Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ÂY BÚT
Tôi bước vào nghề báo từ tháng 10, 1964, sau một chuyến đi nghiên cứu ở Tây Nguyên và khu Năm gần một năm. Tình hình ở báo Quân dội nhân dân đang khá căng thẳng. Tổng biên tập cũ Văn Doãn, sau khi theo học trường đảng cao cấp, đã xin cư trú chính trị Ở Liên Xô từ năm 1962. Tổng biên tập mới Hoàng Thế Dũng cũng vừa bị đình chỉ công tác vì không tán thành nhiều quan điểm chủ yếu của Nghị quyết trung ương lần thứ 9. Từ khi còn ở quân khu 4, tôi từng viết một số bài đăng trên báo Quân đội nhân dân. Chính đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chủ nhiệm Tổng cục chính trị đã đưa tôi về báo Quân đội. Tôi được phân công chuyên trách về biên tập các vấn đề thời sự, thời sự trong nước và thời sự quốc tế. Đồng thời tôi cũng cộng tác với các tạp chí Quân đội mhân dân, tạp chí Học tập (cơ quan lý luận của đảng cộng sản Việt Nam) qua những bài phân tích về thời cuộc. Bài "Vết thương sọ não" giới thiệu cuốn sách "Những người xuất sắc nhất" của David Hamberstam rất được chú ý. Công việc thời sự bắt tôi phải đọc khá nhiều sách báo nước ngoài và tiép xúc với nhiều nhà báo quốc tế đến thăm Hà Nội, khi Mỹ leo thang đánh phá miền bắc bằng không quân.
Đầu năm 1972, sau khi ở chiến trường Quảng Trị về, tôi được ban bí thư trung ương đảng biệt phái sang báo Nhân dân do tình hình chiến sự miền nam bước vào thời kỳ sôi động. Nhiệm vụ của tôi là làm chiếc cầu nối giữa Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị và báo Quân đội nhân dân với báo Nhân dân của đảng. Với thẻ ra vào đặc biệt, được Bộ tư lệnh cảnh vệ Bộ quốc phòng cấp, cứ ba tháng lại cấp lại một lần, tôi có thể ra vào tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng như Cục Tác chiến,, cục Tuyên huấn, bộ tư lệnh phòng không không quân, Bộ Tư lệnh Pháo binh, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh các Quân khu..., dự các cuộc phổ biến tình hình tuyệt mật, đọc các thông báo quân sự của Bộ tổng tham mưu. Do tình hình của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ diễn ra rất quyết liệt trên miền Bắc, nên sáng nào tôi cũng dự cuộc giao ban ở Bộ Tổng tham mưu, rồi trở về thông báo lại cho Ban biên tập báo Nhân dân, và góp ý kiến để xử lý ngay việc viết bài (xã luận hay bình luận, tường thuật, tin chiến sự, chụp ảnh... ) và cử phóng viên đi các nơi để viết bài ngay trong ngày. Công việc thật căng thẳng và vất vả thường đêm nghỉ lại ở tòa soạn, có hôm nghỉ ngay trong hầm tránh bom vì báo động kéo dài và không quân Mỹ đánh ngay thủ đô vào ban đêm.
Chỉ riêng năm 1972, tôi viết hơn 80 bài gồm cả xã luận, bình luận các trận đánh ở miền Nam và ở miền Bắc, tổng hợp tình hình chiến sự, nhiều bài về người lái Mỹ bị giam giữ tại khách sạn Hilton Hà Nội, từ những người lái Thần Sấm F105, con ma F4, Cánh cụp cánh xòe F111
và Pháo đài bay B52 (mỗi tốp lái có 5 hoặc 6 người). Tôi từng hỏi chuyện Alvarez, Schumaker, những người lái bị bắt đầu tiên, đại tá Risner từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, các đại tá lão luyện Flynn, Denton, Stockdale, trung tá Hải quân MacCain định đánh dứt điểm nhà máy điện Yên phụ, nhưng bị trúng đạn và nhẩy dù xuống hồ Trúc bạch...
Trong tháng chạp 1972, sau 12 ngày đêm liền Mỹ ném bom rải thảm vào các thành thị miền Bắc, các cuộc thương lượng ở Paris được nối lại và dẫn đến ký hiệp định Paris. Tôi được cử vào đoàn đại biểu nước Việt nam dân chủ cộng hoà trong uỷ ban quân sự bốn bên, làm uỷ viên chính thức kiêm người phát ngôn của đoàn. -Đoàn ở trong trại Davis, một khu nhà gỗ vốn cuả một đơn vị truyền tin Mỹ, trong sân bay Tân sơn Nhất, Sàigòn. Tôi vừa tham dự cuộc họp chung cuả bốn đoàn, vừa tiếp các nhà báo quốc tế ngay tại trụ sở, viết bài cho báo quân dội nhân dân và báo nhân dân. Có đến 14 phóng viên báo quân đội và 6 phóng viên báo nhân dân tham gia các đoàn ở Sài gòn và các đoàn ở đia. phương như Huế, Đà nẵng, Buôn mê thuột, Biên hoà, Mỹ tho, Cần thơ... Ngày 29. 3. 1973 thiếu tướng Lê quang Hòa, trưởng đoàn đại biểu quân sự giao cho tôi quan sát buổi rút cuối cùng của quân nhân Mỹ ở sân bay Tân sơn nhất.
Tôi không tìm kiếm hư danh, không cố làm để cho mình nổi tiếng, để lấy "le", như bà con trong nam thường nói. Do công việc tôi đãm nhận, tôi cũng không bao giờ thoái thác những công việc vất vã, căng thẳng hay nguy hiểm để đùn cho người khác, nên tôi được chứng kiến hai sự kiện quan trọng. đó là lúc người Mỹ rút quân, và lúc chính quyền Sài gòn sụp đỗ ngày 30. 4. 1975
Thời kỳ 1976, 1977, tôi ở trong thành phố Hồ chí Minh, phụ trách cơ quan đại diện của báo quân đội nhân dân ở phía nam, viết tin, phóng sự điều tra về các trại cải tạo sĩ quan, viên chức chính quyền Sài gòn, về các cuộc bài trừ "gian thương, " các cuộc "cải tạo giai cấp tư sản" và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp... Tất cả những chính sách vội vã, dùng mệnh lệnh hành chính thay cho thuyết phục, làm lòng dân không yên, sản xuất không phát triển, làm cho tôi bắt đầu chán ngán, mệt mỏi và nhiều lúc bực bội. Câu nói một nhà báo Mỹ thật là sâu sắc "Các ông đã thắng trong chiến tranh, nhưng đã không thắng được trong hoà bình, các ông không chinh phục cũng không giải phóng được miền nam, các ông xử sự như những đội quân chiếm đóng".
Trong những năm 1978, tôi đã đến các trại tỵ nạn người Cămpuchia ở Bến sắn (Tây Ninh) và hỏi chuyện chừng hơn một trăm người, gồm sư sãi, nhà báo, một số giáo sư bác sĩ, một số công nhân và nông dân, sau đó tôi viết một bài phóng sự dài về những gì đã xẫy ra ở Cămpuchia sau khi Khờ me đỏ nắm quyền từ 17. 4. 1975 và lần đầu tiên dùng hai chữ "Diệt chủng ". Bài báo gửi ra tòa soạn báo nhân dân ở Hà Nội vào tháng 5. 1978, nhưng tổng biên tập ngần ngại không đăng vì lúc đó vẫn coi đảng của Pôn- Pốt là "Đảng cộng sản anh em". Tôi phải ra Hà Nội với 4 cuốn sổ tay dày ghi các cuộc phỏng vấn, trình bày những điều tôi đã nghe kể, toàn là những chuyện giết người hàng loạt một cách man rợ, bằng gậy, bằng cuốc xẻng, với những hố chôn người tập thể, những đám cưới tập thể kỳ cục, dẫn đến một đất nước không có thành phố, không có chợ búa, trường học và bệnh viện, không có tiền bạc, không có màu sắc, chỉ có một mầu đen mốc thếch, máu, nước mắt và sự tuyệt vọng. Đến tháng tám, bài của tôi được đăng kèm theo sáu bức ảnh của tôi chụp... Sau cuộc hành quân vào Cămpuchia tháng giêng năm 1979, tôi viết một cuốn sách về cuộc hồi sinh nhanh chóng cuả đất nươc chùa tháp sau nạn diệt chủng với đầu đề "Trên đất nước của nụ cười không bao giờ tắt", do nhà xuất bản Văn Học thành phố Hồ chí Minh phát hành. Đây là cuốn sách thứ bảy của tôi.
Tôi nhớ lại cuốn sách đầu tay của tôi là cuốn "Liên khu năm bất khuất" do nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành cuối năm 1965. Sau đó là cuốn " Dưới bóng tòa đại sứ Mỹ" do nhà xuất bản của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam xuất bản năm 1972, được dịch ra ba thứ tiếng: Pháp, Anh và Tây Ban Nha, với nội dung nói về chính quyền Nguyễn văn Thiệu trong quan hệ với Oa- sinh- tơn. Đầu năm 1973 nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách thứ ba của tôi "Những người hùng Mỹ chóng mặt", viết về những người lái máy bay Mỹ bị bắt, những "khách du lịch" không mời mà đến trong khách sạn Hin- tơn Hà Nội. Cuối năm 1973 nhà xuất bản Văn học in cuốn sách thứ tư "60 ngày ở Sài Gòn" viết theo kiểu nhật ký ghi lại những sự kiện trong 60 ngày ở Sài Gòn ngày sau khi ký Hiệp định Pa- rị Năm 1976 nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in cuốn sách thứ năm của tôi mang đầu đề "Sài Gòn, trong ánh chớp của lịch sử. " ghi lại những sự kiện tháng 4 và tháng 5. 1975. Năm 1982, sau khi theo dõi cuộc chiến đẫu ở Lâm Đồng, Buôn mê thuộc và Công- tum, Plây- cu để giải quyết tận gốc phong trào chống đối vũ trang Ful- Rô, tôi viết cuốn: "Ful- Rô, con bài thời hậu chiến", do nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh in. Năm 1987, nhân dịp kỷ niệm 70 năm cách mạng Tháng mười ở Liên Xô, tôi viết cuốn " 70 năm khai phá và sáng tạo ", dựa trên những con số thống kê trên báo chí Liên Xô (Phần lớn là những con số thổi phòng quá đáng để tuyên truyền!" và giới thiệu cuộc cải tổ theo hướng Pê- re- xtrôi- ka của Gorbachev, những đổi mới chính trị và kinh tế còn mới phôi thai và chập chững ở Liên Xộ. Đây là cuốn thứ tám của tôi. Đó là những cuốn sách mang nhiều nét cụ thể sống động, được thể hiện với ít nhiều mục đích tuyên truyền kịp thời.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết