Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Hoài Phố
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1507 / 23
Cập nhật: 2015-08-09 11:37:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5 -
au khi biết rằng mình không bị thương tật vĩnh viễn, tôi cảm thấy vui vì bị thương và ra khỏi chiến đấu - và nhât là ra khỏi mùa đông khủng khiếp của nước Nga. Dù sao chúng tôi không được trang bị, hay chuẩn bị cho nó.
Y tá băng bó vết thương. Schumann và tôi được đặt trên xe trượt tuyết và đưa về pháo đội. Tôi trao quyền cho sĩ quan pháo đội, Thiếu Úy Steinbach, anh ta báo lên tiểu đoàn, cộng thêm việc 2 pháo đội trưởng đều bị thương. Thiếu Úy Jaschke chỉ bị thương nhẹ.
Schumann và tôi được đưa lên xe tải và chở về bệnh viện dã chiến ở Vyazma. Xe tải chở đồ tiếp vận lên phía trước và chở thương binh về phía sau. Chúng tôi đáng ở ngoại ô Moscow, chỉ khoảng 20km là đến Kremlin, và đường đi Vyazma dài 120km. Chín người chúng tôi phía sau thùng xe, tài xế và người lính bảo vệ phía trước. Trên mặt đường đóng băng, chuyến đi rất lạnh, xóc và đau đớn cho những người bị thương, nhưng không có cách nào khác hơn.
Tôi cố gắng làm cho Schumann được thoải mái. Vết thương ở đầu và cổ rất nặng, và nhưng cơn xóc làm anh ta đau đớn kinh khủng. Tôi gấp chăn của tôi và để dưới đầu anh ta để đầu khỏi đập vào thùng xe bằng kim loại. Sau 3-4 giờ dài vô tận trong đau đớn vì xóc, chúng tôi đến được bệnh viện dã chiến ở Vyazma.
Người ta băng bó lại vết thương cho chúng tôi. Vết thương ở cánh tay khá nhẹ, nhưng vết thương ở đầu làm tôi bị mất giác quan thăng bằng nên tôi không đứng lên được. Tôi ở bệnh viện dã chiến chỉ một đêm, vì người Nga tung ra một đợt tấn công lớn, nhiều người bị thương được đem đến, và nhân viện bệnh viện phải chuyển những người trước đi. Khi được đưa lên xe lửa cứu thương về Warsaw vào sáng hôm sau, rận đã chui vào lớp băng - cảm giác khó chịu khủng khiếp vì tôi không thể tháo băng ra được.
Schumann quá yếu để di chuyển, nên người ta giữ anh lại bệnh viện ở Vyazma, và sau đó anh chết ở đó.. Tôi biết anh từ lúc ở Pháp, đã được hơn 1 năm - 1 thời gian dài trong chiến đấu. Chúng tôi không thân nhau lắm, nhưng là những chiến hữu tốt với nhau. Là pháo đội trưởng trong cùng tiểu đoàn, chúng tôi đã chiến đấu cùng nhau ở Nga, như đã chiến đấu ở Pháp. Ở tuổi 31, tuổi anh lớn hơn so với cấp bậc, vì anh được thăng cấp qua chiến đấu chứ không vào học viện quân sự. Không may, người ta thường coi thường những sĩ quan này. Nhiều người trong số họ chiến đấu giỏi, thậm chí giỏi hơn nhưng sĩ quan khác, vì họ có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn, nhưng họ không qua trường lớp hay không bài bản. Đôi khi có những trò đùa xấu về họ. Họ bị gọi là "vomags," một từ được ghép bỡi những chữ cái đầu của "Sĩ quan nhà quê với khuông mặt nông dân." Đó là một lối đùa rất khinh miệt. Schumann đã bị những sự khinh miệt này, nhưng anh ta đã chịu đựng nó một cách can đảm và không tỏ ra cay đắng hay tức giận. Anh đã tỏ là một người lính can trường và một sĩ quan giỏi - và anh đã cho hết để phục vụ cho đồng đội, cho đất nước.
Chúng tôi không được biết vào ngày 5 tháng 12, ngày tôi bị thương, quân Nga đã tung ra hàng trăm nghìn quân mới, có lý tưởng, được huấn luyện kỹ, và được trang bị tốt đến từ Siberia tấn công vào chúng tôi. Và họ đẩy lùi chúng tôi ra xa Moscow. Tôi tránh được cảm giác của sự rút lui vì bị thương ngay từ lúc đầu. Khủng khiếp nhất là bị thương trong lúc rút lui, vì lính đang rút chạy ít khi đem theo thương binh với họ; người bị thương chỉ còn cách nằm đó, chết vì vết thương, vì lạnh, vì đói, hay bị bắt.
Lúc đó, tôi chưa biết là quân Đức đang rút lui toàn bộ. Tôi không biết là lực lượng tăng không chiếm được Kalinin và Tula, phía bắc và nam của Moscow. Tôi chỉ biết những gì xảy ra ở phần nhỏ của chúng tôi, và không thấy gì xảy ra về dấu hiệu của cuộc rút lui. Những xe tăng đã tấn công chúng tôi không có bộ binh, nếu như bắn cháy vài chiếc, thì chúng sẽ rút lui ngay vì không có bộ binh bảo vệ. Tôi không những không biết về thảm họa đó đang xảy ra, mà ngược lại, tôi cứ nghĩ rằng cũng giống như mấy lần trước ở Sudetenland và Paris, lần thứ 3, sư đoàn của tôi sẽ diễn hành chiến thắng trước điện Kremlin và tôi không có mặt vì bị thương.
Chuyến xe lửa cứu thương chạy 2 ngày từ Vyazma đến Warsaw, khoảng chừng 800km. Lúc này thì tôi đã có thể ngồi dậy được; những nguời bị thương nặng không ngồi được ở trong những toa khác với sự chăm sóc của y tá. Tất cả chúng tôi đều tạ ơn trên khi được ra khỏi địa ngục chiến tranh và mùa đông giết người ở Nga. Chúng tôi nói chuyện với nhau về những gì trải qua ở Nga, về nhà, và về thức ăn chúng tôi được cung cấp trên xe lửa, những chuyện mà chúng tôi không biết đến trong một thời gian dài. Và chúng tôi cũng được ngủ bù. Đó là một cảm giác rất hạnh phúc của sự bình yên.
Ngồi trên xe lửa ấm áp, thoải mái, và nhìn cảnh vật của nước Nga trôi qua, một lần nữa, chúng tôi rất ấn tượng với những vùng đất bao la mà chúng tôi đã vượt qua bằng đôi chân. Chúng tôi đi 2 ngày để vượt qua một khoảng cách mà chúng tôi đã mất 5 tháng gian khổ để đi bộ qua. Nhưng chúng tôi đã đi qua trong mùa hè khi còn có thể chịu được, và bây giờ nó đang đắp một tấm thảm tuyết mênh mông chết chóc. Chúng tôi kinh ngạc khi thấy khả năng của người Nga khi họ tiếp tục tung ra các sư đoàn mới, bất kể chúng tôi giết và bắt được bao nhiêu quân.
Đến Warsaw, chúng tôi được đưa đến một bệnh viện của quân đội Đức, trước đây là bệnh viện dân sự. Ở đây, họ rửa sạch vết thương và băng bó lại và cuối cùng cũng bắt được những con rận chết tiệt bám đầy trong băng. Chúng tôi cũng được tẩy rửa và không phải khổ sở về những con vật hút máu hèn hạ kia cho đến khi quay lại chiến trường. Cứ như là món quà của thượng đế khi được tắm và chà xà phòng khắp người. Bác sĩ khám tôi cẩn thận để chắc rằng những di chuyển trong tương lai sẽ không có hại đến sức khoẻ; bác sĩ luôn luôn lo lắng đặc biệt về các vết thương ở đầu.
Tôi ở Warsaw chỉ vài ngày. Tôi gọi điện cho ba mẹ và Lilo để họ biết là tôi bị thương và sắp trở về. Quân đội thông báo gia đình khi một người lính bị chết, nhưng không thông báo khi bị thương; vì sự thương vong xảy ra thường xuyên, nên không thể thực hiện được.
Trong khi tôi ở bệnh viện Warsaw, tôi được biết là Nhật tấn công Hoa Kỳ ở một nơi gọi là Trân Châu Cảng. Nên bây giờ nó là một cuộc chiến tranh thế giới khác. Tôi không nhận ra ý nghĩa của sự kiện này, tuy nhiên, khi Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ, tôi cũng không thấy nó có ý nghĩa gì với nước Đức. Ở trường học, tôi không học nhiều về kinh tế và ý nghĩa chính trị của Hoa Kỳ đối với thế giới hiện đại. Tôi chỉ nghĩ rằng Hoa Kỳ giúp đỡ Anh và Nga về vật chất và bây giờ chúng tôi phải phản ứng với họ. Với suy nghĩ là Hoa Kỳ sẽ bận rộn với Nhật, tôi không nhận thức là với sự góp mặt của họ trong chiến tranh, với nguồn tài nguyên vô tận, viễn cảnh chúng tôi phải chiến đấu ở cả hai mặt trận - nỗi ám ảnh của bất cứ tướng Đức nào vì kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh thế giới trước.
Sau khi ở Warsaw, tôi được chuyển về Olmutz rồi Brunn (Brno), Tiệp, trước khi chuyển về bệnh viện ở Leipzig. Mặc dù tôi rất thận trọng vì vết thương ở đầu, bây giờ tôi có thể đi bộ được từng đoạn ngắn. Tôi làm giấy nhập viện và về thăm nhà ngay ngày đầu.
Được về nhà sau những tháng ngày dài chiến đấu ở tận đất Nga cứ như một đứa trẻ sợ hãi được nằm trong vòng tay người mẹ. Mẹ tôi ôm chặt tôi thật lâu như không muốn buông ra. Tôi biết điều này vì những gì đã xảy ra với Fritz và bây giờ tôi lại bị thương. Cha tôi cũng làm như vậy. Những gì xảy ra với hai đứa con là những mất mát to lớn trong đời cha mẹ tôi.
Ngày hôm sau, tôi cùng ba mẹ đi thăm Fritz. Nhìn em tôi thật tội nghiệp. Em đau đớn đến tột độ, nhân viên bệnh viện phải cho morphine để giảm đau. Em có thể nói chuyện với chúng tôi khi thuốc chưa ngấm, nhưng cơn đau lại hành hạ nó. Nó không cử động được, thân người được đắp trong tấm ra bệnh viện. Fritz biết rằng mình sẽ chết, và bỏ mặc mọi sự cho số mệnh. Chúng tôi cố gắng làm cho em mang hy vọng, nhưng chỉ làm em giận dữ hơn. Nếu viên đạn giết chết em nhanh chóng, có lẻ mọi sự sẽ dể chịu hơn.
Tôi đến thăm Lilo ở tiệm chụp hình và gây cho cô sự bất ngờ. Cô kêu lên vui sướng và ôm lấy cổ tôi, ôm tôi trong sự lo lắng về vết thương. Thật là hạnh phúc khi gặp lại cô và để biết rằng cô cũng có những cảm giác đó. Trí nhớ của tôi về cô không sai. Cô vẫn xinh đẹp và sung sướng như tôi vẫn nghĩ. Vẫn như xưa, tôi đón cô sau khi cô làm việc, đi ăn tối và đi xem phim, nhạc, hay khiêu vũ. Với tôi, cô là liều thuốc an thần của cuộc chiến.
Noel năm ấy khá buồn thảm với gia dình tôi. Chúng tôi thăm Fritz hàng ngày, và em tôi luôn vui mừng khi thấy chúng tôi. Trước Noel, em nhận được huân chương Chữ Thập Sắt Hạng 2 và huy hiệu bị thương. Em nhận huy hiệu bị thương bằng bạc vì vết thương nặng (thường thì màu đen cho lần bị thương đầu tiên). Việc nhận huân chương làm em tôi tự hào và vui sướng, vì chúng tượng trưng cho thành tựu duy nhất mà em đạt được trong cuộc sống ngắn ngủi của mình. Ngày Giáng Sinh, chúng tôi mang quà vào bệnh viện và tổ chức lễ giáng sinh ở đó, nhưng vì hoàn cảnh, chúng tôi không thể đi sâu vào tinh thần của dịp lễ.
Tôi rất vui vì được cùng Lilo trong suốt thời gian trị thương. Tình trạng của Fritz ngày càng tệ, và tin tức từ Phương Diện Quân Trung Tâm cũng không tốt. Tôi vẫn nhớ về lòng tự tin quá cao lúc bắt đầu tấn công nước Nga và nhận ra chúng tôi đã tự cao tự đại về mình. Chúng tôi không biết gì về sự mênh mông của Liên Bang Xô Viết và dân số đông đúc cũng như tiềm lực, tài nguyên. Được ra ngoài ăn tối và coi phim hay ca nhạc với Lilo vào nhũng buổi tối giúp tôi phần nào quên đi về Fritz và những chuyện về pháo đội ngoài mặt trận. Khi tôi còn một mình, mọi việc lại ào ạt trở về trong tôi.
Tinh thần dân chúng Đức không đến nổi tệ. Từ cuộc tấn công Pháp, hầu hết mọi người chỉ nghĩ rằng Hitler chỉ lấy lại những gì đã mất từ cuộc Chiến Tranh Thế Giới. Cuộc chiến với Pháp được sự ưng thuận của người dân, vì chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và vì người Pháp tuyên chiến trước. Và, tất nhiên, sự việc chúng tôi đã thắng nên người dân ủng hộ. Dân Đức hình như rất hài lòng với những gì xảy ra trong thời gian đầu của chiến tranh. Ngay cả cuộc tấn công Nga, tinh thân rất tốt khi mọi việc trôi chảy ở lúc đầu. Nhìn chung dân Đức nhìn Cộng Sản như một xã hội tội lỗi vì những báo cáo bay ra từ nước Nga trước chiến tranh - báo cáo về nạn đói rộng lớn vì chính sách của chính phủ, về những cuộc giết người hàng loạt nhằm vào những người đối lập, và sự bắt buộc di dân đến với hàng triệu thường dân. Tất cả những thứ đó đều được biết ở Đức, và tất nhiên bộ trưởng bộ tuyên truyền nhấn mạnh và phóng đại ra. Và, tất nhiên, dân chúng, có thể bất đạo lý, không chống lại sự chiếm lấy vựa lương thực Ukraine và túi dầu Caucasus.
Vì thương vong ở Nga này càng nhiều và càng nghiêm trọng, mọi việc bắt đầu thay đổi. Trong những chiến dịch nhanh chóng ở Ba Lan, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Nam Tư, và Hy Lạp, chúng tôi có thiệt hại nhiều, nhưng những thiệt hại đó chấm dứt nhanh chóng vì chiến dịch diễn ra nhanh. Ở mặt trận Nga, thiệt hại hàng ngày bắt đầu rất nhẹ, nhưng không bao giờ dừng - nó tiếp tục ngày sau ngày, tuần tiếp tuần, tháng này qua tháng khác. Thời gian trôi quan, thương vòng càng nặng nề hơn. Thiệt hại không bao giờ được công báo ở hậu phương, nhưng ngày càng có nhiều gia đình có con bị chết hay bị thương nặng. Từ từ, người ta bắt đầu thấy bức tranh, không phải từ chính quyền, mà gián tiếp tuyền miệng từ người này sang người kia. Những người không quen biết sắp hàng ở tiệm bánh mì hay mua sữa nói chuyện với nhau. Nhũng gì xảy ra với gia đình tôi không khác lắm đối với nhiều gia đình khác, và bây giờ nó trở thành bằng chứng cho thấy mọi việc không thuận lợi ở nước Nga. Tất nhiên, mọi người hy vọng là với cuộc tấn công vào mùa xuân sẽ thuận lợi trở lại. Chúng tôi học cách "dịch" một bản tin, vì Bộ Tuyên Truyền luôn dùng những từ ngữ giống nhau để diễn tả những tình huống giống nhau. Ví dụ, từ "heroes" hay "horoic" luôn có nghĩa là chúng tôi bị thiệt hại nặng. Khi chúng tôi đọc "the heroes at Tula," tôi hiểu là chúng tôi đã thua trận ở Tula.
Nhưng chỉ ở Moscow mới bị, còn Phương Diện Quân Bắc bao vây Leningrad, và Phương Diện Quân Nam chiến đấu rất tốt khi quân Nga phản công ở Ukraine và ở Crimea. Khi cuộc tấn công bắt đầu lại vào mùa xuân, tôi biết thiệt hại sẽ cao hơn nhiều, vì lúc đó người Nga đã phòng thủ chặt chẽ hơn. Tinh thần của họ cao hơn rất nhiều so với đầu chiến tranh.
Tôi không biết rằng thế thượng phong đã qua tay người Nga. Lúc đầu, lính Nga mà chúng tôi đối mặt chỉ chạy dài. Nhưng binh lính bây giờ ở ngoại ô Moscow có chất lượng tốt hơn nhiều. Họ dứt khoát phải bảo vệ Moscow, và họ biết chiến đấu trong mùa đông giỏi hơn chúng tôi. Họ mới và còn sức lực, chúng tôi đã mệt mỏi; họ có thiết bị mới, trang bị chúng tôi đã bị mòn; họ có động cơ, và chúng tôi thì rã rời. Tôi không thể tránh khỏi sự khoe khoan quá trớn của quân đội Đức, đang được cả thế giới thán phục là đang làm chủ tất cả các chiến trường cho đến lúc này, bây giờ lại bị chặn đứng bởi những người mà chính phủ chúng tôi gọi là "chưa giống người"!
Tháng Giêng năm 1942, tôi được thưởng huân chương Sturmabzeichen về việc cận chiến với bộ binh. Trong mùa xuân năm 1942, đã đến lúc tôi phải quay lại mặt trận. Hai lần bị thương, và nhìn thấy hàng trăm khác bị giết hay bị thương, tôi không có ảo tưởng gì cho chính mình. Tôi sắp sửa trở về với địa ngục. Nhưng không có cách nào khác hơn. Tôi cảm thấy chúng tôi phải chiến đấu cho đến lúc chấm dứt
Cha mẹ tôi và Lilo đưa tôi ra ga xe lửa. Tôi mặc đồ tác chiến, trong quân phục mùa đông tôi vừa nhận được ở hậu cứ. Cảnh chia tay buồn thảm. Tôi ôm chặt Lilo, có thể tôi không bao gặp lại cô ta. Tôi có bao nhiêu may mắn?
Tôi đến từ biệt Fritz ngày hôm trước. Cả hai đều biết đây là lần vĩnh biệt. Mặc dù em tôi cố không dùng morphine để nói chuyện, nhung cưới cùng phải yêu cầu chúng vì cơn đau đớn. Vài phút trước khi morphine ngấm vào, chúng tôi cố gắng tìm nhũng gì có ý nghĩa để nói với nhau, nhưng những giây phút đau đớn này làm chúng tôi không thể suy nghĩ và nói gì được. Mắt em tôi đầy nước mặt, và tôi cũng vậy. Tôi nắm lấy tay em cho đến khi mắt em nhắm lại an lành. Và, sau cái nhìn cuối, tôi bước nhẹ ra khỏi phòng. Em tôi luôn hãnh diện về tôi và những thành tích của tôi, và bây giờ cậu ta sắp chết trước khi có một cơ hội thật sự để đạt được những thành quả cho chính mình.
Tôi rời pháo đội đầu tháng 12 ở ngoại ô Moscow, nhưng mùa xuân nó đã bị đẩy lùi đến tận tuyến phòng thủ chỉ phía đông của Smolensk. Pháo đội đóng ở trong những hầm mới làm trong một rừng cây. Mặt trận khá yên tỉnh. Mũi tấn công chính của quân Đức bây giờ đang được Phương Diện Quân Nam cố gắng chiếm toàn bộ Ukraine và Caucasus để lấy lương thực và dầu mỏ. Chúng tôi đấu vài loạt pháo với quân Nga chỉ để quấy rối lẫn nhau, nhưng không có những hoạt động chiến đấu lớn. Nó làm tôi nhớ thời gian "sitzkrieg" năm 1939 ở vùng núi Eifel. Trong mùa đông, Phương Diện Quân Trung Tâm đã không đủ sức mở một cuộc tấn công vì người ngựa đã mệt mỏi và trang thiết bị hư hỏng, và quân Nga cũng không đủ lực lượng để tấn công sau khi chúng tôi rút lui trong chiến dịch vào tháng 12. Họ đang chỉnh đốn hàng ngủ, và chúng tôi cũng vậy, và chỉ chờ xem chúng tôi sẽ tấn công chỗ nào.
Đã qua mùa xuân và tuyết bắt đầu tan, làm mặt đất lầy lội. Chỉ có loại xe nông trại của Nga, gọi là troika - được kéo bằng 3 chú ngựa nhỏ - có thể di chuyển được trên đường. Đường xá đã được lót gỗ từ pháo đội chúng tôi đến sư đoàn, để chúng tôi nhận được đạn dượt và tiếp vận, nhưng hầu hết tất cả các xe cộ có bánh đều không di chuyển được. Hầm trú ẩn của chúng tôi được dựng lên bằng gỗ từ mùa thu trước, và khi tuyết tan, cả khu vực trở nên lầy lội như một đầm lầy. Gỗ làm hầm bắt đầu mọc chồi non!
Tôi đã trở về được và tuần và mới làm quen lại các hoạt động thường ngày thì được lệnh trở về Berlin để học lớp huấn luyện pháo binh đặc biệt. Tôi đi nhờ trong một xe cứu thương đến ga xe lửa ở Smolensk và lên xe đi Berlin. Đến Berlin, tôi gọi về nhà và để báo cho mọi người và Lilo tôi đã ra khỏi những nguy hiểm của chiến trường, sau đó tôi trình diện tại trường.
Học viên của trường đều là những pháo đội trưởng kinh nghiệm, gồm các trung úy và đại uý. Mục đích của khóa học là huấn luyện các sĩ quan cho một số tướng pháo binh để lập các đơn vị pháo binh lớn hơn.
Tôi thường gặp Lilo trong khóa học. Tôi về Leipzig, chỉ cách 175km trong vài dịp cuối tuần, và Lilo đến Berlin trong những cuối tuần khác. Chúng tôi cảm thấy đủ đế nói về việc cưới hỏi, nhưng chúng tôi không muốn đám cưới trong khi chiến tranh đang xảy ra. Tất nhiên, chúng tôi không biết bao lâu cuộc chiến sẽ chấm dứt.
Tháng 5 năm 1942, tôi nhận được điện tín từ ba mẹ tôi: `FRITZ MẤT SÁNG NAY CHẤM ĐÁM MA VÀO NGÀY MỐT CHÂM CON VỀ ĐƯỢC KHÔNG CHẤM. Mặc dù tôi đã biết trước và Fritz chết cũng là điều tốt đối với cậu ấy, nhưng đó là sự mất mát rất to lớn. Tôi đã nhìn tháy nhiều người trẻ chết và tôi biết đó là cái giá chúng tôi phải trả cho tất cả các cuộc chiến thắng, nhưng đến khi nó trở thành mất mát của bản thân, thì thật đớn đau biết dường nào. Thật khó mà đứng vững trước ngôi mộ của Fritz và mang nặng nỗi đau mất đi người em trai duy nhất. Và càng khó khăn hơn cho tấm lòng đang bị tàn phá của cha mẹ tôi.
Trước khi xong khoá học, vị hiệu trưởng giới thiệu tôi gia nhập khoá học trong một trường khác và chuyển qua ngành chế tạo vũ khí - trong chương trình hợp tác giữa quân đội và các nhà máy vũ khí về phát triển nhân sự và nghiên cứu. Đó là một công việc ngon và an toàn - tôi sẽ không bao giờ ra mặt trận nữa. Nó cũng mở đường cho tôi lấy một tấm bằng kỹ sư ở trường đại học Berlin với chi phí của chính phủ, và tôi có nghề nghiệp ổn định sau chiến tranh. Nhưng tôi từ chối, vì tôi hy vọng được đi học Học Viện Tham Mưu, và tôi nghĩ cách duy nhất để đạt đến đó là ra mặt trận cho đến khi được chọn vào trường. Tôi gần như chắc chắn rằng nếu nhận một công việc dễ dàng và an toàn, tôi sẽ không bao giờ được chấp nhận vào học viện. Được vào Học Viện Tham Mưu là tối cần thiết cho một sĩ quan nhà nghề. Bên cạnh đó, tôi vẫn còn trẻ và năng nổ: tôi nghĩ rằng là một người lính trẻ, tôi nên ở tuyến đầu.
Tôi không bao giờ có dịp thực hành những gì học ở khoá học. Chúng tôi không có những đơn vị pháo binh lớn, và khoá học là chuẩn bị thành lập những đơn vị đó. Họ muốn mọi người được học và chuẩn bị, nhưng hầu hết chúng tôi đều trở về đơn vị cũ sau khoá học cho đến khi đơn vị mới được thành lập.
Khi tôi tốt nghiệp trường pháo binh, Lilo và tôi lấy một kỳ nghỉ ngắn đến hồ Constance ngay biên giới Đức - Thụy Sĩ. Chúng tôi ở một khách sạn mà trước đây vốn là một tu viện. Chúng tôi đi bơi và đi thuyền quanh hồ và thư thả bên nhau trong những ngày ngắn ngủi. Tôi mặc đồ dân sự và cố gắng quên đi những gì đang chờ đợi tôi khi trở về mặt trận. Chúng tôi cố gắng sống vài ngày cứ như cuộc chiến chưa hề xảy ra và hai chúng tôi có những ngày nghỉ phép bên nhau trong một thế giới hoà bình.
Thật nhanh, Lilo phải đi làm trở lại. Sau khi Lilo về, tôi thăm mẹ tôi, cũng đang nghĩ hè ở núi Alps gần đó, và rồi tôi lên xe lửa trở lại Smolensk và pháo đội ở tuyến đầu.
Mặc dù hầu hết những trận đánh trong suốt mùa hè đều do Phương Diện Quân Nam đảm nhận ở Ukraine, Caucasus, và Crimea, cũng có vài trận ở vùng chúng tôi gần Smolensk. Pháo đội của tôi vẫn yểm trợ tuyến phòng thủ, mặc dù không phải là tuyến mà tôi đã rời trước đó.
Tôi đến đúng ngay lúc chuẩn bị tấn công để lấy lại những khu vực đã mất. Chúng tôi làm thành một hàng rào pháo binh trước cuộc tấn công, và bộ binh tiến lên. Tôi đi theo họ, ngay sát đại đội mũi nhọn để có thể gọi pháo yểm trợ nếu quân Nga phản công. Tiếng ầm ĩ và lộn xộn của chiến trận, cúng như những kích động luôn đi cùng chúng, mọi thứ đều quen thuộc. Khi chúng tôi tiến lên, quân Nga bắn chúng tôi với súng cối. Một trái đạn cối nổ gần tôi, tôi ngã nhào xuống, và tiếp tục nằm đó vì đạn cối tiếp tục bắn, Thiếu Úy Jaschke nắm quyền chỉ huy và điều chỉnh pháo. Tôi nằm sát mặt đất và lắng nghe những tiếng rít của các loại đạn, mảnh, và tiếng kim loại bay sẽ trong không khí. Trận đánh kết thúc nhanh chóng, y tá băng bó vết thương cho tôi. Tôi bị trúng đầu gối vì một mảnh đạn cối. Y tá đưa tôi vào trạm y tế trung đoàn và đưa về trung tâm y tế sư đoàn. Mảnh đạnh đâm vào ngay dưới xương bánh chè. Một lần nữa, tôi gặp may - tôi về nhà với vết thương mà không bị tàn phế.
Xe cứu thương chở tôi đến một trạm xe lửa và về Warsaw, tôi ở đó vài ngày. Từ đó tôi về Bad Schandau gần Dreden, từ đó tôi gọi về nhà. Từ Dresden đến Leipzig chỉ hơn 100km, và cha tôi và Lilo đến thăm tôi (mẹ tôi phải ở nhà để lo lắng công việc vì bà biết tôi sẽ về nhà). Lúc đó là tháng 10 năm 1942.
Bác sĩ chụp quang tuyến đầu gối và thấy mảnh đạn còn nằm phía sau xương bánh chè bên trái, nhưng họ không muốn giải phẩu lấy nó ra, vì chỗ khớp xương sẽ không như cũ nếu giải phẩu, và họ cảm thấy mảnh đạn không có hại gì. Họ chỉ đặt chân tôi vào nẹp để tôi khỏi cử động. Sau một tuần ở Dresden, tôi được chuyển về bệnh viện Leipzig, tôi ở đó cho đến tháng 11. Bi thương lần thứ 3, tôi nhận được huy hiệu thương binh màu bạc.
Đến lúc này, tôi cảm thấy cực kỳ may mắn. Biết bao nhiêu binh lính và sĩ quan Đức chiến đấu liên tục ở mặt trận Nga cả năm trời, hoặc lâu hơn, mà chưa được về nhà. Tôi bị thương và gởi về điều trị 2 lần và được về đi học. Tôi chưa bao giờ chiến đấu trong một thời gian dài liên tục như những người kém may mắn khác. Thần may mắn đã để mắt đến tôi.
Tôi gặp Lilo gần như hàng ngày trong thời gian ở nhà. như mọi khi, tôi đến chỗ làm của cô và đi ăn tối, xem phim, kịch, ca nhạc. Chúng tôi cảm giác rằng mọi việc đều không chắc chắn để lập kế hoạch cho tương lai. Chúng tôi cố gắng không nghiêm trọng hoá vấn đề hay nghĩ về điều gì đó nghiêm túc. Chúng tôi chỉ lo bây giờ là mua vé phim hay gặp bạn bè và vui đùa. Chúng tôi cố gắng tạo ra thời gian vui vẻ với nhau và không nhớ đến cuộc chiến ở Nga. Lilo thật tốt đối với tôi, vì cô ấy luôn vô tư và dễ thương, và tôi cần tiếng cười và những niềm vui. Tôi sẽ phải trở lại chiến trường trong thời gian ngắn, nhưng giờ cho đến đó chúng tôi không muốn nói đến điều đó hay để nó làm cướp đi thời gian của chúng tôi.
Lilo vẫn phụ trách ở tiệm hình, và chụp tôi và tấm hình trong lễ phục với lon trung uý, với các huân chương: Chữ Thập Sắt hạng nhất và hạng nhì, huân chương mùa đông (cho mùa đông đầu tiên ở Russia), Sturmabzeichen (cho việc cận chiến trong chiến đấu), và Verwundeten - Abzeichen (huy hiệu thương binh) bằng bạc (bị thương 3 lần).
Vì thiếu nhân lực và trang bị cho chiến trường, mọi thứ đều thiếu thốn ở hậu phương, nhất là vài mặt hàng thực phẩm (thịt, cà phê, trà, chocolate,...), và mọi thứ bắt đầu tệ hơn. Lúc đầu, khi mọi thứ trong chiến tranh còn theo ý chúng tôi, người ta chấp nhận sự thiếu thốn mà không phàn nàn - nhưng bây giờ chiến tranh không như ý, người ta bực bội vì sự thiếu thốn nhiều hơn. Dân chúng hình như sợ hãi và chán nản.
Chiến dịch nước Nga vẫn chưa chắc chắn trong thời điểm này. Nhìn vào bản đồ, chúng tôi có thể thấy cả một đất nước rộng lớn phía sau mặt trận. Chúng tôi chỉ chiếm được một phần nhỏ phía tây của cả nước. Đó là phần quan trọng nhất, với phần lớn nền công nghiệp, nhưng vẫn còn khá nhiều khu công nghiệp xung quanh Moscow mà chúng tôi chưa chiếm được - và người Nga đã dời nhiều nhà máy qua dãy Ural, quá khỏi tầm tay của chúng tôi. Tôi biết rằng chúng tôi không tiêu diệt được quân Nga. Tôi đã từng thấy binh lính mới từ Siberia, và tôi biết không còn hy vọng cho một cuộc chiến nhanh chóng.Tình hình ngày càng chán hơn, nhất là với cái chết của Fritz, và tôi biết tỉ lệ tôi sẽ chết trong chiến tranh rất lớn. Nhưng tôi vẫn muốn thấy cuộc chiến kết thúc bằng sự chiến thắng, và tôi nghĩ dân Đức cũng như vậy.
Tôi thăm Brunsbuttelkoog, nơi tôi sinh ra, với mẹ tôi tháng 11 năm 1942, trước khi trở lại mặt trận. Mẹ tôi chỉ tôi chỗ chúng tôi đã ở khi tôi sinh ra. Chú tôi bây giờ làm chủ việc buôn bán mà cha tôi đã lập ra. Tôi vẫn nhớ những con tàu đi qua con sông đào và hụ còi vào ban đêm. Cũng tốt cho chúng tôi khi hai mẹ con giành thời gian với nhau. Sau khi mất đi Fritz, bà chỉ còn bám bíu vào tôi, và tôi biết bà đã biết chắc rằng tôi sẽ chết ngoài chiến trường. Vì tôi cũng kết luận như vậy, nên tôi không chỉ làm vui lòng bà, mà còn giành thời giờ đi với nhau.
Chúng tôi đi vào một tiệm vào một buổi chiều. Bà tìm thấy một khăn quàng cổ bằng lông cừu và mua nó. Khi chúng tôi bước ra ngoài, bà nhấn nó vào tay tôi.
"Của con đó," bà nói, nước mắt trào ra và bà ôm chặt lấy tôi. Chúng tôi đứng đó, ôm chặt lấy nhau cho đến khi bà ngừng khóc.
Khi tôi trình diện với hậu cứ sau khi điều trị, tôi được tin là ai đó trong bộ chỉ huy tối cao quyết định là tôi lập ra một trường huấn luyện lính trượt tuyết thay vì trở lại đơn vị cũ. Hồ sơ của tôi từ Học Viện Quân Sự Potsdam có lời khen rằng tôi trượt tuyết giỏi. Quân Đội cần một trường dạy truợt tuyết, và người ta bắt đầu lập hồ sơ và bỏ tên tôi vào đó. Mùa đông ở Nga cần lính biết trượt tuyết đường dài với đầy đủ trang bị trên người, và tôi phải lập một trường để dạy chúng. Nhiệm vụ của tôi là tìm một địa điểm tốt để mở trường.
Tôi đi đến Alpes, nơi có nhiều cơ hội tốt vì tuyết lúc nào cũng có, và bắt đầu tìm địa điểm. Tôi được chỉ vài chỗ. Tôi đến từng nơi và nhìn kỹ, kiểm tra để chắc có đủ chổ để dựng nhà và chỗ tập cho lính. Tôi bỏ 2 tuần ở Alps và trở về làm báo cáo.
Khi tôi mang báo cáo đến hậu cứ, tuy nhiên, tôi được biết rằng lệnh đã thay vì Stalingrad đang nghiêm trọng và cần viện binh. Lệnh mới cho tôi là trình diện với Tập Đoàn Quân Số 6 của Đại Tướng Paulus ở Stalingrad.
Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức - Ted Brusaw & Siegfried Knappe Những Suy Ngẫm Của Một Người Lính Đức