Số lần đọc/download: 1327 / 48
Cập nhật: 2018-01-17 12:14:21 +0700
###chương 5. Ielts Writing
Cấu trúc và ý tưởng cho bài viết
Không phải người nào cũng viết được văn hay. Một người bình thường, khi gặp một đề nghị luận hay phân tích (bằng tiếng Việt) cũng vẫn sẽ gặp bối rối. Phải bắt đầu từ đầu, như thế nào, cấu trúc ra sao, viết cái gì trước cái gì sau, ý thế này đã hay, đã thuyết phục chưa... đó là vấn đề không hề dễ.
Do đó, cảm giác "không biết viết” nhiều khi không hẳn là do trình độ tiếng Anh của bạn dở, mà còn do nhiều yếu tố khác vừa kể trên.
Cấu trúc bài viết TASK 1
Introduction
Sẽ cần một cầu mở bài, cho biết đồ thị, hình ảnh đề bài cho nói về vấn đề gì:
The graph / Chart / tạble / diagram describes / shows / compares / reveals...
Có thế có thêm một câu nữa nói về tình hình chung: "As is shown in the graph,…". Không có câu này cũng được.
Body
Bạn nên có từ 1-2 đoạn (pạragrạph). Nếu bạn viết 2 đoạn thì mỗi đoạn cần có 1 chủ đề, 1 ý riêng rẽ, nếu không thì chỉ nên viết 1 đoạn thôi.
Nội dung bài viết là về những gì đáng viết, được trình bày theo logic, trình tự và phải phù hợp yêu cầu của đề bài. Bạn không thế chơi "ngông”, bỏ hẳn một ý lớn (như 1 graph trong 3 graph đề cho) vì nghĩ nó không đáng nói.
Đôi khi bạn có cảm giác không biết bắt đầu từ đầu, đó là do bạn chưa tự tin thế hiện ý kiến riêng của mình, bạn muốn có một dàn bài, một khuôn mâu rõ ràng gần như 70-80% rồi cứ thế viết thêm vào. Đó là cách để đạt 6.0.
Đế lấy 7.0, bạn không thế theo một khuôn mẫu nhất định nào. Bạn phải tập nhìn biểu đồ và tự phát triển ý tưởng cho mình. Bạn đầu có thể xem "văn mẫu”, bài mẫu của Task 1, rút ra cách họ khai triển vấn đề và bắt chước theo. Sau đó, thứ tập nhìn biểu đồ và ghi chứ lại những gì mình có thế sẽ viết, rồi so sánh với bài mẫu để "nhặt nhạnh” những ý hay mà mình không có.
Một mẹo nhỏ giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng hơn là: khi xem biểu đồ, hãy luôn tự hỏi: "Có gì hay trong này nhỉ?… Có gì đáng nói nhỉ?” Hãy vừa đọc vừa có những câu hỏi như vậy, bạn sẽ dễ kiếm được thứ mình muốn tìm hơn.
Conclusion
Nếu bạn cảm thấy có thể rút ra kết luận gì đó thì nên cho vào nhưng không bắt buộc phải có.
Cấu trúc bài viết TASK 2
Introduction
Có vô số cách viết. Có hai cách bạn có thế viết là:
- Nếu lại vấn đề (paraphrase) - tương tự những điều đã ghi trong đề bài, dĩ nhiên là không nên copy lại hoàn toàn đề bài. Trả lời trực tiếp và ngắn gọn (trong 1 câu) câu hỏi của đề: đồng ý (agree) hay không, hoặc giải pháp (solution) là gì?...
- Nếu lại vấn đề (như trên). Nói mình sẽ làm gì trong bài viết này (dạng bài discuss both views không có câu hỏi nên không dùng cách trên được).
Ví dụ cách viết introduction và paraphrase:
Governments in the world spend large amounts of money to support arts. However, there are many other essential services, such as healthcare and education, that require urgent actions and subsidies. Discuss both views and give your own opinion.
1. Large amounts of governments’ money have been spent to support arts. Still, some think that goverments should give more support to essential services, such as healthcare and education. This essay will discuss both views and recommend which should receive more money from the government.
2. Governments around the world have been giving substantial financial support to arts (or, giving arts a great deal of financial support). Yet, some argue that support should be redirected to other basic services, like healthcare and education. A discussion of both views will be presented in this essay along with a suggestion on which should be a higher priority for the government.
3. Arts have been receiving significant financial assistance from governments around the world. Yet, fundamental services, such as healthcare and education, are believed to deserve more attention and resources from the government. This essay will examine both aspects and suggest where the government should provide finance to.
Đoạn 1 là cách paraphrase đơn giản, chỉ thay đổi cấu trúc câu, còn từ ngữ thì vẫn giữ nguyên. Đoạn 2, 3 có nhiều thay đổi hơn hắn đoạn 1.
Body
Mỗi đoạn nói về 1 chủ đề, 1 vấn đề, 1 ý xuyên suốt.
Đấy là điều rất quan trọng mà bạn cần nhớ khi viết essay. Tôi sẽ tiếp tục ví dụ cho phần body cho đề bài được nêu ra trong phần Introduction. Giả sử bạn có những ý sau: (môi dấu + khi khai triển ý ra sẽ đủ để viết thành 1 đoạn hoàn chính)
* Healthcare:
+ discover new treatments for serious diseases
+ reduce the cost so that the poor can have access to quality medical services
* Education:
+ people behaving in a civil manner -> reduce crime rates
+ produce new breakthroughs in technology
* Arts:
+ entertaining activities: singing, dancing, drawing -> enrich human lives
+ boost people's mood -> better health, higher level oflabor productivity
Phần body bạn nên có từ 2-3 đoạn. Và mỗi đoạn cần 1 chủ đề nhất định. Cách sắp xếp sau đây
khá hợp lý:
Cách 1:
- Đoạn 1 — Nói ngắn gọn về cả healthcare và education.
- Đoạn 2 — Nói về arts, nhiều lập luận và chi tiết hơn.
- Nếu bạn muốn ủng hộ arts, thì đoạn 1 bạn sẽ chỉ nói qua loa, nói là đóng góp health, education cũng có một số lợi ích sau, nói sơ qua 1, 2 ý, rồi chuyển sang đoạn 2 nói về arts, đề cao arts và nói rằng ích lợi của arts bao hàm cả hai vấn đề trên… Tới phần Conclusion, bạn sẽ kết luận arts nên nhận support nhiều hơn.
Cách 2:
- Đoạn 1 — Nói kĩ về Healthcare.
- Đoạn 2 — Nói kĩ về Education.
- Đoạn 3 — Nói sơ qua về Arts.
- Cách này bạn có thế không ủng hộ arts, nói rằng arts cũng có chút lợi ích, nhưng SO với healthcare và education thì không nhiều, vì không nghiêm trọng và thiết thực bằng...
Phần Conclusion bạn nên khẳng định lợi ích về healthcare và education và đầu tư tài chính vào đó.
- Bạn cũng có thế đổi thứ tự các đoạn, nói arts đầu tiên rồi sau đó tới healthcare và education.
Theo hai cách này thì mỗi đoạn sẽ chỉ có một chủ đề, một ý xuyên suốt, như vậy là đạt yêu cầu.
Còn như cách viết sau đấy thì không đạt yêu cầu:
- Đoạn 1: Nói về arts và nói qua về healthcare.
- Đoạn 2: Tiếp tục nói về arts rồi lại nói sang education.
Conclusion
Money invested in essential services appears to be a more meaningful and helpful contribution. It can help in finding new cures, providing better healthcare to the poor and lowering crime rates.
Although arts have their benefits, they seem not enough to justify the government's large spending. Thus, the government should reallocate (or, plan/set) its budget to have more money going to essential services. (or, the government should put more weight into essentail services)
Những việc bạn cần làm:
- Tóm tắt lại các ý chính (paraphrase) — Cấu thứ 2,3. Kết luận hàm ý trong bài chỉ nói về 3 ý, new cures, healthcare for the poor và crime rates. Nếu trong bài có nói về y technolgy breakthrough thì kết luận cũng cần bao gồm ý đó.
- Trả lời câu hỏi đề bài — Cấu cuối & nửa sau câu 3.
- Và có thể đưa ra ý kiến riêng — Cấu thứ 1.
- Và quan trọng là không đưa ra lập luận mới, hay ý mới. Nếu trong bài không nói đến new cures thì đến kết luận bạn cũng đừng tham mà cho new cures vào. Đừng "for example” nữa. Đấy là dấu hiệu rõ nhất là bạn đang sắp sửa đưa ra ý mới, lập luận mới vào phần kết luận.
Ý tưởng để viết bài
Câu hỏi How
Nhiều bạn đã quen suy nghĩ ngắn gọn, cô đọng nên thường gặp rắc rối là làm sao để viết đủ dài, đủ 250 từ. Bản thân tôi cũng từng gặp vấn đề tương tự. Giả sử gặp đề nói về lợi ích và tác hại của máy vi tỉnh đi, tôi chỉ viết được 2 đông, là "mảy tính thì giúp con người làm việc nhanh, tiện lợi hơn nhưng cũng có tác hại là dễ gây nghiện, làm cho con người thụ động” rồi tắc luôn, không còn ý gì để viết nữa.
Một lời khuyên mà nhiều người thường đưa ra là dùng các câu hỏi Wh — Why, What, When, Where… và How. Nhưng những câu What, When, Where, Why thường chỉ toàn đưa ra những ý lạc đề, chỉ có câu hỏi "How — Như thế nào” là dùng được. "Mảy tính tiện lợi như thế nào? Giúp tiếp cận với thông tin nhanh hơn, lưu trữ thông tin nhiều hơn, liên lạc với người khác dễ hơn, là phương tiện giải trí…”
Mẹo để tìm ý tưởng nhanh hơn
Ngoài ra, để có nhiều ý tưởng viết hơn, bạn có thế phải bớt khắt khe đi trong quá trình chọn lọc ý tưởng. Ý tưởng cho bài IELTS, chỉ cần "hơi hơi" có lý là được, không cần phải logic chặt chẽ tuyệt vời. Khi lập dân ý, hãy cứ liệt kê ra các ý nảy ra trong đầu bạn đầu tiên, "nhảm" một chút cũng được, miễn là không hoàn toàn vô lý.
Ví dụ như đề "Có nên bảo tồn ngôn ngữ không?”, bạn có thể lập dân ý "tào lao" như sau: "Language is part of culture, losing language = losing culture -> less fun, for instance: Los Angeles is a great city, full of energy and excitement, partly because of its dynamic multi-culture...”
Dĩ nhiên về language thì có rất nhiều ý nghiêm túc để viết, nhưng trong khoảng thời gian hạn hẹp và căng thắng như thi viết IELTS thì dành nhiều thời gian cho việc tìm ý tưởng chưa hẳn đã tốt. Chỉ cần bằng lòng với những ý tàm tạm như vậy và viết tốt những ý đó là quá đủ cho IELTS 7.0. Đừng bỏ quả nhiều thời gian để nặn ra ý sắc bén, hãy dành thời gian để trau chuốt từ ngữ và ngữ pháp nhiều hơn.
Đừng bị gò bó
Mục đích của những cấu trúc và cách viết được nhắc đến ở trên là để giúp bạn phát triển ý tưởng và lập dàn bài nhanh hơn, suôn sẻ hơn. Phần Intro phải viết những ý gì; phần Body nên có mấy đoạn, mỗi đoạn ý chính là gì, khai triển ra sao,… bạn đều đã biết. Nếu thỉnh thoảng bạn không muốn diễn đạt theo cấu trúc trên, vì nó không phù hợp với cách dẫn dắt ý của bạn, thì bạn cứ hãy tự tin viết theo ý mình. Vì khi ép mình theo khuôn thường sẽ làm cho câu văn rất rời rạc, thiếu mạch lạc. Tự do thoải mái diễn đạt thì lời văn của bạn sẽ có chất lượng hơn nhiều.
Cũng có trường hợp bài Intro chỉ 1 câu, kết luận cũng chỉ 1 câu mà vẫn đạt điểm 7.0 (chắc chắn trường hợp này sẽ bị trừ điếm cấu trúc), đỏ là vì phần Body diễn đạt rất tốt.
Lưu ý khác khi viết
Tentative Language
Người viết không quen theo văn phong Academic thường có xu hướng over-generalise: khẳng định, bao quất/khải quất hóa, nói chung chung. Đấy là lỗi mà bạn không được mắc nếu muốn lấy 7.0 hoặc hơn.
Ví dụ cách viết generalise:
- Lazy students get lower scores than hard-working students.
- IELTS scores are improved by doing a lot of practice tests.
- Money invested in essential services is a more meaningful and helpful contribution.
Trong môi trường Academic rất kị những câu khẳng định kiểu như vậy vì chúng rất dễ bị phản bác.
Trong IELTS, đây bị coi là lỗi nghiêm trọng về logic và ngữ nghĩa, thế hiện người viết chưa biết cách diễn đạt tiếng Anh chuẩn xác.
Bạn có chắc chắn 100% răng "Sinh viên lười thì điểm thấp hơn sinh viên chăm không?”, "Làm nhiều bài test sẽ nâng được phần nào band score không?” câu trả lời là "Không, nhưng thường thì là vậy."
Do vậy nên bạn cần phải giảm bớt sự chắc chắn, làm nhẹ ý nghĩa câu văn của mình đi. Bằng cách sử dụng các từ như often, usually, can, might, may, tend to, seem, appear…
- Lazy students tend to get lower scores than hard-working students.
- IELTS scores can be improved by doing a lot of practice tests.
Không nên dùng Personal pronouns
Personal pronouns là các từ chi cả nhân như I, you, me, we, my, our... Bài viết của bạn sẽ khách quan và academic hơn khi không có personal pronoun.
Linking words
Những từ nổi — Linking words giúp bài viết mạch lạc hơn — đấy cũng là một trong những tiêu chí chấm điểm IELTS.
Các linking words bạn có thể dùng:
Reason
- Because
- Since
- As
- Because of
Result
- As a result
- As a consequence
- Therefore
- Thus
- Consequently
Addition
- Moreover
- In addition / additionally
- Furthermore
Contrast
- However
- Nevertheless
- Although / even though
- Yet
- In contrast
- On the other hand
Examples
- For example,
- For instance,