Số lần đọc/download: 8022 / 161
Cập nhật: 2018-09-06 10:12:51 +0700
Hồi Thứ 15 - Vụ Án "ví Tiền", Hòa Thân xử lại
L
ưu Dung về đến phủ, vào phòng thay áo. Thằng nhỏ đem trà đã hăm sẵn, bưng lên.
Lưu Dung cầm ấm trà, lững thững đi ra giữa sân, nói với Vàn Thừa: - Dẫn họ lên đây đi.
Lúc ấy Văn Thừa mới dẫn Tống Tiểu Muội, và cả ông già vẫn ngồi đợi trong phòng vào sân. Lưu Dung nhìn, đánh giá cả hai người một lát, thấy họ, quần áo xuềnh xoàng, nhưng được giặt giũ thật sạch sẽ, đúng như những người dân lương thiện, bèn hỏi:
- Có phải các người nói rằng, bên trong vụ án, còn có nhiều ẩn tình không? Các ngươi thử nói lại ta nghe!
Cô bé Tống Tiểu Muội vẫn còn sợ sệt, nhưng vẫn đem hết chuyện anh ruột của cô là Tống Hữu Bạch bị oan uổng ra, nói hết một lần.
Lưu Dung nghe xong liền hỏi:
- Điều ta muốn hỏi là, ngươi nói anh trai người bị mắc hàm oan, ngươi bảo bên trong vụ án còn nhiều ân tình. Nên ta, hỏi là hỏi, ẩn tình đó là những gì?
Ngay khi ấy cô bé Tiểu Muội không biết nói gì, suy nghĩ một lát, rồi nước mắt chảy vòng, mới nói:
- Cái khổ của con là ở chỗ anh con không có người làm chứng để nói rằng anh không giết người.
Nói xong cô khóc to, nước mắt nước mũi giàn giụa, hai đầu gối cô mềm ra, quỳ ngay xuống giữa sân.
Lưu Dung nghĩ ngợi một lát, rồi nói:
- Cô bảo rằng anh cô không giết người, những lại không có nhân chứng, vật chứng. Vậy thì chữ oan kia là từ đâu ra vậy?
Tiểu Muội ứa nước mắt nói:
- Thực sự là anh con không giết người.
Lưu Dung nghe vậy, thấy cũng khó hỏi thêm được gì, liền nhìn sang ông già cùng đi, hỏi:
- Ông lão là thế nào với cô này?
Già Lưu nghe Lưu Dung hỏi mình, bèn bước lên trả lời:
- Thân già này chỉ là hàng xóm của Tống Hữu Bạch. Tống Hữu Bạch kể từ khi sinh ra cho tới nay, đã hai mốt tuổi, chính mắt thân già này đã được chứng kiến cậu ấy lớn lên, và trưởng thành. Thân phụ của cậu ấy là bạn, hàng ngày đều quanh quẩn bên nhau. Thân phụ của cậu ấy khi mất, cậu ấy cũng đã lớn rồi, suốt ngày giam mình trong thư phòng ngày đêm khổ công đèn sách. Một con người tốt bụng, đứng đắn như thế, không thể giết người được. Cầu xin quan lớn trong triều đình, nghĩ ra cách thức nào đấy, để vụ án này được xem xét xử lại, cứu cho.
Vừa nói ông Già Lưu cũng vừa quỳ xuống, gục đầu làm lễ!
Lưu Dung thấy hoàn toàn mờ mịt, bụng nghĩ:
" Hai người đều nói như nhau, nhưng cũng đều không có nhân chứng, nhận cho rằng, cậu ta không giết người, thế thì, oan ở chỗ nào. Nhưng cứ nghĩ mà xem, một khi họ đã cùng kêu oan như thế, e rằng quan Phủ Doãn thẩm án tùy tiện, sơ lược mà có thể như thế lắm chứ”.
Nên nói:
- Ông có biết Thuận Thiên phủ đã xét xử như thế nào?
Già Lưu liền đem nhũng điều đã nghe được tỷ mỹ kể lại hết.
Lưu Dung nghe xong, thấy ngay hai cái khó. Thuận Thiên Phủ chỉ bằng vào một chiếc ví tiền, mà đã khép người ta vào tội chết, như vậy đúng là tùy tiện, sơ lược.
Nhưng ông lại nghĩ: Mặc dù chiếc ví kia là do Văn Nương tặng anh ta, nhưng làm sao mà lại nằm trong tay người chết. Ông hỏi:
- Các người đã có lúc nào nghe thấy việc Tống Hữu Bạch định hỏi Văn Nương làm vợ không?
Tiểu Muội đáp:
- Anh trai con xưa nay chỉ dốc một lòng đọc sách, năm ngoái đỗ tú tài, năm nay, mùa thu, sẽ đi thi cử nhân. Anh con thường hay nhắc đi nhắc lại rằng: "Không đỗ cử nhân, để mở ra cho gia đình một con đường mới thì không có chuyện vợ con gì". Cho đến nay, anh chưa từng tiếp một người đến mối lái nào hết. Mẹ con cũng biết tấm lòng sắt đá ấy của anh con, nên mẹ con rất thương yêu anh ấy. Một khi có ai đó đến mối lái, mẹ con đều ngăn cản hết. Anh con quen biết con gái của thần lang mới chỉ có một ngày, làm sao lại đi giết cha của chị ấy được! Không có một lý do nào để làm như thế cả.
Lưu Dung nghe tới dây, thấy trong lòng cũng tạm yên. Nhưng còn chưa được đọc hồ sơ vụ án, cũng không thể ăn nói lung tung được. Nên ông nói:
- Điều các người nói, ta đều nghe kỹ cả rồi, các nguồn hãy đi tìm nhân chứng, vật chứng. Nếu như không có đủ nhân chứng vật chứng, bản quan cũng khó mà thò tay vào được...
Già Lưu nghe vậy, cuống lên, nghĩ bụng: “Cái khổ của vụ án này, chính là nhân chứng, vật chứng!" Nghĩ thế rồi già Lưu quỳ lê trên mặt đất mấy bước, kêu lên:
- Bẩm Lưu đại nhân, tính mạng của kẻ tiểu dân kia là nằm trong tay ngài. Xin ngài hãy đứng ra làm chủ cho việc này. Con người đã chết là không sống lại được, con đường sống của cả một gia đình thế là hết.
Lưu Dung có một chút không vui, nên nói:
- Nhưng ông không có nhân chúng!
Nghe xong câu nói đó, già Lưu bèn nói:
- Thân già này xin đem cái mạng già của mình ra mà sống chết nói rằng: Tống Hữu Bạch không giết người.
Lưu Dung nghe xong, thấy buồn cười, nói:
- Ông không cần cái mạng già của ông, nhưng ta lại phải chăm lo đến con đường làm quan của ta chứ!
Nào ai có ngờ rằng, ông già Lưu này là người mãnh liệt, cương cường, nghe xong những lời đó, ông thấy như mình bị xỉ nhục, và liên tiếp ba tiếng "bốp, bốp, bốp" vang lên, rồi khi ông ngẩng đầu lên, máu chảy xuống như tưới.
Lưu Dung kinh hoàng, vội sai Văn Thừa đi lấy ngay vải sạch cùng thuốc men, đắp lên, rồi buộc lại.
Đến lúc này Lưu Dung mới thấy hết được rằng: Chỉ có một người hàng xóm mà dám đứng ra xin cứu mạng cho một thư sinh, tất nhiên rằng con người đèn sách này phải là người tử tế, nhưng vẫn không dám nói ra, chỉ nói:
- Lão bá đã như vậy, thì ta cũng phải nghĩ xem có cách gì không, ngày mai trở lại đây ta sẽ trả lời.
Nói xong, ông quay người đi vào nhà.
Khi ấy Già Lưu vẫn quỳ ở giữa sân, nói như gào lên;
- Luu đại nhân, ngài là đại thanh quan của dân đen chúng tôi. Xin ngài hãy thương lấy, thương lấy Tống Hữu Bạch, cùng với con đường sống của cả nhà cậu ấy.
Mãi một lúc lâu sau, Tống Tiểu Muội, mới dìu Già Lưu, chậm rãi đi ra.
Sau khi hai người đã đi rồi. Lưu Dung trăn trở suy nghĩ. Điều ông nghĩ là: Tin hay không tin vào hai con người này. Nếu như tin, cần phải có biện pháp. Còn như không tin, thì mặc xác họ.
Suy nghĩ cho đến tận tối, vẫn không thấy ổn. Lâm đại gia vẫn là người tốt bụng, nói với Lưu Dung:
- Có thể họ oan thật đấy?
Lưu Dung vẫn chưa tin, cho đến tận đêm, khi ngủ đi, vẫn còn nghĩ đến chuyện này.
o O o
Sáng hôm sau vào chầu, Vua Càn Long ngồi chót vót bên trên, tinh thần sảng khoái, Lưu Dung bụng dạ rối như tơ vò, quỳ trước thềm rồng, mặt buồn rười rượi. Lưu Dung nghĩ: Chỉ cần nói rõ ràng với Hoàng Thượng, và đức Ngài tin nhận, cho người xét xử lại cũng đã gọi là được sáng mày sáng mặt. Nhưng lại nghĩ lại nếu như xử di xét lại, sự thực vẫn là Tống Hữu Bạch gây án, uy tín của bản thân mình sẽ suy sụp. Nhưng nếu như không nói gì với Càn Long, đầu người kia sẽ rơi xuống đất, thật là đại oan uổng. Nghĩ tới đây, trong lòng lại càng thấy rối ren hơn. Quỳ gối tại đấy, mà tâm thần để tận đâu đâu, và cũng chẳng còn biết được triều đình đang bàn bạc đến chuyện gì.
Khi đó Lễ Bộ Thượng Thư đang nói: Khải bẩm vạn tuế, mới đây nhận được mật báo từ Quảng Đông về tho biết. Nước Tây Dương Anh Cát Lợi phái sứ thần tới nhà Đại Thanh ta, một là vào chầu, tiến cống. Hai là thông thương. Xin đức vạn tuế cho thánh chỉ.
Vua Càn Long nghe thấy, ở nơi xa vạn dặm, còn có nước Anh Cát Lợi đến triều cống, thì vô cùng vui thích, nói:
- Đến thì đến có sao. Ta đã mở cửa biển Quảng Châu rồi, liệu có cho họ vào buôn bán được không?
Lễ Bộ Thượng Thư nói:
- Song còn chưa biết, họ có thỉnh cầu gì khác nữa không?
Càn Long nghe xong, gật gật đầu.
Cửu Vương, Vĩnh Nghi tâu:
- Nhũng kẻ hồng mao, tính tình giảo quyệt, tham lợi bỏ nghĩa. Theo thần, không nên cho họ vào buôn bán thì hơn.
Vua Càn Long bèn hỏi:
- Bọn họ bao giờ đến?
Lễ Bộ Thượng Thư tâu:
- Bọn họ đợi đến ngày mùng thọ đức vạn tuế sẽ tiến triều. Quốc thư chính thức ba ngày sau sẽ tới.
Vua Càn Long nghe xong, nói:
- Nước man di ở phương xa, đã biết cung kính chịu sự giáo hóa của Hoa Hạ, một lòng tiến cống, lòng ấy cũng gọi là tốt. Thôi cứ cho họ tới đi. Còn như nếu chúng có thỉnh cầu gì lúc ấy bàn lại cũng chưa muộn. Nào, ý kiến của chư vị ái khanh ra sao?
Hòa Thân biết rằng, vua Càn Long vui thích, chính là vì họ sẽ đến chúc mừng ngày sinh, nên nói:
- Thánh chỉ thật tuyệt vời. Bọn man di vào triều chúc mừng, tiến cống, xưng thần, nạp thuế, không nên ngăn trở. Hoàng thượng anh minh. Hoàng thượng anh minh!
Có một vị học sĩ, tên là Vy Mẫn Trung, đã từng đọc sách sử, lúc này mới nói: Khải bẩm vạn tuế. Thần đã đọc khắp các sách sử, thông sử của Trường Khiên nói biên viễn Tây Vực hoàn toàn không có gì. Trên sách sử có ghi, miền tây của Tây Vực, là đại dương đại hải. Mà bọn Tây Dương này lại tự xưng là người ở miền tây của Tây Vực lẽ nào họ lại sống ở dưới nước được. Thần nghĩ rằng, bọn người gọi họ Tây Dương đó đúng là lũ người tham lợi bỏ nghĩa, lừa dối Trung Hoa ta. Dưới cái vòm trời của Hoàng Thiên này, trên cái khoảng đất dầy này, không làm gì có người Anh Cát Lợi, (Anh), người Pháp Lan Tây (Pháp) cũng không hề có. Tất cả đều do chúng thêu dệt ra mà thôi. Thật là ác độc đến cùng cực. Xin đức vạn tuế không cho bọn chúng tới đây.
Ngay lập tức triều đình ồn ĩ hẳn lên, tiếng người ong ong. Ý kiến của nhà sử học kia, được nhiều người thì tưởng nhất, không thể nào có cái nước gọi là Anh Cát Lợi, hoàn toàn là thêu dệt. Còn cái chuyện thông thương buôn bán kia cũng chẳng làm gì có, ngươi Tây Dương rõ ràng khác với người Tây Vực. Triều đình ồn ào như chợ.
Vua Càn Long nhìn thấy Lưu Dung vẫn cứ quỳ nguyên tại chỗ, nhíu mày, không hiểu. Nên đột ngột hỏi:
- Lưu Dung, có nước Anh Cát Lợi hay không có?
Tâm trí của Lưu Dung đều để hết vào vụ dân án hai nên tất cả những điều vừa nói trong triều đình, ông chẳng nghe được lời nào hết. Nay đột nhiên, đức vạn tuế gọi hỏi, chợt rụng rời và chỉ nghe được có mấy tiếng “có hay không có". Nên nghĩ một lát rồi vội đáp:
- Có ứng Kỳ Lệ, hiện đã nhậm chút, Bố Chính Chiết Giang.
Tất cả triều đình nghe xong đều phá lên cười. Thì ra Lưu dung nghe nhầm mấy chữ Anh Cát Lợi (Lị), thành Ứng Kỳ Lệ là Bố Chính Chiết Giang, và tưởng rằng vua Càn Long hỏi ứng Kỳ Lệ có phải chết rồi không. (Chỗ này lại chơi chữ. ND.). Vua Càn Long nghe xong, cười đến vỡ bụng, và rất lấy làm đắc ý.
Lưu Dung biết rằng mình đã trả lời sai, mặt đỏ dừ vấn tận mang tai, vội vã xụp lạy Càn Long, nói:
- Tội thần đáng chết?
Vua Càn Long dang rất vui, nên hỏi:
- Lưu ái khanh, trẫm thấy bụng dạ nhà ngươi hôm nay để đi đâu mất, phải chăng là trong nhà đang có chuyện đại sự.
Lưu Dung nói:
- Tạ ơn đức Vạn Tuế, hạ cố thăm hỏi, gia đình hạ thần vẫn bình yên vô sự.
Điều đó khiến vua Càn Long đâm hoài nghi, hỏi tiếp:
- Vậy thì tại sao, mặt Lưu ái khanh buồn ruồi rượi vậy.
Lưu Dung nghe vua Càn Long hỏi như vậy, liền nghĩ ngay rằng: Tống Hữu Bạch ơi là Tống Hữu Bạch, hôm nay anh có được sống lại hay không là nhờ vào tay tạo hóa đây!
Sau đó bèn rành rọt tâu bầy:
- Hôm qua thần gặp phải một kỳ án, nhưng vì nó liên quan tới tính mạng con người, song không biết nên tâu bày với Thánh Thượng hay không, cho nên mặt mày buồn ruồi rượi là vậy!
Càn Long vừa nghe thấy nói là kỳ án, nên có vẻ thích thú ngay, bèn bảo:
- Cứ sự thực tâu bày.
Lưu Dung lại nói:
- Nếu như, sau này án được tra xét chính xác, mà lời tâu hôm nay của thần thành lời sai hỏng, cũng xin đức Vạn Tuế tha tội.
Vua Càn Long nói:
- Bất luận ra sao, trẫm đây cũng không trị tội ngươi.
Nghe tới đó, tinh thần Lưu Dung như được kích thích thêm, nên đã đem mọi chuyện trước sau của vụ án Tống Hữu Bạch nói lại một lần rất tỉ mỉ chi tiết.
Công việc triều đình, nếu ngày nay không động binh thì ngày mai trị thủy, đều là những việc đau đầu. Nay Lưu Dung lại đem kể lại một vụ dân án, các quan lớn quan bé và cho đến cả Càn Long nghe mà thấy vui ơi là vui, vua Càn Long càng thấy vui hơn ai hết, luôn luôn gật đầu. Nghe xong, rồi nói:
- Người dân này, đời sống đã gian nan khó khăn, nếu như mắc phải oan tình, thì thực là trên tuyết lại phủ thêm sương, huống chi tính mệnh là quan trọng, cho nên cần phải xem xét lại một lần nữa là hay nhất.
Lưu Dung lập tức khấu đầu:
- Thần xin bái tạ long ân!
Tất cả triều thần văn võ bá quan đều đồng thanh hô:
- Thánh thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Vua Càn Long nghĩ: Nên sai ai đi phúc tra đây? Vốn là định sai Lưu Dung đi nhưng lại nghĩ lại, tốt nhất là sai Hòa Thân đi. Nếu Hòa Thân phá được vụ án này, thì có thể làm cho Hòa Thân mát mặt trước triều đình. Nếu không phá nổi, lúc đó sai Lưu Dung đi cũng chưa muộn...
Càn Long nghĩ vậy, rồi nói:
- Hòa Thân lĩnh chỉ.
Hòa Thân đứng bên, nghe vậy, vội vã quỳ xuống:
- Nô tài lĩnh chỉ.
Vua Càn Long nói:
- Sai Hòa Thân làm khâm sai, sau khi thẩm vấn lại vụ án Tống Hữu Bạch về tâu lại. Khâm thử!
Hòa Thân đã không nghe thì thôi, khi nghe rồi thì đầu óc như phủ một lớp sương mù. Bụng nghĩ: Thế này còn ra cái quái quỷ gì nữa! Lưu Dung bê vụ án về, thì cứ sai Lưu Dung đi làm có được không. Nay lại phái mình đi, nhưng đâu có dám kháng chỉ, bèn nói:
- Nô tài lĩnh chỉ!
Vua Càn Long cười ngân nga, nhìn nhìn Hòa Thân, lại nhìn nhìn Lưu Dung, rồi nói:
- Bãi triều!
Hòa Thân trở về nhà, trong lòng buồn bã, nghĩ: Thế này, chẳng biết Hoàng Thượng có dụng ý gì? Nghĩ đi nghỉ lại mãi mà vẫn không sao lần cho ra được, bèn sai gia nhân đi mời mưu sĩ Chu Y Viên tới.
Đợi Chu Y Viên ngồi yên chỗ, mới đem việc triều đình nói lại thật đầy đủ cho Chu Y Viên nghe. Chu Y Viên nghe xong, đứng dậy:
- Chúc mừng tướng công! Chúc mừng tướng công!
Hòa Thân chẳng hiểu mô tê gì hết hỏi:
- Cái mừng đó từ đâu đến vậy?
Chu Y Viên nói:
- Đó là món quà thưởng, Bao Thanh Thiên đầu hạng đặc biệt to lớn của Hoàng Thượng ban cho ngài.
Hòa Thân chừng như đã hiểu ra.
Chu Y Viên nói tiếp:
- Nếu như ngài lật lại được vụ án này, ngài không phải là Bao Thanh Thiên đời nay sao?
Hòa Thân bực bội nói:
- Nếu không lật ngược vụ án lại được thì sao?
Chu Y Viên nói:
- Nếu như không lật lại được, mà mất mặt, thì mất mặt cái lão Lưu Dung rách việc kia chứ !
Hòa Thân nghe xong câu nói đó, vỗ mạnh vào đùi, nói:
- Đúng đúng! Hoặc là ta làm ông Bao Thanh Thiên một lần, hoặc là ta cho Lưu Dung một vố thật nặng trùy, cho mất mặt một thể. Ta có thể viết vào bản tường trình nói câu thế này: "Lưu gù chạy theo hư danh, làm rối việc tố tụng".
Hòa Thân nói xong, khoan khoái bật cười ha hả.
Thế là Hòa Thân đã lấy lại được tinh thần, lập tức sai người dọn cơm, ngủ trưa một giấc thẳng cẳng, buổi chiều qua cung đường xem hồ sơ vụ án.
Chiều, Hòa Thân trở dậy, hạ lệnh cho gia nhân chuẩn bị kiệu, qua Thuận Thiên phủ nha nghị sự.
Thuận Thiên Phủ Doãn sớm đã được triều đình báo tin, hốt hốt hoảng hoảng sai người mang hồ sơ vụ án trình lên. Lật giở xem một lượt. Rồi lại sai người xuống ngục nói với Tống Hữu Bạch:
- Nếu không theo tội đã nhận mà nói, thì ngay tối nay sẽ cho về chầu trời.
Sau đó Lưu Quế, sai người sắm sửa lễ vật, đợi quan khâm Sai đại thần Hòa Thân đến phủ.
Hòa Thân xuống kiệu ngay từ nha phủ Thuận Thiên, rồi đi thẳng lên công đường. Lần này Hòa Thân đã xác định: Lễ: không nhận hối lộ. Lời: không nghe sàm ngôn, phải làm Bao Thanh Thiên một lần.
Khi đã tới công đường, Lưu Quế vội vã tới yết kiến quan Khâm Sai. Hòa Thân lập tức truyền chỉ:
“Thánh chỉ tới. Thuận Thiên Phủ Doãn Lưu Quế tiếp chỉ". Lưu Quế vội vàng xốc áo, quỳ xuống:
- Thần, Lưu Quế tiếp chỉ!
Hòa Thân ngân nga đọc:
- Thuận Thiên Phủ Doãn Lưu Quế xét xử vụ án Tống Hữu Bạch. Thần dân không phục. Nay không để Lưu Quế tiếp tục xét xử vụ án này nữa. Trẫm cử quan viên khám xét xử lại. Khâm thử!
Hòa Thân cười khà khà đặt thánh chỉ sang một bên. Hỏi:
- Lưu đại nhân, ngài có biết, quan viên khác mà Hoàng Thượng chọn là ai không?
Lưu Quế không dám nói: Chính là anh! Nên chỉ nói:
- Kẻ tiểu nhân không biết.
Hòa Thân cười ha hả:
- Đức vạn tuế sai tôi làm Khâm Sai để xét xử lại vụ án này. Lưu đại nhân, đem hồ sơ vụ án trình lên đây.
Lưu Quế vội vã chạy vào nhà sau, đem hồ sơ vụ án trình lên.
Hòa Thân mở hồ sơ vụ án ra xem, không giữ nổi tức giận. Bởi cả hồ sơ vụ án chỉ vẻn vẹn có hai tờ giấy mỏng teo, một tờ là khẩu cung của Văn nương, một tờ là chữ ký của Tống Hữu Bạch. Nhưng Hòa Thân vẫn cố nén giận, nặng nề gấp tập hồ sơ lại, ra lệnh:
- Dẫn Tống Hữu Bạch lên đây!
Một lát sau, nha dịch đã dẫn Tống Hữu Bạch tới.
Hòa Thân nhìn, đánh giá Tổng Hữu Bạch một lát, thấy Tống Hữu Bạch mặt mày thanh tú, cử chỉ văn nhã.
Có điều là đã bị giam trong ngục mấy ngày, quần áo toạc rách, hình dung tiều tụy, nên cũng nhã nhặn hỏi:
- Có phải người quỳ dưới kia là Tống Hữu Bạch đó không?
Tống Hữu Bạch đáp vâng.
Hòa Thân bèn nói:
- Tống Hữu Bạch, nay Thánh Thượng đã nghe về vụ án này, Thánh Thượng là người thương xót chúng dân, nên ra lệnh cho ta xem xét lại vụ án, anh không phải có gì cứ đúng sự thực nói ra.
Nào ngờ, sau khi nghe hết nhũng lời nói đó, nỗi đau thương trong người chàng lại bùng lên, và bắt đầu khóc.
Hòa Thân khuyên giải:
- Không phải khóc, có điều gì cứ nói thực ra thôi.
Hòa Thân ngừng lại một lát rồi lại nói:
- Anh đỗ tú tài bao giờ vậy?
Tống Hữu Bạch đáp:
- Dạ, năm ngoái.
- Đã thi cử nhân chưa?
Tống Hữu Bạch đáp:
- Vốn là định dự thi cử nhân vào mùa thu năm nay, nhưng vì oan trái mà bị giam vào ngực, khép vào tội tử hình.
Nói xong, chàng khóc.
Hòa Thân lại hỏi:
- Tại sao anh lại nói là bị oan ?
Tống Hữu Bạch đáp:
- Mẹ tiểu sinh bị bệnh nặng, hôm đó đến nhà ông Mạnh bốc thuốc, nhưng ông Mạnh Bật Khoa không có nhà Tiểu sinh cùng với cô con gái của ông có trao đổi đôi câu, hỏi rõ tình hình, rồi quay về nhà. Không ngờ, tai họa đã từ trên trời giáng xuống, đến ngày thứ ba thì bị bắt trói, giải về đây, bảo rằng, giết cha cô là ông Mạnh Bật Khoa, thực tình rằng cho đến tận ngày hôm nay, tiểu sinh vẫn còn chưa biết mặt mũi ông Mạnh Bật Khoa như thế nào.
Nói tới đây chàng cúi đầu xuống.
Hòa Thân hỏi:
- Nói hết rồi chứ?
Tống Hữu Bạch đáp:
- Dạ, hết.
Hòa Thân sa sầm nét mặt hỏi Lưu Quế:
- Lưu Quế, làm sao ông lại bảo anh ta giết người?
Lưu Quế biện bạch đáp:
- Con gái ông Mạnh Bật Khoa có tặng cho Tống Hữu Bạch chiếc ví, nhưng chiếc ví ấy lại nằm trong tay người chết là ông Mạch Bật Khoa, từ đó mà suy ra rằng: Trong này có chuyện gian tình, nhung vì bị lộ, nên Tống Hữu Bạch mới giết Mạnh Bật Khoa đi.
Hòa Thân vẫn tiếp tục tấn công:
- Tống Hữu Bạch, chuyện chiếc ví ra sao?
Tống Hữu Bạch đáp:
- Tiểu sinh, xưa nay, chưa bao giờ nhận của tiểu thư nhà họ Mạnh, chiếc ví nào cả. Thực sự là không biết duyên cớ tại đâu.
Hòa Thân hỏi tới đây, bèn nói:
- Tống Hữu Bạch cho anh lui!
Hai bên tả hữu, nha dịch bước vào lôi Tống Hữu Bạch đi. Khi thấy Tống Hữu Bạch đã đi rồi, Hòa Thân đập miếng gỗ lệnh xuống bàn hạ lệnh:
- Dẫn Văn Nương lên đây!
Chỉ một lát sau, Văn Nương được dẫn tới.
Hòa Thân ngồi trên cung đường, nhìn một lát, rồi nói:
- Người quỳ ở dưới kia có phải là Mạnh Văn Nương không?
Văn Nương đáp:
- Dạ phải!
Hòa Thân nói:
- Ngẩng đầu lên.
Văn Nương ngẩng đầu. Thấy Văn Nhưng là một cô gái thật xinh đẹp, tuy đã bị giam trong ngục vài ngày, nhưng dung nhan vẫn tuyệt vời. Hòa Thân bất giác động lòng trắc ẩn, hỏi:
- Văn Nương, có phải cô đã tặng Tống Hữu Bạch một chiếc ví không?
Văn Nương đáp:
- Dạ có!
- Tặng ở chỗ nào, vào lúc nào?
Văn Nương cảm thấy quá ngượng ngùng, xấu hổ, nên khóc tu tu lên. Khóc xong, mới đem chuyện đêm nọ, Tống Hữu Bạch vượt tường tới cầu hôn, bất đắc dĩ phải mở cửa phòng, nhưng lại bị Tống Hữu Bạch hiếp dâm. Văn Nương nghĩ rằng đã đem việc cả đời này gửi gắm vào người Tống Hữu Bạch nên mới đem tặng chiếc ví, Văn Nương nói xong mọi chuyện trước cung đường, rồi lại bật khóc, ngượng nghịu xấu hổ vô cùng.
Hòa Thân cũng thấy trong người nảy sinh ra cái tình cảm tiếc hương, thương ngọc, nên nói một cách dịu dàng :
- Văn Nương, ta hỏi lại cô: Cô với anh chàng Tống Hữu Bạch ấy vốn chưa từng quen biết nhau, nên đêm là đêm gặp mặt đầu tiên phải không?
Văn Nương đáp:
- Dạ đúng!
Hòa Thân lại hỏi:
- Cô có biết Tống Hữu Bạch đã có vợ rồi không?
Văn Nương nghe hỏi xong, đôi mắt hạnh trợn tròn, lắp bắp nói:
- Không! Không! Không thể như thế được!
Hòa Thân hỏi tiếp:
- Tại sao lại "không thể như thế được?".
Văn Nương run rẩy nói:
- Không thể như thế được, vì nếu như chàng đã vợ, thì không thể đến cầu hôn, hơn nữa...
- Hơn nữa sao?
- Hơn nữa nếu có, chị Hồng Ngọc không thể không biết!
Hòa Thân cắt ngang:
- Ai?
- Lư Hồng Ngọc.
Hòa Thân hỏi:
- Người này là ai?
Văn Nương lại đem việc Lư Hồng Ngọc đã nhận biết ró hết mọi tâm ý của mình, nên đã đồng ý đứng giữa, làm mối lái, vun vén cho chuyện này.
Hòa Thân hỏi:
- Lư Hồng Ngọc hiện ở đâu?
Bọn nha dịch chưa hề nghe đến tên người này bao giờ, chỉ còn biết đứng run rẩy lắc đầu. Hòa Thân nghe xong, nộ khí xung thiên, đập mạnh thẻ gỗ lệnh lên bàn, định mắng cả lũ là đồ khốn kiếp, nhưng nghĩ lại, thấy không được, nên chỉ nói:
- Tìm về đây cho ta!
Nói xong tức bực phảy tay, rời khỏi đại đường.
Lưu Quế vội vã sai người đi cho mau, còn mình, đứng ngay tại công đường, nóng lòng chờ đợi. Hòa Thân rời đại đường, xuống thư phòng, uống trà, nghỉ ngơi.
Chu Y Viên ngồi trước mặt Hòa Thân phân tích vụ án.
Một lúc sau, Lư Hồng Ngọc đã bị dẫn về nha phủ.
Lưu Quế vội vã chạy xuống thư phòng mời Hòa Thân. Hòa Thân nghe tin Lư thị đã dược dẫn tới, liền bước ra khỏi thư phòng, nói:
- Dẫn Lư Hồng Ngọc lên cung đường!
Hòa Thân quát to một tiếng, khắp đại đường liền vang theo lên một tiếng "uy". Hòa Thân xưa nay vốn là người ra vào nơi cung cấm, nhưng chưa bao giờ thấy được cái "uy phong" của những bậc quan lại bình thường, nên cũng cảm thấy vui vui. Nhìn thấy Lưu Quế, nhưng chẳng thèm hỏi han gì, và bước thẳng lên cung đường.
Lư Hồng Ngọc đang ngồi ở nhà, đang chăm chỉ thêu thùa, bất chợt bị bọn nha dịch, như lang như sói, xông vào bắt, lôi đến đại đường. Lư Hồng Ngọc biết là có án mạng, chỉ sợ mình bị lôi vào vòng. Không ngờ, quả là bị dẫn lên cung đường, nên run lẩy bẩy, sợ hết hồn, quì xuống trước đại đường. Thị cảm thấy như có một luồn khí lạnh chạy khắp xương sóng lưng.
Hòa Thân khi đã ngự trên cung đường, bèn hỏi:
- Dưới kia có phải Lư Hồng Ngọc đó không?
Lư Hồng Ngọc run rẩy chỉ đáp có một tiếng:
- Dạ!
Hòa Thân quát:
- Ngẩng mặt lên.
Bọn nha dịch đứng hai bên quát theo:
- Ngẩng mặt!
Tim Hồng Ngọc đập thình thình. Phải trấn tĩnh mà mới từ từ ngẩng đầu lên được, nhưng vẫn không dám nhìn thẳng lên đại đường.
Hòa Thân tỉ mỉ đánh giá Lư Hồng Ngọc. Rồi quát:
- Cúi đầu xuống.
Nha dịch hai bên cũng quát theo:
- Cúi đầu!
Lư Hồng Ngọc lại cúi đầu xuống, nhưng trong lòng thật ngổn ngang trăm mối.
Vừa rồi, khi Hòa Thân nhận xét về người đàn bà này, thấy chị ta cũng còn đầy xuân sắc, đôi mắt long lanh, và không có vẻ gì là độc ác, song điều đó lại không thuộc chức trách của mình.
Tiếp đó, Hòa Thân đã đột ngột vào cuộc:
- Kẻ giết người là ai?
Hồng Ngọc giật thót mình, vì câu hỏi đó quá đột ngột làm Hồng Ngọc rơi hồn lạc phách. Trong khi còn đang do dự chưa biết trả lời ra sao, bọn nha dịch đã quát:
- Khai!
Hồng Ngọc lại càng bối rối, bụng nghĩ: Mình đi đâu mà biết kẻ giết người là ai. Cho nên đã luống cuống đáp:
- Dân thị nào biết kẻ giết người là ai!
Hòa Thân thấy lộn tiết, đập mạnh miếng gỗ lệnh luống bàn:
- Văn Nương đã khai hết việc của ngươi rồi, ai là hung thủ, ngươi biết hết, vậy mà còn giấu giếm không chịu cung khai.
Nghe tới đây Hồng Ngọc mới rõ được rằng: Thì ra ở cung đường Văn Nương đã khai báo lung tung, nên lại thấy yên yên trong dạ. Bèn kêu to:
- Oan uổng quá! Oan uổng quá!
Hòa Thân nghe vậy càng tức giận, nghĩ bụng: Ta chưa định tội cho mày, mà mày đã vội kêu oan uổng. Liền quát:
- Con mẹ này to gan, dám làm náo loạn nơi cung đường! Bay đâu!
Nói xong liền rút tấm thẻ lệnh lên, Lư Hồng Ngọc thấy tình hình không ổn, lại sắp bị tra khảo, toàn thân run lẩy bẩy nói:
- Bẩm quan lớn, con chỉ biết mỗi một việc Văn Nương nhờ con đi làm mối thôi ạ!
Hòa Thân nghĩ: Mở miệng ra là đã thấy dối trá. Nói:
- Tình thục khai ra.
Lư Hồng Ngọc nói lại một lượt về việc mình đã đồng ý nhận việc đi làm mối thế nào.
Hòa Thân nghe xong, thấy luận điệu vẫn thuộc loại cũ rích, nên nếu ngày hôm nay mà không dùng hình tra khảo, sợ rằng chẳng thu lượm được gì, bèn "soạt" rút ra chiếc thẻ lệnh đầu đỏ, chiếc thẻ lệnh bay "veo véo” rơi nằm sóng xoài trên mặt đất, đôi mắt tròng trọc nhìn vào Lư Hồng Ngọc. Lư Hồng Ngọc vốn định lươn lẹo cho qua chuyện, ít nhất cũng bảo vệ được Tiết Bình Như khỏi phải lôi ra chốn cung đường. Nào ngờ còn chưa nói hết lời, cái thẻ lệnh tra khảo đã bay veo véo, rơi xuống bụng nghĩ: Thế này là thế nào. Và cũng vào chính lúc đó trước cung đường, Hòa Thân đã quát to lên một tiếng:
- Kẹp!
Bọn nha dịch liền giữ chặt lấy Lư Hồng Ngọc, đem chúng chiếc kẹp ra kẹp vào đầu những ngón tay, bắt đầu tra khảo. Người ta thường bảo rằng, mươi đầu ngón tay là chạy thẳng vào tim, nên chỉ trong nháy mắt, nhũng giọt mồ hôi to bằng những hạt đậu của Lư Hồng Ngọc bắt đầu lăn xuống, và Lư Hồng Ngọc kêu ối ối ái ái liên tục... Nỗi đau đớn như thúc giục Hồng Ngọc dốc tuộc mọi điều trong lòng ra, song lại cố nghiến răng chịu đựng cho làm sao qua được trận đau, chỉ cốt để khỏi nói tên người tình nhân Tiết Bình Như ra ở chốn này.
Khi đó Hòa Thân lại cao giọng nói:
- Văn Nương đã nói, mà mày lại ngậm miệng được ư?
Thì ra Văn Nương đã chẳng nói gì hết!
Quả thực, Lư Hồng Ngọc cũng không chịu đựng nổi cuộc tra tấn này nữa, bật khóc to, và nói:
- Tôi xin nói, tôi xin nói.
- Ai?
Đó là Tiết Bình Như!
- Nhà nó ở đâu?
- Ở hẻm phía Bắc ngõ Tuy An Đức.
Nói xong lại khóc rống lên.
Lúc này Hòa Thân đã lấy lại được tinh thần, một mặt sai tống Lư Hồng Ngọc xuống ngục, một mặt sai người đi tróc nã Tiết Bình Như.
Đến đây Hòa Thân lại nghỉ lần thứ hai, ra khỏi đại đường, vô cùng đắc ý! Vênh váo. Hòa Thân nói với Thuận thiên Phủ Doãn Lưu Quế, và Chu Y Viên:
Thế này mới thực là: Lòng người như sắt, sắt là chân lý. Lòng ta tợ như lửa, luật pháp là lò.
Nói xong cất tiếng cười vang.
Còn Lưu Quế vẫn một niềm vâng vâng, dạ dạ, nịnh bợ, tâng bốc Hòa Thân. Hòa Thân ngồi trong chiếc ghế tay ngai, hỏi Chu Y Viên:
- Chu tiên sinh, ngài thấy ra sao?
Chu Y Viên cũng chỉ đành liên hồi rằng phải.
o O o
Hôm đó, Tiết Bình Như ăn xong cơm trưa, vừa nghỉ một lát, nằm trên giường, nghĩ tới vụ án làm thiệt mạng ông Mạnh Bật Khoa, cha của Văn Nương. Tuy rằng mình chẳng có một chút liên quan gì tới đó, nhưng vẫn là chuyện ăn không ngon, ngủ không yên. Nhìn ngoài trời đã chếch bóng về tây nên nghĩ, đi ra đường chơi loanh quanh, nhưng vừa chợt ra khỏi cửa, đã thấy bà cô là bà Tiết, mặt cắt không còn hột máu chạy vào.
Vào đến sân, làn rau không kịp đặt, mà đem vứt sang một bên, rồi hốt hoảng nói:
- Hỏng to rồi, cái nhà chị Lư Hồng Ngọc ở hẻm Tiền đó, đã bị quan Phủ khóa tay, đem đi rồi.
Tiết Bình Như chưa nghe thì chưa làm sao, nhưng nghe xong chợt như thấy sét đánh giữa trời quang mây tạnh. Tiết Bình Như vội vã, bàng hoàng hỏi:
- Tại... tại làm sao?
Bà Tiết nói:
- Nói rằng, có liên quan tới vụ án mạng của ông Mạnh Bật Khoa.
Tiết Bình Như nghe xong sắc mặt liền trắng bọt bạc ra. Hắn biết rằng: "Án mạng chớ dính vào. Dính vào khó sống nổi!".
Bà Tiết thấy Tiết Bình Như đứng nghệt ra đó. Bèn nói:
- Ông tướng của tôi ơi. Đừng có đứng đực ra đấy nữa. Mau mau nhờ người đi nghe ngóng xem tình hình ra sao, liệu xem cứu được, hãy cứu lấy chị ta. Cứu được một mạng người, coi như xây được bẩy cấp phù đồ...
Nhưng Bà Tiết đâu có biết rằng, cái thằng Tiết Bình Như này, đâu có nghĩ tới Lư Hồng Ngọc mà suy nghĩ của hắn chỉ hoàn toàn nghĩ về bản thân mình. Hắn thất hồn lạc phách đứng nguyên ở giữa sân, như ngày tàn đã đến vậy.
Nhưng hắn chẳng còn nhiều thì giờ để suy nghĩ, hắn đã nghe thấy ngoài cổng vang lên mấy tiếng thình, thình, thình...
Tiết Bình Như mới nghe, đã kêu lên:
- Hỏng bét rồi!
Bà Tiết vội hỏi:
- Sao vậy?
Tiết Bình Như đáp:
- Họ đến bắt đấy!
Bà Tiết vội hỏi thêm:
- Đến bắt ai?
Tiết Bình Như, cuống lên nói:
- Con!
- Ôi!
Sự kinh sợ đã làm Bà Tiết phải vừa khóc vừa giục:
- Cháu ơi! Thế thì phải chạy trốn cho mau đi.
- Chạy đi đâu bây giờ?
Chính lúc đó, một tiếng “rầm" vang lên, chốt cửa bị phá gãy, mấy tên nha dịch xô ào vào, tên lãnh đội giơ ra tấm thẻ lệnh, tiến đến nói:
- Tiết công tử, chúng tôi làm phiền cậu đây.
Nói xong, né người sang một bên, mấy tên nha dịch khác cũng lập tức khóa tay Tiết Bình Như lại, lôi đi.
Lúc này, Tiết Bình Như không còn biết thể diện là cái gì nữa, nên còn quay đầu lại, nói thật to:
- Cô ơi! Bảo Hồng Ngọc cứu con.
Bọn nha dịch đâu có chịu để cho hắn nói, nên hết sức xô đẩy, lôi đi.
Về đến đại đường, Hòa Thân cũng từ phòng sau thăng đường, chỉ vào Tiết Bình Như nói:
- Tả hữu đâu, lột bỏ bộ quần áo nho sĩ của hắn đi.
Nha dịch xô tới lột phăng quần áo nho sĩ của Tiết Bình Như. Như vậy là Hòa Thân đã coi Tiết Bình Như là kẻ giết người.
Hòa Thân nói như không:
- Tiết Bình Như, bản quan đây, không lơ mơ như ông quan Phủ Doãn đâu, và sẽ không để cho anh được lọt lưới được.
Hòa Thân dừng lại một lát, nhớ lại mưu sĩ Chu Y Viên, dặn dò mình ba việc, nhưng vẫn không để lộ ra một, mà chỉ hỏi như thông lệ:
- Bản quan chỉ hỏi anh ba việc.
Tiết Bình Như vẫn đứng dưới cung đường đáp:
- Xin mời đại nhân cứ hỏi.
Hòa Thân tiếp tục nói:
- Đây là điều thứ nhất: Ngươi, có phải đã mạo danh Tống Hữu Bạch, đánh lừa Văn Nương để cô ta mở cửa phòng cho ngươi vào không?
Tiết Bình Như thấy sự việc đã đến bước này, nên cũng đành nhận
Hòa Thân lại nói:
- Đây là điều thứ hai: Có phải người đã gian dâm với Văn Nương, rồi lừa lấy đi một chiếc ví thêu?
Nói xong, Hòa Thân liền đem chiếc ví vứt trên đại đường.
Tiết Bình Như lại đáp:
- Dạ, đúng!
Hòa Thân thấy rất hài lòng, nên gật gật đầu, nói:
- Tốt lắm. Đây là điều thứ ba: Có phải là ngày hôm sau, trong lần đi lừa gạt lần thứ hai, người đã bị Mạnh Bật Khoa túm được, nên ngươi đã giết chết ông ta?
Tiết Bình Như vội vã đáp:
- Không, không, tuyệt đối không có việc này.
Hòa Thân nghĩ bụng: À, mày cố sống cố chết đây, đừng có hòng mà ngoan cố ngụy biện. Bèn quát hỏi:
- Ngươi đã thừa nhận rằng: Chiếc ví là chính tay tiểu thư Văn Nương trao tặng cho, vậy mà chiếc ví này lại nằm trong tay người chết. Chiếc ví chính là chứng cứ bằng sắt trong việc ngươi đã giết người.
Lúc này Tiết Bình Như đã bắt đầu thấy luống cuống buột miệng nói:
- Chiếc ví tiểu thư tặng cho, nhưng đã bị rơi mất.
Hòa Thân chơi ha hả, nói:
- Nói hay thật đấy, lại rơi vào đúng tay người chết là Mạnh Bật Khoa. Tả hữu đâu! Lôi ra ngoài phạt bốn mươi hẻo.
Thẻ lệnh quăng ra, bốn mươi hẻo quật xuống, Tiết Bình Như bị đánh đến tơi tả thịt xương, máu vọt tung tóe. Đến lúc này Tiết Bình Như đến nói cũng không ra hơi nữa, chỉ phều phào khóc và gào to:
- Oan uổng quá! Oan uổng quá!
Tiếng kêu oan uổng càng làm cho Hòa Thân giận dữ. Nghĩ bụng: Xương cốt cái thằng thư sinh này cũng cứng rắn đây. Nghĩ xong, lại tung xuống một chiếc thẻ lệnh, quát:
- Kẹp!
Tiết Bình Như còn chưa nhấc nổi tay, thì mười ngón tay đã bị kẹp chặt, nỗi đau đớn đã làm cho tâm thần nhũn nhão hết cả ra, và đúng là hồn tiêu phách lạc. Mồ hôi lạnh, toát ra ròng ròng, thực không sao chịu đựng nổi nữa, nên đành ký tên, nhận liều việc giết người.
Hòa Thân vội phóng bút viết, rồi nói:
- Thư sinh Tiết Bình Như do việc gian dâm mà giết người, phán quyết, chém vào sau mùa thu! Giam chờ đến kỳ hạn đó.
Tiết Bình Như sớm đã lịm đi, không còn nói năng than thở gì được nữa, lập tức bị lôi xuống giam trong ngục.
Như đã hoàn thành một việc to lớn, Hòa Thân hết nhìn bên tả lại nhìn bên hữu, ra sức vênh vang. Bất chợt nhìn thấy Chu Y Viên đưa mắt ra hiệu. Hòa Thân bất chợt nghĩ lại, rồi ra lệnh:
- Giải Tống Hữu Bạch lên đây!
Tống Hữu Bạch đeo gông, bị giải lên cung đường.
Hòa Thân nói:
- Tháo gông!
Nha dịch tháo gông.
Hòa Thân nói:
- Ta vâng mệnh Thánh Chỉ của đức vạn tuế, hôm nay ta đã xét xử lại vụ án hết sức nghiêm minh, kẻ hung phạm thật, đã bị bắt về quy án, anh có thể được về nhà.
Niềm vui của Tống Hữu Bạch thật đúng là tự trên trời rơi xuống, từ cái chết được phục sinh, vội vàng quỳ phục xuống:
- Xin cảm tạ ơn cứu mạng của Hòa đại nhân.
Hòa Thân nghe xong rất đắc ý mỉm cười, nói:
- Bay đâu, hãy trả lại quần áo nho sinh cho Tống Hữu Bạch.
Tống Hữu Bạch sau khi đã mũ áo chỉnh tề, còn đi tạ lại lễ đi lễ lại mãi, rồi mới về nhà.
Hòa Thân lại hỏi:
- Tha ngay cho Văn Nương. Lư Hồng Ngọc giao cho địa phương quản chế thật nghiêm. Bãi đường.
Vụ án này đã được xét xử từ lúc chiều cho tới khi lên đèn, và Hòa Thân cảm thấy xử nửa ngày trời đó thật đáng giá. Hòa Thân vui vẻ rạng rỡ mặt mày, ngày mai, Hòa Thân sẽ tường trình lại với Hoàng Thượng anh minh, và báo tin vui với tất cả triều đình.