You know you've read a good book when you turn the last page and feel a little as if you have lost a friend.

Paul Sweeney

 
 
 
 
 
Tác giả: Asne Seierstad
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Bookseller Of Kabul
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Minh Khoa
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2033 / 51
Cập nhật: 2015-11-23 23:45:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Căn Phòng Buồn
imal là con trai út của Sultan, nó mười hai tuổi và làm việc mười hai tiếng một ngày. Ngày nào cũng vậy, bảy ngày trong tuần, nó dậy từ mờ sáng. Nó co rúm người lại, nhưng Leila hay mẹ nó buộc nó phải dậy. Nó rửa khuôn mặt tái nhợt, mặc quần áo, ăn một quả trứng ớp la bằng những ngón tay, chấm những miếng bánh vào lòng đỏ trứng và uống trà.
Đến tám giờ, Aimal mở cửa một cái quán nhỏ trong hành lang tối sẫm của một khách sạn ở Kaboul. Tại đấy nó bán sô cô la, bánh quy, soda và kẹo cao su. Riêng với chính mình, nó gọi cái quán đó là "căn phòng buồn". Mỗi lần nó mở cửa, nó nghe trong tim và trong bụng đau nhói lên. Nó sẽ ngồi chờ ở đây, cho đến khi người ta đến tìm nó vào lúc 20 giờ. Lúc đó đã là đêm và nó đi thẳng về nhà để ăn tối và đi ngủ.
Ngay trước cửa có đặt ba cái chậu lớn: cô tiếp tân hoài công cố hứng chỗ nước từ trên mái đổ xuống. Dẫu có đặt bao nhiêu chậu, các vũng nước vẫn giăng đầy trước cửa quán của Aimal và người ta tránh các vũng nước nên cũng tránh luôn cái quán này. Thường hành lang chìm trong bóng tối. Ban ngày, người ta kéo những tấm rèm nặng ra, nhưng ánh sáng không vào đến được những góc tối. Buổi tối, nếu có điện, các ngọn đèn được thắp lên, nếu không thì có những ngọn đèn thắp bằng hơi đốt được đặt trên quầy lễ tân.
Khi được xây dựng hồi những năm sáu mươi, đây là khách sạn hiện đại nhất Kaboul. Thời bấy giờ hành lang đầy những người đàn ông ăn mặc thanh nhã và những người phụ nữ mặc váy ngắn và bới tóc hiện đại. Người ta phục vụ rượu cho họ trên nền nhạc phương tây. Đích thân nhà vua đã từng đến đây dự một vài hội nghị hay ăn tối.
Những năm sáu mươi và bảy mươi là những năm có chế độ tự do nhất ở Kaboul. Trước tiên là Zaher Shah linh hoạt và tốt bụng, rồi đến người anh em họ Daoud của ông, là người đã thực hiện một nền chính trị cứng rắn và nhốt đầy các nhà lao những tù chính trị, nhưng vẫn tránh động đến lớp sơn lễ hội phương tây và hiện đại. Khách sạn chứa các phòng khiêu vũ và hộp đêm. Rồi khách sạn bắt đầu suy tàn, cùng với đất nước. Trong nội chiến, nó bị phá huỹ hoàn toàn. Các căn phòng nhìn xuống đường lỗ chỗ vết đạn, lựu đạn rơi trên ban công và tên lửa san bằng mái nhà.
Sau chiến tranh, khi bọn taliban đến, công việc khôi phục kéo dài bất tận. Mà khách cũng thưa đi và các phòng bị trúng bom không thể sử dụng được. Các mollah cầm quyền chẳng hề quan tâm đến ngành du lịch, ngược lại là khác, họ mong càng có ít người ngoại quốc ở trong nước càng hay. Trần nhà đổ sụp và vì một nửa ngôi nhà đã bị trúng bom, nên các hành lang cũng thành ra khập khiểng.
Đến lúc một chế độ mới mong muốn phần mình cũng ghi lại một dấu ấn ở Kaboul, các người thợ đã bắt đầu trám lại các lỗ thủng trên các tường và thay gạch lát sàn đã vỡ. Aimal thường ngồi nhìn họ cố trát lại trần nhà hay theo rõi những cố gắng tuyệt vọng của những người thợ điện khởi động máy nổ khi có một cuộc họp quan trọng cần đến micro và loa phóng thanh. Hành lang là chỗ chơi của Aimal. ở đây nó chơi trò trượt trên các vũng nước, đây cũng là chỗ nó đi bách bộ. Nhưng hầu như đó là tất cả. Buồn chán đến chết đi được. Cô đơn đến chết đi được.
Đôi khi, nó trò chuyện với những người khác trong hành lang về nổi buồn. Những người đàn ông làm công việc dọn dẹp, những người lễ tân, những người gác cổng, những nhân viên bảo vệ, một hay hai người khách và những người bán hàng khác. Hiếm khi có đông người. Một người đàn ông đứng sau một quầy hàng và bán các đồ trang sức truyền thống Afganistan. Ông ta cũng suốt ngày buồn chán. Khách ở khách sạn rất ít người mua đồ trang sức. Một người khác bán hàng lưu niệm giá cắt cổ đến nổi chúng làm nản lòng mọi khách hàng tiềm tàng.
Nhiều tủ kính bày hàng chìm trong bụi và phải che kín bằng các tấm rèm hay các tầm bìa. Một tấm biển đã vỡ ghi dòng chữ "Hãng hàng không Ariana" - hãng hàng không quốc gia của Afganistan. Ngày trước hãng có nhiều máy bay. Các cô tiếp viên năng động phục vụ hành khách, họ có thể goi rượu uýt-ki hay cô-nhắc. Nhiều máy bay bị hỏng trong thời nội chiến, phần còn lại của phi đoàn thì bị người Mỹ ném bom phá huỹ trong cuộc truy đuổi Oussama ben Laden và mollah Omar. Chỉ có mỗi một chiếc máy bay thoát được bom, ngày 11 tháng Chín nó đang ở New Delhi. Đấy là chiếc máy bay sẽ cứu sống hãng Ariana, nó vẫn bay đi bay về trên đường Kaboul-New Delhi, nhưng như thế chẳng đủ để mở lại phòng bán vé ở khách sạn.
ở cuối hành lang là hàng ăn vào loại dở nhất Kaboul, nhưng những người phục vụ thì đáng mến nhất trong thành phố này. Cứ như là họ phải bù lại cái món cơm nhạt thếch, thịt gà thì khô rum và cà rốt thì mọng nước.
Chính giữa hành lang có cái khuôn rào nhỏ vài mét vuông. Một hàng rào thấp bằng gỗ làm ranh giới giữa phần đất bên ngoài và tấm thảm bên trong. Không lúc nào dứt những khách hàng, những người gác cổng và những người phục vụ quì cạnh nhau trên những tấm thảm nhỏ đặt trên tấm thảm màu xanh. Trong việc cầu nguyện, mọi người đều bình đẳng. Cũng có một phòng cầu nguyện rộng hơn ở tầng hầm, nhưng phần đông chỉ muốn tranh thủ quì vài phút ở đây giữa hai hàng ghế tràng kỷ.
Trên một cái bàn long chân có một chiếc tivi lúc nào cũng mở. Nó nằm ngay trước cái quán của Aimal, nhưng hiếm khi nó ngó tới. Kaboul Tivi, kênh truyền hình duy nhất của thành phố, chẳng mấy khi có chuyện gì đáng chú ý để mà truyền đi. Nó phát nhiều chương trình tôn giáo, các cuộc tranh luận dài dòng, vài mẫu tin tức và rất nhiều âm nhạc dân tộc kèm theo các hình ảnh phong cảnh Afganistan bất động. Bây giờ kênh này đã mở cửa cho phụ nữ tham gia đọc bản tin truyền hình, nhưng không phải để hát và nhảy múa.
- Dân chúng chưa quen với chuyện đó, ban giám đốc đài khẳng định như vậy.
Đôi khi, có phim hoạt hình Ba Lan hay Tiệp. Những lúc đó, Aimal đổ xô đến ngay. Nhưng rồi nó thường bị thất vọng, phần lớn những phim ấy, nó đã xem rồi.
Trước khách sạn là công trình từng là niềm kiêu hãnh của nơi này - một cái bể bơi. Được khai trương rầm rộ trong một ngày hè đẹp trời, tất cả dân chúng Kaboul, dù sao cũng chủ yếu đàn ông, được đón tiếp nồng nhiệt trong mùa hè đầu tiên. Nhưng rồi bể bơi đã có một kết cục đáng buồn. Rất nhanh chóng nước đã chuyển sang màu xám-nâu, chẳng có ai nghĩ đến việc đặt một hệ thống lọc nước. Nước càng ngày càng bẩn, nên bể bơi đã phải đóng cửa. Nhiều người bảo họ đã bị phồng rộp và nhiều bệnh da liễu khác khi tắm ở đây. Còn có cả tin đồn nhiều người đã bị chết. Bể bơi được tháo nước và chẳng còn bao giờ mở cửa lại nữa. Bây giờ, một lớp bụi dày phủ kín đáy bể xanh nhợt, trong khi dọc theo bờ rào, nhưng cây hồng khô héo cố gắng che khuất con quái vật ấy một cách rụt rè. Ngay sát cạnh, là một sân quần vợt, cũng không ai sử dụng. Khách sạn vẫn giữ tên người huấn luyện viên quần vợt trong sổ danh bạ của mình. Nhưng nếu có may mắn thì ông ta đã tìm được một công việc khác, vì trong mùa xuân mọi sự đang bắt đầu lại ở Kaboul này, chẳng mấy ai cần tới cái nghề của ông.
Suốt ngày Aimal lang thang bất tận giữa quán hàng của nó, hàng ăn và các hàng ghế tràng kỷ cũ mòn. Nó phải có trách nhiệm và phải trông chừng quán trường hợp có ai đó đến mua hàng. Có một lần, người ta đã tranh nhau mua hàng ở đấy. Khi bọn taliban vừa tháo chạy, đám nhà báo chật cứng các hành lang. Suốt nhiều tháng họ đã phải ăn gạo mục và uống chè xanh cùng binh lính của Liên minh Phương Bắc và ngày hôm đó họ ních đầy bụng món snickers và Bounty của Aimal, được buôn lậu từ Pakistan sang. Họ mua bốn đô la một chai nước, mười hai đô la một hộp phó mát tròn nhỏ để phết bánh mì và những liễn ô liu, mỗi quả ô liu giá bằng cả một gia tài.
Đám nhà báo chẳng quan tâm gì đến giá cả, vì bây giờ họ đã chiếm được Kaboul và loại được bọn taliban. Họ bẩn thỉu và râu ria xồm xoàm như những binh lính du kích, đàn bà ăn mặc như đàn ông, đi ủng lớn lấm lem bùn đất. Nhiều bà tóc vàng và nước da hồng tái.
Đôi khi Aimal leo lên trên mái nhà nơi các phóng viên đang đứng tay cầm micro và nói với những chiếc máy quay lớn. Được tắm rửa và cạo râu, họ chẳng còn chút gì dáng vẻ du kích. Hành lang đông đặc những người thanh niên kỳ cục đùa nghịch và trò chuyện với nó. Aimal đã học được đôi ba tiếng Anh ở Pakistan, nơi nó đã sống phần lớn cuộc đời nó với tư cách là dân lưu vong.
Thời đó, chẳng có ai hỏi nó vì sao nó không đến trường. Vả chăng cũng chẳng có trường học nào hoạt động. Nó đếm các đồng đô la của nó và tính toán trên máy, mơ tưởng được trở thành một nhà kinh doanh lớn. Thời đó, Fazil cùng sống cạnh nó, và hai đứa bé mở to mắt nhìn cái đám người kỳ lạ đang tràn vào khách sạn, trong khi két bạc của chúng cứ đầy cứng lên. Nhưng sau những tuần lễ ngắn ngủi, đám nhà báo biến mất khỏi khách sạn, nơi nhiều người trong bọn họ phải ở trong những phòng không có điện cũng chẳng có cửa sổ. Chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã có một vị lãnh đạo, Afganistan chẳng còn gì hấp dẫn nữa.
Đám nhà báo kéo đi, các bộ trưởng mới của Afganistan, những người thư ký và các cộng sự của họ kéo đến. Những người pachtoun rầu rĩ đóng khăn kiểu Kandahar, những người Afgan lưu vong trở về côm lê may đo và những thống lãnh chiến tranh của các thảo nguyên râu ria cạo sạch chiếm các trường kỷ trong hành lang. Khách sạn trở thành nơi trú ngụ của những người lãnh đạo đất nước nhưng không có nhà ở Kaboul. Chẳng ai thèm để ý đến Aimal cũng chẳng ai mua thứ gì ở quán của nó. Món Bounty họ chưa bao giờ nếm, còn nước thì họ uống ngay ở vòi. Họ không bao giờ nghĩ chuyện ném tiền qua cửa sổ mà mua hàng nhập khẩu của Aimal. Ô liu ý, Wetabix và Kiri quá hạn chẳng hấp dẫn họ chút nào.
Đôi lần hiếm hoi, một hay hai nhà báo trở lại lẻ loi ở Afganistan, trong khách sạn, và vào quán của nó.
- Cậu vẫn còn ở đây à? tại sao cậu không đi học? họ thường hỏi nó.
- Cháu đi học buổi chiều, Aimal trả lời như vậy khi người ta hỏi nó vào buổi sáng.
- Cháu đi học buổi sáng, nó trả lời khi người ta hỏi vào buổi chiều.
Nó không dám thú nhận rằng, như một đứa trẻ bụi đường, nó không đến trường. Quả Aimal là một đứa trẻ khá giàu. Bố nó là một ông hàng sách phát đạt, một ông bố say mê các từ và các câu chuyện, một ông bố nuôi những ước mơ to lớn và những dự án vĩ đại cho cái đế chế sách vở của ông; nhưng là một ông bố không còn tin tưởng ai khác ngoài những đứa con trai của ông để cai quản các cửa hàng của ông. Một ông bố không hề lo chuyện cho các con của ông đến trường khi các trường học ở Kaboul mở cửa lại sau ngày lễ năm mới Afganistan. Aimal đã van nài đi van nài lại, nhưng ông đã dằn giọng:
- Mày sẽ là doanh nhân, và trong công việc ấy, cách học tốt nhất là ở cửa hàng.
Mỗi ngày Aimal càng trở nên kém thích ứng và bất mãn hơn. Nước da nó tái và sẫm đi. Người ta gọi nó là "cậu bé buồn". Khi nó trở về nhà, nó đánh nhau và cãi nhau với các anh nó, cách duy nhất để giải phóng bớt một ít năng lượng. Aimal thèm thuồng nhìn Fazil cậu anh em họ của nó được đi học ở trường Esteqlal, một trường được chính phủ Pháp bảo trợ. Fazil đi học về mang về những cuốn vở nháp, một cây bút máy, một cái thước kẻ, những cái com-pa, một cái gọt bút chì, quần dính đầy bùn và một lô chuyện kể thú vị.
- Fazil mồ côi bố và nghèo lại có quyền được đi học, Aimal than với Mansur, anh trai nó, còn em, em có một ông bố sở hữu tất cả các cuốn sách trên đời này, em lại phải làm việc mỗi ngày mười hai giờ đồng hồ. Mà đây là những năm lẽ ra em phải được đá bóng, có bạn bè, chạy nhảy khắp nơi.
Mansur đồng ý với nó, cậu không thích Aimal cứ phải ngồi suốt ngày trong cái quán tối tăm đó. Cậu cũng đề nghị Sultan cho thằng em đi học.
- Để sau đã, ông bố trả lời. Sau đã. Lúc này chúng ta phải sát cánh lại với nhau. Đây là lúc chúng ta đặt những nền móng cho đế chế của chúng ta.
Aimal có thể làm gì? Bỏ nhà ra đi? Không chịu thức dậy buổi sáng?
Bố vừa đi khỏi, Aimal liều đi ra khỏi hành lang, nó đóng cửa quán và đi một vòng trên chỗ bãi đổ xe. Có thể nó sẽ gặp được một ai đó để nói chuyện hay chơi với một hòn đá. Một hôm nó đang đứng ở đấy, thì một nhân viên tổ chức nhân đạo người Anh đi đến. Ông ta vừa bất ngờ tìm lại được chiếc ô tô đã bị mất cắp dưới thời taliban. Ông ta đã đến bộ nội vụ hỏi tin: bây giờ chiếc xe thuộc một ông bộ trưởng, ông ấy thề có trời cao đất dày là đã mua nó hoàn toàn hợp pháp. Ông người Anh thỉnh thoảng ghé qua chỗ quán của Aimal. Không lần nào Aimal không hỏi ông xem sự thể đã đến đâu rồi.
- Ôi dào, cậu cứ mà tin chắc đi, nó đã mất toi luôn rồi, ông người Anh trả lời. Bọn cướp mới kế tục bọn cướp cũ mà!
Đôi lần hiếm hoi, một sự kiện đến phá vỡ cái đơn điệu và hành lang lại đầy người, khiến không còn nghe được tiếng bước chân của nó khi nó rời quán đi vào phòng vệ sinh. Như cái hôm ông bộ trưởng bộ Hàng không bị giết chết. Cũng như các bộ trưởng khác không phải quê ở Kaboul, Abdur Rahman sống ở khách sạn. Trong hội nghị của Liên Hiệp Quốc ở Boon, sau khi bọn taliban sụp đổ, lúc cần chỉ định gấp một chính phủ mới, có đủ những người du kích để cử làm bộ trưởng.
- Đấy là một tay ăn chơi và một tên hề, những người chống đối ông ta nói như vậy về ông.
Bi kịch xảy ra khi hàng ngàn người hadji, đi hành hương sang Mecca, bị mắc kẹt ở sân bay Kaboul sau khi bị một hãng du lịch lừa bán cho họ những chiếc vé mà không hề có máy bay. Hãng Ariana đã dành một chiếc máy bay bay con thoi đến Mecca, nhưng nó không có khả năng nhận tất cả hành khách.
Đột nhiên, những người hành hương nhìn thấy một chiếc máy bay của hãng Ariana chạy trên đường băng và đổ xô đến để có được một chỗ. Nhưng chiếc máy bay lớn này không bay đi Mecca, nó chở ông bộ trưởng bộ Hàng không đi New Delhi. Người ta không cho những người hadji, mặc trang phục trắng, lên máy bay. Phẩn nộ, họ đánh người nhân viên và vừa chạy vừa leo lên thang máy bay. Họ tìm thấy ông bộ trưởng đang ngồi cùng hai người cộng sự của ông. Những người hành hương kéo ông ta ra giữa hành lang và đánh ông cho đến chết.
Aimal là một trong những người đầu tiên được nghe nói lại chuyện đó. Hành lang khách sạn sôi sục lên, mọi người muốn biết rõ các tình tiết.
- Một ông bộ trưởng bị những người hành hương đánh đến chết ư? Ai đứng đằng sau sự việc này?
Đủ thứ giả thuyết về mưu phản nối tiếp nhau và đến tai nó.
- Khởi đầu một cuộc nổi loạn vũ trang chăng? hay là bạo loạn sắc tộc? Người tadjik muốn giết người pachtuon? Hay trả thù cá nhân? Hay chỉ đơn thuần là những người hành hương tuyệt vọng?
Bổng nhiên cái hành lang trở nên càng đáng ghét hơn. Những giọng nói thì thầm, những khuôn mặt nghiêm trang, những khuôn mặt xao động. Aimal chỉ có muốn một điều: khóc.
Nó quay về trong căn phòng buồn, ngồi vào sau chiếc bàn, ăn một thỏi snicker. Còn bốn giờ nữa nó mới được về nhà. Người phục vụ đến quét nhà và đổ giỏ giấy loại.
-Trông cậu buồn quá đi, Aimal.
- Jigar khoon, nó trả lời.
Trong tiếng dari, có nghĩa là "trái tim tôi rớm máu" và là biểu hiện một nỗi cùng quẫn sâu sắc.
- Cậu biết ông ấy à?
- Ai kia?
- Ông bộ trưởng.
- Không. Hay đúng hơn có, đôi chút.
Dường như trái tim nó rớm máu vì ông bộ trưởng thì thích hợp hơn là vì tuổi thơ bị hủy hoại của nó.
Người thợ mộc
Mansur thở hổn hển chạy vào cửa hàng của bố cậu. Cậu cầm trên tay một cái gói.
- Hai trăm tấm bưu ảnh! cậu thở gấp. Lão định lấy cắp hai trăm tấm bưu ảnh!
Mặt cậu đẫm mồ hôi. Những mét cuối cùng, cậu đã chạy.
- Ai?
Bố cậu đặt cái máy tính trên mặt quầy, ghi các con số vào cuốn sổ kế toán rồi quay về phía cậu.
- Lão thợ mộc!
- Lão thợ mộc? ông ngạc nhiên. Mày có chắc không?
Tự hào, như vừa cứu nguy cho công việc của bố khỏi tay một bọn bất lương nguy hiểm, cậu con trai tháo cái gói màu nâu ra.
- Hai trăm tấm bưu ảnh, cậu nhắc lại lần nữa. Lão ta sắp đi và con thấy lão có vẻ hơi kỳ quặc thế nào ấy. Vì đây là ngày cuối cùng của lão, nên con nghĩ hẳn là vì chuyện này rồi. Lão hỏi con còn có việc gì khác lão có thể làm được không. Lão bảo con lão cần có việc làm. Con trả lời là con sẽ hỏi bố, vì các kệ sách đã xong. Đến lúc ấy con thấy có cái gì đó sáng lóe lên trong túi áo của lão. Con hỏi lão cái gì thế. Lão trả lời "Cái gì?", trông lão rất bối rối. Con bảo "Trong túi ông kia" và lão trả lời "Vài thứ gì đó của tôi ấy mà". Con yêu cầu lão đưa con xem là cái gì. Lão từ chối. Cuối cùng, tự tay con đã lấy cái gói này từ trong túi lão ra. Đây này! Lão đã cố tình lấy những bưu ảnh này của chúng ta! Nhưng, đừng hòng, không xong với con đâu, bởi vì con ấy à, con luôn trông chừng!
Mansur có phần nào tô vẻ thêm sự việc. Lúc Jalaluddin sắp đi, như thường lệ cậu vẫn ngồi thiu thiu. Chính là Abdur, người quản gia, đã bắt được người thợ mộc. Abdur đã nhìn thấy ông ta lấy các tấm bưu ảnh. "Anh không định đưa cho Mansur biết những gì anh có trong túi áo ư?" ông đã hỏi ông ấy. Ông ấy vẫn tiếp tục đi.
Người quản gia là một người haraza nghèo khốn, tức ông ta thuộc nhóm sắc tộc đứng cuối các bậc thang xã hội ở Kaboul. Ông rất ít nói. "Hãy đưa túi anh cho Mansur xem" ông đã bảo người thợ mộc như vậy. Chỉ đến lúc ấy Mansur mới có phản ứng và lấy các tấm bưu ảnh trong túi Jalaluddin ra. Bây giờ cậu nóng lòng chờ bố khen.
Chán chường, Sultan chỉ lăng lẽ điểm qua lại số bưu ảnh:
- Hừm. Bây giờ lão ta đang ở đâu?
Con đã đuổi lão về nhà, nhưng con đã báo trước cho lão chẳng dễ xong chuyện này đâu!
Sultan chẳng hề nói gì. Ông nhớ lại cái ngày người thợ mộc đến tìm ông ở cửa hàng. Họ vốn cùng một làng và gần như là láng giềng của nhau. Jalaluddin chẳng thay đổi gì kể từ ngày họ còn là những cậu con trai, gầy như một sợi dây với những đôi mắt lồi sợ sệt. Có thể Jalaluddin còn gầy hơn cả trước kia nữa, và lại gù, dù ông ta mới có bốn mươi. Gia đình ông ta nghèo, nhưng được quý trọng. Bố ông ta cũng là thợ mộc cho đến khi ông cụ bị hỏng mắt, vài năm trước, và không thể làm việc được nữa.
Sultan đã vui mừng là có thể thuê được ông ta. Jalaluddin làm việc tốt còn Sultan thì cần có những kệ sách mới. Cho đến nay, trong cửa hàng của ông đã có những kệ sách kiểu cổ điển, trong đó sách được dựng đứng và do đó có thể đọc được gáy. Các kệ sách phủ kín các bức tường và các ngăn sách ngoài ra còn chiếm phần giữa căn phòng, nhưng ông cần có những chỗ trưng bày sách, vì ông đã in được nhiều tên sách đến mức ông phải giới thiệu các bìa sách, trên những ngăn kê nghiêng, với một miếng ván nhỏ ở phía trước. Lúc đó, cửa hàng của ông sẽ giống như các cửa hàng phương tây. Họ thỏa thuận tiền công bốn đô la một ngày và ngày hôm sau, Jalaluddin trở lại đem theo búa, cưa, thước, đinh và những tấm ván đầu tiên.
Nhà kho phía sau cửa hàng biến thành xưởng mộc. Hàng ngày Jalaluddin sử dụng búa và đinh, vây quanh bốn bên là các ngăn để bưu ảnh. Những tấm bưu ảnh ấy là món lãi lớn nhất của Sultan. Ông in giá rẻ bên Pakistan và bán đắt. Nói chung, Sultan chọn những mẫu ông thích, không quan tâm đến kinh phí ảnh hay đồ họa. Ông tìm được một hình ảnh, đem sang Pakistan và cho in. Một số nhà nhiếp ảnh còn cho ông những tấm ảnh mà không đòi tiền. Bưu ảnh bán chạy. Nhóm người mua nhiều nhất là đám lính của lực lượng hòa bình quốc tế. Khi đi tuần ở Kaboul, họ thường dừng lại ở hàng sách của Sultan để mua bưu ảnh. Bưu ảnh hình phụ nữ Afganistan trùm burkha, hình trẻ con chơi đùa trên xe tăng, các bà hoàng hậu thời xưa mặc áo dài khêu gợi, các tượng Phật ở Bamiyan trước và sau khi bị bọn taliban đánh mìn, những con ngựa bouzkachi, trẻ con mặc trang phục dân gian, các phong cảnh hoang dã, Kaboul hôm qua và hôm nay. Sultan đã chọn các mẫu và đám lính thường rời cửa hàng mỗi người mang theo hàng chục bưu ảnh.
- Mày bảo là hai trăm chiếc à?- Sultan trầm ngâm. - Mày cho đây là lần đầu tiên?
- Con không biết được, lão ta bảo lão định trả tiền, nhưng rồi quên mất.
- ừ, thế đấy. Lão cứ mà cho chúng ta ngốn cái lối nói đó!
- Có ai đó đã bảo lão ăn cắp bưu ảnh, Mansur gợi ý. Lão ta không đủ khôn ngoan để tự mình đi bán lại đâu và chắc chắn cũng không có ý định dán lên tường.
Nào có mấy người nào dễ bị chế riễu hơn là một kẻ ăn cắp đã bị tóm được.
Sultan chửi. Ông không có thời giờ để mất vào những loại chuyện như thế này. Hai ngày nữa, ông sẽ đi Iran, lần đầu tiên sau nhiều năm. Ông có bao nhiêu việc phải giải quyết, nhưng ông phải lo cho xong chuyện này trước đã. Không ai có thể lấy cắp của ông rồi thoát thân dễ dàng như vậy.
- Trông cửa hàng đấy, ta sẽ đi đến nhà lão. Phải làm cho ra chuyện này.
Sultan dẫn Rasul đi theo, cậu ấy biết người thợ mộc. Họ đi xe đến Deh Khudaùdad. Một đám mây bụi kéo theo sau chiếc xe qua suốt ngôi làng, cho tới khi họ đến con đường dẫn vào nhà Jalaluddin.
- Mày phải nhớ tuyệt không được để cho ai biết gì về chuyện này, không cần thiết cả gia đình phải xấu hổ, Sultan dặn Rasul.
Cạnh cửa hàng của làng nằm ở một góc, chỗ con đường vòng cua, một tốp đàn ông đang đứng, trong đó có Faùz, bố của Jalaluddin. Ông cụ cười với họ, siết chặt tay Sultan, ôm hôn ông.
- Vào uống trà đã, ông cụ nồng nhiệt mời, rõ ràng là không hề hay biết gì về chuyện ăn cắp bưu ảnh.
Những người đàn ông khác cũng muốn nói với Sultan vài câu, ông là người đã biết cách thành đạt và trở thành người có danh tiếng.
- Chúng tôi muốn nói chuyện với con trai cụ, Sultan giải thích. Cụ có thể đi tìm hộ anh ấy không?
Ông cụ đi ngay. Cụ trở lại cùng Jalaluddin, ông ta đi sau vài bước và run run nhìn Sultan.
- Chúng tôi có việc cần anh ở cửa hàng, anh có thể đi cùng chúng tôi không?
Jalaluddin nhận lời.
- Lần sau trở lại uống trà nhé, ông cụ la to khi họ lên đường.
- Anh biết chuyện gì rồi đấy, Sultan sẵng giọng khi hai người đã ngồi ở hàng ghế sau và Sultan đã lái xe ra khỏi làng.
Họ đang trên đường đi đến chỗ Mirdzjan, anh trai của Wakil, làm cảnh sát.
- Tôi chỉ muốn nhìn chúng, tôi sẽ trả lại, tôi chỉ muốn cho các con tôi xem, chúng đẹp quá.
Người thợ mộc ngồi trong góc xe, vai lún sâu vào ghế, cứ như ông cố chiếm ít chỗ nhất. Hai bàn tay ông xoắn lại kẹp giữa hai chân. Lúc lúc ông lại bấm các ngón tay vào cả xương tay. Khi nói, ông lén nhìn Sultan lo lắng và trông giống như một con gà rù sợ sệt. Sultan ngồi dựa vào lưng ghế, hỏi một cách bình thản.
- Tôi cần phải biết anh đã lấy bao nhiêu bưu ảnh!
- Tôi chỉ lấy những chiếc anh đã thấy đó.
- Tôi không tin anh.
- Nhưng đúng thế thật mà.
- Nếu anh không nói thật là anh đã lấy nhiều hơn, tôi sẽ tố cáo cảnh sát.
Người thợ mộc vội chụp lấy bàn tay Sultan và hôn lấy hôn để. Sultan gỡ ra.
- Thôi đi, đừng có xử sự như một thằng ngốc!
- Tôi xin thề có Allah, tôi lấy danh dự và lương tâm mà thề, tôi không lấy những cái khác nữa đâu. Đừng bỏ tù tôi, tôi van anh, tôi sẽ xin trả lại cho anh, tôi là một người lương thiện, tha thứ cho tôi, tôi đã dại dột. Tôi có sáu đứa con, hai đứa con gái tôi bị bệnh viêm tủy xám. Vợ tôi lại có chửa nữa và chúng tôi chẳng có gì để ăn cả. Các con tôi đang suy yếu, vợ tôi cứ khóc suốt vì những gì tôi kiếm được chẳng đủ để nuôi sống gia đình. Chúng tôi ăn khoai tây và rau luộc, thậm chí chúng tôi không có tiền mua được gạo. Mẹ tôi mua các thức ăn thừa ở bệnh viện và các nhà hàng, vì đôi lúc trong đó cũng có ít gạo. Đôi khi họ mang các đồ thừa ra bán ở chợ. Những ngày này thậm chí chúng tôi không có cả bánh mì. Ngoài ra, tôi lại còn phải nuôi năm đứa con của chị tôi, chồng chị ấy không có việc làm, và tôi phải sống với bố mẹ già và bà nội tôi.
- Tùy anh lựa chọn lấy đấy, hãy thú nhận là anh đã lấy nhiều hơn và anh sẽ khỏi tù, Sultan vặn lại.
Cuộc nói chuyện cứ lẩn quẩn. Người thợ mộc thì than nghèo, còn Sultan thì đòi ông ta thú nhận là đã ăn cắp nhiều hơn và kể cho ông biết đã bán các bưu ảnh cho ai.
Họ đã chạy qua cả Kaboul và lại trở ra vùng đồng quê. Rasul đưa họ đi trên những con đường lầy lội và vượt qua những người đang hối hả trở về nhà trước khi trời tối. Vài con chó dành nhau một khúc xương. Những đứa trẻ chạy chân trần. Một người cưởi xe đạp cố giữ thăng bằng, vợ anh ta trùm burkha ngồi trên chỗ đèo hàng. Một cụ già vật lộn với chiếc xe bò chở cam, hai bàn chân lún sâu trong những vết bánh xe mà những trận mưa lớn vừa qua đã đào nên. Con đường đất đã được bao nhiêu bàn chân dẫm cho cứng đến thế đã trở thành một lối đi ngập đầy rác, thức ăn thừa và phân súc vật mà mưa đã kéo ra từ các chỗ qua đường và các lề đường.
Rasul dừng lại trước một cách cổng. Sultan bảo nó xuống gõ cửa. Mirdzjan bước ra, thân mật chào hỏi họ và mời họ bước lên. Khi những người đàn ông năng nề bước lên thang gác, thì nghe thấy tiếng váy lạo xạo nhè nhẹ. Những người phụ nữ trong nhà giấu mình đi. Một số sau những cánh cửa khép hờ, số khác sau tấm rèm. Một cô gái nhìn qua khe cửa xem ai mà đến muộn thế. Cậu con trai cả mang trà lên, các chị em cậu và mẹ cậu đã pha trà trong bếp.
- Thế nào? Mirdzjan hỏi.
Anh ta ngồi xếp bằng, mặc áo dài truyền thống và quần rộng ống đúng bộ, lối trang phục bắt buộc đối với đàn ông dưới thời taliban. Mirdzjan thích lối trang phục đó, anh cảm thấy thoải mái trong những quần áo rộng này. Bây giờ thì ngược lại, anh bị buộc phải mặc theo lối anh không hề thích, bộ đồng phục cũ của cảnh sát Afganistan, được sử dụng trước thời taliban. Sau năm năm cất trong tủ hốc tường, nó đã trở nên quá chật. Lại còn nóng nữa, vì chỉ có đồng phục mùa đông, bằng len bua, mới chịu được để lâu. Các bộ đồng phục được may theo mẫu Nga và thích hợp với vùng Xi-bê-ri hơn là với Kaboul. Vậy nên những ngày trước mùa hè này Mirdzjan đầm đìa mồ hôi khi nhiệt độ thường lên tới hai mươi đến ba mươi độ.
Sultan trình bày vắn tắt sự thể. Như trong một cuộc thẩm vấn, Mirdzjan để cho từng người lần lượt phát biểu. Sultan ngồi cạnh anh ta, Jalaluddin ngồi đối diện. Anh phát biểu một cách thông cảm về những điều được nghe và giữ một giọng nói nhẹ nhàng và đúng mực. Người nhà mời Sultan và Jalaluddin dùng trà và caramen mềm, hai ông thì cắt lời nhau.
- Chúng tôi giải quyết việc này ở đây thay vì đưa anh đến đồn cảnh sát là chính vì muốn điều tốt cho anh đấy, Mirdzjan nhấn mạnh.
Jalaluddin cúi đầu xuống, chập hai bàn tay lại và cuối cùng thú nhận, không phải với Sultan mà với Mirdzjan.
- Tôi đã lấy có thể là năm trăm chiếc, nhưng tôi vẫn để tất cả ở nhà, các anh sẽ lấy lại tất cả. Tôi không động gì đến chúng.
Nhưng Sultan không thỏa mãn.
- Tôi chắc chắn là anh lấy nhiều hơn. Thú nhận đi! Anh đã bán chúng cho ai?
- Tốt hơn cả cho anh là anh thú nhận tất cả bây giờ, Mirdzjan giải thích. Nếu có một cuộc thẩm vấn của cảnh sát, thì sẽ hoàn toàn khác, không có trà cũng chẳng có caramen đâu, anh ta nói thêm một cách khó hiểu vừa nhìn thẳng vào Jalaluddin.
- Nhưng hoàn toàn đúng như thế. Tôi không đem bán lại. Tôi xin thề có Allah, ông nói hết nhìn người này đến nhìn người kia.
Sultan chưa chịu, các lời nói được lặp lại, đã đến lúc phải ra về. Gần đến giờ giới nghiêm vào 22 giờ và Sultan cần có đủ thời gian trả ông thợ mộc lại nhà của ông ta trước khi trở về. Kẻ nào lái xe sau giờ giới nghiêm sẽ bị bắt. Thậm chí một số người bị bắn chết vì những người lính lo ngại các xe chạy qua.
Họ im lặng ngồi vào xe. Rasul yêu cầu ông thợ mộc nói tất cả sự thật.
- Nếu không thì ông không thể xong được với chuyện này đâu.
Khi họ đến nơi, người thợ mộc đi tìm các bưu ảnh. Ông nhanh chóng trở lại với một gói nhỏ. Các bưu ảnh được gói trong một mảnh vải có in các hình màu da cam và màu xanh. Sultan lấy chúng ra và thích thú nhìn các ảnh, chúng đã trở về với chủ nhân của chúng và sẽ trở lại nằm trên các kệ sách. Nhưng trước hết Sultan sẽ dùng chúng làm bằng chứng. Rasul đưa Sultan về nhà. Tiu nghỉu, người thợ mộc đứng lại ở góc đường dẫn về nhà mình.
Bốn trăm tám mươi chiếc bưu ảnh. Ngồi trên các chiếc chiếu của mình, Eqbal và Aimal đếm. Sultan thì ước xem số bưu ảnh người thợ mộc có thể lấy của mình là bao nhiêu. Các tấm bưu ảnh được trang trí các hình mẫu khác nhau. Trong phòng sau của cửa hàng, chúng được đóng gói từng trăm một.
- Nếu mất cả gói, thì khó mà kiểm tra được, nhưng nếu mỗi gói thiếu đi một chục cái, thì có thể lão chỉ mở một số gói và lấy đi ở mỗi gói một số chiếc, Sultan lý luận. Ngày mai ta sẽ đếm xem.
Sáng hôm sau, trong khi ông đang đếm, thì đột nhiên người thợ mộc hiện ra ở cửa. Ông ta dừng lại trên ngưỡng cửa, lưng càng còng xuống hơn trước. Bỗng ông xô vào ôm lấy Sultan và hôn hai bàn chân ông ấy. Sultan đỡ ông dậy và rít lên:
- Trấn tĩnh lại đi, con người kia! Ta không thích những lời cầu xin của người đâu!
- Xin tha thứ cho tôi, tha thứ cho tôi, tôi sẽ trả lại anh, tôi sẽ trả lại anh, nhưng các con tôi ở nhà đang đói!
- Hôm nay tôi cũng nói lại với anh đúng như tôi đã nói với anh hôm qua, tôi không cần tiền của anh, nhưng tôi muốn biết anh đã bán chúng cho ai. Anh đã lấy bao nhiêu chiếc?
Faùz, ông bố đã già của Jalaluddin cũng cùng đi với ông ta. Ông cụ đến gần như sắp sụp xuống lạy dưới chân Sultan, nhưng Sultan đỡ ông cụ dậy trước khi ông cụ sụp được xuống đất, để cho một ai đó hôn lấy giày của mình thật bất tiện, nhất là một người hàng xóm già.
- Anh phải biết rằng suốt đêm qua tôi đã đánh nó. Tôi xấu hổ quá. Tôi đã luôn dạy dỗ để nó thành một người lao động lương thiện, vậy mà hôm nay, hôm nay tôi có một đứa con là một thằng ăn cắp! ông cụ nói vừa ném một cái nhìn về phía người con trai của mình đang đứng run rẩy trong một góc.
Người thợ mộc lưng còng trông giống như một đứa bé đã ăn cắp, nói dối và bị mắng.
Sultan bình thản kể lại cho ông bố nghe sự việc, ông giải thích rằng Jalaluddin đã mang các bưu ảnh về nhà anh ta và bây giờ ông cần biết anh đã đem bán đi bao nhiêu chiếc và bán cho ai.
- Hãy cho tôi một ngày và tôi sẽ khiến nó phải thú nhận tất cả, trong chừng mực nó còn có cái phải thú nhận, Faùz cầu xin.
Giày ông cụ đã đứt chỉ ở nhiều chỗ. Cụ không có tất và quần thì buộc bằng một sợi dây. Hai tay áo sờn nát. Khuôn mặt cụ giống mặt người con trai, u ám hơn đôi chút, rắn và săn hơn. Cả hai đều mảnh khảnh và gầy. Ông bố đứng im không động đậy trước mặt Sultan, còn Sultan cũng không biết nên làm gì lúc này, sự có mặt của ông bố khiến ông khó xử, ông cụ có thể là bố của chính ông.
Cuối cùng Faùz nhúc nhích, cụ bước mấy bước chần chừ về phía người con trai. Khi đã đến gần, cánh tay cụ vung lên như một ánh chớp, và ngay ở đó, chính giữa cửa hàng, cụ đánh người con trai của mình.
- Quân thảm hại, quân ăn cắp, mày là mối nhục của gia đình, lẽ ra mày chẳng bao giờ nên được sinh ra trên đời này, mày là một thằng vô lại, một thằng lưu manh, ông bố hét lên vừa dùng tay và chân đánh và đá con.
Ông tống đầu gối vào bụng con, đạp vào đùi, đấm vào lưng con. Jalaluddin chỉ hứng chịu, gập người xuống và dùng hai cánh tay che lấy ngực, trong khi ông bố chuyển sang hút thuốc. Cuối cùng, ông ta thoát ra và chạy ra khỏi cửa hàng. Chỉ ba bước ông đã ra đến ngưỡng cửa và biến mất trên cầu thang, ra ngoài đường.
Chiếc mũ chụp bằng da cừu của Faùz rơi xuống đất trong khi cụ đánh con. Cụ nhặt lên, phủi qua và đội lên đầu. Cụ đứng dậy, chào Sultan và đi ra. Qua khung cửa sổ, Sultan nhìn theo ông cụ loạng choạng leo lên chiếc xe đạp, nhìn bên phải rồi bên trái, trước khi đạp về làng, tuổi già cứng còng và chậm chạp.
Khi đám bụi của cái pha khó xử đó đã tan, Sultan lại quay lại với các tính toán của ông, điềm tĩnh như không.
- Lão đã làm việc ở đây bốn mươi ngày. Cứ cho mỗi ngày lão lấy hai trăm bưu ảnh, vậy tất cả là tám nhìn chiếc. Ta chắc chắn ít ra lão cũng đã ăn cắp tám nghìn chiếc, ông ta nói vừa nhìn Mansur, cậu ta chỉ nhún vai.
Thật đau đớn khi phải nhìn người thợ mộc khốn khổ kia bị bố ông ta đánh đòn. Mansur cóc cần các tấm bưu ảnh. Cậu thấy họ nên quên phứt chuyện này đi, khi bây giờ họ đã lấy lại được các bưu ảnh.
- Lão ta không nghĩ ra nổi chuyện đem bán lại đâu, thôi quên chuyện này đi, cậu gợi ý.
- Đây có thể là một vụ trộm cắp được đặt hàng. Mày biết đấy, tất cả đám chủ các quán đều đến mua bưu ảnh của chúng ta, đã lâu không thấy họ đến. Tao nghĩ họ đã có đủ, nhưng mày thấy đấy, họ đã mua được giá rẻ của lão thợ mộc. Lão ta khá là ngốc khi đem bán hạ giá. Mày nghĩ thế nào?
Mansur lại nhún vai. Cậu hiểu bố và biết rằng ông ta muốn làm đến cùng chuyện này. Cậu cũng hiểu rằng chính cậu sẽ phải kế tục trách nhiệm đó, vì ông ấy sắp đi sang Iran và sẽ vắng nhà hơn một tháng.
- Hay mày cùng với Mirzdjan điều tra đôi chút về vụ này trong khi tao đi vắng? Một ngày nào đó sự thật sẽ được phơi bày ra. Không ai được ăn cắp của Sultan, ông ta nói, đôi mắt nghiêm lại. Lão có thể phá tan tành sự nghiệp của ta. Hãy tưởng tượng, lão ăn cắp hàng ngàn tấm bưu ảnh, mà lão đem bán lại ở các quán và các hiệu sách khắp Kaboul. Họ bán rẻ hơn tao nhiều, người ta bắt đầu đến chỗ họ thay vì đến chỗ tao. Tao mất tất cả cái đám lính vẫn đến mua bưu ảnh, tất cả những người đến mua sách nữa, và tao nổi tiếng là kẻ bán đắt hơn những người khác. Cuối cùng, tao có thể sạt nghiệp.
Mansur nghe các giả thuyết của bố một cách hờ hững. Nó tức tối vì lại thêm một sứ mệnh phụ nữa phải thực hiện trong khi ông ấy đi vắng. Ngoài những cuốn sách phải đăng ký, những thùng mới do các nhà in bên Pakistan gửi sang phải thường xuyên đi nhận, các thứ giấy tờ một hiệu sách ở Kaboul bắt buộc phải có, phải lái xe cho các cậu em và cái cửa hàng của chính cậu mà cậu phải trông nom, thêm vào tất cả những thứ đó, cậu lại còn phải đóng vai thanh vai tra cảnh sát.
- Con sẽ lo chuyện này, cậu nói gọn lỏn.
Không thể còn cách trả lời nào khác.
Đừng có mà mềm lòng, đừng có mà mềm lòng, là những lời cuối cùng của Sultan trước khi bay đi Téhéran.
Bố đi rồi, Mansur quên mất câu chuyện. Đã khá xa rồi cái giai đọan sùng tín tiếp sau chuyến hành hương của cậu. Nó đã kéo dài được một tuần. Những lời cầu nguyện năm lần một ngày chẳng chút tác dụng gì. Râu ria khiến cậu ngứa ngáy và ai cũng bảo trông cậu có vẻ chểng mảng. Cậu không thích mặc áo dài thùng thình.
Nếu mình không có được những ý nghĩ được phép, thì mình cũng có thể vứt bỏ tất cả những thứ khác, cậu tự nhủ, từ bỏ việc sợ uy lực của Thượng Đế cũng nhanh chóng như khi cậu tiếp nhận nó.
Cuộc hành hương đến Mazar cuối cùng chẳng còn gì khác hơn là một cuộc đi nghĩ hè.
Buổi tối đầu tiên vắng bố, cậu đã hẹn trước một cuộc vui với hai thằng bạn. Chúng đã mua ở chợ rượu vodka ouzbek, rượu cognac arménie và rượu vang đỏ ở chợ với giá cắt cổ.
- Đấy là loại hảo hạng. Tất cả đều bốn mươi độ, rượu vang thậm chí bốn mươi hai độ, người bán hàng đã khẳng định như thế.
Bọn trẻ đã mua bốn mươi đô la một chai, không biết rằng người bán hàng đã thêm hai vạch nhỏ trên chai rượu vang thường, nâng nó từ mười hai lên bốn mươi hai độ. Giá trị là ở độ. Phần lớn khách hàng là đám trẻ, trốn sự kiểm soát nghiêm khắc của bố mẹ, uống để mà say.
Mansur chưa bao giờ uống rượu, một trong những điều cấm nghiêm ngặt nhất của đạo Hồi. Hai cậu bạn của Mansur đã bắt đầu uống từ lúc mới sẫm tối, rượu cognac trộn với vodka, sau hai ly món cốc tay đó, chúng đã loạng choạng trong căn phòng khách sạn mà chúng đã thuê để không cho bố mẹ chúng thấy được. Mansur còn chưa đến đó, vì cậu còn phải lái xe đưa các em về nhà. Khi cậu đến, hai thằng bạn của cậu hét lên và muốn nhảy xuống từ ban công. Rồi chúng chạy đi nôn mửa.
Mansur bèn thay đổi ý kiến, chung quy lại rượu cũng chẳng có gì hấp dẫn lắm. Nếu uống rượu mà sinh bệnh, thì cậu có thể chẳng chơi.
Rượu chè là một vấn đề ít phổ biến ở Afganistan. Hiếm người liều lĩnh nhập rượu lậu và những chai rượu tốn kém phải bán lén, trong các gian sau của quán. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế. Trong thời kỳ tự do khi Zaher Shad lãnh đạo đất nước, người ta có thể gọi một ly cốc tay trong các quán rượu và hàng ăn và dưới thời Liên Xô chiếm đóng, rượu vodka được đưa sang hàng đống, được binh lính bán rẻ. Rồi đến nội chiến và chế độ moudjadeh và những người Hồi giáo ban hành những hình phạt nặng đối với việc bán, mua và tiêu thụ rượu. Bọn taliban ban bố những hình phạt càng nặng hơn.
Hai cậu con trai lớn tuổi hơn đôi chút tiếp tục khìn khịt và mưu tính những chuyện đáng ngại. Có một cô gái Nhật mà chúng rất thích, một cô nhà báo trẻ và đẹp. Chúng bàn có nên mời cô ấy lên phòng này không, cô ấy ở cùng khách sạn này. Chúng kết luận bây giờ không phải lúc, nhưng một trong hai đứa có một kế hoạch đen tối. Cậu ta đã làm việc một năm trong hiệu thuốc của bố cậu, cậu có mang đến khối thuốc. Một lúc sau, chúng tìm ra được những viên thuốc ngủ.
- Một hôm nào đó chúng mình không say, chúng mình có thể mời cô ấy và bỏ thứ này vào ly của cô, và khi cô ngủ thiếp đi chúng mình có thể ngủ với cô ta mà cô ta không hề biết!
Các bạn của cậu tán thành ý kiến đó.
Chuyện ấy, thế nào chúng mình cũng phải làm một ngày nào đó, chớ quên.
ở nhà Jalaluddin, không ai ngủ được. Bọn trẻ con nằm ngay dưới đất và lặng lẽ khóc. Hai mươi bốn giờ qua là những giờ tệ hại nhất trong đời chúng: chúng thấy ông bố yêu quý của chúng bị ông nội đánh đòn và gọi là đồ ăn cắp. Cứ như là mọi sự đều đảo lộn lên hết. Ngoài sân, ông cụ bố của Jalaluddin bước đi bách bộ.
- Làm sao mà tôi lại có một thằng con như thế này, nó làm nhục cả gia đình! Tôi đã làm gì nên tội tình này?
Người con trai cả, kẻ ăn cắp, ngồi trên một chiếc chiếu trong phòng của ông. Ông không thể nằm xuống vì lưng đầy những vết xé đỏ lòm, do ông cụ dùng một cành cây lớn để đánh. Cả hai người đã trở về nhà sau cái pha ở hiệu sách. Trước tiên là ông bố, đi xe đạp, rồi tới người con, đi bộ. Sau đó ông bố tiếp tục cái việc ông đã làm ở hiệu sách, người con thì không hề kháng cự. Trong khi ông bị đánh đòn dưới một trận mưa những lời xỉ vả, thì cả gia đình khiếp sợ đứng nhìn. Những người đàn bà cố đẩy những đứa trẻ ra xa, nhưng chúng cũng chẳng biết đi đâu.
Ngôi nhà được dựng giữa một cái sân, một trong các bức tường được dùng làm hàng rào ngăn cách với con đường bên ngoài. Dọc theo hai trong các bức tường, có một hàng hiên xây và phía sau đó là những căn phòng có cửa sổ lớn được che bằng một chiếc chiếu nhựa nhìn ra sân - một phòng cho ông thợ mộc, vợ và bảy đứa con của ông, một phòng cho mẹ, bố ông và bà nội, một phòng cho người em gái, chồng cô ấy và năm đứa con của họ, một phòng ăn và một nhà bếp với một lò nướng bằng đất, một lò sưởi và vài cái kệ.
Những chiếc chiếu nơi bọn con của ông thợ mộc đang ngồi túm tụm là một thứ bện lẫn lộn xộn những giẻ rách và những mảnh quần áo tơi tả. Đôi chỗ là những tấm bìa, chỗ khác thì những tấm nhựa và chỗ khác nữa là độn sợi đay.Hai đứa con gái mắc bệnh viêm tủy xám một chân đi giày có bánh xe và phải chống gậy. Hai đứa khác bị bệnh eczéma lở lói khắp người, nhiều chỗ vẩy kết gãi đến bật máu.
Trước lúc hai thằng bạn của Mansur trở dậy mỗi đứa hai lần để nôn, thì ở đầu bên kia thành phố, những đứa bé trong gia đình người thợ mộc vẫn còn chưa đi ngủ được.
Khi Mansur thức dậy, cậu thấy tràn ngập một cảm giác tự do say sưa. Cậu được tự do! Sultan đã đi. Lão thợ mộc đã được quên phắt đi rồi. Mansur đeo cặp kính râm mua ở Mazar và phóng một trăm cây số giờ trên các đường phố Kaboul, vượt qua những con lừa được đóng yên nặng và những con dê bẩn thỉu, những người hành khất và những người lính lực lưỡng đến từ nước Đức. Cậu đưa một ngón tay lên tỏ ý biểu dương những người Đức trong khi cậu nhảy chồm chồm trên vô số các ổ gà trên mặt đường nhựa, cậu chửi và khiến những người đi bộ phải nhảy sang bên lề thấp của con đường. Mansur bỏ lại đằng sau kết phu phố này đến khu phố khác trong cái cái đám lổn nhổn những phế tích lỗ chỗ và những ngôi nhà hỏng nát của Kaboul.
- Nó phải nhận lấy các trách nhiệm, như thế mới rèn dũa được tính cách của nó, Sultan tuyên bố.
Ngồi trên xe, Mansur nhăn nhó. Kể từ hôm nay, Rasul phải đi mà nhận lấy các thùng hàng và gửi các thư từ, kể từ hôm nay Mansur chỉ có mỗi việc vui chơi, cho đến khi bố cậu trở về. Ngoài việc đưa các em cậu đến cửa hàng các buổi sáng - để phòng trước mọi sự tố giác - cậu sẽ không làm gì nữa hết. Bố cậu là người duy nhất Mansur sợ. Không bao giờ cậu dám phản đối Sultan, ông ấy là người duy nhất cậu tôn trọng, ít ra là khi đối diện với ông.
Mục đích của Mansur là gặp được các cô gái. Việc ấy chẳng dễ gì ở Kaboul, các gia đình giữ rịt các cô nhưng những kho của quý. Cậu nảy ra một ý kiến tuyệt vời và xin vào học một lớp tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Những năm đến trường ở Pakistan đã cho phép cậu đạt được một trình độ tiếng Anh khá tốt, nhưng cậu nghĩ ở những lớp cho người mới vào học cậu sẽ tìm được những cô thật trẻ và thật xinh. Cậu tính không sai. Cuối khóa học thứ nhất, cậu đã tìm được người ưng ý. Cậu cẩn thận tìm cách nói chuyện với cô. Một hôm, thậm chí cô còn để cậu đưa về nhà cô. Cậu mời cô đến cửa hàng, nhưng cô không bao giờ đến. Cậu chỉ gặp cô ở lớp. Cậu mua một cái điện thoại di động để họ có thể gọi nhau và cậu chỉ cho cô cách để cho máy theo chế độ "rung" chứ không "reo", để gia đình cô không nhận ra được gì cả. Cậu hứa hẹn với cô sẽ cưới cô và có nhiều quà cáp sang trọng. Một hôm cậu kể rằng cậu không thể gặp cô vì cậu phải làm tài xế cho một người nước ngoài bạn của bố cậu. Cậu bịa ra chuyện người nước ngoài để làm ra vẻ quan trọng. Ngay buổi chiều hôm đó cô nhìn thấy cậu lái xe đưa một cô gái khác đi phố. Cô chẳng hề thương xót, mắng cậu là đồ gian ác, khốn nạn, và không bao giờ muốn gặp lại cậu nữa. Cô không bao giờ trở lại lớp, không trả lời điện thoại. Cậu nhớ cô, nhưng trước hết cậu tiếc cho cô không đi học nữa trong khi cô rất muốn được học tiếng Anh.
Cậu chóng quên ngay cô sinh viên. Bởi vì trong mùa xuân đó chẳng có gì trong cuộc sống của Mansur là vĩnh hằng và xác thực. Một hôm cậu được mời đến một lễ hội ở ven thành phố. Cậu có những người quen, họ thuê một ngôi nhà trong khi người chủ nhà đứng gác ở trong vườn.
- Bọn tớ đã hun khói một con bò cạp, ngày hôm sau Mansur hăng hái kể lại cho một cậu bạn. Bọn tớ tán ra thành bột và trộn với thuốc lá. Cái món đó khiến đầu óc rối mù lên và lại hơi căng thẳng thần kinh nữa. Tớ là người cuối cùng ngủ thiếp đi. Một lễ hội rất chi là mát mẻ, cậu khoe khoang.
Abdur, anh chàng quản gia, biết rằng Mansur muốn tìm một cô gái và đề nghị cậu gặp một cô là họ hàng của cậu ta. Ngày hôm sau một cô gái hazara mắt lác đã có mặt trên chiếc tràng kỷ trong cửa hàng, nhưng Mansur chưa kịp làm quen nhiều thì bố cậu đã náo tin ngày mai ông sẽ trở về. Mansur lập tức tỉnh người ra. Cậu tuyệt đối chẳng làm chút gì những việc bố yêu cầu. Cậu không đăng ký các sách, cậu không sắp xếp ngăn sau của cửa hàng, cậu không lập danh mục các sách mới cần đặt mua, cậu không đi nhận các bưu kiện đang tích đầy lại trong kho. Cậu không hề để chút thì giờ nào lo nghĩ đến vụ lão thợ mộc.
Sharifa loay hoay quanh cậu.
- Con làm sao thế, con? Con có ốm không?
- Không sao hết! cậu gầm lên.
Bà căn vặn.
- Trở về bên Pakistan với cái mõm rộng hoác của bà đi, Mansur hét lên. Từ ngày bà về đây, chỉ thêm lắm chuyện lên.
Sharifa khóc.
- Làm sao tôi lại có thể có những đứa con trai như thế này? Tôi đã làm gì không phải nào? Thậm chí chúng không muốn có mẹ chúng ở bên!
Sharifa gào lên và mắng con, Latifa thì khóc. Bibi Gul thì ngồi một chỗ mà đung đưa người. Bulbula nhìn vào khoảng không. Sonya cố dỗ Latifa. Leila rửa chén bát. Mansur đóng rầm cánh cửa phong cậu cùng ở với Yunus. Yunus đã ngáy rồi. Nó bị viêm gan B, suốt ngày ngủ và uống thuốc. Mắt nó vàng khè, cái nhìn của nó càng lờ đờ và buồn hơn mọi ngày.
Khi Sultan trở về, vào ngày hôm sau, Mansur bị kích động đến nỗi cậu tránh cái nhìn của ông; nhưng cậu lo lắng là nhầm bởi vì Sultan chỉ quan tâm đến Sonya. Chỉ sang ngày hôm sau, ở cửa hàng, ông mới hỏi con trai có làm tất cả những việc ông đã dặn không. Ngay cả trước khi cậu trả lời, ông đã cho cậu biết những tin mới. Chuyến đi của Sultan sang Iran rất thành công, ông đã tìm lại được những người cộng tác cũ và chẳng bao lâu nữa hết thùng sách này đến thùng sách khác sẽ được gửi tới đây. Tuy vậy vẫn có một việc ông không quên: vụ lão thợ mộc.
Mày không tìm ra được cái gì à? - Sultan ngạc nhiên nhìn cậu con trai. - Mày tìm cách phá ngầm công việc của tao ư? Ngày mai mày sẽ đi tố cáo lão ta với cảnh sát. Bố lão đã hứa trong một ngày sẽ mang các lời thú tội của lão đến mà bây giờ thì đã một tháng rồi! Nếu tao đi Pakistan về mà lão ta chưa bị tống vào tù, thì mày sẽ không còn là con trai tao nữa, ông đe dọa. Kẻ nào lấn chân vào lãnh địa của tao thì đừng có hòng mà yên, ông mạnh mẽ tuyên bố.
Sultan phải đi Pakistan ngay ngày mai. Mansur thở dài nhẹ nhõm. Cậu sợ một trong các cô bạn gái của cậu nhỡ bước chân đến cửa hàng. Sẽ xảy ra chuyện gì đây nếu cô ta đến tìm cậu và nói chuyện với cậu trong khi ông bố đang ở cửa hàng? Cậu phải kể cho các cô ấy nghe về bố cậu, khi đó các cô có thể nhìn qua đôi chút các giá sách và lẳng lặng ra đi. Dẫu thế nào, bố cậu không bao giờ nói chuyện với những người khách trùm burkha.
Ngày hôm sau, Mansur đến bộ Nội vụ để tố giác lão thợ mộc và nhờ có Mirdzjan cậu lấy được các con dấu cần thiết trong vài tiếng đồng hồ, mang đến trình cho đồn cảnh sát Deh Khudaùdad, một túp lều bằng đất nén có một số cảnh sát trang bị vũ khí đứng trước cửa. Rồi cậu chỉ cho một viên sĩ quan mặc thường phục ngôi nhà của lão thợ mộc, anh ta sẽ bắt lão ấy ngay chiều nay.
Sáng hôm sau, trước khi trời sáng, hai người phụ nữ và hai đứa bé gõ cửa nhà gia đình Khan. Còn ngái ngủ, Leila ra mở cửa. Những người phụ nữ òa lên khóc. Mãi một lúc cô mới hiểu ra đó là bà nội và bà cô của người thợ mộc.
- Chúng tôi van các ông bà, xin tha thứ cho cậu ấy. Chúng tôi van các ông bà, nhân danh Thượng Đế, họ gào lên.
Bà nội người thợ mộc đã gần chín mươi tuổi, người bà bé nhỏ và khô đét, cằm bà nhọn và lông lá khiến khuôn mặt bà trông như mặt chuột. Bà là mẹ của bố người thợ mộc, mấy tuần qua bà đã cố buộc ông ta nói hết sự thật.
- Chúng tôi chẳng có gì ăn, chúng tôi đang đói, xin hãy nhìn những đứa trẻ này đây. Chúng tôi sẽ xin trả lại tiền các tấm bưu ảnh.
Leila không biết làm gì khác hơn là mời họ vào nhà. Bà cụ già trông giống như chuột sụp xuống chân những người phụ nữ trong gia đình, lúc này đã thức dậy vì nghe những tiếng kêu khóc và đã bước vào căn phòng. Dường như họ đều xúc động trước cái cảnh khốn cùng bất ngờ bày ra trong phòng khách này. Cùng đi với những người phụ nữ trong gia đình người thợ mộc có một đứa bé hai tuổi và một trong hai cô gái bị bệnh viêm tủy xám. Cô ta ngồi xuống đất một cách rất khó khăn. Chiếc chân cứng đơ đeo bánh xe của cô duỗi ra. Cô lặng lẽ lắng nghe những gì người ta đang nói quanh mình.
Jalaluddin không có mặt ở nhà lúc cảnh sát đến, nên họ đã bắt bố và chú ông đi thay. Những người cảnh sát báo trước là ngày mai họ sẽ trở lại. Từ sáng sớm, trước khi họ đến, hai người phụ nữ già đã tới đây cầu xin Sultan thương hại và tha thứ cho người thân của mình.
- Cậu ấy có lấy cắp đôi chút gì đó thì cũng là để cứu sống gia đình, các bà cứ nhìn những đứa trẻ này xem, chúng gầy tong teo. Ăn mặc thì rách rưới, cũng chẳng có chút gì ăn. ở Microyan người ta mủi lòng, nhưng chẳng thể chia xẻ được chút nào với những người đến van xin này. Khi Sultan đã có một ý tưởng trong đầu, thì những người đàn bà trong gia đình không còn có thể làm gì khác. Nhất là những chuyện liên quan đến cửa hàng.
- Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì được. Sultan quyết định tất cả. Mà ông ấy thì hiện không có nhà.
Lại tiếp những lời kêu khóc. Họ biết rằng quả đúng là như vậy nhưng không thể từ bỏ hy vọng. Leila mang lên những đĩa trứng rán và bánh mì còn nóng. Cô đã đun sữa cho hai đứa bé. Khi Mansur bước vào phòng, những người phụ nữ lại lao đến ôm lấy chân cậu mà hôn. Cậu đạp chân để dẫy ra. Họ biết rằng khi bố cậu đi vắng, chính cậu là người nắm quyền; nhưng Mansur đã quyết định làm đúng như lời bố đã yêu cầu.
- Từ khi Sultan tịch thu dụng cụ mộc của cậu ấy, cậu ấy không thể làm việc được nữa. Đã nhiều tuần nay chúng tôi ăn uống chẳng còn ra gì cả. Chúng tôi chẳng còn biết vị đường là gì, bà nội người thợ mộc kêu khóc. Gạo chúng tôi mua gần như toàn là gạo mục. Bọn trẻ ngày càng gầy. Cậu nhìn xem, chúng chỉ còn da bọc xương. Ngày nào Jalaluddin cũng bị bố đánh. Không bao giờ tôi ngờ được là tôi đã nuôi một tên kẻ cắp.
Những người phụ nữ ở Microyan hứa sẽ làm hết hết sức để thuyết phục Sultan, dù họ biết sẽ chỉ hoài công thôi.
Khi bà cụ nôi, bà cô và bọn trẻ về khập khiễng đi về đến làng, thì cảnh sát đã tời tìm Jalaluddin.
Buổi chiều, Sultan đến làm chứng. Cậu ngồi ở một bàn giấy của viên cảnh sát trưởng, hai chân bắt chéo. Bảy viên cảnh sát nghe cuộc hỏi cung. Không đủ ghế, hai người phải ngồi chung một ghế. Người thợ mộc thì ngồi xổm dưới đất. Đám cảnh sát ăn mặc khá tạp nham, một số diện đồng phục ấm mùa đông, một số mặc quần áo truyền thống, số khác lại đóng đồng phục xanh của lính cảnh sát. ở cái đồn này chẳng có việc gì lớn, cho nên vụ bưu ảnh này bỗng trở thành khá quan trọng. Một trong những người cảnh sát đứng ở ngưỡng cửa, không quyết định được có nên theo rõi vụ này hay không.
- Ông phải nói ông đã bán chúng cho ai hay là ông sẽ sa vào nhà tù trung ương là nơi giam giữ bọn tội phạm thật sự.
Những từ "nhà tù trung ương nơi giam giữ bọn tội phạm thật sự" khiến người thợ mộc rùng mình. Ông co rúm người lại dưới đất và trông như có vẻ rất bối rối. Hai bàn tay ông xoắn vào nhau. Trên hai bàn tay ấy chằng chịt hàng nghìn vết cắt lớn nhỏ, lòng bàn tay thì ngang dọc những vết sẹo. Luồng ánh nắng lọt qua cửa sổ làm nổi rõ những chỗ dao, cưa, dùi, đục đã đâm cứa vào da. Cứ như thân phận của ông hiện lên trên đôi bàn tay chứ không phải trên khuôn mặt ông, ông uể oải nhìn bảy con người đang ngồi trong căn phòng. Cứ như tất cả cái vụ này chẳng hề dính dáng đến ông. Một lúc sau ông bị tống lại vào cái xà lim một mét vuông của ông, trong đó ông không thể nằm mà chỉ đứng hay ngồi chồm hỗm.
Chỉ có gia đình Mansur quyết định được số phận của Jalaluddin. Họ có thể rút lại hay giữ nguyên lời khiếu nại. Nếu họ quyết tiếp tục khiếu nại, thì họ có thể đi tiếp các bước theo hệ thống và đến lúc đó thì muốn tha cho ông sẽ là quá muộn, sẽ chỉ có cảnh sát mới quyết định được.
- Chúng tôi có thể giữ ông ấy ở đây bảy mươi hai tiếng, sau đó các anh phải quyết định, viên cảnh sát trưởng nói rõ.
Ông ta cho rằng Jalaluddin đáng phải bị trừng phạt, nghèo khổ không phải là một lý do để ăn cắp.
- Có bao nhiêu người nghèo. Nếu họ ăn cắp mà không bị trừng trị, thì rốt cuộc xã hội chúng ta sẽ trở thành vô đạo đức hết. Khi các nguyên tắc bị vi phạm thì phải nêu gương.
Viên cảnh sát trưởng lớn giọng đó bàn cãi với Mansur, trong khi cậu thì đã thấy bắt đầu nghi ngại. Khi biết Jalaluddin có thể bị kết án năm năm tù vì tội ăn cắp bưu ảnh, cậu nghĩ đến các con của lão, cậu nhớ lại những đôi mắt đói khát, những bộ quần áo sờn rách của chúng. Cậu nghĩ đến cuộc sống của cậu, chỉ trong vài ngày cậu có thể xài bay một số tiền đủ nuôi sống gia đình lão thợ mộc trọn cả tháng trời.
Một bó hoa nhựa to tướng chiếm hết nửa bàn giấy. Các bông hoa từ lâu đã phủ đầy một lớp bụi dày, song chúng vẫn còn khiến cho căn phòng sáng lên. Rõ ràng những viên cảnh sát ở đồn Deh Khudaùdad thích màu sắc, màu xanh là bạc hà, ngọn đèn thì đỏ, rất đỏ. Cũng như trong các công sở ở Kaboul, một bức chân dung lớn của Massoud, người anh hùng trong chiến tranh, được treo trên tường.
- Không được quên là dưới thời taliban lão ta đã có thể bị chặt đứt một bàn tay. Nhiều người mắc tội nhẹ hơn còn bị hình phạt đó.
Viên cảnh sát trưởng kể lại chuyện một người đàn bà trong làng, sau khi chồng chết, phải một mình nuôi các con.
- Bà ấy rất nghèo. Thằng con út của bà không có giày và bị lạnh chân. Bấy giờ là mùa đông và nó không thể đi ra ngoài. Thằng anh, mới lớn hơn một chút, đã ăn cắp một đôi giày cho em. Nó bị bắt quả tang và người ta đã chặt đứt bàn tay phải của nó. Thật là quá nghiêm khắc, viên cảnh sát trưởng bảo. Nhưng lão thợ mộc này, lão đã bộc lộ tính chất lưu manh, lão đã ăn cắp nhiều lần. Khi người ta ăn cắp để cho con có cái ăn, người ta chỉ ăn cắp một lần thôi, ông ta khẳng định.
Viên cảnh sát trưởng chỉ cho Mansur xem tất cả những vật chứng tịch thu được để trên tủ hốc tường đằng sau lưng ông ta. Dao có lưỡi xếp lại được, dao làm bếp, dao xếp, dao có lá chắn che tay, súng ngắn, đèn pin bỏ túi, và cả bài tây cũng bị tịch thu. Tội đánh bạc có thể bị tù đến sáu tháng.
- Bộ bài tây này bị tịch thu vì tên thua bạc đã đánh tên thắng cuộc và bỏ chạy mang theo con dao này. Bọn chúng đã uống rượu, nên tên đó đã bị kết án về tội đánh nhau và gây thương tích bằng dao, tội uống rượu và đánh bạc. Tên kia thì không bị kết án vì đã trở thành tàn tật, tức cũng đã bị trừng trị đích đáng rồi!
- Uống rượu thì bị kết án như tế nào? Mansur hỏi, có phần lo lắng.
Cậu biết rằng theo luật đạo Hồi, đó là một tội nặng bị phạt rất nghiêm. Theo kinh Coran, hình phạt là bị đánh tám mươi roi.
- Nói cho đúng, tôi thường làm ngơ đối với những loại chuyện kiểu này. Khi có đám cưới, tôi tuyên bố đó là một ngày tự do, nhưng tất cả chỉ được làm trong phạm vi gia đình.
- Còn tội ngoại tình?
- Nếu là những người đã có vợ có chồng, thì sẽ bị ném đá đến chết. Nếu còn độc thân, hình phạt là một trăm roi và sau đó phải lấy nhau. Nếu một trong hai người đã có vợ có chồng và đó là người đàn ông, trong khi người đàn bà còn độc thân, thì người đàn ông phải lấy bà ta làm vợ hai. Nếu người đàn bà đã có chồng còn người đàn ông độc thân, thì người đàn bà sẽ bị giết chết, người đàn ông bị đánh roi và bỏ tù. Nhưng tôi thường nhắm mắt làm ngơ. Rất có thể đó là những người đàn bà, những bà góa cần có tiền, tôi cố tìm cách giúp đỡ họ, đưa họ trở lại con đường đoan chính.
- Vâng, ông muốn nói những người làm điếm. Nhưng đối với những người thường thì sao?
- Một hôm chúng tôi bắt được một đôi đang ngồi trong một chiếc xe. Chúng tôi, cuối cùng là bố mẹ họ đã buộc họ phải lấy nhau. Như thế là tốt, cậu có đồng ý như tế không?
- Hừm, Mansur lẩm bẩm, cậu không thể nghĩ được rằng mình có thể cưới một trong những người bạn gái của mình.
- Dẫu sao chúng ta không phải là bọn taliban, chúng ta không nên ném đá vào người khác. Người Afganistan đau khổ như thế này cũng đã là quá đủ rồi.
Viên cảnh sát trưởng cho Mansur một thời hạn ba ngày. Vẫn còn thời gian để tha cho kẻ có tội, nhưng nếu để sự việc đi xa hơn nữa theo hệ thống, thì sẽ là quá muộn.
Mansur rời đồn cảnh sát, rất ưu tư. Cậu không muốn quay lại cửa hàng và về nhà ăn trưa, là việc hầu như từ nay cậu không bao giờ làm nữa. Cậu buông mình xuống chiếu, và thật là may cho sự yên tĩnh trong gia đình, bữa ăn đã sẵn sàng.
- Cởi giày ra đi, Mansur, mẹ cậu bảo.
- Cứt ỉa!
- Mansur, con phải nghe lời mẹ, Sharifa nói.
Mansur không thèm nghe và ngồi bệt ngay ra đất, một bàn chân dơ lên cao, gác lên bàn chân kia. Cậu không cởi giày. Bà mẹ bĩu môi.
- Từ đây đến mai chúng ta phải quyết định chúng ta sẽ làm gì đây đối với lão thợ mộc, Mansur bảo.
Cậu đốt một điếu thuốc, khiến mẹ cậu khóc. Không bao giờ cậu có thể đốt một điếu thuốc trước mặt bố, không bao giờ. Nhưng bố vừa bước ra khỏi nhà, là cậu lại thích hút thuốc và khiêu khích mẹ trước, trong và sau bữa ăn. Khói thuốc ngưng lại trong căn phòng nhỏ. Bibi Gul từ lâu đã trách cậu vô lễ với mẹ, từ lâu bà đã bảo cậu phải vâng lời mẹ và không được hút thuốc. Nhưng, ngày hôm đó, bà lại thấy thèm, bà đưa bàn tay ra và gần như thì thầm.
- Cho bà một điếu được không?
Lặng phắc cả nhà. Bà cụ bắt đầu hút thuốc ư?
- Mẹ, Leila hét lên, rứt điếu thuốc từ tay mẹ.
Mansur đưa cho bà một điếu khác, Leila bực tức bỏ ra khỏi phòng. Bibi Gul sung sướng rít một hơi thuốc và lặng lẽ cười. Cứ ngồi như vậy mà ngửa cổ lên rít từng hơi thuốc, thậm chí bà không còn đung đưa người nữa.
- Thế này thì tao sẽ ăn ít hơn, bà giải thích. Thả lão ta ra thôi, bà kết luận sau khi đã thưởng thức hết điếu thuốc. Lão ta đã đền tội với món đòn của bố lão rồi và đã chịu nhục, hơn nữa, lão đã trả các tấm bưu ảnh lại.
- Mẹ có nhìn thấy những đứa con của lão không? Chúng sẽ sống như thế nào nếu không có lương của bố chúng? Sharifa đồng tình.
- Chúng ta có thể sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của các con lão, Leila nói, cô đã trở lại khi bà mẹ đã dụi tắt điếu thuốc. Cứ hình dung chúng sẽ đổ bệnh và không thể có tiền đi đến thầy thuốc, chúng sẽ chết vì chúng ta, hay chúng sẽ có thể chết vì không đủ ăn. Và lão thợ mộc có thể chết trong tù nữa. Rất nhiều người không sống sót nổi sau sáu năm tù, trong ấy đầy các bệnh truyền nhiễm, bệnh lao và bao nhiêu bệnh khác.
- Hãy biết thương người, Bibi Gul nói.
Mansur dùng điện thoại di động gọi Sultan đang ở bên Pakistan. Cậu xin ông cho phép thả lão thợ mộc
- Lão muốn hủy hoại công việc làm ăn của tao, phá ngầm giá cả! Tao đã trả công cho lão đường hoàng, lão không cần phải ăn cắp. Lão là một tên lưu manh! Lão đã phạm tội và phải cho lão một trận để lão thú nhận hết mọi chuyện. Tao không để cho bất cứ ai phá hoại công việc làm ăn của tao.
- Lão có thể lĩnh sáu năm tù! Khi lão được ra tù, thì các con lão đã có thể chết mất rồi, đến lượt mình Mansur cũng hét lên.
- Cho lão lĩnh sáu mươi năm tù! Tao đếch cần biết. Phải đánh cho đến khi lão chịu khai ra đã đem bán các bưu ảnh cho ai.
- Bố nói như thế bởi vì bụng bố no! Chỉ nhìn thấy các con của lão gầy tong teo là con đã khóc rồi. Gia đình lão thế là hoàn toàn đi đời.
- Làm sao mày dám chống lại bố mày, hả! Sultan hét lên trong ống nói.
Trong căn phòng, mọi người đều nhận ra giọng nói của ông và biết rằng lúc này mặt ông đang đỏ bừng lên và tay chân ông run lên vì tức giận.
- Mày là cái thứ con cái gì vậy? Mày phải làm tất cả những gì tao bảo, tất cả! Mày làm sao thế, hử? Tại sao mày dám vô lễ thế với bố mày?
Cuộc đấu tranh bên trong hiện rõ trên khuôn mặt Mansur. Trước nay bao giờ cậu cũng tuân theo lời bố, chưa bao giờ cậu làm khác, nhất là về những gì bố cậu biết. Cậu chưa bao giờ dám công khai chống lại ông, và cậu không dám, cậu không dám để cho cơn giận của bố lại quay lại trút lên đầu cậu.
- Vâng, thưa bố, cuối cùng Mansur nói, trước khi dập ống nghe.
Cả gia đình đều im lặng. Mansur rủa thầm.
- Ông ấy có trái tim bằng đá, Sharifa thở dài.
Sonya không nói gì.
Ngày nào cũng vậy, hết buổi sáng đến buổi chiều, gia đình người thợ mộc đến gặp họ. Đôi khi, đó là bà cụ nội già, những lúc khác là mẹ, bà cô hay vợ ông ta. Bao giờ họ cũng dẫn theo một số đứa con của ông. Lần nào, họ cũng nhận được những câu trả lời ấy. Sultan mới là người quyết định. Khi ông ấy trở về, chắc chắn mọi sự sẽ đâu vào đấy. Họ nói thế, tuy vẫn biết rằng không đúng là như thế, Sultan đã quyết định tất cả rồi.
Cuối cùng, những người trong nhà Khan không còn lòng dạ nào mở cửa đón cái gia đình khốn khổ ấy nữa. Họ cố không gây ra tiếng động nào, để cho người ta tưởng rằng không có ai ở nhà. Mansur đến đồn cảnh sát địa phương và xin tạm hoãn vụ án lại, cậu muốn chờ bố về, tự ông ấy sẽ giải quyết lấy. Nhưng viên cảnh sát trưởng không muốn chờ lâu hơn nữa. Ông ta không được giữ những người tù quá vài ngày trong căn phòng một mét vuông. Một lần nữa ông ta lại buộc người thợ mộc phải thú nhận là đã lấy cắp nhiều bưu ảnh hơn và phải nói rõ đã đem bán chúng cho ai, nhưng cũng như những lần trước người thợ mộc lại chối. Jalaluddin bị xiềng tay và dẫn ra khỏi ngôi nhà bằng đất nén.
Cảnh sát địa phương không có xe, chính Mansur phải lái xe đưa người thợ mộc đến sở cảnh sát chính của Kaboul. Ông bố, cậu con trai và bà nội người thợ mộc đã đứng trước cửa. Khi Mansur đến, họ ngập ngừng bước tới. Mansur thấy cái tình cảnh này thật kinh khủng. Trong khi Sultan đi vắng, cậu phải gánh lấy cái vai kẻ nhẫn tâm đối với gia đình người thợ mộc.
- Tôi bị buộc phải làm theo đúng điều bố tôi bảo, cậu xin lỗi họ, trước khi đeo đôi kính râm và ngồi vào xe.
Người bà và đứa cháu trở về nhà. Người bố leo lên chiếc xe đạp cọc cạch và đuổi theo xe của Mansur. Ông vẫn chưa chịu bỏ cuộc và muốn đi theo đứa con trai của mình chừng nào còn có thể. Họ nhìn thấy bóng ông thẳng đơ biến mất dần đằng sau.
Mansur lái chậm hơn mọi ngày. Rất có thể còn nhiều năm lắm nữa người thợ mộc mới lại được nhìn thấy những con đường này.
Họ đến sở cảnh sát trung tâm, một trong những ngôi nhà bị căm ghét nhất dưới thời taliban. Đây là hang ổ của bọn cảnh sát tôn giáo, thuộc Bộ các Thuần phong. Những người có bộ râu quá ngắn, mặc quần quá ngắn, những người phụ nữ đi trên các đường phố một mình hay với những người đàn ông không thuộc trong gia đình mình, những người phụ nữ đánh phấn bên dưới áo burkha của họ, đều bị đưa về đây. Họ có thể bị nhốt nhiều tuần dưới tầng hầm trước khi bị chuyển đến các nhà tù khác hay được trả tự do. Khi bọn taliban bỏ chạy, nơi giam cứu này được mở cửa và những người bị giam giữ được phóng thích, người ta tìm thấy ở đây những sợi dây cáp và những chiếc gậy từng được dùng làm dụng cụ tra tấn. Đàn ông bị lột trần truồng khi bị đánh, đàn bà thì choàng một chiếc chăn trong lúc bị tra tấn. Trước thời taliban, ngôi nhà này thuộc quyền cơ quan tình báo khét tiếng của chế độ xô viết, rồi đến các lực lượng cảnh sát hỗn loạn của đám moudjahidin.
Người thợ mộc bước trên các bậc cấp nặng nề, leo lên đến tầng bốn. Ông cố lôi kéo Mansur đứng về phía mình và sợ sệt nhìn cậu một cách van nài. Trông cứ như đôi mắt ông đã to hẳn lên sau một tuần bị giam giữ. Hai tròng mắt van nài của ông gần như lồi hẳn ra khỏi khuôn mặt:
- Xin tha thứ cho tôi, tha thứ cho tôi. Tôi sẽ làm việc không công cho cậu đến cuối đời tôi. Xin tha thứ cho tôi!
Mansur nhìn thẳng ra phía trước, lúc này không được nhu nhược. Sultan đã quyết định và Mansur không thể làm trái ý ông. Cậu có thể bị tước quyền thừa kế và vất ra khỏi nhà. Cậu đã có cảm giác từ nay bố cậu thiên về thằng em cậu hơn. Ông ấy đã cho Eqbal đi học các lớp tin học, Sultan hứa sẽ cho Eqbal một chiếc xe đạp. Nếu Mansur làm trái ý ông lúc này, Sultan có thể đi đến chỗ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với cậu. Cậu không muốn vì người thợ mộc mà nhận lấy mối hiểm nguy đó, dầu cậu có thương cảm lão ta đến đâu.
Họ ngồi chờ thẩm vấn và ghi nhận lời khiếu nại. Theo chế độ, người bị can phải ngồi tù cho đến khi chứng tỏ rằng anh ta có tội hay không. Bất cứ ai cũng có thể đưa lời khiếu nại với một người nào đó và do đó khiến anh ta phải ngồi tù.
Mansur trình bày các sự việc. Người thợ mộc vẫn ngồi dưới đất. Các ngón chân của ông dài và cong queo. Móng chân có những lớp viền đen dày. Chiếc áo khoác và áo pun của ông rách bươm trên lưng. Quần ông toác ra ở háng.
Người viên chức ngồi ở bàn giấy ghi chép tỉ mỉ các lời khai của hai phía. Anh ta viết những chữ nắn nót trên một tờ giấy đặt trên giấy than.
- Tại sao ông lại thích các bưu ảnh Afganistan quá như vậy?
Viên cảnh sát cười, anh ta thấy vụ này có vẻ hơi kỳ lạ. Không chờ câu trả lời của người thợ mộc, anh ta nói tiếp.
- Hãy khai ông đã bán các bưu ảnh cho ai, tất cả chúng tôi đều biết ông không ăn cắp chúng để gửi cho gia đình ông.
- Tôi chỉ lấy có hai trăm cái và Rasul có cho tôi một vài cái, người thợ mộc ướm lời.
- Rasul không hề cho ông một tấm bưu ảnh nào hết, ông chỉ nói dối, Mansur bảo.
- Rồi ông sẽ nhớ lại căn phòng này là nơi ông người ta cho ông có cơ hội để nói ra sự thật, người cảnh sát nói.
Jalaluddin nuốt nước bọt, bẻ các khớp ngón tay và thở dài nhẹ nhõm khi viên cảnh sát quay lại phía Mansur để hỏi cậu ta về đầu đuôi vụ việc này. Phía sau lưng viên cảnh sát là một trong những ngọn núi của Kaboul, trên đó điểm những ngôi nhà nhỏ bám trên bờ vực của nó, ngang dọc những con đường mòn dích dắc. Qua khung cửa sổ, người thợ mộc nhìn thấy những con người, như những con kiến, đi lên đi xuống. Các ngôi nhà được dựng bằng các thứ vật liệu mà người ta có thể tìm thấy trong thành phố Kaboul bị tàn phá vì chiến tranh này. Đôi miếng tôn lượn sóng, một mẫu vải gai, một ít tấm nhựa, mấy viên gạch, những thứ còn lại từ những đống đổ nát khác.
Đột nhiên viên cảnh sát đến ngồi cạnh ông ta và cũng ngồi xổm dưới đất.
- Tôi biết ông có nhiều con đang đói và tôi biết ông không phải là một tên tội phạm. Tôi để cho ông một cơ hội cuối cùng. Ông không được bỏ qua mất đi. Nếu ông nói cho tôi biết ông đã bán các tấm bưu ảnh cho ai, tôi sẽ thả ông ra. Nếu ông không chịu nói cho tôi biết, thì sẽ phải ngồi tù nhiều năm.
Mansur nghe một cách lơ đãng, đây là lần thứ một trăm người ta yêu cầu lão thợ mộc khai đã bán bưu ảnh cho ai. Có thể lão đã nói thật, có thể lão không đem bán bưu ảnh. Mansur nhìn giờ và ngáp. Bất ngờ một cái tên buột ra khỏi miệng Jalaluddin. Khẽ đến nỗi chỉ thoáng nghe thấy.
Mansur bật dậy. Người Jalaluddin vừa nhắc tên có một cái quán ở chợ, ông ta bán lịch, bút máy và bưu ảnh. Các bưu ảnh dùng trong lễ hội tôn giáo, lễ đính hôn và sinh nhật - những tấm bưu ảnh in các hình ảnh Afganistan. Những tấm bưu ảnh ấy, bao giờ ông ta cũng mua ở hiệu sách của Sultan, nhưng đã ít lâu nay Mansur không còn thật nhớ ông ta vì ông ta luôn chê bậy bạ về chuyện giá cả.
Cứ như một cái nút chai vừa bật tung ra, nhưng Jalaluddin vẫn tiếp tục run khi nói.
- Một buổi chiều khi tôi sắp xong việc thì ông ta đến. Chúng tôi nói chuyện một ít và rồi người ta hỏi tôi có cần tiền không. Đúng là tôi đang cần. Rồi ông ta hỏi tôi có thể đi tìm cho ông ta ít tấm bưu ảnh không. Lúc đầu, tôi từ chối, nhưng ông ta nói số tiền tôi sẽ có được. Tôi nghĩ đến các con tôi ở nhà. Với món tiền lương thợ mộc tôi không nuôi nổi gia đình. Tôi nghĩ đến vợ tôi, mới ba mươi tuổi mà đã bắt đầu rụng răng. Tôi nghĩ đến những cái nhìn nặng nề trách móc của những người trong gia đình bởi vì tôi không kiếm được khá tiền. Tôi nghĩ đến những quần áo, giày dép mà các con tôi không bao giờ có được, tôi nghĩ đến người thầy thuốc mà chúng tôi không thể trả tiền để chữa cho những người ốm đau trong nhà, đến thức ăn khốn khổ họ phải ăn. Rồi tôi nghĩ nếu tôi lấy vài tấm, trong khi làm việc ở hiệu sách thì có thể giải quyết được các vấn đề của mình. Sultan sẽ chẳng để ý đâu. Ông ấy có bao nhiêu là bưu ảnh và bao nhiêu là tiền. Và rồi tôi đã lấy mấy tấm bưu ảnh mà tôi đã đem bán lại.
- Chúng ta phải đi đến đó để thu các bằng chứng, người cảnh sát nói trước khi đứng dậy và ra lệnh cho người thợ mộc và Mansur đi theo ông ta.
Họ đi xe đến chợ và tới cái quán bán bưu ảnh. Một cậu con trai đang đứng trong cái quán nhỏ.
- Mahmoud đâu? viên cảnh sát mặc thường phục hỏi.
Mahmoud đang đi ăn trưa. Viên cảnh sát chìa cho cậu bé xem tấm thẻ của mình và đòi xem các bưu ảnh. Cậu bé để cho họ đi vào quán bằng cửa bên, theo lối đi hẹp giữa các bức tường, các đống hàng hóa và cái quầy. Mansur và một người cảnh sát vơ các bưu ảnh trên các giá, tất cả những tấm do Sultan in được bỏ hết vào một bao tải. Cuối cùng, họ lấy được hàng nghìn chiếc. Nhưng vẫn còn có khó khăn làm sao phân biệt được những tấm do Mahmoud mua một cách hợp pháp và những tấm ông ta có được qua tay Jalaluddin. Họ đưa cậu bé và chỗ bưu ảnh về đồn.
Một người cảnh sát ở lại chờ Mahmoud. Quán bị đóng cửa. Ngày hôm đó, không thể mua ở quán của Mahmoud bưu ảnh chúc mừng cũng như các hình ảnh hùng tráng về chiến tranh.
Khi, cuối cùng, Mahmoud đến, hai bàn tay thơm nồng mùi chả nướng, các cuộc thẩm vấn được tiếp tục. Lúc đầu Mahmoud chối chưa bao giờ nhìn thấy người thợ mộc và khẳng định đã mua tất cả một cách hợp pháp của Sultan, Yunus, Eqbal và Mansur. Sau đó ông ta thay đổi lối giải thích và bảo rằng quả đúng là một hôm ông ta có đến gặp người thợ mộc, nhưng không mua của ông ấy cái gì cả.
Ông chủ quán cũng phải bị giữ một đêm ở phòng giam cứu. Cuối cùng Mansur đã có thể ra về. Ông bố, ông chú, đứa cháu và con trai của người thợ mộc đang ở trong hành lang. Họ bước về phía cậu, gặp cậu và, sững sờ họ nhìn cậu hối hả đi qua. Cậu không có can đảm nhìn thấy họ một lần nữa. Jalaluddin đã thú nhận, Sultan sẽ lấy làm hài lòng, vụ việc đã được giải quyết. Việc ăn cắp và bán lại đã được chứng minh, có thể bắt đầu tiến hành vụ án hình sự.
Cậu nghĩ đến điều viên cảnh sát trưởng đã nói.
- Đây là cơ hội cuối cùng cho ông. Nếu ông thú nhận, chúng tôi sẽ tha ông ra và ông có thể trở về với gia đình mình.
Mansur cảm thấy khó chịu. Cậu vội vã đi ra ngoài. Cậu nghĩ đến điều cuối cùng Sultan đã nói với cậu trước khi ra đi.
- Tao đã mạo hiểm cả cuộc đời tao để phát triển các cửa hàng của tao, tao đã bị tù, tao đã bị đòn. Tao làm việc chết xác để tạo nên được một cái gì đó cho đất nước Afganistan và cái tên thợ mộc khốn kiếp đó đã đến và xén gọt sự nghiệp của tao. Vậy thì lão phải chịu hình phạt. Cả mày nữa, đừng có mà mủi lòng, Mansur, đừng có mủi lòng.
Trong một ngôi nhà bằng đất nén cũ kỹ ở Deh Khudaùdad, một người đàn bà ngồi thẫn thờ nhìn vào khoảng không. Những đứa con bé nhất của bà khóc, chúng chẳng có gì ăn và chúng chờ ông nội về. Có thể ông sẽ mua về đôi chút gì ăn được chăng. Chúng lao ra khi nhìn thấy ông đạp xe qua cánh cổng. Trong tay ông chẳng có gì cả. Trên cái đèo hàng cũng chẳng có gì. Chúng dừng lại khi thấy khuôn mặt u sầu của ông. Chúng đứng lặng yên một hồi lâu trước khi bám vào người ông mà òa lên nức nở:
- Bố đâu rồi? Khi nào bố mới về?
Ông Hàng Sách Ở Kabul Ông Hàng Sách Ở Kabul - Asne Seierstad Ông Hàng Sách Ở Kabul