Nguyên tác: Brave New World
Số lần đọc/download: 0 / 157
Cập nhật: 2023-07-16 17:10:04 +0700
Chương 14
B
ệnh viện để Chết Park Lane là tòa tháp sáu mươi tầng lợp ngói màu hoa anh thảo. Khi người Hoang dã bước ra khỏi chiếc taxi-trực thăng, một đoàn hộ tống màu sắc sặc sỡ tươi vui của những đám tang trên không vù vù lao ra khỏi mái nhà và lao qua Công viên, về hướng tây, về hướng Đài Lột xác 1. Ở cửa thang máy, người gác điều khiển cho anh những thông tin cần thiết, và anh xuống Khoa 81 (Khoa dành cho người lão suy cấp, người gác giải thích) trên tầng mười bảy.
Đó là căn phòng rộng sáng sủa chói nắng, sơn màu vàng nhạt, chứa hai mươi giường, tất cả đều có bệnh nhân. Linda đang hấp hối có nhiều người xung quanh và với tất cả những tiện nghi hiện đại. Không khí liên tục tràn ngập những giai điệu tổng hợp tươi vui sống động. Dưới chân mọi chiếc giường, đối diện với những bệnh nhân đang nằm chờ chết, là máy thu vô tuyến truyền hình. Truyền hình cứ để mở suốt từ sáng đến đêm. Cứ mười lăm phút mùi hương chủ đạo của phòng lại được tự động thay đổi. “Chúng tôi cố gắng” – cô y tá phụ trách hướng dẫn người Hoang dã giải thích – “tạo ra một không khi hoàn toàn dễ chịu ở đây, một cái gì nằm giữa một khách sạn hạng nhất với một lâu đài mê li 2 nhất, anh hiểu ý tôi không”.
“Bà ấy đâu?” – người Hoang dã hỏi, phớt lờ những lời giải thích lịch sự. Cô y tá mếch lòng, “Anh hấp tấp quá”, cô nói.
“Có hy vọng gì không?”
“Ý anh nói, là bà ấy không chết phải không?” (Anh gật đầu) “Không, tất nhiên không có. Khi một người nào đó được đưa đến đây, không có...” Rùng mình trước vẻ đau đớn trên khuôn mặt tái xanh của anh, cô bỗng nhiên xổ ra. “Tại sao, có vấn đề quái quỷ gì thế?” – cô hỏi. Cô không quen với kiểu này ở các khách thăm (không phải nhiều khách thăm, hoặc bất cứ lý do gì để có nhiều khách). “Anh không ốm đấy chứ, đúng không?”
Anh lắc đầu. “Bà ấy là mẹ tôi” – anh nói vừa đủ nghe.
Cô y tá rùng mình nhìn anh, đôi mắt hoảng hốt, rồi vội vàng nhìn ra chỗ khác. Cô đỏ mặt nóng bừng từ cổ họng lên thái dương.
“Đưa tôi đến chỗ bà ấy” – anh cố nói giọng bình thường nhất.
Mặt vẫn còn đỏ, cô dẫn anh xuống khu bệnh. Các khuôn mặt vẫn còn tươi, chưa tàn héo (vì bệnh lão suy quá cấp tập nên chưa có đủ thời gian để già đến gò má, mới chỉ đến tim và óc thôi), quay đi khi họ đi qua. Những cặp mắt trống rỗng, thờ ơ của tuổi đồng ấu thứ hai nhìn theo họ. Người Hoang dã rùng mình khi bắt gặp ánh mắt họ nhìn.
Linda đang nằm trên chiếc giường cuối cùng trong dãy dài những giường, bên cạnh tường. Tựa người trên chồng gối, bà đang xem trận Bán kết Giải vô địch Quần vợt mặt Riemann Nam Mỹ, đang chơi trong im lặng và tái hiện thu nhỏ trên màn hình vô tuyến dưới chân giường. Đây đó trên mặt thủy tinh vuông chiếu sáng những hình người nhỏ bé lao đi không tiếng động, giống như những con cá cảnh lặng lẽ mà sinh động trong bể nuôi cá vàng của thế giới bên kia.
Linda nhìn lên, mỉm nụ cười mơ hồ khó hiểu. Khuôn mặt tái, húp híp của bà có một vẻ sung sướng ngây độn. Lâu lâu mi mắt bà khép lại và dường như ngủ lơ mơ. Rồi hơi giật mình bà tỉnh lại, tỉnh lại với những trò vui bể cá của các Giải Vô địch Quần vợt, với Đàn Wurlitzer Âm thanh Siêu hạng thể hiện khúc “Ôm em đi đến khi em say, cưng” với làn hương cỏ thơm ấm áp thổi qua ống thông gió trên đầu bà – thức dậy với những thứ ấy, hay với một giấc mơ về những thứ ấy, biến đổi và tô điểm bằng soma trong máu bà, là những hợp phần kỳ diệu, và thêm một lần nữa bà mỉm nụ cười suy nhược và nhợt nhạt của niềm thỏa mãn ấu thơ.
“Thôi, tôi phải đi đây” – cô y tá nói. “Tôi có lũ trẻ đang đến. Ngoài ra, còn có số Ba nữa”. Cô chỉ lên khu ấy. “Có thể đi bất cứ phút nào. Anh cứ thoải mái nhé”. Cô thoăn thoắt bước ra.
Người Hoang dã ngồi xuống bên giường.
“Linda” – anh thì thầm, cầm tay bà.
Nghe gọi tên, bà ta quay lại. Đôi mắt mờ của bà sáng lên khi nhận ra. Bà nắm chặt tay anh, mỉm cười, môi bà động đậy, rồi hoàn toàn bất ngờ cái đầu bà gục xuống. Bà buồn ngủ. Anh ngồi nhìn bà, tìm trong da thịt mệt mỏi, tìm và thấy rằng khuôn mặt trẻ sáng sủa thường cúi xuống anh những ngày thơ bé ở Malpais, anh nhớ giọng nói của bà (và anh nhắm mắt lại), những cử động của bà, tất cả những sự kiện trong cuộc sống chung của hai mẹ con. “Streptocock-Gee to Banbury T...” Hồi ấy giọng hát của bà mới hay làm sao! Và tất cả những nhịp điệu ấu thơ ấy, kỳ lạ đầy tưởng tượng và bí ẩn làm sao!
A, B, C, vitamin D:
Mỡ trong gan, và cá tuyết thì trong biển.
Anh cảm thấy những giọt nước mắt nóng hổi ứa ra sau mi mắt khi anh nhớ lại những lời ấy và giọng của Linda khi bà láy lại chúng. Và sau đó những bài tập đọc “con sói đói, con mèo trèo...” và những Bài học Sơ đẳng cho những công nhân hạng Beta ở Kho Phôi. Và những buổi tối dài bên bếp lửa, hay, vào mùa hè, trên nóc ngôi nhà nhỏ, khi bà kể với anh những câu chuyện về Nơi Khác, bên ngoài Khu Bảo tồn Hoang dã: cái Nơi Khác đẹp, đẹp lắm, trí nhớ của nó, như về Thiên đường, một nơi cực lạc của lòng tốt và tình yêu, anh vẫn còn nhớ đầy đủ và nguyên vẹn, không bị hoen ố vì tiếp xúc với cái thực tại của London thật này, những đàn ông đàn bà văn minh có thật này.
Bỗng nhiên một giọng the thé đinh tai làm anh mở choàng mắt và sau khi vội vài chùi nước mắt, anh nhìn quanh. Một dòng tưởng như vô tận những đứa bé trai tám tuổi giống nhau như đúc tràn vào phòng. Đồng sinh này theo sau đồng sinh khác, đồng sinh này theo sau đồng sinh khác, chúng đi như một cơn ác mộng. Mặt của chúng, khuôn mặt lặp lại, vì chỉ có một khuôn mặt trong vô số chúng – nhìn trừng trừng, tất cả những lỗ mũi và những cặp mắt nhợt nhạt tròn thao láo. Đồng phục của chúng là kaki. Tất cả mồm chúng đều há hốc. Chúng vừa đi vào vừa la hét và nói huyên thiên. Dường như chỉ một lúc sau cả khu đã nhung nhúc bọn chúng. Chúng bu lại giữa các giường, trèo qua, chui luồn bên dưới, ngó nghiêng vào các máy thu hình, nhăn mặt với những người bệnh. Linda kinh ngạc và hơi cảnh giác với chúng. Một lũ đứng túm tụm dưới chân giường bà, nhìn chằm chằm với vẻ tò mò sợ hãi và ngu ngốc của những con vật bỗng nhiên đối diện với cái chưa biết. “Ô, nhìn kìa, nhìn kìa!” Chúng nói bằng giọng thấp, sợ hãi. “Có chuyện gì với bà ta vậy? Sao bà ấy béo thế?”
Trước đây chúng chưa từng thấy khuôn mặt nào như của bà ta, chưa từng thấy một khuôn mặt không trẻ và da căng, một thân hình không còn gầy và đứng thẳng nữa. Tất cả những người sáu mươi sắp chết đều có ngoại hình của những bé gái ngây thơ. Vào tuổi bốn mươi bốn, Linda dường như trái lại, là một quái vật èo uột méo mó vì lão suy.
“Mụ ta xấu nhỉ?” – những bình luận thầm thì – “Nhìn răng bà ta kìa!”. Bỗng nhiên từ dưới gầm giường, một đứa trẻ đồng sinh mũi tẹt ló ra giữa ghế của người Hoang dã và bức tường, và bắt đầu nhòm vào khuôn mặt Linda đang ngủ.
“Này…” – nó bắt đầu nói, nhưng câu nói bị cắt cụt trong một tiếng thét. Người Hoang dã tóm cổ áo nó, nhấc nó lên đánh cho một bạt tai rất đau và hất nó ra xa.
Tiếng hét của nó khiến Y tá Trưởng hấp tấp chạy vào cứu. “Anh đã làm gì nó vậy?” – cô ta hỏi gay gắt. “Tôi không cho phép anh đánh trẻ con.”
“Được, vậy đưa chúng ra khỏi giường này” – giọng người Hoang dã run lên vì phẫn nộ – “Những thằng oắt dơ dáy này làm gì ở đây? Thật nhục nhã”.
“Nhục nhã à? Nhưng anh định nói gì? Chúng đang được đào luyện-chết 3. Và tôi báo cho anh biết” – cô ta cảnh cáo bằng giọng hùng hổ – “nếu anh còn can thiệp vào việc đào luyện chúng, tôi sẽ gọi bảo vệ tống cổ anh ra ngoài”.
Người Hoang dã đứng lên bước mấy bước về phía cô ta. Cử chỉ và vẻ mặt anh trông dữ đến nỗi cô y tá sợ hãi lùi lại. Với một cố gắng rất lớn, anh tự kiềm chế mình và, không nói một lời, anh quay người trở về ngồi lại bên giường. Khẳng định lại một lần nữa, nhưng với thái độ nghiêm trang hơi gay gắt và không chắc chắn lắm, “Tôi đã cảnh cáo anh”, cô y tá nói, “vậy hãy nhớ lấy”. Lặng lẽ, cô dẫn hai bé đồng sinh tò mò ra ngoài và cho chúng tham gia vào trò chơi đi-tìm-khóa-kéo, mà một trong các đồng nghiệp của cô tổ chức tại một góc xa của căn phòng.
“Thôi nghỉ đi và uống một cốc dung dịch caffein đi, cưng” – cô nói với cô một y tá khác. Việc thực thi thẩm quyền khiến cô lấy lại được tự tin, làm cô thấy dễ chịu hơn. “Nào các con!” – cô gọi.
Linda cựa quậy một cách khó chịu, mở to mắt một lúc, lơ đãng nhìn quanh, rồi lại chìm vào giấc ngủ.
Ngồi bên cạnh bà, người Hoang dã hết sức cố gắng lấy lại tâm trạng bình thản lúc trước. “A, B, C, vitamin D” – anh nhă?c la?i m??t mi?nh, nh? th?? nh??ng l??i??y la? c?u th??n chu???? go?i ng???i ch??t s??ng la?i. Nh?ng c?u th??n chu? v??hi??u. Nh??ng k???c?e?p b???ng bi?nh t?? ch??i s??ng d??y, chi? co? s?? n??i loa?n???y c?m h??n cu?a ganh ghe?t??? ki?, ca?c ti?nh x??u va? ca?c ca?nh kh?? c??c kha?c. Pop? v??i do?ng ma?u ri? ra t?? v??t che?m tr?n vai, Linda n??m ngu? tr?ng g??m ghi??c, nh??ng con ru??i vo ve quanh nh??ng gio?t mescaĺc lại một mình, như thể những lời ấy là câu thần chú để gọi người chết sống lại. Nhưng câu thần chú vô hiệu. Những ký ức đẹp bướng bỉnh từ chối sống dậy, chỉ có sự nổi loạn đầy căm hờn của ganh ghét đố kị, các tính xấu và các cảnh khổ cực khác. Popé với dòng máu rỉ ra từ vết chém trên vai, Linda nằm ngủ trông gớm ghiếc, những con ruồi vo ve quanh những giọt mescal 4 tràn ra đất bên ngoài giường, và những thằng con trai gọi những cái tên ấy khi bà đi qua... Ối, không không! Anh nhắm mắt, lắc đầu quyết liệt từ chối những ký ức ấy. “A, B, C, vitamin D...” Anh cố nghĩ về cái thời anh đươc ngồi trên đầu gối bà, bà vòng tay ôm anh và hát, hát đi hát lại mãi, lúc lắc, đu đưa ru anh ngủ. “A, B, C, vitamin D, vitamin D, vitamin D...”
Đàn Wurlitzer Âm thanh Siêu hạng đã vút lên cao trào nức nở, và bỗng nhiên trong hệ thống lưu thông mùi hương hoa cỏ roi ngựa nhường chỗ cho một mùi hoắc hương nồng nặc. Linda cựa quậy, tỉnh dậy, bối rối nhìn mấy giây vào những đấu thủ Bán kết, rồi, ngước mặt lên, hít hít không khí đẫm hương và mỉm cười, nụ cười trẻ thơ ngây ngất.
“Popé!” – bà lầm rầm, và nhắm mắt lại – “Ôi, sao tôi thích nó thế không biết, tôi thích...” Bà thở dài và để đầu lún sâu trong gối.
“Nhưng, Linda” – người Hoang dã nói khẩn khoản – “Bà có biết tôi không?”. Anh đã cố gắng cật lực, đã cố gắng hết sức, nhưng tại sao bà ấy không để cho anh quên đi? Anh bóp bàn tay mềm oặt của bà một cách dữ dội, như thể buộc bà ta quay về từ giấc mơ về những thú vui đê tiện, từ những ký ức đáng ghét này, quay về hiện tại, quay về thực tế: cái hiện tại kinh hoàng này, cái thực tế khủng khiếp này, nhưng cao quý, có ý nghĩa – nhưng hết sức quan trọng chính vì điều sắp xảy ra làm cho họ khiếp sợ đến thế. “Bà không biết tôi à, Linda?”
Anh cảm thấy sức ép yếu ớt đáp lại của bàn tay bà. Những giọt nước mắt bắt đầu ứa ra trong mắt anh. Anh cúi xuống hôn bà.
Môi bà động đậy. “Popé!” – bà lại thì thầm, khác nào cả một xô cứt hất vào mặt anh.
Một cơn giận thình lình sôi sục trong anh. Thất vọng đến hai lần, cái mãnh liệt của nỗi đau khổ đã tìm thấy một lối ra khác, biến thành cái mãnh liệt của một cơn thịnh nộ điên cuồng.
“Nhưng con là John!” – anh hét lên – “Con là John!”, và trong nỗi thống khổ khủng khiếp, anh thật sự đã nắm vai bà mà lắc.
Đôi mắt Linda run rẩy mở ra, bà nhìn thấy anh, nhận ra “John!” nhưng đặt khuôn mặt thực, đôi bàn tay thực và hung bạo, vào một thế giới tưởng tượng, trong cái tương tự nội tâm và riêng tư của mùi hoắc hương và tiếng đàn Wurlitzer, giữa những ký ức biến dạng và những tình cảm chuyển vị một cách lạ lùng tạo thành vũ trụ của giấc mơ của bà. Bà biết anh là John, là con trai bà, nhưng lại tưởng tượng một kẻ đột nhập vào thiên đường Malpais, nơi bà đã tiêu chuỗi ngày mê mẩn trong soma với Popé. Anh tức giận vì bà thích Popé, anh lắc bà vì Popé đang ở đó trên giường – như thể có điều gì sai trái, như thể những người văn minh không làm như vậy. “Mọi người thuộc về mọi...” Giọng bà bỗng lịm đi thành tiếng rên rỉ đứt hơi hầu như không nghe thấy. Mồm bà há ra; bà cố gắng tuyệt vọng để hít đầy không khí vào phổi. Nhưng cứ như bà đã quên cả cách thở. Bà cố kêu lên nhưng không thành tiếng; chỉ có nỗi kinh hoàng trong đôi mắt trừng trừng của bà cho thấy bà đau khổ thế nào. Bà giơ tay lên cổ họng, rồi bàn tay cào cào trong không khí, không khí mà bà không còn thở được, không khí đã không còn tồn tại với bà.
Người Hoang dã vẫn đứng, cúi xuống bà. “Cái gì thế, Linda? Cái gì thế?” – giọng anh nài nỉ, như thể anh đang cầu xin để được xác nhận lại lần nữa.
Con mắt bà nhìn anh chất đầy một nỗi kinh hoàng không nói nên lời, nỗi kinh hoàng mà, với anh, dường như trách móc.
Bà cố nâng mình trên giường, nhưng lại rơi xuống gối. Mặt bà nhăn nhúm đáng sợ, đôi môi bà xanh lè. Người Hoang dã quay đi và chạy lên khoa.
“Nhanh, nhanh!” – anh gào – “Nhanh lên!”
Đứng ở giữa vòng trẻ con đồng sinh săn khóa kéo, Y tá Trưởng nhìn quanh. Cái ngạc nhiên ban đầu lập tức nhường chỗ cho bực tức. “Đừng gào! Hãy nghĩ đến bọn trẻ!” – cô cau mày nói. “Chắc anh đã giải-đào luyện 5 rồi. Nhưng anh làm cái gì thế?” Anh bứt qua vòng. “Cẩn thận!” – một đứa bé hét lên. “Nhanh lên! Nhanh lên!” – anh nắm ống tay áo cô, kéo cô theo anh – “Nhanh lên! Có chuyện rồi. Tôi đã giết bà ấy”.
Vào lúc họ quay về đến cuối khoa thì Linda đã chết.
Người Hoang dã đứng một lúc trong im lặng đông cứng, rồi khuỵu đầu gối xuống bên giường, hai tay ôm mặt thổn thức không cưỡng được.
Người y tá đứng phân vân, lúc thì nhìn người quỳ bên giường (sự phô bày lố bịch!) lúc thì nhìn những đứa bé đồng sinh (lũ trẻ tội nghiệp!) đã ngừng chơi trò săn khóa kéo của chúng và đang đứng nhìn trừng trừng vào cuối khoa, trợn mắt trợn mũi nhìn vào cái cảnh tượng sửng sốt đang diễn ra bên giường số 20. Cô có nên nói với anh ta không? Cố gắng đưa anh ta về với tình cảm trang nghiêm đúng mực? Nhắc anh ta nhớ anh ta đang ở đâu? Về cái việc ác chết người anh ta suýt đã làm với những đứa bé vô tội khốn khổ này? Xóa bỏ mất hiệu quả đào luyện-chết lành mạnh của chúng bằng tiếng khóc ghê tởm, làm như chết là một cái gì kinh khủng lắm, như thể bất cứ ai cũng coi trọng chuyện đó như anh ta. Việc này có thể gợi cho chúng những ý nghĩ tai hại nhất về chủ đề, có thể làm xáo trộn chúng khiến chúng phản ứng một cách hoàn toàn sai trái, phản xã hội.
Cô bước tới, chạm tay vào vai anh, “Anh có thể cư xử cho phải phép một tí không?”, cô nói bằng giọng trầm, giận dữ. Nhưng, nhìn quanh, cô đã thấy nửa tá đồng sinh đã đứng và đang tiến đến khu này. Vòng tròn đã bị vỡ. Vào một lúc khác... không, nguy cơ quá lớn, cả Nhóm có thể phải quay trở lại sáu bảy tháng quá trình đào luyện.
Cô hối hả quay về với bổn phận đang bị đe dọa.
“Nào, ai muốn bánh kem sôcôla?” – cô hỏi to, giọng vui vẻ.
“Em!” – cả Nhóm Bokanovsky đồng thanh hét lên. Giường 20 đã hoàn toàn bị quên mất.
“Ôi, Trời, Trời, Trời...” – người Hoang dã liên tục nhắc lại với mình. Trong mớ hỗn độn những đau khổ và ân hận tràn đầy tâm trí, nó là một từ rõ ràng. “Trời!” – anh thì thầm thành tiếng – “Trời...”
“Nó nói quái quỷ gì thế?” – một giọng nói, rất gần, rõ ràng và the thé rít lên qua tiếng líu lo của cây đàn Wurlizer-Siêu hạng.
Người Hoang dã giật mình và buông tay đang che mặt ra, nhìn quanh. Năm trẻ đồng sinh mặc kaki, mỗi đứa một bánh kem sôcôla dài trong tay phải, và những khuôn mặt giống nhau như đúc dính lem nhem sôcôla lỏng một cách khác nhau, đang đứng thành một hàng, trợn tròn mắt nhìn anh.
Chúng gặp mắt anh và đồng loạt nhăn mặt. Một đứa trong bọn chúng đưa bánh kem chỉ.
“Bà ấy chết à?”
Người Hoang dã nhìn trừng trừng chúng một lúc không nói. Rồi anh im lặng đứng lên, im lặng bước chầm chậm ra cửa.
“Bà ấy chết à?” – thằng bé đồng sinh tò mò chạy ngang đến bên anh.
Người Hoang dã nhìn xuống nó, và vẫn không nói, đẩy nó sang một bên. Thằng bé đồng sinh ngã xuống sàn và ngay lập tức khóc rống lên. Người Hoang dã thậm chí chẳng thèm nhìn quanh.
--------------------------------
1 Đài Lột xác: lò thiêu xác. (ND)
2 Feely: xem chú thích 1, trang 59. (ND)
3 Đào luyện-chết: lập phản xạ có điều kiện cho quen với sự chết. (ND)
4 Xem chú thích trang 158. (ND)
5 Giải-đào luyện: xóa những phản xạ có điều kiện đã được lập. (ND)