Sự khác biệt giữa thất bại và thành công là giữa làm gần đúng, và làm thật đúng.

Edward Simmons

 
 
 
 
 
Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 389 / 41
Cập nhật: 2019-11-10 14:20:04 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16 - Nam Bán Cầu
ầu đạn vừa thoát khỏi một nguy hiểm khủng khiếp bất ngờ. Ai có thể tưởng tượng nổi một sự gặp gỡ như thế với một sao băng? Những vật thể lang thang như thế có thể gây cho các nhà du hành những hiểm nguy nghiêm trọng. Đối với họ chẳng khác nào những tảng đá ngầm rải rác trong khoảng không này, và càng tai hại vì họ không thể nào chạy trốn được. Nhưng những nhà du hành không gian này có than vãn về chuyện đó không? Không, vì thiên nhiên đã cho họ chứng kiến cảnh một thiên thạch nổ tung trông thật rực rỡ, như chùm pháo hoa hiếm có mà không một Ruggieri[27] nào có thể bắt chước được. Tuy chỉ vài giây đồng hồ, nhưng nó đã soi sáng cả cái vẻ huy hoàng không thấy được của nguyệt cầu. Trong những giây phút ngắn ngủi được chiếu sáng đó, nào lục địa, nào biển, nào rừng núi đã hiện ra trước mắt họ. Phải chăng chính lớp khí quyển đó đã mang đến cho bề mặt bí ẩn ấy những phân tử sống? Biết bao vấn đề chưa được giải quyết, óc tò mò nào của con người đã đặt ra từ xưa đến nay!
[27] Gaetano Ruggieri, nhà thiết kế và chế tạo pháo hoa, sống ở thế kỷ 18 (Caruri).
Lúc ấy là ba giờ rưỡi chiều. Quả đạn đang bay theo một đường cong quanh Mặt Trăng. Quỹ đạo của nó còn bị thay đổi vì các thiên thạch trên nữa không? Người ta sợ điều đó. Nhưng dầu sao đầu đạn phải bay theo một đường cong được xác định bởi những định luật cơ học thuần lý. Barbicane có khuynh hướng tin rằng đường cong này sẽ là đường parabôn hơn là đường hiperbôn. Nhưng với một đường parabôn quả đạn phải bay nhanh ra khỏi chóp bóng tối chiếu vào không gian ngược chiều với Mặt Trời. Thật vậy, chóp bóng tối này rất hẹp, đường kính góc của Mặt Trăng rất nhỏ nếu người ta so sánh nó với đường kính góc của Mặt Trời. Thế mà, mãi đến bây giờ, đầu đạn vẫn trôi nổi trong cái bóng tối sâu thẳm này. Dù vận tốc của nó có như thế nào – mà chắc là nó không đến nỗi tệ – thời gian bị che khuất vẫn tiếp tục. Đó là một thực tế hiển nhiên, nhưng có thể đó không phải là một quỹ đạo hoàn toàn là parabôn như giả thuyết. Đó là một vấn đề mới làm bận trí óc của Barbicane, ông đang ở tình trạng tù túng trong một vòng lẩn quẩn những bí ẩn mà ông không thể nào gỡ ra được.
Không một nhà du hành nào nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi một lúc: mỗi người đang chờ đợi một sự kiện bất ngờ nào đó làm loé lên một tia sáng mới về những nghiên cứu thiên tượng học. Vào lúc năm giờ, Michel Ardan phát cho mỗi người vài miếng bánh và thịt nguội coi như một bữa ăn chiều, tất cả mọi người nuốt vội và không ai chịu rời cửa sổ họ đang đứng, trong khi hơi nước vẫn tiếp tục đông cứng trên cửa kính.
Vào lúc năm giờ bốn mươi lăm phút chiều, Nicholl cầm ống nhòm hướng về bờ phía Nam của nguyệt cầu theo hướng của đầu đạn đang bay, ông chú ý đến vài điểm sáng nổi bật trên màn trời tối đen. Chúng giống như một dãy núi lượn sóng và rất sáng. Ranh giới cuối cùng của Mặt Trời cũng như thế khi nó hiện ra một phần tám.
Người ta không thể lầm về chuyện đó, đây không phải là một thiên thạch đơn giản nữa, cái ánh sáng này không có màu sắc và bất động, không khác gì một ngọn núi lửa đang bùng nổ. Barbicane vội thốt lên.
- Mặt Trời! – Ông reo lên.
- Cái gì? Mặt Trời à? – Nicholl và Michel Ardan nói.
- Phải, các bạn ạ, chính Mặt Trời đang chiếu sáng những đỉnh núi nằm ở Nam bán cầu của Mặt Trăng. Rõ ràng chúng ta đang đến gần cực Nam!
- Sau khi đã bay ngang qua cực Bắc – Michel đáp – Như vậy chúng ta đã bay vòng quanh vệ tinh của chúng ta!
- Vâng, anh bạn Michel dũng cảm ạ.
- Như thế không còn là hiperbôn, không còn là parabôn, cũng chẳng phải là những đường cong không khép kín đáng sợ kia nữa!
- Không, nhưng là một đường cong khép kín.
- Nó gọi là gì?
- Một êlíp. Thay vì mất hút trong không gian liên hành tinh, chắc chắn đầu đạn sẽ bay theo một vòng tròn êlíp quanh Mặt Trăng.
- Đúng thế!
- Và nó sẽ trở thành vệ tinh của Mặt Trăng.
- Mặt Trăng của Mặt Trăng! – Michel Ardan reo lên.
- Chỉ có điều tôi sẽ cho anh hay, anh bạn ạ – Barbicane đáp lại – rằng không phải thế là một nguy hiểm cho chúng ta đâu!
- Vâng, nhưng bằng một cách khác và vui hơn! – Anh chàng người Pháp vô tư đáp với nụ cười dễ mến trên môi.
Ông chủ tịch Barbicane có lý. Khi bay theo một đường tròn êlíp chắc chắn đầu đạn sẽ quay mãi mãi quanh Mặt Trăng, như một vệ tinh phụ. Đó là một vệ tinh mới được thêm vào Thái Dương Hệ, một thiên thể nhỏ xíu chỉ có ba người – mà thiếu khí họ sẽ chết ngay. Barbicane không vui vẻ gì về hoàn cảnh chung cuộc này. Ảnh hưởng của hai lực hướng tâm và ly tâm đã ấn định cho quả đạn phải như thế! Ông và các bạn đồng hành sẽ lại nhìn thấy mặt được chiếu sáng của Mặt Trăng. Có thể họ còn sống để nhìn một lần cuối cùng địa cầu sáng rực trong tia nắng Mặt Trời! Có thể họ sẽ chào vĩnh biệt địa cầu mà họ không bao giờ gặp lại nữa! Rồi đầu đạn của họ chỉ còn là một cái khối tắt ngúm, không sức sống, giống như những thiên thể trơ trơ đang quay trong không gian kia. Niềm an ủi duy nhất đối với họ lúc này là cuối cùng đã thoát khỏi bóng tối thăm thẳm, được trở lại với ánh sáng, là được đi vào những vùng tràn ngập ánh nắng Mặt Trời!
Trong khi đó những ngọn núi mà Barbicane đã thấy từ từ hiện ra khỏi bóng tối. Đó là những ngọn Doerfel và Leibnitz nằm ở Nam bán cầu Mặt Trăng.
Tất cả những ngọn núi ở mặt nhìn thấy đều đã được đo rất chính xác. Có thể người ta rất ngạc nhiên về độ chính xác này, nhưng đó là nhờ những phương pháp đo độ cao tối ưu. Người ta có thể quả quyết rằng độ cao của những ngọn núi ở trên Mặt Trời được đo chính xác không thua gì độ cao những ngọn núi trên Trái Đất.
Phương pháp thường dùng nhất là phương pháp vừa đo bóng của những ngọn núi vừa tính đến độ cao của Mặt Trời lúc quan sát. Cách đo này được thực hiện dễ dàng bằng một ống kính lưới có hai sợi dây chéo nhau hình chữ thập, với điều kiện đường kính thực của Mặt Trăng được biết chính xác. Phương pháp này cũng cho phép tính chiều sâu của những miệng núi lửa và những lỗ trũng của Mặt Trăng. Galilée đã dùng, và từ lâu các ông Beer và Moedler đã dùng thành công phương pháp này.
Một phương pháp khác gọi là phương pháp đường tiếp tuyến cũng có thể được dùng để đo những địa hình nguyệt cầu. Người ta áp dụng phương pháp này lúc những ngọn núi tạo thành những điểm sáng thấy được trên đường ranh giới giữa tối và sáng nằm ở phần tối của nguyệt cầu. Những điểm sáng này được tạo nên bởi những tia Mặt Trời nằm trên các tia tạo thành giới hạn của pha. Vậy đo khoảng tối giữa điểm sáng và phần sáng của pha gần nhất cho biết chiều cao chính xác của điểm này. Nhưng người ta biết rằng phương pháp này chỉ áp dụng được cho những ngọn núi ở gần đường rãnh giữa tối và sáng. Một phương pháp thứ ba dùng để đo mắt nhìn nghiêng những ngọn núi Mặt Trăng chiếu trên nền bằng một vị kế, nhưng phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những ngọn núi gần vành của Mặt Trăng.
Trong mọi trường hợp người ta thấy rằng cách đo bóng, đo khoảng cách hoặc đo độ mắt nhìn nghiêng chỉ có thể thực hiện được khi những tia sáng Mặt Trời chiếu nghiêng và Mặt Trăng so với người quan sát. Khi những tia này chiếu thẳng, nói cách khác, khi trăng tròn thì không còn bóng tối nào trên đĩa trăng nữa nên việc quan sát không thể nào thực hiện được.
Galilée là người đầu tiên, sau khi biết có những ngọn núi trên Mặt Trăng, đã dùng phương pháp đo bóng để tính độ cao. Như đã nói, ông cho chúng độ cao trung bình là bốn ngàn năm trăm toa[28]. Hévélius hạ con số này xuống rất nhiều, ngược lại Riccioli tăng gấp đôi. Những cách đo này đều quá đáng. Herschel nhờ có được những dụng cụ chính xác nên đã đến gần với độ cao thực tế nhiều hơn. Nhưng sau cùng cũng phải tìm cho ra sự thật bằng những phương pháp hiện đại.
[28] Toise, đơn vị đo chiều dài của Pháp, dài gần hai mét.
Các ông Beer và Moedler, những nhà nghiên cứu về Mặt Trăng giỏi nhất thế giới đã đo được một ngàn chín mươi lăm ngọn núi Mặt Trăng. Từ những tính toán của họ kết quả có sáu ngọn núi cao trên năm ngàn tám trăm mét. Đỉnh cao nhất trên Mặt Trăng đo được là bảy ngàn sáu trăm ba mét, như vậy nó thấp hơn những đỉnh núi của địa cầu, vì địa cầu có một vài ngọn cao hơn từ năm đến sáu trăm toa. Nhưng, nếu người ta so sánh chúng với thể tích tương ứng của hai thiên thể thì những ngọn núi Mặt Trăng tương đối cao hơn những ngọn núi Trái Đất. Những ngọn núi Mặt Trăng chiếm một phần bốn trăm bảy mươi đường kính nguyệt cầu, trong khi những ngọn núi Trái Đất chỉ chiếm có một phần một ngàn bốn trăm bốn mươi đường kính địa cầu. Để một ngọn núi địa cầu có được những tỷ lệ tương đối với một ngọn núi nguyệt cầu, độ cao thẳng đứng của nó phải đo được sáu dặm rưỡi. Thế nhưng, ngọn cao nhất chỉ được chín kilômét. Như vậy, tiếp tục so sánh ta thấy dãy Himalaya có ba đỉnh núi cao hơn những đỉnh núi nguyệt cầu là: ngọn Everest, cao tám ngàn tám trăm ba mươi bảy mét, ngọn Kunchinjuga cao tám ngàn năm trăm tám mươi tám mét và ngọn Dwalagiri cao tám ngàn một trăm tám mươi bảy mét. Những ngọn Doerfel và Leibnitz của Mặt Trăng có độ cao bằng độ cao của ngọn Jewahir cùng dãy đó, từ bảy ngàn sáu trăm lẻ ba mét. Newton, Casatus, Curtius, Short, Tycho, Clavius, Blancanus, Endymion, cao hơn ngọn Mont Blanc, ngọn này cao bốn ngàn tám trăm mười mét. Bằng ngọn Mont Blanc có đỉnh Moret, Théophyle, Catharnia; bằng ngọn Mont Rose, tức bốn ngàn sáu trăm ba mươi sáu mét, có đỉnh Piccolomini, Werner, Harpalus; bằng ngọn Cervin tức cao bốn ngàn năm trăm hai mươi hai mét, có đỉnh Macrobe, Eratosthène, Albateque, Delambre; bằng ngọn Pic de Ténériffe, cao ba ngàn bảy trăm mười mét, có đỉnh Bacon, Cysatus, Phitolaus và những đỉnh cao Alpes; bằng ngọn Mont Perdu của dãy Pyrénées, tức cao ba ngàn ba trăm năm mươi mốt mét, có đỉnh Roemer và đỉnh Boguslawski; bằng ngọn Etna cao ba ngàn hai trăm ba mươi bảy mét, có đỉnh Hercule, Atlas, Furnerius.
Đó là những đỉnh được so sánh để có thể ước lượng độ cao của những ngọn núi nguyệt cầu, và quỹ đạo của đầu đạn đang hướng về vùng núi non này của Nam bán cầu. Ở đó có những ngọn núi cao tiêu biểu nhất của khoa sơn văn nguyệt cầu.
Bay Quanh Mặt Trăng Bay Quanh Mặt Trăng - Jules Verne Bay Quanh Mặt Trăng