Not all of us have to possess earthshaking talent. Just common sense and love will do.

Myrtle Auvil

 
 
 
 
 
Tác giả: Diêm Liên Khoa
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Vũ Công Hoan
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2023-03-26 22:49:29 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
ON TRỜI
1.CON TRỜI
Con Trời ngồi như ngọn nến ở giữa giường, hoa đỏ, sao đỏ, bằng khen đỏ, cả đèn lồng đỏ bằng giấy mới có gần đây, treo đầy đầu giường và chân giường, trên cả trần nhà, trên cây sậy, trên mái che bằng lau sậy cũng treo hoa đỏ, đèn lồng đỏ, còn có dải bay bằng giấy hình đuôi én cắt bằng giấy. Một nhà một thế giới đều màu đỏ. Một bếp lò ở giữa nhà, có cả sách chưa xé làm mồi châm lửa, một cuốn là “Gien-ê-rơ sách truyện nước Anh của nữ tác giả Charlotte Bronte, một quyển là “Faoxtơ” sách của Goeth nước Đức ngày xưa. Hơi nóng lửa lò bốc lên đỏ lung linh cả mái che trần nhà. Phía trước giường để một bát nước uống của Con Trời. Một bát khác, là bát đựng đậu nành rang nóng hổi. Con Trời ngồi ngay ngắn trên giường, cuốn chăn, ngồi xếp bằng. mắt lim dim. Khuôn mặt phù thũng bóng loáng phát sáng. Y như bức tượng nến Thần Con trẻ, Thánh trong chùa.
Cửa đóng kín. Học giả đến tìm gặp Con Trời.
Học giả và Con Trời trò truyện với nhau.
Học giả nói với Con Trời một việc rất quan trọng:
- Mười tám bông lúa mạch to hơn bông thóc, không thiếu một bông, tôi không ăn hạt nào, có thể trao hết cho Ngài. Ngài đem mười tám bông mạch trồng bằng máu này, mỗi bữa ăn mấy hạt, đi lên Kinh Thành. Giữ những bông mạch máu to hơn bông thóc, to bằng bông ngô, ngài có thể vào đến Trung Nam Hải, gặp cấp trên cao nhất nhất, phản ảnh với ông ta tình hình ở đây. Tôi nhờ Ngài một việc, đó là khi Ngài hiến dâng cho cấp trên những bông mạch to nhất này, đưa cho họ nửa cuốn bản thảo tôi chưa viết xong. Họ nhìn thấy những bông mạch, xem nửa cuốn sách còn bỏ dở, e rằng không có cơ hội viết xong, họ sẽ biết như thế nào về con người hiện nay của nhà nước này dưới gầm trời này.
Con Trời trợn mắt. So với thường ngày, trong mắt hơi nheo có ánh long lanh.
Tôi về đem những bông mạch và bản thảo cuốn sách cho Ngài. Tôi van xin Ngài, Ngài vĩnh viễn không được nói với ai tôi đã cho Ngài mười tám bông mạch.
Học giả ra về. Sau thời gian lâu lâu, quả thật ông đã đem về mười tám bông mạch được gói mấy lớp vải và giấy dầu chống ẩm ướt. Đêm sâu lắng và vắng vẻ, sao sáng đầy trời. Bầu trời trong xanh. Khi bước vào nhà Con Trời, Con Trời đang ngủ gà ngủ gật. Cửa động, Con Trời mở mắt, uống nước trong ánh sáng, lại đưa tay nhúng nước sạch trong bát rửa mặt. Mắt ngài sáng long lanh. Học giả thấy mấy hạt đậu rang vốn trong bát không còn, bát không, sang sáng, không hề có thứ gì.
Ngài đặt gói bông mạch lên giường, cẩn thận giở ra, đầy nhà loang dần mùi thơm máu, mát lạnh, đầm đậm.
Con Trời ngửi mùi thơm nồng man mát của hạt tiểu mạch còn có hơi nực mùa hè khô khô của thân cây mạch và vỏ mạch. Mười tám bông tiểu mạch được học giả bó riêng, to nhất đúng như bông ngô, cộng thêm ba tấc dằm mạch, bông mạch dài hơn bắp ngô, dài hơn một thước, nhỏ nhất cũng bằng bông mạch to. Khó biết học giả cất giấu bông mạch ở chỗ nào, mà vẫn nguyên vẹn, hạt mạch phong kín trong vỏ. Hạt mạch có màu đỏ sẫm, căng phồng, bột lắng như sắp nở ra. Có hạt mạch từ bông rơi rụng xuống, Con Trời nhặt lên, giơ xem trước đèn, hạt mạch có màu vàng nhạt đỏ thẫm, bụng hạt mạch có rãnh như vết dao khắc.
Mỗi hạt to bằng hạt đậu hoà lan, như hạt lạc.
Mắt Con Trời bừng sáng. Ngài cười, nụ cười như bông hoa to hồng nhạt nở trên mặt.
- Một hạt ngươi cũng không ăn thật chứ?
Học giả gật đầu.
- Bây giờ ngươi có thể ăn một bông. Ta thưởng ngươi ăn một bông.
Học giả lắc lắc đầu.
- Ngươi còn gì nói với ta không?
Con Trời thu bông mạch lại để lên đầu giường, nét mặt sáng láng.
Học giả đưa nửa tập bản thảo cuốn sách của ông gói trong vải. Trong nhà có mùi nước thuốc tím. Học giả đưa sách trịnh trọng nói:
- Cuốn sách tôi viết sáu năm, Ngài trao cho cấp cao nhất ở Kinh Thành, chỉ cần ngài trao bông mạch hạt to nhất cho cấp trên cao nhất nhất chắc chắn ông ta sẽ tiếp kiến Ngài ở Trung Nam Hải. Lúc ấy Ngài hãy trao cho ông nửa cuốn sách này.
Con Trời nhận bản thảo cuốn sách.
- Liệu ông ta có sai người dẫn ta đi dạo Kinh Thành không?
- Ông ta sẽ thân chinh cài lên ngực Ngài một bông hoa hồng to, Hoa hồng có dải bay. Trên dải bay có lời đề từ tự tay ông ta viết cho Ngài. Đeo bông hoa ấy Ngài đi khắp thành Bắc Kinh. Trường Thành, Cố cung, Di Hoà Viên, Vương Phủ Tỉnh, vườn thú, ngài muốn đi nơi nào thì đi. Chỗ nào Ngài cũng khỏi phải mua vé vào cửa, lại được vào ở Tử Cấm Thành. Mọi người nhìn thấy Ngài mặt ai cũng sáng lên kính nể, đều vỗ tay hoan hô nghe rất hay.
Con Trời để bản thảo cuốn sách lên đầu giường. Trên mặt còn phù thũng. Ánh sáng càng sáng láng và rực rỡ. Việc thế là thành. Đêm hôm ấy Con Trời thức trắng, nhìn mười tám bông mạch, nghĩ đến chuyện ở thành Bắc Kinh, nghĩ đến cấp trên sẽ cài cho Ngài hoa hồng to nhỏ và vật kỉ niệm.
Hôm sau khi mặt trời mọc, mọi người còn nằm nghỉ trong ổ ấm, Con Trời đi đến từng nhà chào tạm biệt:
-Ta phải lên Kinh Thành – Con Trời nói - Đến Bắc Kinh gặp cấp trên cao nhất nhất, anh chị em ta sẽ có lương thực, không bao giờ còn đói nữa. Những người ngủ trên giường không ai hiểu lời Con Trời. Con Trời đến nhà ở của học giả và nhà văn lại nói như thế, đồng thời còn cúi chào trước giường học giả, sau khi nhét một nắm đậu cho nhà văn, Ngài đi ra khỏi nhà, lên đường dời khu 919.
Ngài đã lên đường thật.
Ánh nắng rực rỡ.
Trên trời có ánh sáng trắng.
Mây màu bay lượn, như Thiên sứ đang nhảy múa. Hôm nay trời nắng ấm như mùa xuân, ngước mắt nhìn, tầm mắt dài vạn dặm. Trên bãi sông Hoàng Hà xa xa yên lặng như nước hồ nghỉ thở và lụa đang bay trên trái đất. Gần đó, bụi trần rơi và cát bay đều nằm trên mặt đất, thành một phần của trái đất. Con đường thông ra bên ngoài y như một dải sáng nhàn nhạt. Con Trời đeo ba lô bọc ba lần lụa điều của Ngài, dọc đường rảo bước, vải lụa điều như một quả cầu lửa nhẩy tênh tênh trên vai Ngài. Có người ra tiễn, đi trước nhất là học giả và nhà văn, trong tay nhà văn nắm một nắm to đậu nành của Con Trời và hạt mạch máu như hạt lạc.
Học giả vẫy tay chào Con Trời.
Con Trời cũng quay lại vẫy tay, rồi quay người đi và mất hút trong ánh sáng mờ nhoà
2. CON TRỜI
Con Trời đi được mấy hôm, mặt đất trở nên ấm áp, thấy chỗ nắng kín gió chân tường có cỏ mới ra mầm nẩy chồi. Số là nữ bác sĩ đi tiểu tiện, nước giải chảy thành xoáy lộ ra cỏ non trong suốt, vàng nõn, như kính, tiểu tiện xong, nhổ mầm soi lên ánh nắng. trông thấy trong mạch non có chút nước chảy, chợt ngẩn người, lại chợt tỉnh, giơ ngọn mầm cỏ non vàng trong sáng chạy vào sân reo gọi:
- Sang xuân rồi, chúng ta đã được cứu!
- Sang xuân rồi, chúng ta đã có cái ăn!
Người gọi là đàn bà, nữ bác sĩ. Chị vừa chạy vừa gọi, bất chợt chị ngã gục không bao giờ bò dậy nữa. Người ta đến kéo chị mới biết chị đã chết. Bởi vì bác sĩ biết trước tiên cái lẽ, khi vạn vật khai hoa, mạng sống sinh trưởng. Bác sĩ đã reo gọi và chết như thế. Bởi vì sung sướng quá đỗi, chị sướng quá ra sức reo gọi bị kiệt sức. Mọi người từ trong nhà ùa ra, đến chỗ nắng kín gió bới, quả nhiên có mầm cỏ, nẩy từ rễ. Không có mầm, gốc cỏ cũng mềm ướt, chứa nhiều nước, ăn sống rễ cỏ, có vị ngòn ngọt tanh tanh trong mồm.
Ai cũng đi bới đất ăn sống rễ cỏ. Ăn nhiều cỏ mới người nào cũng đau bụng đi lỏng lại đều bị chết. Một hôm có người nhớ đến Con Trời đi lên Kinh Thành đã nửa tháng vẫn không có tin gì. Người ta bảo lên Kinh thành có ô tô, tàu hoả, đi về chỉ mất dăm ba hôm, cấp trên có gặp cũng chỉ mấy phút, mười mấy, hơn hai mươi phút. Thời gian còn lại Ngài có thể lấy chân đo mỗi tấc đất ở Kinh Thành, sau khi xong việc, Con Trời nên trở về. Nhưng Ngài không về. Ngày nào anh chị em cũng nhìn ra đường cái.
Con Trời không trở về, người ta hoài nghi Ngài đã chết. Xét cho cùng khi ra đi mặt Ngài sưng phù, chân cũng sưng phù. Toàn thân từ trên xuống dưới đều phù thũng.
Có người bảo:
- Không có Con Trời chính là lúc có thể về nhà tự do.
Có người hưởng ứng đều muốn đi. Học giả đứng ra ngăn. Ông nói chỉ cần Con Trời trao bản thảo nửa cuốn sách của ông cho cấp trên cao nhất nhất, thiên hạ sẽ lập tức khôi phục như cũ, nông dân làm ruộng, công nhân đi làm ca, giáo sư trở lại bục giảng. Ai có kiến thức và thích suy nghĩ có thể trở lại ngẫm nghĩ và sáng tác.
Lại chờ đợi. Cuối cùng không thấy Con Trờì về.
Mùa xuân đã đến. Ấm trong lòng đất. Trái đất lại mọc cỏ, nở muôn hoa. Chim sẻ từ đâu bay về, bay liệng trên bầu trời kêu riú rít. May mà cơn đói đã qua, đã có rau dại chống đói. Trên bãi sông Hoàng Hà đâu đâu cũng có xúp-lơ, rau dền đỏ, rau răng cưa, chỉ trong chốc lát đã hái được hàng nắm. Có rau rừng, người sẽ có sức, con người lại nẩy ra ý nghĩ, nhân khi Con Trời đi vắng dời khỏi khu dục tân.
- Ba ngày nữa Con Trời không về anh chị em sẽ bỏ đi được không?
Học giả đi đến từng nhà khuyên:
- Bỏ đi chỉ có một con đường, con đường ấy liệu đi có dễ dàng hay không?
Sau ba ngày Con Trời vẫn biệt tăm.
Có người bỏ đi, bỏ trốn không thấy nữa. Trên người mang đủ số, một nắm hoa hồng nhỏ. Số hoa này lấy từ trên thân phạm nhân đã chết đói, đủ một trăm hai mươi lăm bông hoa nhỏ. Trên người được rau rừng tiếp sức, không thấy anh ta trên giường, trên dưới gầm giường không có quần áo. Không ai còn chịu nghe lời học giả, không ai còn tin lời học giả. Con Trời đã đi hai mươi tám ngày. Có hai lần đi Bắc Kinh cũng về rồi.
Lại một buổi trưa, có người ngang nhiên nói trong sân:
- Ai muốn ra đi đều thu dọn hành lý đi theo tôi.
Mọi người ầm ầm thu dọn hành trang đi ra, đứng đông lắm, đếm quân số có năm mươi hai người tất cả, mới biết khu 919 có già một nửa bảy mươi người chết đói chết bệnh. Sang xuân rồi, người có sức, Con Trời không về chính là thời cơ tốt bỏ đi tập thể.
- Làm sao đây? - Học giả hỏi nhà văn.
Tôi cũng đi. – Nhà văn đáp - Lần này tôi động viên mọi người bỏ đi. Những người này, tôi đã từng ghi nhiều chuyện của họ trong “Tội nhân lục”. Chuộc tội, tôi phải dẫn họ đi.- Vừa nói nhà văn vừa sửa soạn hành lý của mình.
Học giả ngạc nhiên nhìn nhà văn. Nhà văn nhìn học giả, hy vọng nhà văn và mọi người đi thoát. Học giả nhìn toàn thể anh chị em phạm nhân hưng phấn và kiên nghị đứng trong sân, lắc đầu với nhà văn, nhìn nhà văn hỏi:
- Trên đường thông lên thị trấn, chỗ nào cũng có trạm kiểm soát, các bạn đi lối nào?
Nhưng nhà văn nói một cách kiên nghị:
- Không đi cũng chết.
Thì có chuyện như thế.
Nhà văn và học giả bắt tay tạm biệt, ra khỏi nhà. Mặt trời đã ngả về tây, có người đề nghị:
- Mở cửa nhà Con Trời xem xem, có gì đáng lấy đi!
- Lấy cắp hay sao hả?
Nhà văn hét to.
- Đừng quên chúng ta là dân trí thức, là những người có học!
Một dòng người đi qua trước cửa nhà Con Trời. Kẻ vác người xách, có người gánh. Mấy chục người theo nhà văn men theo con đường cái, tốp năm tốp ba đi ra ngoài bãi sông Hoàng Hà. Học giả đứng trong sân nhìn mọi người đi khỏi cổng. Ánh mắt ông mờ mịt,đầy vẻ hoài nghi.Ông không đi,tin Con Trời nhất định sẽ về, nhất định sẽ trao tập bản thảo cuốn sách cho cấp trên. Học giả cứ nhìn anh chị em phạm nhân mãi đến lúc đội ngũ mất hút trong ánh nắng mùa xuân.
2. CON TRỜI
Không ai dám đi đường cái, đều men theo đường mòn cánh đồng hoang, đi ra hướng thế giới bên ngoài. Đến chiều khi mặt trời chênh chếch đằng tây, ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Có người vứt bớt hành lý thừa dọc đường, nào giầy, nào mũ, nào quần áo, còn có cả quần thừa không dùng, nhưng không ai vứt cái nồi luộc nấu rau xanh.
Khi hoàng hôn, đi được mười dặm, có người tụt lại đằng sau, như con dê lạc đàn. Đến chỗ bãi xanh tươi trong đồng hoang, nhà văn bảo mọi người dừng lại, hái rau riếp đắng, nhặt củi chờ những người đi sau.Tuy vất vả, nhưng cũng vui, xét cho cùng thì đây là một cuộc đào thoát tập thể. Họ đốt lửa trên bãi cỏ, tìm nước về, luộc rau rừng ăn. Ăn xong, mọi người lăn ra ngủ ở chỗ trũng, hố kín gió trên bãi cỏ, nhìn sao đầy trời, có người còn hát, hát một bài hát cách mạng quen tai nhất, vừa hùng tráng vừa lý tưởng. Tên bài hát là “Đi lên phía trước theo đường lớn”. Lời ca viết “ Có con đường hướng lên phía trước, phía trước sáng sủa có tự do, chỉ cần bạn tỏ ra dũng cảm, cuộc đời sẽ trong sáng và rạng ngời.”. Đầu tiên một người hát, sau đó nhiều người hát theo, ai cũng hát, không biết hát thì hát theo. Trong đồng hoang vắng lặng vô cùng, trăng sao đầy trời, lời hát của họ như sóng nọ đuổi sóng kia, đẩy cảnh yên tĩnh trên đồng hoang ra rất xa, rất xa. Hát mệt lại nghỉ, bắt đầu trùm chăn ngủ. Hôm sau khi mặt trời mọc, có người phát hiện bị mất cắp, tìm khắp nơi, rà số người, mới biết thiếu mất hai thanh niên. Một là giảng sư đại học, một là phó giáo sư. Họ đều là thầy giáo và học sinh khoa vật lý cùng một trường ở Bắc Kinh.
Mất cái gì? – Nhà văn hỏi.
Mấy người cúi đầu nói:
- Sao năm cánh.
Nhà văn im lặng. Mọi người rủa sả kẻ ăn cắp, rồi tiếp tục lên đường. Ngày đi đêm nghỉ, chống gậy mà đi, bụng đói luộc rau dại. Đêm ngủ ở nơi kín gió giữa đồng hoang, Ngày đi tối nghỉ, ban đêm không còn ai hát nữa. Đặt lưng xuống là ngủ. Lại ngày đi đêm nghỉ, cứ thế việc thành lại bại, như hoa nở hoa tàn. Năm ngày sau, vòng qua chín khu dục tân, bốn thôn bản tự nhiên, bảy trạm kiểm soát. Thị trấn hiện ra ngoài mấy dặm trước mặt. Con đường cái xa xa giống như sợi dây chão dắt đến lối vào thị trấn. Mọi người và nhà văn đều biết, chỉ cần qua được thị trấn, coi như đã đi thoát Tổng bộ dục tân, lại đến huyện lỵ, đáp xe lên Địa khu, tàu hoả đã ở trước mặt, chia ra lên tầu hoả là có thể ai về nhà nấy, gặp vợ, gặp con, gặp bố mẹ, thiên luân lại quây quần chung quanh một chậu lửa.
Khi trông thấy thị trấn, đám đông đi chậm lại. Nhà cửa trên thị trấn đều như đống rơm đống rạ, bụi trên đường cao hơn mặt đất, yên tĩnh vô cùng, vắng lặng như chết. Trên thị trấn không có tiếng động, có khói bếp của các gia đình lưa thưa lẻ loi, bốc thẳng lên trời. Đến trưa, nắng chiếu sáng loá mắt. Đám đông dừng lại, đề nghị cử người đi trước dò la. Hai chàng trai trẻ đi, đi như kẻ ăn cắp, đã nhanh chóng quay lại, nét mặt xám ngoét. Hỏi tại sao? Trả lời ba hôm trước, một giảng sư và một phó giáo sư từ đám đông lấy cắp năm ngôi sao của người khác bỏ trốn đã chết ở chỗ ngã ba vào thị trấn, xác vất ở cạnh đường như hai bó lúa. Hai chàng kể chung quanh xác chết, chỗ nào cũng rơi những ngôi sao và hoa hồng nhỏ Con Trời phát cho mọi người ai cũng có. Hai chàng còn kể ở ngã ba đường vào thị trấn có hai gian nhà lá, trước cửa dựa súng canh gác, chôn một biển gỗ, trên biển gỗ có năm chữ “Trạm kiểm tra yêu nước”. Nhà văn suy nghĩ rồi nói:
- Đám đông chia tách ra, đêm tối từ hai bên thị trấn lén lút đi vào.
Họ chia thành hai tốp, lần lượt có người dẫn đầu. Khi trăng lên, từ hai bên đường cái vào thị trấn, một tốp đi bên trái, một tốp đi bên phải, vẫn theo đường mòn, không phải như đi đường, có lúc cúi xuống đi, có lúc bò sát đất, còn xa thì đi thẳng lưng rảo bước, không ai được nói chuyện, có người sợ lạc, vứt cả chăn cả nồi. Trời cũng đã tối, mây che khuất trăng, nhìn không rõ chân và đường trước mặt. Hôm sau khi trời sáng, hai tốp gặp nhau trong bãi trũng ngoài đường cái, cứ tưởng đã từ bên này thị trấn sang bên kia thị trấn, cứ tưởng đã đi qua “Trạm kiểm tra yêu nước”, nhưng đã phát hiện chỗ họ gặp nhau vẫn là nơi họ chia tay trước hoàng hôn đêm qua. Có người vứt áo cạnh đường khi chia tay vẫn còn ở bên đường, cái áo vắt trên một cây nhỏ vẫn treo nguyên trên cây nhỏ.
Cả một ngày nản chí, đêm hôm sau, sau khi phân biệt kĩ bên trái bên phải và đông tây nam bắc, nhà văn lại cho hai tốp ra đi hai bên thị trấn. Hôm sau khi trời sáng, tụ họp ở một chỗ trũng che khuất ngoài đường cái, vẫn là chỗ họ chia tay hôm qua và hôm trước. Khi chia tay, cái áo vứt lại vẫn ở cạnh đường. Cái quần treo trên cây hoè nhỏ vẫn rủ trên cây hoè nhỏ. Người nào cũng nản chí, u mê, không biết làm thế nào đi khỏi vùng hoang dã hai bên thị trấn này. Họ quyết định ngày thứ ba cử người vừa phục vừa đi dò đường trong bãi hoang, cắm cành cây trên đường làm dấu hiệu. Ban đêm theo dấu hiệu mò vào đối diện thị trấn. Cử mấy người trẻ vừa nấp vừa phục đi đến nơi hoang dã ở hai bên, đã nhìn thấy nơi xa xa cạnh thị trấn đều là bãi lầy của đất bãi sông Hoàng Hà. Bãi lầy mênh mông không bờ bến, mùa xuân đến, vùng thượng nguồn sông Hoàng Hà, băng mùa đông đã tan, nước chảy ào ào. Chỗ thấp cách hai bên bờ trăm dặm toàn chứa nước, chỗ cao hẳn lên cách gần thị trấn lại toàn là bãi tha ma và gò đống. Các ngôi mộ toàn là mộ mới chôn năm ngoái. Bãi rất rộng, mộ lô nhô mọc lên như nấm sau trận mưa xuân, có đến hàng ngàn hàng vạn ngôi, rộng bao la tít tắp mãi chân trời, đều là phạm nhân và dân thường chết đói, còn có cả người từ các khu dục tân bỏ trốn chết cạnh thị trấn. Tất cả các ngôi mộ đều chưa kịp mọc cỏ, mộ mới đất mới phơi dưới nắng vàng, ánh lên như mặt nước. Bãi cỏ mầu xanh. Trong sáng xanh người chết chưa kịp chôn ngâm trong nước trần truồng dưới gầm trời, có người sau khi chết không bó chiếu, phơi giữa trời bị sói và diều hâu mổ bới xác nhoe nhoét. Xương chất thành đống trắng xoá.
Ngôi mộ nào cũng bốc hơi trắng có mùi tanh nồng, thum thủm.
Kẻ đi thăm dò đường đi hẳn nửa ngày quanh mộ. Khi ra khỏi trận địa mộ, lại theo cành cây đánh dấu quay về, khủng khiếp lau mồ hôi, về với đám đông, lăn giữa đám đông. Một người đi thăm dò đường khác quay về, lau mồ hôi, kinh hãi, mất sức, ngồi bệt trong đám đông:
- Toàn mộ là mộ.
Một người kể.
- Nhiều người chết hoàn toàn không chôn, thối rữa trên bãi cỏ giữa các ngôi mộ.
Một người khác kể:
- Mộ chi chít chẳng khác gì bãi đá cuội, nhiều như cát. Té ra hai ngày hai đêm chúng tôi đều quanh quẩn lạc giữa trận địa mộ.
Người nọ nhìn người kia.
Ai cũng nhìn mặt nhà văn.
- Trận địa mộ cũng phải đi - Nhà văn nói - Giữa đống người chết cũng phải đi, đi khỏi trận địa người chết sẽ đến nhà.
Sau đó ăn rau đắng, tìm ổ chuột đồng, đào bắt chuột, ăn để lấy sức chuẩn bị ban đêm đi vòng qua thị trấn đi vào khu vực trận địa người chết rộng bao la. Đêm đi, mây màu bay hết, trăng lên, khi trăng sáng ngợp trời đất, đám đông tập hợp cùng đi theo hai hướng. Đến bãi tha ma toàn bộ tay nắm tay nhau đi theo mốc đánh dấu ban ngày về phía thị trấn. Nhà văn và người cằm mốc đánh dấu đi trước, nín thở lặng lẽ đi như kẻ cắp.Té ra đó là bãi lầy bát ngát không bờ bến loang loáng dưới sáng trăng. Ánh sáng trời và sắc nước, soi rõ chân người, có thể nhìn thấy trận địa mồ, xác người chết và cọc tiêu chỉ đường. Không sợ trận địa mộ và xác chết, đám đông đã từng có kẻ chết, cứ đi theo cọc tiêu. Cuối cùng đi khỏi trận địa mộ và đám người chết đến một cánh đồng hoang rộng phẳng hai bên thị trấn. Biết mình đã đi ra khỏi trận địa mộ và đám người chết, họ buông tay nhau ra, có người xông lên trước, té ngã, đứng dậy, rảo bước vui vẻ nói chuyện, lỡ to mồm chửi bậy “Đù mẹ, đù mẹ!”, chửi một cách không sao hiểu nổi. Nhà văn đi trước, quay lại dằn giọng bảo, - Nói khe khẽ thôi, nói khe khẽ thôi! Tất cả lại nắm tay nhau vào!
Không ai chịu nghe lời chỉ bảo và mệnh lệnh của nhà văn. Kẻ rảo bước, người chạy gằn xông lên trước. Sau khi xuyên qua bãi hoang, phía trước đột nhiên dừng lại, phát hiện bên này của hoang dã vẫn là trận địa mồ mả và hàng loạt tử thi. Dưới sáng trăng nhìn rõ vẫn là những bó cỏ xếp đống như nấm mênh mông. Mọi người xúm lại đi theo sau nhà văn. Nhà văn đứng trên một đống mộ, nhìn bên trái trông bên phải, nhìn thị trấn và Tổng bộ lờ mờ phía xa xa sau lưng và nhà dân dưới ánh trăng, cuối cùng sau khi xác định rõ phương hướng, lại bảo mọi người tay cầm tay đi qua bãi lầy, đi qua trận địa mộ, đi về hướng đường cái trước thị trấn.
Sau khi trời sáng đám đông phát hiện lại trở về con đường cái sau thị trấn trước đây. Thì ra cái áo vứt cạnh đường vẫn ở cạnh đường, mảnh vài và cái thắtlưng da vắt trên cây hoè nhỏ vẫn trên cây hoè nhỏ bằng ngón tay cao bằng đầu người bên đường.
Mặt trời mọc ở đằng đông, nắng lên đè mọi người giữa đồng hoang thấp trũng. Người nào cũng tuyệt vọng, tuyệt vọng lan tràn. Trong ánh mắt đều là ánh sáng chết. Có người lăn ra ngủ, nói có chết ở dưới chân cũng không đi qua bãi tha ma nữa, phần đông đều ngồi bệt lên bãi cỏ, sắc mặt tím tái, vàng lè, nhiều lời oán hận loang dần trong đám đông, có người đến hạch sách nhà văn:
- Taị sao dẫn người ta đến đằng sau thị trấn, không đi sang phía bên kia thị trấn?
Nước bọt bắn cả lên mặt nhà văn.
- Có lẽ nào không thể từ đường cái tìm cách đi qua? Không đi được ông dẫn anh chị em trốn cái gì?
Nhà văn quyết định thân chính đến trạm kiểm soát giao thiệp.
Mọi người đều lấy hoa hồng, ngôi sao cất trong túi trong lòng đem nộp, để phòng nhà văn bị vặn hỏi có thể bảo toàn tính mạng của ông. Trong ánh nắng, trong tay mỗi người đều có mười mấy, mấy chục bông hoa nhỏ, bông hoa vừa và sao năm cánh cắt bằng giấy tranh được từ chỗ Con Trời, đỏ rực hẳn một đống đưa đến trước mặt nhà văn. Nhà văn lắc đầu cám ơn lòng tốt của anh chị em, móc túi lấy ra một gói giấy nhỏ mở ra có đến mấy chục hạt tiểu mạch đỏ sẫm, to hơn hạt đậu, to bằng hạt lạc:
- Tôi đi hiến dâng cho cấp trên giống mạch trồng bằng máu này, giống mạch này trồng một mẫu có thế sản xuất được hàng ngàn, hàng vạn cân với điều kiện để tôi dẫn anh chị em từ đây đến huyện lị.
Nhà văn vung tay bước đi ngất nga ngất ngưởng, trong tay chống một cái gậy đường xa mệt mỏi. Mọi người đều nằm nấp ở chỗ kín trên bãi cỏ, nhìn cửa vào thị trấn, hy vọng giống mạch máu của ông nhà văn có thể dẫn mọi người đi qua trạm gác, sang bên kia đường thị trấn, dẫn đến bến xe huyện lỵ, có thể trông thấy nhà văn đến trạm kiểm soát lối vào thị trấn, lính gác chặn ông lại rồi dẫn ông vào trong nhà.
Thời gian trôi ì ạch, một giây như một năm. Ai nấy đều phủ phục trên đất chờ đợi, rẽ cây cỏ nhìn ra ngã ba thị trấn. Cuối cùng nhà văn từ trong nhà đi ra, đi theo đường bên này trở về.
- Không chỉ ở đây có Trạm kiểm soát yêu nước, cả nước chỗ nào cũng có. – Nhà văn nói - Cấp trên cao nhất nhất đã quy định, trong hoàn cảnh khó khăn, nạn đói lớn lan tràn, bất cứ người nào cũng chỉ được ở nguyên trong thôn bản, trong nơi mình sinh sống, không được đi đâu, không được truyền ra ngoài chỗ mình có bao nhiêu người chết đói.
Ai cũng tưng hửng không buồn nói. Nhà văn còn bảo:
- Chỉ có hai loại người được đi lại, một là phải có giấy chứng nhận của trên, hai là người ấy phải có một ngôi sao đỏ bằng sắt trên mũ quân nhân thật sự, hoặc năm ngôi sao giấy to.Nhưng ngôi sao giấy to phải có con dấu nhỏ cấp trên phát cho Con Trời.
4. “CON TRỜI”
Mấy ngày sau, mọi người ở bên thị trấn đều ăn rau dại bò lê bò lết trở về khu 919. Khi đi năm mươi hai người, lúc về còn bốn mươi ba người, chín người kia bỏ mạng trên dọc đường. Trở lại doanh trại không ai còn nói chuyện, tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện đi, chỉ có điều lúc rỗi rãi, ai cũng trông ra đường cái, hy vọng Con Trời, hoặc cấp trên đột nhiên xuất hiện trên đường cái.
Sang tháng hai âm lịch, trên đường mọc cỏ dại. Thi thoảng có con thỏ rừng và con chồn con cáo đứng ngơ ngác trên đường, nhởn nhơ đi lại.
Một hôm, trước lúc hoàng hôn, trên trời có ánh sáng trắng, có người từ trong nhà đi ra, lại nhìn ra đường ngoài doanh trại, trông thấy chiếc khoá sắt trước cửa nhà Con Trời không còn nữa. Cửa khép hờ. Cái mạng nhện luôn chăng, lúc nào cũng ngự trị ở cửa cũng mất. Ngạc nhiên một lúc, thấy có người đi trong nhà. Mọi người chạy khỏi nhà, đứng ở cửa nhà Con Trời, Thì có chuyện như thế. Mọi anh chị em đều đứng ở cửa nhà Con Trời, đông lắm, yên tĩnh, nghiêm trang, không ai nói một câu. Con Trời bị những bước chân làm tỉnh giấc. Cánh cửa kẹt một tiếng mở ra. Quả thật Con Trời xuất hiện trước đám đông. Con Trời trở về trong yên tĩnh ban trưa. Về nhà là Ngài lăn ra ngủ. Trên mặt, trên chân, trên người không còn phù thũng, chỉ còn gầy và xanh xao. Ánh nắng hắt lên mặt Ngài. Nét mặt có vẻ mệt mỏi, chán ngán mà hưng phấn, dáng gầy xanh, đen sạm, ánh lên sự rắn rỏi như mọi người từng quen biết, song là nét sáng láng của một người trưởng thành, Con Trời đã cao lên, lớn hẳn, trên cằm đã mọc râu đen đen, người mảnh dẻ xương xương, như một cây lên cao. Nhưng trên đầu Ngài, tóc đã dài hai tấc. Trong mớ tóc rối bung có lẫn hai ba rễ cỏ cây.
Tinh thần, tình cảm và ánh mắt của Ngài chín chắn cứng rắn, dứt khoát, như nắm được phần thắng trong tay. Học giả đến trước mặt Ngài:
- Thế nào?
Ông hỏi thận trọng, như thử trái tim của Con Trời.
Con Trời trang nghiêm khẽ đáp:
-Trong Trung Nam Hải cũng có lò luyện gang thép thật. Trên quảng trường Thiên An Môn cũng đã từng trồng ruộng thí nghiệm sản lượng mẫu vạn cân.
Không ai nói gì. Nét mặt kinh hoàng của nhà văn đầy vẻ mờ mịt u ám.
Lúc này Con Trời nheo mắt nhìn trời. Trên trời có mây báo điềm lành, có ánh sáng trắng, có một đàn bồ câu không biết từ đâu bay qua. Sau khi đàn bồ câu bay đi, Con Trời dụi hai mắt ngái ngủ, nét mặt cười rất tươi, khẽ nói một câu rất tuyệt vời kinh khủng.
- Anh chị em đều có thể về nhà!
Lời của Con Trời nặng và chắc, hoàn toàn là giọng nói vang khoẻ của một người trưởng thành. Nói xong, Ngài quay người đi vào trong nhà, lấy ra một túi vải, nét mặt cười sáng láng, rạng rỡ chưa từng có.
- Anh chị em đều không phải chịu đói rét cải tạo ở đây nữa.
Cái túi Ngài xách kêu leng keng, tiếng va chạm của những đồ sắt nhỏ, giống như tiếng nhạc vang lên theo lời Ngài và tấu lên theo tiếng cười của Ngài.
Con Trời đứng trên bậc thềm cửa nhà Ngài, móc túi lấy ra một nắm ngôi sao đỏ như đồng tiền đúc bằng sắt đỏ tươi.
- Anh chị em mỗi người cầm một ngôi sao đỏ sắt đúc này, có thể đàng hoàng đi tung tăng trên đường cái lên thị trấn. Trạm kiểm tra nào nhìn thấy ngôi sao thật này cũng cho anh chị em đi qua. Anh chị em muốn đi đâu thì đi. Đến huyện lị, đến Địa khu, đến Tỉnh thành và Bắc Kinh, đi đến bất cứ nơi nào khắp đất nước, về gia đình, về đơn vị của anh chị em.
Con Trời cầm một nắm ngôi sao như cầm bó đuốc trong tay, vừa nói vừa vẫy lên không. Bầu trời vạch qua một quầng sáng đỏ cầu vồng.
- Anh chị em hãy về chuẩn bị hành lý – Con Trời nói to – Đêm nay hãy ngủ ngon, sáng sớm mai ta sẽ phát cho mỗi người một ngôi sao, mỗi người còn có một túi đậu nành rang, làm lương khô ăn dọc đường.
Tiếng Con Trời oang oang, dõng dạc, khác hẳn tiếng nói bẽn lẽn nhiều tháng trước.
Con Trời không kể hơn một tháng qua ở Bắc Kinh Ngài đã gặp ai, gặp chuyện gì, chỉ rất thanh thản, nói một cách rất dứt khoát.
- Về chuẩn bị đi anh chị em, ta cũng phải ngủ một giấc ngon lành cái đã. Quả tình ta quá mệt.
Con Trời nói xong quay người vào nhà, đóng cửa kêu đánh két, để lại ở bên ngoài nỗi ngạc nhiên sâu nặng khó hiểu trên mặt học giả, nhà văn và tất cả anh chị em phạm nhân.
Mọi người tiếp tục đứng ngẩn ngơ một lát, vừa nghi hoặc, vừa đi về nhà mình, cả đêm không nói chuyện, lòng vẫn không tin Con Trời sẽ thật sự phát cho mỗi người một ngôi sao và một túi đậu nành rang, để mọi người đi khỏi khu dục tân một cách dễ dàng tự nhiên. Ban đêm ai nấy vẫn ngủ như thường ngày, vẫn ngủ đến lúc tự nhiên thức dậy. Nhưng hôm sau, sự việc đã khác hẳn. Chim khách báo tin lành dậy rất sớm, đậu trên bệ cửa sổ từ bao giỡ bao giờ. Đầu tiên chỉ một con, hai con hót, sau đó cả bầy vù vù bay đến, đậu trên bệ cửa sổ hót thành bản đại hợp xướng. Có người thức giấc, kéo lê dép, ra ngoài cửa đứng một lúc dưới bầu trời, lại đến trước cửa nhà Con Trời ngạc nhiên nhìn, đã trông thấy cả một vùng đỏ rực, như lửa cháy loang rộng, ngẩng đầu hốt hoảng kêu, nhìn lên trời, lại chạy đến cạnh nhà tập thể gọi ầm ĩ:
- Mau lên, mau lên nhìn Con Trời!
- Mau lên, mau lên nhìn Con Trời!
Tiếng gọi của ông này vang thấu khu chín mười chín và Lối cũ, vang thấu một thế giới.
Mọi người đều thức dậy, dụi dụi mắt, chạy ra cổng, đến trước nhà Con Trời. Bước chân rậm rịch, tiếng gọi rộn rã, đến nơi chợt đứng sững, cúi xuống nhìn đất dưới chân, nghển cổ nhìn trời cao rộng. Bầu trời sáng trắng, mây tím đỏ, chim khách từng bẩy bay đến đậu trên bệ cửa sổ và trên tường khu doanh trại 919. Ai cũng nhìn thấy mây trắng biến thành hình tượng Thiên sứ từ xa xa bay sang bầu trời bên này. Ai cũng thấy dưới mây tím, mây Thiên sứ, bầu trời sáng láng trắng trong, không hề có một làn gió thoảng. Dưới bầu trời sáng trắng phơn phớt hồng, trước cửa nhà Con Trời, trong cổng khu 919, trên cây cao cao, dựng lên một giá chữ thập. Chân giá chữ thập chôn rất chặt trong một hố đất, còn Con Trời, trên mặt đất hàng trăm hoa hồng đỏ và bằng khen đều rải dưới giá chữ thập, treo cài lên cột giá chữ thập. Mặt đất ngợp màu đỏ, như ánh lửa cuốn dài dài. Hoa to hoa nhỏ, hoa lụa, hoa là, hoa doan, trải đỏ, cài đỏ sân khu doanh trại, ửng sáng mặt đất. Giá chữ thập cao cao đứng giữa sắc đỏ, như cây cột buồm cao cao dựng trên biển đỏ bao la lúc sáng sớm và khi chiều tà, còn Con Trời mặc áo choàng xanh thủ công, lưng thắt dải vải dệt tay, bị đóng đinh trên chính giữa giá chữ thập. Dưới giá chữ thập còn rải đất ầm ướt vừa đào tươi mới, trong hoa, đỏ thành màu máu, đỏ thành màu hồng hoa.Có cây cỏ màu trắng, màu xanh nổi trên đất như thân cây hoa ở trong hoa. Giá chữ thập làm bằng gỗ vuông, to như cái bát, cao hơn một trượng, gần hai trượng. Để tự leo lên được giá chữ thập, Con Trời đã đóng lưa thưa mấy thanh gỗ nhỏ ở lưng giá chữ thập.Trong ánh nắng mặt trời vừa mọc ở đằng đông, trên mặt Con Trời bị đóng đinh trên giá chữ thập, một nụ cười mỉm hài lòng, nhịn cơn đau đớn, phát sáng đỏ. Sau khi trời sáng đúng lúc mặt trời lên, Con Trời rải kín hoa hồng tự đóng mình lên giá. Không ai biết một tháng ở Kinh Thành, Con Trời đã thấy gì, gặp gì, đã xảy ra chuyện gì. Việc đầu tiên sau khi Ngài về, là tự đóng mình lên cột giá chữ thập phủ rải kín hoa hồng. Để dự phòng bản thân chịu không nổi đau đớn rơi khỏi giá, Ngài còn trói mình trên giá chữ thập mấy vòng, sau đó lấy đinh dài đóng hai chân mình lên cột gỗ trước, lại dùng tay phải và ba đinh to đóng tay trái mình lên thanh gỗ ngang, Còn lại tay phải cuối cùng, khi không đóng được đinh lên tay phải, Ngài gắn trước cái đinh dài lên xà gỗ ngang bên phải, mũi đinh hướng ra ngoài, vung mạnh cánh tay và mu bàn tay phải về phía sau, bàn tay phải vừa vặn được ba cái đinh to đóng trên xà gỗ xuyên thấu.
Ngài đã tự đóng đinh mình.
Thế là xong việc.
Như Chúa Giê su, Con Trời đã tự đóng đinh trên giá chữ thập phủ rải kín hoa hồng.
Máu trên tay, cổ tay đều nhỏ xuống dưới theo cột gỗ giá chữ thập, như hoa xuân thắm đỏ trên gỗ trắng. Những giọt máu trên hoa như nước rơi trong biển lớn rỏ xuống đất như đất vàng hoà vào mặt đất. Nhưng mặt Con Trời không đau đớn và méo mó, rất bình thản như ý, môi mỉm cười thoả mãn, y như bông hoa hồng khổng lồ nở trên bầu trời, nở trên đỉnh giá chữ thập…Dưới giá chữ thập, trước hàng loạt hoa hồng ở phía nhìn về chính đông, xếp từng túi từng túi lương khô. Trên mỗi túi lương khô, lại còn gài một ngôi sao sắt màu đỏ như cái nhị hoa lung linh để từng người được tự do đi lại.
Trong cả một vùng sáng đỏ, lan tỏa mùi đậu nành rang.
Mọi người đều ngạc nhiên, đứng dưới giá chữ thập, cúi đầu nhìn hoa hồng, đậu nành rang, ngôi sao năm cánh. Khi ngẩng lên nhìn Con Trời trên giá chữ thập, máu đang từ trên giá chữ thập nhỏ giọt xuống. Ánh nắng trong suốt, sáng vàng toả bốn phía, máu từ trời giáng xuống như những hạt ngọc trai đỏ. Từng bầy chim sẻ, chim khách báo tin lành bay đến. Mây tím bay giữa không gian vắng vẻ hoang dã. Khi mầu tím, xanh trắng, mây tím hình như Thiên sứ từ xa xa bay trên bầu trời giá chữ thập, tất cả chim khách đậu trên tường, trên cửa sổ, trên mái nhà, trên sân khu doanh trại đều ngẩng lên nhún nhảy ríu rít hót lời ca mọi người như hiểu mà không hiểu.
Giữa lúc này, Con Trời rút cuộc đã mở mắt, nói mấy câu cuối cùng:
- Ta tự đóng ta lên giá này tại đây – Anh chị em đều về đi, mỗi người một túi lương khô và một ngôi sao đỏ, từ bên dưới ta các ngươi đi đi, muốn đi đâu thì đi.
Nói đến đây, Con Trời lại ngắm nhìn hoa và người dưới giá chữ thập, như đếm số người,:
- Anh chị em có bốn mươi tư người, nhưng ta chỉ có bốn mươi ba ngôi sao. Có một người, ông không thể dời khỏi nơi này, ta chỉ có bốn mươi ba ngôi sao.
Con Trời dồn sức cuối cùng nói to:
- Tất cả đi vào trong nhà ta. Anh chị em hãy đem theo tất cả những quyển sách có ích về. Đi khỏi ta, ta chỉ van xin anh chị em một việc. Đó là không một người nào được gỡ ta khỏi giá chữ thập, cứ để ánh mặt trời phơi nắng ta. Nhất định, nhất định phải ghi nhớ. Hãy ghi nhớ lời ta phải để nắng trời phơi nóng ta.
Nói xong Con Trời hơi ngả đầu xuống, mái tóc cũng rủ xuống như cỏ bị gió thổi.
Mây trắng và mây tím hình Thiên sứ đọng trên bầu trời đỉnh đầu Con Trời. Mây mầu tím gắn xung quanh mây Thiên Sứ chiếu trên cả vùng lớn đầy hoa hồng đỏ.
Bầy chim khách báo tin lành đều vươn cổ đua nhau hót.
Ai nấy đều vội vàng đổ xô đến dưới giá chữ thập, mỗi người tranh một túi lương khô và một ngôi sao đỏ còn thơm mùi sơn lên đường ra đi. Tuy tranh nhau, nhưng ai cũng cẩn trọng không dẫm lên hoa, không làm bẩn làm rối hoa. Hoa vẫn đỏ thắm xếp ngay ngắn thành một khối lớn chỉnh tề, đỏ rực dưới giá chữ thập. Mọi người vẫn nối đuôi nhau đi vào trong nhà Con Trời từ dưới giá chữ thập bên hoa đỏ. Nhìn vết tích Con Trời cài cắm hoa và bằng khen trên tường, trên đầu giường, trên mái che trong nhà, giống như những cái hố cây bị đào bị chặt. Trên giường Con Trời, đang bày mấy chục quyển truyện tranh mà về sau này Con Trời thích xem nhất, phần lớn là tranh truyện liên hoàn kể truyện “Kinh Thánh”. Trong nhà, trên nền đất, có mạt cưa và vỏ gỗ Con Trời đẽo làm giá chữ thập, mùi thơm gỗ loang khắp nhà. Đi qua một cửa vào gian bên trong, kéo rèm che cửa sổ màu đen bằng vải dệt thủ công để ánh sáng ùa vào, đều nhìn thấy, trên giá sách lớn bằng gỗ thô mà chắc Con Trời tự đóng, bày kín hai hàng sách của mọi người, có quyển sau khi mất bìa, Con Trời đã dùng giấy xi măng bọc lại cẩn thận. Đứng dưới giá sách trong buồng sáng, ai cũng thấy rõ những quyển sách Con Trời xé làm mồi đốt lửa sưởi ấm mùa đông, trên giá đều có hai ba quyển trở lên được phục chế lại. Ai cũng ngắm nghía giá sách và im lặng. Trong nhà đầy bụi bẩn, riêng giá sách vẫn chỉnh tề không hề có bụi bậm, có dấu vết vừa mới được lau sạch, còn có mùi giấy ướt màu trắng xám nổi bật.
Người nào cũng tìm thấy sách của mình trên giá khi mang nộp, đã tìm thấy sách mình luôn luôn muốn đọc không tìm thấy.
Đến giữa trưa, khi nắng đã bắt đầu gay gắt, mọi người mang theo hành lý, sách và lương khô đi thành hàng một. Ngực anh chị em nào cũng gài một ngôi sao năm cánh, đi dưới giá chữ thập cạnh màu đỏ, ra khỏi khu doanh trại. Đến bây giờ ai cũng biết học giả không đi tranh ngôi sao. Khi mọi người tranh nhau, ông đứng thẳng nhìn anh chị em - những trí thức - những người cùng cảnh ngộ. Học giả không chen vào trong nhà giằng sách. Ông luôn luôn đứng nhìn anh chị em trí thức cùng cảnh ngộ. Khi anh chị em vào nhà ôm sách, học giả đứng dưới giá chữ thập, thay Con Trời bày lại tử tế số hoa hồng bị người khác tranh giành làm lộn xộn, lại còn treo mấy bông hoa bị rơi lên hai thanh dọc ngang của giá chữ thập. Ai cũng ôm bó sách từ trong nhà đi ra, học giả vẫn bình thản đứng tại chỗ. Mọi người sắp ra đi, học giả không có sao năm cánh. Ông đứng dưới nắng trời, dưới giá chữ thập, bên đống hoa, khi vẫy tay chào từ biệt anh chị em, tiễn đưa những trí thức cùng cảnh ngộ ra về ông nói;
- Xin các bạn để lại cho tôi những quyển sách có liên quan đến Phật đến Thiền các bạn đang ôm, anh chị em đi nhé!
Mọi người đứng lại để toàn bộ sách Thiền, sách Phật dưới ánh nắng, dưới giá chữ thập và trước mặt học giả bên cạnh bãi hoa. Khi mọi người đi qua dưới thân Con Trời, ai cũng ngẩng đầu, nhìn thấy mây tím màu tím đỏ và mây Thiên sứ màu trắng tuyết trên bầu trời. Còn vô vàn những con chim khách báo tin lành đã biến mất. So với ánh nắng nóng nực từ trên trời dọi xuống trước kia, thì máu trên tay, trên chân Con Trời và trên giá chữ thập, máu đã đọng thành màu đen sẫm. Còn trên trán, trên mặt Con Trời, đã ánh lên màu bóng mỡ, môi miệng Ngài khô nứt đã có vẩy cong lên.
Học giả nhìn nhà văn dặn:
- Nhất định phải dẫn anh chị em đi.
Nhà văn gật đầu với học giả và giục
- Tháo gỡ Con Trời xuống đi chứ!
Học giả suy nghĩ đáp:
- Các bạn cứ đi đi, mình sẽ ghi nhớ lời Con Trời, khi đến giờ tháo gỡ Chúa Giê su, mình sẽ tháo gỡ Ngài.
Con Trời vẫn treo trên giá chữ thập. Trên giá chữ thập phủ kín hoa dưới ánh nắng, từng người, từng người một, từ từ im lặng bước đi dưới thân Ngài, dưới giá chữ thập.
Cứ để mặt trời phơi nóng Ngài.
Một mình học giả ở lại với Ngài.
Bước lên con đường cái rộng mở thông ra bên ngoài, dòng người cứ đi đi mãi, đi một cách quang minh chính đại, đi qua hết trạm kiểm tra yêu nước này đến trạm kiểm tra yêu nước khác. Khi hoàng hôn, họ gặp một ngã ba, từ đường cái họ đi ra khỏi bãi mênh mông sông Hoàng Hà, chợt trông thấy hàng ngàn hàng vạn dân thường không sao đếm xuể kẻ gánh người kéo xe ùn ùn từ ở ngoài đi vào bên trong. Bụi đường mù mịt, tiếng bước chân rậm rịch không ngớt. Mỗi gia đình, trên xe bò, trên quang gánh đều có chăn nệm và nồi bát, còn có cả những ngôi sao sắt, ngôi sao giấy cắm hoặc dán trên biển.
Gia đình đi trước tiên, chủ nhà khoảng ngoài ba mươi hoặc bốn mươi tuổi, dáng thanh gầy, thọt chân, oằn lưng cầm càng xe. Vợ, bố mẹ và xoong chảo bát đĩa chất cao ngất ngưởng trên xe. Một gia đình dẫn bà con từ một ngã ba khác đi vào trong khu dục tân bãi sông Hoàng Hà mênh mông. Trên xe anh ta kéo, cắm một biển gỗ, trên biển dán một hàng ngôi sao mờ nhoà đã phai mầu từ lâu. Người trên xe, cụ già trẻ con và đàn bà, trên ngực ai cũng gài ngôi sao. Họ đi vào bên trong bãi. Nét mệt mỏi do lặn lội đường dài và bụi bậm bám trên mặt họ như vải che. Nhà văn và đám đông quay lưng về phía mặt trời lặn đi ra ngoài, từ xa xa nhìn gia đình họ đi vào trong bãi theo hướng mặt trời lặn, gia đình này dẫn đám đông, đi vào trong, cũng từ xa xa quay lại nhìn họ, sau khi đi sát vai nhau ở ngã ba đã rất xa, nhà văn đột nhiên dừng lại, ngạc nhiên kêu:
-Ơ kìa, anh chàng kia chính là cậu nhân viên thí nghiệm đã tìm ra cát đen trong phong trào luyện gang thép đại quy mô mùa đông năm ngoái, giành được năm ngôi sao đã được tự do về nhà!
Tất cả đứng lại nhận ra con người vừa đi qua đúng là chàng nhân viên thí nghiệm, họ đều giơ tay làm loa che lên mồm gọi to họ tên của anh nhân viên thí nghiệm, hỏi anh ta tại sao từ ngoài vào trong này. Nhưng anh ta kéo cả gia đình cùng đồ đoàn đã đi xa về hướng mặt trời lặn. Cả gia đình anh ta đã hoà tan trong ráng chiều tối, giống như mấy cây cỏ khô mất hút trong hoang dã mùa thu, may mà những người đi theo đã bước đến trả lời:
- Nghe đâu trong đấy đất rộng người thưa, mùa xuân vạn vật khai hoa, có thứ ăn không hết!
Đám đông đi vào trong, nhà văn và đám anh chị em đi ra ngoài.
Tứ Thư Tứ Thư - Diêm Liên Khoa Tứ Thư