng bằng cái áo của tao. Anh ta còn tinh nhưng nói hết ra tiếng rồi. Môi mấp máy và đầu gục gặc xuống ngực. Tao đoán chắc anh ta muốn tao móc đồ trong túi áo anh ta ra. Tao móc xấp thư vấy máu, liếc qua thấy mấy chữ Biển Bạch ở dưới cuối tờ giấy. Tao hỏi “Nhà ở xã Biển Bạch hả?” Anh ta gật. Tao hỏi: “Có vợ con gì chưa?” Anh ta lắc. Tao hỏi cha mẹ có còn đủ không? Anh ta gật. Tao nói: “Để tôi giữ mấy lá thư này, khi về tới trong Nam tôi tìm cách nhắn tin dùm cho”. Anh ta gật khe khẽ mà nước mắt ròng ròng.
Vân cũng nghẹn ngang, không nói nữa và kêu chị Phụng lấy cơm ra ăn. Tôi không ăn được, bỏ về võng nằm, lấy đèn pin bấm lên và giở chiếc bóp ra. Một tấm hình bán thân gắn ở ngăn đầu. Tôi kêu lên. Hoàng Việt nằm im từ lúc Vân về lều tới giờ nghe tiếng kêu cửa tôi, bèn hỏi.
- Lại một thằng quen thăng thiên hả?
- Anh nhớ ba lão “tá” đi lậu không?
- Nhớ chớ!
- Cái lão đen đen trán hói hói! Anh nhớ không?
- Mấy chả đi đổi chó đổi gà trong làng khu Eo đó mà! Rồi sao?
- Đây là cái bóp cửa chả.
- Trời đất! Sao mày biết chắc là của chả?
- Hình chả đây nè. Ảnh chụp mang lon đại úy.
Hai đứa lặng im. Tôi xếp bóp lại, tắt đèn. Cái chết đến thật là chóng vánh. Đáng lẽ mấy ông đi tuốt rồi! Nếu không kẹt đường thì đâu có bị bom trộm.
Bôn ba về xứ, chẳng ngờ nằm lại giữa đường. Ở mấy trạm trước đây một ông già năm mươi lăm tuổi đã kiệt sức Và cũng nằm lại trong một cái hố cạn sát và không đủ bề dài cho ông, đào bởi những cánh tay rũ liệt. Nhưng ông hãy còn được vùi dập ấm áp hơn nhà quân sự này. Ai biết được thịt xương ông bay về hướng nào hay văng mắc trên cành cây ngọn cỏ nào? Có thánh thần mới biết.
Khi tôi đến đơn vi Công binh của ông ta đóng ở Bến Phà Lược gần đền Vua Lê ở Lam Sơn, để tìm tài liệu và truyện “Những Tiếng Nổ Ngầm” nói về chiến công đánh sập cầu Bến Lức trong cuộc kháng chiến chống Pháp Nam Bộ, tôi được ông chỉ huy này ưu đãi vô cùng. Muốn gì cũng được cả. Kể cả ăn uống ăn chung mâm với Ban Chỉ Huy. Lúc đó ông đã ngoài bốn mươi mà chưa vợ con gì. Đi kháng chiến hồi 45 lúc hai mươi hai tuổi, hòa bình ba mươi hai, mươi năm trên đất Bắc gió bấc mưa phùn gã thanh niên đã trở thành ông già tóc lốm đốm bạc. Có một lần đánh bạo hỏi một cô gái địa phương, liền bị từ chối thẳng thừng. Ông ta cũng nói trắng trợn ra: Về Nam kiếm ổ nào đố, “hốt” một cái, chớ con gái hết ưng mình rồi. Có lần tôi nói, cho ông biết là con gái quê mình chờ dân tập kết về đón cả hai tay và sẵn sàng trừ cho mười tuổi, nghĩa là ông còn thanh niên mới ba mươi hai xuân xanh. Ông cười khè khè: Tụi nó nói vậy thôi, chứ khi mình về, tụi nó kêu bằng “bác.” Bây giờ cả mộng hốt ổ cũng không thành. Sống cô đơn, chết cũng cô đơn.
Tôi đã được cậu giao kết giao cho kỷ vật của một thằng bạn ở trạm ngoài, bây giờ vô đây lại thêm một món nữa. Từ đây về đến nơi còn bao nhiêu loại kỷ vật này, hay ngược lại, một người khác cũng sẽ lượm được cái bóp của tôi.
Không ai bảo ai, những người đi trên đường này đều ghi rõ tên mình, địa chỉ bố mẹ, hoặc vợ con sau lưng tấm hình của mình hoặc trên một mảnh giấy con cất kỹ trong bóp. Tôi cũng thế. Khi giã từ Hà Nội thì chưa làm, nhưng sau vài cơn sốt thì tôi làm việc đó một cách rất cương quyết. Không đợi tới bây giờ.
Vân ăn cơm xong, tôi hỏi:
- Mấy giờ rồi mậy?
Chị Phụng giơ tay lên bấm đèn pin và kêu:
- Ủa sao bây giờ mới có hai giờ.
- Đồng hồ của chị là loại ô-tô ma… lắc chắc.
- Xách-mác-đâm-ba nha (*) đó nghe mậy! – Vân cười hóm hỉnh.
(*) Đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Printania Suisse made.
- Xách-mác gì kỳ vậy.
Chị Phụng lắc lắc đưa lên tai nghe và nói:
- Chết cứng rồi! – Chị mở ra đưa cho Vân xem.
Vân lắc lắc, vặn vặn, nhưng vẫn lắc đầu. Rồi thốt lên:
- Thôi đúng rồi. Bom nổ chấn động hỏng trục gió.
Hôm sau giao liên tới bảo dời địa điểm vì có mùi. Anh ta lắc đầu:
- Nguy quá! Không biết chừng nào mới xoi thông đường. Ở tràn lan thế này nó chơi một phát nữa rụng hết.
- Đi đâu đồng chí?
- Kỳ này tôi phải cho đóng xa suốì mới được.
- Sao vậy?
- Tụi nó biết chỗ nào có suối là có mình đóng chớ sao.
Tất cả đoàn này đoàn nọ lôi thôi lếch thếch đi theo anh ta, không còn trông ra cái thể thống đi giải phóng Miền Nam gì nữa. Kẻ quảy, người xách, ôm, gánh một cách trăm hoa đua nở.
Tôi hỏi Vân:
- Đi trở ra hay sao thế này?
- Nó dắt đi thì đi, nó bảo đứng thì đứng. Không được hỏi.
- Mình đã qua khỏi khúc Eo chưa?
- Ối ồi! Qua lâu rồi, sắp tới Cà Mau!
- Vậy qua khỏi Bà Đầm Thái Lát Ông Dèo rồi à?
- Chưa, sắp tới! Chừng nào qua vịnh Trà Bay là thấy lố dạng Kinh Xáng Xà No đổ qua Kinh Mười Thước thì tới Kinh Xáng Bà Đầm.
- Thôi mấy ông ơi, đừng có nói kiểu đó, nhớ nhà đứt ruột đứt gan đi! – Chị Phụng phản đối.
- Tới nơi làm bánh xèo nghe chị!
- Tôi rầu thút ruột đây xèo gì nổi mà xèo..
- Sống ngày nào lạc quan ngày nấy chứ chị? Sống phải no để khỏi chết đói chứ!
Giao liên dắt đi gần nửa ngày đường mới cho hạ trại. Anh ta trỏ tay bảo: “Suối hướng đó.”
- Chừng nào đi, đồng chí?
- Chừng nào có lệnh thì đi! Các đồng chí ăn ở cho cẩn thận! – rồi biến mất.
Bọn chúng tôi trên dưới mười lăm người, kể cả đám nữ tùy tùng của dược sĩ Vân, – ngơ ngác như một bầy vịt bị lùa tới giữa đồng hoang phải tự tìm lấy bồ cào châu chấu ốc đỉa rắn rết mà rỉa mà tự tìm lấy cách sống.
Chúng tôi không dám kêu than gì, bởi vì hắn ta còn di chuyển nhiều đoàn khác nữa. Theo hắn nói thì lần này giàn thật mỏng rủi có ăn bom thì không bi thiệt hại nặng như vừa rồi. Dưới chân là cỏ và lá cây mục ngập đến quá mắt cá, trên đầu thì tàng lá bịt bùng. Nhiều thứ cây có gai, lạ lùng. Nhiều thứ dây leo cũng có gai như móng ó, chúng tôi gọi là dây ác ó. Đang lom khom chui chui bị một cái móc vào trán hoặc vành tai thì dựng ngược lại như cá bị lưỡi câu.
Buông ba-lô và các đồ lề xuống đất, chúng tôi nghĩ ngay tới việc đi lấy nước. Vân bảo:
- Chuẩn bị lon hộp và ni-lông, bi-đông đi một chuyến xài vài ngày.
Vân bảo các cô nàng hãy ở tại chỗ, để đám đực rựa “mở đường khai lối trước” rồi sau hãy “theo vết người xưa”.
Tôi và Hoàng Việt đi theo dưới sự lãnh đạo của ông dược sĩ. Đường phải mở lấy mà đi. Nước phải đi múc mà uống. Vỏ cây đó phải cạp lấy mà ăn. Giây ác ó rậm bi rậm bịt vạch qua được lùm này tới bụi khác. Máu đổ trên đường. Đang đi bỗng Vân quay lại.
- Các ông có nghe gì không?
- Nghe gì là nghe gì?
- Thum thủm.
- Có à?
- Tao nghe rõ ràng mà? – Vân vừa nói vừa đi tới.
Chỉ được một quãng thì mùi thum thủm đã chạm mũi tôi
- Đúng rồi.
- Tanh tanh! Hoàng Việt nói sau tôi.
Bỗng Vân dừng lại và kêu lên:
- Xui bỏ mẹ!
- Cái gì?
- Thây ma! – Vân nói tỉnh bơ.
- Ai tới đây được mà chết?
- Chỉ có một cái đùi thôi!
- Bậy hoài mậy!
- Đây kìa! – Vân né qua một bên rồi đẩy tôi đến. – Coi kìa!
Tôi nom theo tay Vân chỉ. Một chiếc đùi người ta mắc trên cành cây hình chữ V lật úp bàn chân còn mang dép cao su. Tôi vừa bịt mũi vừa ói:
- Thôi, quay trở lại cha! Cái đùi bay từ đằng kia tới đây cơ à?
Vân quẹo sang một bên rồi đi tới và nói:
- Chiếc dép còn tốt. Để tao mách cho đứa nào cần thì tới lột lấy xài.
- Thằng nào dám?
- Mày giỡn hoài? Mày không biết chứ. Nó lột cả mùng tăng và vứt cái xác đồng đội xuống đất để lấy cái võng.
- Để nằm à? Còn võng của “nó” đâu?
- Một cái võng đổi được mấy con gà hoặc nửa con heo. Mấy thằng có võng đôi xé một nửa đổi đồ ăn với đồng bào Thượng còn có nửa cái ngủ không có gì đắp, muỗi đòn xóc chích, bị sốt rét. Cái việc tuần hoàn ăn ngủ của lính ta ở đây là thế.
Suối không xa lắm. Đã nghe nước chảy róc rách, nhưng càn rách quần áo mới tới được mé nước. Bất cứ nước gì, có nước là được rồi. Không có nước không làm gì được Tôi đã từng lọc nước vũng voi nằm để uống. Chỉ hôm sau là ngã bệnh.
Chúng tôi lấy nước đầy các lon hộp và xếp ni-lông lại hai ba lớp để túm nước buộc thật chặt và vác trên vai. Hoàng Việt lão thành dược miễn vác nước, chỉ đeo bốn chiếc bi-đông và một chùm hộp lon. Chúng tôi đi tránh cái chữ V dựng ngược. Vì phải vạch đường mới nên một bọc nước của tôi bị gai ác ó móc rách một đường dài. Nước đổ xòa cả ra, không bụm lại kịp.Tôi la lên. Vân quay lại và có sáng kiến ngay:
- Bỏ đi. Kỳ sau ta mang ba lô theo, bỏ bọc nước trong ba lô không gai gì móc thủng nổi, ngoài ra các túi ba lô còn chứa được nhiều lon hộp nữa.
Ông dược sĩ bỏ hai bọc ni-lông nước vĩ đại xuống đất rồi rề lại ngồi bên Hoàng Việt, soán ngôi giã gạo của ông ta và nói:
- Cái vụ này không phải là nghề của anh. Đưa cho tôi sáng tác thuốc tán cho. Rồi tiếp – Hồi mới ra Hà Nội, tôi bi đày vô Ty Y tế Hà Tĩnh, một cái ty nhỏ bằng cái bẹn l… con nít. Công tác ở đây hai năm, chẳng thu thập được một kinh nghiệm hoặc kiến thức nghề nghiệp gì, nhưng tôi có nghe được một chuyện thiệt ngộ. Số là ở Ty Y tế tỉnh có một nữ bác sĩ mới ra trường. Một hôm có một cặp vợ chồng Nam Bộ tập kết đến. Anh chồng vào phòng trình bày với bà bác sĩ như sau: “Không biết tại sao tôi cứ địt liên miên không ngưng được, cứ mười lăm hai mươi phút lại… một phát. Vợ tới nằm bên cạnh không chịu nổi phải bỏ đi. Không tin bà hỏi vợ tôi xem có đúng không?” Bà bác sĩ đỏ mặt tía tai nhưng cũng gượng mời bà vợ vô xác nhận. Bà vợ cũng khai thật như vậy: Đàn ông nhà tôi địt liên tục bà bác sĩ ạ. Tôi không có ngủ nghê gì được, bà bác sĩ có thuốc gì ngưng bớt lại không, nếu cứ thế này thì tôi ốm mất. Bác sĩ hỏi: Anh ấy thường bữa ăn những món gì. Chi vợ đáp: Dạ thì cơm cơ quan đâu có gì cho lắm, cho nên tôi mua đậu phộng rang mặn để trong hộp ghi-gô, mỗi bữa ăn xúc ra vài muỗng thêm với thức ăn
- Vậy còn tệ hơn nước mắm đổ lộn mỡ nữa! – Tôi vọt miệng nói.
- Đâu có tệ gì! Bà bác sĩ đã chắc mẽm là đã phát hiện một phương thuốc mới cho nhân dân nhất là cho mấy ông Bộ Chính Trị già cúp rồi mà còn ham hầu non. Bà bảo anh chồng: Đấy là vấn đề sinh lý lẫn tâm lý. Vậy ta phải dùng khoa tâm lý lẫn thuốc men, nhưng phải lấy tâm lý làm chính. Đồng chí có biết khi Hồ chủ tịch yếu đôi mắt, Hồ chủ tịch tập nhìn vào bóng tối để tự luyện nhãn lực hay không. Và phương pháp này đã thành công. Bây giờ Hồ chủ tịch đã có cặp mắt sáng vô cùng. Về bệnh… của đồng chí, đồng chí nên biết tự chế. Khi muốn… cái vụ đó thì đồng chí nên tự bảo thầm là không nên… làm thế nữa, chẳng những có hại sức khỏe cho đồng chí mà còn hại sức khỏe cho vợ đồng chí, như vậy năng suất công tác sẽ xuống thấp, sẽ có ảnh hưởng cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà…
- Và Hòa bình thế giới nữa chứ! – Hoàng Việt chêm vào – Bốn kí lạc bằng kí thép mà!
- Bà bác sĩ không cho thuốc men gì cả mà bảo anh chồng về thi hành phương pháp đó, ba hôm sau trở lại khám! Hôm sau có một cặp vợ chồng người Bắc đến khám. Ông chồng thú thật là mình yếu sinh lý không thỏa mãn được vợ. Anh ta còn thú thật rằng khi ở nhà trọ hợp tác xã anh có nghe qua tấm vách cót thưa thớt hai vợ chồng một anh cán bộ cãi nhau. Người vợ than phiền “Anh đ. gì đ. không nghỉ vậy ai chơi cho nổi! Bác sĩ bảo anh nghỉ ăn đậu phộng mà anh không chịu nghỉ thế nên vẫn bệnh nào tật ấy! Mai tôi đem quăng cái hộp đậu phộng thế là anh dứt cái vụ ấy ngay.” Kể xong câu chuyện đó, bệnh nhân nhờ bác sĩ xác nhận xem đậu phộng có phải là củ lạc ở xứ ta không và có phải lạc rang chữa bịnh yếu sinh lý một cách hiệu quả không? Bà bác sĩ gật đầu lia lia và ghi liền một đơn thuốc: “Mỗi ngày cung cấp cho bộ phận tiêu hóa hai thìa vun lạc rang mặn liên tục, trong hai tuần lễ, khám lại.” Hai tuần lễ sau, bệnh nhân đến báo cáo kết quả không mấy gì lạc quan. Bác sĩ gia tăng liều lượng gấp đôi. Hai tuần sau lại đến, vẫn không lạc quan. Bác sĩ lại gia tăng lên gấp bốn của lần thứ nhì! Không đợi đến tuần sau mà chỉ hôm sau, vợ bệnh nhân tới than thở: Anh ấy nằm mẹp không dậy nổi! – Bác sĩ gắt – ” Cái gì quá lố đều không tốt cả. Phải biết tự chế lấy mình chứ. Tôi đã cho liều cực mạnh, nên anh ấy ham hố cái vụ kia quá mức kế hoạch cho nên bây giờ mới ngóc đầu dậy không nổi chớ gì. Nếu anh ấy điều độ như mấy ngày đầu vậy thì đâu có đến nổi?” Vợ bệnh nhân nói: “Mấy ngày đầu anh hoàn thành kế hoạch gia đình cũng như cơ quan hoàn thành kế hoạch nhà nước vậy ạ!” Thấy không? Năm trăm phần trăm – Bà bác sĩ suýt kêu lên vì mừng rỡ nhưng sực nhớ lại năm trăm phần trăm của cơ quan là báo cáo ma nên tốp lại kịp và gắt: “Vậy ra ba cái củ lạc không ra cái củ… gì ráo à?” – “Dạ ảnh toàn đánh dấm ạ!” Ối giời ơi! – Bà bác sĩ kêu lên – Thằng cha Nam Bộ hại tôi rồi. Đánh dấm không nói đánh dấm mà nói đ… có chết người không? May cho tôi là tôi chưa báo cáo sáng kiến lên Bộ Y tế (*) chứ nếu tôi nhanh nhẩu đoản thì tôi bay chức rồi.
(*) Bà bác sĩ ơi, bà chớ có ngây thơ, dù bà đã tìm ra cái sáng kiến lạc rang kia nữa thì các lão Bộ Chính Trị cũng không có dùng đâu. Các lão có dái bò Mông Cổ và sâm Triều Tiên. Cũng như năm nay 1989 các lão hô hào nhân dân ta uổng nước tiểu để tri bệnh, nhưng các lão và dòng họ thi xài thuốc Mỹ thuốc Tây mút mùa cu xanh thôi
Ông dược sĩ kể xong thì buông hòn đá cuội dùng làm chày giã gạo từ nãy giờ, kêu:
- Ngôn ngữ bất đồng, kẻ nói “dấm” người hiểu “ớt” làm thế nào thống nhất đất nước được!
Tôi cười:
- Thì cả hai thứ đó cũng bỏ chung vô “nước mắm đổ lộn mỡ” cả chứ gì!
Cả bọn cùng cười. Hoàng Việt ngẫm nghĩ một hồi rồi tiếp:
- Tao đang nghĩ xem bên Bungari có thể dịch cái chuyện đó của mình không?
- Cái “sự” đó bên Bungari gọi là gì anh Bảy?
- Tao không biết!
- Ở bên đó lâu vậy mà anh không biết cái tiếng phổ thông đó sao? Vậy mỗi khi anh dắt mấy em vô rừng nhậu pícnic rồi đi tới cái sự đó anh nới làm sao?
- Đâu phải nói bằng mồm nữa mà nói bằng tay bỏ ngón sol đố mì chớ mậy!
Có lẽ ông dược sĩ ở gần bên vợ luôn nên phải giữ mồm giữ miệng và có cả một bầy tiên nữ đi theo nên càng giữ đạo đức, bao nhiêu tiếu lâm y tế đều bị ém chặt trong dạ dày, kỳ này gặp các nhà nghệ sĩ tha hồ ngã mặn.
Ông ta hăng hái tiếp:
- Còn một chuyện nữa ác lắm!
- Chuyện “anh đội Miền Nam ơi, giúp em tí” chứ gì! Hoàng Việt xen vào.
Tôi cười lăn ra:
- Tưởng chuyện gì chớ chuyện đó chắc tôi đã ghi sổ tay rồi. Đâu kể nghe coi giống không?
- Thì cũng đại khái đó là hên như cô nông trường của mày chớ gì. Thằng cu con hoàn thành kế hoạch năm trăm phần trăm bỏ chỉ tiêu nằm trơ trơ mà chạy làng.
Vân tiếp:
- Nhưng may cái là có anh đội Miền Nam.
- … được điện khẩn về ghé qua, phải không?
- Nàng ta kêu ” anh đội Miền Nam ơi, giúp em tí! ” Thế là anh đội tiến vào cái chỉ tiêu và nghiến răng: Muốn chết tao cho mày chết. Nó..ào!
- Ba ván không bỏ dở ván nào!
Ba thằng đang cười thì có tiếng từ dưới suối vọng lên:
- Anh Vân ơi 1 Giúp em tí!
Bọn này lại cười ầm lên! Vì đó là tiếng của chị Phụng. Tôi bảo Vân:
- Đi xuống giúp vợ mày đi. Đạt kế hoạch nhanh nhanh nhé! Đứng lên…nà…ào!!
- Không đạt nổi đâu cha non!
Vân “giúp em tí” mang đồ lề lên lều nào nước, nào quần áo ướt lùm đùm lề đề. Chị Phụng trách yêu chồng:
- Anh bảo anh lên rồi trở xuống liền sao ở trên này lâu thế. Em đợi mãi.
- Mà nó có “giúp” chị tí nào không?
- Dạ có ạ, ảnh giúp nhiều chứ ạ!
Tôi và Hoàng Việt cười ngặt nghẹo. Hoàng Việt hỏi:
- Thím biết tại sao nó ở trên này lâu vậy không?
- Chắc ảnh uống trà với anh chớ gì!
- Không, nó mắc rang đậu phộng đó chị ơi!
- Đậu phộng ở đâu mà có!
Tôi và Hoàng Việt cười ầm lên. Chị Phụng không hiểu chuyện gì. Vân nói:
- Hộp đậu phộng lương khô của mình đấy em.
Chị Phụng gật đầu:
- Ừ phải rồi, đem ra cho mấy ảnh uống trà đỡ đỡ!
- Ủa vậy chú Vân có món thuốc quý đó nữa sao thím? — Hoàng Việt hỏi.
- Có chứ anh, đeo dính trong lưng mà. Anh ấy bồi dưỡng bằng hộp đậu rang đó.
- Mỗi ngày chú uống mấy thìa vun?
- Dạ đậu phộng mà, đâu có uống được anh!
- Tôi nghe ông dược sĩ nói đó là thuốc quí. Bác sĩ nào viết toa cho chú ấy vậy thím?
- Bác sĩ nào đâu anh? ảnh tự “cho toa” ảnh đó chớ!
Vân cười:
- Anh mới vừa kể cho các ông nghe xong cái vụ bà bác sĩ ở Hà Tĩnh.
Chị Phụng đỏ mặt và quay đi:
- Hết chuyện rồi sao anh kể chuyện đó? Các ảnh ngạo anh cho coi!
Nhờ lều của ông dược sĩ kín đáo nên chị Phụng nấu cơm bên trong, khói ít bay lên. Cơm xong Vân bắt đầu nấu cao khỉ.
Hai cái nhà máy nghiền gạo đã hoàn thành kế hoạch. Bột gạo rây rắc tùm lum trắng một vùng đất sỏi. Cả hai đều phồng tay. Vân nói:
- Vợ tôi có thể làm bánh chiều nay ăn chơi.
- Bánh gì?
- Bánh bèo, bánh bò, bánh lá, bánh xếp, các thứ bánh làm bằng bột gạo, kể cả bánh xèo.
- Bánh xèo! – Tôi reo lên – Chị cho ăn một bữa bánh xèo đi! Nhưng mà… Tôi giật mình rút ý kiến lại – Ở đây đâu có phải là Vườn Cò hoặc Ông Dèo Cần Thơ mà chị làm được các món đó. Làm sao có chảo? Mỡ đào ra? Đâu có nghệ để pha bột?
Vân xua tay:
- Mày đừng có lo! Tao có cả.
- Trời đất! ăn một miếng bánh xèo ở giữa Trường Sơn này còn hơn ăn yến với Ngọc Hoàng nữa đó.
Vừa dứt lời thì anh giao liên tới. Bây giờ tôi mới nhìn kỹ anh ta. Một anh chàng gầy như những chàng giao 1iên khác mà tôi đã gặp từ Làng Ho tới đây, nhưng anh chàng này lại mang giày ba ta, loại giày mà quân đội Nhân Dân Việt Nam dùng ở Hà Nội khi duyệt binh. Anh ta nói:
- Trận bom đêm qua tôi tưởng vừa chết vừa bị thương trên hai mươi người, nhưng các đoàn báo cáo tổng cộng lại, trên ba chục. Hiện đoàn đang đi tim người mất tích của họ.
Tôi vọt miệng hỏi:
- Hồi nào tới giờ mình có bị trận nào như vầy chưa đồng chí.
Anh giao liên nói:
- Đây là lần thứ nhất.
- Thứ này không đề phòng được!
- Trời kêu ai nấy dạ thôi! Đang ngủ chết luôn không biết gì hết! – Anh ta nói tiếp – Chúng tôi yêu cầu mỗi một đoàn cho một vài người đến tiếp với chúng tôi thu dọn chiến trường. Ở đây ai trưởng đoàn?
- Tôi ạ! – Vân đáp.
- Đoàn đồng chỉ có bao nhiêu người?
- Mười hai người, nhưng toàn là nữ giới! Chỉ mình tôi là sồn sồn đây thôi.
- Các bà thì làm gì được.
- Không sao, tôi xung phong! Tôi là bác sĩ!
- Thế thì hay lắm. Đồng chí cứ lại đằng trạm kia!
- Trạm nào? Trạm cứu thương à?
- À! Không có trạm nào cả, lại đằng chỗ thương binh tập trung chờ cứu thương.
- Ở đây không có trạm xá trạm gì hết sao đồng chí?
- Một cuộn băng còn không có nữa là trạm xá. Người ta bị lùa vô đây và tự lực sống, tự lực chết. Đồng chí xem, tất cả tài sản trang bị của một tên giao liên, tôi đi đâu cũng mang dính theo người, có thế này thôi. Trước tình thế này, tôi giải quyết cách nào? Tôi chỉ trốn. Nếu không, họ đánh tôi. Họ đã dọa bắn bỏ rồi.
- Tại sao đánh?
- Họ điên họ đánh bậy vậy thôi! Đồng chí là bác sĩ thì hãy đến đó dùm đi. Tôi không dám trở lại. Họ hạch sách đủ thứ. Tôi không có thứ gì. Họ nổi sùng lên.
- Rồi có chuyện thì ai dẫn đường?
- Tôi ở luẩn quẩn quanh đây chứ có dám đi đâu. Tôi cũng còn có trách nhiệm với các đồng chí.
- Hiện giờ có chừng bao nhiêu người ở đây?
- Cứ đến ào ào, tôi đâu có biết.
- Không có kiểm điểm quân số gì hết, rồi làm sao đồng chí biết ai còn ai mất.
- Cái đó tôi không chịu trách nhiệm!
Hoàng Việt xen vào:
- Rủi có vài người đau đi không kịp đoàn, bị rơi lại sau rồi đồng chí làm sao?
- Đâu có làm sao! Rủi lạc hoặc theo không kịp thì rán chịu.
Vân nai nịt và quảy túi thuốc lên vai. Tôi cũng đi theo cho biết. Lâu quá mới thấy hố bom. Hồi kháng chiến chống Pháp tôi thấy được chục rưỡi lần. Khi máy bay leo thang ra miền Bắc thì tôi thấy dấu đạn rốc kết lẫn hố bom. Nhưng hố nhỏ thôi. Bây giờ hố to gấp ba lần cái hố mà tôi thấy ở Vinh. Và không phải một cái. Sáu cái liền. Cách một quãng, lại năm sáu cái liền nữa. Cái gì có thể còn được (dù cái đó là sắt đá đi nữa) ở khoảng cách giữa hai chiếc hố với nhau? Sức hủy diệt thật kinh khủng. Một vùng đất trống rộng được khai phá giữa rừng đêm qua bằng bom, trong nháy mắt. Nơi đó, trước một phút là rừng cây với tàng lá bịt bùng mặt trời không rọi thấu đất, là bếp lửa, là cơm nước, là trò chuyện, là nghỉ ngơi,là mơ tưởng quê hương. Sau tiếng ầm tất cả không còn gì ngoài cát bụi. Cây bật gốc, đất đào thành hố, đất nghiền thành cám thịt xương cũng tan như bụi. Cố nhiên rồi. Nhưng những ai? Vì sao? Cha mẹ vợ con họ ở Miền Nam trông chờ. Hai năm. Không thấy. Mười năm vẫn không thấy. Và không bao giờ thấy. Cũng không bao giờ biết được tại sao người ra đi không trở về. Sẽ không có một mẩu giấy nào báo tin. Chính những kẻ chủ trương đẩy họ vô đây cũng không có sổ sách nhật ký của một anh đồ tể của lò sát sinh. Họ lùa vô đây đông quá. Có số triệu. Ai đếm nổi? Nhất là tất cả đều đổi tên. Ai mò cho ra gốc.
Khi tôi vừa trông thấy chỗ tập trung thương binh, tôi bảo Vân:
- Mày ở đó làm việc, tao về lều.
- Tại sao?
- Tao không chịu nổi…
- Mùi tanh à?
- Không phải! Chính là sự bi thảm.
- Nghề của tao là thế đó.
- Mày đã trở lại thời kỳ hai mươi năm trước. Cắt tay chân thương binh bằng cưa thợ mộc.
Bỏ Vân ở lại, tôi quay về. Vừa đi vừa nhắm mắt, vấp ngã, mở mắt, bò càn qua những thân cây, những hố bom đất đen như than.
Về đến nơi tôi mắc võng nằm ngay, mắt nhắm tít, cố xua đuổi những gì mắt tôi đã chụp được: toàn bộ bức tranh máu.
Bữa bánh xèo dự định đã tan trong ý tưởng. Chỉ có bữa cơm chiều lạt lẽo.
Tối mịt Vân mới về. Hắn đứng ngoài lều gọi vợ:
- Em lục đưa anh cục xà bông.
- Cần chai cồn không?
- Cồn đâu cho đủ.
Chờ cho Vân tắm rửa xong trở lên lều, tôi mới vào, hỏi:
- Bao nhiêu?
- Ai biết được!
- Mày băng bó bao nhiêu người?
- Từ đó tới giờ. Không có gì hết. Xé chăn màn làm băng. Chặt cây rừng cặp nẹp xương gãy.
- Có nghe tin đoàn thằng Cao không?
- Không! Nhiều đoàn bay gần hết.
- Rồi giải quyết số chiến thương thế nào?
- Không biết t Cứ để đó cho họ rên. Một số lớn sẽ không qua khỏi đêm nay. Một số khác vài ngày thì chết nếu không đưa kịp đến viện: Đưa bằng gì? Khiêng! Ai khiêng? Ai chịu trách nhiệm? Giao liên! Mà giao liên không nhận trách nhiệm đó. Và chỉ có một thằng là tao, làm gì được? Nó trốn là phải! Phải trốn.
Ngưng một chút.
- Sáu chục quả bom mày ạ. Vân nói..
- Mày đếm à?
- Mấy chả bảo thế.
- Ai?
- Tụi chết hụt!
- Chôn cất thế nào?
- Ai chôn?
- Biết đâu! Chứ không ai chôn cất gì hết à?
- Đâu còn ai ở đó mà chôn cất.
- Rồi để vậy hay sao?
- Tao biết trả lời cho mày thế nào? Ai còn sống đã bò lê đi hết ráo rồi! – Nói xong, Vân móc túi quần đưa cho tôi một cái bóp, bảo – Đây là cái bóp của tao lượm được, rồi rút trên túi quần một xấp giấy, nói – Đồng chí này bị đứt mất một cánh tay, cánh kia còn dính da. Tao dùng dao mổ cắt tiện như đồng đội chặt tay La Văn Cầư trong chiến dịch biên giới. Máu đã ra nhiều quá. Nếu tao đến sớm có thể kịp Tao băng bằng cái áo của tao. Anh ta còn tinh nhưng nói hết ra tiếng rồi. Môi mấp máy và đầu gục gặc xuống ngực. Tao đoán chắc anh ta muốn tao móc đồ trong túi áo anh ta ra. Tao móc xấp thư vấy máu, liếc qua thấy mấy chữ Biển Bạch ở dưới cuối tờ giấy. Tao hỏi “Nhà ở xã Biển Bạch hả?” Anh ta gật. Tao hỏi: “Có vợ con gì chưa?” Anh ta lắc. Tao hỏi cha mẹ có còn đủ không? Anh ta gật. Tao nói: “Để tôi giữ mấy lá thư này, khi về tới trong Nam tôi tìm cách nhắn tin dùm cho”. Anh ta gật khe khẽ mà nước mắt ròng ròng.
Vân cũng nghẹn ngang, không nói nữa và kêu chị Phụng lấy cơm ra ăn. Tôi không ăn được, bỏ về võng nằm, lấy đèn pin bấm lên và giở chiếc bóp ra. Một tấm hình bán thân gắn ở ngăn đầu. Tôi kêu lên. Hoàng Việt nằm im từ lúc Vân về lều tới giờ nghe tiếng kêu cửa tôi, bèn hỏi.
- Lại một thằng quen thăng thiên hả?
- Anh nhớ ba lão “tá” đi lậu không?
- Nhớ chớ!
- Cái lão đen đen trán hói hói! Anh nhớ không?
- Mấy chả đi đổi chó đổi gà trong làng khu Eo đó mà! Rồi sao?
- Đây là cái bóp cửa chả.
- Trời đất! Sao mày biết chắc là của chả?
- Hình chả đây nè. Ảnh chụp mang lon đại úy.
Hai đứa lặng im. Tôi xếp bóp lại, tắt đèn. Cái chết đến thật là chóng vánh. Đáng lẽ mấy ông đi tuốt rồi! Nếu không kẹt đường thì đâu có bị bom trộm.
Bôn ba về xứ, chẳng ngờ nằm lại giữa đường. Ở mấy trạm trước đây một ông già năm mươi lăm tuổi đã kiệt sức Và cũng nằm lại trong một cái hố cạn sát và không đủ bề dài cho ông, đào bởi những cánh tay rũ liệt. Nhưng ông hãy còn được vùi dập ấm áp hơn nhà quân sự này. Ai biết được thịt xương ông bay về hướng nào hay văng mắc trên cành cây ngọn cỏ nào? Có thánh thần mới biết.
Khi tôi đến đơn vi Công binh của ông ta đóng ở Bến Phà Lược gần đền Vua Lê ở Lam Sơn, để tìm tài liệu và truyện “Những Tiếng Nổ Ngầm” nói về chiến công đánh sập cầu Bến Lức trong cuộc kháng chiến chống Pháp Nam Bộ, tôi được ông chỉ huy này ưu đãi vô cùng. Muốn gì cũng được cả. Kể cả ăn uống ăn chung mâm với Ban Chỉ Huy. Lúc đó ông đã ngoài bốn mươi mà chưa vợ con gì. Đi kháng chiến hồi 45 lúc hai mươi hai tuổi, hòa bình ba mươi hai, mươi năm trên đất Bắc gió bấc mưa phùn gã thanh niên đã trở thành ông già tóc lốm đốm bạc. Có một lần đánh bạo hỏi một cô gái địa phương, liền bị từ chối thẳng thừng. Ông ta cũng nói trắng trợn ra: Về Nam kiếm ổ nào đố, “hốt” một cái, chớ con gái hết ưng mình rồi. Có lần tôi nói, cho ông biết là con gái quê mình chờ dân tập kết về đón cả hai tay và sẵn sàng trừ cho mười tuổi, nghĩa là ông còn thanh niên mới ba mươi hai xuân xanh. Ông cười khè khè: Tụi nó nói vậy thôi, chứ khi mình về, tụi nó kêu bằng “bác.” Bây giờ cả mộng hốt ổ cũng không thành. Sống cô đơn, chết cũng cô đơn.
Tôi đã được cậu giao kết giao cho kỷ vật của một thằng bạn ở trạm ngoài, bây giờ vô đây lại thêm một món nữa. Từ đây về đến nơi còn bao nhiêu loại kỷ vật này, hay ngược lại, một người khác cũng sẽ lượm được cái bóp của tôi.
Không ai bảo ai, những người đi trên đường này đều ghi rõ tên mình, địa chỉ bố mẹ, hoặc vợ con sau lưng tấm hình của mình hoặc trên một mảnh giấy con cất kỹ trong bóp. Tôi cũng thế. Khi giã từ Hà Nội thì chưa làm, nhưng sau vài cơn sốt thì tôi làm việc đó một cách rất cương quyết. Không đợi tới bây giờ.
Vân ăn cơm xong, tôi hỏi:
- Mấy giờ rồi mậy?
Chị Phụng giơ tay lên bấm đèn pin và kêu:
- Ủa sao bây giờ mới có hai giờ.
- Đồng hồ của chị là loại ô-tô ma… lắc chắc.
- Xách-mác-đâm-ba nha (*) đó nghe mậy! – Vân cười hóm hỉnh.
(*) Đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Printania Suisse made.
- Xách-mác gì kỳ vậy.
Chị Phụng lắc lắc đưa lên tai nghe và nói:
- Chết cứng rồi! – Chị mở ra đưa cho Vân xem.
Vân lắc lắc, vặn vặn, nhưng vẫn lắc đầu. Rồi thốt lên:
- Thôi đúng rồi. Bom nổ chấn động hỏng trục gió.
Hôm sau giao liên tới bảo dời địa điểm vì có mùi. Anh ta lắc đầu:
- Nguy quá! Không biết chừng nào mới xoi thông đường. Ở tràn lan thế này nó chơi một phát nữa rụng hết.
- Đi đâu đồng chí?
- Kỳ này tôi phải cho đóng xa suốì mới được.
- Sao vậy?
- Tụi nó biết chỗ nào có suối là có mình đóng chớ sao.
Tất cả đoàn này đoàn nọ lôi thôi lếch thếch đi theo anh ta, không còn trông ra cái thể thống đi giải phóng Miền Nam gì nữa. Kẻ quảy, người xách, ôm, gánh một cách trăm hoa đua nở.
Tôi hỏi Vân:
- Đi trở ra hay sao thế này?
- Nó dắt đi thì đi, nó bảo đứng thì đứng. Không được hỏi.
- Mình đã qua khỏi khúc Eo chưa?
- Ối ồi! Qua lâu rồi, sắp tới Cà Mau!
- Vậy qua khỏi Bà Đầm Thái Lát Ông Dèo rồi à?
- Chưa, sắp tới! Chừng nào qua vịnh Trà Bay là thấy lố dạng Kinh Xáng Xà No đổ qua Kinh Mười Thước thì tới Kinh Xáng Bà Đầm.
- Thôi mấy ông ơi, đừng có nói kiểu đó, nhớ nhà đứt ruột đứt gan đi! – Chị Phụng phản đối.
- Tới nơi làm bánh xèo nghe chị!
- Tôi rầu thút ruột đây xèo gì nổi mà xèo..
- Sống ngày nào lạc quan ngày nấy chứ chị? Sống phải no để khỏi chết đói chứ!
Giao liên dắt đi gần nửa ngày đường mới cho hạ trại. Anh ta trỏ tay bảo: “Suối hướng đó.”
- Chừng nào đi, đồng chí?
- Chừng nào có lệnh thì đi! Các đồng chí ăn ở cho cẩn thận! – rồi biến mất.
Bọn chúng tôi trên dưới mười lăm người, kể cả đám nữ tùy tùng của dược sĩ Vân, – ngơ ngác như một bầy vịt bị lùa tới giữa đồng hoang phải tự tìm lấy bồ cào châu chấu ốc đỉa rắn rết mà rỉa mà tự tìm lấy cách sống.
Chúng tôi không dám kêu than gì, bởi vì hắn ta còn di chuyển nhiều đoàn khác nữa. Theo hắn nói thì lần này giàn thật mỏng rủi có ăn bom thì không bi thiệt hại nặng như vừa rồi. Dưới chân là cỏ và lá cây mục ngập đến quá mắt cá, trên đầu thì tàng lá bịt bùng. Nhiều thứ cây có gai, lạ lùng. Nhiều thứ dây leo cũng có gai như móng ó, chúng tôi gọi là dây ác ó. Đang lom khom chui chui bị một cái móc vào trán hoặc vành tai thì dựng ngược lại như cá bị lưỡi câu.
Buông ba-lô và các đồ lề xuống đất, chúng tôi nghĩ ngay tới việc đi lấy nước. Vân bảo:
- Chuẩn bị lon hộp và ni-lông, bi-đông đi một chuyến xài vài ngày.
Vân bảo các cô nàng hãy ở tại chỗ, để đám đực rựa “mở đường khai lối trước” rồi sau hãy “theo vết người xưa”.
Tôi và Hoàng Việt đi theo dưới sự lãnh đạo của ông dược sĩ. Đường phải mở lấy mà đi. Nước phải đi múc mà uống. Vỏ cây đó phải cạp lấy mà ăn. Giây ác ó rậm bi rậm bịt vạch qua được lùm này tới bụi khác. Máu đổ trên đường. Đang đi bỗng Vân quay lại.
- Các ông có nghe gì không?
- Nghe gì là nghe gì?
- Thum thủm.
- Có à?
- Tao nghe rõ ràng mà? – Vân vừa nói vừa đi tới.
Chỉ được một quãng thì mùi thum thủm đã chạm mũi tôi
- Đúng rồi.
- Tanh tanh! Hoàng Việt nói sau tôi.
Bỗng Vân dừng lại và kêu lên:
- Xui bỏ mẹ!
- Cái gì?
- Thây ma! – Vân nói tỉnh bơ.
- Ai tới đây được mà chết?
- Chỉ có một cái đùi thôi!
- Bậy hoài mậy!
- Đây kìa! – Vân né qua một bên rồi đẩy tôi đến. – Coi kìa!
Tôi nom theo tay Vân chỉ. Một chiếc đùi người ta mắc trên cành cây hình chữ V lật úp bàn chân còn mang dép cao su. Tôi vừa bịt mũi vừa ói:
- Thôi, quay trở lại cha! Cái đùi bay từ đằng kia tới đây cơ à?
Vân quẹo sang một bên rồi đi tới và nói:
- Chiếc dép còn tốt. Để tao mách cho đứa nào cần thì tới lột lấy xài.
- Thằng nào dám?
- Mày giỡn hoài? Mày không biết chứ. Nó lột cả mùng tăng và vứt cái xác đồng đội xuống đất để lấy cái võng.
- Để nằm à? Còn võng của “nó” đâu?
- Một cái võng đổi được mấy con gà hoặc nửa con heo. Mấy thằng có võng đôi xé một nửa đổi đồ ăn với đồng bào Thượng còn có nửa cái ngủ không có gì đắp, muỗi đòn xóc chích, bị sốt rét. Cái việc tuần hoàn ăn ngủ của lính ta ở đây là thế.
Suối không xa lắm. Đã nghe nước chảy róc rách, nhưng càn rách quần áo mới tới được mé nước. Bất cứ nước gì, có nước là được rồi. Không có nước không làm gì được Tôi đã từng lọc nước vũng voi nằm để uống. Chỉ hôm sau là ngã bệnh.
Chúng tôi lấy nước đầy các lon hộp và xếp ni-lông lại hai ba lớp để túm nước buộc thật chặt và vác trên vai. Hoàng Việt lão thành dược miễn vác nước, chỉ đeo bốn chiếc bi-đông và một chùm hộp lon. Chúng tôi đi tránh cái chữ V dựng ngược. Vì phải vạch đường mới nên một bọc nước của tôi bị gai ác ó móc rách một đường dài. Nước đổ xòa cả ra, không bụm lại kịp.Tôi la lên. Vân quay lại và có sáng kiến ngay:
- Bỏ đi. Kỳ sau ta mang ba lô theo, bỏ bọc nước trong ba lô không gai gì móc thủng nổi, ngoài ra các túi ba lô còn chứa được nhiều lon hộp nữa.
Mạng Người Lá Rụng Mạng Người Lá Rụng - Xuân Vũ Mạng Người Lá Rụng