It often requires more courage to read some books than it does to fight a battle.

Sutton Elbert Griggs

 
 
 
 
 
Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 389 / 41
Cập nhật: 2019-11-10 14:20:04 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17 - Tycho
ào lúc sáu giờ chiều, đầu đạn bay ngang cực Nam cách mặt đất khoảng không đầy sáu mươi kilômét. Khoảng cách này cũng bằng khoảng cách khi đầu đạn đến gần cực Bắc, như vậy là đúng đường cong êlíp.
Lúc ấy các nhà du hành bay vào giữa những tia sáng lờ mờ của Mặt Trời. Họ lại nhìn thấy giữa các vì sao đang di chuyển rất chậm chạp từ Đông sang Tây, những tiếng hoan hô được lặp lại ba lần để chào đón ánh Mặt Trời. Nó chuyển ngay sức nóng vào trong vách kim loại. Mặt kính trở lại trong suốt như thường lệ, lớp nước đá tan ra thật kỳ diệu. Để tiết kiệm, khí được tắt ngay, chỉ còn máy không khí là còn phải tiêu thụ số lượng ga như mọi khi.
- Ái chà, – Nicholl nói – những tia nắng ấm này tốt thật! Người nguyệt cầu phải kiên nhẫn biết bao nhiêu trong đêm dài lê thê để chờ Mặt Trời xuất hiện.
- Phải – Michel Ardan vừa đáp vừa ngắm không gian sáng rực đó – Ánh sáng và sức nóng, tất cả cuộc đời là ở đó!
Lúc ấy đáy của đầu đạn từ từ nhích ra xa bề mặt nguyệt cầu để bay theo một đường êlíp dài hơn. Từ vị trí đó, nếu Trái Đất đang ở thời điểm “trăng tròn” thì Barbicane và các bạn đồng hành của ông có thể nhìn thấy nó lại. Nhưng vì ở trong phạm vi phát xạ của Mặt Trời nên vẫn chưa thể nào thấy được nó. Một cảnh tượng khác làm họ phải chú ý nhìn, đó là cảnh phần Nam bán cầu của Mặt Trăng, lúc ấy nhìn qua ống kính chỉ còn cách xa một phần tám dặm. Họ không chịu rời khung cửa sổ nữa, họ quan sát thật chi tiết phần rất kỳ lạ này.
Những ngọn núi Doerfel và Leibnitz tạo thành hai nhóm rời nhau lan rộng ra đến gần cực Nam. Nhóm thứ nhất chạy dài từ cực đến đường vĩ tuyến tám mươi bốn trên phần phía Đông của thiên thể, nhóm thứ nhì vẽ dọc vành phía Đông chạy từ vĩ tuyến sáu mươi lăm đến cực.
Ở phần nhô lên hiện ra những lớp sáng rực đúng như linh mục Secchi đã chỉ… Còn chính xác hơn nhà thiên văn La Mã nổi tiếng kia, Barbicane có thể xác định bản chất của những lớp đó.
- Đó chính là những lớp tuyết! – Ông kêu lên.
- Tuyết à? – Nicholl hỏi lại.
- Phải, Nicholl ạ, tuyết đóng một lớp rất dày ở bề mặt. Ông hãy nhìn nó phản chiếu những tia sáng kia. Những lớp dung nham khô cứng không phản chiếu mạnh được như thế đâu. Như vậy là có nước, có không khí trên Mặt Trăng. Dù người ta khó lòng chấp nhận điều đó, nhưng sự kiện thực tế thì không thể nào chối cãi được.
Không, không thể thế được!
Nếu Barbicane trở lại Trái Đất, những ghi chép của ông sẽ có giá trị lớn trong việc quan sát Mặt Trăng.
Hai ngọn núi Doerfel và Leibnitz đứng sừng sững giữa đồng bằng hẹp đầy những đai vòng và tường vòng. Đây là dãy núi duy nhất thấy được ở vùng có nhiều đai vòng này. Chúng có vẻ ít hiểm trở nhưng rải rác vẫn có những đỉnh nhọn mà đỉnh cao nhất đo được là bảy ngàn sáu trăm lẻ ba mét.
Đầu đạn bay bên trên tất cả khung cảnh này, và tất cả cảnh vật biến mất trong ánh sáng chói chang của nguyệt cầu. Trước mắt các nhà du hành lại xuất hiện quang cảnh xa xưa của nguyệt cầu, không sắc thái riêng biệt, không có độ giảm dần của màu sắc, tất cả chỉ là màu trắng và đen vì ở đó không có ánh sáng khuếch tán. cảnh sắc hiu quạnh lạ lùng, nhưng cũng làm cho người ta ngạc nhiên. Họ đi dạo trên các vùng hỗn độn này như thể bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó, họ nhìn thấy những đỉnh núi lướt qua dưới chân họ, họ dò tìm những hố sâu bí ẩn, lướt qua các khe nứt, leo lên những bức tường, họ đo tất cả những đổ vỡ này. Nhưng không có một dấu vết gì về thảo mộc, không một bóng dáng của đô thị, tất cả chỉ là những địa tầng, những dòng dung nham chảy tràn, láng bóng như những tấm gương khổng lồ phản chiếu chói loà bởi ánh nắng Mặt Trời. Không có một sự sống nào, tất cả chỉ là một thế giới chết, ở đó những cơn tuyết lở, chảy từ các đỉnh núi cao xuống vực thẳm mà không gây một tiếng động nào. Có chuyển động nhưng người ta vẫn không nghe thấy tiếng động.
Sau khi quan sát nhiều lần, Barbicane nhận thấy địa hình ở bờ quanh nguyệt cầu tuy đã chịu những lực khác thứ lực ở trung tâm lại có một cấu trúc như nhau. Cũng là sự kết tụ vòng tròn, cũng những chỗ đất nhô lên như vậy. Tuy nhiên người ta có thể nghĩ là cách bố trí không tương tự. Thật vậy, ở giữa vỏ nguyệt cầu còn dễ dàng chịu hai lực hút của Mặt Trăng và Trái Đất tác động ngược chiều theo một bán kính nối tiếp từ cái này tới cái kia. Trái lại ở những bờ chung quanh có thể nói là lực hút của Mặt Trăng thẳng góc với lực hút của Trái Đất. Vì thế địa hình trong hai điều kiện này đáng lẽ phải có hình dạng khác nhau. Như vậy, Mặt Trăng chỉ tìm nơi chính mình nguyên lý hình thành và cấu tạo của nó. Nó chẳng chịu ảnh hưởng lực nào bên ngoài. Điều này xác minh ý kiến độc đáo của Arago: “Không một tác động nào ở ngoài Mặt Trăng đã góp phần vào việc hình thành địa hình của nó”.
Dù sao và trong tình trạng hiện thời của nó, thế giới ấy là hình ảnh của cái chết, tuy không thể nói nó có bao giờ đã được sự sống lay động chưa.
Tuy nhiên Michel Ardan nghĩ đã nhận ra một khối đổ nát, điêu tàn và anh chỉ cho Barbicane thấy. Nó nằm gần đường vĩ tuyến tám mươi và đường kinh tuyến ba mươi, đống đất đá đó được xếp đặt đều đặn trông giống một pháo đài đứng sừng sững bên một vệt nứt dài mà vào thời tiền sử có thể là lòng của dòng sông. Không xa đó là một đỉnh núi cao năm ngàn sáu trăm bốn mươi sáu mét, bằng dãy Caucase Á Châu, đó là ngọn núi vòng Short. Vốn quen háo hức, Michel Ardan bênh vực cho cái “hiển nhiên” của pháo đài mình. Anh nhận ra ở bên dưới là thành luỹ đổ nát của thành phố, ở đây là một đỉnh vòm chưa bị hư hại của một hàng hiên, ở kia là hai ba cột nằm ngả dưới chân, xa hơn là một dãy vòm chắc là để chống đỡ những ống dẫn nước, và ở đằng kia là những trụ cột đổ nát của một cái cầu khổng lồ bắc ngang một đường vệt. Anh ta phân biệt được tất cả điều đó, nhưng với nhiều tưởng tượng trong cách nhìn qua một thứ kính quá kỳ khôi khiến ta phải nghi ngờ sự nhận xét của anh. Tuy nhiên, ai có thể quả quyết, ai dám nói rằng anh chàng thanh niên dễ mến đó lại thật sự không thấy điều hai người bạn đồng hành của anh không muốn nhìn?
Thời gian rất quý báu nên không thể hy sinh nó vào một cuộc tranh luận vô bổ. Đô thị Mặt Trăng có thật hay không cũng đã biến mất mãi tận đằng xa rồi. Khoảng cách của đầu đạn với nguyệt cầu bắt đầu tăng dần và những chi tiết trên mặt đất bắt đầu nhìn lẫn lộn vào nhau. Chỉ những chỗ lồi lõm, những đai vòng, những miệng núi lửa, những đồng bằng là còn lờ mờ hiện ra đường nét sau cùng của chúng.
Lúc ấy, một trong những đai vòng đẹp nhất của khoa sơn văn học Mặt Trăng hiện ra ở phía Trái Đất, đó là một điều kỳ lạ của vùng đất này. Đó là đai vòng Newton mà Barbicane nhận ra dễ dàng trên bản đồ Mặt Trăng Mappa selenographica của ông.
Newton nằm đúng ở 77° vĩ Nam và 16° kinh Đông. Nó có hình một miệng núi lửa tròn mà những trường thành của nó cao đến bảy ngàn hai trăm sáu mươi bốn mét, trông như không thể nào vượt qua được.
Barbicane cho các bạn đồng hành thấy rằng chiều cao của ngọn núi này đối với đồng bằng chung quanh thua xa độ sâu của miệng núi. Cái lỗ to tướng không thể nào đo được tạo thành một vực thẳm mà tia sáng Mặt Trời cũng không rọi tới được. Theo nhận xét của Humboldt, ở đó chỉ có bóng tối chứ không thể có ánh sáng của Mặt Trời và Trái Đất. Những nhà thần thoại học không hề vô lý khi xem nơi đó là cửa địa ngục của họ.
- Newton – Barbicane nói – là kiểu núi vòng hoàn hảo nhất mà Trái Đất không có một ngọn nào kiểu như thế. Những ngọn núi như thế này chứng tỏ trong khi nó nguội dần đi, do những chấn động mạnh, sức ép bên trong đẩy những chỗ lồi lên một độ cao rất lớn đồng thời là hạ thấp thêm đáy xuống đã hình thành nên Mặt Trăng.
- Tôi không phủ nhận chuyện đó – Michel Ardan đáp.
Sau khi bay ngang qua ngọn Newton được vài phút, đầu đạn bay trên ngọn núi vòng Moret. Nó bay dọc những đỉnh núi ngọn Blancanus rất xa và lúc bảy giờ rưỡi chiều, nó đến đai vòng Clavius.
Đai vòng này là một trong những đai vòng quan trọng nhất của Mặt Trăng nằm ở 58° vĩ Nam và 15° kinh Đông. Độ cao của nó ước chừng bảy ngàn không trăm chín mươi mốt mét. Những nhà du hành ở cách xa đó bốn trăm kilômét, khoảng cách được rút ngắn còn bốn kilômét, họ có thể cùng nhau ngắm cái miệng núi lửa khổng lồ này.
- Những ngọn núi lửa ở Trái Đất – Barbicane nói – chỉ là những hang chuột chũi, so với núi lửa ở Mặt Trăng. Nếu đo những miệng núi lửa cũ trong những vụ nổ đầu của ngọn Vésuve và Etna, người ta thấy chúng chỉ được gần sáu ngàn mét bề rộng thôi, ở Pháp, đai vòng Cantal đo được mười kilômét, ở Tích Lan, đai vòng của hòn đảo này đo được bảy mươi kilômét, và nó được xem là đai vòng lớn nhất địa cầu. Những đường kính này là gì bên cạnh đai vòng Clavius mà chúng ta đang bay ngang lúc này?
- Chiều rộng của nó bao nhiêu? – Nicholl hỏi.
- Nó rộng hai trăm hai mươi bảy kilômét – Barbicane đáp – Đai vòng này đúng là cái quan trọng nhất trên Mặt Trăng, nhưng có nhiều cái khác đo còn được hai trăm, một trăm năm mươi và một trăm kilômét.
- Chà! Các bạn ạ – Michel reo lên – các bạn thử tưởng tượng nguyệt cầu yên tĩnh này sẽ như thế nào khi những miệng núi này nổi sấm sét phun tất cả những trận dung nham, những trận mưa đá, và những đám khói lửa cùng một lúc. Cảnh tượng sẽ kỳ diệu biết bao, còn bây giờ trông buồn tẻ, xấu xí biết chừng nào! Nguyệt cầu này chỉ như là cái khung của một chùm pháo hoa mà sau khi nổ tan tành, chúng chỉ còn lại vài miếng các tông tả tơi, xơ xác. Ai có thể biết được nguyên do, lý lẽ để biện bạch cho những tai biến này?
Barbicane không nghe Michel Ardan nói. Ông ngắm tường vách của Clavius tạo nên những ngọn núi chạy dài trên nhiều con đường. Ở dưới đáy của cái lỗ hổng vô tận đó có đến hàng trăm miệng núi lửa nhỏ đã tắt lỗ chỗ và có một ngọn cao đến năm ngàn mét.
Chung quanh, đồng bằng có vẻ hiu quạnh, không đâu khô cằn bằng những chỗ lồi lõm này, không gì buồn thảm bằng cảnh đồi núi đổ nát, rải rác trên mặt đất. Vệ tinh hình như đã nổ tung ở chỗ này.
Đầu đạn vẫn bay về phía trước và cái mớ hỗn độn lộn xộn này vẫn không thay đổi. Những đai vòng, những miệng núi lửa, những núi non sụt lở nối tiếp nhau không dứt. Không còn đồng bằng và biển nữa.
Một nước Thụy Sĩ rồi lại một nước Na Uy, cứ lướt quanh thế giới không ngớt. Sau cùng, giữa cái vùng nứt nẻ lại thấy sừng sững ngọn núi huy hoàng nhất của nguyệt cầu, ngọn Tycho lộng lẫy – hậu thế vẫn luôn luôn gọi nó với cái tên của nhà thiên văn trứ danh người Đan Mạch đã đặt.
Khi ngắm trăng rằm trong đêm mà bầu trời không có mây, ai cũng chú ý đến cái điểm sáng ở Nam bán cầu này. Để miêu tả nó, Michel Ardan đã dùng tất cả những hình ảnh ẩn dụ mà trí tưởng tượng của anh có thể nghĩ ra được. Đối với anh, ngọn Tycho này là một lò ánh sáng, một trung tâm phát xạ, một cái miệng núi phun những tia sáng. Đó là cái moay-ơ của một bánh xe rực rỡ, một con sao biển đang quấn chặt cái đĩa bằng những chiếc vòi trắng bạc, một con mắt khổng lồ rực lửa, một vầng hào quang đặt trên đầu của thần Pluton! Đó là một ngôi sao mà chính tay Đấng tạo hóa ném đi, nó sẽ bể tan trên mặt nguyệt cầu!
Tycho tích luỹ nhiều ánh sáng đến nỗi người ở địa cầu có thể nhìn thấy nó mà không cần dùng ống kính, dù họ ở cách xa trăm ngàn dặm. Người ta có thể tưởng tượng, ánh sáng của nó chói đến thế nào đối với những nhà quan sát đứng chỉ cách đó một trăm năm mươi dặm! Xuyên qua không gian trong vắt này, ánh sáng chói không chịu nổi của nó buộc Barbicane và các bạn của ông phải bôi đen thị kính của ống nhòm bằng khói của ga mới có thể chịu nổi. Sau đó họ yên lặng, chỉ nói lên được những thán từ khâm phục mà thôi. Họ nhìn, họ ngắm… Tất cả tâm tư, tình cảm thể hiện trong cái nhìn của họ, cũng như sức sống trong một lúc xúc động mạnh tập trung tất cả nơi con tim.
Tycho thuộc hệ núi hình quạt, cũng như Aristarque và Copernic. Nhưng vì là ngọn hoàn chỉnh nhất và rõ nét nhất nên nó chứng minh sự hoạt động khủng khiếp của núi lửa là điều không thể chối cãi và cho thấy sự hình thành của Mặt Trăng do hoạt động này mà ra.
Tycho nằm ở 43° vĩ Nam và 12° kinh Đông, ở chính giữa trung tâm là một cái miệng núi lửa lớn, rộng tám mươi bảy kilômét. Nó có dạng hơi êlíp và nằm gọn trong một vòng thành hình tròn, ở phía Đông và phía Tây vòng thành này cao hơn đồng bằng chung quanh năm ngàn mét. Đó chính là một sự tập hợp nhiều ngọn Mont Blanc nằm xung quanh một trung tâm chung và mỗi ngọn có những nhánh toả hình nan quạt.
Những nét đặc biệt của ngọn núi như toàn bộ địa hình quy tụ lại đó, những phần nhô lên ở bên trên miệng núi lửa của nó, tất cả chưa bao giờ chụp hình được. Thật vậy, chính khi trăng tròn là lúc Tycho hiện ra lộng lẫy, rực rỡ nhất. Thế nhưng lúc ấy lại không có bóng, những đường thu ngắn của luật phối cảnh biến mất, và cảnh sắc trở thành trắng bạch. Sự việc thật tai hại, vì cái vùng đất lạ lùng này khó mà chụp hình cho rõ nét được. Chỉ còn là một số lỗ, miệng núi lửa đai vòng, một điểm tập trung của nhiều đỉnh núi, rồi một hệ thống núi lửa ngút ngàn trên nền đất lỗ chỗ. Người ta tin rằng ở trung tâm, những lớp dung nham vẫn còn như lúc ban đầu. Do quyền lực của Diêm Vương chúng đã nguội dần và kết tinh lại thành bộ mặt của nguyệt cầu.
Khoảng cách giữa các nhà du hành và đỉnh núi vòng này không xa đến độ họ không thể thấy những chi tiết chính. Trên nền tạo thành chiếc hào bao quanh Tycho, những ngọn núi nằm trên những triền dốc bên trong và bên ngoài chia thành nhiều tầng như những sân thượng khổng lồ. Hình như phía Tây cao hơn phía Đông từ ba đến bốn trăm bộ. Không một cách nào bố trí trại quân nào ở địa cầu có thể so sánh được với công sự thiên nhiên này. Một thành phố xây ở đáy của cái miệng lỗ tròn sẽ trở thành bất khả xâm phạm.
Vả lại, nằm trên một vùng đất nhấp nhô nên trông rất ngoạn mục. Quả thật thiên nhiên không chịu để cho đáy của miệng núi lửa này bằng phẳng và trống trơn. Một hệ thống núi non tạo cho nó trở thành một thế giới cách biệt. Các nhà du hành phân biệt rõ những ngọn đồi nhấp nhô nằm ở trung tâm, những địa thế đặc biệt mà thiên nhiên sắp đặt như những kiệt tác của nền kiến trúc nguyệt cầu. Chỗ này là địa điểm của một ngôi đền, chỗ khác là vị trí của một quảng trường. Nơi thì là nền móng của một cung điện, có nơi lại là ngọn đồi của một đô thị. Vượt lên trên hết là một ngọn núi trung tâm cao một ngàn năm trăm piê. Một vùng rộng lớn to gấp mười lần thành La Mã cổ đại!
- Chà! — Michel Ardan reo lên vui sướng vì được nhìn thấy cảnh vật - Người ta sẽ xây một thành phố lộng lẫy, huy hoàng biết bao giữa cái vòng núi này! Đô thị yên tĩnh, nơi trú ngụ bình an, xa cách mọi sự khốn khổ của con người! Tất cả những kẻ yếm thế, những người muốn sống một cuộc sống tách biệt, họ sẽ sống ở đó yên ổn và không bị phiền nhiễu.
- Tất cả à? Có lẽ hơi nhỏ để chứa họ đây! Barbicane đáp một cách đơn giản.
Bay Quanh Mặt Trăng Bay Quanh Mặt Trăng - Jules Verne Bay Quanh Mặt Trăng