Love is one long sweet dream, and marriage is the alarm clock.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 62
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2559 / 89
Cập nhật: 2015-08-18 16:19:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10: Vesali Và Vườn Soài Của Nàng Ambapali
ừ Bodh Gaya, chúng tôi trở về Hoa Thị Thành để đi Vesali. Vesali mà ngày nay được gọi là Vaishali chỉ cách Hoa Thị Thành chưa đầy 50 cây số đường bộ, nằm phía bắc sông Hằng, ngày xưa là kinh đô của nước Licchavi.
Anh tài xế của chúng tôi, người Nepal, cho biết đường từ Hoa Thị Thành đi Vesali cũng là đường đi Kathmandu, thủ đô Nepal, cách đó khoảng 200 km, anh nói với giọng u hoài nhớ quê hương. Đường này đi lên phía bắc Bihar, vượt cầu Mahatma Gandhi đến Hajipur, qua sông Hằng đúng chỗ sông rất rộng, có cồn cát ở giữa. Đây là chiếc cầu dài nhất châu Á với chiều dài khoảng 6 km.
Vesali là nơi Phật nhiều lần đến thăm viếng và cũng là trạm dừng chân cuối cùng lúc Ngài đến chỗ nhập diệt của mình là Câu-thi-na. Tôi tự hỏi ngày xưa Phật qua sông Hằng rộng mênh mông này bằng phương tiện gì.
Câu hỏi này xem ra quá tầm thường nên không thấy ai trả lời trong kinh sách. Trong kinh, tôi chỉ nghe Ngài qua sông “dễ dàng” [1]. Trên đường đi tham bái tôi có quen với một tu sĩ người Tích Lan, tôi hỏi ông ngày xưa Phật làm sao vượt biển tới Tích Lan được để nói kinh Lăng Già. Ông trả lời gọn lỏn “thần thông”. Về sau tôi khám phá trong ký sự của Huyền Trang có đoạn nói về Phật trở về thăm viếng quê hương Ca-tì-la-vệ theo lời thỉnh cầu của vua cha. Huyền sử chép Ngài đi bằng thần thông trên không và Huyền Trang có hân hạnh tới xem chỗ Ngài hạ xuống mặt đất. “Tám vị Kim cương thủ hộ tống Ngài, bốn vị Tứ thiên vương dẫn đường. Với toàn thể các thiên nhân cùng đi, trời Đế Thích bên trái và trời Phạm Thiên bên mặt, Phật đi ở giữa như mặt trăng giữa các vì sao. Cả ba cõi đều rung động vì uy lực của Ngài, bảy thiên thể đều lịm tắt trước hào quang của Ngài, Ngài vượt không gian và trở về quê hương”.
Vesali là kinh thành của tiểu quốc Licchavi nằm ở bờ bắc sông Hằng, thời đó chỉ có khoảng 250.000 dân và rất thân thiện với nước Ma-kiệt-đà. Nước này tuy nhỏ nhưng có một dòng dõi hiệp sĩ đông khoảng 14.000 người, cai trị nước một cách rất sáng suốt. Một ngày nọ trong năm 524, lúc mùa mưa đã đến tại phía nam sông Hằng và tại vườn Trúc lâm Phật bắt đầu ba tháng an cư để thiền định và giáo hóa cho tỉ-kheo thì có một sứ giả từ bờ bắc sông Hằng đến Vương Xá.
Người đó là Mahali, bạn của Tần-bà-sa-la, ông báo tại Licchavi đang bị hạn hán trầm trọng, đói kém và nạn dịch xảy ra, nhiều người đã chết. Mahali nhờ Tần-bà-sa-la xin Phật đi Vesali cứu giúp. Năm năm sau khi thành đạo, lúc đó khoảng 39 tuổi, lần đầu tiên Phật được thỉnh cầu thi triển thần thông. Vương Xá cách sông Hằng khoảng 60km, Ngài lên đường cùng vài người hầu cận, “ngày thứ năm Ngài vượt qua sông Hằng và vừa đến bờ bắc thì trời đổ mưa như trút”. Và tương truyền rằng nạn dịch cũng chấm dứt khi A-nan vâng lời Phật tụng đọc Bảo tích kinh, đó là một bộ kinh có thần thông chữa bệnh.
Vesali cũng là nơi mà ni bộ – tăng đoàn của phụ nữ - được thiết lập mà người đầu tiên chính là kế mẫu của Phật. Sau khi vua cha Tịnh-phạn băng hà, bà kế mẫu đã trở thành góa phụ đi bộ từ Ca-tì-la-vệ đến Vesali, tính ra khoảng bốn năm trăm cây số, để xin Phật cho xuất gia. Phật đã từ chối nhưng tôn giả A-nan là người năn nỉ xin Phật cho phép và cuối cùng bà được nhận lời. Vì cử chỉ lịch sự với phái nữ này mà về sau A-nan bị tăng già khiển trách vì các vị tu sĩ ngày xưa thấy quả thật sự hiện diện của phái nữ trong giới tu hành thật bất tiện.
Tại Vesali Phật còn có thêm một hành động cách mạng nữa trong thời bấy giờ, đó là Ngài nhận lời mời thọ thực của một nàng kỹ nữ tên gọi là Ambapali. Ambapali là một kỹ nữ với sắc đẹp hết sức kiều diễm, đã làm điên đảo các vị công tử xứ Licchavi. Cả vua Tần-bà-sa-la phía nam sông Hằng cũng mê say nàng, có với nàng một đứa con. Hay thay ngày xưa, mặc dù đường xá xa xôi, sông Hằng cách trở mà niềm say mê và sinh hoạt xem ra không khác gì người thời nay.
Nàng Ambapali mời Phật thọ thực rồi lại cúng dường luôn một vười xoài rất lớn và Ngài cũng thâu nhận, mặc dù trong xã hội Ấn Độ thời xưa với quan niệm hết sức khe khắt về đẳng cấp, đó là một hành động lạ lùng.
Đường đi đến Vesali dẫn tôi qua nhiều đoạn rừng núi và làng mạc. Trong địa phận Vesali mà ngày nay nó chỉ là một quận nhỏ của Bihar, điều làm tôi thấy lạ là ở đây rõ ràng có một khí sắc vương giả sang trọng, chúng phảng phất trong màu lá, màu nắng, màu cỏ cây. Lạ thay, tôi cảm nhận khí sắc đó một cách chắc chắn. Tại Vesali ta tìm thấy một trụ đá của A-dục vương còn nguyên vẹn, trên đầu có hình sư tử. Dưới chân trụ đá là nền gạch đá của tu viện nữ ngày xưa, theo kiến trúc thì cũng có nhiều phòng khác nhau, tương tự như Na-lan-đà nhưng nhỏ hơn nhiều. Và thú vị thay, xa xa cách vài cây số là một khu rừng nhỏ, cây lá um tùm, đó là vườn xoài của Ambapali!
Nàng kỹ nữ về sau trở thành tỉ-kheo ni và giác ngộ thành bậc thánh [2]. Thế nhưng chắc nàng không bao giờ ngờ vườn xoài của mình sẽ được hậu thế ghi chép và thăm viếng. Hành động của Phật, cứu độ cho những người thuộc giai cấp “thấp kém”, như xã hội Ấn Độ ưa miệt thị, như Ambapali, như người thợ rèn Cunda, như kẻ sát nhân Angulimala, không những nói lên lòng từ bi vô lượng, mà là trí huệ của Ngài chỉ rõ, tất cả con người đều có chung một tự tính thanh tịnh, “...biết rõ rằng chúng sinh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ...” [3].
Mùa mưa năm 484 trước công nguyên, lúc này sức khỏe vị đạo sư đã tàn, Vesali này là chỗ Phật lưu trú và tại đây A-nan hỏi Ngài về một người kế vị. Ngài trả lời: “A-nan, tăng đoàn còn trông chờ gì nơi ta? Ta đã giảng giáo pháp không phân biệt trong ngoài...Ta đã già, năm tháng đã tận, cuộc đời ta sắp chấm dứt, ta đã tới giới hạn của mình: ta đã tám mươi tuổi. Như một chiếc xe bò đã cũ chỉ nhờ giây chằng buộc lại mà thành thì thân ta cũng chỉ nhờ giây chằng mà có...Vì thế, A-nan, hãy tự mình là y tựa của chính mình, hãy dùng chánh pháp mà làm nơi y tựa, đừng tìm y tựa nơi nào cả”. Như thế sau Phật không có người kế vị, giáo pháp chính là đạo sư hướng dẫn tăng đoàn.
Vài ngày sau khi nói lời này, Phật đi về hướng bắc, đến chỗ nhập diệt tại Câu-thi-na. Một trăm năm sau khi Phật nói lời này, Vesali là chỗ kết tập kinh điển lần thứ hai, tổng kết về giáo pháp, chỗ y tựa của Phật giáo. Và cũng tại hội nghị này tại Vesali, giáo pháp đã phát triển và bị chia làm hai phái, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ và Đại chúng bộ là tiền thân của Phật giáo Đại thừa sau này.
Mùi Hương Trầm Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách Mùi Hương Trầm