Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 16: Khơ Me Đỏ Và Sự Rồ Dại To Lớn
Đ
ầu tháng 5 năm 1979, tôi đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnompenh lần đầu tiên kể từ khi chiếc máy bay từ Numea đi Paris đổi hướng không ghé lại Phnompenh nữa vào tháng 3 năm 1970.
Những cánh đông tươi tốt, những phiên chợ rộn ràng hai bên đường cho đến thị trấn biên giới thú vị trước đây, thị trấn Ba Vẹt trong góc phía bẳc của vùng “Mỏ Vẹt”. Ba Vẹt đã từng là nơi đi chơi chủ nhật của những ngày trước đây điều thích thú của nó là chợ “ngoài trời” mà ở đó người Campuchia và người Nam Việt nam đến để trao đổi bất cứ thứ hàng lậu nào mà bên này có nhưng bên kia không có, trước sự làm ngơ chính thức của cả đôi bên. Ba Vẹt chỉ còn lại những mảnh vụn phủ có với những bức lường sụp đo của một trụ sở cảnh sát biên phòng của Nam Việt nam trước đây. Cuộc sống đã chấm dứt ỏ biên giới. Tỉnh Xoài Riêng phía bên kia chỉ còn là một bóng ma. Ngay những cây thốt nốt đã từng đứng hai bên đường đến khoảng vài dặm đi vào biên giới cũng đã biến mất.
Trên gần 25 dặm, chúng tôi chạy qua một vùng nông thôn không còn dấu vết của sự sống, không có thôn xóm, không có nhà cửa, chỉ còn những vết tích của những ruộng bậc thang nói lên rằng ở đó đã từng là nơi sản xuất nhiều lúa gạo. Đứng trên đầu xe nhìn ra xa (và về sau được xác nhận bằng việc bay trên khu vực đó) người ta có thể thấy hàng trăm nghìn mẫu Anh ruộng màu mỡ của Campuhia trong đồng bằng sông Cửu Long đã bị bỏ hoá. Chúng tôi chạy qua một phần của vùng không người mà ban lãnh đạo Khmer Đỏ lập ra để tránh sự “ô nhiễm” của người Việt nam đối với người Campuchia. Một vài dặm trước khi đến tỉnh lỵ Xoài Riêng, chúng tôi thấy những dấu hiệu đầu tiên của kiệu công xã nông nghiệp do ăngca đưa ra. (Ăngca là một “tổ chức” mà nhân danh nó mọi việc đều được tiến hành từ việc đào rãnh và đốt sách cho đến việc cắt họng và đập sọ). Đó là những vùng hình chữ nhật lớn dài 1.000 thước anh, rộng 500 thước Anh, vây quanh bằng những bức tường cao tói 3 đến 4 bộ Anh và ốôi nhau bằng những con sông đào tưới nước. Bên trong cái bức tường xây bằng đất nện, những hình chữ nhật đó được chia thành những hình vuông 100 thước Anh mỗi chiếc và được tưới bằng một hệ thống tưới nước bằng sức hút. Nhưng về sau chúng tôi nhận thấy là hệ thống đó luôn luôn thiếu nước vì không có nguồn cung cấp ổn định. Đi qua Xoài Riêng, quang cảnh điển hình nhất là những nhóm nhỏ, chủ yếu là đàn bà và trẻ con kéo những xe bò nội địa. Những đứa trẻ ở lứa tưới từ 13 đến 19 và nhỏ tuổi hơn nữa rất hiếm vì trẻ em trên 12 tuổi đã bị lấy vào lực lượng vũ trang và có rất ít khả năng được trở về với gia đình. Sự thiếu ăn, làm việc quá sức và những căng thẳng về tâm lý đã giảm nhiều tỷ lệ sinh đẻ và tăng cao tỷ lệ tử vong của trẻ con. Nhóm đầu tiên mà tôi nói chuyện ngồi quanh một chiếc xe bò giống phư một chiếc quan tài với bánh bằng gỗ. Họ là 7 người sống sót của một gia đình 5 người đã lưu lạc trên đường 4 tháng trời, nay đang trở về quê ở Xoài Riêng. Từ nơi mà họ bị bắt buộc phải đến ở tại tỉnh Puốc-xát gần biên giới Thái Lan. Bị cháy đen vì nắng và chỉ còn da bọc xương do làm việc quá sức mà ăn thi không đủ, nhưng họ vẫn mỉm cười bởi vì họ biết sắp đến đích. Đồ dùng ít ỏi không đáng kể của họ chi có vài bộ áo quần, vài cái cuốc và một tá những hom sắn mà chỉ cần cắm xuống đất là bắt đầu mọc mầm và quý hơn tất cả, là một nồi nấu ăn đã đen vì khói, mà không có nó thì họ không thể nào ra đi được.
Tại một ngã ba đường trước khi qua sông Mê Công tại Niếc Lương, chúng tôi nói chuyện với một nhóm 21 người gầy còm của một gia đỉnh: một người đàn ông đã trưởng thành, hai bà già mặt nhăn nheo: một trẻ em 15 tuổi nhưng có vẻ chỉ 10 tuổi; số còn lại là đàn bà và trẻ con. Họ đẩy xe bò tự tạo của họ từ làng Prâyxlây tỉnh Xoài Riêng trong 8 ngày rồi và tính còn 8 ngày nữa mới đến quê ở tỉnh Căn-đan, có Thủ đô Phnompenh. Việc di chuyển đã được thực hiện theo cả hai hướng, với tỷ lệ ba hoặc bốn xe đi về phía đông so với một chiếc đi về phía tây.
Một người phụ nữ cô đơn với một ít đồ đạc cột vào hai đầu của một chiếc đòn gánh là một y tá của tỉnh Xoài Riêng di chuyển với chồng và bốn con lên vùng núi có bệnh sốt rét gần biên giới Thái Lan. Chồng và hai con của chị bị Pol Pot giết (Pol Pot đồng thời là tên của chế độ đó); hai đứa con khác bị chết vì sốt rét. Chị ta hy vọng tìm được bố còn sống ở Xoài Riêng và sẽ ở với ông hoặc với một vài người láng giềng của mình. Một phụ nữ dũng cảm, một mình trên thế giới với hy vọng trên 50% ít tìm lại được bố hoặc bất cứ người láng giềng nào còn sống trong khi đợi phà qua sông Mê Công ở Niếc Lương, tôi đến xem một cái chợ độc đáo nhất mà tôi chưa hề thấy. Người bán hàng ngồi xổm trên đất với một vài thúng cá và hoa quả đầy ruồi mặc cả với người mua với giá được trả bằng gạo. Chợ và tiền đã bị “Pol Pot” huỷ bỏ và nếu ai mặc áo quần không đúng màu đen tiêu chuẩn sẽ bị xử tử. Gạo bây giờ thành vật ngang giá, và tiêu chuẩn đo lường là một ống sữa bò tròn.
Trong quyển sách viết khoảng 6 tháng sau khi thoát khỏi nơi “giam tại gia”, chính Sihanouk đã từng xác định tính chất của Pol Pot và Ieng Sary là kẻ điên dại. Chỉ cần một vài giờ vào trong đất nước này và một vài cuộc nói chuyện với một vài người trong số hàng chục nghìn người sống sót có thể nhận thức được rằng lúc đó Sihanouk đã đúng như thế nào. Không có ai, chỉ trừ những kẻ điên dại, mới nhổ tận gốc cả một dân tộc, bắt họ đi từ đông sang tây, từ nam sang bắc và ngược lại, với mục đích là cắt đứt nhưng tiếp xúc đã được thiết lập hàng thế kỷ với người láng giềng Việt nam? Không có ai trừ những kẻ điên dại mới ra lệnh phá huỷ cày và lưới dành cá, nồi nấu ăn và đụng cụ gia đình chỉ vì chúng có mùi của các phương thức sản xuất và sốnlg theo lối cá nhân, trái ngược với lệnh thực hiện “chủ nghĩa cộng sản ngay tức khắc” của Ăngca. Không có ai trừ những kẻ điên dại giết người mới tàn sát 40% đồng bào của mình, đến 3 triệu người và cố tình buộc cả một thế hệ trẻ con xem các hình thức tra tấn và giết người đã man nhất là một trò đùa lớn. Đó là hình ảnh nói lên từ các cuộc nói chuyện với những “con người trên đường” cũng như với những người đã được phỏng vấn vài tháng trước đây khi họ đến tìm nơi trú ẩn ở Việt nam. Tại chiếc cầu Mô-ni-vông bắc qua sông Tông-lê Xáp đi vào Phnompenh, những nhóm người nối đuôi nhau đi về hướng tây. Họ gồm hai loại: những người cần đi qua thành phố ở tiếp tục đi xa về phía tây hoặc phía nam để về quê. Những người này được cấp một giấy phép ở lại thành phố đủ thì giờ để nghỉ và chuẩn bị thêm cho việc đi đường.
Loại thứ hai là những người quê ở Phnompenh, muốn trở về nhà cũ của họ. Những người này được giải thích là ở thành phố hiện nay không có điện, nước máy hoặc hệ thống cống rãnh, lương thực thiếu và không có việc làm. Họ được yêu cầu tạm ở ngoại ô một thời gian để trồng rau cung cấp cho thành phố. Tên tuổi và khả năng làm việc của họ đã được ghi lại và chỉ cần một người trong gia định có việc làm là họ có thể vào thành phố và sẽ được cấp nhà và lương thực. Hoặc một khi họ đã ổn đình được nơi ở mới, họ có thể vào thành phố thăm nhà cũ và mang đi những tài sản cũ của họ.
Nếu ấn tượng đầu tiên về Xoài Riêng là một thành phố ma thì Phnompenh là một thành phố quỷ. Lái xe qua đại lộ Norodom, những toà nhà đại sứ quán thanh lịch trước đây bây giờ rất vắng vẻ, đổ nát và chẳng có một bóng người; chúng tôi đi vào khu buôn bán. Thật là một cảnh tượng không thể nào tin được với những cửa hàng trống rỗng, không có mặt trước, giống như không thùng trống nằm cạnh những vật đồ nát và rác rưởi tràn ra đến tận vỉa hè. Trừ một vài lính gác ở các góc đường hướng dẫn cho một lượng xe ít ỏi qua lại, và một vài trẻ con đào bới ở một đống rác, cho đến lúc chúng tôi đến khách sạn Hoàng Gia cũ vào lúc mặt trời lặn không còn thấy ai nữa. Quanh mảnh vườn trước kia được giữ gìn rất cần thận, trừ một vài con lợn đang kiếm ăn, quang cảnh cũng ít nhiều giống như vậy. Cây cọ với những chiếc lá giống như một chiếc quạt lớn, vẫn còn đứng ở cổng vào. Trước mặt là trường Ly-xê Đê ac-tơ nơi các con tôi học trước đây.
Một trong những nơi đến thăm đầu tiên của tôi là trường trung học Tung Xleng, nơi đã bị biến thành một trung tâm huỷ diệt. Chính ở đó hàng nghìn nhà trí thức, nhà khoa học, bác sĩ và nhà yêu nước tốt nhất của đất nước đã bị tra tấn một cách tàn ác trước khì bị cắt họng đập nát đầu hoặc chặt đầu, hoặc bị đưa đến cõi chết bằng mổ bụng hoặc bằng những biện pháp tàn bạo khác. Đó là những toà nhà ba tầng xây dựng theo kiểu chữ môn (ba bên của một hình vuông), chung quanh có một bức tường cao 10 bộ Anh bằng gạch tráng xi-măng bên trên gài giây thép gai có điện.
Buồng đầu tiên nạn nhân vào được trang bị một máy ảnh để chụp những ảnh nhận dạng có số; bên cạnh là một buồng khác để tra điện trong trường hợp nạn nhân chậm nói về các chi tiết của gia đình anh ta. Sau khi các thủ tục nhận dạng làm xong, những người tù được đưa đi, theo sự xếp hàng mà Pol Pot đề ra. Những tù nhân rất quan trọng như những đồng chí của hắn ta trong ban lãnh đạo Khmer Đỏ, những nhà ngoại giao và những người khác đều bị xích chân riêng trong xà-lim; những tù nhân quan trọng tiếp theo bị xích chân hai người một trong những xà-lim bê tông cốt sắt không cửa, dài 6 bộ và rộng 3 bộ; những tù nhân thường thì cùm chân tập thể 10 hoặc 12 người trong một chiếc cùm dài. Lúc hỏi cung, tù nhân bị chuyển đến một trong một lớp học ở tầng hai. Đồ đạc trong buồng có vẻ cực kỳ khắc khổ: một khung giường bằng sắc không có nệm, một bàn với một máy chữ và hai ghế ngồi, một cho người hỏi cung, một cho người đánh máy biên bản những “lời thú tội”. Treo trên tường là búa, dao, dao nhà bếp lưỡi có răng cưa, vỏ gỗ, kẹp sắt và kìm.
Hồ sơ hàng ngày của những người bị tra tấn và bị giết đã được viết sạch sẽ bằng tay với những ghi chú bằng mực đỏ nói rõ kiểu chết của những nhân vật nổi tiếng, kẻ cả những ảnh của các thi thể kèm vào các lời “thú tội”. Phụ trách trường Tung Xleng vào lúc tôi đi thăm là một giáo viên trung học trước đày của Phnompenh, Bà Ing Saryn. Với 3 người giúp việc, bà đang cố gắng phân loại những nạn nhân. Do đó tôi được biết rằng một trong những bạn thân của tôi, Hướt Xâm-ba-thơ, Đại sứ của Sihanouk tại Liên hợp quốc và Đại sứ của Pol Pot ở Belgrad, đã bị giết vài ngày sau khi ông ta từ Belgrad trở về nước tháng 9 năm 1976 tham dự cuộc họp xác định chính sách đối ngoại của đất nước. Trong danh sách chưa đầy đủ của những nhà ngoại giao được mời về cùng mục đích như đã nói ở trên và đã bị giết tại Tun Xleng có Đại sứ ở Liên Xô, Ai Cập, An-giê-ri và các nước khác.
Tôi chọn bừa một số ngày để có một ý niệm về số thương vong hàng ngày. Kết quả là như sau:
Ngày 21 tháng 8 năm 1976: 91 người
Ngày 31 tháng 8 năm 1976: 92 người
Ngày 7 tháng 10 năm 1976: 66 người
Ngày 6 tháng 12 năm 1976: 104 người
Ngày 20 tháng 6 năm 1977: 266 người
Ngày 3 tháng 8 năm 1977: 186 người
Cùng một thời gian 6 ngày, 147 sinh viên và trí thức khác, hầu hết còn là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp về kinh tế, kế hoạch, kỹ sư và y học, được mời từ Pháp về để tham gia xây dựng đất nước đã bị tra tấn và giết hại.
Tỷ lệ tra tấn đến chết hàng ngày dường như phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian cần thiết để khai thác những lời thú tội được coi là thoả đáng. Bà Ing Saryn cho tôi xem một “sách đen” hướng dẫn quá trình hành động mà bà nói là do chính tay Pol Pot tự viết. Trong tiểu mục lấy cung như thế nào bà ta dịch như sau: “Mỗi một người tự phải biết điều sẽ xảy ra, hắn sẽ bị giết, do đó hắn sẽ thú tội nhanh chóng. Nhưng không ai có thể bị giết nếu chưa có lời thú tội đầy đủ”. Tầm quan trọng của việc chưa giết trước khi khai thác được những lời thú tội đầy đủ đã được nhấn mạnh trong một tài liệu tổng hợp những kinh nghiệm khi hỏi cung tại một phiên họp nghiên cứu của Nhóm 21 thuộc Khmer đó, lúc đó phụ trách trung tâm Tun Xleng. Tài liệu đề ngày 23 tháng 7 năm 1977, đỉnh cao của chiến dịch tàn sát toàn quốc, nói như sau:
Trong lúc hỏi cung, chúng tôi phân tích lý lịch của mỗi kẻ thù để hiểu sâu sắc xu hướng chính trị, trung tâm hoạt động, các quan hệ, nghề nghiệp và gia đình của hắn ta. Chúng tôi nghiên cứu những ảnh hưởng đó trong quá trình tác động đến hắn với một cách nhìn cả về lượng lẫn về chất và cuối cùng thì phát hiện hắn là một tay sai của CIA...
Đối với phương pháp tra tấn, chúng tôi phải triệt để rút ra những kết luận đúng đắn và luôn luôn tránh những biện pháp đưa lại cái chết... sai lầm? Chúng tôi không làm việc thực sự tốt, chúng tôi không có tiến bộ. Đó là để nói rằng chúng tôi không có nhảy vọt thực sự. Tất cả chúng tôi chẳng làm được tốt như vậy!
Ngày 7 những 1 năm 1979, khi các lực lượng Pôn Pồt sụp đổ và chạy từ Phnompenh xuống phía nam trong cuộc tháo chạy hỗn loạn, 14 trong 16 giường tại Tun Xleng đầy những thi thể nhiều thi thể bị chặt đầu, một số bị mổ bụng, những thi thể khác có những vềt cắt sâu ở họng. Hồ sơ, ảnh và tất cả đều bị bỏ lại, bên cạnh đó còn bốn thanh niên và bốn trẻ em tuổi 4, 8, 11 mà bố mẹ đã bị giết đó cũng bị bỏ lại. Những thanh niên đó là những nghệ sĩ mà cuộc đời đã được kéo dài vì bị buộc phải làm việc 16 giờ một ngày để đắp tượng nửa người cho Pol Pot. Họ đắp thế nào mà Pol Pot giống Hoa Quốc Phong, nguyên thủ Trung Quốc một cách kỳ lạ Đó là những người duy nhất, không kể nhân viên Nhóm 21, đã ra khỏi Tun Xleng sau khi đã vào qua cửa của nó.
Trong những chuyến đi thăm tiếp theo, tôi thấy rằng ở mỗi tỉnh mà tôi đến thăm như Xiêm Riệp, Công-pông Xpơ Prây-veng. Xoài Riêng và Công Pông Chàm đâu đâu cũng đều có những trung tâm chuyên việc sát hại những nhà trí thức như vậy. Những “người bất bình” đối với các điều kiện lao động nô lệ và đối với chế độ ăn chết đói, đều bị giải quyết ngay tại chỗ.
Sự tàn ác thực hiện ở những nơi tra tấn và cách giết hại cũng giông như sự đã man áp dụng cho mỗi người, từ người già đến phụ nữ, trẻ con trong các cuộc tấn công vào các làng biên giới của Việt nam. Nói chung. những tin về tình hình này đã bị phương Tây cho phần lớn là tuyên truyền của Việt nam. Nhưng đối với các xã ở Thái Lan cũng bị đối xử giống như vậy, như đoạn trích sau đây của một công hàm phản đối do Bộ Ngoại giao Thái Lan công bố ngày 31 tháng 1 năm 1977 nói rõ:
Vào 2 giờ đêm thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 1977 những đơn vị lực lượng vũ trang lớn của Campuchi dân chủ, ước tính khoảng 300 lính Khmer Đỏ trang bị những vũ khí mạnh giết người, đã xâm nhập lãnh thổ Thái Lan và không hề có lời cảnh cáo nào đã tiến công ba mặt vào ba xã Thái Lan... Những binh lính Khmer Đỏ nói trên bắn vào những người Thái vô tội và đốt sạch tất cả nhà cửa. Những tên sát nhân đó không những bắn chết bất kỳ ai chúng trông thấy, kể cả những phụ nữ bất lực mà cỏn làm biến dạng các thi thể và cắt họng trẻ con và trẻ sơ sinh. Trước khi chúng bị đẩy trở về bên kia biên giới đơn vị tàn sát của Khmer Đỏ đã tìm cách đốt mùa màng, và giết hại gia súc để hoàn thành nhiệm vụ khát máu của chúng...
Công hàm phản đối đó tiếp tục trích những tin của tạp chí Tuần châu Á, tạp chí Thời báo, Tuần tin tức và những tạp chí khác với những chi tiết khủng khiếp. Những tường thuật như vậy hầu như phù hợp từng chữ một với những tường thuật về những cuộc tấn công tương tự chồng lại các xã Việt Nam trên toàn biên giới Campuchia, bắt đầu từ tháng 5 năm 1975. Những tường thuật của những người chứng kiến tại chỗ cũng nhận lấy sự hung hãn của bọn tấn công. Công hàm phản đối của Thái Lan vạch rõ ràng, trong thư trả lời của họ, chế độ Pol Pot - Ieng Sary không cải chính những điều nói về tội ác, nhưng rêu rao rằng ba xã đó là của Campuchia, nên Campuchia có “mọi quyền sáp xếp lại công việc nội bộ của nó”.
Tính hung ác tính thích làm hại, tính bài ngoại và tính muốn làm chúa tể là những biểu hiện tính đại rồ dại của Khmer Đỏ. Bằng cách chọn cái tên Ăngca để chỉ quyền lực tối cao đối với mọi hành động và luật lệ Pol Pot muốn chứng tỏ rằng y muốn đồng nhất chế độ của y với uy tín của Đế chế Ăng-co. Lý do tấn công Việt nam và Thái Lan là nhằm khôi phục một phần lãnh thổ của đế chế trước đây. Bằng cách xem lại các sự kiện dọc theo biên giới cuối năm 1978 và năm 1979 tôi thấy khó chấp nhận được những tuyên bố của những lính Khmer Đỏ bị bắt, rằng mục tiêu của chúng là chiếm đóng bằng sông Cửu Long của Việt nam, thậm chí chiếm cả Sài Gòn. Tôi cảm thấy quá gượng gạo và, do luôn luôn không muốn đưa cho các bạn đọc của tôi những tin mà tôi không tin lắm, nên tôi đã không tường thuật về những tuyên bố đó. Tôi xem đó như những ảo tưởng của một tên lính không có học thức hoặc là những lời khoác lác của những tên chỉ huy hoặc những sẽ quan cũng không có học thức như hắn.
Khi người ta đã đọc Sách đen của Bộ Ngoại giao Khmer Đỏ xuất bản, thì không thể có kết luận nào khác ngoài kết luận rằng ít nhất Pol Pot, Ieng Sary và tên chỉ huy quân sự của chúng Son Sen, đã tự lừa mình là có thể tấn công quân đội Việt nam và thắng quân đội đó. Chúng thậm chí còn khoe khoang rằng chính chiến công quân sự của chúng đã đánh bại Mỹ ở Campuchia và ở Việt nam. Trên thực tế, như Sihanouk đã vạch ra, chính các lực lượng của tướng Giáp đã đóng vai trò quyết định trong bốn cơ hội quyết định, trong việc đánh bại chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ. Nhưng như Sihanouk tiết lộ, Pol Pot làm ra vẻ như đó là nhờ “thiên tài quân sự” của chính hắn ta.
Với mọi tính chất nghiêm trọng của nó, Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan và những kẻ khác rêu rao rằng với những vũ khí thô sơ và nguyên thuỷ, quân đội của chúng đã thành công trong việc quét sạch hầu hết các sư đoàn bộ binh, các đơn vị thiết giáp và các phi đoàn của địch.
Tất nhiên yêu nước là tốt, nhưng cố tình có thái độ sô-vanh và thiếu thiện chí để phủ nhận vai trò ưu thế - nói đến vai trò ưu thế, đó là mới nói lên cái tối thiều, của những người đồng minh và đồng chí chiến đấu Bắc Việt nam của mình trong việc chặn đứng và đầy lủi bọn xâm lược Mỹ vào Sài gòn trong những năm 1970, 1971 và 1972, là một việc làm không những sỉ nhục họ mà còn sỉ nhục chính lịch sử nữa. Đó là việc làm không giúp ích được gì cho tư thế của những người đưa ra những phủ nhận nói trên.
Hết lần này đến lần khác, Sihanouk nhắc đến những ảo tưởng điên cuồng của Pol Pot và một nhúm người quanh hắn, cho rằng chính chúng, chứ không phải người Việt nam là những người làm nên thất bại của Mỹ ở Đông Dương. Đó là câu chuyện hoang đường được khuyến khích ở Bắc Kinh và được nhiều người Mao-ít phương Tây phù hoạ.
Bất hạnh thay, Pol Pot đã để cho đầu của hắn xoay chuyển quá sớm về những thắng lợi “của hắn ta” đến mức tự sánh mình với những người chính phục của quá khứ như A-lêcxan-đrơ Ma-xê-đô-ni-a, Xê-da của Rô-ma như Napoleon người Coóc-xơ và tên Quốc xã Hít-le...
Tháng 9 nãm 1975 khi lần đầu tiên trở lại Campuchia “giải phóng” theo lời mời của các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ, tôi vô cùng ngạc nhiên nghe Khieu Samphan, Son Sen và những người khác nói vớii tôi với những nụ cười toe toét và với những vẻ mặt rất bằng lòng rằng quân đội của họ rất bất bình với “đảng” bởi vì đảng không cho họ đèn xanh để thu hồi Campuchia Khom (Campuchia phía dưới- ND) về các quận biên giới với Thái Lan.
Việc các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ đã có ảo tưởng đến mức cuồng tín như vậy hoặc ít nhất là thuyết phục những kẻ theo họ tin tưởng một cách mù quáng như vậy, đã được nói rõ trong Sách đen mà luận thuyết chính là các lực lượng cách mạng Việt nam đã đến lúc sụp đổ hoàn toàn vào tháng 3 năm 1970 và được cứu thoát nhờ cuộc đảo chính chống Sihanouk. Tình hình công việc ở Nam Việt nam trước cuộc đảo chính được mô tả trong Sách đen 89 trang, chỉ có thể so sánh với những ảo tưởng của tướng Oét-mo-len trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân.
Trước cuộc đảo chính, Việt cộng không thể trốn tránh trong đất nước của họ được chỉ vì họ đã không giải phóng được một tấc đất nào. Vòng đai phòng thủ thứ ba của Sài gòn do Mỹ và tập đoàn Thiệu thiết lập đã được kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Chính từ lãnh thổ Campuchia mà Việt cộng xuất phát để đánh Mỹ và tập đoàn Thiệu. Đó là một thực tế mà mọi người đều biết.
Liền sau cuộc đảo chính, theo Sách đen, ông Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh với “mục tiêu chính của ông ta là giành được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Campuchia và bảo vệ các lực lượng Việt nam trong lúc khó khăn”.
Nếu có nhóm nào đó không biết điều gì xảy ra trên chính đất nước của họ và ở miền Nam Việt nam thì đó là Khmer đó. Vào lúc cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, Pol Pot và Ieng Sary ở Bắc Kinh. Khieu Samphan, Hu Nim và Hou Yuon ở Hả Nội. Với tư cách là một lực lượng chiến đấu thì họ không tồn tại, và với tư cách là một tổ chức chính trị thì trên thực tế họ chẳng có sự ủng hộ nào của nhân dân cả. Vì đã dại dột tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang chống Sihanouk năm 1967 và 1969, các lực lượng Khmer Đỏ đã bị đánh bại hoàn toàn. Một số người sống sót đã lẩn tránh ở những căn cứ cũ dọc theo biên giới với Thái Lan và Việt nam, đã từng được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước kia.
Đầu năm 1967, tôi được một cán bộ lãnh đạo Khmer Đỏ tiếp xúc ở Phnompenh đề nghị tôi mở rộng sự ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của tôi sang cuộc đấu tranh vũ trang sắp được tiến hành chống Sihanouk. Tôi từ chối trên cơ sở rằng (a) không có tính chất “dân tộc” trong cuộc đấu tranh đó bởi vì Campuchia không nằm dưới một sự thống trị nào của nước ngoải; (b) chẳng có áp bức nội bộ đến mức có thể bào chữa cho một hành động vũ trang hoặc tập hợp nông dân để ủng hộ hành động đó; và (c) việc lật đổ Sihanouk sẽ là đâm một nhát dao vào lưng của Việt nam và là một món quà có lợi nhất cho Mỹ. Câu trả lời giận dữ của họ lúc đó là: Anh không thể yêu cầu một nước kìm cách mạng của họ lại vì lợi ích cách mạng của một nước láng giềng. Trên thực tế, thật là vô lý nếu nói đến một tình thế “cách mạng” ở Campuchia vào lúc đó.
Về cách nhìn tình hình ở Việt nam vào lúc ông Phạm Văn Đồng đến thăm Bắc Kinh, quyển Sách Đen viết:
"Lúc đó người Việt nam ở trong một tình hình thư sau: Trước mặt đội quân Mỹ và quân đội của tập đoàn Thiệu đã quét lực lượng Việt cộng ra khỏi Nam Việt nam. Bây giờ Mỹ và quân của tập đoàn Lon Nol đánh ở phía sau, Mỹ tiến hành ném bom chí mạng vào lãnh thổ Cam-pu chia, dọc theo biên giới, triệt hạ các căn cứ của Việt cộng. Đồng thời họ thả quân với những lô cốt đúc sẵn ở phía sau lưng Việt cộng. Tóm lại người Việt nam chịu một bước lùi căn bản.
Điều thực sự đã xảy ra ở Bắc Kinh là một trong những mẩu chuyện trêu ngươi khác của lịch sử, tiết lộ những biện pháp của Chu Ân Lai cố gắng đưa Mao trở lại khi ông ta thấy rằng Mao đã đi chệch hướng. Câu chuyện này là do Sihanouk kể lại cho tôi ngay sau sự kiện đó và được đưa vào quyển sách Cuộc chiến tranh của tôi với CIA mà chúng tôi cùng viết chung: Sihanouk ở Moscow, chuẩn bị đi Bắc Kinh, thì Thủ tướng Liên xô Cosyghin nói với ông ta trong xe khi đưa ra sân bay rằng, ông ta đã bị phế truất. Tại sân bay Bắc Kinh có Chu Ân Lai và toàn bộ Đoàn ngoại giao mà Chu nói là đã triệu tập để nhấn mạnh rằng “Ngài vẫn là Quốc vương, Quốc trưởng duy nhất. Chúng tôi quyết không hề thừa nhận ai khác”. (Trong thực tế và điều này không có trong cuốn sách bởi vì không ai trong chúng tôi biết nó khi viết, chủ tịch Mao thì tán thành chấp nhận việc đã rồi và thừa nhận Lon Nol). Trên xe đi từ sân bay về Sihanouk báo cho Chu Ân Lai rằng ông ta có kế hoạch đánh lại Lon Nol và được khuyên là nên suy nghĩ kỹ vấn đề này trong 24 giờ, nhưng chính vì Cosyghin đã hứa về sự ủng hộ của Liên Xô trong trường hợp Sihanouk chống lại, nên Chu Ân Lai cũng hứa sẽ có sự ủng hộ của Trung Quốc. Sihanouk khẳng định lại quyết định của mình trong 2 giờ sau đó và trong cuốn sách của chúng tôi, Sihanouk nói:
Các tin trong báo chí phương Tây nói rằng Trung Quốc do dự trong vài ngày, nhưng theo cách trình bày vô lý của Lon Nol thì thậm chí trong hàng tuần, trước khi quyết định ủng hộ tôi. Nhưng trong vòng 24 giờ tôi đã đi đến quyết định cuối cùng và ra tuyên bố đầu tiên trên đài Bắc Kinh. Làm thế nào tôi có thể làm được việc đó nếu Trung Quốc không quyết định ủng hộ tôi.
Nhưng cái mà Sihanouk có, trên thực tế, là sự bảo đảm riêng của Chu Ân Lai rằng ông ta sẽ có sự ủng hộ của Trung Quốc. Ngày hôm sau khi Sihanouk đến Bắc Kinh, ông Phạm Văn Đồng cũng đến. Như Sihanouk đã mô tả việc đó. Câu chuyện mở đầu với ông Phạm Văn Đồng xảy ra đại khái như thế này:
- Chúng tôi có thể giúp thế nào?
- Những huấn luyện quân sự - Tôi trả lời - Chúng tôi không thiếu nhân lực và người Trung Quốc đã hứa giúp vũ khí. Chúng tôi thiếu những cán bộ giỏi. Ông có những cán bộ tốt nhất trên thế giới cho loại chiến tranh mà chúng tôi phải chiến đấu.
- Tôi sẽ nói với ông Giáp cử sang vài nghìn cán bộ tốt nhất mà chúng tôi có - ông Phạm Văn Đồng trả lời.
Chúng tôi thảo luận đầy đủ những phương pháp tốt nhất nhằm phối hợp cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương...
Sau đó, tôi nói chuyện với Chủ tịch Mao vài tiếng đồng hồ. Ông ta hỏi tôi nhiều về Lon Nol mà ông ta đã gặp trong dịp kỷ niệm ngày 1 tháng 10 năm trước.
Khi ông Phạm Văn Đồng gặp Chu Ân Lai, ông ta rất ngạc nhiên trước việc Mao tin rằng Sihanouk không có hy vọng lãnh đạo cuộc kháng chiến vũ trang thắng lợi và Lon Nol phải được thừa nhận. Ông Phạm Văn Đồng đã làm hết sức mình để thuyết phục Chu rằng với sự giúp đỡ của Việt nam ở chiến trường và với sự giúp đỡ của Trung Quốc về vũ khí, Sihanouk sẽ thắng. Tuyên bố công khai đầu tiên về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Sihanouk đã được đưa ra một cách khá kỳ quặc không phải từ Bắc Kinh, mà từ Bình Nhưỡng. Trên chuyến trở về từ Bình Nhưỡng, Sihanouk kể lại:
cTôi lại gặp đại biện lâm thời Liên Xô và vạch ra cho ông ta rằng sự ủng hộ của Trung Quốc bây giờ là công khai và chính thức, và tôi sẽ đánh giá cao một tuyên bố như vậy của chính phủ Liên Xô. Nhưng ông ta trả lời tuyên bố ủng hộ không được đưa ra trên đất Trung Quốc. Tôi vặn lại: “Tôi không phản đối nếu Thủ tướng Cosyghin đưa ra một tuyên bố giống như vậy trên đất Ba Lan hoặc Tiệp Khắc”.
Đó là một điều suy diễn có lý rằng là đại biện Liên Xô ngờ rằng Chu Ân Lai đưa ra chính sách riêng của mình, như là tôi tin rằng ông ta cũng đã làm như vậy 5 năm trước đây khi đề nghị đưa quân chiến đấu vào Việt nam, lúc đó cũng đưa ra ở ngoài nước Trung Quốc. Nhưng tuyên bố như vậy chỉ có tính chất xác thực khi có dấu ấn của Bắc Kinh tức là có sự chấp nhận của Mao. Sự ủng hộ chính thức chỉ được đưa ra với sự thừa nhận ngay tức khắc của Chính phủ kháng chiến thành lập ở Bắc Kinh ngày 5 tháng 5 năm 1970. Vào lúc đó, Mao đã nhận được một thông điệp mà ông ta hiểu được lời lẽ. Theo yêu cầu đặc biệt của Sihanouk và của Khmer Đỏ, người Việt Nam đã cung cấp cho lực lượng vũ trang mới hình thành những điều kiện xuất phát kỳ diệu nhất mà không có phong trào kháng chiến nào có thể mơ ước được, đó là việc giải phóng hoàn toàn các tỉnh miền đông của Campuchia và giao lại cho chính quyền kháng chiến.
Chính Khmer Đỏ đã khống chế lực lượng vũ trang ngay từ đầu và Khieu Samphan đã được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang. Như là một phần thưởng thứ hai để bảo đảm rằng cuộc đấu tranh vũ trang giành được một bước bắt đầu tốt, Hà Nội đã làm dễ dàng việc hồi hương các cán bộ kỳ cựu của cuộc đấu tranh chống Pháp đang sơ tán ở Bắc Việt nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Những người đó gần 1.000 đảng viên của Đảng cộng sản Khmer. Sihanouk đã mô tả điều đó xảy ra cho họ như sau:
Theo Khieu Samphan, sau những cuộc thảo luận gay gắt, người Việt nam đã trao lại cho ban lãnh đạo Khơ- me đỏ 5000 cán bộ Việt minh Khmer được “giáo dục” ở Hà nội giữa những năm 1954 và 1970 cũng như những đơn vị thân Sihanouk... do các sĩ quan của tướng Võ Nguyên Giáp huấn luyện. Những cán bộ Việt minh Khmer Đỏ và những đơn vị Sihanouk đã bị Pol Pot hoá - nhưng theo Khieu Samphan - phần lớn những người đó không thể cải tạo và do đó mà phải thủ tiêu. (Niên biểu của chiến tranh và hy vọng- ND)
Theo một trong những người cộng sản kỳ cựu mà tôi gặp trong chuyến thăm tháng 5 năm 1979 thì trong nhóm của họ có tất cả khoảng 1.200 người khì cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Lon Nol bắt đầu, kể cả 300 người còn ở lại trong nước dưới quyền của Sihanouk. Theo chỗ anh ta biết thì anh ta là một trong 30 người còn sống sót.
Cách nhìn của anh ta đối với các cuộc thanh trừng ghê tởm trong cuộc đấu tranh chống Lon Nol và sau đó với mỗi nhịp độ còn tăng nhiều hơn nữa, đó là việc Pol Pot, Ieng Sary, Son Sen và những bạn gần gũi nhất của chúng, lặp lại ngay với quy mô rộng lớn hơn nhiều, cái mà chúng đã cố làm từ năm 1954 đến nay. Chúng là những sinh viên ở Paris trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ có Pôn Pố trở về đúng trước khi chiến tranh kết thúc. Chúng đến với một sự hiểu biết rất mơ hồ về những khái niệm mà chúng không thể tiêu hoá được về chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Trốt-ky, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa sinh tồn, mặc dù những nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của những người cộng sản Khmer bị coi là những người nông thôn vụng về dốt nát không có kiến thức về lý luận. Bằng nhiều biện pháp khác nhau và do vụ ám sát viên Tổng bí thư (Sơn Ngọc Minh) lúc bấy giờ trong những hoàn cảnh rất đáng ngờ, đã tạo điều kiện cho “nhóm Paris” đó dần dần nắm quyền lãnh đạo. Kết quả là việc tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang không xác định đúng kẻ thù năm 1967 - 1968.
Pol Pot và Ieng Sary sống ở Bắc Kinh trong phần lớn thời gian chiến tranh chống Lon Nol, và chỉ trở về sau khi nó đã kết thúc. Chúng là những người chủ trương say sưa nhất của cuộc “cách mạng văn hoá vô sản vĩ đại” mà hình như điều chúng thấm nhuần duy nhất là sử dụng bạo lực không hạn chế để đập phá tất cả văn hoá tôn giáo, truyền thống, tục lệ, đạo lý của xã hội cũ và bằng những biện pháp đã man nhất để đập tan mọi sự chống đối và mọi mầm mống của sự chống đối. Kết quả cuối cùng của sự đại rồ dại đó là khoảng 3 triệu người bị giết hoặc chết đói, các cơ cấu kinh tế - xã hội hầu như hoàn toàn bị phá huỷ và một dân tộc bị chấn thương dần dần tìm cách gắn đời sống của chính mình và đời sống của đất nước lại với nhau. Chế độ Khmer Đỏ sẻ đi vào lịch sử như một trong những chẽ độ tàn ác nhất và một số đông những người bạn cánh tả của tôi sẽ bối rối vì đã bảo vệ nó quá hăng hái và quá lâu.
Sau khi Sihanouk đến Pháp cuối tháng 11 năm 1979, tôi hỏi ông ta liệu những người bạn Trung Quốc của ông ta có giải thích gì vì đã bỏ ông ta trong cơn nguy hiểm chết người của cuộc đời ông, cho đến lúc các lực lượng Pol Pot bị buộc phải chạy khỏi Phnompenh không. Ông ta cười khẩy một cách cay đắng và nói: “Bà Chu Ân Lai giải thích rằng vì Campuchia là một quốc gia độc lập và có chủ quyền nên Trung Quốc không thể can thiệp vào cỏng việc nội bộ của nó. Đó là lố bịch. Trung Quốc nắm mọi thứ ở nước Campuchia của Khơme đỏ”.
Ông ta cũng tiết lộ bằng cách ngụ ý rằng, Chủ tịch Mao biết rất rõ điều gì đang xảy ra dưới chế độ Pol Pot tháng 10 năm 1975, ngay trước khi Sihanouk và một bộ phận của gia đình ông ta trở về Phnompenh. Mao nói với Khieu Samphan - trước sự có mặt của Sihanouk - rằng ông ta, vợ ông ta - bà Monic - và hai đứa con của hai vợ chồng đó không được bị giết. Ông ta nói để khuyến khích Sihanouk tiếp tục xin về nước.
Trong cuộc nói chuyện một tiếng đồng hồ của chúng tôi, Sihanouk rất ngạc nhiên và có phần xúc động được biết rằng một nhóm đặc công Việt nam - Campuchia đã tìm cách cứu ông ta và gia đình trước ngày chiếm Phnompenh vì sợ rằng Pol Pot sẽ giết ông ta trước khi bỏ thành phố. Ông ta bình luận: Tôi biết Khmer Đỏ có sợ một việc như vậy và họ luôn luôn thay đổi chỗ ở của tôi. Vào những ngày cuối cùng, nhà mới nhất mà chúng chuyển chúng tôi đến đã bị một trung đoàn bao vây và buồng trong đó Monic và tôi ngủ được chiếu sáng bằng những đèn chiếu rất mạnh cả ngày lẫn đêm, làm cho tôi rất khó ngủ.