There is a temperate zone in the mind, between luxurious indolence and exacting work; and it is to this region, just between laziness and labor, that summer reading belongs.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Lavyrle Spencer
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: November Of The Heart
Dịch giả: Vũ Đình Phòng
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1696 / 14
Cập nhật: 2015-12-02 02:06:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
ùa hè năm nay đau khổ biết bao cho cả hai người, mỗi người ở một bên hồ? Lorna không thiết sống nữa. Nàng vật vờ qua ngày như cái bóng. Đi đến nơi nào người ta bảo đi. Ăn những thứ người ta bảo ăn. Đêm đêm, nàng thức hàng mấy tiếng đồng hồ, không ngủ được, ngồi nhìn bóng trăng bên ngoài rọi vào qua khung cửa sổ. Hoặc viết không biết bao nhiêu trang vào cuốn nhật ký, làm gần một trăm bài thơ u uất. Nàng từ chối mọi lời mời và không đến bất cứ nhà ai.
Chỉ mỗi một hoạt động đem lại cho nàng đôi chút thanh thản.
Đó là bơi thuyền.
Nàng không hỏi xin và cũng không bị trách mắng bao giờ về chuyện nàng sử dụng con thuyền buồm nhỏ. Ông Gideon đã quen với việc thấy con thuyền đó của ông suốt ngày chạy ngoài hồ. Những người sống chung quanh hồ quen nhìn thấy Lorna điều khiển con thuyền từ lúc tờ mờ sáng, khi mặt hồ phủ làn sương đêm trời lặng gió. Họ quen nhìn thấy nàng bơi thuyền cả giữa buổi trưa nắng như đổ lửa. Và buổi tối khi mặt trời đã lặn và trên mặt hồ không còn ai.
Bà Levinia nói:
- Dạo này con gầy như que củi và đen như bồ hóng. Con nên tránh bớt ánh mặt trời buổi trưa.
Theron nói:
- Chị không cho ai đi cùng bao giờ! Hay chị cho em đi theo với chị, chỉ một lần thôi.
Jenny nói:
- Hồi này chị xanh xao quá, hay tại anh Taylor? Nếu chị còn thích anh ấy thì chị hãy bảo em.
Ông Gideon nói:
- Không thằng con trai nào chịu lấy thứ con gái như cô. Họ cho rằng cô là đồng tính, vì thấy cô bơi thuyền cả sáng, trưa chiều.
Bà Agnes nói:
- Cháu đừng nghe họ. Hồi ông đại úy Dearsley chết, bác cũng làm y như cháu bây giờ.
Lorna tìm được nguồn an ủi ở bác Agnes. Bác biết rõ mọi chi tiết trong nổi đau khổ của nàng. Và ngồi với bác nàng cảm thấy vết thương trong tim dịu đi một phần. Hai bác cháu thường dạo chơi trên bờ hồ, hoặc ngồi ngoài vườn đọc tác phẩm của John Milton và William Blake. Những hôm trời mưa, hai bác cháu ra ngồi lầu hóng mát ngoài vườn, uống trà đọc thơ.
Thế là mùa hạ trôi qua.
Jens thường nhìn thấy Lorna trên chiếc thuyền buồm nhỏ. Chàng hay đứng ở cửa xưởng đóng tàu, bần thần nhìn Lorna, tự hỏi không biết con trai mình hiện ở đâu và trông mặt mũi nó thế nào. Tên nó là gì và ai chăm sóc nó lúc này? Chàng thầm nghĩ các con chàng sau này sẽ không biết được chúng có người anh đang sống ở nơi nào đó trên thế giới.
Con trai chàng và của Lorna Barnett.
Tim Iversen bảo chàng:
- Chắc cậu muốn xem những thứ này.
Và ông đưa Jens những bức ảnh chụp Lorna và chàng, ghi lại mùa hè thơ mộng khi Jens đóng con thuyền Lorna D. Jens nhét những tấm ảnh đó vào lẫn quần áo trong vali, đặt dưới gầm giường. Nhiều lúc đêm khuya, gối đầu trên tay, Jens muốn lấy những tấm ảnh ấy ra xem, nhưng kỷ niệm xưa quá đau xót và chàng lại thôi, cố nghĩ sang chuyện khác để gạt hình ảnh Lorna ra khỏi tâm trí.
Con thuyền Manitou vẫn buộc bên cầu tầu, thu hút rất nhiều người đến xem. Gần như ngày nào cũng có người đến. Nhiều người muốn xem nó chạy trên hồ, cho nên Jens và Dawin phải lập một đội thủy thủ riêng và vạch ra một lộ trình của nó trên hồ White Bear phục vụ khách.
Những lúc điều khiển con thuyền đi ngang qua biệt thự mùa hè Rose Point của gia đình Barnett, Jens thường nhìn vào. Chàng thấy những bóng áo dài thiếu nữ, thanh niên nam nữ con nhà giầu chơi bóng chầy ngoài vườn. Nhưng không lần nào chàng nhìn thấy Lorna. Nhìn thấy nàng chỉ là ngoài hồ, trên con thuyền nhỏ của họ.
Hoạt động của xưởng đóng tầu Harken phát đạt rất nhanh. Danh tiếng Harken lan xa. Xưởng đóng tầu ở New Jersey và Nam Carolina, hai xưởng đóng tầu nổi tiếng Hoa Kỳ viết thư mời Jens đến làm chuyên gia thiết kế cho họ với số lương rất cao.
Một hôm Tim Iversen đến báo Jens:
- Tôi vừa nghe tin Gideon Barnett đang hoàn chỉnh nốt con thuyền Lorna D để chuẩn bị cho Hội Đua thuyền sang năm, hy vọng sẽ thắng được Câu lạc bộ Minnetonka.
Đúng thế, ông Gideon đã thuê một người địa phương làm nốt con thuyền Lorna D. Khi công việc hoàn tất, ông đến gặp Lorna, bảo con gái:
- Cha sắp hạ thủy con thuyền Lorna D. Con có thích điều khiển con thuyền đó trong thời gian đầu không?
- Không, con cảm ơn.
- Nhưng trước đây con vẫn năn nỉ cha cho con điều khiển thuyền buồm kia mà? Suốt mùa hè này con đã điều khiển con thuyền nhỏ, tại sao con không thích điều khiển con thuyền lớn Lorna D?
- Bây giờ cha nói thì đã quá muộn.
Ông Gideon cau mày:
- Lorna! Bao giờ con mới chịu bỏ kiểu sống xa cách? Bao giờ con mới chịu hòa nhập vào với mọi người?
- Con không biết, thưa cha.
Ông Gideon muốn thét lên rằng ông và bà Levinia đã phát ốm lên vì nhìn thấy con gái họ vẻ mặt lúc nào cũng như kẻ khổ hạnh và như không nhìn thấy cha mẹ. Nhưng ông không dám thét. Tội lổi của ông đã bịt miệng ông lại. Ông quay đi, bỏ mặc con gái với bộ mặt sầu não của nàng.
Tất yếu phải có sự chạm trán giữa hai con thuyền. Sự việc xẩy ra vào cuối tháng Chín, khi Jens và đội thủy thủ của chàng cho con thuyền Manitou chạy chơi trên hồ. Hôm đó, trời u ám những đám mây đen kéo che phủ bầu trời.
Hai con thuyền gặp nhau ở khoảng hồ giữa mũi đất và bán đảo. Con thuyền Manitou chạy theo hướng Nam, con thuyền Lorna D chạy theo hướng Bắc. Khi hai con thuyền gần nhau. Tim Iversen đưa tay chào nhưng Gideon không đáp lại, chỉ giương mắt nhìn, Jens cũng giương mắt nhìn tương tự như vậy.
Nếu như là hai chiến hạm, chắc chắn họ đã nổ đại bác vào nhau. Nhưng không có đại bác nên họ chỉ phóng vào nhau luồng mắt tóe lửa. Và một điều đã chắc chắn, lần sau hai con thuyền này gặp nhau, họ sẽ đi cùng một hướng.
Cuối tháng Mười, gia đình Barnett đóng cửa biệt thự mùa hè Rose Point để dọn về thành phố Saint Paul sống mùa đông. Trước khi rời đây, Lorna đứng rất lâu chổ mũi bán đảo, nhìn về phía Bắc, hướng theo xưởng đóng tầu Harken. Nàng mặc áo pantô khoanh hai tay, làn tóc xòa rủ xuống trán. Gió thổi tạt vạt áo pantô dính chặt vào đùi nàng.
Lorna buồn rầu nghĩ đến con và hình dung lúc này con nàng đã bốn tháng tuổi, đang cười với một người nào khác, không phải mẹ nó.
- Tạm biệt Jens! Em thiếu anh biết chừng nào.
Nàng nói và nước mắt trào ra.
o O o
Mùa đông, cuộc sống ở biệt thự Barnett trên đại lộ Summit vẫn giống mọi mùa đông khác. Các em nàng hàng ngày đi học. Bà Levinia suốt ngày đi dự hết hội họp này tiệc tùng kia, chiêu đãi nọ, khi thì để quyên tiền cho Hội Từ Thiện, khi thì mừng sinh nhật bà bạn nào đó. Lần nào bà cũng rủ con gái, nhưng Lorna đều thoái thác, mặc dù nàng vẫn đến thư viện mượn sách về đọc.
Trong số khách đến thăm gia đình nàng, có một người đàn ông độc thân ba mươi mốt tuổi ở bang Washington. Ông ta để ý đến nàng ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên. Tên ông ta là Arnstadt. Ông ta kinh doanh trong ngành cung cấp nguyên vật liệu cho các công ty hỏa xa và rất giầu. Ông ta hy vọng nàng chấp thuận bởi ông nghe nói nàng sẵn sàng lấy bất cứ người cầu hôn nào để sớm thoát ra khỏi cái nhà này.
Thì ra không phải. Lần đầu tiên ông ta cầm tay Lorna trong phòng đọc sách, nàng đã rụt tay lại, kêu toáng lên, nước mắt đầm đìa xin lổi và bỏ chạy về phòng riêng. Nàng không thể chịu nổi ai đụng vào nàng ngoài Jens Harken...
Dịp lễ Giáng sinh Phoebe đến thăm bạn, cài trên đầu một chiếc trâm đính hôn của một người tên là Slatterleigh, một ngôi sao đang mọc trên bầu trời của hãng Armfield. Đầu tháng Giêng có tin về một cuộc hôn nhân sắp tới: Cuối cùng Taylor đã cầu hôn với Jenny Barnett và đám cưới dự định tổ chức vào mùa hè tới.
Bà Levinia hớn hở lao vào chuẩn bị cho sự kiện lớn đầu tiên trong vai trò "bà mẹ" của bà. Xung quanh Lorna, cuộc sống nở hoa, trong khi nàng vẫn đăm chiêu, sầu não, chưa lành được vết thương trong tim.
o O o
Một ngày cuối tháng Hai, lúc ở thư viện về, nàng thấy bác Agnes chạy ra đón cháu.
- Cháu lên gác ngay! - Bà già độc thân thì thầm.
- Chuyện gì thế ạ?
Bà Agnes đưa ngón tay lên chặn môi, ý ngăn không được đòi bà nói gì thêm, rồi kéo tay Lorna lên gác, không kịp để nàng cởi áo pantô bên ngoài. Vào đến phòng ngủ của Agnes, bà già đóng chặt cửa lại, quay sang nhìn Lorna. Đôi mắt bà sáng rực lên như hai viên ngọc xa phia:
- Có lẻ bác đã khám phá ra nó rồi.
- Ai ạ?
- Con của cháu.
Lorna buông bàn tay đang nắm khăn quàng.
- Ôi, bác Agnes... - Nàng thì thầm. Niềm hy vọng làm nàng lạnh người.
- Cháu lại đây!
Bà Agnes cầm tay Lorna, dắt nàng đến bàn giấy bằng gỗ hồng tâm của bà kê ở quãng giữa hai cửa sổ. Bà nhấc một tờ giấy đưa Lorna.
- Theo bác nghĩ thì đúng là thằng bé ở với bác Schmitt nhà mình tại một nơi nào đó suốt thời gian qua.
Lorna cầm đọc:
"Hulduh Schmitt, 850, đại lộ Hamburg, thành phố Minneapolis. Bang Minnesota."
Nàng ngẩng đầu lên:
- Nhưng tại sao con cháu lại rơi vào tay bác Schmitt?
- Bác không biết. Nhưng bác nghĩ cha mẹ cháu còn đôi chút lương tâm nên không nở đem con của cháu cho người lạ và đã thuyết phục hoặc đưa tiền để bác đầu bếp nhà mình Schmitt nuôi đứa trẻ.
- Nhưng làm sao bác biết? Căn cứ vào đâu bác đoán là bác Schmitt nuôi con của cháu?
- Từ ngày cha mẹ cháu đem thằng bé đi, bác đã tìm cách lọt vào phòng cha cháu lục ngăn bàn giấy của ông ấy, xem ông ấy có gửi tiền trợ cấp thường xuyên cho ai không. Và hôm nay bác nhận thấy cha cháu gửi tiền rất đều đặn cho Schmitt. Bác nghĩ mãi, tại sao cha cháu lại tốt với bác ta như vậy? Và số tiền khá lớn, chắc cha cháu phải nhờ Schmitt giúp một việc nào đó. Bác phán đoán, chắc là chính xác, đúng là cha mẹ cháu thuê Schmitt để bác ta nuôi thằng bé.
Tim Lorna đập mạnh đến nổi nàng thấy đau. Nàng mặc áo pantô vào người, nắm chặt cánh tay bà Agnes.
- Bác tin là bác hoàn toàn đúng chứ ạ?
- Bác tin, nhưng cháu nghĩ sao?
- Rất có thể. Rất có thể.
Lorna đi đi lại lại suy nghĩ. Nàng phấn khởi nói:
- Mẹ cháu đến đó và con cháu biến mất. Và đúng thời gian cháu đi vắng thì bác Schmitt thôi việc ở đây. Có sự trùng hợp đấy, bác ạ.
- Chà, bà Levinia tính toán giỏi đấy. Nếu đúng như bác cháu ta đoán thì mẹ cháu quá khôn ngoan. Mẹ cháu thuê tiền bác Schmitt nhờ bác ta nuôi thằng bé thì không ai nghi ngờ gì hết. Bởi bác đầu bếp lâu nay nằng nặc xin thôi việc để về nhà phụng dưỡng bà mẹ già đang cô đơn sau khi ông cụ qua đời.
- Ôi, cháu phải tìm đến đó ngay! - Lorna giật mẩu giấy trong tay bác. - Nếu đúng như vậy thì cháu biết lấy gì đủ để đền ơn bác đây, bác Agnes?
Hôm sau, lấy cớ ra thư viện mượn sách, Lorna lên xe buýt. Sau hai lần chuyển xe, nàng đến thành phố Minneapolis. Nàng đi đến một nơi tên là Ridley Court, hỏi thăm một hiệu bán sôcôla, rồi một bác tài xế xe tải, cuối cùng nàng tìm ra ngôi nhà 850. Số nhà được viết bằng gạch non. Ngôi nhà trông rất nhỏ. Nàng bước vào sân, một con chó bị xích sủa vang.
Lorna gỏ cửa, tim đập mạnh. Ôi, nếu bác Agnes đoán trúng thì chỉ vài phút nữa, nàng sẽ được gặp con!
Cửa mở và nàng nhận ra ngay bác đầu bếp cũ của gia đình nàng. Nhìn thấy Lorna bác sững người.
- Cô chủ! Chào cô!
- Chào bác Schmitt.
Bác ta vẫn mặc áo trắng giống như ngày nào làm cho gia đình nàng, chỉ có điều tấm áo không còn được trắng như ngày trước. Bác ta bị bất ngờ đứng lặng đi, không nhúc nhích.
- Tôi vào được không? - Lorna hỏi.
Bác Schmitt ngẩm nghĩ một lát rồi không thể làm thế nào khác đành nói:
- Tất nhiên. Mời cô chủ vào. Tôi biết rồi cũng sẽ đến lúc cô chủ tìm được ra và đến đây. Cô vào nữa đi.
Lorna đi sâu vào ngôi nhà hẹp, dài và tối tăm. Nàng đến một phòng tiếp khách nhỏ luộm thuộm. Tiếng một bà già bên trong bằng tiếng Đức vọng ra.
- Mẹ tôi! - Bác Schmitt nói.
Lorna nhìn vào phòng tiếp khách rồi quay sang bác Schmitt:
- Con tôi có ở đây không? - Nàng hỏi đơn giản.
- Nhưng làm sao cô chủ biết nó ở đây?
- Bác Agnes đoán.
- Ông bà chủ bắt tôi phải thề giữ bí mật.
- Tôi hiểu. Con tôi đâu?
Schmitt nghĩ đến số trợ cấp lớn hàng tháng, ông bà Barnett gửi cho bác ta. Bác ngập ngừng một chút rồi nói:
- Nó trong bếp. Cô chủ đi lối này.
Gian bếp sạch sẽ một cách gần như một cách tuyệt đối, với đồ gỗ rất cổ, phủ đăng ten. Nhà có hai tầng: tầng dưới gồm hai phòng tiếp khách nhỏ và gian bếp rộng. Trong bếp, một bà già tóc bạc trắng ngồi ghế xích đu đang rung rung chiếc tất đan lấy trước mặt một đứa trẻ tóc vàng rất kháu.
Đứa trẻ ngồi trên một kiểu như võng, thỏng hai bàn chân xinh xinh xuống chạm sàn nhà. Tay nó với thứ đồ chơi mà bà cụ lắc trước mặt. Lorna vào, nhìn thấy năm ngón tay xinh xinh của đứa trẻ nắm chặt con búp bê bằng dáng điệu khéo léo khó tưởng tượng nổi với một đứa trẻ tám tháng tuổi.
Thấy người lạ vào, thằng bé quên bẵng thứ đồ chơi cầm trên tay, quay khuôn mặt trắng nỏn ra phía cửa. Lorna thấy một mớ tóc vàng nhạt mềm mại, cặp mắt xanh biếc như bầu trời phương Bắc buổi tối, khuôn mặt trái soan, một cái miệng xinh xắn ngây thơ như khuôn mặt thiên thần.
Đứa trẻ đẹp trai đến mức làm Lorna thấy xung quanh mờ hết cả. Nàng bước đến gần như đến gần một vị thiên sứ.
- Tên nó là gì?
- Daniel.
- Daniel... - Nàng thì thầm, vẫn bước đến bên đứa bé.
- Chúng tôi gọi nó là Danny.
Mắt vẫn không rời khuôn mặt khôi ngô xinh đẹp của đứa trẻ. Lorna từ từ quỳ gối trước chiếc võng, giọng run run nói:
- Chào bé Danny!
Nó nhìn nàng không chớp mắt, mi mỏng, trắng nỏn. Nó rất giống Jens và rất ít giống nàng.
Lorna dướn người nhấc đứa trẻ ra khỏi võng. Nó vẫn chăm chú nhìn nàng, tay không rời con búp bê.
- Ôi, con xinh đẹp của mẹ... - Nàng ôm nó vào lòng, hôn lên thái dương nó - Ôi, vậy là mẹ đã tìm được con.
Bà già hỏi nàng nửa bằng tiếng Anh nửa bằng tiếng Đức:
- Cô là Mutter nó à?
Lorna gật đầu.
- Ôi, con tôi kháu quá! Cháu nó khỏe không?
- Khỏe. Chẳng đau ốm bao giờ. Chỉ có hôm vừa rồi hơi ấm đầu vì mọc răng.
Đúng lúc đó thằng bé nhe răng cười và nàng nhìn thấy hai chiếc răng sữa mới nhú.
Bà cụ nói:
- Nó lanh lắm.
- Thật ạ? - Nàng hỏi.
- Nó nói chữ "nóng" rất sỏi. Con nói đi Danny, "nóng"!
Thằng bé nhìn bà cụ, nhắc lại:
- Noóng, - Và nó trỏ vào bếp lò.
Lorna bật cười.
- Ôi, con tôi. Con yêu quý của mẹ! Mẹ không ngờ lại được ôm con vào lòng thế này, - Nàng ghì chặt con vào ngực.
Schmitt vội nói:
- Cô chủ cởi áo pantô kẻo cháu nó dớt dải ra đấy.
- Không sao, - Nàng nói.
Schmitt nói:
- Mẹ tôi và tôi sắp dùng cà phê. Có bánh mì mới nướng. Mời cô cùng uống với mẹ con tôi được không?
- Sẵn sàng.
Schmitt bầy thìa nỉa lên bàn. Bác ta xin lổi là không trải khăn bàn vì đứa trẻ có thể kéo khăn làm đổ vở hết đĩa sứ trên đó. Ba người ngồi ăn, Lorna đặt con trai ngồi bên cạnh, bẻ những mẩu bánh mì rất nhỏ bón cho nó. Chốc chốc nàng không nhịn được lại ôm đứa trẻ vào lòng rồi lại đặt xuống để nó ăn tiếp.
Bác Schmitt hỏi:
- Bây giờ đã tìm được con, cô chủ định làm thế nào?
Lorna đặt tách cà phê xuống bàn, nhìn thẳng vào mắt bác đầu bếp cũ của gia đình nàng.
- Cô chủ định đem nó đi? - Schmitt lại hỏi.
- Đúng thế. Tôi rất tiếc bác Schmitt.
- Nhưng thằng bé đang mến chúng tôi.
- Tôi thấy chứ, - Lorna nói - Nhưng đây là con tôi. Người ta đã đem nó đi dấu tôi.
Schmitt ngạc nhiên:
- Cô không biết? Tôi tưởng cô chủ không muốn nuôi nó.
- Nhân lúc tôi vừa sinh xong, còn đang nghỉ ngơi thì mẹ tôi đem nó đi. Mẹ tôi làm thế là không đúng, bác công nhận không, bác Schmitt?
- Vậy thì ông bà chủ đã nói với tôi không đúng. Ông bà chủ bảo cô không muốn nuôi nó.
- Đâu phải thế, - Lorna thấy cổ họng nghẹn lại - Nó là con tôi! Nhưng tôi còn phải tìm một nơi nào đó để nuôi nó... Tôi cần bàn với cha nó.
- Cô chủ tha lổi, xin cho tôi được hỏi, có phải cha nó là cậu Jens Harken, phải không?
Lorna buồn rầu nói:
- Đúng. Tôi rất yêu Jens nhưng cha mẹ tôi không chịu cho tôi lấy anh ấy, - Nàng cay đắng nói - Gia đình anh ấy không có biệt thự mùa hè trên hồ, bác hiểu rồi chứ?
Bác Schmitt thở dài:
- Ôi, sự đời. Tội nghiệp cô chủ.
Lorna nói:
- Tôi chưa thể đem thằng bé đi hôm nay, - Nàng đặt tay lên bàn tay bác đầu bếp già - Thu xếp xong nơi ăn chốn ở cho con tôi, tôi sẽ đến đón nó...
Lorna nhìn hai bà già, thông cảm nếu nàng không để bé Danny ở đây, hai bà già tội nghiệp kia sẽ không được cha mẹ nàng chu cấp hàng tháng nữa. Nàng nói thêm:
- Khi nào tôi đem nó đi... cụ và bác... liệu có thiếu thốn lắm không?
- Tôi có dành dụm được ít tiền, tạm đủ sống, - Bác Schmitt nói.
Đã muộn. Nàng phải về. Lorna đứng dậy.
- Tôi phải đi.
Nàng nói rồi nhấc bổng bé Danny, hôn vào trán con, nói:
- Chào con yêu quý. Mẹ sẽ trở lại.
Trong lúc chào con, nàng thoáng rùng mình nghĩ nàng sẽ phải đến gặp cha nó! Ôi, sao nàng ngại đến xưởng đóng tầu gặp Jens Harken đến thế.
Tháng Mười Một Của Trái Tim Tháng Mười Một Của Trái Tim - Lavyrle Spencer Tháng Mười Một Của Trái Tim