Số lần đọc/download: 3609 / 102
Cập nhật: 2015-07-15 23:34:21 +0700
Vị Thánh Chờ Phong
T
ôi gặp lại Margarito Duarte sau hai mươi năm, tại một trong các con đường nhỏ hẹp đầy bí ẩn ở Trastevere; lúc đầu tôi hơi ngờ ngợ không nhận ra ông ngay, bởi vì ông ta nói một thứ tiếng Tây Ban Nha hơi ngắc ngứ ngập ngừng và có dáng vẻ như một người Cổ La Mã. Tóc ông bạc, thưa và không có gì lưu lại từ phong cách long trọng với quần áo tang chế của một người trí thức xứ Andea quê ông, lần đầu ông đến Rome; nhưng qua cuộc chuyện trò, tôi dần dần nhận dạng lại ông, qua thăng trầm của năm tháng, và thấy lại con người ông trước kia: kín đáo, khó đoán trước và rất mực kiên trì như một người thợ đẽo đá. Trước khi nhấp ly cà phê thứ hai nơi một trong các quán ngày xưa chúng tôi vẫn thường ngồi, tôi đánh bạo thốt ra nỗi nghi vấn đang dày dò trong tôi.
"Rồi điều gì xảy ra với vị Thánh?".
"Vị Thánh kia kìa", ông trả lời "vẫn đợi đấy để chờ phong".
Chỉ có chàng ca sĩ giọng tenor Rafael Ribero Silva và tôi mới có thể hiểu được sức nặng nhân bản ghê gớm trong câu trả lời của ông mà thôi. Chúng tôi biết rõ bi kịch của ông đến độ trong hàng bao năm trời tôi đã nghĩ Margarito Duarte là một nhân vật đang đi tìm tác giả, và chúng tôi, những người viết tiểu thuyết, chờ đợi cả đời để được gặp và nếu tôi đã không bao giờ để ông tìm ra tôi, chính bởi vì đoạn kết chuyện đời ông có vẻ như ngoài sức tưởng tượng.
Ông ta đã đến Rome trong mùa xuân rạng rỡ năm xưa khi những đóa hồng mới cắt đã được tẩm liệm cho cô bé. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc hơn, đó là thi thể cô bé nhẹ tênh, không trọng lượng.
Hàng trăm kẻ hiếu kỳ, bị lôi cuốn bởi tin đồn vang dội về phép lạ, ùn ùn đổ về làng quê đó. Không còn nghi ngờ gì nữa: Sự bất khả diệt của thi thể là một dấu hiệu không thể nghi ngờ về tính thánh thiện và ngay cả vị Giám mục của giáo khu cũng nhận định rằng một điều kỳ diệu như thế cần được đệ trình lên Tòa thánh Vatican phán xét. Và thế là họ kêu gọi toàn giáo dân quyên góp cho Margarito Duarte có thể đi đến Rome để đấu tranh cho chính nghĩa, bây giờ không chỉ còn là của riêng ông hay chỉ giới hạn trong lũy tre làng chật hẹp của miền quê vùng cao hẻo lánh kia nữa mà đã trở thành một vấn đề quốc thể.
Margarito Duarte đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của ông nơi nhà trọ tại quận Panoli yên tĩnh; ông đã bốc mộ con gái và giở nắp quan tài lên như thế nào. Qua đó, chàng ca sĩ tenor Riberto Silva và tôi đã tham dự vào phép lạ. Di hài cô bé không giống những cái xác khô quắt thường thấy tại rất nhiều viện bảo tàng trên khắp thế giới, mà là một bé gái ăn mặc như cô dâu trong ngày cưới, nằm ngủ bình thản sau một thời gian dài dưới mộ sâu. Làn da cô mềm mại, ấm áp và đôi mắt mở ra của cô thật trong trẻo, tạo nên cái ấn tượng rờn rợn là đôi mắt đó đang nhìn ta từ cõi chết. Những đóa hoa cam giả bằng sa tanh trên vương miện đã không đứng vững nỗi trước bao khắc nghiệt của thời gian, như làn da của cô, nhưng những đóa hồng đặt vào tay cô thì vẫn còn tươi nguyên, sinh động. Và cũng đúng thực là trọng lượng của cái hộp gỗ thông ấy cũng không thay đổi khi chúng tôi dời thi hài cô bé.
Margarito Duarte bắt đầu cuộc thương thuyết ngay trong ngày hôm sau khi mới đến Rome, trước tiên, với sự trợ giúp của các nhân viên ngoại giao, nhiều cảm tình nhưng không mấy hiệu nghiệm; sau đó bằng bất kỳ chiến lược nào mà ông có thể nghĩ ra để tránh né vô số các rào cản được dựng lên bởi Tòa thánh Vatican. Ông ta luôn luôn rất kín đáo về những biện pháp ông đang thi hành, song chúng tôi cũng biết được rằng các biện pháp đó nhiều lắm và chưa có biện pháp nào hiệu nghiệm.
Ông liên hệ với các hội đoàn tôn giáo và các tổ chức từ thiện, họ chăm chú nghe ông mà không ngạc nhiên và đều hứa tiến hành tức thời những cuộc vận động chẳng bao giờ được thực hiện. Sự thật, lúc đó không phải là thời điểm thích hợp lắm. Mọi chuyện liên quan đến việc diện kiến Đức Thánh Cha đều phải bị hoãn lại cho đến khi Giáo Hoàng vượt qua được những cuộc tấn công của các tràng nấc cụt đang dai dẳng đề kháng lại cả các kỹ thuật tinh vi của y khoa chính thống lẫn mọi thứ thần phương diệu thuật được cung tiến cho Ngài từ khắp mọi nơi trên trái đất. Cuối cùng, trong tháng bảy, Giáo Hoàng Pius XII bình phục và đến Castel Gandolfo để an dưỡng trong mùa hè. Margarito mang Thánh thể đến cuộc diện kiến ban phước lành hàng tuần của Ngài, hy vọng mình có thể trình diện thi thể của con cho Đức Thánh Cha, ngài xuất hiện ở sân trong, trên ban công rất thấp, khiến Margarito có thể thấy các móng tay được dũa bóng của Ngài và ngửi được mùi nước hoa Lavender từ người Ngài.
Ngài không đi lại giữa đám du khách đến từ khắp các quốc gia để diện kiến Ngài, như Margarito đã tiên liệu, mà Ngài chỉ lặp lại một bài phát biểu bằng sáu thứ tiếng và kết thúc bằng một lời chúc phúc chung chung.
Sau nhiều lần trì hoãn, Marganto quyết định tự tay nắm lấy vấn đề, và ông ta đã thảo ra và gởi đi một bức thư dài khoảng sáu mươi trang đến Phủ Đặc Uy Giáo Vụ Văn Thư, nhưng không nhận được hồi âm nào. Ông đã tiên liệu điều này, bởi vì người phụ trách văn thư khi nhận bức thư viết tay của ông với đầy đủ nghi thức nhưng chẳng thèm hạ cố nhìn qua thi hài con bé, dầu chỉ là một cái liếc mắt; các viên thư ký đi ngang qua nhìn sơ một tí, song cũng chẳng hề chú tâm. Một người trong bọn còn cho ông biết rằng năm trước đó họ đã nhận hơn tám trăm bức thư thỉnh nguyện phong thánh cho các di hài còn nguyện vẹn ở khắp mọi nơi trên hành tinh này. Cuối cùng, Margarito yêu cầu rằng tính vô trọng lượng của thi thể cô bé cần được chứng thực. Viên chức phụ trách kiểm chứng điều đó khước từ việc thị thực.
"Hẳn đây là một trường hợp ám thị tập thể", ông nói.
Trong những giờ nhàn rỗi hiếm hoi, vào những ngày chủ nhật khô ráo của mùa hè, Margarito ngồi lại trong phòng, ngấu nghiến quyển sách nào có vẻ liên quan đến mục tiêu của ông ta.
Cuối mỗi tháng, theo sáng kiến của mình; ông thảo ra bảng tính toán chi tiết liệt kê các khoản chi phí của mình vào một quyển tập, chăm chút vận dụng thuật viết chữ đẹp toàn hảo của một viên thư ký trưởng để cung cấp cho quý vị hảo tâm quyên góp nơi làng quê ông, với bảng chiết tính rất chặt chẽ và luôn cập nhật hóa. Chưa đầy một năm, ông đã biết rõ các ngóc ngách mê lộ của thành phố Rome như thể ông đã sinh trưởng nơi đó từ bé, nói trôi chảy tiếng Ý, ngắn gọn rõ ràng như nói tiếng Tây Ban Nha vùng Andea của ông vậy và ông cũng biết nhiều như bất cứ ai, về tiến trình phong thánh. Nhưng bao nhiêu thời gian đã trôi qua trước khi ông thay đổi bộ tang phục, áo veste và cái mũ quan tòa, vào thời ấy ở Rome là điển hình cho một vài hội kín nào đó với những mục tiêu không tiết lộ cho ai. Ông đi ra đường rất sớm với cái hộp dựng vị Thánh và đôi khi ông trở về rất trễ ban đêm, kiệt sức và buồn bã nhưng luôn luôn có một tia sáng cho lòng ông tràn ngập hân hoan tiếp sức cho ông ngày hôm sau.
"Các vị Thánh sống khoảng thời gian riêng của các vị ấy", có lẽ ông tự nhủ thế.
Đấy là thời kỳ đầu tôi đến Rome, khi tôi thôi học ở Trung tâm Điện ảnh Thực nghiệm và tôi cùng đi con đường Thánh giá của ông với lòng cuồng nhiệt không thể nào quên. Nhà trọ của chúng tôi, trong thực tế là một căn hộ tân tiến chỉ cách biệt thự Borghese vài bước. Bà chủ nhà giữ hai phòng để ở còn bốn phòng kia cho các sinh viên nước ngoài thuê. Chúng tôi gọi bà là Bella Marie, và trong độ chín muồi của mùa thu, nhan sắc bà ta trông cũng mặn mà, duyên dáng chán và luôn luôn đáng tin cậy đối với cái quy luật thiêng liêng: mỗi người thuê phòng là một ông vua trong căn phòng riêng của họ. Người thực sự phải mang gánh nặng của sinh hoạt thường ngày là bà chị già của bà ta, dì Antonietta, một thiên thần không cánh, làm việc hết giờ này qua giờ nọ, suốt ngày đi qua các căn phòng với xô nước và bàn chải chà láng sàn nhà bằng đá cẩm thạch, sạch bóng hết chỗ chê. Chính bà ấy đã tập cho chúng tôi ăn các con chim hót hay mà chồng bà, Bartolino đã bắt được - một thói quen xấu sót lại từ thời chiến - và bà đã cho Margarito ở nhờ nhà bà khi ông ta không còn đủ sức trả tiền nhà cho Bella Maria nữa.
Không có cái gì lại ít thích hợp với bản chất của Margarito hơn là cái căn nhà vô chính phủ đó. Mỗi giờ đều có vài chuyện ngạc nhiên dành cho chúng tôi, ngay cả khi mới rạng sáng, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng gầm đáng sợ của con sư tử nơi vườn thú trong biệt thự Borghese. Chàng ca sĩ giọng tenor Riberto Silva đã được một đặc ân: Người dân La Mã không ghét những buổi luyện giọng vào ban sáng của anh ta. Anh ta thức dậy lúc sáu giờ sáng, tắm nước lạnh theo một phương pháp y học nào đó, cạo tỉa hàng ria và lông mi theo kiểu quỉ Mephistopheles và chỉ khi đã sẵn sàng, mặc áo choàng tắm kiểu dân Tartare, quấn khăn choàng lụa Trung Quốc, xịt lên người nước hoa Colognee, lúc đó anh ta mới để cả thân xác và tâm hồn vào những bài tập luyện giọng. Anh ta muốn mở toang các cửa sổ trong phòng, ngay cả khi các ngôi sao mùa đông còn lấp lánh trên bầu trời lạnh giá, và làm nóng người lên bằng những tràng âm thanh cao dần lên của các tình khúc aria vĩ đại cho đến khi anh ta lên giọng đến hết bậc thang âm. Hàng ngày, mọi người chờ đợi khi anh lên đến "tông đô" ở cuối thang âm, thì con sư tử ở biệt thự Borghese sẽ trả lời anh bằng tiếng gầm rung cả đất.
"Cậu đúng là hiện thân của Thánh Mark, cậu ca sĩ ạ", dì Antonietta kêu lên với nỗi ngạc nhiên thật sự "Chỉ có ông thánh đó có thể trò chuyện với sư tử".
Một sáng mai nọ, không phải tiếng gầm của con sử tử trả lời như thường lệ, chàng ca sĩ tenor vừa cất tiếng hát bài song ca tình tứ trong vở kịch Othello - "Già nella notte densa s'estingue ogni clamor" - thì bỗng từ cuối sân, chúng tôi nghe tiếng hát đáp, bằng một giọng kim nữ (soprano) tuyệt vời.
Giọng kim nam (tenor) tiếp tục và hai giọng hòa ca toàn bộ khúc hát khiến mọi người chung quanh mê mẩn, tất cả cửa sổ mở rộng để thánh hóa nơi ở của mình với dòng thác của tình yêu không cưỡng được đó. Chàng ca sĩ tenor gần như ngất xỉu khi biết rằng nàng Desdemona vô hình của chàng ta không ai khác hơn là nữ danh ca Maria Caniglia.
Tôi có cảm tường là tình tiết đó đã đem lại cho Margarito Duarte một lý do vững chắc để quyến luyến đeo đẳng đời sống trong căn nhà đó. Từ đấy trở đi ông ta ngồi với chúng tôi tại bàn ăn chung chứ không phải như lúc đầu ông ta ngồi trong nhà bếp nơi dì Antonietta hầu như mỗi ngày vẫn cho ông ta ăn món chim hầm ngon tuyệt của bà. Khi bữa ăn xong, Bella Maria đọc lớn mấy tờ báo hàng ngày để dạy tiếng Ý cho chúng tôi và bình luận thời sự với sự dí dỏm độc đáo mang lại vui thích cho người nghe. Một ngày kia, với ẩn ý nói bóng gió về vị Thánh, bà ta kể cho chúng tôi rằng ở thành phố Palermo có một viện bảo tàng rất lớn lưu trữ nhiều thi hài không hư nát của đàn ông, đàn bà, trẻ con và của cả một số Giám mục; tất cả đều được đào lên từ nghĩa trang Capuchina. Tin ấy làm Margarito bối rối đến độ ông ta không còn lúc nào thanh thản cho đến khi chúng tôi cùng đến Palermo. Nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua các dãy hành lang đầy những cái xác ướp chẳng vẻ vang gì kia đã đủ để ông tự an ủi:
"Những cái này chẳng giống tí nào đâu ông nói - "Các bạn có thể nói ngay rằng họ đã chết".
Sau bữa ăn trưa, thành phố Rome thường rơi vào cơn lơ mơ của tiết trời tháng tám. Mặt trời chiều vẫn bất động giữa bầu trời và trong cái yên ắng của hai giờ chiều, người ta không nghe âm thanh nào khác hơn tiếng nước róc rách, đó là âm thanh quen thuộc của Rome. Nhưng đến khoảng bảy giờ, các cửa sổ đều mở toang để mời gọi làn gió mát bắt đầu thổi, và một đám đông vui nhộn đổ ra các đường phố để hòa mình vào cuộc sống, giữa những chiếc xe gắn máy với đèn chiếu hậu nhấp nháy, tiếng rao hàng inh ỏi của những người bán dưa hấu, những khúc tình ca giữa vô vàn bông hoa nơi các sân thượng.
Chàng ca sĩ và tôi không ngủ trưa. Chúng tôi chở nhau trên xe Vespa, chàng ta lái, tôi ngồi sau, mang kem và sôcôlat cho các cô điếm nhỏ mùa hè đang nhởn nhơ như bướm lượm dưới các tàng nguyệt quế hàng trăm năm và chờ đón các du khách mất ngủ trong ánh mặt trời chói sáng. Các cô thường đẹp, nghèo nhưng dồi dào tình cảm như đa số phụ nữ Ý thời đó; các cô mặc vải phin dợn sóng xanh da trời, vải pôpơlin hồng, đen, xanh lá cây và che nắng bằng những chiếc dù bị lỗ chỗ thủng bởi những tràng mưa đạn trong cuộc chiến vừa qua.
Thật là một niềm vui đầy nhân tính khi ở bên họ, bởi vì họ thường lờ đi những qui luật trong cuộc kinh doanh của họ và tự cho mình cái thú xa xỉ khi để mất một khách sộp để đi uống cà phê và nói chuyện với chúng tôi ở cái quán nhỏ góc phố hay cùng ngồi xe ngựa chạy lòng vòng các lối đi trong công viên hay khiến chúng tôi thương hại đối với các ông vua và các cô nhân tình thảm thương của họ ngồi trên lưng ngựa, tung bụi bay mù dọc theo đường phi ngựa. Nhiều lần chúng tôi làm thông dịch giúp mấy người nước ngoài đi chệch hướng.
Các cô không phải là lý do để chúng tôi mang Margarito Duarte đến villa Borghese. Chúng tôi muốn ông ta đi xem sư tử. Con sư tử đó không bị giam trong lồng, nó sống trên một tiểu đảo ở giữa một hào nước sâu và vừa mới nhìn thấy chúng tôi từ bờ xa, nó đã bắt đầu gầm thét vang động làm người canh giữ nó phải ngạc nhiên. Các khách đến tham quan túm tụm lại với nhau, ngơ ngác. Chàng ca sĩ tenor cố gắng đồng hóa mình với âm "đô" cực cao buổi sáng, thế nhưng chàng sư tử cứ ngoảnh mặt làm ngơ. Có vẻ như chàng ta gầm thét với tất cả chúng tôi chứ chẳng có biệt nhãn với riêng ai, song người canh giữ lại biết ngay rằng sư tử chỉ gầm rống vì Margarito. Thật thế: Ông ta đi đến đâu thì con sư tử cũng di chuyển theo hướng đó và ngay khi ông khuất khỏi tầm nhìn thì sư tử cũng ngưng gầm thét. Người canh giữ thú đã từng đỗ Tiến sĩ Văn học Cổ điển ở Đại học Siena, nghĩ rằng chắc là do Margarito đã ở gần các con sư tử khác trong ngày đó và còn vướng hơi hướm của chúng. Ngoài cách lập luận đó ra, thực sự không xác đáng lắm, ông không thể nghĩ ra cách giải thích nào khác.
"Nhưng dầu sao", ông nó "đó là những tiếng gấm rống thoát ra từ lòng thương xót chứ không phái tiếng gầm thét xung trận."
Vả lại, điều khiến cho chàng ca sĩ Ribero Silva xúc động nhất không phải là cái phân đoạn siêu nhiên vừa rồi, mà là sự bối rối của Margarito khi họ ngưng chuyện trò với các cô gái trong công viên. Anh ta đưa ra nhận xét đó khi ngồi vào bàn, và tất cả chúng tôi đều đồng ý - vài người vì muốn đùa nghịch, những người khác vì cảm tình - rằng có lẽ là một ý kiến hay nếu chúng tôi giúp được cho Margarito thoát khỏi cảnh đơn độc phòng không chiếc bóng. Xúc động vì tấm lòng dịu dàng của chúng tôi, Bella Maria ấp đôi tay mang đầy nhẫn với ngọc thạch giả lên bộ ngực đáng giá của một bà từ mẫu trong thánh kinh:
"Tôi muốn làm điều đó vì lòng bác ái", nàng nói "trừ một điều là tôi lại không chịu được mấy người đàn ông lúc nào cũng mặc đồ veste".
Đó là lý do tại sao chàng ca sĩ chạy xe vespa đến khu biệt thự Borghese vào lúc hai giờ chiều và quay về với một nàng bướm nhỏ mà anh ta nghĩ rằng có thể đem lại cho Margarito Duarte một giờ bầu bạn thoải mái vui vẻ. Chàng ta bảo nàng hãy cỡi bỏ hết quần áo trong phòng mình, tắm cho nàng bằng xà bông thơm, lau khô cho nàng, xịt nước hoa cho nàng, thoa phấn khắp người nàng bằng loại phấn có long não dùng sau khi cạo râu của đàn ông. Rồi chàng ta chỉ cho nàng theo khoảng thời gian họ đã trải qua cộng thêm một giờ nữa và dặn dò nàng, từng bước một, phải làm gì trong khoảng thời gian đó.
Người đẹp trần truồng đi nhón gót qua căn nhà mờ mờ, như trong giấc mộng trưa hè, gõ nhẹ vào cửa sau buồng ngủ, và Margarito Duarte xuất hiện, chân trần và không mặc áo.
"Buona sera, giovanotto" nàng cất lời chào với giọng điệu của một cô nữ sinh bé bỏng. "Mimanda il tenore" (Cháu muốn gặp anh ca sĩ).
Margarito xử lý tình huống bất ngờ đó với một phong thái chững chạc đường hoàng. Ông mở rộng cửa đón nàng vào và nàng nhào ngay lên giường nằm đợi trong khi ông vội vã mặc áo vào, mang giày vớ cẩn thận để đón nàng với tất cả nghi thức trọng thị đúng mức. Rồi ông ngồi vào chiếc ghế cạnh bên nàng và bắt đầu cuộc trò chuyện. Cô gái bảo ông gấp lên vì họ chỉ có một giờ thôi. Ông ngơ ngác không hiểu.
Cô gái sau đó đã nói với chúng tôi là dầu sao đi nữa cô cũng ở cùng với ông ta bao lâu mà ông thích và không đòi hỏi ông lấy một xu bởi vì không thể có người đàn ông nào cư xử tốt đẹp, đáng mến hơn trên đời này như ông. Trong thời gian đó, không biết làm gì, cô bé nhìn quanh quẩn căn phòng và bắt gặp cái hộp gỗ gần bên lò sưởi. Cô hỏi có phải đó là cây kèn saxophone hay không. Margarito không trả lời, chỉ vén tấm mành mành lên để một chút ánh sáng lọt vào, mang cái hộp lại giường và dở nắp lên. Cô gái định cố nói một điều gì đó, nhưng hàm của cô cứ há hốc ra. Như sau đó cô kể lại với chúng tôi "Tôi sợ cóng cả người". Cô chạy vụt ra khỏi phòng, la lên thất thanh, nhưng cô lạc đường, chạy đâm sầm vào dì Antonietta, dì đang đi đến phòng tôi để thay cái bóng đèn. Cả hai người đều kinh hoàng đến độ cô gái không dám rời căn Dì Antonietta không bao giờ biết được chuyện gì xảy ra.
Dì đi vào phòng tôi, sợ hãi đến nỗi không vặn được cái bóng đèn cũ để tháo ra vì tay dì cứ run lẩy bẩy. Tôi hỏi dì làm sao thế. "Có ma trong nhà này", dì nói "Mà ngay giữa ban ngày ban mặt đấy". Dì kể lại cho tôi nghe, bằng giọng rất tin tưởng, là trong thời kỳ chiến tranh, một sĩ quan Đức đã cắt cổ tình nhân của anh ta ngay trong phòng anh chàng ca sĩ đang ở.
Những lúc làm việc lau chùi nhà dì vẫn thường thấy bóng ma của nạn nhân xinh đẹp đó đi đi lại lại dọc theo hành lang.
"Tôi vừa thấy cô ấy đi lại trần truồng qua các phòng", dì nói. "Cô ấy trông vẫn như thế".
Thành phố đi vào thông lệ mùa thu. Các sân thượng đầy hoa của mùa hè giờ khép lại với cơn gió đầu thu; chàng ca sĩ tenor và tôi quay về chốn cũ ở Trastevere, nơi chúng tôi ăn tối với các học viên thanh nhạc của Bá tước Carlo Calcagni và vài người bạn đồng lớp của tôi từ trường điện ảnh, trong số đó người đáng tin cậy nhất là Lakis, một anh chàng Hy Lạp thông minh và dễ mến, chỉ có khuyết điểm duy nhất là ưa thuyết giáo về bất công xã hội khiến người nghe dễ buồn ngủ.
Cũng may cho chúng tôi là các giọng kim nam (tenor) và các giọng kim nữ (soprano) hầu như lúc nào cũng dìm các bài thuyết giáo buồn ngủ của anh ta bằng những tuyển khúc opéra mà họ hát ở thang âm cao nhất nhưng không hề làm ai phiền lòng, ngay cả sau nửa đêm. Trái lại, đôi người khách vãng lai trong đêm muộn còn thích nhập vào dàn hợp xướng và láng giềng cùng mở cửa sổ để vỗ tay cổ vũ rất nhiệt tình.
Một đêm nọ, trong khi chúng tôi đang hát, Margarito đi nhón gót vào, nhằm không làm kinh động chúng tôi. Ông mang vào cái thùng gỗ mà ông đã không có đủ thì giờ để lại nơi nhà trọ sau khi trình vị Thánh cho linh mục giáo khu ở nhà thờ Giovani, giáo xứ Laterano, một vị chức sắc rất có ảnh hưởng với Hội thánh Nghi lễ. Từ khóe mắt mình, tôi liếc nhìn thấy ông đang đặt cái hộp dưới cái bàn ở riêng một góc, nơi ông ngồi yên cho đến khi chúng tôi ngưng hát. Như thường lệ, ngay sau nửa đêm khi phòng họp bắt đầu thưa người dần, chúng tôi đẩy các bàn kê lại sát bên nhau và ngồi chung quanh một nhóm, người này hát, kẻ kia nói chuyện phim ảnh, chuyện bạn bè và giữa đám họ, Margarito Duarte, được mọi người ở đó biết đến như là một người Colombia lặng lẽ, ưu sầu với cuộc đời đầy bí ẩn. Lakis tọc mạch hỏi ông ta có chơi trung vĩ cầm (cello) không. Tôi thấy nhột nhạt, phật ý với câu hỏi hơi sỗ sàng đó. Chàng ca sĩ cung thấy khó chịu và không biết làm gì để cứu vãn tình thế. Chỉ duy có Margarito đã trả lời câu hỏi một cách rất tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên như nhiên.
"Đó không phải là cây đàn cello" - "Đó là vị Thánh".
Ông đặt cái hộp lên bàn, mở khóa, dở nắp lên. Một cơn gió giật sững sờ làm rúng động cả quán ăn. Các người khách khác, các người hầu bàn, ngay cả những người trong bếp với khăn tạp dề còn dây máu, quây quần lại vì kinh ngạc, để xem phép lạ. Vài người làm dấu thánh giá. Một bà bếp trong cơn run rẩy cuồng nhiệt, khuỵu gối xuống tay chấp lại, yên lặng nguyện câu.
Và cả khi cơn chấn động ban đầu qua đi, chúng tôi còn mắc mướu vào những lập luận ôn ào vì sự thiếu vắng tính thánh thiện ở thời đại hiện nay. Lakis, như thường lệ, tỏ ra nhiệt thành đến mức cực đoan. Cuối cuộc tranh luận, anh ta quyết định dứt khoát sẽ sáng tác một kịch bản bi thống về vị Thánh.
"Tôi chắc là", anh ta nói, "thầy Cesar sẽ không bao giờ bỏ qua đề tài này".
"Ối, trời đất!" thầy gầm lên vang động khắp cả làng trên xóm dưới: "Đó là điều khiến ta không chịu nổi bọn Stalinist: Bọn người giáo điều đó chẳng chịu tin vào thực tại".
Mười lăm năm tiếp theo sau đó, như lời ông kể lại với tôi, Margarito vẫn mang vị Thánh đến Castel Gandolfo, may ra có dịp để trình bày bằng chứng. Tại một buổi diện kiến với khoảng vài trăm giáo dân hành hương đến từ châu Mỹ La tinh, ông ta xoay xở cách nào đó để kể câu chuyện của mình, giữa những cú xô đẩy và la hét, cho Đức Giáo hoàng John XIII độ lượng. Nhưng ông ta đã không thể trình kiến cô bé cho Đức Thánh Cha bởi vì, để phòng ngừa mọi mưu toan ám sát Đục Thánh Cha, người ta đã bắt buộc ông phải để cái hộp gỗ tại cửa vào cùng với đám ba lô, túi xách của các hành hương khác. Giáo hoàng nghe ông nói, với tất cả sự chú tâm có thể được giữa đám đông chộn rộn đó, và vỗ vào má ông để khích lệ.
"Hoan hô, con yêu dấu của ta", người nói. "Chúa sẽ ân hưởng cho lòng kiên định của con".
Nhưng chính là dưới triều đại chóng qua của Đức Giáo hoàng luôn tươi cười Albino Luciani, Margarito thực sự cảm thấy suýt nữa thực hiện được giấc mơ của mình. Một trong những thân nhân của Đức Giáo hoàng, xúc động bởi câu chuyện của Margarito, đã hứa sẽ can thiệp. Không ai để ý lắm đến ông ta. Nhưng hai ngày sau, trong khi ngồi ăn trưa ở nhà trọ, có người gọi điện thoại cho Margarito với lời nhắn đơn giản, vắn tắt: Đừng rời Rome đi đâu hết, bởi vì khoảng một vài ngày trước thứ năm, có thể ông sẽ được triệu đến điện Vatican để hội kiến riêng.
Không ai biết được đó có phải là một trò đùa hay chuyện thật. Margarito không nghĩ thế và luôn ở tư thế sẵn sàng.
Ông ta không rời khỏi nhà nửa bước. Nếu phải đi vào phòng tắm, ông cũng dặn hờ: "Tôi sắp đi tắm đây nhé". Bella Maria vẫn còn dí dỏm trong buổi quá độ vào mùa đông nhan sắc, cười toáng lên với nụ cười tinh quái của một bà nạ dòng phóng khoáng.
"Chúng tôi biết mà, Margarito", bà la to lên "Nếu người gọi, tôi sẽ vào lôi ông ra ngay".
Buổi sáng sớm của một ngày trong tuần sau đó, Margarito gần như sụm xuống khi ông bắt gặp cái tiêu đề trên báo được tuồn vào cửa: "Đức Thánh Cha vừa mới băng hà". Trong một lúc, ông ta đã cố bám vào ảo tưởng rằng đó là một tờ báo cũ được phát nhầm, bởi vì thật khó tin được rằng mỗi tháng lại có một giáo hoàng chết đi. Nhưng đó là sự thật: Đức Giáo hoàng luôn tươi cười Albino Luciani, mới được bầu lên đúng ba mươi ba ngày trước đó, đã về chầu Chúa trong giấc ngủ êm đềm.
Tôi trở lại Rome hai mươi hai năm sau lần đầu tiên gặp Margarito Duarte, và có lẽ tôi đã không còn nghĩ gì về ông, nếu chúng tôi không tình cờ gặp nhau ngoài phố. Tôi đang xuống tinh thần vì gặp lúc thời tiết khắc nghiệt, chẳng còn muốn nghĩ đến ai. Một cơn mưa bụi giống như món xúp âm ấm cứ rơi xuống lầy nhầy không ngừng, ánh sáng trong vắt kim cương của ngày hè đã biến thành xám xịt bùn lầy và những nơi chốn một thời thân thiết với tôi và níu kéo bao hoài niệm, nay bỗng dưng xa cách lạnh lùng. Cái building với cái nhà trọ nơi chúng tôi sống ngày xưa vẫn còn đó. Không thay đổi, nhưng không ai biết gì về Bella Maria nữa. Không có ai trả lời cho số điện thoại mà chàng ca sĩ Ribero Silva đã cho tôi từ nhiều năm trước. Khi ngồi ăn trưa với những học viên kịch nghệ điện ảnh mới, tôi gợi lại kỷ niệm về người thầy cũ của chúng tôi và một sự im lặng bất ngờ bao trùm cả bàn ăn một lúc lâu cho đến khi có người lên tiếng:
"Zavattini à? Biệt tăm biệt tích từ lâu rồi".
Thật thế: Chẳng có ai nghe nói gì về ông ta từ lâu. Các hàng cây trong biệt thự Borghese nghiêng ngã dưới mưa, con đường phi ngựa của những nàng công chúa sầu muộn đã bị cỏ dại mọc tràn lấp, không còn bóng dáng một đóa hoa và những nàng bướm xinh đẹp ngày xưa đã bay về đâu, giờ đây là những nàng ái nam ái nữ với dáng vẻ lực sĩ mặc quần áo sáng chói theo mốt nửa gái nửa trai. Trong số những thú hoang gần tuyệt chủng chỉ còn chú sư tử già sống sót, rên rỉ đau đớn vì bệnh ghẻ lở và buốt đầu, đứng đơn độc nơi hòn đảo trơ trọi, bao bọc chung quanh bởi làn nước cạn khô. Không còn ai hát về tình yêu hay chết cho tình yêu nữa nơi quảng trường Piazza di Spagna. Bởi thành Rome trong tưởng niệm của chúng tôi giờ đây cũng đã trở nên một thành Rome cổ xưa trong lòng thành Rome cổ đại của các hoàng đế César. Bỗng một giọng nói như vọng về từ cõi xa xăm vô hình nào khiến tôi đứng sững lại với đôi chân tê buốt, nơi đường phố hẹp ở Trastevere.
"Chào Nhà Thơ" Chính là ông, già cả và mệt mỏi. Bốn vị Giáo hoàng đã qua đời, thành Rome vĩnh cửu đã lộ ra những dấu hiệu suy tàn, băng hoại và tuy thế, ông vẫn đứng chờ như hòn đá vọng phu. "Tôi đã chờ quá lâu rồi, không thể nào lâu hơn", ông nói với tôi như thế khi từ biệt tôi sau gần bốn giờ tâm sự hoài cổ.
"Có thể chỉ cần vài tháng nữa thôi". Ông lê bước xuống đường, chân mang giày trận và đầu đội cái mũ bạc màu của người La Mã cổ đại, chẳng thèm để ý đến mưa rơi, qua làn mưa, ánh sáng trở nên đục lờ mờ.
Tôi không còn chút nghi ngờ, không bao giờ còn nghi ngờ gì nữa: vị Thánh, chính là Margarito. Dù không nhận ra điều ấy, nhưng qua di thể bất hoại của con gái ông và trong khi vẫn còn sống, ông đã trải qua hai mươi năm chiến đấu không mệt mỏi cho chính nghĩa thánh hóa tự thân.
Tháng tám, 1981