This will never be a civilized country until we expend more money for books than we do for chewing gum.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1872 / 49
Cập nhật: 2015-08-30 18:37:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Bán Ngôi Nhà Cổ
a Gi là một làng xa của tỉnh Bình thuận. Tuy ở nơi đèo heo hút gió, nhưng làng trù mật vô cùng và có thể bảo đó là một làng to trong những làng to nhứt miền Trung và miền Nam, to về mặt kinh tế chớ không phải về mặt đất ruộng đâu. Làng gồm nhiều nhà ngói lâu đời khá đồ sộ, kiến trúc với tất cả tỉ mỉ và tinh xảo của kỹ thuật Việt nam. Nhà bà Hai Ngọt là một trong những ngôi nhà loại đó. Tuy nhiên, ngôi nhà ấy trông như là nhà vô chủ vì nó mang vẻ hoang phế nhiều năm rồi. Nhà to, sân rộng, vậy mà bà Hai chỉ có một mình với sáu mươi lăm tuổi trên đầu, nên mỗi ngày lo hai bận bếp núc, bà đã mệt ngất ngư, không buồn săn sóc vườn tược nữa.
Nhà đóng cửa kín mít suốt ngày, từ tháng nầy tới năm khác, cây vườn chết đi không được trồng cây khác thay thế mà cây đã lão hết rồi hồi ông Hai Ngọt qua đời, cách đây mười năm, nên mỗi năm lại có một vài cây tàn rụi, mãi cho tới bây giờ thì vườn đã trống trơn.
Vườn trống phía trên, nhưng ở dưới đất lại rậm ri những cỏ dại, nhiều khoản đất cỏ chổi mọc lên cao tới đầu người lớn và vài cây da, vài cây sao, tức loại đại thọ, mà mầm do đâu đưa tới không rõ, đã được ba, bốn tuổi rồi.
Cái đà nầy mà cứ tiến mãi theo cái nhịp ấy thì vài năm nữa vườn sẽ "lại" rừng.
Bà Hai Ngọt chỉ có một đứa con gái thôi, lấy chồng hai năm trước khi ông Hai qua đời, bà bắt rể nhưng hai vợ chồng anh Dụi ấy bỏ nhà đi tìm sanh kế ở Sài gòn nên sự suy sụp của gia đình nầy kể như là một tang thương đột ngột sau khi họ ra đi.
Bà Hai không đủ sức lực cũng không tiền thuê, mướn, người sửa sang vườn tược, bà lại hiu quạnh quá nên buồn chán rồi bỏ liều. Người ta đồn nhà đó có ma, và trẻ con đi ngang qua nhà giữa ban ngày, cũng nắm tay lại rồi đâm đầu chạy như bị ai rượt.
Cả năm, vợ chồng chị Dụi mới về quê một lần vào dịp Tết, nhưng họ không thành công ở thủ đô, nghèo vẫn nghèo hoài, nên không giúp bà mẹ suy sụp của họ được đồng nào để bà thuê người chăm nom nhà cửa, vườn trước, sân sau.
Thình lình trưa thứ Bảy tuần đó, vợ chồng chị Dụi dẫn hết con cái về thăm Ngoại, y như là về quê ăn Tết vậy.
Bà Hai Ngọt nựng cháu một hơi rồi chạy lo cơm nước, mối lo lắng lớn và độc nhứt của các bà cụ khi có con cháu về.
Chị Dụi theo mẹ xuống bếp, vừa giúp mẹ, vừa hỏi:
- Má có biết rằng nhà nước đã lập ra một tỉnh mới ở đây hay không?
- Vậy hả? Không, tao không biết. Nhưng lập ở đâu?
- Đất nầy thuộc tỉnh Bình thuận, nhưng từ nay sẽ cắt ra, biệt lập, đặt tên là tỉnh Bình tuy.
- Vậy à?
- Làng mình sẽ được lấy làm tỉnh lỵ.
- Vậy hả?
- Má có thấy gì hay không?
- Không!
- Người ta sẽ cất tỉnh đường ở đây, cất trường học lớn, nhà thương to và nhiều nhà, nhiều sở khác nữa.
- Ừ, chắc là như vậy.
- Công chức sẽ đổi về đây đông đảo, và mọi cuộc làm ăn, buôn bán sẽ thạnh vượng.
- Ừ.
- Má cũng chưa thấy gì hả?
- Thì mầy đã nói rồi.
- Con nói chưa hết. Đất, nhà ở đây sẽ lên giá.
- Ừ, phải.
- Chẳng những lên giá mà còn dễ bán nữa, chớ từ trước tới giờ, có muốn bán cũng không ma nào mua.
- À há!
- Con tính như vầy: Chúng con làm công hoài và cứ tay làm hàm nhai, không hề dư được đồng xu dính túi. Chỉ có buôn bán mới mong khá lên được. Ba nó đã thạo nghề sửa xe gắn máy lắm rồi, giờ mà lập một tiệm sơn và sửa xe gắn máy và bán đồ phụ tùng lặt vặt ở chợ Hòa hưng thì sự làm giàu nắm chắc trong tay.
- Tao cũng vái trời cho vợ chồng bây khá lên!
- Mà muốn được như vậy phải có vốn.
- Ừ.
- Má ở đây một mình hiu quạnh lắm, rủi đau ốm, ai nuôi dưỡng má. Má lên trển, ở với vợ chồng con tốt hơn.
- Ý! tao không đi đâu!
- Không đi thì làm sao bán cái nhà nầy?
Bà Hai Ngọt há miệng, trố mắt nhìn con:
- Bán nhà. Mầy nói chơi sao chớ? Nhà của Ông Bà để lại, giữ đã mấy đời rồi, bán để họ cười cho mà thúi cái đầu.
Chi Dụi cười ngất rồì nói:
- Tại ở đây nhà quê, còn nghĩ theo xưa, chớ ở thành phố thì người ta bán nhà như là bán một con gà vậy.
- Không, tao thương mến căn nhà nầy lắm, thương mến luôn xã nầy. Tao chỉ muốn ở đây và sống gởi nạc, thác gởi xương ở đây thôi.
- Sài gòn vui lắm, má à! Còn ngày sau, má trăm tuổi già rồi, con chở về đây dễ dàng. Giàu có rồi thì muốn gì lại không được!
- Tao không ham vui. Tao chỉ thương mến quê hương thôi. Đi, tao nhớ gốc cây đa đằng miếu, tao nhớ con rạch sau nhà, tao nhớ... tao nhớ đến cái mùi đất ở đây... Không, tao không đi đâu hết. Tao cũng không bán nhà được. Tao có thể bán để cho tụi bây tiền, rồi cất chòi tranh mà ở nhưng tao thương nhà nầy lắm. Quen mắt quá đi rồi, cái thềm rêu phủ cũng quen, tấm vách bổ kho mọt gậm cũng quen, tao nghe như là cha mầy còn vô ra đâu đây. Không...
- Má tính vậy thì làm sao vợ chồng con làm ăn được?
- Tụi bây rán mà tiện tặn.
- Má cứ tưởng! Làm công thì suốt đời chỉ đủ ăn.
Chị Dụi khóc rấm rứt nhưng bà Hai Ngọt vẫn không nao núng.
Cái tin mà con bà cho bà hay quả đúng y như vậy. Con bà đi độ một tháng thì thiên hạ kéo đến xây cất lăng xăng. Làng xóm trở nên náo nhiệt, rộn rịp lạ kỳ, khác hẳn với cảnh ủ rũ của một làng hẻo lánh từ mấy trăm năm nay. Và người lạ đâu từ xứ xa tới mua đất, mua nhà một cách khủng khiếp.
Khủng khiếp là như thế nầy: ông X với bà X đang ở một ngôi nhà tổ phụ xưa hằng trăm năm mà ông bà thương mến nó y như bà Hai Ngọt đã thương mến nhà bà. Thế mà mới đầu hôm sớm mai, ông X bỗng bán ngôi nhà thân yêu đó y như là bán một con gà. Nhà đất giá đáng chừng năm chục ngàn, thế mà họ trả một tiếng hai trăm ngàn, thì còn lòng tham nào mà không bị lung lay chớ?
Khủng khiếp là ở chỗ đó. Không khéo rồi cái dịch bán nhà như bán gà, dịch của dân thủ đô truyền lây tới đây, sẽ đuổi các cụ ra chòi mà ở hết. Và khủng khiếp hơn nữa là bọn mua nhà, mua xong phá bỏ ngay, cất nhà gạch lên liền. Cái chơn trời quen thuộc, như thế, bị hủy diệt lần lần. Nếu nhà chỉ đổi chủ thì còn đỡ khổ phần nào, và chỉ có kẻ bán nhà mới buồn, đàng nầy đến cả toàn dân làng đều phải lạc hướng bởi gương mặt của làng họ biến đổi kỳ dị, họ hết nhận ra quê hương thân yêu cổ kính nữa, họ đau xót không biết bao nhiêu.
Thế rồi vợ chồng chị Dụi lại về. Lần nầy chị khóc lóc nhiều hơn và sốt ruột. Chị bảo đây là dịp may ngàn năm một thuở, không bán thì ngày kia, ai nấy đều có nhà, có đất đủ rồi, không ai thèm mua nữa, nhà đất nầy sẽ mất giá ngay. Chị khoe cảnh Sài gòn, khoe hát cải lương, khoe vườn thảo cầm, khoe đèn màu, khoe cao lâu, mì cháo, trái cây ngoại quốc, ôi thôi đủ thứ của ngon vật lạ! Bà Hai Ngọt cứ bịt tai lại không thèm nghe.
Tuần nào chị Dụi cũng về, vì cuộc xê dịch dễ dàng bởi xe đò Sài gòn - La gi chạy trực tiếp.
Phản ứng của bà Hai Ngọt khiến chị Dụi ngao ngán vô cùng. Bà ráng sức già, làm cỏ miếng vườn sạch trơn rồ trồng bông trồng kiểng, trồng rau trồngcải, và trồng cả những cây ăn trái mà chỉ có cháu ngoại bà mới mong hưởng được thôi, như mít, như xoài chẳng hạn.
Không tuần nào mà chị Dụi không chứng kiến cảnh biến đổi nơi ngôi nhà tổ phụ của chị và sanh khí đã trở lại như hồi cha chị còn sanh tiền. Bà Hai Ngọt ngầm nói rõ to lên: "Tao quyết bám níu vào đất nầy, nhứt định bỏ xương ở đây, không ai xô đẩy tao đi đâu được hết".
Người ta bảo chị Dụi đã chuộc bùa ngải để mê hoặc mẹ chị. Có lẽ đúng như thế chăng? Vì bà cụ đã cả quyết như vậy, nhưng ngày kia, người ta lại thấy nơi cửa ngõ nhà ấy có treo một tấm bảng trên viết mấy hàng chữ như vầy:
NHÀ BÁN
luôn đất
Mua xong giao liền
Bọn đầu cơ xa lạ cứ còn mua đất, còn phá nhà cũ, còn xây cất nhà mới. Tuy nhiên ngôi nhà của bà Hai Ngọt cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt, bởi ai hỏi bà cũng đòi tới sáu trăm ngàn, khiến họ le lưỡi rồi bỏ đi.
Bà bị con gái mè nheo mãi đến nhức tai, nhức óc, treo bảng để bịt cho nó câm mồm lại để bà được yên thân, nhưng quyết tâm âm thầm thọc gậy vào bánh xe.
Việc kiến thiết tỉnh lỵ Bình tuy cứ rầm rộ tiến hành và chị Dụi cứ sốt ruột vì ngôi nhà tổ phụ của chị sao mà giống như một cô gái vô duyên không ma nào thèm đi hỏi hết.
Thình lình, đùng một cái, vì lý do quân sự, hay chính trị, hay kinh tế hay gì không rõ, chánh quyền quyết định bỏ chương trình cũ, dời tỉnh lỵ lên rừng, cách làng độ năm sáu cây số, khoét rừng để xây cất dinh thự khác. Bao nhiêu người đầu cơ đều bị việt vị hết ráo và đây đó, người ta thấy những tấm bảng rao nhà cho thuê, cảnh không bao giờ xảy ra ở thôn quê cả.
Vợ chồng chị Dụi về làng để thăm chừng tin tức, hay tin nầy thì dậm chơn, kêu trời rồi than khóc cho mộng làm giàu của anh chị bỗng dưng tiêu tan thành mây khói.
- Trời bất dung gian đảng, bà Hai cười bằng cái miệng móm xọm và nói như thế, hồn ông bà, ông vải nhà nầy linh thiêng lắm nên xui khiến nhà nước đổi ý, mà cứu vãn cái nhà nầy.
Cuống Rún Chưa Lìa Cuống Rún Chưa Lìa - Bình Nguyên Lộc Cuống Rún Chưa Lìa