A man may as well expect to grow stronger by always eating as wiser by always reading.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
uốn sách tôi đang viết đây là cuốn thứ chín, là cuốn sách tôi viết với nhiều đắn đo suy nghĩ nhất. Chắc chắn là cuốn sách mang tâm huyết. Tôi cố viết thật trung thực, đúng như sự thật, có thế nào nói như thế. Tôi tự xác định một thái độ tỉnh táo, không cay cú, không tức giận, không thù oán, có thể dẫn đến thiếu khách quan, không khoa học. Tôi viết cuốn sách này để bạn đọc trong nước và nước ngoài hiểu rõ hơn một thời kỳ sôi nổi của đất nước, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Tôi nghĩ nhiều nhất đến các bạn trẻ, từ mười tám, đôi mươi đến ba mươi, bốn mươi tuổi, những người sẽ đưa đất nước vào thế kỷ 21. Ước mong rằng các bạn sẽ có thể hiểu rõ một thời kỳ có nhiều sự đánh giá khác nhau, do những chổ đứng và quan điểm khác và trái ngược nhau, và từ đó tự mình xem xét lịch sử của đất nước bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, làm giàu thêm hành trang nhận thức và tư tưởng để cùng nhau đưa đất nước vào một thời kỳ dân chủ, hòa hợp, phát triển và hạnh phúc cho mọi người dân Việt nam ta.
Có mấy anh bạn ở Paris thường hỏi tôi: Trong mấy chục năm làm báo cộng sản, anh thấy những điều gì lý thú và bổ ích nhất? Thì ra đây là một vấn đề tôi suy nghĩ rất nhiều trong gần 10 năm lại đây. Từ khi tôi được đọc đều các báo Mỹ, báo Pháp, báo Anh như: Newsweek, Far Eastern economic review, Le Monde, Liberation, Time, The Independent... và gặp gỡ trao đổi ý kiến với cả trăm phóng viên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình các nước, tôi thấy làng báo Vietnam ta cổ lỗ thủ cựu quá! Có nhiều người có tài năng, cũng có ý định tốt đẹp, có tâm huyết, nhưng cái cơ chế quan liêu nó đè nặng, triệt tiêu hết mọi tài năng và tâm huyết... Tôi đâm ra thất vọng. Tôi từng lên lớp cho anh chị em sinh viên khoa báo chí của trường tuyên huấn trung ương, lên lớp cho cả lớp bổ túc được dành cho các phóng viên báo chí ở Lào và Cămpuchia, tôi vẫn thường nêu một cách ngay thật những yếu kém cổ lỗ của báo chí Việt nam, cũng như của báo chí các nước xã hội chủ nghĩa.
Cái tệ đầu tiên là báo chí rất coi thường người đọc báo, mặc dầu câu đầu lưỡi là vì nhân dân, là phục vụ nhân dân. Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc. Theo thuyết định hướng dựa trên lập trường đấu tranh giai cấp được hiểu một cách máy móc, báo chí cho người xem biết được những điều gì là tùy thuộc lợi ích tuyên truyền, do đó sự thật bị bóp méo, bị sai lạc đi rất nhiều. Có cả một khoảng cách to lớn, một sự đối lập giữa cuộc sống thật và những điều báo chí nói đến. Khẩu hiệu đưa ra từ Dại hội đảng lần thứ 6:"Nói thẳng, nói thật, nói hết" vẫn chỉ tồn tại về đại thể trên giấy, người đọc không tin, chê bai, không muốn đọc báo chí là vì thế. Có người nói đùa một cách chua cay rằng, trên báo nhân dân chỉ có tin dự báo thời tiết là có thể tin cậy phần nào, (vì vẫn có trường hợp dự báo sai), có thể tin được hoàn toàn chỉ là tin buồn, tin cáo phó. Họ nói quá để nhấn mạnh một cái tật.
Cái tệ rất nghiêm trọng nữa của báo chí là căn bệnh quan liêu bao cấp, ăn quá sâu đến mức không sao thay đổi hay cải tiến được, phải có một cuộc cách mạng về quan niệm và tổ chức. Tổng biên tập nhiều khi chỉ là cán bộ tổ chức, cán bộ tuyên huấn, không có tay nghề và năng khiếu làm báo. Cũng như ở các nghành kinh tế, người không am hiểu thì chỉ đạo người ít nhiều am hiểu hơn, người giỏi dạy người kém chứ ai lại để người dốt, người kém ngồi trên người am hiểu hơn, sự trái khoáy là ở chổ đó. Anh phóng viên viết một bài báo, anh phó phòng chữa rồi ký duyệt, anh trưởng phòng xem lại, sửa thêm rồi ký, sau đó ông phó tổng biên tập xem lại, sửa, ký rồi ông thư ký tòa soạn sửa thêm nữa và cuối cùng ông tổng biên tập ký duyệt... Một bài báo phải qua 4 đến 5, 6 chữ ký! Qua mỗi vị bài báo lại bị cắt xén, sửa chữa cả ý, lời, thêm bớt ít nhiều, cho đến khi ra mắt người đọc thì chỉ còn là "Một công trình tập thể" tròn trịa, đủ ý tứ, nhưng không có thịt da, không còn gì là nét riêng, dấu ấn riêng, tư duy riêng của người viết nữa, có khi người viết đọc lại bài đã được sửa, không còn nhận ra đứa con tinh thần của mình.
Do đó bên cạnh những căn bệnh kinh niên của báo chí là ngoa ngôn và đại ngôn (nghiã là dùng những chữ rất ồn ào mà rỗng tuếch như: Vĩ đại, anh hùng, vô cùng, cực kỳ, rất là, tuyệt đối... )thì nạn công thức hoành hành dữ dội. Viết xã luận kỷ niệm ắt phải mở đầu bằng: Trong không khí tưng bừng phấn khởi..., nhắc đến nghị quyết thì ắt phải mở đầu là: Dưới ánh sáng của đại hội Đảng... nhắc đến nhiệm vụ thì ắt phải viết: Chúng ta phải ra sức quán triệt..., (chữ quán triệt là một chữ tàu được dùng bừa bãi, vô tội, vạ, có khi trong bài lắp đi, lắp lại hàng chục lần, có thể nói không có số nào là không có!).
Đến bao giờ trong làng báo Việt Nam nhập được vào làng báo thế giới để theo cùng một cung cách đánh giá bài báo, đánh giá người viết báo thì báo chí ta mới khởi sắc lên được. Nếu không vẫn bị sa lầy trong làng báo công chức, thủ tiêu hết mọi cá tính của các bài báo, của mỗi một người viết báo. Theo hệ thống công chức, tài năng làm báo được xếp đặt theo bậc lương theo kiểu cách ở cơ quan hành chính, từ cán bộ tập sự lên cán sự từ bậc 1 đến bậc 6, rồi chuyển lên chuyên viên, từ bậc 1 lên bậc 6, bậc 7... Cứ 3 hay 4 năm lại được bình để lên chức một lần. Anh ở bậc cao hơn luôn tự cho mình là nhà báo kỳ cựu, giỏi hơn anh ở bậc thấp hơn mình! Anh có quyền sửa bài của người khác thuộc cấp thấp hơn! Nghĩa là một làng báo theo đẳng cấp chặt chẽ, dựa vào cấp bậc, theo bậc thang công chức, nấc thang lương bổng!
Chính do những căn bệnh và những cái ách quan liêu dè nặng mà những cây bút có thể là có tài, thường là những cây bút trẻ, có nhiều triển vọng, có suy nghĩ và tìm tòi, có nghị lực thâm nhập cuộc sống và có lương tâm nói lên sự thật..., đều gặp những khó khăn chồng chất, bị kẹt cứng trong bộ máy cổ lỗ, các bài vở của họ bị bác bỏ phê phán, họ bị chụp mũ đủ thứ: tự do, không thuần, học đòi theo báo chí tư sản, thiếu tính đảng... Và thế là cả làng báo Viet nam phải trở về khuôn phép, nhà báo trở thành thợ viết, viết cho trên hài lòng, viết theo com măng của cấp trên, viết theo " gu " của trên, viết theo kiểu vô thưởng vô phạt, các bài viết trên đại thể là giống nhau, một vấn đề, một đề tài nào đó được phân công viết thì ai nấy viết theo một kiểu cách giống nhau, đọc phần trên đã đoán ra phần dưới, đọc tít bài đã đoán ra cả bài, đọc câu đầu đã đoán ra câu sau... Một làng báo rất "tập thể", rất nhàm chán, rất xuôi chiều, mà cái thiếu lớn nhất là dấu ấn của cá nhân, dấu ấn của cây bút mang tên của tác giả bài báo. Nhiều tài năng báo chí bị chết yểu, bị triệt tiêu, bị loại bỏ vì những quan điểm bảo thủ, lạc hậu về báo chí, vì căn bệnh coi tập thể là tuyệt đối, đối lập tập thể với cá nhân, đi đến thủ tiêu cá tính. Ngẫm nghĩ kỹ thì đó chẳng phải của riêng làng báo, mà đó là số phận hẩm hiu và bế tắc của mọi trí thức, mọi tài năng khoa học, văn hóa nghệ thuật và kinh doanh trong một bộ máy còn quá lạc hậu, và lạc lõng với thế giới ngày nay.
Cuối năm 1989, khi luật báo chí được quốc hội thông qua và công bố tại Hà nội, một số phóng viên ở các nước Đông nam á xin vào Việt nam để đưa tin. Sau cuộc họp báo ở câu lạc bộ quốc tế, nghe đại diện bộ thông tin giới thiệu dài dòng về luật báo chí mới, một phóng viên báo Nation ở Bangkok lắc đầu chán ngán, để rồi điện về Thái lan một mẩu tin ngắn gọn: " Luật báo chí của Việt nam được công bố hôm nay có hai nét nổi bật, đó là nhà nước kiểm soát chặt chẽ báo chí và cấm tư nhân ra báo. Chấm hết ".
Qủa thật ngành tuyên huấn của đảng và ngành thông tin của nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ báo chí, cả về nội dung hình thức, tổ chức các tòa soạn, nề nếp làm việc và công tác phát hành. Tháng 7. 1990 một chỉ thị của ban tư tưởng và văn hóa của trung ương đảng gửi cho tất cả những người phụ trách báo chí, đài phát thanh, và truyền hình của cả nước: Từ nay không được nói đến chữ Staline và đa nguyên. Ai để lọt hai chữ này sẽ chịu trách nhiệm trước dảng và nhà nước. Thế là tất cả dều phải im rẹ Vì nói dến Staline là nói dến tệ sùng bái cá nhân một cách cực đoan là nói đến tác phong thiếu dân chủ, chuyên quyền, dộc đoán và tàn ác, vi phạm quyền tự do của công dân, nói đến Staline là khơi lại những vụ án chính trị, khoa học và văn hóa bất công, sẽ làm nẩy nở những yêu cầu minh oan vì công bằng xã hội và dân chủ ở Việt nam, diều mà lãnh đạo rất lo sợ. Nói đến đa nguyên là nói đến dân chủ, ắt dẫn đến quan niệm đa đảng, một điều tối kỵ đối với cơ quan lảnh đạo.
Các nước phương tây, người làm báo có một vị trí xã hội khá đậc biệt, được dư luận xã hội coi trọng, được chính quyền vị nể. Đó là vì có quy luật cạnh tranh đào thải, rất gay gắt. Chỉ còn tồn tại lâu bền những người làm báo thật sự có tay nghề cao, bất kể tuổi tác, tuổi nghề ra sao. Những bài viết của họ tạo cho chữ ký của họ uy tín xã hội lớn. Đó là uy tín nghề nghiệp có thực chất. Các báo chí, các nhà xuất bản nổi tiếng, các hãng truyền hình đều cố tìm đến những nhà báo để mời viết bài, viết sách và gặp gỡ người đọc, người nghe và người xem truyền hình... Các nhà báo dều bình đẳng. Sự phân biệt giá trị duy nhất là tài năng là do sự tự rèn luyện mà nên. ta cơ chế quan liêu, cách thức quản lý báo chí cổ hủ đã làm thui chột, bóp chết mọi tài năng báo chí. Thước đó giá trị của người viết báo trên thực tế không phải tài năng nghề nghiệp mà thường là những tiêu chuẩn ngoài nghề nghiệp, làm cho báo chí chỉ phát huy dược khả năng động viên, cổ vũ trong chiến tranh và tỏ ra bất lực, nhạt nhẽo và quá ít hiệu quả xã hội trong xây dựng đất nước.
Không biết bao nhiêu lần tòa soạn báo Nhân dân đã thảo luận về chức năng của mình. Đây là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt nam, đồng thời do chưa có "Công báo", chưa có tờ báo chính thức của chính phủ và quốc hội, nên báo nhân dân được kiêm nhiệm thêm là tiếng nói của đảng, của nhà nước, của chính phủ và của quốc hội nữa. Do đó các ủy viên bộ chính trị nào cũng gọi đến báo nhân dân để ra chỉ thị. Có khi tổng bí thư, có khi chủ tịch hội đồng nhà nước, hoặc chủ tịch quốc hội và rất nhiều lần chủ tịch hội đồng bộ trưởng chính thức chỉ thị cho báo Nhân dân phải viết tin, đưa bài, đưa ảnh về hoặt động cơ quan mình. Rồi các trưởng ban trung ương (có hơn chục ban), các bộ trưởng và thử trưởng, đều coi báo Nhân dân có trách nhiệm đưa bài, tin về ngành mình. Thế là báo Nhân dân trở thành diển đàn chung của tất cả bộ máy đảng và nhà nước, nó nghiễm nhiên trở thành một kiểu công báo nặng nề, khô khan, tẻ nhạt, toàn là chuyện hội họp, lể lạt, chỉ thị nghị quyết, các đoàn thăm viếng chính thức, với các diễn văn đưa đón, chiêu đãi, tiễn biệt... Như là tra tấn người đọc vậy.
Từ sau đại hội 6 của dảng cộng sản Việt nam, có một tư duy mới được hình thành, đó là: Báo chí của ta, báo Nhân dân vừa là báo chí của đảng, vừa là diễn đàn của nhân dân. Thật là hay, thật là đẹp và đủ nữa! Về lý luận, báo chí dược coi là công cụ của sự nghiệp đổi mới, công cụ của quá trình dân chủ hóa, nghe càng hay, càng kêu! Thế nhưng làm được đầy đũ hai chức năng đó thật khó, có khi mắc kẹt. Vì trong khi lãnh đạo của đảng có nhiều sai lầm, nạn tham nhũng lan tràn như bệnh dịch trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh tế, lòng dân không yên, họ phẫn nộ và căm giận với những kẻ thối nát và bất tài đang cầm quyền, thì báo nhân dân đứng về phía nào? Có dám mạnh dạn đứng về phía Nhân dân không? Và rõ ràng báo Nhân dân đã được chỉ đạo là trước hết và trên hết phải báo vệ uy tín của đảng và nhà nước và phải rất gượng nhẹ, có tính toán liều lượng trong việc đưa những bài phê bình chỉ trích của nhân dân, của bạn đọc.
Cho nên những nhà báo lão thành hay đùa kiểu châm biếm: Báo thì của đảng, mà lại lấy tên là Nhân dân! Và lại có người hóm hỉnh nói: Mình sẽ cùng một nhóm ra một tờ báo tư nhân lấy tên là: Đảng, ai có hỏi thì xin trả lời rằng: Đảng đã lấy mất cái tên thật của chúng tôi, nay chúng tôi xin lấy lại tên của đảng vậy. Để thương lượng, trao đi đổi lại, trả lại cho nhau cái tên thật của mỗi bên.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết