Nguyên tác: The God Of Small Things
Số lần đọc/download: 0 / 8
Cập nhật: 2023-06-18 15:52:50 +0700
14.
Làm Việc Là Đấu Tranh
C
hacko đi theo đường tắt xuyên qua những cây cao su nghiêng nghiêng, nên chỉ một thoáng đã ra đến đường chính dẫn đến nhà K.N.M. Pillai. Trông anh khá lố bịch trong bộ complê chật, và vạt lệch sang một bên vai, dẫm lên tấm thảm lá cây khô.
Pillai không có nhà lúc Chacko tới. Vợ ông ta, bà Kalyani, trán bôi bột đàn hương tươi, mời anh ngồi lên một cái ghế gấp bằng thép trong căn phòng nhỏ phía trước, rồi biến vào căn phòng kế bên qua tấm rèm bằng đăng ten mầu hồng nhạt. Trong phòng đó, có ánh lửa rung rinh trong ngọn đèn dầu to bằng đồng. Mùi hương ngào ngạt bay qua cửa, trùm lên tấm áp phích nhỏ bằng gỗ, viết Làm việc là Đấu tranh, Đấu tranh là Làm việc.
Chacko quá to lớn so với căn phòng. Những bức tường mầu xanh làm anh ta bức bối. Anh nhìn quanh, căng thẳng và hơi khó chịu. Một chiếc khăn mặt đã khô, vắt bên song cửa sổ nhỏ màu xanh. Chiếc bàn ăn phủ một tấm khăn trải bàn bằng nilon có những bông hoa mầu sáng. Những con ruồi vo ve quanh nải chuối đặt trên chiếc đĩa sứ trắng viền xanh. Trong góc phòng, có một đống dừa tươi đã lột vỏ. Một đôi dép trẻ con có ngón chân quặp vào, nằm trong khoảng ánh sáng hình bình hành trên nền nhà. Một cái tủ lắp kính để cạnh bà. Tủ che rèm kín mít, che giấu những thứ bên trong.
Mẹ của Pillai, một bà lão tỉ mỉ, mặc áo choàng mầu nâu và chiếc mundu trắng ngà, ngồi trên mép chiếc giường bằng gỗ kê sát tường, đôi chân đung đưa trên sàn. Bà lão choáng một chiếc khăn trắng, mỏng, chéo qua ngực và vắt lên một bên vai. Một cái phễu đựng muỗi, trông như cái mũ dừa lộn ngược, đang vo vo trên đầu bà lão. Bà lão ngồi, tựa má lên lòng bàn tay, những nếp nhăn dồn hết sang một bên mặt. Trên khắp người bà, thậm chí trên cả cổ tay và mắt cá chân, đầy những nếp nhăn. Chỉ có lớp da trên cổ bà là phẳng phiu và nhẵn nhụi, căng trên cái bướu to tướng có từ hồi trẻ. Bà lão nhìn chăm chăm, trống rỗng lên bức tường đối diện, đu đưa nhè nhẹ, lẩm bẩm thường xuyên như một hành khách mệt mỏi trên một chuyến xe buýt đường dài.
Các văn bằng Cử nhân văn chương, Thạc sĩ văn chương của Pillai đóng khung, treo trên tường phía sau bà lão. Một chiếc micro trên bục, sáng lên dấu hiệu Ajantha.
Chiếc quạt bạn quay suốt chiều giường, trước tiên thổi tung tóc bà lão Pillai, rồi đến tóc Chacko. Những con muỗi hết tản ra lại tụ và không ngừng.
Kalyani quay lại, bưng một cái cốc bằng thép không rỉ đựng cà phê và một cái đĩa cũng bằng thép không rỉ dựng những lát chuối (màu vàng nhạt, ở giữa có hạt màu đen) mời Chacko.
- Ông nhà tôi đi Olassa. Ông ấy về ngay bây giờ đấy - bà nói. Bà thích gọi chồng là addeham, cũng như ông gọi bà là “edi” gần giống như “Này, bà nó!”.
Bà ta là một phụ nữ đẹp và tươi tắn, nước da nâu óng, đôi mắt to. Mớ tóc dài, quăn của bà ta thả sau lưng, chỉ tết lại ở phần đuôi tóc. Nó làm ướt lưng tấm áo khoác màu đỏ, chật căng của bà ta, làm nó càng chật và đỏ thẫm. Từ cửa tay áo, lộ ra đôi tay căng tròn, da thịt mềm mại, khuỷu tay xoáy thành những núm lộng lẫy. Chiếc mundu và kanavi của bà ta màu trắng, các nếp nhăn là phẳng phiu. Bà ta nức mùi đàn hương và đậu xanh nghiền mà bà dùng thay xà phòng. Lần đầu tiên trong nhiều năm, Chacko ngắm bà ta mà không thấy cồn cào thèm muốn. Anh đã có vợ ở nhà (Vợ cũ thôi, Chacko!). Chị có đôi tay rám nắng, tấm lưng rám nắng. Mặc váy xanh lơ, chân chị lộ ra phía dưới.
Cậu bé Lenin mặc quần soóc màu đỏ xuất hiện trên cửa. Cậu ta đứng trên một chân gầy guộc như một con cò, vừa xoắn cái rèm đăng ten màu hồng thành một cục vừa nhìn Chacko chằm chặp bằng đôi mắt giống hệt mẹ. Cậu bé lên sáu, đã qua cái thời tống những thứ ma mãnh vào mũi từ lâu.
- Đi và gọi Latha, đi con - bà Pillai nói với cậu.
Lenin vẫn đứng đấy, nhìn chằm chặp vào Chacko, rít lên theo kiểu chỉ có trẻ con mới có thể như thế.
- Latha! Latha! Cần chị đấy!
- Cháu chúng tôi ở Kottayam. Con gái của anh trai nhà tôi - Bà Pillai giải thích - Tuần trước, cháu nó vừa được giải nhất về đọc thơ tại Festival Thiếu niên ở Trivandum.
Một cô bé có vẻ thích gây gổ, khoảng mười hai, mười ba tuổi xuất hiện qua tấm rèm. Cô ta mặc một chiếc váy dài, in hoa, thả xuống tận mắt cá chân và một chiếc sơmi trắng, ngắn đến eo, có những mũi tên phóng vào chỗ chứa bộ ngực sau này. Mớ tóc bóng dầu của cô rẽ thành hai nửa. Mỗi bên tết chặt lại, vòng thành thòng lọng lên trên và buộc bằng ruybăng, để b tóc treo xõa xuống bên mặt, giống như những đương viên của đôi tai to, rũ không màu sắc.
- Cháu biết ai đây không? - bà Pillai hỏi Latha.
Latha lắc đầu
- Ngài Chacko. Modalali của nhà máy đấy.
Latha nhìn anh chăm chú, vẻ điềm tĩnh và không hề tò mò như thường thấy ở một đứa trẻ mười ba.
- Bác ấy đã học ở Oxford London - bà Pillai nói - Cháu đọc bài thơ cho bác ấy nghe nhé?
Latha làm ngay, không chút ngập ngừng. Cô chụm hai chân sang một bên.
- Thưa Chủ tịch kính mến - cô bé cúi chào Chacko - kính thưa các vị giám khảo và… - cô nhìn quanh vào đám khán giả tưởng tượng trong căn phòng nhỏ, nóng nực - các bạn thân mến - Cô ngừng lại, vẻ rất kịch - Hôm nay, tôi xin đọc một bài thơ của Ngài Walter Scott có tựa đề “Lochinvar” - Cô đan hai bàn tay sau lưng. Một màng mỏng như che mờ mắt cô. Cô bé nhìn đăm đăm vào một nơi không thấy bên trên đầu Chacko. Cô hơi đu đưa lúc đọc thơ. Lúc đầu, Chacko tưởng đây là bản dịch bài “Lochinvar” ra tiếng Malayalam. Các từ cứ luyến với nhau. Âm tiết cuối cùng của từ trước nối với âm tiết đầu của từ tiếp theo. Nó làm cho bài thơ nhanh vô cùng.
Bài thơ bị ngắt quãng vì những tiếng lẩm bẩm của bà lão ngồi trên giường, mà ngoài Chacko ra, chẳng ai buồn để ý đến.
Pillai về lúc bài thơ đang đọc giữa chừng, những giọt mồ hôi lấp lánh trên da, chiếc mundu xắn lên trên đầu gối, những vệt mồ hôi thẫm lại dưới nách. Ở độ tuổi gần bốn mươi, ông ta là một người đàn ông bé nhỏ, da vàng bủng, không được khỏe khoắn. Đôi chân ông ta mảnh khảnh, cái bụng căng tròn giống hệt cái bướu trên người bà cụ bé xíu, thật kỳ cục so với những phần khác trên người ông ta đều gầy, hẹp và bộ mặt láu lỉnh. Dường như có một cái gì đó trong gien của gia đình, buộc họ phải phình ra thật bừa bãi trên những phần khác nhau của thân thể.
Bộ ria mép mảnh, gọn như kẻ chỉ, chia môi trên ông ta thành hai nửa theo đường nằm ngang, phần cuối chạm đúng khóe miệng. Đường ng bắt đầu thưa và ông ta không có ý che giấu. Tóc ông ta bóng dầu, chải lật từ trán ra sau. Rõ ràng là ông ta không còn chú ý đến tuổi trẻ nữa. Ông ta dễ dàng có quyền của Người Đàn ông trong Gia đình. Ông ta mỉm cười và gật đầu chào Chacko, nhưng không đáp lại sự có mặt của mẹ và vợ.
Cặp mắt Latha hướng thẳng vào ông ta để xin phép đọc tiếp bài thơ. Ông ta cho phép. Pillai cởi áo sơmi, vo lại thành một quả bóng rồi lau nách. Lúc ông ra lau xong, Kalyani đỡ lấy và cầm như một món quà tặng. Một bó hoa. Pillai mặc áo lót cộc tay, ngồi xuống cái ghế gấp và gác chân trái lên đùi phải. Suốt lúc cô cháu gái đọc nốt bài thơ, ông ta ngồi, đăm chiêu nhìn xuống sàn, những ngón tay khum lại đỡ lấy cằm, bàn chân phải khẽ đập theo nhịp và âm điệu của bài thơ. Ông ta xoa bàn tay kia lên mu bàn chân hình vòng cung, quá ư mỏng mảnh.
Lúc Latha đọc xong, Chacko vỗ tay đầy thiện ý. Cô bé không đáp lại tràng vỗ tay, dù chỉ một thoáng mỉm cười. Cô giống như một vận động viên bơi lội Đông Đức tại một cuộc thi địa phương. Mắt cô hướng vào Cúp vàng Olympic. Còn bất cứ giải thưởng nào thấp hơn, cô giành được là lẽ đương nhiên. Cô nhìn bà thím, ra ý xin phép rời phòng.
Pillai vẫy tay gọi cô và thì thầm vào tai cô:
- Cháu đi gọi Pothachen và Mathhukutty là nếu họ muốn gặp chú, họ đến đây ngay lập tức.
- Ồ không, đồng chí, thực ra là… Tôi không muốn ăn gì thêm nữa đâu - Chacko nói, tưởng Pillai bảo Latha dọn thêm món. Pillai biết ơn vì sử hiểu lầm, vội hùa theo:
- Không không không. Hà! Cái gì thế này?… Edi Kalyani, mang một đĩa avalose oondas lên đây.
Là người đang thiết tha làm chính trị, điều chủ yếu mà Pillai muốn là các cử tri thấy ông ta là người có thế lực. Ông ta muốn sử dụng chuyến thăm viếng của Chacko để tác động đến những người dân địa phương và là công nhân trong đảng đang cầu cạnh ông ta. Pothachen và Mathukutty, những người ông ta gọi, đều là người làng đang nhờ mối quen biết của ông ta với bệnh viện Kottayam, xin cho con gái họ làm y tá. Pillai rất tinh, ông ta biết họ đang đợi bên ngoài, chờ gặp. Càng nhiều người chờ gặp, ông ta càng tỏ ra bận rộn, càng gây được ấn tượng hơn. Nếu những người đang đợi trông thấy Modalali của nhà máy đích thân đến thăm Pillai, đến ngôi nhà tranh vách đất của ông ta, ông ta biết nó sẽ là những tín hiệu có í
- Thế đấy! - Pillai nói khi Latha đã mang món avalose oondas tới và đi ra - Có tin tức gì không? Cô con gái của ông ra sao rồi? - Ông ta nhất quyết nói chuyện với Chacko bằng tiếng Anh.
- Tốt thôi. Cháu nó ngủ ngay lập tức.
- Ô hô. Tôi chắc là nó say máy bay thôi - Pillai nói, hài lòng thấy mình biết chút ít về du lịch quốc tể.
- Cuộc biểu tình hôm qua có kết quả không? - Chacko hỏi, cuối cùng thì anh ta cũng đi vào lý do chính đáng của cuộc đến thăm.
- Cho đến khi nào các yêu cầu được thỏa mãn, chúng tôi không thể nói nó có kết quả hay không, - giọng Pillai biến thành lờ lững - Cho đến lúc đó, cuộc đấu tranh vẫn phải tiếp tục.
- Nhưng phản hồi tốt mà - Chacko gợi ý, cố nói cùng một giọng.
- Thì tất nhiên rồi - Pillai đáp.
- Hôm qua, chúng tôi gặp đoàn biểu tình trên đường - Chacko nói.
- Chắc là trên đường đến Cochin. Cháu gái tôi đã nhìn thấy Velutha trong đám ấy.
- Ô hô tôi biết mà - Pillai giữ thế thủ. Velutha chính là chủ đề ông ta muốn bàn với Chacko. Một ngày nào đó. Để đến lúc cuối cùng. Nhưng không nói thẳng thừng chuyện này được. Đầu ông ta vo vo như chiếc quạt bàn. Ông ta phân vân không biết có nên lợi dụng lúc cởi mở này mà đề nghị luôn với Chacko, hay để dịp khác. Ông ta quyết định lợi dụng ngay lúc này.
- Phải. Anh ta là một công nhân giỏi - ông ta nói trầm ngâm - Rất thông minh.
Bà mẹ Pillai lại lắc lư và lẩm bẩm. Nhịp điệu những tiếng lẩm bẩm có một cái gì đó như nhắc nhở. Giống tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ. Một thứ tiếng bạn không để ý đến, nhưng bạn sẽ thấy thiếu nếu nó ngừng.
là đoàn viên Công đoàn chứ?
- Vâng - Pillai nói mềm mỏng - Đúng vậy.
Mồ hôi chảy qua tóc Chacko. Anh ta cảm thấy như có một đàn kiến đang bò trên da đâu. Anh ta gãi đầu một lúc lâu, đưa cả hai tay lên mà gãi. Cào lên, cào xuống khắp da đầu.
- Oru kaaryam parayattey? - Pillai đổi thành giọng giải bày và mưu mô - Tôi nói như một người bạn, keto. Không có văn bản gì đâu.
Trước khi nói tiếp, Pillai quan sát kỹ Chacko, cố đo phản ứng của anh ta. Chacko xem xét những giọt mồ hôi quánh mầu xám và gầu bám dưới móng tay.
- Tên Paravan ấy sắp gây phiền nhiễu cho anh đấy - Pillai nói - Hãy tin tôi đi… phải đưa nó đi làm ở một nơi nào đó. Cho nó đi xa thôi.
Chacko bối rối, không ngờ câu chuyện lại xoay chiều như thế. Anh ta định xem đang xảy ra chuyện gì, xảy ra ở đâu. Anh ta chờ một sự phản kháng, thậm chí một thái độ đối đầu, nhưng lại là một lời đề nghị giả nhân giả nghĩa, một sự cấu kết ngấm ngầm.
- Đưa anh ta đi? Vì sao vậy? Tôi không có gì phản đối anh ta là một Công đoàn viên. Tôi chỉ hơi tò mò, thế thôi… Tôi cho rằng có lẽ ông nên nói chuyện với anh ta - Chacko nói - nhưng tôi tin anh ta là một anh chàng đang muốn thử sức mình thôi, anh ta là một người nhạy cảm. Tôi tin anh ta…
- Không phải chuyện đó - Pillai nói - Anh ta có thể là một con người tốt. Nhưng các công nhân khác không thích anh ta. Họ phàn nàn với tôi là theo quan điểm của địa phương, những vấn đề đẳng cấp có nguồn gốc rất sâu xa.
Kalyani đặt cái cốc bằng thép không rỉ đựng cà phê bốc khói nghi ngút lên bàn cho chống.
- Ví dụ như nhà tôi đây này. Bà chủ của nhà này. Cô ấy không bao giờ cho phép những người Paravan và các đẳng cấp như thế bước vào nhà cô ấy. Không bao giờ. Ngay tôi đây cũng không thể thuyết phục nổi cô ấy. Vợ tôi đấy. Tất nhiên trong nhà thì cô ấy là Chủ - ông ta quay sang vợ, mỉm cười trìu mến, nghịch ngợm - Allay edi, Kalyani
Kalyani nhìn xuống và mỉm cười, bẽn lẽn với một niềm tin mù quáng.
- Đồng chí thấy chưa? - Pillai đắc thắng nói - Cô ấy rất hiểu tiếng Anh. Chỉ không nói được thôi..
Chacko mỉm cười hoài nghi.
- Ông nói công nhân đến phàn nàn với ông…
- Vâng, đúng vậy… - Pillai nói.
- Có gì đặc biệt không?
- Không có gì. Nhưng, thực ra mọi người phẫn nộ vì những đặc quyền ông ban cho anh ta. Họ thấy như thế là không công bằng. Ngoài ra, dù anh ta có là thợ mộc, thợ điện hay là gì đi nữa, đối với họ anh ta cũng chỉ là một tên Paravan. Đấy là một thứ có từ khi họ ra đời. Chính tôi đã bảo họ nghĩ thế là sai. Nhưng thay đổi là một việc. Công nhận lại là một việc khác. Ông nên thận trọng. Tốt hơn cả là cứ tống anh ta đi…
- Ông bạn thân mến ơi - Chacko nói - Không thể được. Anh ta thật vô giá. Anh ta thực sự vận hành nhà máy này… và chúng tôi không thể giải quyết vấn đề bằng cách đuổi hết người Paravan đi được. Chắc rằng chúng tôi sẽ biết cách giải quyết câu chuyện vô lý này.
Pillai không thích bị gọi là Ông bạn thân mến ơi. Ông ta thấy như một lời lăng mạ nói bằng tiếng Anh, và tất nhiên mức độ sỉ nhục tăng gấp đôi - bản thân nó đã là một lời lăng mạ, và Chacko cho rằng ông ta không hiểu nổi. Nó làm hỏng hoàn toàn tâm trạng.
- Có thể là như thế - ông ta nói châm chọc - Nhưng thành Rome không thể xây trong một ngày. Hãy nhớ đây không phải là đại học Oxford của ông đâu. Ông thấy chuyện này là vô lý, nhưng với Quần chúng thì lại khác hẳn.
Lenin, gầy giống bố và có cặp mắt giống mẹ, hiện ra ở cửa, thở không ra hơi. Câu bé vỗ hai bàn tay lên phía trên đầu bố, cố tình thọc vào trong phễu đựng muỗi. Cậu đếm xác những con muỗi cháy trong tay. Một vài con mọng những máu. Cậu giơ chúng cho bố xem, ông ta bảo cậu ra với mẹ để rửa t
Sự im lặng bao trùm họ, hợp với những tiếng lẩm bẩm của bà lão Pillai.
Họ ngồi bên nhau, trên những chiếc ghế gấp bằng thép trong suốt buổi chiều Sophie Mol đến, vừa nhấm nháp cà phê vừa nhai những miếng chuối sấy. Họ dùng lưỡi đưa những miếng chuối mềm uột dính lên vòm miệng.
Một Người Gầy và Một Người Béo. Những đối thủ trong một cuộc chiếc rồi-sẽ-tới của một cuốn sách hài hước.
Thật không may cho Pillai, cuộc chiến đó chấm dứt trước khi bắt đầu. Chiến thắng được gói bọc và buộc nơ, đặt trên khay bạc đem tặng cho ông ta. Chỉ đến khi đó, lúc đã quá muộn, lúc Thiên đường hoa quả dầm sụp đổ thật nhẹ nhàng, không hề có những tiếng xì xầm hoặc kháng cự, Pillai mới thầm thía rằng ông ta cần đến diễn biến của cuộc chiến hơn là kết quả thắng lợi.
Ông ta đã xẻ ván nhưng không đóng nổi thuyền.
Không ai biết chính xác Pillai đóng vai trò gì trong những sự kiện tiếp theo. Ngay cả Chacko cũng không bao giờ biết được toàn bộ câu chuyện. Anh ta cũng không quan tâm để tìm hiểu nữa. Lúc này, đần độn vì mất Sophie Mol, anh ta nhìn mọi vật bằng cặp mắt nhòe nhoẹt vì thương tiếc. Giống như một đứa trẻ vấp phải tấm thảm kịch, vụt lớn lên và từ bỏ mọi thứ đồ chơi, Chacko ném hết mọi thứ. Giấc mơ trở thành Vua Hoa quả dầm và tham gia Nội chiến đã xếp đống những chiếc máy bay gẫy nát trong chiếc tủ kính. Sau khi Thiên đường Hoa quả dầm đóng cửa, đã phải bán một vài cánh đồng lúa (cùng nhiều thứ cầm cố) để trả nợ ngân hàng. Còn phải bán thêm nhiều thứ nữa để lo cơm ăn, áo mặc cho cả gia đình. Đến khi Chacko di cư sang Canada, gia đình chỉ còn thu nhập từ đồn điền cao su kề sát với Ngôi nhà Ayemenem và một ít cây dừa trong dinh cơ. Đó là những thứ để Baby Kochamma và Kochu Maria sinh sống, sau khi mọi người đã chết, bỏ đi hoặc bị Trả lại.
Velutha đến thăm Pillai lần cuối cùng - sau khi anh đã đối đầu với Baby Kochamma và Mammachi - và những điều xảy ra giữa họ vẫn còn là điều bí mật. Sự phản bội vừa qua đã đẩy Velutha phải sang sông, bơi ngược dòng trong đêm tối và mù mịt mưa rơi, đúng lúc cho cuộc hẹn hò mù quáng của anh với lịch sử
Velutha bắt kịp chuyến xe buýt cuối cùng từ Kottayam, nơi anh mang máy đóng hộp đi chữa. Ở bến xe, anh gặp đám công nhân của một nhà máy khác, họ kể Mammachi muốn gặp anh và cười khẩy. Velutha không biết đã xảy ra chuyện gì và hoàn toàn không biết đến chuyện đến Ngôi nhà Ayemenem của ông bố say rượu. Anh không biết Vellya Paapen đã ngồi nhiều giờ bên cửa nhà họ, vẫn còn say, con mắt thủy tinh và lưỡi rìu lấp lánh trong ánh đèn, đợi Velutha trở về. Anh không biết Kuttapen tội nghiệp bị liệt, tê dại khi biết chuyện, đã phải nói chuyện liên tục với ông bố suốt hai giờ liền, cố làm cho ông cụ dịu đi; anh ta đã căng tai nghe ngóng tiếng bước chân hoặc tiếng xào xạc trên đất để có thể hét to, báo động cho người em không hề ngờ vực gì.
Velutha không về nhà. Anh đến thẳng ngôi nhà Ayemenem. Một mặt, anh đến vì ngạc nhiên, mặc khác, bằng bản năng cổ xưa, anh biết, anh thừa biết rồi sẽ có ngày Lịch sử sẽ tóm lấy con gà mà vặn cổ lúc về chuồng. Suốt cơn giận dữ của Mammachi, anh vẫn kiềm chế được và bình tĩnh lạ lùng. Nó xuất phát từ sự minh mẫn kèm với cơn cuồng nộ.
Lúc Velutha đến, Mammachi đã hoàn toàn mất tự chủ, bà đứng bên cái cửa trượt gấp, phun ra hàng tràng những câu nguyền rủa sự mù lòa độc địa, sự ngu dốt của bà và tự sỉ nhục mình bằng những lời không thể chịu nổi, cho đến khi Baby Kochamma khôn ngoan xoay người bà lại, hướng cơn giận vào đúng chỗ Velutha đang đứng hết sức lặng lẽ trong bóng tối mờ mờ. Mammachi tiếp tục tràng chửi rủa, mắt bà trống rỗng, mặt bà vặn vẹo và xấu xí, cơn giận đẩy bà thẳng đến chỗ Velutha, cho đến lúc bà hét thẳng vào mặt anh, anh có thể thấy tia nước bọt của bà và ngửi thấy mùi chè ôi trong hơi thở của bà. Baby Kochamma đứng sát cạnh Mammachi. Bà ta không nói gì, nhưng dùng tay để điều khiển cơn thịnh nộ của Mammachi. Một cái vỗ nhẹ khuyến khích vào lưng. Một cánh tay quàng lên vai, nhắc nhở. Mammachi hoàn toàn không nhận thấy sự lôi kéo bằng tay này.
Chính ở cái nơi một phu nhân già giống bà - mặc sari là phẳng phiu, chiều chiều chơi Tổ khúc Nutcracker - đã học được thứ ngôn ngữ bẩn thỉu mà Mammachi sử dụng hôm đó, làm tất cả những ai nghe thấy (Baby Kochamma, Kochu Maria, Ammu bị nhốt trong phòng) đều sửng sốt.
- Cút! - Cuối cùng, bà hét lên - Nếu ngày mai tao còn thấy cái mặt mày trong nhà tao, tao sẽ thiến mày như một con chó dái khốn nạn! Tao sẽ giết mà
- Chúng ta sẽ xem xét chuyện này - Velutha nói khẽ.
Đó là tất cả những gì anh nói. Và đó cũng là điều mà tại văn phòng của Thanh tra Thomas Mathew, Baby Kochamma đã đơm đặt và thêu dệt thành những lời dọa giết và bắt cóc.
Mammachi nhổ vào mặt Velutha. Nước bọt đặc quánh. Bắn tung trên da anh. Trên miệng và mắt anh.
Anh vẫn đứng đó. Choáng váng. Rồi anh quay người và bỏ đi.
Lúc đi khỏi ngôi nhà, cảm xúc của anh như bị mài mòn và tăng lên. Dường như mọi sự quanh anh bị dát phẳng thành một bức tranh mình họa rõ ràng. Một người máy đang vẽ nên cẩm nang bảo anh phải làm gì. Ký ức anh bám chặt lấy những chi tiết một cách tuyệt vọng. Nó liệt kê từng thứ gặp phải.
Cái cổng, anh nghĩ lúc bước qua cổng. Cái cổng. Con đường. Những hòn đá. Bầu trời. Mưa.
Cái cổng.
Con đường.
Những hòn đá.
Bầu trời.
Mưa.
Màn mưa ấm áp trên da anh. Đá ong lởm chởm dưới chân anh. Anh biết chỗ anh sắp đến. Anh chú ý đến mọi thứ. Từng cái lá. Từng cái cây. Từng đám mây trên bầu trời không trăng sao. Từng bước anh đi.
Anh bắt đầu đếm. Một cái gì đó. Bất cứ cái gì. Một hai ba bốn năm sau bẩy tám chín mười mười một mười hai mười ba mười bốn mười lăm mười sáu mười bẩy mười…
Cái máy vé bắt đầu nhòe đi. Những dòng rõ ràng mờ hẳn. Những chỉ thị không còn nghĩa lý. Con đường nhỏ lên gặp anh và bóng tối ngày càng ày đặc hơn. Dính như keo. Phải cố sức mới đẩy ra được. Giống như một người bơi ngầm.
Chuyện đó đang xảy ra, một giọng nói báo cho anh. Nó đã bắt đầu.
Đầu óc anh bỗng già nua không thể chịu nổi, tuột khỏi thân thể anh và bay lượn trong không khí, trên đầu anh, từ chỗ đó nó huyên thuyên những lời đe dọa vô ích.
Nó nhìn xuống và ngắm nhìn tấm thân của một chàng trai đang xuyên qua đêm tối và màn mưa rơi. Tấm thân muốn được ngủ, hơn mọi thứ khác trên đời. Ngủ và thức dậy trong thế giới khác. Với mùi da của nàng mà anh vẫn hít thở trong không khí. Thân thể nàng trên thân thể anh. Có thể anh sẽ không bao giờ gặp nàng nữa. Nàng đang ở đâu? Họ có làm gì nàng không? Họ có đánh đập nàng không?
Anh vẫn bước đi. Mặt anh không ngửa lên gặp mưa, cũng không cúi xuống. Không đón mừng, cũng không né tránh.
Dù mưa đã rửa sạch nước bọt của Mammachi trên da anh, nó vẫn không ngăn được cảm giác có người đã nhấc bỏ đầu anh đi rồi nôn mửa vào trong người anh. Chất nôn lầy nhầy trôi tuột xuống nội tạng của anh. Lên tim anh. Phổi anh. Nhỏ giọt từ từ, đặc quánh vào dạ dày anh. Tất cả phủ tạng anh đều ngập trong chất nôn. Mưa chẳng thể làm gì được.
Anh biết anh phải làm gì. Cẩm nang định hướng cho anh. Anh phải gặp Pillai. Anh cũng không rõ tại sao nữa. Chân anh đưa anh đến nhà in Lucky đã khóa cửa, đi qua mảnh sân nhỏ xíu đến nhà Pillai.
Chỉ cố nhấc cánh tay lên gõ cửa cũng làm anh kiệt sức.
Lúc Velutha gõ cửa, Pillai đang nghiền một quả chuối chín, dùng nắm tay ấn nó thành một cục sữa đông trong đĩa. Ông ta bảo vợ ra mở cửa. Bà ta trở vào, trông hờn dỗi và Pillai thấy bỗng trở nên rất gợi tình. Ông ta muốn sờ vú bà ta ngay lúc đó. Nhưng những ngón tay ông ta đang bết chuối và có người ở cửa. Kalyani ngồi lên giường, lơ đãng vỗ nhẹ vào Lenin đang nằm ngủ cạnh bà nội bé nhỏ, mút ngón tay cái chùn chụt.
-
- Con trai của tên Paravan Paapen. Nó nói có việc khẩn.
Pillai chẳng vội gì, ăn cho xong món sữa đông. Ông ta vẩy vẩy ngón tay trên đĩa. Kalyani mang bình nước đến rót cho ông ta rửa tay. Những miếng thức ăn còn lại nổi lềnh bềnh (một quả ớt khô mầu đỏ, một túm rau thơm, chiếc đùi gà rán). Kalyani đưa khăn. Ông ta lau tay, ợ một tiếng cảm kích, rồi đưa ra cửa.
- Enda? Vào cái lúc đêm hôm này?
Lúc đáp lại, Velutha nghe thấy tiếng mình vang trở lại, cứ như vừa đập vào một bức tường. Anh cố giải thích chuyện xảy ra, nhưng chính anh cũng tự thấy mình nói năng không mạch lạc. Anh đang nói chuyện với một người bé nhỏ và xa cách, sau một bức tường bằng kính.
- Đây là một làng nhỏ - Pillai nói - Dân chúng đã nói chuyện này. Tôi đã nghe những điều họ nói. Không phải tôi không biết việc đó vẫn tiếp diễn.
Lại một lần nữa, Velutha thấy mình nói điều gì đó xa lạ với người đang nói chuyện với anh. Giọng ông ta xoắn quanh anh như một con rắn.
- Có thể thế - Pillai nói.
Velutha nhìn thân hình Pillai mờ dần khỏi cửa. Giọng nói lanh lảnh, xa cách của ông ta còn vương lại.
Và chuyện này lại xảy ra lần nữa. Một tôn giáo nữa chống lại bản thân nó. Một công trình nữa xây bằng trí tuệ con người, hủy diệt bằng bản tính con người.
Pillai đóng cửa và quay vào với vợ và bữa ăn. Ông ta quyết định ăn thêm một quả chuối nữa.
- Nó muốn cái gì? - Vợ ông ta vừa hỏi, vừa đưa cho ông ta một quả.
- Họ khám phá ra rồi. Chắc có người nói với họ. Họ đuổi n
- Chỉ có thế thôi ư? Nó còn may là họ không treo cổ nó lên cái cây gần nhất.
- Tôi chú ý thấy có gì là lạ… - Pillai nói khi bóc vỏ chuối - Móng tay thằng này bóng sơn màu đỏ…
Đứng bên ngoài trong mưa, trong ánh sáng ướt át, lạnh buốt của một ngọn đèn đường lẻ loi, Velutha bỗng mệt rũ ra vì buồn ngủ. Anh phải cố ép mi mắt mở ra. Ngày mai, anh tự nhủ. Ngày mai lúc trời tạnh mưa.
Bàn chân đưa anh đến dòng sông. Cho dù chúng đã bị xích lại và anh chỉ là một kẻ tiện dân.
Lịch sử đang xuống dốc.