An ordinary man can... surround himself with two thousand books... and thenceforward have at least one place in the world in which it is possible to be happy.

Augustine Birrell

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Hoàng Huyền
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 9
Cập nhật: 2023-11-05 19:15:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18
ọ ăn sáng muộn, lúc đó đã gần trưa, cả ba người: Xin-xốp, Ma-sa và An-na Ang-đrê-iép-na. Buổi sớm, khi nhìn thấy ở phòng ngoài một bình sữa và hai liễn đựng xà-lách, một chiếc có củ cải, hành và dưa chuột, một chiếc đầy những trái dâu, Ma-sa thấy cảm động bởi sự chú ý thầm lặng đó. Khi bữa ăn sáng đã chuẩn bị xong, chị mời bà An-na, trước bà ta còn từ chối về sau cũng nhận lời.
Thoạt đầu bà An-na cứ ngồi im lặng, như ngượng ngập. Bà ân hận đã nể Ma-sa mà nhận lời và mong bữa in chấm dứt để cho hai người ở lại một mình với nhau.
Nhưng bà chẳng làm phiền Xin-xốp và Ma-sa một chút nào, họ một mình với nhau trước khi bà đến, lại sẽ ở một mình với nhau lát nữa khi bà về. Họ yêu nhau và họ biết rõ điều đỏ. Và nếu trong khoảng một nửa giờ họ có phải bỏ giở không nói chuyện yêu nhau vì có người thứ ba, thì những phút bó buộc mà họ vui lòng nhận và cũng đã nặng những kỷ niệm và tình cảm, chỉ làm tăng hứng thú của bữa ăn sáng đầu tiên trong căn buồng này.
Hai người nói nhiều nhất là về Ác-tê-mi-ép. Xin-xốp hỏi quá nhiều về Ác-tê-mi-ép, nào thư từ của anh, nào những điều Na-đi-a nói về vết thương của anh khiến Ma-sa cảm thấy xấu hổ: hôm qua, chị để để mối ác cảm với Na-đi-a lôi cuốn nên không đọc đoạn thư của chồng Na-đi-a nói về Ác-tê-mi-ép.
Nghe nói anh của Ma-sa bị thương, bà An-na kêu lên:
- Trời ơi! Lại chiến tranh!
Từ đôi mắt bạc mầu của bà, hai giọt nước mắt trào ra.
- Không phải chiến tranh thật sự đâu! -Ma-sa nói để cho bà yên tâm - Chỉ là một vụ xung đột ở biên giới.
- Chị đừng nói thế! - An-na nói tiếp - Chị còn trẻ lắm!
- Tôi đã ở bốn năm bên Viễn-đông - Ma-sa nói - Ở bên đó những vụ xung đột biên giới vẫn thường xảy ra luôn.
- Không, không, đừng nói thế, chị còn trẻ lắm! - An-na Ang-đrê-iép-na khẩn khoản, vừa lắc đầu vừa vặn tay như một sự đau khổ không thể hàn gắn lại được đã đổ lên đầu bà làm bà không biết làm thế nào nữa.
- Điều chủ yếu là dù anh ấy bị thương nhưng bây giờ anh ấy cũng đã bình phục - Xin-xốp xen vào - Na-đi-a bảo với em đúng như thế phải không? - Anh quay về phía Ma-sa nói thêm.
- Đúng thế. Na-đi-a có nhắc lại hai lần với em. Em nghĩ rằng anh ấy bị thương ở tay, vì thế nên bức thư thứ hai đánh máy chữ.
- Con người kỳ lạ quá! - Xin-xốp nói, vẻ thán phục - gặp những điều không hay chỉ mãi về sau anh ấy mới chịu kể lại, và bao giờ cũng vừa kể vừa cười. Có phải không?
Ma-sa gật đầu.
- Em chưa nói gì với mẹ chứ?
- Không, và em sẽ không nói với me. Cứ để sau này tự anh ấy sẽ viết cho mẹ biết.
- Thế thì anh ấy chẳng viết đâu, dù sau này cũng vậy. Xin-xốp đứng dậy và đi mấy bước trong phòng, giày lộp cộp. Ma-sa buổi sớm đã cản anh đừng mặc bộ đồ đen, và bắt anh phải giữ bộ quần áo hôm trước...
- Pôn ở một nơi thú vị, thật thú vị - Xin-xốp nhắc đi nhắc lại nhiều lần bằng một giọng lạ lùng, gần như ganh tị, đến độ Ma-sa lần đầu tiên lo lắng nhưng cũng tự hào nghĩ rằng thì ra Xin-xốp cũng chẳng phải trầm lặng như anh vẫn tỏ ra thường ngày.
- Anh thật muốn biết quá, lúc này ở bên đó anh ấy làm gì - Xin-xốp nói, vừa ngồi lại xuống bàn và liếc nhanh về phía một bức ảnh nhỏ của Ác-tê-mi-ép để sau lọ mực.
- Ở bên đó, ở Viễn-đông, lúc này là sáu giờ chiều - Ma- sa nói, và chị cũng trở nên tư lự.
*
* *
Nếu họ có phép nhìn thấy được, họ sẽ nhìn thấy Ác-tê-mi-ép lúc này đang quỳ trên đỉnh núi Ba-in Xa-gan cùng với các sĩ quan khác lục một đống tài liệu, sổ tay và thư từ của quân Nhật, để quyết định xem cái nào nên dịch gấp trước
Ngay từ những giờ đầu, khi tra cứu nhưng tài liệu này, Ác-tê-mi-ép đã tìm thấy mệnh lệnh của tướng Ca-mát-xu-ba-ra chỉ thị bao vây và tiêu diệt những lực lượng Xô-viết và Mông-cổ, một tờ sao bản báo cáo gửi ban tham mưu đạo quân Quan-đông về việc thiết lập đầu cầu và bản nháp lời bố cáo sẽ đọc trước các đơn vị sau khi chiến thắng. Bài này viết theo một thể văn kiêu kỳ và khoa trương, trong đó nói không úp mở gì về cái «Đế quốc Đại Đông Á đến tận U-ran» và những bước đầu tiên đã hoàn thành (lẽ đương nhiên là những bước đầu tiên và «vĩ đại») theo hướng ấy do những lực lượng «anh hùng» dưới quyền chỉ huy của tướng Ca-mát-xu-ba-ra.
Việc nghiên cứu tất cả những tải liệu này hứa hẹn nhiều phát hiện khác thuộc loại đó, chắc chắn sẽ giúp nhận rõ được những mưu đồ của quân Nhật. Ác-tê-mi-ép đỏ ngầu vì thiếu ngủ và mờ đi vì đọc tất cả các thứ chữ loằng ngoằng này nhưng cũng không thể dứt mình ra khỏi cuộc săn tài liệu; anh không nhìn thấy chiến trường ngổn ngang xác chết, chung quanh anh; anh cũng không nhìn thấy cảnh tượng không kém phần khủng khiếp của các sư đoàn Nhật-bản bị tàn sát phía dưới chân núi.
Cuộc chiến thắng này hiện ra với anh dưới một hình thức khác, trong hàng nghìn những giấy tờ của sĩ quan và binh lính địch. Tuy mệt phờ người, anh vẫn xem xét hết tờ này đến tờ kia của cuốn sách kỳ lạ đó, vừa ghi số hiệu những trung đoàn bộ binh và pháo binh Nhật vào sổ tay. Trong những công việc sôi sục của thời chiến, anh phải làm nhiệm vụ này Anh đau ở đầu gối, ở lưng và ở mắt, nhưng đầu óc anh căng thẳng và anh mệt bã đến mức chẳng còn thấy đói và buồn ngủ nữa.
Thế là anh không ăn gì từ hôm qua, và đã không chợp mắt ba hôm nay.
Nếu Xin-xốp và Ma-sa có thể nhìn được, chắc họ sẽ nhìn thấy Ác-tê-mi-ép đang ở trong tư thế như vậy, ngồi lục lọi những giấy tờ đầy những chữ loằng ngoằng kỳ quặc và vấy máu. Nhưng thật ra họ lại hình dung anh khác hẳn.
Trong trạng thái say đắm của chị, Ma-sa tưởng tượng anh mình đứng bên một chiếc lều, giữa thảo nguyên, ngắm buổi hoàng hôn tuyệt đẹp và nghĩ đến người thân ở nhà.
Xin-xốp thì nhìn thấy một cuộc chiến đấu, nghe thấy tiếng đại bác nổ, nhưng vì chiều Ma-sa nên ngoài miệng anh lại nói to lên rằng bên Mông-cổ lúc này chiều đã xuống và Pôn đang ăn bữa tối, chắc anh đang chuẩn bị nuốt món đùi cừu Mông-cổ, một món ăn không thể không có được ở vùng này.
Còn An-na Ang-đrê-i-ép-na, bà chỉ cầm lấy bức ảnh của Ác-tê-mi-ép ở sau lọ mực và im lặng ngắm một lúc lâu; bà tìm trong anh những nét giống với Ma-sa, nhưng không thấy.
Ăn sáng xong, Ma-sa chuẩn bị đi thăm gia đình Xin-xốp, ông cụ sinh ra anh, Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vích và em anh Ni-cô-la «Ni-cô-lắc-sơ-ca» như Xin-xốp vẫn gọi.
Ông cụ sinh ra Xin-xốp, là một giáo sư Nga và hiệu trưởng trường hàng xã, ông cụ ở một căn nhà riêng của ông ở trong làng Men-ni-cô-vô cách Vi-a-da-ma sáu cây số. Gần như chủ nhật nào Xin-xốp cũng về đấy, mùa hạ cùng như mùa đông, và thường là ngủ đêm chủ nhật ở nhà bố đến sáng thứ hai mới về nhà. Ma-sa biết điều đó, vì ngay từ hồi sớm, chị đã nói với Xin-xốp là cả hai người sẽ cùng về, vì chị không muốn thay đổi một thói quen nào của anh.
Lấy hết can đảm cho cuộc đi thăm này và vừa khe khẽ hát một bài hát nhỏ, Ma-sa vừa là chiếc áo mỏng màu xanh da trời của chị trên bàn làm việc của Xin-xốp. Bà An-na vừa đi khỏi, sau khi cho chị mượn chiếc bàn là.
- Thế nào, con chim nhỏ đã thật vào lồng chưa? - Xin-xốp nói, vừa nghe theo Ma-sa lấy hết quyển sách này đến quyển sách khác trên giá gỗ xuống để xếp lại cho có thứ tự.
- Anh nói câu đó cho anh đấy phải không? - Ma-sa phá lên cười dòn tan.
- Em cười cái gì thế? - Xin-xốp hỏi.
- Cười những ý nghĩ của em.
- Những ý nghĩ gì?
- Những ý nghĩ ngớ ngẩn cũ. Trước hết lúc này em thấy rõ là em nghĩ đến chuyện lấy anh đã từ lâu rồi và em thường tự hỏi trong hai người ai sẽ chỉ huy ai. Như anh cũng có thể tưởng tượng được, dĩ nhiên em nghĩ rằng em sẽ chỉ huy.
- Thế bây giờ?
- Bây giờ; lẽ dĩ nhiên, cũng vẫn là em. Nhưng em vừa mới hiểu là việc đó chẳng quan trọng một chút nào! Chị lại cười, bảo Xin-xốp hãy đi ra hành lang, chị mặc chiếc áo dài xanh và quay đi quay lại một lúc lâu trước một tấm gương nhỏ đã cũ - tấm gương độc nhất trong phòng và Xin-xốp treo ở một chỗ kỳ quặc, trên một bên cánh cửa tủ áo. Để soi gương, chị phải leo lên một chiếc ghế dựa - Xin-xốp, chờ sốt ruột ở phòng ngoài, không gõ cửa cứ việc vào, anh đưa hai tay bế Ma-sa xuống.
- Chúng ta đi thôi
- Không, hãy khoan đợi một lát nữa - Ma-sa vừa nói vừa gỡ mình ra khỏi tay Xin-xốp. Đáng lẽ đi ra, chị ngồi xuống một chiếc ghế dựa và bảo Xin-xốp làm như mình.
Không hiểu có chuyện gì, Xin-xốp cũng ngồi xuống đối diện.
- Anh có biết không - Ma-sa vừa nói vừa đặt một tay vào đùi anh, như để cho anh biết rằng chừng nào chị chưa nói cho anh biết hết những ý nghĩ của chị, chị sẽ không cho anh ra khỏi buồng - đây là ngày đầu tiên em ở nhà anh, và em gần như không có gì để phải hỏi anh. Em biết rõ tất cả. Một lần em có đọc, không biết ở đâu, câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà biết nhau qua thư từ và mãi sau mới gặp nhau...
- Chuyện Ban-dắc...
- Điều đó chẳng có gì quan trọng - chị nói, vẻ bực mình vì bị cắt ngang - Em đã đọc và em không tin. Bây giờ, thì em tin rồi. Khi em còn ở Com-xô-môn-xcơ, anh gửi cho em những bức thư làm em nghĩ rằng em hiểu anh hơn là lúc nào em cũng sống ở bên anh. Nhưng anh có biết không...
- Biết cái gì chứ?
- Không đúng như vậy.
- Tại sao.
- Tại vì không đúng. Em tưởng em biết hết về anh, thế mà ngay hôm qua anh làm gì. em cũng không biết. Khi em thấy anh, anh có vẻ sung sướng, rất hài lòng về một điều gì.
- Anh vừa trông thấy em.
- Không, không. Ngay từ lúc đi về anh đã phấn khởi rồi. Có phải không?
- Phải - Xin-xốp mỉm cười - Hôm qua anh đã sống một ngày khá lắm, đối với một nhà báo...
Ma-sa cắt lời anh.
- Anh thấy không và em thì em chẳng biết gì cả. Em cũng chẳng hỏi anh nữa. Chỉ vì em tưởng rằng nói chung em rất hiểu anh. Nói chung...
Chị nhắc lại chữ đó buồn bực.
- Thế mà đáng ra là em phải biết hàng ngày anh làm những gì, em phải biết tất cả những công việc của anh, tất cả, anh hiểu không?
- Anh hiểu rồi.
Anh cười, nụ cười đôn hậu, và định đứng dậy.
- Không, anh hãy khoan một chút đã - Chị lấy tay ép giữ anh lại - Anh tha lỗi cho em, nhưng chừng nào anh chưa kể cho em nghe hôm qua anh làm gì thì em chưa muốn đi.
- Ma-sa, Ma-sa - Xin-xốp vừa nói vừa đứng dậy, mặc dù Ma-sa cưỡng lại, anh nắm hai khuỷu tay nhấc chị lên - Sao em vội thế? Không phải em đến đây chỉ để thăm anh mà thôi. Bây giờ chúng ta vĩnh viễn ở bên nhau, dù ở đâu cũng vậy;
Ma-sa, cảm thấy trong giọng anh có sức mạnh, lòng quyết tâm và cả một chút buồn rầu nữa như anh báo trước những việc hai người sẽ phải cùng nhau đương đầu, không phải chỉ đương đầu với những sự kiện sung sướng mà chị cùng nghĩ tới.
- Ma-sa, em bé Ma-sa của anh - Xin-xốp nhắc lại, hai tay vẫn nắm lấy khuỷu tay Ma-sa và bằng một giọng mà chị cảm thấy thoáng đượm vẻ trách móc, anh sẽ có thể kể cho em nghe không phải chỉ ngày hôm qua và ngày mai, mà tất cả cuộc đời của anh, những dự định của anh cho hai mươi năm tới, anh sẽ nói với em điều anh tưởng tượng về mọi thứ trường hợp có em và không có em như thế nào.
- Anh nghĩ cả hai điều đó cũng có thể xảy ra được hay sao?
- Lẽ dĩ nhiên - anh trả lời đơn giản và kiên quyết - Từ lâu rồi điều đó có còn phải do anh quyết định nữa đâu, mà là do em.
Anh nói thật, và nét mặt anh trở nên nghiêm khắc gần như đau khổ: anh rùng mình khiếp sợ khi nghĩ đến mọi việc có thể xảy ra một cách khác.
Ma-sa bỗng nhớ một ngày mưa, cảnh sân nhà ga và đầu Xin-xốp, cách đây bốn năm khi chị đi Côm-xô-môn-scơ trên sông A-mua.
- Thế nào?-Xin-xốp lại tự chủ được và bình tĩnh ngồi xuống một chiếc ghế - Ta kể tất cả mọi sự cho nhau nghe ngay bây giờ nhé?
Ma-sa giấu sau một nụ cười ngượng nghịu, những giọt nước mắt đang sắp trào ra và nắm lấy tay Xin-xốp, chị kéo anh ra ngoài.
*
* *
Ông cụ sinh ra Xin-xốp, Pi-ô-tơ Pô-tơ-rô-vít không giống một chút nào với hình ảnh Ma-sa tưởng tượng, chị tưởng tượng ông là một cụ giáo già, đeo kính với cặp mắt và giọng nói nghiêm khắc của người già.
Khi Ma-sa và Xin-xốp đề nghị cho xe đỗ trước một căn nhà gỗ chắc chắn, có ba cửa sổ có những đường chạm trổ trong gỗ sơn màu xanh, và từ trên xe nhảy xuống, có một người nom còn trẻ - vào khoảng bốn mươi nhăm tuổi - ra đón: người này to lớn, chỉ kém Xin-xốp chút ít, nhưng vai cũng rộng, một cụm tóc đen vẫn chưa hoa râm, một chiếc điếu ngậm ở miệng và hai hàng râu mép rậm rạp, ám khói. Ông mặc một chiếc sơ-mi thêu, ở giữa thắt vào người bằng một dây thắt lưng bộ đội cũ, chiếc quần dài và chân đi dép, không bít-tất. Khuôn mặt rám nắng hằn sâu nếp nhăn, cổ cũng rám nắng, hai bàn tay lực lưỡng và sù sì làm ta nghĩ đến một người lao động ngoài trời, một cán bộ kiểm lâm hay canh nông hơn là một nhà giáo.
- Chà, chúng tôi đợi chị đến thăm đã từ lâu, lâu lắm rồi! - Ông nói vừa đưa bàn tay sù sì to lớn nắm lấy tay Ma-sa và vừa nhìn qua bộ mặt sượng sùng và ửng đỏ của người con gái trẻ tuổi, cặp mắt chứa chan sung sướng của con trai mình đứng phía sau - Ta đi ra vườn ngồi chơi một lát - vẫn không buông tay Ma-sa ông kéo chị đi theo sau - Đó là lỗi tại chị, chị không báo trước nên bữa cơm hôm nay hết sức bình thường và hơn nữa lại còn phải đợi một lát.
Ông nói tất cả những điều ở trên, lúc cùng Ma-sa và Xin-xốp ngồi xuống một chiếc ghế dài, gần một chiếc bàn tròn và thấp, chân vững chắc ở giữa vườn. Chung quanh, hàng rào lắp sau những hàng cây li-la, và ngay trên hàng rào những dãy bìm bìm đã leo lên đến đỉnh, bao bọc khu vườn một bức tường cây xanh.
- Ni-cô-la! Ni-cô-la! -Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít gọi to về phía một chiếc cửa sổ mở khi mấy người đã ngồi xuống ghế.
- Dạ... ạ! - tiếng một em bé từ trong nhà đáp vọng ra.
- Hãy để bài vở đấy. Lấy tờ mười rúp để ở dưới cái chặn giấy trên bàn làm việc của bố và chạy đến hiệu «Xen-pô» mua một chai poóc-tô về đây; ở đấy có loại nửa lít đấy.
Trước khi đi con đến bảo bà On-ga Ni-ca-nô-rốp-na, bà đang bận phơi quần áo trong sân ấy, sửa soạn bữa ăn thêm cho hai người. Khi con đã làm xong tất cả, lại đi vào học bài, sao cho xong trước bữa ăn. Hiểu chưa?
- Hiểu rồi ạ! - tiếng em bé nói.
Nhưng ngồi trong vườn đối diện với Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít, nên ngay từ lúc ông mới gọi Ma-sa đã thấy trong khung cửa sổ ló ra một chiếc đầu trẻ nhỏ tròn, tóc cắt bốc; ông dặn xong, chiếc đầu ấy còn chùng chình không biến đi ngay, trái lại, hai con mắt nhỏ đen láy vẫn nhìn Ma-sa với một vẻ tò mò bình tĩnh và nhâng nháo. Pi-ô-trơ Pê-tơ-rô-vít chắc cũng biết điều đó, ông ngồi yên không quay lại, nghiêm khắc nói:
- Đi lát nữa hãy nhìn, nghe không? - Chiếc đầu biến mất khỏi khung cửa một cách thầm lặng. Ông Pi-ô-tơ nói - Thằng ấy cái gì nó cũng muốn nhìn, mà bài thì chưa học xong.
Mùa thu này nó phải thi lại môn tiếng Đức, và sau một lút im lặng, ông hất đầu về phía người con cả của mình và hỏi Ma-sa «Thế nào chị đến ở mãi đây với anh ấy chứ?».
- Vâng - Ma-sa mặt đỏ như gấc đáp lại - Nhưng, con cũng còn phải đi...
- Dĩ nhiên, dĩ nhiên - ông cụ ngắt lời - Đó không phải là điều tôi muốn nói đâu. Dĩ nhiên, chị sẽ đi... Chị chung sống với Vát-xi-li, thật là một hạnh phúc lớn cho nó. Từ bao nhiêu năm nay, chị là ánh sáng duy nhất ở cửa sổ của con tôi... Tôi đã có lần bảo nó thôi đừng nghĩ đến chị, tôi đã đi tìm cho nó một người con gái ở đây, nhưng tất cả đều vô hiệu.
Ma-sa ngước đôi mắt giận dữ nhìn ông Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít. Có phải thật ông đã muốn Xin-xốp lấy một người đàn bà khác không? Ý nghĩ đó, bây giờ dây lúc chị đang ở cạnh Xin-xốp. chị thấy như không thể nào lại xảy ra được, khiến chị bất giác buột mồm kêu lên:
- Không, con không thể tin được!
- Sao chị lại không tin? - Pi-ô-tơ nói bằng một giọng bình tĩnh và nghiêm chỉnh, như con ông - Đúng như thế đấy, tôi không muốn nói gì khác ngoài sự thật. Chị không đến, nhìn con tôi thấy khổ tâm, vì thế tôi đã đi tìm vợ cho nó.
Khi chị nghe ông giải thích tất cả điều đó một cách bình thản và có lý, Ma-sa lần đầu tiên nghĩ bụng rằng Xin-xốp có thể lấy một người nào khác thật và chị nghĩ có thế chị cũng đã đủ hoảng người, chị vô tình nắm chặt lấy tay người chồng chưa cưới của mình.
- Chị có biết thứ hoa này mà người ta gọi là hoa I-văng va Ma-ri không? - ông Pi-ô-tơ nói sau khi nhìn thấy Ma-sa nắm chặt tay Xin-xốp - Tôi không tin ở Chúa, chẳng bao giờ tôi tin cả, nhưng tôi tin ở thiên mệnh, ở số phận. Tôi không nói rằng tôi chúc chị hạnh phúc, tôi hy vọng chị sẽ có hạnh phúc, nhưng tôi muốn chúc anh chị ăn đời ở kiếp với nhau, keo sơn như cuộc đời mà hai tên của bông hoa này tượng trưng, nó cũng là tên của hai anh chị. Không phải tình cờ mà anh chị lại trùng tên với nó.
Nói đến những lời cuối cùng giọng ông thốt nhiên run run như tiếng nói của một cụ già.
Ông vội đứng dậy và bỏ đi nói rằng mình đi chuẩn bị bữa ăn.
- Ông cụ cảm động! Ông cụ nhớ đến mẹ anh -Xin-xốp nói, khỉ ông cụ đã đi vào trong nhà - Em bảo ông cụ bao nhiêu tuổi nào?
- Trông bố trẻ quá đến độ em không dám nói tuổi.
- Thế mà ông cụ đã sắp năm mươi chín rồi đấy. Khi đẻ em anh, mẹ anh mới có ba mươi hai tuổi, ông cụ thì đã ngoài bốn mươi nhăm. Ông cụ suýt phát điên lúc mẹ anh sau khi đẻ xong thì chết! Nhưng nói với em tất cả những điều đó làm gì nhỉ!
Ma-sa cúi đầu. Chị biết tất cả những điều đó; chị biết sau khi vợ chết ông Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít bỗng muốn rời bỏ hết thảy và, để người con cả ở lại tiếp tục học nốt ở Mạc-tư-khoa, ông đã cùng với đứa con nhỏ về quê, trở lại chăm sóc ngôi trường ông đã dạy hồi trước cách mạng. Chính ở trường này ông đã lấy người cô giáo trẻ ông yêu làm vợ. Và đó là nơi ông lại trở về giữa lúc bị choáng váng, - bị cuốn bởi những phút bột phát đầu tiên của một nỗi đau xót, một nỗi đau xót ngay từ lúc ấy ông cũng đã biết là không thể nào dứt được.
Nhớ đến những chuyện đó, Ma-sa nghĩ thầm chắc có lẽ vì thế mà bao giờ chị cũng hình dung ông Pi-ô-tơ như một ông già trước tuổi, bị cuộc đời dày vò.
- Và từ đó bố sống một mình ở đây phải không? - Chị hỏi.
- Một mình. Bây giờ, dĩ nhiên Ni-cô-la đã lớn, hai cha con cùng chăm lo nhà cửa. Ông cụ bao giờ cũng vẫn thích làm vườn rau, trồng cây ăn quả và nuôi ong. Anh cũng không thể hiểu được bố anh làm cách nào để có đủ thời giờ mà chữa bài vở của học trò.
Nghe Xin-xốp trả lời, Ma-sa cảm thấy anh không hiểu mình, hay không muốn hiểu.
Xin-xốp nói tiếp:
- Bà hàng xóm. On-ga Ni-ca-nô-rốp-na mà ông cụ bảo chú em đi tìm, như em đã nghe thấy lúc nãy, chỉ hai ngày mới đến một lần để giặt giũ và chuẩn bị thức ăn. Một người đàn bà kỳ dị về nhiều phương diện. Bà ta là vợ góa của một người thợ đóng đồ gỗ, bà ta có hai người con, một người làm kế toán ở Mạc-tư-khoa, một người làm giáo sư ở Ki-ép, nhưng bà không muốn đến ở với đứa nào cả. Bà ta thích ở đây hơn, sống «theo ý mình muốn» như bà vẫn nói và chăm nom cho ông cụ anh và Ni-cô-la. Không phải vì sinh kế mà bà ta làm đâu mà vì lòng nhân hậu và cũng có thể vì bà cũng buồn, ai biết...
- Đến bữa ăn, bà ấy có đến đây không? - Ma-sa hỏi.
- Có lẽ không - Xin-xốp nói vừa lắc đầu - Hơn nữa, bà ta ở trong nhóm «Xta-rô-vi-ê-ry»(1). Bà ăn ở nhà chỉ dùng bát đĩa riêng của bà và ông cụ trả công bà ta bằng mật ong nhà nuôi. Như thế, không những bà ta được mật mà lại còn được sáp nữa. Bà dùng chỗ sáp đó làm nến, vì nến mà người ta bán ở các nhà thờ bà đều cho là không dùng được, đó là thứ nến, anh cũng chẳng hiểu sao nữa bà ta cho là «chỉ để dùng cho những phường tà giáo».
Ma-sa mỉm cười và đi theo Xin-xốp vào trong nhà. Ông Pi-ô-tơ đã đứng trên bậc thềm gọi hai người.
Căn nhà, xếp dọn sạch sẽ, có hai buồng, không kể bếp. Ở trong phòng khách nhỏ bé có ba cửa sổ, tường phủ giấy, các thứ đồ đạc xếp đầy: một chiếc bàn ăn lớn, một chiếc bàn làm việc nhỏ, nhiều ghế dựa, hai bàn xoay lớn làm bằng mây trên có bày lọ hoa, một chiếc ghế trường kỷ, một giá sách ngổn ngang những sách vở lớp năm, lấm tấm nhiều vết mực. Trong buồng thứ hai, hẹp hơn, những thanh gỗ tròn trên có dán giấy trắng. Đó là buồng của ông Pi-ô-tơ, trong có một chiếc giường lớn, một tủ to vừa đựng quần áo vừa đựng sách, một bàn làm việc cũng rộng và bên cạnh một chiếc ghế phô-tơi đồ sộ. Không còn thể nhét một thứ đồ đạc nào khác vào trong phòng, bốn thứ đồ vật trên đã kê sát với nhau đến độ khó có chỗ mà len chân.
- Khi anh ở lại đây, đêm anh ngủ ở đâu? - Ma-sa hỏi.
- Mùa nực thì kê giường ở gần cửa sổ, mùa rét thì kê cạnh lò sưởi.
Ông Pi-ô-tơ nói:
- Cách đây ba mươi năm khi tôi mua ngôi nhà này nó chỉ có bốn mặt tường ngoài thôi, tất cả là do tay tôi làm lấy. Thôi ta đi ăn nào.
Trên bàn, để bắt đầu đã có sẵn một chai nhỏ rượu vốt-ca màu hơi xanh xanh, một nửa lít poóc-tô, cá nấu đông, mỡ và dưa chuột muối. Trên một chiếc đĩa gỗ, bánh mì cắt từng khoanh to theo kiểu nông thôn. Bộ đồ ăn, phông-sét và dao, đều có chuôi sừng màu vàng.
Mọi người vừa ngồi vào bàn ăn thì bà On-ga Ni-ca-nô-rốp-na vào, một người đàn bà cao lớn, mảnh người và còn đẹp. Bà mang xúp lên đựng trong một chiếc nồi lớn lót tay bằng một mảnh vải màu xám. Chẳng nói chẳng rằng, lấy khuỷu tay đẩy nhẹ Xin-xốp chưa kịp tránh ra một bên, bà đặt chiếc nồi vào giữa bàn.
- Đây là bà On-ga Ni-ca-nô-rốp-na - ông Pi-ô-tơ vừa giới thiệu vừa đứng dậy. Xin-xốp và Ma-sa cũng đứng dậy theo.
Ông giới thiệu Ma-sa bằng tên họ. Ma-sa cảm thấy sau đó ông không biết nói thế nào thêm, nên chị vừa nắm lấy bàn tay xương xẩu của người đàn bà già vừa tự giới thiệu:
- Vợ chưa cưới của Vát-xi-li - Chị mỉm cười nhận thấy nói những lời đó sao mà đơn giản và dễ dàng thế.
Ông Pi-ô-tơ nói:
- Bà không ở lại được với chúng tôi hay sao, bà On-ga?
- Tôi không có thời giờ - bà On-ga trả lời cộc lốc và không nói thêm một lời, bà đi ra và khép cửa lại đằng sau.
- Bà ấy chẳng phải là người ngớ ngẩn đâu - ông Pi-ô-tơ nói - Bà ta làm ăn thạo lắm. Đôi lúc bà ta chẳng vào đến cả đây nữa, nhưng có những hôm khác, anh chị có thể tin tôi được, bà ta lại vào, tay cầm một chén trà để một đĩa mật nhỏ trước mặt và cứ như thế bà có thể ngồi cả một buổi tối, năm ngón tay vẫn cầm chén trà, không động đậy, như ngồi làm kiểu cho một họa sĩ.
________________________________________ (1) Một nhóm sùng đạo.
Thấy bố đã rót rượu vào cốc, Xin-xốp hỏi:
- Thế Ni-cô-la đâu rồi?
- Nó cũng sắp vào. Chắc là đang rửa ráy ở ngoài sân. Cần phải sửa soạn một chút để ăn cơm với một khách phụ nữ chứ. Nó còn đi giày.
Chú Xin-xốp em chắc nghe thấy những câu cuối cùng của bố khi đến gần phòng ăn, vì thấy cậu ta đi vào, chân bước dài, cố để lộ càng ít càng hay đôi chân bị nhét trong đôi giày trứ danh. Chú bé lơ đãng đưa tay ra bắt tay anh, đi vòng quanh bàn, mặt đỏ rừ, chào Ma-sa và cuối cùng, sau khi đã xong phần lễ nghi, chú ngồi vào chỗ của mình.
Chú bé người đẫy đà, không giống anh và cũng không giống bố. Ma-sa nghĩ thầm chắc là chú giống mẹ. Cặp mắt vui nhộn, nhìn gì thì như xoáy vào đấy, chằm chằm nhìn chai poóc-tô.
Cái nhìn đó không lọt qua mắt ông Pi-ô-tơ, ông rót cho chú một lưng cốc.
- Chúc hai anh chị - ông nói giọng bình tĩnh và thân mật. Sau khi nhìn một lượt quanh bàn, ông nốc một hơi cạn cốc vốt-ca đầy ắp và từ đấy đến cuối bữa ăn không uống nữa; uống từng ly nhỏ một, theo ông, là lối uống của đàn bà.
Ăn xong, Ni-cô-la biến ngay, còn mọi người ngồi lại một lúc lâu uống trà. Ông Pi-ô-tơ thân hành đi lấy xa-mô-va và lúc đi qua bếp, ông lại mời bà On-ga một lần nữa. Bà ta vẫn từ chối.
- Cái bà này là cả một triết học. Cái gì bà ta cũng hiểu - lúc trở vào, lại một lần nữa ông cụ ca ngợi bà On-ga. Rồi ông nhìn Ma-sa bằng con mắt muốn nói rằng cả chị nữa, cái gì chị cũng hiểu.
Suốt bữa ăn và trong khi uống trà, ông Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít không ngừng chuyện trò, hỏi Ma-sa các thứ về Côm-xô-môn-xcơ trên sông A-mua và nói chung về Viễn-đông, về cây cối, khí hậu, săn bắn. Mà theo Ma-sa, thì ông không có vẻ gì là một người lắm lời; mới đầu chị nghĩ và rồi chị tin chắc rằng ông điều khiển cuộc nói chuyện vì ông hiểu rõ nỗi khó khăn của con trai mình và của cô gái trẻ tuổi hôm đó trong việc nói năng, và nếu ông ngồi im lặng thì hni người sẽ lúng túng đến ngần nào.
Khi tất cả đã ngồi vào bản, Ma-sa có một ấn tượng mơ hồ rằng chị sắp sửa tham dự vào một cuộc nói chuyện quan trọng và quyết định đối với chị, việc chị đến trong căn nhà này là một sự kiện quan trọng và quyết định. Nhưng rồi câu chuyện hóa ra chỉ xoay quanh những vấn đề giản dị nhất và bình thường nhất. Chị rất cám ơn ông già thông minh đã cho chị một cảm giác hết sức thoải mái ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên; ông muốn tạo nên không khí thân mặt ấy và ông đã tạo ra được.
Sau khi nói chuyện với Ma-sa về Viễn-đông, ông hỏi Xin-xốp nhiều câu hỏi hoạt động của anh trong tuần.
Ban đầu Xin-xốp còn miễn cưỡng trả lời nhưng sau dần dần cứ thao thao nói mãi. Lúc đó Ma-sa mới hiểu tối qua lúc về anh phấn khởi như thế là vì ở xa Cô-ma-rô-vô, nơi anh đến người ta dự định gửi đi dự cuộc triển lãm nông nghiệp ở Mạc-tư-khoa một đội nhà thí nghiệm trồng đay trẻ tuổi. Những con người trẻ tuổi đó, Xin-xốp là người đầu tiên nói tới họ trong báo, cách đây một năm và bây giờ họ đang đứng trong hàng đầu toàn tỉnh.
- Và ông chủ bút của anh, lúc này, ông ta cũng phấn khởi như anh chứ? - Pi-ô-tơ hỏi lại bằng một giọng châm hiểm.
Ông cụ biết rằng, năm ngoái, ông chủ bút đã phản đối việc cho đăng bài báo đó. vì tỉnh ủy còn chưa có một nhận định dứt khoát về nhóm nhả thí nghiệm trẻ tuổi này.
- Bây giờ thì anh ta còn biết làm gì khác nữa? Dĩ nhiên. anh ta rất phấn khởi - Xin-xốp nói, giọng không bợn chút hiềm khích.
- Nhưng hai người cãi lộn nhau về điểm này cơ mà - ông Pi-ô-tơ nói tiếp, vẫn một giọng châm biếm. Xin-xốp nói:
- Không phải cãi lộn, mà chủ yếu là quan điểm khác nhau về sự vật, và còn luôn luôn khác nhau mãi. Với anh ta, tờ báo là đất riêng của ủy ban tỉnh và của ban chấp hành đảng bộ tinh. Với con, tờ báo trước hết là một tờ báo! Anh ta nghĩ rằng chỉ cần cho đăng những gì đã được quyết định, đã được ký, những mệnh lệnh và những chỉ thị của trên! Con, con cho rằng đôi khi trong báo phải tự mình đặt ra một số vấn đề. Từ ở dưới đưa lên! Tất cả khó khăn là ở đấy. Còn về đội thí nghiệm, lúc này tất cả đã được quyết định và được ký không những ở cấp huyện mà còn ở cấp tỉnh nữa. Mọi người đều hài lòng, cả anh ta và con. Hoàn toàn đồng ý với nhau.
Và đoạn cuối câu nối dài đó, Xin-xốp đã quên hẳn giọng nói thờ ơ của anh lúc bắt đầu; lỗ mũi anh phồng căng vì khinh bỉ và cả công phẫn nữa.
Ma-sa chưa bao giờ thấy anh như vậy, nhưng chị không ngạc nhiên; anh nói về điều mà anh đã đặt lên trên hết tất cả trong đời anh.
Muốn bảo ngầm cho anh biết rằng chị cũng đồng ý với anh, Ma-sa lặng lẽ đặt tay lên bàn tay nắm chặt của Xin-xốp.
Xin-xốp không đoán được ý nghĩ của Ma-sa. Thấy tay chị chạm vào tay mình, anh cho rằng chị muốn làm anh dịu đi, anh lúng túng giấu bàn tay xuống bên và bắt đầu nói với bố về những công việc sửa sang nhà trường.
Khi mặt trời sắp lặn, thấy đã gần đến lúc phải trở về thành phố Ma-sa chỉ ngại một điều: có thể ông Pi-ô-tơ nghĩ hai người ở lại. Chỉ nguyên việc nghĩ đến chuyện ông có thể mời ở lại cùng đã làm chị cảm thấy phiền rồi. Nhưng ông cụ không nói gì, và khi Xin-xốp đứng dậy đề nghị với ông đi một vòng quanh vườn trước khi ra về, ông trả lời vừa nghiêm chỉnh vừa đùa bỡn:
- Tốt lắm! Anh không thể nghĩ đến chuyện đó sớm hơn hay sao? Thôi một lần khác sẽ đi xem vườn. Về đi, trước khi trời tối hẳn! Con vào mở hòm lấy chiếc áo khoác của u ra đây. Chị ấy cần phải mặc thêm một cái gì, đêm lạnh, mà anh, tôi thấy không có vẻ tháo vát lắm.
Xin-xốp chạy đi lấy chiếc áo khoác, ông Pi-ô-tơ cùng với Ma-sa ra ngoài thềm. Ở sân nhà bên cạnh, người ta đun nước bằng quả thông khô, mùi thơm bay lơ lửng trong gió. Ông Pi-ô-tơ nói:
- Chị đừng nghĩ rằng tôi ngạc nhiên khi thấy chị cùng Vát-xi-li về đây.
- Chẳng bao giờ con nghĩ thế cả - Ma-sa nói, nhưng rồi chị nói thêm - Thật ra, lúc đầu cũng có thể còn có ấn tượng đó, nhưng bây giờ thì như là con đã đến đây nhiều lần rồi.
- Đúng thế - ông Pi-ô-tơ nói tiếp - Nhưng con đừng nghĩ rằng Vát-xi-li có bao giờ lại nói với ta là con sẽ đến đây. Thấy Vát-xi-li yêu con như thế ta biết thế tất rồi con sẽ đến. Chính vì thế mà ta không ngạc nhiên... Vát-xi-li nó yêu con lắm - sau một lát im lặng, rít vài hơi thuốc lá trong chiếc tẩu tí xíu ngậm ở miệng, ông Pi-ô-tơ nói tiếp - Tính thằng Vát-xi-li là như vậy, Một tính nết như thế, không thể pha loãng, hòa tan nó vào nước được đâu. phải lấy rìu chặt nó ra từng khúc một.
Ông lặng im. Ma-sa cảm thấy, đằng sau lòng tự hào của ông Pi-ô-tơ về con trai còn có lời khẩn khoản thầm lặng ông đề nghị cụ thể với chị nên tôn trọng mối tình đó, tính nết đó và như để hứa hẹn chị có thể thực hiện được lời khẩn khoản của ông, chị khẽ nắm lấy bàn tay ông Pi-ô-tơ. Xin-xốp mãi chưa thấy trở ra. Hai người đứng im lặng một lát trên thềm.
- Chị đã nghĩ sẽ làm công tác gì chưa? - Ông Pi-ô-tơ hỏi đột nhiên.
- Dạ chưa biết, để con phải lo việc này mới được - Ma-sa nói giọng không vững lắm - Con vừa mới học xong lớp buổi tối của trường kỹ thuật ở Com-xô-mon-xcơ.
- Học về gì?
- Về kỹ thuật điện ạ.
- Ừ, ở Vi-a-dơ-ma đây, thật không có khả năng lựa chọn nhiều được - ông Pi-ô-tơ nói, giọng ân hận -Vậy, phải làm việc ở nhà máy phát điện của thành phố, hay ở ngành hỏa xa. Còn có thể thử xem ở xưởng sửa chữa thế nào!
- Xưởng nào ạ?
- Ở đây có một nhà máy nhỏ, tại đấy người ta sửa chữa máy móc nông nghiệp và nhiều thứ máy móc khác, tóm lại cái gì cũng có một tí. Với kế hoạch năm năm mới, có dự kiến thay thế nó bằng một nhà máy dệt đay. Vùng chung quanh đây vô số là đay. Chỗ nào cũng có. Thế còn trong khi theo học lớp buổi tối, thì chị làm công tác gì? - Sau một lúc im lặng ông Pi-ô-tơ lại hỏi.
- Con làm thợ tiện - Ma-sa trả lời và chị nói thêm cho chính xác hơn - trừ một năm con làm bí thư ban chấp hành chi đoàn thanh niên cộng sản nhà máy. Nhưng con vẫn theo học lớp buổi tối.
- Ở đây chị cũng có thể làm bí thư ban chấp hành chi đoàn được đấy; anh bí thư hiện nay nhu nhược, và không còn tuổi để làm việc đó nữa. Anh ta cùng vừa mới chuyển về đây. Tôi còn chơi bóng chuyền với học sinh lớp bảy được thế mà tôi có mời anh ta một lần, anh ta từ chối: bảo đau tim! Người ta có thể cử chị thay anh ta được đấy.
- Không thể làm thế được - Ma-sa nói - Còn cần phải có uy tín.
- Chắc là chị phải có uy tín vì ở chỗ chị ở người ta đã lựa chọn chị, có đúng không?
- Cũng có thể, nhưng chắc ông cũng rõ rằng con không xin cấp cho mình giấy chứng nhận về điểm đó - Ma-sa vừa nói vừa cười - Rồi chị sợ đã làm ông phật lòng; trái lại nghe câu chị nói đùa, ông già cũng cười.
- Bố cười cái gì thế? - Xin-xốp vừa đi trong nhà ra hỏi.
- À vợ chưa cưới của anh đang lên lớp tôi đây. Nhưng chị ấy nói đúng đấy - ông Pi-ô-tơ nói thêm và quay mặt về phía Ma-sa - Đồng chí bí thư của chúng ta, đáng lẽ anh ta cũng phải đem giấy chứng nhận của anh ta đến, vì ở đây người ta chẳng thừa nhận anh ta có một chút uy tín nào.
- Nhưng hai người nói chuyện gì mới được chứ?, - Xin-xốp hỏi lại một lần nữa.
- Bố đề nghị em làm bí thư thanh niên khu này, và em từ chối.
Và Ma-sa, muốn làm dịu bớt câu nói đùa, trìu mến mỉm cười với ông già.
Xin-xốp hỏi:
- Ni-cô-la không biết chạy đâu rồi? Con chẳng thấy mặt nó đâu.
- Hôm nay có một trận đá bóng. Một trận đá bóng quốc tế - ông Pi-ô-tơ nói châm biếm - xã Men-ni-cô-vô của chúng ta đấu với Cu-pa-vin. Nếu anh chị muốn gặp nó, một ngày khác lại về đây.
Tiễn Ma-sa và Xin-xốp đến chỗ đường vòng đầu tiên, ông Pi-ô-tơ Pê-tơ-rô-vít từ biệt và còn đứng lại một lúc lâu nhìn theo hai người. Ông thấy mến Ma-sa. Sự thay đổi chị mang đến trong đời con trai ông có vẻ chỉ báo hiệu trước một niềm hạnh phúc, nhưng nó lại đặt trên trái tim ông già, một khối nặng lo phiền cho số phận một con người khác.
Ma-sa và Xin-xốp đi trên đường. Gió rì rào trong ruộng lúa mì, khẽ rên rỉ trong những đường dây điện báo.
Xin-xốp nói:
- Thuở nhỏ, anh tưởng mình nắm được những bí mật của điện báo. Anh nghĩ rằng những tờ điện báo, cuốn tròn như giấy cuốn thuốc lá, bay từ tỉnh này sang tỉnh khác trực tiếp ngay trên đường dây, nhanh đến độ không ai nom thấy. Anh cứ luôn luôn nhìn những đường dây, hy vọng sẽ trông thấy những mẩu giấy nhỏ đó. Đôi lúc hình như anh còn thấy chúng nhảy vọt từ cột này sang cột khác...
- Lúc này anh có viết gì không? - Ma-sa hỏi.
Điều Xin-xốp vừa nói về những tờ điện báo làm chị nghĩ đến thơ ca, và chị nhớ tới cuốn tiểu thuyết không may mà anh đã xé nát ra làm nghìn mảnh.
- Không, hiện nay anh không viết gì cả - Xin-xốp trả lời bằng một giọng gần như sợ hãi.
Hai người lặng lẽ tiếp tục đi một lúc lâu, không ai nói. Xin-xốp nghĩ rằng cuốn tiểu thuyết đã xé nát đó là điều duy nhất không nên nói, dù là cả với Ma-sa.
Hai người sắp về đến thành phố. Đã nhìn thấy chiếc cầu gỗ. Bên trái trên nhà ga, khói trắng loãng của những chiếc đầu tàu cuộn lên nền trời tím hoa cà của hoàng hôn. Bên phải là những nhà khu và xa hơn, một vài khu nhà nhỏ với những ống khói nhà máy bằng gạch.
- Nhà phát điện ở về phía nào hở anh? - Ma-sa hỏi.
- Ở đây không nhìn thấy được. Nó ở đầu kia thành phố.
- Và nhà máy sửa chữa? Ở đây cùng không nhìn thấy hay sao?
- Nhà máy sửa chữa thì đây kia - Xin-xốp vừa nói vừa chỉ cho Ma-sa khu nhà gần nhất và nom xoàng nhất. Chị ngạc nhiên - Trong bóng tối đang xuống, trông khu nhà như đen ngòm bồ hóng. Em hỏi làm gì?
Ma-sa không trả lời. Chị ngừng lại và bắt anh phải quay về phía mình, chị đặt tay lên vai anh và nhìn thẳng vào mắt Xin-xốp, Ma-sa nói:
- Điều bố nói về bông hoa I-văng và Ma-ri thật có lý phải không anh?
HẾT QUYỀN MỘT
Bạn Chiến Đấu Bạn Chiến Đấu - Công-Stăng-Tanh Xi-Mô-Nốp Bạn Chiến Đấu