Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love.

Mother Teresa

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Son Vo Di
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4816 / 79
Cập nhật: 2016-04-22 16:50:42 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15 -
eo lên cây mít rồi lại tụt xuống, liên tiếp mấy lần, cuối cùng ông cụ Ruân ngồi chồm hỗm trên hàng tường vi, xót xa nhìn cái sân gạch, nhìn ba gian nhà ngói. Xót xa quá, dao đeo bên sườn rồi, trèo lên cây mít rồi, thế mà chẳng ra dao được nhát nào, vì trèo lên, tụt xuống rồi, mà vẫn vậy, hơn nữa còn mỏi rừ cả hai cẳng rồi!
Con kiến mà leo cành đào. Leo phải cành cụt leo vào leo ra. Con kiến mà leo cành đa. Leo phải cành cụt leo ra leo vào. Ông cụ Ruân- con người sống sót sau trận vỡ đê khủng khiếp năm 1915 ở Nguyên Lộc- lúc này y như con kiến nọ vậy.
Bao nhiêu lần ông cụ dùng dằng, do dự rồi, kể từ ngày có lệnh rỡ nhà, chuyển cả bãi Soi vào trong đê. Ôi chao, cứ nhớ đến trận lụt kinh người năm ấy, vào mùa nước, đứng trên mặt đê nhìn ra bãi Soi chìm trong dòng nước đục, thấy cây cối nhà cửa ở đó thật là cái chướng ngại cản ngăn dòng nước thoát, thì lòng dạ một hai là phải dọn phăng ngay nhà cửa xóm làng đi. Nhưng, bây giờ, vào mùa nước cạn, con đê nối liền với bãi ngô rộng thênh thang, nhìn thấy Bãi Soi nổi bồng xanh tươi, trù mật giữa hai vệt nước ôm vòng nhỏ teo, thì lại thấy trù trừ, lại thấy không nỡ chặt cái cây, rỡ cái nhà, thấy việc chuyển cư xóm bãi vào phía trong đê chẳng cần vội vã, chẳng có gì là cấp thiết cả.
ấy thế! Bỏ đi cả một cơ nghiệp có dễ đâu! Đất bãi do ông cố cụ lập nên. Ông cố cụ thi Tam Bảng hỏng, bỏ lều chõng, theo gương các cụ nhà nho khảng khái, phẫn chí, rời nhà đến đây ở ẩn. Dạo ấy, bãi Soi mới nổi, cỏ cây um tùm, beo, lợn rừng, trăn gió nhan nhản. Tây, lý trưởng Nguyên Lộc
chẳng để mắt tới bãi Soi. Ông cố sóng với trời mây, cây cỏ, muông thú, sông nước. Chuyện còn truyền: đêm trăng ra sông tắm, thấy con cọp đứng uống nước đứng chắn lối, ông cố còn lấy tay phát vào mông đuổi nó để lấy đường đi như đuổi con bò, con trâu vậy. Mảnh đất hoang sơ ấy đến năm băm mốt thì thành cơ sở cách mạng. Cũng là tình cờ. Một chiến sĩ cộng sản vượt ngục, bơi qua sông, dạt vào. Thật là gặp rừng rậm kín đáo giữa nơi đồng bằng trống trải. Chủ nghĩa cộng sản và lòng yêu nước thương nòi gặp nhau, và lòng ông cố còn là sự đảm bảo chắc chắn hơn cảnh sông nước hoang vu. Thêm hai ba nhà nữa dọn đến, đất bãi thành nơi tin cậy cho các chiến sĩ cách mạng đi về. Lịch sử đảng bộ tỉnh ghi nhận đất bãi như một chấm son chói lọi trong các lưu niệm ở thời kỳ cách mạng thoái trào này.
Giờ thì Bãi Soi đất lành, chim đậu, trù phú tốt tươi, hai trăm hộ đầm ấm quần cư. Thời chống Pháp, trai đất bãi như ông Long thủ cống từ đây bơi qua sông ra vùng tự do đi bộ đội. Dân đất bãi mỗi người là một mái chèo đưa bộ đội, cán bộ vượt sông vào hậu địch; địch chiếm bên kia sông, con đê là giới tuyến, đất bãi là cái chiến hạm của ta kề súng áp tai địch. Trải qua thời chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất bãi càng có thêm chiều dầy lịch sử riêng. Ông cố mắt năm 1960, thọ chín mươi tuổi, tại đây. Dân lập đền thờ ông cố như thờ thành hoàng. Bãi Soi đã thành đất quê. Căn nhà gạch ba gian, nhà ông cố dựng, sau bao năm chiến tranh, sau những cơn thuỷ tai ngập lụt, vẫn đứng đó, bền vững, khang trang. Nhà cổ, tiền kẻ, hậu bẩy, thềm hai cấp, cột hiên đá trạm, cánh cửa bức bàn. Thân mít làm cột cái, cột quân, đỏ rau rảu, bóng như quang dầu, kê trên đá tảng đẽo kiểu đèn lồng, bền thiên niên vạn đại. Sân gạch, tường hoa, bể nước, qua các kỳ lụt lội vẫn trơ gan cùng nhật nguyệt. Chuối sau che gió, cau trước lọc nắng, cảnh trí càng thêm phần thanh tĩnh, thung dung.
Nhưng tiếc cái nhà ngơ ngẩn, thì tiếc cái vườn còn đứt ruột đứt gan. Bỏ đi là mất mảnh đất bạc, đất vàng cắm cây nào cây nấy lớn vùn vụt, cho quả ngon nổi tiếng khắp vùng. Quả mít tuy nhỏ, nhưng không sơ, mỏng vỏ, múi dài, rít những mật là mật. Bưởi có vị mát phù sa. Hồng bì ngọt thấu ruột. Nhãn bằng nhãn tiến vua. Roi to như cái chén. Nhót đẹp như ngọn đèn hồng.
Lại còn dàn trầu! Cây trầu đại khó tính. Nắng nhiều, mưa lắm, đất khô, đất ướt đều không ưa. ở đây, trầu bám bờ trường vôi, leo ba tầng cao, gốc kín lá, gà không vào bới nổi. Nắng tưới loãng, mưa tưới đặc, hai năm rút dây một lần, dàn trầu xanh quanh năm suốt tháng. Đám cưới phải có miếng trầu mới nên. Tiết tiểu hàn, đại hàn đi cấy có miếng trầu không biết đến giá buốt. Bốn lá trầu giờ những hơn đồng bạc!
Cây là cảnh đời, là nguồn sống, là nghĩa tình. Động vào nó như động vào thịt da, ai nỡ chém phứt.
Tới trưa, ông cụ Ruân vẫn ngồi thừ lừ trên hàng tường vi, nhìn cây, nhìn nhà, rưng rưng nước mắt.
- Bác ơi!
Mưa Mùa Hạ Mưa Mùa Hạ - Ma Văn Kháng Mưa Mùa Hạ