Số lần đọc/download: 3973 / 12
Cập nhật: 2015-11-23 12:52:20 +0700
Chương 16
Ông Lâm mở tủ lấp tập hồ sơ để lên bàn. Ông xem kỹ lại cách điều khoản ghi trên hợp đồng. Đây là hợp đồng tương đối quan trọng đối với ông và toàn thể ban lãnh đạo công ty.
Ông quyết định hẹn bên đối tác sau ngày liên hoan cuối năm của công ty hợp đồng sẽ được ký. Ông hy vọng rất nhiều vào số linh kiện điện tử mới nhập về. Nếu thành công, công ty sẽ thu vào 1 khoảng lợi nhuận rất lớn và nhân viên công ty có thêm 1 khoảng tiền thưởng tương đối để vui tết cùng gia đình.
Ông nói với Nhật Huy đang ngồi ở bàn gần đó.
- Cậu Huy này! Cậu đã lên lịch kế hoạch công tác hết rồi chứ?
Nhật Huy ngẩng lên đáp:
- Thưa ông tổng giám đốc, tôi đã làm như lời giám đốc dặn. Ngày mai, công ty liên hoan. Còn tuần tới tức thứ năm chúng ta sẽ ký hợp đồng với công ty lắp ráp điện tử Phương Nam vào lúc 8 giờ.
Ông chậm rãi tiếp:
- Mấy bản tổng kết số liệu báo cáo lên hi nghị vào đầu năm cậu làm tới đâu rồi?
- Dạ. Tôi đã hoàn tất và nhập hết vào máy. Tí nữa in xong tôi trình lên giám đốc ngay.
Ông gật gù nhìn Nhật Huy với ánh mắt hài lòng:
- Rất tốt. Tôi thích làm việc với những nhân viên có năng lực và cầu tiến như cậu. Ráng lên, cậu sẽ còn tiến xa hơn nữa đấy.
Nhật Huy cười khiêm nhường:
- Tại tổng giám đốc thương nên mới nói thế. Tôi chỉ làm hết khả năng mình có được thôi.
Ông Lâm rất mến chàng trai trẻ này. Anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ông giao. Tinh thần làm việc nghiêm túc, và vì 1 phần anh ta giống ông ở chỗ rất nhạy bén và nhanh chóng nắm bắt tình hình thị trường, để đưa ra những phương án tối cao.
Có được 1 thư ký như Nhật Huy, ông Lâm thấy yên tâm hơn. Mỗi khi ký 1 hợp đồng nào đó anh luôn là trợ thủ đắc lực của ông.
Về phía Nhật Huy, anh biết anh được tổng giám đốc quý mến như con cháu. Nhưng không vì thế mà ỷ lại hay lơ là, chểnh mảng công việc. Nhật Huy rất ngưỡng m ông Lâm. Ở người lãnh đạo này anh học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trên thương trường. Anh kín trọng và xem ông như người thầy đáng kính.
Nhật Huy thấy giám đốc vui vẻ, anh mạnh dạn hỏi:
- Thưa tổng giám đốc, theo ông thì bản chiết tính giá cả các linh kiện điện tử mà công ty sắp sửa ký với bên công ty Phương Nam có còn vấn đề gì chưa rõ ràng không ạ?
Ông Lâm nhăn mặt nói:
- Khi hi họp hay tiếp khách cậu muốn xưng hô như thế cũng được. Còn ở đây chỉ có 2 chú cháu thì cậu đừng gọi 1 giám đốc, 2 cũng giám đốc mà mất đi tình thân mật. Cậu chỉ đáng tuổi cháu tôi thôi.
Nhật Huy cười biết lỗi:
- Dạ thưa chú, cháu quên. Tại quen miệng, nhưng chú cho phép thì cháu sẽ làm theo lời chú.
Ông Lâm gật đầu trở lại vấn đề Nhật Huy vừa hỏi:
- Chú thấy giá cả như thế là cân xứng cho 2 bên rồi. Chắc bên đó họ cũng không phản đối, vì với giá đó khi tung ra thị trường họ lời không ít đâu.
Nhật Huy hơi lo nên anh ngập ngừng nhìn ông ấp úng:
- Nói ra sợ chú cười, cháu linh cảm có gì không được ổn lắm. Chú có thấy như vậy không?
Ông Lâm cười tự tin:
- Cháu lo như thế cũng tốt vì thương trường cũng là chiến trường. Nhưng làm người phải có tinh thần lạc quan trong mọi vấn đề. Như thế cháu sẽ không bị áp lực và công việc dễ dàng thành công hơn.
Nhật Huy nhìn ông thán phục:
- Chú quả là 1 tổng giám đốc có một không hai. Cháu rất vinh dự khi được làm thư ký cho chú.
- Huy này! - Ông Lâm bảo anh - Cháu có đi ra ngoài thì ghé phòng tổ chức gọi anh Ba và cô Huyền lên giùm chú. Chú hỏi họ vài việc coi còn gì gút mắc trong buổi liên hoan của anh em vào ngày mai. Chú muốn buổi tiệc phải thật hoàn hảo.
Nhật Huy đứng lên:
- Cháu đang định xuống căn tin uống tách cà phê. Cháu gọi luôn 1 tách cho chú nhé.
Ông Lâm lắc đầu:
- Thôi khỏi. Sáng sớm chú đã uống rồi. Cháu đi đi.
Nhật Huy vừa đi được vài phút. Tiếng chuông điện thoại reo vang.
Ông Lâm nhấn nút máy, tiếng cô nhân viên trực máy vang lên:
- Thưa tổng giám đốc, có 2 nhân viên bên khách sạn Hoàng Gia sang. Họ nói có việc cần bàn với tổng giám đốc.
Ông nhíu mày, nói vào máy:
- Bên lễ tân không có ai ở đó tiếp họ à?
- Dạ có. Nhưng họ khăng khăng đòi gặp ngài mới được.
- Thôi được. Cô đưa họ tới phòng khách. Tôi ra liền.
- Dạ, vâng.
Ông Lâm cúp máy rồi quay quả đi ra cửa. Gặp Mỹ Hằng đi tới, ông cười với cô:
- Mỹ Hằng! Con nói với chú Ba và cô Huyền sang phòng tiếp khách. Ba ở đó đợi họ. Con nhớ nói rõ có người bên khách sạn tới nữa.
Mỹ Hằng lấm lét nhìn ông:
- Dạ. Con đi liền.
Nhìn theo dáng ông vừa khuất, Mỹ Hằng đảo mắt nhìn quanh rồi đưa tay vặn chốt cửa phòng ông. Cô đưa tay chặn ngực.
- Hú hồn! May quá, ông ấy đi mà quên khóa cửa phòng.
Cô lách nhanh vào và bước đến chỗ ông. Cô bắt đầu mở hết các ngăn kéo lục lạo. Nhưng cô không tìm được gì ngoài mấy chồng hồ sơ lưu được sắp gọn gàng trong từng ngăn tủ.
Đang thất vọng ê chề thì mắt Mỹ Hằng vụt sáng lên khi nhìn thấy hợp đồng nằm ngay trên bàn. Cô mừng húm:
- Hừ! Ông ấy để đây báo hại ta tìm muốn chết.
Cô vội vàng cầm lấy và bước nhanh ra ngoài khép cửa lại. Đang hớn hở trở về phòng. Mỹ Hằng tái xanh cả mặt khi thấy 2 người ở phòng tổ chức đang tiến về phía cô.
Mỹ Hằng giấu vi tập hồ sơ ra sau lưng. Cô cố gượng cười với họ:
- Ba con nói, chú Ba và cô Huyền có tới thì đến phòng tiếp khách. Ba con đang đợi.
Bà Huyền hơi ngạc nhiên, vì mọi hôm đi làm. Mỹ Hằng có chịu chào hỏi ai. Cô chỉ biết đỏng đảnh làm dáng. Tất cả lớn nhỏ trong công ty chẳng có trăm gờ ram nào trong mắt cô. Bà cũng thấy không có cảm tình đối với cô con gái đỏm dáng này.
Ông Ba Chánh nhìn bà Huyền:
- Vậy chúng ta đi thôi.
Bà Huyền gật đầu:
- Tổng giám đốc không thích ai lề mề đâu. Mỹ Hằng! Cám ơn cháu. Chúng tôi đi gặp ông ấy đây,
- Vâng. Cô chú cứ đi.
Mỹ Hằng thở phào nhẹ nhõm, cô vội chạy nhanh về phòng. Máy phô tô đã được cô mở sẵn khi nãy, cô vội vàng cho máy in ra từng tờ rồi xếp tất cả lại y như cũ. Cô đem trả lại cho ông Lâm.
Vừa xoay nắm cửa đóng lại, Mỹ Hằng giật mình khi thấy Nhật Huy sừng sững trước mặt. Cô tươi cười với anh:
- Ồ! Anh Huy mà Hằng tưởng đâu ai. Làm Hằng hết cả hồn.
Nhật Huy đùa:
- Bộ cô làm chuyện gì mờ ám hay sao mà yếu bóng vía thế?
Mỹ Hằng vội chối biến:
- Anh Huy này lạ. Hằng đâu có gì mờ ám. Chỉ tại mẹ Hằng vừa điện đến nhắc ba, nên Hằng mới kiếm để nhắc lại vậy mà. Thôi, chốc nữa anh Huy nói lại giùm, Hằng bận đi công chuyện đây.
Nói rồi cô vội phóng đi. Nhật Huy nhìn theo lạ lẫm. Cô ả thì có bao giờ ngồi yên 1 chỗ đâu nào.
Trưa đó, ông Lâm về nhà. Sau khi cơm nước xong, ông vào phòng nằm nghỉ. Cuối năm bao nhiêu là chuyện phải giải quyết. Ông mệt đứt cả hơi.
Bà Tú Mỹ trong phòng tắm bước ra. Bà xà xuống bên ông:
- Tôi muốn bàn với ông công việc này.
Ông Lâm nhìn vợ:
- Bà nói đi, tôi nghe đây.
Bà Tú Mỹ ngập ngừng, nhưng khi nhớ đến lời hứa với ông Long, bà mạnh dạn nói với chồng:
- Con Mỹ Hằng đã lớn, nó vào làm ở chỗ ông cũng tốt. Tôi muốn nói ông cho nó đứng tên vài cổ phần, để con bé không bị mặc cảm với đám nhân viên rằng nó chỉ là 1 đứa con riêng.
Ông hơi bất ngờ trước lời đề nghị của bà. Ông nhíu mày, hỏi:
- Hôm nay sao bà lại có ý nghĩ lạ lùng vậy. Tôi vẫn xem Mỹ Hằng như con ruột. Nó làm gì phải mặc cảm với ai.
Giọng bà ngọt ngào:
- Tôi vẫn biết ông thương nó thật lòng. Nhưng nhìn nó buồn buồn tôi đau thắc cả ruột. Ông không biết, chớ miệng đời lắm thị phi mai mỉa. Họ chuyên dòm ngó chuyện người khác để dèm pha bàn tán.
- Nó sẽ không thiệt thòi khi ở đây với bà. Tôi hứa, khi nó lấy chồng, nó cũng sẽ được 1 số tiền không nhỏ, tôi cho nó để làm của hồi môn.
Được ông Long dặn trước nên bà gạt ngang lời ông:
- Nhưng tôi muốn nó có vài cổ phần tôi mới an tâm - Rồi bà thút thít - Bao nhiêu năm mẹ con tôi về ở với ông. Thành tâm thành ý đặt hết vào ông, vậy mà 1 chuyện nhỏ như vậy ông cũng không giải quyết được. Thật hổ thẹn khi ngay cả ông cũng không tin tưởng tôi.
Bà quay mặt vào tường đôi vai rung rung, bà tiếp:
- Hay ông sợ mẹ con tôi bòn rút tiền của ông để làm vốn riêng? Nếu ông nghĩ tôi ti tiện như vậy thì từ nay tôi không làm phiền ông nữa.
Nghe vợ nói, ông Lâm cảm thấy khó nghĩ. Cho Mỹ Hằng đứng tên cổ phần cũng được. Nhưng ông có nghe loáng thoáng trong số nhân viên rằng đạo đức của nó không tốt lắm. Mà không đồng ý thì bà ấy lại nói mình phân biệt, đối xử không công bằng. Thôi thì chiều bà ấy 1 lần cho êm. Còn Mỹ Hằng, phần nó ông sẽ để ý giám sát chắc không xảy ra chuyện gì.
Ông đặt nhẹ tay lên vai bà:
- Bà đừng khóc nữa, xấp nhỏ nghe được nó cười. Được rồi, tôi đồng ý. Nhưng để thư thả vài bữa, tôi sắp xếp chuyện công ty đâu đó rồi sẽ cho nó biết.
Bà Tú Mỹ mừng rỡ:
- Có như thế chứ, con Mỹ Hằng nói nghe được tin này nó sẽ mừng lắm. Tôi cám ơn ông đã xem nó như con ruột. Tôi cũng nở mặt với mọi người vì có được người chồng tốt như ông.
Đã đạt được mục đích bà Tú Mỹ mỉm cười khoái trá. Bà nghĩ với sự trợ giúp của ông Long, con Mỹ Hằng nhất định sẽ không thua gì Hoàng Trinh.
Riêng ông Hoàng Lâm, nhìn gương mặt vui mừng của vợ. Ông nghĩ đơn thuần có lẽ bà ấy quá xúc đng. Ông nào ngờ tai họa đang chực chờ đổ xuống ông.
- Ngày mai, công ty liên hoan cuối năm. Bà đi với tôi chớ?
Bà Tú Mỹ gật đầu ngay:
- Đi chớ, dù sao tôi cũng là phu nhân tổng giám đốc. Đến đó coi ông có bà nào đeo theo hay không.
Ông Lâm bật cười:
- Bà khéo đùa, tôi già rồi có ma nào thèm - Ông nhìn đồng hồ - 1 giờ rưỡi rồi à, thôi tôi đến công ty đây.
Bà lấy cặp táp rồi đưa ông ra cửa. Khép cửa lại, bà ngã người ra giường tưởng tượng đến gương mặt thích thú và hài lòng của Mỹ Hằng và ông Long. Bà mỉm cười khép mắt.