If you have never said "Excuse me" to a parking meter or bashed your shins on a fireplug, you are probably wasting too much valuable reading time.

Sherri Chasin Calvo

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Số chương: 43
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1344 / 6
Cập nhật: 2016-06-24 21:22:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
à Chánh uể oải với tay lấy cái khăn nhung gấm xếp ở đầu giường trùm kín đầu đứng lên đi lại trước cửa phòng ngần ngừ một chút rồi đẩy cửa bước ra. Trời mới tang tảng sáng, giỏi lắm là cuối giờ dần vậy mà đã thấy bóng lão câm xách cái ấm đất bốc khói nghi ngút xuất hiện từ ngã sau hứơng về phòng thờ. Bà vội bước tới khẽ kêu lên:
_Chà, sớm sủa nhỉ? Có chè xanh rồi à? Định qua xin chút chè dư của ông bà dùng cho ấm bụng đây!. Sao suốt đêm thao thức không ngủ được! Không biết có chuyện gì không? Muốn qua thắp nhang nhưng lại ngại.
Lão câm gật gật đầu hấp tấp bước vào phòng thờ. Lão khêu to bấc đèn, rót chè xanh vào những cái chén kiểu đặt vào khay rồi dâng lên bàn thờ tổ tiên, không ai bảo ai mỗi người thắp vài nén nhang lâm râm khấn.
Xong xuôi lão rót nước chè còn lại trong ấm vào một cái bát rồi cúi đầu cung kính dâng bà Chánh bằng cả hai tay. Bà Chánh gật gù ra vẻ hài lòng:_Cái thứ chè xanh này phải uống bát mới đã!
Vừa ngồi xuống tràng kỹ hớp được vài ngụm thì có tiếng gọi cổng:
_Bẩm bà! Xin bà mở cửa con vào, con có việc muốn thưa
Bà Chánh giật thót mình lẩm bẩm:
_ Quái! Ai tới sớm thế? Già ra mở cửa xem có việc gì?
Lão câm vừa kéo cổng, một người vác cái bao lùng bùng chạy thốc vào sân, vừa chạỵ hắn ta vừa ngơ ngác kiếm tìm rồi như nhận ra bà Chánh, hắn ta đặt cái bao xuống thập thò lòi cái đầu người trùm khăn. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì hắn ta đã dập đầu không ngớt xuống đất kể lể van lơn:
_ Xin bà lớn tha thứ cho con dâu dại dột sai quấy. Tối qua em con nó lén trốn về nhà bị trúng gió nhưng bác Mạc con bảo phải đưa em về ngay kẻo bà bên đây lại lo. Con phải cuộn em vào cái bao cói này mới mang đi được vì sợ em trúng gió rồi lại chuyển sang cảm hàn.
Thật ra trước khi vào đây Bôn đã tháo dây trói tay chân, rút giẻ trong mồm Sa ra đàng hoàng rồi mới đưa vào.
Bà Chánh hai măt mở to trân trối nhìn Vân Sa đang được Bôn lôi ra khỏi cái bao lặng đi một lúc, bàn tay cầm chén trà run lên bần bật làm nước sánh ra ngòai. Cuối cùng bà hất toàn bộ chén nước chè ra sân. Môi bà run lên bần bật.
Xuân cũng vừa chạy ra, nàng há hốc mồm nhìn cảnh tượng không thốt được lời nào. Bôn lúc này đã có vẻ bình tĩnh Hơn ai hết Bôn hiểu và sẵn sàng đón nhận sự phẫn nộ nếu như bây giờ nó được trút lên đầu mình. Ai có thể chịu nổi khi có người đưa con dâu về trong trạng thái như thế này?. Thế nhưng không trùm bao lỡ ai thấy nhận ra Sa thì mang tiếng. Cùng lúc đó Sa bắt đầu tỉnh lại. Nàng rên xiết quằn quại dưới đất như thể vừa bị ai dần cho một trận nhừ tử. Lúc này tuy cố gắng giữ bình tĩnh nhưng rồi bà Chánh cũng phải thốt lên:
_Nó làm sao thế? Nó bị gì vậy? Các người làm cái gì mà như phường trộm cắp thế? Nói mau, khai mau, nói cho hết mọi lẽ, đừng có giấu giếm nữa! Nếu không ta sẽ không để yên cho các người đâu!
Bôn chỉ đợi có thế. tận đáy lòng Bôn đã thầm ngưỡng mộ bà Chánh. Cái vẻ uy nghiêm phúc hậu của bà trong ngày cưới khiến Bôn nghĩ bà và con trai không đáng bị Vân Sa đối xử như thế. Thôi thì kể hết mọi lẽ để họ biết mà dè chừng Vân Sa.
Khi nghe Bôn kể xong bà Chánh nhếch miệng cười nhạt:
_Thảo nào mà ngaỳ cưới trông nó cứ rũ rượi như người đi đưa đám! Đã lỡ cưới rồi! Gạo đã nấu thành cơm, người tình của nó cũng chết rồi! Nó đã làm dâu nhà này ta phải có trách nhiệm với nó. Nếu muốn cho cả hai bên có hoà khí từ nay về sau hãy để cho cái nhà này được yên ấm.
Bôn dập đầu xuống đất:
_Dạ con tạ ơn bà lớn bỏ qua cho em, đã nhận lại em nó. Con sẽ về thưa lại từ đây về sau nếu không có lệnh của bà, bên đó nhất định sẽ không dám quấy rầy đâu ạ!
Khi Bôn đang nói chị Xuân lom khom cúi xuống vực Sa dậy. Nàng định dìu Sa về phòng nhưng bà Chánh quát:
_ Đưa nó ra dãy nhà phía sau ngay!. Không được đưa nó ngang qua gian thờ về phòng của chồng nó nữa! Nó không được quyền ở khu vực này nữa! Mang nó đi ra sau nhanh lên kẻo ô uế nhà ta!
Bôn nghe vậy cúi đầu lạy tạ rồi quay lưng đi một mạch không dám ngoái nhìn lại.
Khi Xuân và Sa đã khuất phía sau con Mực cũng lù lù xuất hiện. Con chó đen tuyền tiến lại, như thường lệ ngồi trước thềm chỗ ngả rẽ. Bà Chánh nghiêng người cúi xuống vuốt đầu con Mực, nó chồm lên liếm tay bà vẫy đuôi mừng.
Bà thì thầm:_Con ngồi đây ngoan nhé!
Con chó sủa lên mấy tiếng. Bà gật gật:
_Ừ bà biết rồi! Từ đây về sau là phải cẩn thận. Công việc bà giao con không nhẹ nhàng gì đâu! Đây rồi cậu chủ về, nhiều việc lắm đây! Chắc bà phải kiếm cách xin lại con Vàng bên nhà ngoaị cu Tí về phụ với con coi nhà nhé! Thích nhé. Đang nói ánh mắt sắc như dao cau của bà liếc ra ngõ rồi như chợt ngộ ra điều gì bà tiến lại lượm cái khăn lúc nãy của Sa còn rơi dưới đất chưa ai kịp nhặt lên đưa lại dí vào mũi con chó dặn dò:
_Con đánh hơi cho kỹ nhé!
Con chó hít hít một lúc. Bà vỗ tay một cái chỉ ra phía ngõ sau, con chó hiểu ý chạy biến đi. Bà cầm cái khăn xếp lại thật nhỏ gọn, gói kỹ càng vào cái bao tải, nhét vào kẽ hở rất nhỏ ở phía trên hàng rào dâm bụt.
Xong xuôi bà vỗ tay hai cái, con Mực chạy ra. Bà phát lệnh:
_Tìm đi!
Con chó phóng một cái đã vọt đi một đoạn xa sục sạo khắp sân trước, chỉ một thoáng nó dừng lại đúng chỗ hồi nãy bà nhét đồ vào, ngước lên sủa liên tục. Không thấy bà Chánh phản ứng gì nó nhảy chồm xục mõ vào bụi dâm bụt lôi cái gói hồi nãy bà nhét vào. Bà Chánh lại vỗ tay một cái chỉ ra phía sau con chó ngậm khăn chạy một mạch bà Chánh đi theo sau. Bà đưa con chó tới dãy nhà gỗ bên phải dừng lại nơi căn phòng đầu tiên vừa mới được Xuân mở ra để dìu Sa vào còn khép hờ, bà chỉ tay về phía cửa phòng nói với con chó:
_Để xuống đây!
Con chó nhả cái khăn xuống. Nó là con chó đực. Khoẻ mạnh tinh tường có thể phóng lên cao vượt rào nếu cần có thể chồm lên ngoạm cổ người vật xuống. Đối với nó tất cả những ai được bà đưa mùi cho nhận biết thì nó sẽ giữ chặt đừng hòng thoát thân vậy mà con Sa dám lẻn đi như vậy chứng tỏ con đó không phải dạng vừa!
Bà không bước chân vào chỉ khẽ liếc xéo cánh cửa khép hờ nét mặt lạnh băng ngồi sà xuống vỗ đầu con chó khen:
_Được rồi giỏi lắm! Mùi này là phải ở đây! Nó ra tới cổng kéo nó về đây cho bà, Mực nhé! Bây giờ bà vào bếp lấy mấy cái đầu cá nấu hôm qua bà để dành phần Mực đấy!
+++
Mấy hôm nay không khí trong nhà quan thượng thư bộ Lễ trở nên thật ảm đạm. Các gia nhân đi đứng qua lại nghiêm trang lặng lẽ. Hầu như lúc nào mọi người cũng sẵn sàng lâm râm đọc kinh cầu nguyện. Cửa cổng có lính canh nhưng luôn luôn mở. Tẩt cả như đang chờ đợi.
Quan thượng thư túc trực suốt bên giường bệnh của vợ, ông đi đi lại lại trong phòng không thể ngồi yên một chỗ được. Là người luôn chủ trì tất cả các lễ lạc đình đám, tang ma, hội hè cho triều đình vậy mà giờ khi phải lo việc cho chính gia đình mình ông lại tỏ ra luống cuống không biết phải xoay xở thế nào cho phải lẽ.
Vợ ông cấm khẩu sau khi thốt ra lời ước nguyện cuối cùng muốn được gặp Tùng, ngự y của triều đình, sau đó bà luôn nhắm mắt như chìm trong cơn mê. Mọi người xung quanh đóan sự sống đã dần rời bà. Tuy biết cuộc đời người vợ yêu dấu chỉ được tính từng giờ chứ không phải từng ngày nữa nhưng ông không đủ can đảm chuẩn bị trước những gì có liên quan đến lễ tang ngoại trừ đặt sẵn một đôi đũa và nhúm bông sát nơi bà nằm.
Bất chợt bên ngoài có tiếng vó ngựa từ xa vọng lại, mỗi lúc một rõ dồn dập hơn. Chỉ một lát thôi, cái sân nhà ông lao xao cùng với tiếng ngựa hí vang.
Quan thượng thư vội vã rời phòng đích thân chạy ra đón. Tùng phi ngựa vừa vào đến sân, ghìm cương, con ngựa còn đà chưa kịp ngừng hẳn chàng đã nhảy khỏi lưng nó, lao thẳng đến những bậc thang chạy giữa hai hàng người đồng loạt vái chào.
“Quan ngự y tới…!” Lời báo cố tình được hô thật to xuyên suốt hành lang tối mờ dội đến phòng phu nhân. “Quan…quan..ngự…ngự…y…y… tới…ới”
Như một phép lạ âm thanh khiến phu nhân đang nằm bất động từ từ mở mắt, hai cánh tay nhúc nhích hơi đưa lên rồi lại nhanh chóng buông xuống.
Người bệnh hấp hối quá lâu. Ánh nến dọc hành lang đang lụi dần. Tiếng kinh cầu không râm ran sôi nổi mà trở nên lừ đừ. Tiếng mõ không đều, loạn nhịp hoặc rời rạc. Hình như tất cả đã mệt mỏi mất dần kiên nhẫn.
“Quan ngự y tới!” Tiếng hô lần hai như lời khẳng định sự việc đang tới hồi kết thúc. Nằm trên giường bệnh, nhất phẩm phu nhân hiểu rõ hơn ai hết thời khắc đã điểm. Tùng, “hạnh phúc muộn màng” của bà đã đến nhưng lần này những lời hỏi han ân cần, những cái bấm mạch đầy vi diệu sẽ không thể làm cho bệnh bà lùi lại lắng xuống nữa!. Chàng sẽ là cầu nối giữa cõi sống và chết. Chàng là hình ảnh bà muốn mang theo sang bên kia thế giới. Đau đớn ly biệt hay hạnh phúc bà không rõ. Mắt phu nhân long lanh ngấn lệ.
Cánh cửa bật mở vạch một đường sáng trong căn phòng tối. Chàng xuất hiện giữa vùng ánh sáng, uy nghi lồng lộng. Phu nhân một lần nữa cố hết sức đưa cánh tay lên hướng ra phía cửa hồ hởi đón chào, ánh nhìn dồn hết về phía chàng rực lên sáng rỡ, gò má bỗng phơn phớt hồng, làn môi nhợt nhạt héo hon từ từ giãn ra, vết nhăn cơ hồ như biến mất, bờ môi như mọng đầy lên. Tùng trờ tới, quỳ xuống nắm lấy bàn tay bà. Phu nhân nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười không thu hồi lại nữa, giữ nguyên trên môi. Mắt bà dại đi rồi đứng tròng. Tùng hốt hoảng bấm mạch. Để xác quyết một lần nữa chàng cầm nhúm bông để sẵn kê sát mũi phu nhân. Tuyệt không có sự lay động dù rất khẽ.
Chàng kêu lên:_ Ôi! Phu nhân sao người lại ra đi vội vã thế này!?. Nghe Tùng bật lên tiếng than, quan thượng thư chạy ùa vào. Thôi rồi! Không kịp nữa ông đã không được ở bên cạnh phu nhân lúc bà ra đi! Nhưng sao nụ cười cuối cùng bà để lại đẹp quá!. Chưa bao giờ trong suốt cuộc đời chung sống với nhau ông được diễm phúc thấy bà cười như lúc này. Ông cầm đôi đũa ngọc vân vê trên tay mà không thể đặt ngang miệng người vợ yêu, chỗ giữa hai hàm răng đợi giờ phạm hàm (1) sợ làm tan biến nụ cười đẹp mê hồn nhưng cũng bí ẩn khôn tả. Cuối cùng người con trai đã thay cha làm việc này.
Chú thích: (1)Phạm hàm: Tục xưa bỏ một nắm gạo nếp vo sạch, ba đồng tiền kẽm mài sạch vào miệng người chết, giàu thì bỏ vàng, vua và chư hầu thì dùng ngọc, kẻ sĩ thì dùng bối, dân dã thì dùng cơm gạo tiền kẽm
Vô Biên Vô Biên - Nguyễn Minh Trân Vô Biên