Số lần đọc/download: 6632 / 41
Cập nhật: 2021-09-04 23:13:38 +0700
Chương 16 -
N
gay cả dân chúng là những người kém hiểu biết về chính trị và quân sự cũng nhận ra những biến chuyển của thủ đô Sài Gòn. Từng đoàn công voa bít bùng chạy ra hướng xa cảng Phú Lâm để về miền lục tỉnh. Tàu chiến của hải quân lớp neo trên sông, lớp cặp cầu dọc theo sông Sài Gòn từ Cát Lái dài tới Nhà Bè. Nguồn tin là Sài Gòn sẽ bị bỏ khiến cho dân chúng bàng hoàng và sợ sệt. Tuy nhiên rất ít người chịu mất gia sản để di tản về vùng hậu giang. Những người rời Sài Gòn đa số là gia đình binh sĩ, viên chức của các cơ quan công quyền và một số gia đình giàu sang có sẵn phương tiện để di tản.
1- 1- 1977.
Hàng trăm phóng viên chiến trường trong nước và ngoại quốc có mặt ở Lai Khê hay Phan Rang để thu lượm tin tức về sự biến chuyển trong mặt trận của hai vị tướng đang ở tuyến đầu đất nước. Dù thiếu sự yểm trợ của phi cơ và pháo binh, chuẩn tướng Hồ Trung Hậu cũng về tới Chơn Thành. Sư đoàn 23 của ông đã triệt thoái dưới cơn mưa đạn của bộ đội cộng sản Bắc Việt. Ba ngày sau hai trung đoàn 40 và 41 của sư đoàn 22 bộ binh đóng ở Lộc Ninh và An Lộc cũng rút lui vì thiếu hụt đạn dược. Tuần lễ sau tướng Hiếu dời bộ tư lệnh của mình về Lai Khê còn tướng Niệm rút về đóng ở Bầu Bàng. Mặt trận của tướng Trưởng cũng không khá hơn. Các đơn vị của ba sư đoàn 1, 2, 3, dù và thủy quân lục chiến đã rút về đường ranh mới từ Phan Thiết dài lên tới Định Quán và Đồng Xoài. Mười mấy sư đoàn của cộng sản Bắc Việt được yểm trợ bởi hàng chục trung đoàn pháo, tăng và đặc công từ từ xiết chặt vòng vây. Sự sống còn của Việt Nam Cộng Hòa được đếm từng giờ. Ngày chết của Sài gòn sắp tới.
10- 3 - 1977.
Tướng Hiếu và toàn bộ các đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông lại rút lui sau những trận đánh đẫm máu với sư đoàn 7, 5, 3 sao vàng và 316 của cộng sản Bắc Việt. Tướng Hậu rút về Lai Khê. Tướng Niệm rút về Thủ Dầu Một còn tướng Hiếu rút về Lái Thiêu. Bên đông tướng Trưởng và tướng Khang bỏ Phan Rang về Vũng Tàu. Bộ tổng tham mưu ra lệnh cho sư đoàn 1 và sư đoàn thủy quân lục chiến lên tàu về Cần Thơ. Thừa thắng xông lên Bắc Việt đồng loạt tấn công. Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo, sư đoàn 2 của tướng Hinh, sư đoàn 3 của tướng Nhựt, sư đoàn nhảy dù của tướng Lưỡng, sư đoàn 22 của tướng Niệm, sư đoàn 23 của tướng Hậu, sư đoàn 25 của tướng Lý Tòng Bá và các liên đoàn biệt động quân của tướng Giai đụng lia lịa với các sư đoàn cộng sản trang bị vũ khí tối tân nhất của Nga Tàu. Người lính can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải dè xẻn từng viên đạn. Thiếu pháo binh, thiếu phi cơ yểm trợ họ phải đem chính thân xác cũng như lòng hy sinh của mình ra cản bước xâm lăng của bộ đội già Hồ.
30- 4- 1977.
Khi người lính cuối cùng của nhảy dù bước qua bên kia cầu Bến Lức bộ đội của Giáp mới dám rón rén đi vào Ngã Ba Hàng Xanh. Họ nhìn ngắm người và cảnh của thành phố với vẻ ngơ ngác và ngạc nhiên. Thứ nhất là sự huy hoàng và tráng lệ của Sài Gòn. Thứ nhì là thái độ của dân-Sài-Gòn. Thay vì hoan hô hay chào mừng, dân-Sài-Gòn nhìn họ như nhìn những người thời cổ sử. Người-Sài-Gòn đón kẻ chiến thắng bằng thái độ dè dặt và thụ động. Nhiều người nhủ thầm là tại sao " lũ cốt đột " này lại có thể đánh bại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Bây giờ họ mới thấu hiểu là đất nước thân yêu của họ đã bị bức tử bởi sự thỏa thuận giữa các siêu cường. Sài Gòn đã chết. Một trang sử đã được lật qua. Tuy nhiên người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa chết. Là những người lính bất khuất họ chưa chịu bỏ cuộc. Họ vẫn hiên ngang sống để viết thêm một trang sách mới hào hùng trong quyển tranh đấu sử của dân tộc.
Sau khi rút về miền tây bộ tổng tham mưu bố trí các đơn vị như sau. Sư đoàn 7 của chuẩn tướng Trần Văn Hai chịu trách nhiệm một phần của tỉnh Kiến Hòa, tức là phần đất nằm lọt giữa hai con sông Mỹ Tho và sông Hàm Luông gồm bốn quận Trúc Giang, Bình Đại, Giồng Trôm và Ba Tri. Ngồi chưa nóng ghế tướng Hai liên tiếp mở ra nhiều cuộc hành quân tảo thanh và càn quét. Chỉ trong vòng ba tháng có một ngàn quân du kích ra chiêu hồi, ba ngàn quân chủ lực miền bị giết. Dân tỉnh Kiến Hòa vui hưởng hòa bình và an ninh mà họ chưa bao giờ có. Sư đoàn 18 với sư đoàn 23 và sư đoàn 25 giữ an ninh vùng Chợ Mới, tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh với ba quận của tỉnh Bến Tre là Thạnh Phú, Mỏ Cày và Chợ Lách. Nhằm mục đích quét sạch các đơn vị của cộng sản vẫn còn hoạt động ở miền tây, bộ tổng tham mưu sử dụng sư đoàn 9, 21, nhảy dù và thủy quân lục chiến càn quét cũng như tiêu diệt hết các đơn vị du kích cùng chủ lực của cộng sản ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Chương Thiện. Phần đất cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa không còn bóng dáng tên lính nào của cộng sản Bắc Việt hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Song song với chương trình bình định nông thôn tướng Viên và bộ tổng tham mưu xúc tiến mạnh mẻ việc phòng ngự ranh giới. Mặt trận của vùng biên giới Miên Việt là mặt nặng nhất do đó tướng Viên và bộ tham mưu của ông đã giao thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Mặt Trận Việt Miên.
Ngay sau khi được Hội Đồng Dân Quân Cách Mạng phong chức Tư Lệnh Mặt Trận Việt Miên tướng Nam di chuyển bộ tham mưu của ông tới Long Xuyên. Một ngày sau khi tới nơi ông cùng với tướng Hưng thị sát mặt trận xong giao cho sư đoàn 1 trấn giữ quận Tân Châu. Sư đoàn 2 lãnh quận châu thành trong đó có thị xã Châu Đốc. Sư đoàn 3 coi quận Tịnh Biên. Sư đoàn 5 án ngữ quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang còn sư đoàn 22 đóng ở quận Tri Tôn. Hạm đội của phó đô đốc Cang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tuần tiễu cũng như ngăn chận các cuộc đột kích của địch. Con sông Tiền bao la quả nhiên là hàng rào ngăn địch hữu hiệu và ít tốn hao nhất. Không vượt qua được Tiền Giang cộng sản Bắc Việt phải chuyển về hướng tây dọc theo biên giới Miên Việt. Đến đây người ta mới thấy được cái lợi ích của chương trình khơi dòng kinh Vĩnh Tế. Vượt trường sơn vào nam bằng chân trần cuối cùng bộ đội của Giáp phải dừng lại nơi bờ sông Vĩnh Tế. Con sông đào dài trăm cây số, sâu tám mét rộng một cây số này là chướng ngại lớn nhất của bộ đội. Sau mấy tháng ăn chơi phè phởn, hưởng thụ tiện nghi của tư bản, Văn Tiến Dũng dàn mười mấy sư đoàn chủ lực, chục trung đoàn pháo, tăng, đặc công có rừng rú núi non để ẩn trốn hoặc phục kích. Ở đây lính đội nón tai bèo, mang giép râu trực diện với người lính anh dũng của miền tây bất khuất. Ở đây Văn Tiến Dũng đã gặp thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Từ bờ sông vào sâu hơn mười cây số công binh chiến đấu đã xây vô số hầm trú ẩn, công sự chiến đấu bằng đất hoặc bê tông cốt sắt có thể chống lại đạn đại pháo của địch. Những ngọn núi đất cao năm ba chục thước được dùng làm đài quan sát hay thiết trí đại bác bắn lại địch. Giao thông hào chạy chằng chịt khắp nơi. Đường biên giới dài hun hút chằng chịt kẽm gai và vắng ngắt không bóng người. Vì đại bác và hỏa tiễn của địch có thể bắn xa hai ba chục cây số nên tiểu khu Châu Đốc đã di tản dân chúng ra khỏi vùng chiến trận từ lâu biến tỉnh lỵ thành ra một thành phố của lính nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động và bộ binh.
Mai và ba con theo Đình Anh di tản xuống Cần Thơ. Ngọc Thụy và má của nàng cũng có mặt. Đại gia đình chín người chung đụng trong ngôi nhà khá rộng. Biến động của đất nước khiến cho Mai tạm quên đi cái chết của chồng để hòa nhập vào sinh hoạt mới. Nhờ sự vận động của Ngọc Thụy nàng xin được chân thư ký ở trường tiểu học. Dù lương không có bao nhiêu nhưng cũng đủ cho nàng với ba đứa con nhỏ có cơm ngày hai bữa. Từ khi gặp Quốc nàng vẫn âm thầm chờ đợi người xưa trở lại. Nhưng người lính biệt động quân đó đang ở tuyến đầu của đất nước nên chưa có dịp nào về thăm nàng như lời anh đã hứa. Hôm qua hỏi dò tin Quốc thời Đình Anh cho biết Quốc được thăng cấp đại tá chỉ huy sư đoàn 101 biệt động đang đóng ở Tri Tôn.
Thông cảm cho tâm tình của chị ruột Đình Anh cười nói.
- Chị muốn đi thăm anh Quốc không em chở chị đi...
- Có tiện không?
Đình Anh cười vui vẻ.
- Tri Tôn cũng không xa lắm đâu. Sáng mai thứ bảy mình đi rồi chiều chủ nhật là về tới đây. Chị nhờ má Ngọc Thụy trông chừng ba đứa nhỏ...
Đình Anh rủ Ngọc Thụy và nàng ưng thuận liền. Tờ mờ sáng hôm sau ba người lái hai chiếc xe đi Long Xuyên. Mười giờ họ dừng lại ở An Châu uống nước xong đi Tri Tôn. Dọ hỏi mấy người lính biệt động quân họ mới biết bộ tư lệnh của Quốc đóng ở Ba Chúc.
Lái xe song song với Đình Anh Ngọc Thụy cười nói với Mai.
- Anh Quốc mà thấy chị là ảnh mừng lắm. Không chừng ảnh xỉu...
Mai cười đùa.
- Biết đâu tới đó lại gặp ảnh đang có cô nào thời quê lắm...
Ngọc Thụy lắc đầu.
- Em không tin như vậy...
Xe tới Ba Chúc. Lại một màn hỏi thăm rồi cuối cùng ba người tới khu dinh trại mới cất. Quốc ngạc nhiên và vui sướng tới độ không nói thành lời khi thấy Mai. Thật lâu anh mới cười nói nhỏ.
- Cám ơn em đã tới thăm...
- Đợi anh hoài mà không thấy anh về thăm. Hỏi Đình
Anh mới biết anh ở đây...
- Sao em không báo trước để anh ra đón...
Ngọc Thụy cười xen vào.
- Tụi này muốn làm anh ngạc nhiên chơi. Chị Mai tính ra đây bất ngờ để xem anh có bồ với cô nào chưa...
Quốc nhìn Mai với cái nhìn thật dịu dàng và đằm thắm.
- Mười mấy năm rồi anh sống với một cô bồ. Đó là hình ảnh của em...
Biết hai người cần tâm tình nên Ngọc Thụy khều Đình Anh.
- Hai đứa mình đi xem con sông đào Vĩnh Tế...
Quốc và Mai tản bộ trên con đường đất đỏ. Phía sau lưng họ xa xa là đỉnh núi sừng sững. Rừng cây xanh um
- Núi đó là núi gì vậy anh?
Mai chỉ vào ngọn núi xa xa.
- Đó là núi Cấm, ngọn núi cao nhất của Thất Sơn....
Mai cười nhìn Quốc.
- Anh khác hơn lần trước anh tới thăm Mai ở Sài Gòn...
Quốc cười gật đầu.
- Em nhận xét đúng lắm... Anh đang sống với hy vọng...
- Hy vọng gì?
Mai hỏi nhỏ. Quốc trầm ngâm thật lâu mới chầm chậm lên tiếng.
- Anh vì chữ hiếu nên để lỡ cuộc tình. Mười mấy năm qua anh khổ đau vì tình yêu dang dở của chúng mình. Hôm nay anh hy vọng sẽ chắp nối lại cuộc tình dù muộn màng. Em có cho anh cái hy vọng đó không?
Quốc quay nhìn vào mặt người tình xưa. Mai thở dài.
- Em già nua, xấu xí lại thêm có ba đứa con nữa. Em cảm thấy không xứng đáng với anh...
- Với anh em vẫn là người của mười mấy năm về trước. Em già anh vẫn yêu em. Em xấu anh cũng yêu em. Em có ba con anh vẫn yêu em...
Mai cười thành tiếng vui vẻ.
- Anh chứng nào tật nấy không khác hơn ngày xưa. Anh không cho em được suy nghĩ...
- Không...
Quốc nói gọn một chữ trong lúc vòng tay ôm vai người tình xưa.
- Anh không cho em có một chọn lựa?
- Không... Anh đã bỏ rất nhiều thời giờ quý báu rồi cho nên anh sẽ không cho em suy nghĩ hay chọn lựa. Anh bắt em phải lấy anh...
Mai quay nhìn người tình xưa với tia nhìn âu yếm và đằm thắm. Quốc cũng nhìn người yêu giây lát xong mới cất giọng nghiêm trang.
- Anh chỉ cần biết một điều là em có muốn trở thành vợ của anh không?
Mai cất giọng buồn buồn.
- Anh biết là em mãi mãi yêu anh cũng như mong ước
được sống với anh. Tuy nhiên em đang mang tang chồng...
Đưa tay chỉ vào vùng đồng không mông quạnh Quốc cười buồn.
- Bên kia con sông Vĩnh Tế Văn Tiến Dũng đang dàn mười mấy sư đoàn đủ cả xe tăng và đại pháo. Có thể ngày mai, ngày mốt họ sẽ tấn công. Hai bên sẽ đánh nhau và người chết nhiều lắm...
Mai hiểu Quốc muốn nói điều gì. Là một người lính nhất là người lính nơi tuyến đầu lửa đạn Quốc có thể chết bất cứ lúc nào do đó anh không thể ngồi chờ hạnh phúc đến mà phải đi săn, đi tìm để nắm lấy hạnh phúc trong tay của mình. Liếc nhanh người tình xưa đang đi bên cạnh Mai thở hắt hơi dài. Làn da xạm đen vì nắng mưa và lửa khói, nếp nhăn trên trán, ánh mắt sáng ngời, Quốc của nàng đổi khác nhiều. Hình ảnh trong ký ức tưởng mờ phai chợt bừng bừng sống dậy. Tình yêu tưởng đã ngủ quên trong hóc hẻm nào đó của tâm hồn bỗng bàng hoàng thức giấc. Bây giờ nàng còn gì đâu bên cạnh biến động lớn lao của lịch sử. Nàng mất chồng nhưng làm sao sánh được với mất mát vĩ đại của đất nước, của trăm ngàn người khác. Nàng còn gì đâu mà gìn giữ. Nàng còn gì đâu họa chăng là tình yêu trong đời người bọt bèo đang bị bao trùm bởi biến cố. Hãy yêu đi. Hãy sống cho hết một đời. Để rồi ngày mai có thành quả phụ lần nữa cũng đành thôi.
Đang đi Mai chợt dừng lại. Quốc cũng dừng bước. Anh cảm thấy rẩy run và xao xuyến khi nhìn vào ánh mắt của người đàn bà mà cách đây mười mấy năm đã cùng mình yêu nhau say đắm.
- Anh biết không... Có nhiều khi em ước ao được nhìn
thấy anh. Được nghe anh cười. Được nghe anh nói. Được nắm tay anh đi trên con đường mà chúng mình đã đi qua nhiều lần...
Mai ứa nước mắt và qua màn lệ nàng cũng thấy được người tình xưa đang rưng rưng lệ vì hồi tưởng lại giây phút êm đềm của ngày xa xưa.
- Mình đã làm lở tình duyên cho nên bây giờ em không muốn nó vụt bay nữa. Em bằng lòng làm vợ anh. Giả sử như anh có chết em cũng hãnh diện vì chồng của mình đã hy sinh cho tự do của đất nước và dân tộc...
Quốc ôm người yêu vào lòng. Anh hôn lên mái tóc huyền thơm mùi bông bưởi rồi thì thầm.
- Anh cám ơn em... Cám ơn tình yêu của em...
Mai cười dụi đầu vào ngực người yêu.
- Anh phải cám ơn anh mới đúng. Nếu anh không ở vậy chờ em thời hôm nay mình đâu có phút giây xum hợp này...
Bum... Bum... Bum... Âm thanh vọng lên xa xa. Dường như từ bên kia sông vọng lại. Đó là âm thanh của tai ương. Âm thanh gắn liền với cái chết.
- Pháo kích...
Những người lính biệt động quân la ầm ỉ. Không suy nghĩ Quốc kéo người yêu chạy ào vào hầm núp. Hàng trăm. Hàng ngàn tiếng nổ ì ầm khắp nơi.
Đứng trong chiếc hầm núp kiên cố được xây bằng xi măng Đình Anh và Ngọc Thụy im lặng nhìn cảnh tượng chiến tranh thật đang diễn ra trước mắt họ. Tiếng đại bác nổ thật gần làm ù tai. Bùn đất văng tung tóe.
- Họ có vượt qua sông lần nào chưa thiếu tá?
Đình Anh hỏi vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 40 của sư đoàn 22.
- Họ có thử qua sông mấy lần nhưng lần nào cũng bị ta phát giác. Sông lớn quá lội không nổi mà dùng thuyền thời bị tàu bắn...
Đình Anh nhìn Ngọc Thụy. Anh thấy người yêu nhìn ra quãng đồng trống hiu quạnh với ánh mắt đăm chiêu.
- Thiếu tá biết tướng Nam đang ở đâu không?
Nghe cô gái trẻ tuổi hỏi vị tiểu đoàn trưởng ngạc nhiên quay nhìn giây lát rồi tươi cười trả lời.
- Tôi nghe nói ông ta ở Long Xuyên. Ở Tri Tôn có thiếu tướng tư lệnh của tôi...
Ngọc Thụy cười nhẹ.
- Thiếu tướng Niệm... Mình đi gặp ông ta...
Ngọc Thụy cười nói với Đình Anh.
- Em có ý kiến gì vậy?
Cô cháu gái của tướng Viên cười cười.
- Mình đi gặp anh Quốc... Em sẽ nói cho ảnh nghe một ý kiến tiêu diệt hai ba sư đoàn của địch mà mình chỉ tốn chừng năm ba trăm ngàn đồng...
Đình Anh nhíu mày cố nặn óc để nghĩ ra xem Ngọc Thụy có cách gì tiêu diệt hai ba sư đoàn của địch. Tiếng đại bác thưa dần rồi im hẳn. Lính lục tục kéo ra ngoài quan sát sự hư hại để sửa chữa. Bắt tay từ giã vị thiếu tá Đình Anh và Ngọc Thụy trở lại chỗ đóng quân của Quốc. Nhìn thấy vẻ
mặt tươi vui của hai người Ngọc Thụy cười hỏi chị Mai.
- Chị bằng lòng làm vợ ảnh rồi phải không?
Mai hỏi với giọng ngạc nhiên.
- Sao em biết...?
- Nhìn nét mặt tươi rói của anh Quốc là em đoán ra liền...
Quốc cười ha hả.
- Em mà làm thầy bói là đông khách lắm...
Thấy người yêu vừa định nói Đình Anh mở lời trước.
- Ngọc Thụy có ý kiến tiêu diệt hai ba sư đoàn Bắc Việt mà không tốn đồng xu. Anh có muốn nghe không?
Vốn biết trí óc phi thường của cô em bé tí ti Quốc nói liền.
- Nghe... Em mà làm được anh sẽ đãi em ăn hủ tiếu Cần Thơ một tuần lễ...
Ngọc Thụy cười thánh thót nhìn chị Mai.
- Đây là quà cưới của em cho anh với chị Mai. Sau trận đánh này anh có thể yên tâm làm đám cưới và hưởng tuần trăng mật...
Quốc cười sung sướng còn Mai đỏ mặt vì mắc cở.
- Đi... Mình đi Tri Tôn gặp tướng Niệm...
Quốc lấy xe jeep chở bốn người đi Tri Tôn. Xế chiều họ vào tới bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn 22. Lính ngạc nhiên khi nghe hai quân nhân cấp tá đi với hai cô gái xin vào gặp tư lệnh của họ. Nghe lính báo cáo có một cô gái tên Ngọc Thụy gọi đại tướng tổng tham mưu trưởng bằng cậu
muốn gặp mình tướng Niệm ngạc nhiên bước ra đón tiếp.
- Cháu kính chào thiếu tướng...
Ngọc Thụy lên tiếng. Tướng Niệm tươi cười khi gặp Quốc.
- Mấy em muốn gặp tôi có chuyện gì?
- Cháu muốn bàn với thiếu tướng một cách có thể tiêu diệt một hai sư đoàn của địch dễ dàng mà không thiệt mạng một người lính nào...
Tướng Niệm nhìn Ngọc Thụy giây lát rồi ôn tồn thốt.
- Tướng Nam có kể cho tôi nghe ý kiến của cháu về chuyện đào con sông Vĩnh Tế. Ý kiến đó đã cứu được mạng sống của trăm ngàn lính của quân lực ta. Mời mọi người vào phòng làm việc của tôi...
Năm người ngồi đứng trong gian phòng nhỏ. Dường như sợ ý kiến của mình bị tiết lộ Ngọc Thụy thì thầm đủ cho sáu người trong phòng nghe. Nét mặt của vị tư lệnh sư đoàn 22 rạng rỡ lên.
- Nếu cách này thành công thời lính của mình có thể nghỉ xả hơi thời gian mà không sợ bị địch tấn công... Tôi sẽ đích thân gặp tướng Nam để trình bày kế hoạch này...
Bắt tay mọi người tướng Niệm thân đưa Ngọc Thụy ra tận cửa. Quốc cười nói trong lúc mở cửa cho Mai lên xe jeep.
- Mình ra chợ quận ăn cơm chiều... Ba em có muốn đi đâu không?
Ngồi nơi băng sau Ngọc Thụy nhanh nhẩu trả lời.
- Tụi này đâu có muốn đi đâu. Tụi này đem chị Mai xuống giao cho anh mà... Chừng nào anh chị định làm đám
cưới...
Quốc liếc người yêu.
- Tối nay anh chị sẽ bàn về chuyện đó...
Mai quay lại nhìn Ngọc Thụy.
- Hay là Đình Anh với em cũng làm đám cưới đi. Bốn anh chị em mình làm đám cưới một lượt cho vui...
Mặt hồng lên vì thẹn thùng lẫn sung sướng Ngọc Thụy quay nhìn người yêu.
- Anh có chịu cưới em không...
Đình Anh cười đùa.
- Phải hỏi là em có chịu cho anh cưới em không...
- Chịu...
Ngọc Thụy cười thánh thót. Mai gật đầu.
- Được rồi để về Cần Thơ mình sẽ bàn chuyện đám cưới...
Chiều hôm đó lính của sư đoàn 101 biệt động quân hò reo khi biết tin vị tư lệnh của mình sắp cưới vợ. Năm liên đoàn trưởng tới chúc mừng đồng thời cũng để xem mặt giai nhân của tư lệnh. Đại tá Bảo, tư lệnh sư đoàn 102 biệt động cũng gọi điện thoại chúc mừng người bạn thân tình nguyện bước vào ngôi nhà tù êm ái để ở tù chung thân.
Vì lý do thiếu hụt nhiên liệu và đạn dược nên phó đô đốc Cang phải ra lệnh cho các giang đỉnh rút khỏi sông đào Vĩnh Tế. Điều này gây hoang mang và lo âu cho dân chúng lẫn binh sĩ đang trấn đóng nơi tuyến đầu. Họ được lệnh canh gác cẩn thận hơn để đề phòng địch lén lút vượt sông. Tuy nhiên sau khi các chiến đỉnh ngưng hoạt động hơn một
tháng vẫn không có gì xảy ra. Địch cũng thôi không pháo nữa.
Chạy từ bắc xuống nam con sông Vĩnh Tế tựa một vệt nước bao la màu trắng bạc trong đêm tối mông lung của một ngày không trăng. Sao sáng lấp lánh giống như những hạt kim cương đính trên nền trời mờ cao. Dọc theo bờ bên đông của sông Vĩnh Tế là dãy đồng trống mênh mông vắng ngắt không bóng người. Kẽm gai giăng mắc khắp nơi. Thỉnh thoảng mới có ánh đèn pin lóe lên nơi các lô cốt, hầm trú ẩn hay giao thông hào của binh sĩ. Quận Tri Tôn nằm cách sông Vĩnh Tế khoảng 17, 18 cây số tính theo đường chim bay. Tuy vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của đại pháo nhưng ít khi địch pháo vào Tri Tôn. Đài quan sát đặt trên các ngọn núi đất cao thường xuyên dùng starlight scope để quan sát hầu khám phá ra địch quân vượt qua sông.
Tiệc cưới của Quốc với Mai và Đình Anh với Ngọc Thụy đúng là đám cưới của lính ngay vào thời kỳ sôi động nhất của chiến tranh. Đa số người tham dự là lính. Ngoài thân nhân của hai họ cô dâu và chú rể người ta thấy có sự tham dự của hầu hết các vị tướng lãnh hay tư lệnh của các sư đoàn đang trấn đóng ở miền tây. Vì hai bên cô dâu và chú rể không có cha mẹ nên đại tướng Viên và bà Bình An, má của Ngọc Thụy được hân hạnh đại diện cho hai bên trai gái đứng chủ hôn. Gặp thời buổi kinh tế khó khăn mà gia đình hai họ cũng nghèo hoặc giàu nhưng lại bị phá sản vì chiến tranh do đó khách tham dự mỗi người được một chai bia hay nước ngọt còn thức ăn thời cũng đơn sơ và giản dị. Nhưng không vì thế mà buổi tiệc mất đi sự long trọng và vui vẻ.
- Kính thưa quý vị,
Đang trò chuyện cười đùa với nhau mọi người vội im lặng khi nghe vị tổng tham mưu trưởng lên tiếng.
- Mọi người trong chúng ta chắc không ai xa lạ gì với cháu Ngọc Thụy của tôi. Mặc dù còn trẻ và không phải là lính nhưng cháu là người có công trạng nhiều nhất trong nỗ lực kéo dài cuộc chiến đấu chống cộng sản xâm lược của chúng ta cho tới ngày hôm nay. Để tưởng thưởng chiến công này và cũng để làm quà cưới cho cô dâu, nhân danh tổng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tôi đặc cách cho cháu chức đại úy bốn mai... Cấp bậc đại úy bốn bông mai này tương đương với cấp bậc thiếu tá do đó cháu sẽ không sợ người chồng thân yêu là thiếu tá Nguyễn Đình Anh ăn hiếp...
Mọi người cười lớn vì lời nói đùa của tướng Viên. Ngọc Thụy bước ra để cho vị tổng tham mưu trưởng gắn bốn bông mai vào cổ áo dài màu tím hoa ô môi của mình. Khi nàng về tới chỗ ngồi Đình Anh cười đùa.
- Chà... Lúc này em bảnh nghe... Vừa có chồng mà lại được thêm chức tước nữa...
Nháy mắt với chị Mai Ngọc Thụy chỉnh ông chồng liền.
- Đại úy chứ không phải em à nghe... Anh phải gọi em bằng đại úy bốn bông mai nghe chưa...
Quốc, Bảo, Hiện, Hùng, Ánh, Kiếm, Minh và Dân ngồi gần không nhịn được phải bật cười. Giữ lời hứa Ngọc Thụy đã mời trung úy Bằng, sĩ quan tùy viên của tướng Viên tham dự đám cưới của mình với Đình Anh. Đang trò chuyện thiếu tướng Niệm hơi nhỏm dậy khi thấy vị trung tá trưởng phòng hành quân của mình bước vào với dáng điệu hấp tấp. Giơ tay chào thượng cấp vị trung tá thì thầm. Tuy
ông ta nói nhỏ nhưng vì im lặng nên ai ai cũng nghe được câu nói của ông ta.
- Trình tư lệnh... Các đài quan sát trong vùng trách nhiệm của sư đoàn báo cáo họ phát hiện địch vượt sông nhiều lắm...
Mọi người còn đang xôn xao thời chuẩn tướng Hưng bước vào nói.
- Các đơn vị của sư đoàn 1, 2, 3, 5 và 22 đều phát hiện địch vượt sông. Họ thấy thuyền bè đầy trên sông...
Thái độ vẫn ung dung và bình tịnh tướng Nam cười nói với Ngọc Thụy.
- Thử xem cái kế dụ địch và trận xích bích của cháu hiệu quả như thế nào...
Nhìn mọi người tướng Nam nói lớn.
- Quý vị đừng lo âu... Địch vượt sông là lọt vào kế của ta. Nhờ ý kiến của cháu Ngọc Thụy tôi đã bàn kế hoạch với phó đô đốc Cang rút hết tàu chiến trên sông Vĩnh Tế xong xả dầu cặn đầy trên sông. Địch mà vượt sông là ta sẽ nổi lửa thiêu chúng. Tôi mời quý vị ra ngoài chứng kiến quân lực ta mở trận sông lửa đốt bộ đội của tướng Giáp...
Mọi người theo chân vị tư lệnh biên giới Việt Miên bước ra sân. Tướng Nam bình tỉnh nghe báo cáo từ các đơn vị tới tấp gởi về.
- Trình tư lệnh... Sư đoàn 2 báo cáo thuyền của địch đã quá nửa sông. Sư đoàn 3 cho biết xuồng ba lá, tam bản, bè cây của địch đầy trên sông. Sư đoàn 5 và 22 cũng báo cáo tương tự. Nguyên con sông Vĩnh Tế và Vĩnh An dài trăm cây số đều có quân địch...
Khẽ gật đầu vị tư lệnh biên giới Việt Miên lên tiếng.
- Cứ chờ...
Mọi người nín thở hồi hộp theo dõi tin tức đưa về. Tình thế càng lúc càng khẩn trương.
- Trình tư lệnh... Sư đoàn 2 ở thị xã Châu Đốc báo cáo thuyền địch còn cách bờ trăm thước...
Tướng Nam nhìn phó đô đốc Cang xong nói gọn.
- Cứ chờ chút nữa...
Mười phút sau lại có báo cáo.
- Trình tư lệnh sư đoàn 22 cho biết thuyền địch chỉ còn cách bờ ba bốn chục mét...
Tướng Nam nhìn vị tư lệnh hải quân như hỏi ý. Phó đô đốc Cang cười nhẹ.
- Tới lúc rồi anh...
Tướng Nam gật đầu cười.
- Mời anh châm ngòi lửa...
Phó đô đốc Cang nhấc điện thoại. Chừng mười phút sau mọi người thấy xa xa một đường dài đỏ rực hiện lên giữa ban đêm. Lửa... Lửa... Lửa... Ở đâu cũng có lửa. Lửa réo như sấm. Lửa hú ầm ầm. Lửa sáng một góc trời. Lửa cháy hừng hực. Lửa đỏ ngầu. Lửa cháy ngất trời trên dòng sông Vĩnh Tế, Vĩnh An dài hơn trăm cây số, rộng một cây số và cao năm ba chục thước. Khói đen mù mịt bay theo gió. Dù đứng xa mười mấy cây số mà người ta có cảm tưởng như lửa táp vào mặt họ nóng rát rạt. Có tiếng người la. Tiếng người hét. Tiếng người khóc. Tiếng người than. Tiếng người rên. Tiếng than van. Tiếng rên rỉ hòa với tiếng lửa hú, lửa réo và tiếng
đạn nổ vì bị lửa nung nóng tạo thành thứ âm thanh dị kỳ tựa như ma kêu quỉ hú dưới âm ty địa ngục. Mọi người đứng chết sững, mở lớn mắt nhìn con sông lửa đỏ rực vắt một vệt dài lê thê từ bắc xuống nam. Mùi thịt người bị lửa đốt cháy khét nghẹt theo cơn gió đưa xuống khiến cho nhiều người nhất là mấy bà và mấy cô phải bịt mũi hay ụa mửa.
Thở hắt hơi dài tướng Niệm lên tiếng.
- Tôi không biết ngày xưa trận xích bích lớn thế nào nhưng chắc không nóng bằng con sông lửa này...
Đình Anh thấy nước mắt chảy thành dòng trên khuôn mặt người vợ thương yêu của mình.
- Tội nghiệp họ... Họ chết vì tham vọng cuồng điên của các lãnh tụ miền bắc...
Vòng tay ôm vợ vào lòng Đình Anh vỗ về.
- Không phải lỗi của em. Nếu mình không giết họ thời họ cũng giết mình...
Dụi đầu vào ngực chồng Ngọc Thụy nhìn thấy chị Mai đang nắm chặt tay anh Quốc có lẽ vì sợ hãi khi chứng kiến cảnh hàng chục ngàn người la khóc than van vì bị lửa đốt. Hơn nửa tiếng đồng hồ ngọn lửa mới bắt đầu tàn. Bóng tối đổ xuống và cảnh vật trở lại yên tịnh.