There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
iữa năm 1990, tất cả cán bộ đảng viên đều phải tiến hành phê bình và tự phê bình sau khi nghiên cứu và thảo luận về nghị quyết 8 của trung ương. Có nghị quyết 8 A (Về quan hệ giữa đảng và quần chúng) Nghị quyết 8 B (Về tình hình các nước Đông âu). Các bản tự phê và phê đều phải viết tay, ký tên đưa cho cán bộ tổ chức để ghép vào hồ sợ báo Nhân dân, tôi cảm thấy mình là một đối tượng của cơ quan tổ chức, mặc dù tôi là phó tổng biên tập Kiêm Trưởng ban văn hóa và văn nghệ (cho cả báo nhân dân hàng ngày), đồng thời trực tiếp tham gia các bài viết về quan hệ quốc tế, về quốc phòng và an ninh... Tôi không bao giờ tránh né lo lắng, nhưng đàng hoàng và tự tin. Sau khi tổng biên tập kiểm điểm, đến lượt tôi. Tôi nhắc lại: Các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu sụp đổ nguyên nhân bên trong là chính, tuy có nguyên nhân bên ngoài. Đây là theo phép duy vật biện chứng. Do không có dân chủ, do bệnh quan liêu, vô trách nhiệm. Tôi cho rằng đa nguyên là đúng, là cần thiết, là cơ sở của đổi mới. Tôi cho rằng trung ương thi hành kỷ luật đồng chí Trần Xuân Bách, đưa ra khỏi bộ chính trị, ban bí thư, ban chấp hành trung ương là quá nặng. Có chừng hơn 30 cán bộ trong phòng họp (từ phó ban biên tập các chuyên nghành trở lên) Một cán bộ phụ trách ban bạn đọc chất vấn " Anh Thành Tín cần xem lại quan điểm của mình có ăn khớp với quan điểm của đảng không? nhà tập thể tôi ở, vừa rồi họ gọi nhau đi nghe băng ghi âm anh nói chuyện ở đâu đó, có tới 4, 5 chục người kéo đến một buồng nhỏ để nghe, có người con khen: Nói chuyện thế mới là nói chuyện chứ, hơi đâu mà nghe các ông tuyên huấn". Một phó tổng biên tập móc máy:"Số tết báo Nhân dân vừa rồi, bài anh Thành Tín viết nhận định về tình hình Đông âu là không chặt chẽ, là không khớp với nhận định của đảng". Tôi trả lời " Vâng đó là bài báo: sắc xuân của dòng chảy trong đó tôi viết: sự độc ác đối với con ngưòi, đi cùng tệ quan liêu, độc đoán và tham nhũng luôn luôn xa lạ với con người cộng sản chân chính, những điều nhân dân không bao giờ chấp nhận và cam chịu. "
hội trường lớn trường đảng Nguyễn i Quốc ở Hà Nội tháng 4. 1990, tôi đã nói rõ " Đảng đã bao biện, ôm dồm, dẫm chân lên chính quyền quá lâu rồi, đã đến lúc phải trả lại toàn bộ chính quyền cho các cơ quan dân cử. Có thể nói chính đảng đã vi phạm có hệ thống hiến pháp là luật cơ bản của đất nước, trong một thời gian dài. Hiến pháp chỉ rỏ rằng: nước ta, toàn bộ chính quyền thuộc về tay nhân dân, thông qua các cơ quan dân cử là hội đồng nhân dân và quốc hội. Nhân dân không bầu ra trung ương đảng và không bầu ra bộ chính trị. Trung ương đảng và bộ chính trị quyết định những nội dung, biện pháp, chỉ số, chính sách, về kế hoạch nhà nước trong 5 năm hay trong 1 năm về nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp v. v... đều là sai nguyên tắc, làm vậy là lấn quyền của quốc hội và hội đồng nhân dân... "
Chính tháng 5. 1990, Bộ nội vụ mời tôi nói chuyện về tình hình trong nước và người nghe gồm cán bộ trung cao cấp của bộ và sở công an Hà Nội. Tôi nói về số lượng quân đội và an ninh quá cao, cao một cách kinh khủng so với tỷ lệ các nước khác, tôi nhận xét thêm " Một vị lãnh đạo không nhận giải thưởng hòa bình Nô - Ben (Đây là chủ trương của đảng) là một thái độ chủ quan, kiêu ngạo, rất không nên, làm mất cảm tình của dư luận và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới". Khi nói chuyện xong tôi hỏi mấy cán bộ tuyên huấn và an ninh " Thế nào mình nói thể có mạnh quá không?" Các vị đều vui vẻ trả lởi "Anh em rất thích thú, anh nói thẳng thắn, đầy sức thuyết phục, cuộc nói chuyện hết sức bổ ích... "
Cũng vào giữa 1990, anh em ở tỉnh Hà nam Ninh và thị xã Ninh Bình mời tôi về nói chuyện. Đây là một chuyến đi khó quên. Anh phó chủ tịch tính đưa tôi cùng mấy anh em phóng viên trẻ xuống vùng biển Xuân Thủy, ra thăm những vùng cồn cát bạt ngàn vửa nỗi lên mấy năm nay, do nước biển rút dần ra xa, Chúng tôi thăm cồn Lu, rồi vùng Bạch Long, nơi cách đây vừa đúng 60 năm, khi cha tôi làm tri phủ ở phủ Xuân Trường, đã đôn đốc bà con ỏ phủ đắp đê lấn biển, dành được hơn hai nghìn mẫu đất ruộng. Đê quai ấy vẫn còn và còn cả một sinh từ miếu thờ người có công từ khi người ấy còn sống, dựng lên từ hồi đó, để ghi lòng biết ơn của nhân dân đối với sự nghiệp lấn biển phục vụ dân sinh ấy. Tôi nhớ lời kể của cha tôi cho các chị em tôi về công cuộc đắp đê ấy khi chúng tôi còn học ở Huế. Hồi đó cha tôi luôn đứng trên mặt đê, có lúc suốt cả ngày và đêm, chỉ ăn bánh quy và nước chè nóng đựng trong chiếc téc- mốt nhỏ. Một chi tiết làm tôi nhớ mãi là sau đó, khi làm tuần phủ ở Ninh Bình, rồi làm thượng thư ở triều đình Huế, thầy tôi khi đi các địa phương để làm việc không bao giờ ăn uống ở nhà nhân dân vì luật lệ cấm rất ngặt việc các quan lại phiền nhiễu, hà sách nhân dân thuộc quyền... Tôi vừa được biết mới đây, trong tháng ba, tháng tư 1991 Tổng cục an ninh cử người xuống Nam Định và thị xã Ninh Bình điều tra về các buổi nói chuyện của tôi hồi năm ngoái (Tôi nói chuyện với cán bộ báo chí và ngân hàng tỉnh 2 buổi và 2 buổi nữa ở xí nghiệp Cảng và nhà máy cơ khí Ninh Bình) Anh em ở đây trả lời một cách bình tỉnh: " Vâng, chúng tôi có mời anh Thành Tín xuống đây nói chuyện. Chúng tôi biết trường đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc và bộ nội vụ cùng mời anh ấy đến nói chuyện kia mà. Vì anh ấy là phó tổng biên tập báo nhân dân, khi nghe anh ấy nói chuyện, chúng tôi đều thấy hay và bổ ích. "
Tháng 8. 1990, khi chuẩn bị sang Pháp, các bạn tôi ở Hà Nội vừa đi công tác vào Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh về cho tôi biết ỏ những nơi nầy đều có bán băng ghi âm những buổi nói chuyện của Thành Tín, mỗi băng 3000 đồng! Một bạn ở Hà Nam Ninh cũng cho tôi biết các cửa hàng sang băng ở chợ Rồng Nam Định có kinh doanh băng nói chuyện của tôi! Và những băng ấy được đưa vào tận Rạch Giá, Minh Hải... cũng như leo lên tận Lai Châu, Sơn La... Một anh bạn què ở Vinh về thăm nhà cũng mang ra băng nói chuyện của tôi ở Ninh Bình do các bạn anh ở Vinh sang lại và làm quà. Tôi nói vui rằng " Vậy mà mình không có một trinh bản quyền nào hết!" Tôi biết bà con ta nhất là các bạn trẻ, đang khao khát những thông tin mới mẻ, chân thật và trung thực. Họ đã chán ngấy những bài báo, những cách nói hô hào suông, đạo lý rỗng, nói lấy được, kiểu đại ngôn và ngoa ngôn không còn lọt tai nổi, ví như hai chử "Chúng ta". Chúng ta đã sai lầm, chúng ta đã phạm khuyết điểm, chúng ta đã mất thời gian... để hòa cả làng, để dĩ hòa vi quý, để xuề xoà với nhau và không còn ai biết tội lỗi thuộc về ai cả! Văn kiện đại hội 7 cũng ghi thả cửa: Chúng ta, là ai? Là tất cả mọi người, không còn là ai sất cả! Hòa! Cười trừ! Chấm hết!. Chủ nghĩa tập thể là vậy, chữ tập thể có cái hay ấy thật tuyệt!
Trong những buổi nói chuyện trên, tôi cũng kể cho đông đảo người nghe về những gì hay ở Mỹ, ở Nhật, ở các nước Đông Nam á mà tôi quan sát được. Cũng như tôi viết 20 bài báo rất ngắn (chỉ 200 đến 400 chữ) về những kinh nghiệm cụ thể ở nước ngoài, được các bạn đọc quan tâm và gửi thư về báo Nhân Dân khen ngợi.
Đó là chuyện kể về thái độ lịch sự và kỷ luật trên đường phố, về mối quan tâm bảo vệ môi trường, và vệ sinh trong xã hội (trong khi ỏ Hà Nội hè phố không còn là hè phố, mà là nơi ăn uống, nơi bán hàng, nơi tiếp khách, trò chuyện, nơi cãi nhau, nơi trẻ con đá bóng, nơi giặt dũ, nơi tâm sự, nơi đánh bạc và là nơi vệ sinh cá nhân và ngủ ngáy nữa), tôi cũng viết về người thường trực ở một cơ quan, lịch sự, am hiểu công việc và tận tình hướng dẫn khách ra sao (so với những người thường trực các cơ quan ở ta uể oải, phớt lờ, thiếu tận tình), Về tuổi trẻ ở các nước đó (Có giáo sư giỏi tuổi hơn 30, có trợ lý cho tổng thống, thủ tướng tuổi trên dưới 30, có thù tướng 39 tuổi... ) so với tuổi trẻ ở ta không được coi trọng, luôn bị coi là non quá, thiếu kinh nghiệm... Về mối quan hệ với cử tri và người được bầu (ông đại biểu của tôi, bà nghị sĩ của tôi), trong khi ở ta bầu chỉ là hình thức, không có mối quan hệ gì giữa cử tri và người được bầu từ trước khi bầu cử, trong khi bầu và đến sau khi bầu cũng vậy... Chính vì ta bị cô lập quá lâu với thế giới bên ngoài, ta sống, làm việc theo một kiểu cách riêng, rất cũ, rất cỗ lổ và do dó chịu thiệt thòi rất nhiều so với những kinh nghiệm phong phú mà loài người đã tích lũy được.
Trong nghề làm báo tôi quen rất nhiều nhà báo quốc tế và không ít là những nhà báo tài năng vì Việt Nam là điểm nóng, những tài năng báo chí nhào vô không ít. Tôi học được khá nhiều ở họ, về tính nhậy bén, về lòng yêu nghề nghiệp, về trách nhiệm với bạn đọc. Và nhất là về sự tôn trọng sự thật, sự thật đúng như nó có, không che dấu, không bóp méo, không thêu dệt...
Hồi đầu năm 1973, sau hiệp định Paris, tôi vào Sài gòn, ở trại Davis, bên đường băng Tân sơn Nhất. Cứ khoảng 2, 3 ngày tôi lại hợp báo, gặp gỡ báo chí nước ngoài. Họ gọi điện thoại đến trụ sở đoàn suốt ngày, cả vào ban đêm. Họ đi lẻ, họ đi cả tốp, có khi cả đoàn... Đó là Carl Robinson của hãng AP (Mỹ) còn trẻ, săn tin rất nhạy, đó là Barney Seibert của hãng UPI, khá thâm trầm. Đó là Paul Vogle của London Daily Express nói được tiếng Việt, thường đi cùng với cô Tracy Wood cũng của UPI và cô Liz Trotta của NBC News. Đó còn là Fox Butterfield của New York Time hay hỏi tôi tin từ sáng sớm và biếu tôi những bức ảnh anh chụp. Đó là Peter Collins của VOA (tiếng nói Hoa Kỳ), đã tỏ ra hoài nghi việc quân đội Sài Gòn có thể đứng vững nổi khi quân đội Hoa Kỳ rút về nước. Washington Post thì có Thomas Lippman viết bình luận rất nhanh và khá sắc sảo. Có hôm vào buổi sáng, vượt qua các trạm gác của cảnh sát Sài Gòn, ba nhà báo Mỹ là Donald Kirk của Chicago Tribune, Larry Green của Chicago Daily News và Arnold Isaacs của Baltimore Sun lọt vào gần phòng họp chính của đoàn. Tôi chạy ra ngoài gặp họ và mở một cuộc họp báo chớp nhoáng ngay trước cửa trụ sở. Những vấn đề lớn họ quan tâm là việc trao trả hết tù binh của các bên, về những tù binh là người lái máy bay bị bắt trên miền Bắc, về những cuộc hành quân lấn chiếm của 2 bên sau khi hiệp định có hiệu lực... Bà Frances Sparner, người Mỹ, hồi ấy đã hơn 50 tuổi, phóng viên của Far Eastern Economic Review (Tạp chí kinh tế viển đông), viết bài rất khoẻ và chụp ảnh cũng rất nhanh, thường có mặt dự họp báo trong trại Davis. Trưa ngày 30. 4. 75 gặp lại bà ở Dinh Độc Lập, bà biếu tôi một số ảnh rất quý bà chụp được hôm ấy. Hồi 1973, Felix Bolo, phóng viên của AFP, người rất to con, xông xáo, cũng luôn liên hệ với đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa để săn tin.
Trưa 30. 4. 1975. Tôi làm quen thêm với một số nhà báo khá nổi tiếng. Đó là Boris Gallash, người Đức và Tidiano Terzani người _, đều là phóng viên cho báo Der Spiegel (Tấm gương). Một chi tiết ít ai biết đến là lời tuyên bố ngừng bắn của đại tướng Dương văn Minh đã được ghi âm trước hết vào băng đặt trong máy ghi âm nhỏ của Boris Gallash, sau đó mới truyền qua đài phát thanh SàiGòn. Ngày 1. 5. 1975, tôi đã nhận chuyển giúp cho Terzani bài tường thuật của anh sang Đức qua thông tấn xã Việt Nam của Hà Nội, trong khi bưu điện Sài Gòn đóng cửa, không ai có thể chuyển bài ra nước ngoài. Tôi thấy anh ỉu xìu, hỏi anh vì sao vậy, anh chìa bài đánh máy ra nói như khóc: Đây! Tao viết bài rồi mà chịu! Anh văng tục ra rồi than: Tao chỉ muốn chết!, tôi bảo: "Tao giúp mày nhé!" Anh ta chổm dậy: Gì? Mày nói gì? Mày có cách nào? Thật không? Tôi mĩm cười "Có thể được, tao là quân nhân, đã hứa là làm. Chiều nay có chiếc IL 18 vào đây rồi trở ra Hà Nội ngaỵ Tao có bạn ở thông tấn xã, họ có thể chuyển được ". Anh ta lăn xuống sàn nhà, lăn người đi 2, 3 vòng rồi nhỏm dậy ôm lấy tôi la lớn " Tao có thể chết vì sướng được! Một ngày nào tao còn sống, tao còn nhớ ơn mày!" Và quả nhiên bài của anh được chuyển ngay qua Đức. Sau đó tôi làm quen với De Nerciat, còn rất trẻ, phóng viên của AFP, anh vừa từ Cambodge chạy về Sài Gòn sau khi Khờ me đỏ vào Pnôm- Pênh ngày 17. 4. 1975. Hồi ầy tôi nhiều lần trả lời phỏng vấn cua Peter Sharrock (Phóng viên của hãng Reuters) và của Alexander Thompson (của BBC luân đôn) về chiến dịch Hồ Chí Minh... Về phóng viên chụp ảnh phải kể đến hai người bạn của tôi:
Jean Claude Labbé, người Pháp, từng vào vùng giải phóng sau hiệp định Paris, và Peter Arnett, người Mỹ rất nỗi tiếng về những bức ảnh chộp được tại trận. Cả hai là những phóng viên nhiếp ảnh tài ba, được thế giới phương Đông và phương Tây biết tiếng.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết