If you love someone you would be willing to give up everything for them, but if they loved you back they’d never ask you to.

Anon

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Văn Luận
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 45
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2794 / 97
Cập nhật: 2015-08-28 02:06:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: Ở Pháp Nghe Tiếng Vọng Chiến Tranh Từ Nước Nhà
au khi phái đoàn cụ Hồ rời Ba-Lê, tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp hồi hộp chờ tin mừng từng ngày. Cụ Hồ lên đường ngày 19 tháng 9, mãi đến ngày 21 tháng 10 cụ Hồ mới đến Hải Phòng. Những bức ảnh đăng lại trên các báo Pháp, báo Cứu Quốc, cuộc đón tiếp cụ Hồ tại nhà ga Hà Nội cho tôi thấy rằng sự nồng nhiệy mà nhân dân Việt Nam dành cho cụ Hồ đã bị suy suyễn đi nhiều lắm. Báo Pháp tường thuật một cử chỉ khéo léo của cụ Hồ: giữa lúc rừng người hò reo phản đối thoả ước 14 tháng 9, cụ Hồ đã cất tiếng ca, và ra hiệu cho dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam, và quốc ca Pháp tiếp ngay sau đó.
Trước phong trào chống Pháp ngày càng bành trướng mạnh mẽ, nhiều báo Pháp đã tiên đoán sự đổ vỡ của bang giao Việt Pháp. Nước Pháp cũng đoán được điều này, và từ Ba-Lê, tôi đã nhận thấy những sự chuẩn bị của chính phủ Pháp để đem thêm quân và chiến cụ sang Việt Nam. Các báo tả phái lên tiếng tố cáo sự thiếu thành thất của chính phủ Pháp đối với chính phủ Việt Nam và tường thuật đầy đủ những cuộc chuyển quân và chiến cụ đến các hải cảng lớn, chờ xuống tàu sang Việt Nam.
Vào cuối tháng 11 tôi hay tin quân Pháp đã đánh chiếm thành phố Hải Phòng, bắn phá vào nhiều khu phố làm cho hàng ngàn người chết. Khi đọc tin này trên báo tôi lặng người một lúc, và không còn hy vọng gì tránh được chiến tranh trên đất nước mình. Tôi cũng không tin rằng nền độc lập của Việt Nam có thể tồn tại. Lúc bấy giờ tôi tin chắc rằng quân Pháp sẽ thắng. Nhưng tôi vẫn hy vọng vào những biến cố của thời đại sẽ buộc nước Pháp dù thắng, cũng không thể trở lại chế độ thuộc địa hoặc bảo hộ thời xưa.
Nhiều báo Mỹ lên tiếng chỉ trích chính sách Pháp, và tôi đã nghĩ nhiều đến vai trò của Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Tôi cũng nghe tin nhiều nhân vật Mỹ đã sang Hà Nội, không để giúp nước Pháp, mà hình như là để đóng một vai trò bí mật và khó hiểu nào đó. Giới chính trị Pháp thường bàn tán rất nhiều đến thái độ của Mỹ, chỉ trích các hành động dẫm chân và thọc gậy bánh xe của Mỹ.
Tên một vài nhân vật Mỹ được nhắc đến, như tướng Galagher Trưởng phái bộ Mỹ đặc trách kiểm soát việc giải giới quân Nhật phía bắc vĩ tuyến 16, đại tá Patti, giám đốc sở mật vụ Mỹ OSS tại Viễn Đông, đại tá Nordlinger, đặc trách giao tế trong phái bộ Mỹ tại Hà Nội và nhiều bài bình luận của báo Pháp đã đổ tội cho những nhân vật đó xúi chính phủ Việt Minh chọn thái độ cứng rắn đối với Pháp.
Tôi không được biết một điều gì rõ ràng từ nước nhà, và tình trạng mù mờ càng làm cho tôi lo sợ, buồn rầu. Hiến pháp Việt Minh ngày 12 tháng 11 cũng được báo Pháp nhắc đến sơ lược, và bình luận về sự thiếu sót trong phần đề cập đến chính sách ngoại giao. Báo Pháp phân tích Hiến pháp này và kết luận rằng chính phủ Việt Minh đã phản bội những cam kết trong các thoả ước Dalat 8 tháng 3, 14 tháng 9. Những báo cực hữu lên tiếng đe doạ nước Pháp sẽ không tha thứ cho thái độ rồ dại và hỗn xược đó. Lúc bấy giờ chính phủ Bidault bị phe cực hữu chi phối nặng nề, và quan điểm của các báo cực hữu có thể được coi như quan điểm của chính phủ Pháp. Do những sự kiện đó, tôi thấy rằng Việt Nam không còn cách gì tránh được cảnh chiến tranh.
Vào cuối năm 1946, những tin càng ngày càng bi thảm hơn về Việt Nam làm cho tôi và các anh em Việt kiều không còn một lúc nào mà quên được tình trạng nước nhà. Một bản tin của báo Mỹ tường thuật sự thất bại của sứ mạng trung gian của ông Moffat, đặc sứ của bộ ngoại giao Mỹ tiếp xúc với chính phủ Việt Minh vào khoảng đầu tháng 12. Theo báo Mỹ thì chính phủ Việt Minh không tin tưởng một chút nào về sự thành tâm và thái độ đứng đắn của Pháp, và coi con đường chiến tranh là điều không thể tránh được. Tại Ba-Lê, đại sứ Mỹ có thông tri cho bộ ngoại giao Pháp biết quan điểm của Mỹ, và hình như khuyến cáo Pháp nên mềm dẻo hơn để tránh đổ vỡ. Báo chí Pháp một bên đăng lại những tin tức của phái bộ Maffat, một bên liên tiếp chửi rủa Mỹ đã bỏ rơi Pháp, và lên giọng bất cần Mỹ giúp đỡ chi nữa cũng sẽ tái chiếm được Đông Dương một cách dễ dàng.
Tại Pháp nhiều đơn vị quân đội lớn đã được lệnh cấm trại. Những đường xe hoả đến Marseille, Toulon được quân đội trưng dụng, và ngày đêm tại các nhà ga lớn, người ta thấy xe tăng, đại bác, lính tráng được chuyển lên xe hoả tấp nập.
Các đảng khuynh tả ở Pháp tổ chức vài cuộc biểu tình nhỏ phản đối chính phủ Bidault, tố cao chính phủ này đem quốc gia vào một chiến tranh nguy hiểm và vô ích. Nhìn không khí chuẩn bị chiến tranh ở Pháp, tôi hoàn toàn thất vọng cho nền hoà bình và độc lập của nước nhà.
Giữa lúc đó, chính phủ Bidault từ chức và chính phủ Léon Blum lên thay thế. Ông Léon Blum, được nhiều người ở Pháp coi như một phần tử tiến bộ và ôn hoà, nhưng hình như chẳng còn ai hy vọng rằng mối bang giao Việt Pháp còn có thể giải quyết bằng những cuộc thương thuyết ngoại giao được nữ.
Ngay sau khi đó chính phủ mới, ông Marius Moutet vẫn còn là bộ trưởng bộ Thuộc Địa cầm đầu một phái đoàn sang Hà Nội. Nhiều báo khuynh tả ở Pháp đây là một hành động vụng về nhục mạ chính phủ Việt Minh. Đáng lý Pháp phải cử một phái bộ ngoại giao do một ngoại trưởng cầm đầu sang Việt Nam thì Pháp để ông bộ trưởng Thuộc Địa Pháp sang Hà Nội, và dĩ nhiên hành động này chỉ có thể được giải thích như là Pháp cố tình coi Việt Nam là một thuộc Địa. Tin này làm nhiều Việt kiều phẫn nộ.
Vào cuối năm 1946, hình như giữa không khí chuẩn bị lễ Giáng Sinh năm đó, tôi hay tiin chiến tranh đã bùng nổ khắp Việt Nam đêm 19 tháng 12. Lần này báo chí Pháp đăng những tin nóng hổi, mau chóng, đầy đủ, có cả hình ảnh ông Jean Sainteny, cao uỷ Pháp tai Hà Nội bị thương nặng.
Như vậy là chiến tranh đã thành một sự thật không thể tránh được nữa rồi. Lệnh tổng động viên từng phần bắt đầu áp dụng ở Pháp. Nhiều binh sĩ, sĩ quan trừ bị Pháp được gọi tái ngũ. Không khí nước Pháp sôi sục chiến tranh.
Báo chí chia hai phe, một phe chỉ trích chính phủ bỏ lỡ cơ hội giải quyết vấn đề Việt Nam cách ôn hoà bằng thương thuyết, phe khác thì đòi chính phủ đánh mạnh, đánh mau, dồn mọi nỗ lực quân sự để giải quyết chiến tranh chớp nhoáng. Phe cộng sản Pháp, các đảng phái khuynh tả, xã hội, lao động thì theo phe chỉ trích chính phủ.
Những tin tức đầu tiên về chiến tranh Việt Nam bắt đầu chiếm trang nhất các báo Pháp, và hầu hết đều là những tin chiến thắng. Ngày 22 tháng 12, thủ tương Pháp Léon Blum đọc diễn văn trước quốc hội loan báo rằng chiến tranh Việt Nam đã thực sự diễn ra, và kết luận rằng quân Pháp đang thắng lớn. Cuối diễn văn, ông Léon Blum hứa hẹn rằng nước Pháp chỉ nhằm tái lập an ninh trật tự tại Đông Pháp, và sau đó sẽ bàn chuyện tổ chức một nước Việt Nam tự trị và tự do. Tướng Leclerc được bổ nhiệm làm tổng thanh tra quân đội Pháp tại Đông Pháp.
Ngày 26, hay 27 tháng chạp năm 1946, tôi nghe đài phát thanh Pháp lập lại một lời kêu gọi của cụ Hồ gửi thủ tướng Pháp Léon Blum, ngỏ ý sẵn sàng mở lại các cuộc thương thuyết, nếu quân Pháp lui về các vị trí cũ được qui định trong thoả ước 6 tháng 3, Dalat và 14 tháng 9.
Cụ Hồ đề nghị nếu quân Pháp làm theo các điều kiện đó thì sẽ có một cuộc ngưng bắn tức khắc. Tôi và các anh em Việt kiều đêm ngày gắn tai vào các đài phát thanh Pháp Á và đài phát thanh Pháp, BBC để nghe tin tức.
Niềm hy vọng cho hoà bình Việt Nam lại được nhen nhúm le lói trong lòng những người Việt Nam xa quê hương. Lúc bấy giờ bộ trưởng Thuộc Địa Pháp là ông Marius Moutet đã sang Việt Nam, và nhiều tin đồn nói rằng ông được chỉ điều đình một cuộc ngưng bắn.
Trong diễn văn đầu năm dương lịch, 1 tháng giêng 1947, cụ Hồ lại nói trên đài phát thanh, nghe đâu đặt tại Hà Đông, những điều kiện ngưng bắn đại để đòi quân Pháp ngưng hành quân trở lại vị trí cũ trước ngày 16 tháng chạp 1946. Nước Pháp ngưng gửi viện binh sang Đông Pháp. Ông Marius Moutet trực tiếp gặp cụ Hồ một địa điểm sẽ được chỉ định sau và một cuộc thương thuyết chính thức sẽ khai diễn trên căn bản thoả ước 6 tháng 3-1946, và sau đó sẽ có một Hội nghị thượng đỉnh giữa cụ Hồ và ông Léon Blum tại Ba-Lê. Dư luận chính giới Pháp lúc bấy giờ tỏ ra khinh thường Việt Minh, không tin tưởng gì vào sự thành thật của các đề nghị mà cụ Hồ đưa ra. Lá do mà chính phủ Pháp đưa ra, theo báo chí Pháp lúc bấy giờ, để từ chối đề nghị của cụ Hồ, là cho rằng cụ Hồ không còn lãnh đạo được chính phủ Việt Minh và phong trào Việt Minh. Chính phủ muốn quyết định một điều gì quan trọng đều bị những phần tử quá khích, hiếu chiến, bài Pháp cực đoan chi phối như Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Hoàng Minh Giám. Mặt khác, nước Pháp đang ở trong một chế độ phải chờ quốc hội nhóm họp, thẻo luận, biểu quyết. Trong lúc đó thì quân Pháp tiếp tục lên tàu sang Việt Nam càng ngày càng đông, và chiến cuộc Việt Nam càng khốc liệt. Với những tường thuật và tin tức chiến thắng mà người Pháp coi là rực rỡ. Các tướng lãnh Pháp được phỏng vấn, trừ tướng Leclerc là sáng suốt, còn thì hầu hết đều tiên đoán rằng quân Pháp sẽ chiến thắng nhanh chóng. Có người nói chỉ trong vòng một năm thì Pháp sẽ bình định xong Việt Nam, tái lập chế độ bảo hộ như cũ.
Các giới chính trị Pháp bắt đầu nói đến một giải pháp chính trị: tái lập chế độ quân chủ bù nhìn ở Việt Nam, Lào, Cao Miên. Bảo Đại, lúc bấy giờ là công dân Vĩnh Thuỵ, được một máy bay Mỹ chở từ Hà Nội sang Hồng Kông ít lâu trước ngày chiến tranh bùng nỏu.
Ông Léon Blum, cố vấn chính trị cho đô đốc D‘Argantlieu cũng cho một bài phỏng vấn đăng trên báo Pháp nào đó tôi không nhớ tên nói rằng đã vào cái giai đoạn này thì nước Pháp không còn có thể thương thuyết cái gì với Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Minh được nữa rồi, vì vậy phải tìm một nhân vật Việt Nam khác để mà thương thuyết. ông Torel, một cố vấn thứ hai của cao uỷ D‘Argantlieu còn quá khích hơn thế nữa., đôi khi tỏ ra khinh thị khả năng của người Việt Nam có thể cai trị đất nước họ, và nói rằng vì lòng nhân đạo, vì tinh thần trách nhiệm đối với tình hình thế giới, Pháp phải chiến thắng Việt Minh bằng quân sự.
GIữa tháng giêng 1947, tôi nghe qua đài phát thanh, tin chính phủ Việt Minh đã từ chối thương thuyết, và hạ lệnh tổng động viên để kháng chiến chống Pháp. Thế là hy vọng hoà bình cho Việt Nam mà những người Việt Nam xa quê hương còn nuôi dưỡng bây giờ hoàn toàn tan vỡ. Tôi nhớ khi hay tin này nhiều anh em Việt kiều đã nhìn nhau, mắt rưng rưng. Nhiều Việt kiều cương quyết về nước, dù biết rằng, hay lo sợ rằng sự đóng góp của họ sẽ không ích lợi gì, nhưng họ nghĩ không thể chạy trốn trách nhiệm được.
Tôi cũng có ý nghĩ về nước, mặc dù với thiên chức linh mục tôi không biết đóng góp gì vào vận mệnh nước nhà một cách tích cực và hữu ích. Việc học hành của tôi được xếp vào hàng thứ yếu, và trong các buổi cầu nguyện không lúc nào tôi quên được số phận đất nước mình.
Chỉ được nghe tin tức nước nhà qua đài phát thanh Pháp Á đặt tại Sài Gòn, và qua những bài tường thuật, chắc chắn là không trung thực của báo chí Pháp, tôi bồn chồn đau xót và gần như quay quắt lên.
Tôi không thù ghét gì người Pháp, và tôi thương yêu văn hoá Pháp, quí mến những người bạn Pháp, nhưng tôi không thể nào đứng về phía chính sách của nước Pháp. Tôi đi tiếp xúc với nhiều chính khách Pháp và chính họ cũng không hoàn toàn đồng ý với chính sách của chính phủ Pháp trong vấn đề Việt Nam. Nhưng họ cũng chỉ thở dài, coi đó như một điều không thể tránh được, như một thứ định mệnh khắt khe nào đó. Điều làm tôi ngạc nhiên, là những cá nhân người Pháp thì rất dễ thương, chỉ trích đường lối của chính phủ Pháp, nhưng vì danh dự, vì bổn phận họ vẫn hăng hái lên đường sang Việt Nam để bắn giết người Việt Nam.
Một bản tin của Pháp tấn xã từ Hà Nội đánh về vào đầu năm 1947 viết rằng phái đoàn ông Marius Moutet sang Hà Nội chỉ để tìm cách tái lập Bảo hộ, mà không có ý định thương thuyết tìm một giải pháp chính trị chi cả. Cũng trong thời gian này báo France Soir, một báo lớn có quan điểm khuynh hữu đăng lại một bài phỏng vấn quan cao uỷ Pháp D’argenlieu, và quan cao uỷ trả lời rằng kể từ đây vấn đề Đông Pháp chỉ còn có thể giải quyết bằng sức mạnh quân sự. Ông cao uỷ cũng ngụ ý nói rằng nước Pháp có thể tìm được những nhân vật quốc gia ngoài Hồ Chí Minh để thương thuyết và như vậy lá vài Bảo Đại đã được chuẩn bị, và đã được lật tẩy dần.
Những tin chiến thắng của quân Pháp từ Việt Nam liên tiếp được gửi về Pháp. Tướng Leclerc có lẽ là người sáng suốt nhất thời bấy giờ trong hàng ngũ lãnh đạo Pháp, hình như ông có gởi lên chính phủ Pháp một bản phúc trình hay điều trần chi đó, nhận định quân Pháp có thể thắng được Việt Minh, với điều kiện căn bản là phải dựa vào tinh thần quốc gia của người Việt Nam nếu cần thì dựng lên một đối tượng hay một biểu tượng quốc gia cho người Việt Nam. Tướng Leclerc khuyến cáo chính phủ Léon Blum tuyên cáo rõ ràng một hiến chương thật rộng rãi, đứng đắn cho vấn đề Việt Nam, có các điểm trao trả độc lập cho Việt Nam, hứa hẹn thống nhất ba kỳ bằng tuyển cử tự do. Nhưng tướng Leclerc không được cao uỷ D’argenlieu tin cậy nhiều, và ngày 14 tháng giêng năm 1947, ông D’argenlieu ra một tuyên cáo hứa hẹn tái lập chế độ quân chủ ở Việt Nam, Nam bộ tự trị. Vào lúc đó một phái đoàn Pháp được cử sang Hồng Kông tiếp xúc với cựu hoàng Bảo Đại, lúc đó là công dân Vĩnh Thuỵ. Những điều này được chính phủ Pháp tuyên bố ầm ĩ, coi như một giải pháp tốt nhất, đúng nhất cho Việt Nam, cho Pháp. Quan cao uỷ D’argenlieu theo các tin đồn thì cũng cho người tiếp xúc với những nhân vật quốc gia như Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Hà để thành lập một chính phủ trong chế độ quân chủ do Bảo Đại làm quốc trưởng. Không một nhân vật nào được tiếp xúc chịu ra hợp táac với Pháp và Bảo Đại trong những điều kiện mà người Pháp đưa ra.
Tại Nam bộ, thủ tướng Nguyễn Văn Thinh đã tự tử và bác sĩ Lê Văn Hoạch được chọn lên thay thế. Hình như trước đó, Pháp định chọn đại tá Xuân, nhưng các tay quyền thế ở Nam bộ không chịu ông Xuân và ông Xuân buồn tình đành qua Pháp. Ngay tại Pháp, ngay trong chính phủ Pháp có hai khuynh hướng mâu thuẫn. Nhóm Cộng sản, đảng xã hội, nghiệp đoàn lao động Pháp do Cộng sản chi phối thì thúc giục chính phủ Pháp phải điều đình với Hồ Chí Minh. Nhưng đảng MRP thì lấy cớ Hồ Chí Minh đã phản bội mọi thoả ước ký kết với Pháp trong đêm khởi nghĩa 19 tháng 12, không thể điều đình với Hồ Chí Minh lần thứ hai được nữa.
Trong lúc chính phủ Pháp hết sức bối rối thì tôi hay tin tướng Leclerc được đề cử thay cao uỷ D’argenlieu giữ chức cao uỷ Pháp tại Việt Nam. Tôi lại cho rằng vấn đề Việt Nam có đôi chút hy vọng giải quyết bằng thương thuyết.
Nhưng chỉ mấy hôm sau, vào cuối tháng hai, chính tướng Leclerc lên tiếng từ chối, và nói rõ rằng khi mà chính phủ Pháp không chấp nhận phương thức của ông đã từng được trình bày trong bản trần tình của ông, thì ông thấy không làm việc được, nên ông từ chối. Tướng Leclerc cũng chủ trương phải thương thuyết với Hồ Chí Minh, nhưng mà vừa tiếp xúc, vừa bình định đồng thời ban bố một hiến chương mới rõ ràng cho Việt Nam và Đông Pháp, trong đó quyền độc lập được tôn trọng, hy vọng thống nhất ba kỳ được hứa hẹn. Tướng Leclerc có đề cập đến diễn văn của tướng De Gaulle tại Brazaville đầu năm 1945 và đòi hỏi chính phủ Pháp, vì danh dự của nước Pháp, phải tôn trọng các hứa hẹn của tướng De Gaulle đối với các thuộc địa Pháp, nhất là đối với Việt Nam và Đông Pháp. Thái độ của tướng Leclerc làm nhiều người Việt Nam thán phục, nhưng sự từ chối của ông làm cho mọi người đã thất vọng nay thêm tuyệt vọng.
Sau khi tướng Leclerc từ chối chức vụ cao uỷ Pháp, chính phủ Pháp lúng túng mấy tháng, không tìm ra người thay thế đô đốc D’argenlieu, và đến đầu tháng 3 năm 1947, ông Emil Bollaert mới được cử làm cao uỷ Pháp tại Đông Pháp. Ngay lúc mới nhận chức ông này đã gặp khó khăn: dân biểu lãnh tụ cộng sản là Maurice Thorez tố cáo trước quốc hội Pháp một "cẩm nang" của chính phủ giao ông Bollaert, buộc ông này phải làm sao cho 5 quốc gia trong Đông Pháp nằm trong Liên hiệp Pháp.
Ông được gia hạn cho sáu tháng để tìm những phe phái ở Việt Nam chịu đứng lên nhân danh dân tộc Việt Nam thương thuyết với Pháp trong căn bản đó mà thôi. Báo chí cộng sản lại được dịp làm rùm beng về vụ này, và cái "cẩm nang" trở thành một đề tài bàn cãi công khai ở Pháp. Chính sự tiết lộ cái cẩm nang này đã làm cho nhiều chính khách Việt Nam đứng đắn từ chối hợp tác với Pháp và Bảo Đại. Vì sự làm rùm beng này mà chính phủ Léon Blum phải nhượng bộ khối liên hiệp cộng sản và đảng xã hội Pháp một đòn nhỏ, là thêm vào đoạn cuối trong cẩm nang trao cho ông Bollaert một khoản phụ đính "nếu còn có thể được thì nên nghiên cứu việc mở các cuộc thương thuyết với Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Minh". Đảng Cộng sản và Xã hội Pháp cũng coi đó là một thắng lợi rõ ràng và dứt khoát thêm nữa.
Vì vào thời kỳ đầu năm 1947, chính trị nước Pháp liên quan quá mật thiết với số phận nước nhà, bỗng dưng tôi chăm chú theo dõi mọi tin tức chính trị của Pháp, đọc kỹ lưỡng những cuộc thảo luận tại quốc hội Pháp và hồi hộp nghe những tin tức từ hành lang chính trị Pháp ở Ba-Lê.
Những điều đó không làm cho tôi vui mừng, vì càng theo dõi kỹ càng thấy nước Pháp coi nặng vấn đề quân sự trên chính trị, và tin tưởng vào đoàn quân viễn chinh Pháp, nhất là sau những chiến thắng dễ dàng và rực rỡ của đoàn quân tướng Leclerc ở Nam bộ.
Chỉ trong vài tháng, tướng Leclerc gần như tiêu diệt trọn các đơn vị Việt Minh, đẩy tướng Nguyễn Bình vào vài mật khu sát biên giới Việt Miên Lào và bắt đầu thu phục được các lực lượng giáo phái như Cao Đài, Hoà hảo hay ít ra làm cho các lực lượng này tách rời khỏi phong trào Việt Minh.
Nhưng cái chết của tướng Leclerc trong năm đó làm cho hy vọng chiến thắng bằng quân sự của Pháp ở Việt Nam đen tối dần.
Vào khoảng tháng 4 năm 1947, tôi có nghe tin chính phủ Pháp cử một đặc sứ gặp Hồ Chí Minh: ông Paul Mus, một giáo sư và một nhà văn nổi tiếng, tiến bộ, quen biết với Hồ Chí Minh và nhiều nhân vật Việt Minh.
Chúng tôi những Việt kiều ở Pháp lại cố bám vào một hy vọng ming manh. Nhưng hy vọng đã tan vỡ ngay chỉ ít lâu sau, khi ông Paul Mus trở về, và trong một vài tiết lộ của Pháp, cho biết rằng những điều kiện của chính phủ Pháp được coi như căn bản của giải pháp mà Pháp trao cho Hồ Chí Minh là một đòi hỏi Việt Minh phải đầu hàng vô điều kiện trước khi thương thuyết thượng đỉnh giữa Hồ Chí Minh và Léon Blum.
Trong văn thư của Léon Blum mà ông Paul Mus trao tay cho Hồ Chí Minh có khoản buộc mọi lực lượng võ trang của Việt Minh phải giải giới tập trung vào những khu chỉ định, trao quyền bảo vệ an ninh trật tự toàn cõi Việt Nam cho quân đội p. Theo sự bàn tán ở Ba-Lê lúc đó thì sở dĩ chính phủ Léon Blum thời bấy giờ có hành động này chẳng qua là để xoa dịu những yêu sách của khối Cộng sản và đảng Xã hội Pháp mà không thực tâm muốn thương thuyết với cụ Hồ.
Bấy giờ thì tôi thấy rõ không còn chút hy vọng gì về một nền hoà bình cho Việt Nam bằng các cuộc thương thuyết. Chiến tranh thì càng ngày càng khốc liệt hơn, và bên Tàu, quân MaoTrạch Đông đang tiến dần xuống phía Nam, chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt đầu gặp những cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ trầm trọng.
Tôi còn nhớ vào khoảng đầu năm 1947, ít lâu sau khi phái đoàn Marius Moutet và tướng Leclerc từ Hà Nội trở về Ba-Lê, và sứ mạng của giáo sư Paul Mus thất bại, một giai thoại được truyền tụng trong chính giới Pháp, tướng Leclerc và ông Bộ trưởng Marius Moutet lúc đến Hà Nội, đã được mật vụ Pháp cho biết tin Hồ Chí Minh và Tổng bộ hiện đang trốn tại một vùng rừng núi trong tỉnh Tuyên Quang. Đại tá Debes, tướng Salan đề nghị tổ chức một cuộc hành quân nhảy dù đột kích vào nơi đó, trong lúc bề ngoài lên tiếng chấp nhận thương thuyết trở lại với cụ Hồ, và như thế có nhiều hy vọng bắt trọn bộ tham mưu Việt Minh.
Đô đốc D’argenlieu, tuy đã từ chức nhưng vẫn còn giữ quyền cao uỷ Pháp tại Sài Gòn, tướng Moliere, tư lệnh quân Pháp tại Hà Nội đều tán thành kế hoạch này. Riêng tướng Leclerc nhất định phản đối. Ông nói rằng danh dự nước Pháp không cho phép quân đội Pháp hành động như vậy, ông gọi đó là hành động đê tiện mà nước sông Seine không rửa sạch được (C’est une perfidie que toute L’eau de làSeine nè peut laver!).
Bộ trưởng Moutet thì nói rằng một chính phủ xã hội (Thủ tướng Léon Blum) được thành lập để tìm giải pháp hoà bình cho Việt Nam không thể hành động như một bọn thảo khấu, bất chấp danh dự, bất chấp lương tri. Tướng Leclerc muốn đích thân gặp cụ Hồ, như lời đề nghị riêng của cụ Hồ, bất cứ nơi nào mà cụ hồ chỉ định, và tự đặt trong sự bảo vệ an ninh của cụ Hồ với điều kiện ông được chính phủ Pháp trao toàn quyền giải quyết vấn đề Việt Minh, và toàn quyền ký kết các văn kiện thay mặt chính phủ Pháp.
Nhưng các đảng hữu khuynh như MRP, và cả đa số đảng Cộng sản và Xã hội Pháp không chấp nhận điều kiện của tướng Leclerc, vì hầu hết mọi người Pháp đều đinh ninh rằng cụ Hồ đã mất hết uy quyền trong Tổng bộ Việt Minh, bị nhóm hiếu chiến và thân Mao Trạch Đông (lúc bấy giờ đã chiếm quá nửa Trung Hoa lục địa) như Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu thao túng và bao vây cụ Hồ. Chỉ có ba nhân vật trong chính quyền Pháp là ông Moutet, tướng Leclerc, ông Jean Sainteny là những kẻ hiểu rõ uy thế và tài năng của cụ Hồ, tỏ ý tin tưởng rằng trong mọi trường hợp, cụ Hồ vẫn là lãnh tụ được tuân phục của phong trào Việt Minh.
Những nhân vật Pháp đã giết chết mọi hy vọng tái lập hoà bình Việt Nam bằng thương thuyết, ngoài Đô đốc D’argenlieu, và hai cận thần của ông ta là Leon Pignon và Torel, còn có các tướng lãnh Pháp như tướng Moliere, Valluy. Giữa lúc giải pháp thương thuyết ở Việt Nam được chính phủ Pháp coi như không thực tế thì nước Pháp lại vướng vào những phong trào nổi loạn dành độc lập ở nhiều thuộc địa: Madagascar, Maroc, Tunisie v.v… Tướng De gaulle tuy đã rời chính quyền, nhưng uy thế của ông vẫn rất lớn, lại đưa ra một thông cáo ý nghĩa hết sức mập mờ nói rằng người Pháp nào làm cho nước Pháp mất đi một lãnh thổ hải ngoại Pháp, sớm muộn phahỉ bị xét xử trước toà án tối cao. Ông Bollaert, vốn là một thuộc hạ thân tín của tướng De Gaulle trong thời kỳ kháng chiến chống Đức, nhất định là phải "khớp" trước lời cảnh cáo nghiêm khắc của tướng De Gaulle, cho nên đã lúng túng trong việc quyết định tìm một giải pháp thương thuyết với cụ Hồ.
Vào khoảng đầu năm 1947, quyết định về nước của tôi đã dứt khoát, nhưng tôi muốn hiểu thêm trách nhiệm cũng như vai trò của một người công giáo, của một linh mục công giáo đối với số phận đất nước mình. Tôi thu xếp đi La Mã cùng với các cha Mai, cha Khiết, cha Bồng và xin yết kiến Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi lên đường vào khoảng tháng tư hay tháng năm. Chúng tôi đáp xe hoả từ Ba-Lê sang Ý. Những dấu tích của chiến tranh vẫn chưa xoá hết dọc đường xe hoả. Những cầu cống đường sá vừa sửa chữa còn những dấu vết của bom đạn.
Hai bên đường những nhà cửa bị tàn phá vẫn chưa tái thiết hết được. Càng nhìn cảnh tàn phá do chiến tranh gây nên ở Âu Châu, tôi lại càng lo sợ buồn phiền cho đất nước mình đang lâm cảnh chiến tranh không biết bao giờ mới thoát ra được.
Các cha giao hết cho tôi trách nhiệm và vinh dự hầu chuyện với Đức Thánh Cha. Đến La Mã vào buổi chiều chúng tôi tìm đến một nơi tạm trú dành cho các linh mục từ xa đến, nghỉ tạm một đêm. Chúng tôi đã gởi thư xin yết kiến Đức Thánh Cha lên Bộ Truyền Giáo của toà thánh Vatican từ trước, nên trong ngày đó, chúng tôi đến gặp Đức Hồng Y và lấy giấy giới thiệu. Được biết Đức Thánh Cha đang nghỉ mát tại biệt điện Castel Gondolpho, hôm sau chúng tôi đi xe buýt đến nơi đó, vào lúc 8 giờ. Chúng tôi được một lính hầu thường được gọi là Garde Suisse, phục sức như lính thời Trung cổ dẫn qua nhiều dãy phòng, nhiều hành lang. Tại mỗi phòng đều có một Đức Ông. Chúng tôi được dẫn vào phòng một Hồng Y phụ trách việc tiếp khách của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y cho biết là phái đoàn chúng tôi những bốn người, và thường thì trong trường hợp này, Đức Thánh Cha tiếp trước cửa văn phòng của Ngài.
Chúng tôi ngồi trong phòng Đức Hồng Y phụ trách nghi lễ và tiếp khách một lúc. Chúng tôi được dặn dò những cách thức quỳ lạy hôn tay Đức Thánh Cha.
Một lát sau, chúng tôi được dẫn đến cửa văn phòng Đức Thánh Cha. Lính hầu mở rộng cánh cửa, và từ trong văn phòng, Đức Thánh Cha bước ra nhìn thẳng vào chúng tôi, mỉm cười hiền từ. Ngài mặc y phục trắng tinh, phủ tận chân. Chúng tôi theo đúng nghi lễ triều yết Đức Thánh Cha, quỳ lạy và hôn tay Đức Thanh Cha Piô XII có vẻ mặt nghiêm nghị nhưng hiền từ, nhìn bốn chúng tôi, và nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp:
- Cha yêu mến dân tộc Việt Nam của chúng con nhiều lắm và cha rất sung sướng gặp các con. Cha còn nhớ một người Việt Nam hiền đức mà cha thương mến, là Đức Nam Phương Hoàng Hậu. Cha gặp bà trước đây, trước đệ nhị thế chiến, khi bà mới kết hôn với hoàng đế của chúng con. Các con có tin tức gì về hai người đó không?
Chúng tôi trình Đức Thánh Cha những tin mà chúng tôi biết về hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.
Chúng tôi cũng chẳng biết gì về gia đình vương giả đó, và những tin chúng tôi biết chỉ qua tin đồn. Hoàng đế Bảo Đại thì đã thoát sang Hồng Kông và hoàng hậu Nam Phương nghe đâu còn ẩn nấp tại một nhà dòng ở Huế (Dòng Chúa Cứu Thế Huế).
Tôi trình Đức Thánh Cha những thắc mắc của tôi, của những người công giáo, và nhất là của những linh mục công giáo trong tình thế mới:
- Kính tâu Đức Thánh Cha, chúng con muốn xin Đức Thánh Cha soi sáng cho chúng con một vài niềm băn khoăn. Hiện nay bên nước Việt Nam của chúng con có một phong trào đang nổi lên dành độc lập, đánh Pháp. Phong trào Việt Minh như một làn gió mạnh thổi từ Nam chí Bắc, nung nấu tâm chí mọi người Việt Nam, nhưng chúng con biết rằng phong trào đó đã bị cộng sản chi phối, mặc dầu mục tiêu đấu tranh của nó là mục tiêu chung của độc lập Việt Nam chúng con. Chúng con là người công giáo lại là linh mục công giáo, chúng con không biết nên có thái độ như thế nào trước phong trào này.
Đức Thánh Cha có vẻ trầm ngâm, nghĩ ngợi một phút, giọng ngài chậm rãi, từ tốn, dè dặt:
- Cha biết rằng những người công giáo Việt Nam đang làm bổn phận người yêu nước của họ.
Tôi nhớ rõ nguyên văn câu nói bằng tiếng Pháp của Đức Thánh Cha: (Nous Savons que les catholiques Annamites font leur de voir patriotes).
Sau câu nói đó, Đức Thánh Cha im lặng nhìn chúng tôi, ánh mắt có vẻ nhiều buồn phiền, đau thương xót xa. Ngài ban phép lành cho chúng tôi, và theo lệ thường, gửi phép lành về cho những người thân, cho đất nước chúng tôi. Câu nói của Đức Thánh Cha làm tôi suy nghĩ mãi từ đó không dứt. Câu nói có thể hiểu nhiều cách, không chê trách, không bắt buộc, không dạy bảo phải hành động như thế này hay thế kia, mà để toàn quyền lựa chọn và quyết định cho người trong cuộc. "Những người công giáo Việt Nam chỉ làm bổn phận người yêu nước". Khi họ theo Việt Minh, dù biết Việt Minh là cộng sản, khi họ chiến đấu chống Pháp, họ cũng làm bổn phận người yêu nước.
Tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Giáo hội không lên án người công giáo Việt Nam làm bổn phận người yêu nước. Quyền lựa chọn và quyết định là ở mọi người. Và riêng tôi đã có sự lựa chọn, quyết định. Tôi không thể dửng dưng, đứng ngoài, trốn tránh cuộc chiến tranh máu lửa trên đất nước tôi. Tôi phải về nước, mặc dù chưa biết sẽ làm gì, sẽ làm được gì.
Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965 Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965 - Cao Văn Luận Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965