Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: Jeffrey Archer
Thể loại: Trinh Thám
Nguyên tác: Honor Among Thieves
Dịch giả: Bồ Giang
Biên tập: Gió
Upload bìa: Hoàng Tuấn
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4689 / 112
Cập nhật: 2015-02-11 23:43:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
rong lúc chiếc xe cảnh sát dẫn đầu từ từ di chuyển ra khỏi lề đường, giàn đỡ máy quay phim của đạo diễn bắt đầu chạy thụt lùi cùng một tốc độ theo đường ray của nó. Những đám đông đứng sau phía rào cản bắt đầu hoan hô và vẫy tay. Nếu họ đang quay một cuốn phim thực thì đạo diễn đã lên tiếng bảo "Cắt" sau hai mươi giầy bởi vì viên sĩ quan phối hợp ngu ngốc vẫn còn đứng giữa đường, tay chống nạnh, rõ ràng anh ta không phải là vai chính trong cuốn phim.
Cavalli không để ý tới viên sĩ quan trong lúc y chú tâm vào con đường trước mặt. Y gọi điện thoại cho Andy, mà y biết vẫn còn ngồi trên ghế dài ở đường 7, đọc tờ Washington Post.
- Đầu này không có việc gì nhiều, thưa xếp. Chỉ ở dưới cùng một đoạn đường dốc là hơi hoạt động một chút. Mọi việc phía ông suôn sẻ chứ, ông đang trễ đấy?
- Vâng, tôi biết. Nhưng chúng tôi sẽ đến chỗ anh trong vòng sáu mươi giây, - Cavalli nói trong lúc viên đạo diễn tới cuối đường ray riêng và đưa một ngón tay cái lên không để ra hiệu cho những chiếc xe hơi giờ đây có thể tăng tốc độ lên bốn mươi cây số giờ. Johnny nhảy ra khỏi giàn đỡ máy và bước chân chậm trở lại đại lộ Pennsylvania để có thể chuẩn bị cho việc quay phim lần hai.
Cavalli tắt máy điện thoại và hít vào một hơi thở sâu, trong lúc đoàn xe hộ tống qua đường 9; y chăm chú nhìn đài tưởng niệm FDR 1 được đặt trên một bãi cỏ phía trước lối vào Viện Bảo tàng. Chiếc xe hơi thứ nhất quẹo vào đường 7, chỉ còn lại một nửa khối nhà trước khi họ tới đoạn đường dẫn vào bục lên xuống hàng. Những chiếc mô tô dần đẩu tăng tốc độ và khi đối diện với Andy đang đứng trên lề đường, chúng quẹo phải và chạy xuống đoạn đường dốc.
Phần còn lại của đoàn xe hạ tống tạo thành một hàng dọc, đối diện ngay với cổng giao hàng, trong lúc chiếc thứ ba chạy xuống đoạn dốc tới tận bục giao hàng.
Đội phân công là những người đầu tiên toả ra trên đường phố, và tám người trong bọn họ nhanh chóng lập thành một vòng tròn váy quay ra ngoài, chung quanh chiếc xe thứ ba.
Sau khi tám người quan sát mọi hướng trong mấy giây, Cavalli nhảy ra khỏi chiếc xe thứ hai, chạy qua gặp họ và mở cửa sau của chiếc xe thứ ba để cho Lloyd Adams có thế bước ra.
Calder Marshall đang chờ đợi ở bục lên hàng và bước tới trước để chào Tổng thống.
- Rất vui mừng được gặp ông, ông Marshall, - người diễn viên vừa nói vừa đưa tay ra. - Tôi đã trông mong cơ hội này trong một thời gian.
- Chúng tôi cũng thế, thưa ngài Tổng thống. Tôi xin thay mặt toàn thể nhân viên chào mừng ngài đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của nước Mỹ. Xin mời ngài theo tôi.
Lloyd Adams và đoàn tuỳ tùng của ông ta răm rắp đi theo Marshall thẳng vào thang máy xuềnh xoàng dành riêng cho việc đưa hàng. Trong lúc một số nhân viên mật vụ giữ ngón tay trên nút "mở", Cavalli ra lệnh cho đoàn xe hộ tống trở về điểm khởi hành. Sáu chiếc mô tô và mười hai chiếc xe hơi chạy đi và bắt đầu lộ trình về gặp lại viên đạo diễn và chuẩn bị cho lần quay thứ hai.
Toàn bộ công việc đưa người diễn viên vào trong toà nhà và đoàn xe hộ tống lên đường trở về mất chưa đầy hai phút, nhưng Cavalli mất tinh thần khi thấy một đám đông nhỏ đã tụ tập ở phía xa của con đường bên cạnh Uỷ ban Thương mại Liên bang, rõ ràng có cảm giác một chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Y chỉ hy vọng Andy có thể giải quyết vấn đề.
Cavalli nhanh nhẹn lẻn vào thang máy, chen vào phía sau Adams. Marshall đã bắt đầu một lịch sử ngắn về cách bản Tuyên ngôn Độc lập đã đến được Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
"Nhiều người biết rằng John Adams và Thomas Jefferson 2 đã soạn thảo bản Tuyên ngôn và bản Tuyên ngôn này đã được Quốc hội chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, các vị Tổng thống thứ hai và thứ ba đã chết cùng một ngày, ngày 4 tháng 7 năm 1826 - năm mươi năm sau ngày ký chính thức".
Cửa thang máy mở ra trên tầng trệt và Marshall bước vào một hành lang bằng đá hoa cương, dẫn tất cả đoàn về phía văn phòng của ông.
"Bản Tuyên ngôn đã trải qua một cuộc hành trình dài và xáo động trước khi an toàn đến toà nhà này".
Khi họ đến tầng năm phía bên trái, Marshall dẫn Tổng thống và đoàn tuỳ tùng vào trong văn phòng của ông, nơi đó đã có sẵn cà phê. Hai người trong số nhân viên Sở Mật vụ bước vào, trong lúc sáu người khác ở lại ngoài hành lang.
Lloyd Adams nhấm nháp tách cà phê của ông ta trong lúc Marshall không để ý tới tách của mình và tiếp tục bài học lịch sử.
"Sau lễ ký, vào ngày 2 tháng 8 năm 1776, bản Tuyên ngôn được cất giữ tại Philadelphia, nhưng vì có nguy cơ bị người Anh chiếm lấy, tấm giấy da đầy lôi cuốn được đưa đến Baltimore trong một chiếc xe ngựa được bảo vệ".
- Hấp dẫn. - Adams nói với giọng kéo dài. - Nhưng dù nó có bị bộ binh Anh chiếm lấy thì vẫn còn có nhiều bản sao kia mà.
- Chắc chắn như vậy, thưa ngài Tổng thống. Quả thực, chúng tôi có một bản sao rất tốt trong toà nhà này do William J. Stone vẽ. Tuy nhiên, bản gốc được giữ ở Baltimore cho tới năm 1777 thì lại được đưa trở về Philadelphia, lúc bấy giờ đã tương đối an ninh.
- Trong một chiếc xe ngựa khác? - Tổng thống hỏi.
- Đúng thế, - Marshall đáp, không nhận thấy người khách của ông nói đùa. - Chúng tôi còn biết cả tên người lái xe, một ông Samuel Smith. Rồi, trong năm 1800, theo chỉ đạo của Tổng thống Adams, bản Tuyên ngôn được chuyển đến Washington, nơi đây lần đầu tiên nó tìm được chỗ cất giữ trong Bộ Ngân khố, nhưng khoảng giữa năm 1800 và 1814, nó đã được chuyển đi khắp nước, cuối cùng đến toà nhà của Bộ Chiến tranh trên đường 17.
- Và tất nhiên, chúng ta vẫn đang có chiến tranh với người Anh vào lúc đó, - người diễn viên nói.
Cavalli khâm phục cái cách Adams chẳng những học thuộc các lời đối thoại mà còn nghiên cứu hết sức tỉ mi.
- Đúng thế, thưa ngài Tổng thống, - vị Viện trưởng nói. - Và khi hạm đội Anh xuất hiện trong vịnh Chesapeaker, ngoại trưởng James Monroe đã ra lệnh di chuyển bản Tuyên ngôn một lần nữa. Bởi vì, như tôi tin chắc Tổng thống đã bắt chính Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản Tuyên ngôn, chứ không phải Tổng thống.
Lloyd Adams biết nhưng không chắc chắn có phải là Tổng thống hay không, vì vậy ông ta quyết định cẩn thận là hơn.
- Thật thế sao, ông Marshall? Như vậy thì có lẽ Warren Christopher mới là người đến đây hôm nay để xem bản Tuyên ngôn, chứ không phải tôi.
- Ông Ngoại trưởng đã ân cần đến thăm ngay sau khi nhận nhiệm vụ. - Marshall đáp.
- Nhưng ông ấy đã không muốn di chuyển bản Tuyên ngôn lần nữa, - người diễn viên nói.
Cavalli, viên trung uý và viên bác sĩ cùng bật cười trước khi vị Viện trưởng nói tiếp:
- Monroe đã phát hiện quán đội Anh đang tiến về Washington liền gởi bản Tuyên ngôn ngược sông Potomac tới Leesburg ở Virginia.
- Ngày 24 tháng 8, - Adams nói - khi bọn chúng san bằng Nhà Trắng thành bình địa.
- Rất đúng, - Marshall nói - Ngài biết rất cặn kẽ.
- Công bằng mà nói, - người diễn viên bảo, - tôi đã được ông trợ lý đặc biệt của tôi là Rex Butterworth báo cáo đầy đủ.
Marshall tỏ vẻ biết cái tên đó, nhưng Cavalli tự hỏi anh chàng diễn viên có hơi quá thông minh hay không.
- Đêm hôm ấy, - Marshall nói tiếp, - trong lúc Nhà Trắng rực cháy, nhờ sự lo xa của Monroe, bản Tuyên ngôn được cất giữ an toàn ở Leesburg.
- Thế thì khi nào người ta mới mang bản Tuyên ngôn trở lại Washington? - Adams hỏi, mặc dầu ông ta có thể nói với vị Viện trưởng ngày tháng chính xác.
- Phải mấy tuần sau đó, thưa ngài. Đúng ra là ngày 17 tháng 9 năm 1814. Tuy nhiên, nó đã được cất giữ trong Fort Knox suốt thế chiến thứ II và sau đó được lưu trữ tại thủ đô.
- Nhưng không phải ở trong toà nhà này? - Adams nói.
- Không, thưa ngài Tổng thống, ngài lại nói đúng. Nó đã có vài ba nơi cất giữ khác trước khi đi đến nơi này, tệ nhất là ở Sở Sáng chế. Tại đây người ta treo nó đối diện với khung cửa sổ và suốt nhiều năm trời bị phơi bày ra ánh nắng khiến cho bản Tuyên ngôn bị tổn hại không sao phục hồi được.
Bill O'Reilly đứng trong góc, nghĩ đến bao nhiêu giờ miệt mài làm việc và bao nhiêu bản sao ông ta đã phải huỷ bỏ trong giai đoạn chuẩn bị chỉ vì cái bản Tuyên ngôn quái ác kia. Ông ta nguyền rủa những người đã từng làm việc trong Sở Sáng chế.
- Nó đã được treo ở đó trong bao lâu? - Adams hỏi.
- Trong ba mươi lăm năm, - Marshall nói, với một tiếng thở dài chứng tỏ ông ta cũng bực tức không khác Dollar Bill rằng những người tiền nhiệm của ông ta đã hết sức vô trách nhiệm. - Trong năm 1977, bản Tuyên ngôn đã được chuyển tới thư viện Bộ Ngoại giao. Không nhưng thời đó việc hút thuốc phổ biến mà trong phòng còn có một lò sưởi. Và tôi có thể nói thêm, toà nhà đó đã bị hoả hoạn thiêu huỷ chỉ mấy tháng sau khi bản Tuyên ngôn được di chuyển.
- Đó là một toà nhà thân thuộc, - Adams nói.
- Sau khi chiến tranh kết liễu, - Marshall tiếp tục, - bản Tuyên ngôn đã được lấy ra khỏi Fort Knox và đưa trớ về Washington trong một toa xe lửa Pullman 3 trước khi được cất giữ trong Thư viện của Quốc hội.
- Tôi hy vọng nó không bị phơi bày ra ánh sáng một lần nữa, - Adams nói trong lúc chuông điện thoại của Cavalli reo vang.
Cavalli liền bước nhanh vào trong góc và lắng nghe vị đạo diễn nói với y.
- Chúng tôi đã trở về làn khởi hành, sẵn sàng đi bất cứ khi nào ông cần.
- Tôi sẽ gọi khi tôi cần ông.
Cavalli chỉ nói như thế rồi tắt máy điện thoại và trở lại lắng nghe bản luận văn công phu của vị Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
- Trong một cái hộp Thermapane được trang bị một bộ lọc để loại trừ tất cả tia cực tím gây tổn hại.
- Hấp dẫn. Nhưng lúc nào thì bản Tuyên ngôn cuối cùng đến toà nhà này? - Adams hỏi.
- Vào ngày 13 tháng 12 năm 1952. Nó được chuyến từ thư viện của Quốc hội đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong một chiếc xe tăng dưới sự hộ tống vũ trang của Quân đoàn Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.
- Đầu tiên là một chiếc xe ngựa được bảo vệ và cuối cùng là một chiếc xe tăng, - người diễn viên nói và nhận thấy Cavalli cứ liên tục xem đồng hồ. - Có lẽ đã đến lúc tôi muốn xem bản Tuyên ngôn với tất cả vinh quang của nó.
- Tất nhiên, thưa ngài Tổng thống, - vị Viện trưởng nói.
Marshall liền dẫn đường đi trở ra hành lang, theo sau là người diễn viên và đoàn tuỳ tùng.
- Thường thường, bản Tuyên ngôn chỉ được cho công chúng xem trong căn phòng có mái tròn trên tầng trệt, nhưng chúng ta sẽ quan sát nó trong tầng hầm, nơi nó được cất giữ ban đêm.
Khi mọi người đến cuối hành lang, vị Viện trưởng dẫn Tổng thống xuống một dãy cầu thang, trong lúc Cavalli liên tục kiểm tra lộ trình có thể cho phép họ thoát ra nhanh chóng nếu có chuyện rắc rối xảy ra. Y khoan khoái nhận thấy rằng vị Viện trưởng đã theo đúng các chỉ dẫn và giữ cho các hành lang không có bóng dáng một nhân viên nào.
Ở cuối cầu thang, họ dừng lại bên ngoài một cánh cửa rộng lớn bàng thép. Tại đó, một người đàn ông lớn tuổi mặc một chiếc áo khoác dài màu trắng đang đứng chờ. Đôi mắt ông ta sáng lên khi trông thấy người diễn viên.
- Đây là ông Mendelssohn, - Marshall nói - Ông Mendelssohn là chuyên viên bảo vệ cao cấp và, tôi thú thật, một chuyên gia thực sự về bất cứ điều gì liên quan tới bản Tuyên ngôn. Ông ấy sẽ là người hướng dẫn ngài trong mấy phút sắp tới trước khi chúng ta kết thúc phần còn lại của toà nhà.
Người diễn viên bước về phía trước, và một lần nữa giơ bàn tay ra:
- Vui mừng được gặp ông, ông Marshall. Người đàn ông lớn tuổi cúi đầu, bắt tay người diễn viên và đẩy cánh cửa thép ra.
- Xin ngài Tổng thống đi theo tôi, - Ông ta nói bằng một giọng Trung Âu.
Khi đã vào bên trong tầng hầm nhỏ xíu, Cavalli quan sát đám nhân viên của y dàn trải ra thành một vòng tròn nhỏ, mắt họ kiểm tra mọi thứ; ngoại trừ Tổng thống. Bill O'Reilly, Angelo và Debbie cũng đứng vào chỗ của họ như đã diễn tập tối hôm trước.
Cavalli liếc nhanh Dollar Bill, trông ông ta có vẻ như chính ông ta đang cần một vị bác sĩ.
Mendelssohn dẫn người diễn viên về phía một khôi bê tông đồ sộ, chiếm một mảng lớn của bức tường đàng xa.
Ông ta vỗ nhè nhẹ phiến đá bê tông và giải thích rằng bức tường bảo vệ đã được xây dựng vào một lúc mà mối lo sợ lớn nhất của đất nước là một cuộc tấn công hạt nhân.
- Bản Tuyên ngôn được bảo vệ trong năm tấm lá kim loại gài vào nhau, cắm sâu trong năm mươi lăm tấm bê tông và căn hầm thép mà ngài trông thấy trước mặt.
Mendelssohn ngừng lại một lát và nói tiếp:
- Tôi có thể đảm bảo với ngài Tổng thống, cho dù Washington có bị san bằng thành bình địa đi chăng nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn nguyên vẹn.
- Thật kiên cố. - Adams nói, - vô cùng kiên cố.
Cavalli xem đồng hồ; lúc đó là 10 giờ 24 và họ đã ở bên trong toà nhà trong mười bảy phút. Mặc dầu những chiếc xe hơi đang đợi, y không có cách nào khác hơn là để cho viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục theo nhịp độ của chính ông ta. Xét cho cùng, các vị chủ nhà đều biết thời gian có giới hạn của Tổng thống; nếu họ vẫn còn hy vọng giới thiệu với Tổng thống phần còn lại của toà nhà.
- Thưa ngài Tổng thống, - viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục một cách say sưa, - toàn bộ hệ thống được điều hành bằng điện tử. Khi nhấn một cái nút, bản Tuyên ngôn luôn luôn được trưng bày và lưu trữ, với vị trí thắng đứng, di chuyển khỏi vị trí này qua nhiều cánh cửa ăn khớp với nhau mở ra trước khi bản Tuyên ngôn cuối cùng đến nằm trong một cái hộp bằng đồng đặc, được bảo vệ bằng kích chống đạn và một lớp chất dẻo. Chất lọc tia tử ngoại trong lớp chất dẻo này khiến cho nó có một màu lục nhạt.
Người diễn viên có vẻ bối rối, nhưng Mendelssohn vẫn nói tiếp, không hề quan tâm:
- Ngay lúc này, chúng ta đang đứng khoảng tám mét, bên dưới phòng trưng bày, và bởi vì cả cơ cấu có thể điều hành bằng tay, tôi có thể ngừng bộ máy lại bất cứ lúc nào.
- Xin phép ông Marshall.
Vị Viện trưởng gật đầu và viên chuyên gia bảo vệ bấm một cái nút mà cả người diễn viên cũng như Cavalli đã không nhận thấy cho đến lúc này. Những tấm lá kim loại nặng năm tấn tách ra phía trên đầu họ, và một tiếng vù vù cùng tiếng loảng xoảng bỗng vang lên, trong lúc cái khung bằng đồng đặc bọc bản Tuyên ngôn bắt đầu lộ trình hàng ngày lên phía trần. Khi cái khung tới độ cao của bàn viết, Mendelssohn bấm một nút thứ hai và tiếng vù vù ngưng ngay. Đoạn ông ta xòe một bàn tay ra về phía cái khung.
Lloy Adams tiến tới một bước và nhìn chăm chú tài liệu lịch sử.
- Bây giờ, nhớ đến mong muốn riêng của ngài Tổng thống, chúng tôi có một đề nghị nhỏ đối với ngài.
Người diễn viên dường như không chắc chắn về lời đối thoại mà ông ta phải nói và liếc mắt về phía Cavalli.
- Đề nghị đó là gì, - Cavalli vội vàng lên tiếng lo ngại bất cứ sự thay đổi kế hoạch nào tại giai đoạn trễ này.
- Chỉ là, - Mendelssohn nói, - trong lúc ông Viện trưởng và tôi tháo cái khung bên ngoài của bản Tuyên ngôn, các nhân viên của ngài hãy quay lưng lại, mắt nhìn vào tường.
Cavalli do dự, biết rằng Sở Mật vụ sẽ không bao giờ cho phép xảy ra một tình thế mà họ không thể trông thấy Tổng thống trong mọi lúc.
- Để tôi làm cho sự việc dễ dàng hơn đối với ông, ông Mendelssohn, - Adams nói, - tôi sẽ là người đầu tiên theo đề nghị của ông.
Người diễn viên liền quay lưng về phía bản Tuyên ngôn. Và tất cả những người còn lại răm rắp làm theo.
Trong quãng thời gian ngắn, mọi người không thể trông thấy chuyện gì đang tiếp diễn phía sau họ, Cavalli nghe mười hai tiếng lách cách khác biệt và tiếng thở hổn hển của hai người đàn ông không quen di chuyển các vật nặng.
- Xin cám ơn ngài Tổng thõng, - Calder Marshall nói. -Tôi hy vọng điều đó không khiến ngài quá khó chịu.
Mười ba người xâm nhập quay lại để nhìn thẳng vào cái khung to lớn. Cái khung bằng đồng đã được nhấc lên để lại ấn tượng một cuốn sách mở ra.
Lloyd Adams với Cavalli và Dollar Bill ở phía sau một bước, tiến tới trước để ngắm nghía bản gốc, trong lúc Marshall và viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục nhìn chăm chú vào miếng giấy da cũ. Đột nhiên, không hề báo trước, người diễn viên lảo đảo về phía sau, ôm chặt cổ họng và ngã quỵ xuống đất. Bốn người trong số nhân viên Sở Mật vụ lập tức vây quanh Adams trong lúc bốn người khác tống cổ vị Viện trưởng và chuyên gia bảo vệ khỏi căn hầm ra ngoài hành lang trước khi họ có thể thốt lên được một tiếng nào. Tony phải nhìn nhận Johnny đã nói đúng - đây là một trường hợp diễn xuất quá trớn rất tồi.
Khi cánh cửa đã đóng lại, Cavalli quay lại và trông thấy Dollar Bill đã nhìn sững vào tấm giấy da, mặt sáng lên vì kích thích, viên trung uý ở bên cạnh ông ta.
- Đã tới lúc chúng ta hành động, Angelo, - người Ái Nhĩ Lan nói.
Ông ta duỗi thẳng ngón tay ra. Viên trung uý lấy một cặp găng tay bằng cao su mỏng ra khối túi xách của viên bác sĩ và mang vào tay ông ta. Dollar Bill ngọ ngoạy ngón tay như một người chơi dương cầm hoà tàu sắp sửa bắt đầu một buổi hoà nhạc. Khi đã mang găng tay xong, Angelo lại cúi xuống và lấy lên một con dao mỏng dài từ trong túi xách, đặt cái cán một cách vững chắc trong bàn tay phải của Dollar Bill.
Trong lúc những việc chuẩn bị đó được thực hiện, mắt của Dollar Bill vẫn không hề rời khỏi bản Tuyên ngôn dù chỉ một lần. Những người còn ở trong phòng im lặng đến nỗi căn phòng có cảm giác như một hầm mộ trong lúc Dollar Bill cúi mình về phía tấm giấy da và khẽ đặt lưỡi dao phía dưới góc tên bên phải. Nó từ từ tróc ra một cách ngon hành. Dollar Bill trả con dao cho Angelo trước khi ông ta bắt đầu cuộn tròn tấm giấy da lại một cách từ từ và cố hết sức chặt mà vẫn không làm tổn hại nó.
Cùng lúc đó, Angelo bật cán kiếm ra phía sau và đưa vỗ kiếm ra phía trước. Cavalli liền tiến tới một bước và từ từ rút bản giả của Dollar Bill ra khỏi ruột vỏ kiếm đã được chế tạo một cách đặc biệt, nơi mà bình thường lưỡi kiếm đút vào.
Cavalli và Angelo trao đổi chiến lợi phẩm, và đảo ngược các quy trình. Trong lúc Cavalli đút bản Tuyên ngôn thật từng phần một vào bao kiếm, Dollar Bill bắt đầu thận trọng trải bản giả ra trên mặt sau của tấm kính, hỗn hợp hoá chất hơi ướt giúp cho tấm giấy da ở yên chỗ. Dollar Bill khịt mũi lớn tiếng, vì mùi thymol nồng nặc xông vào mũi nhạy cảm của ông ta. Ông ta nhìn một hồi lâu vào bản sao của mình, xem lại chỗ sửa lỗi chính tả rồi thụt lùi một bước, miễn cưỡng bỏ lại kiệt tác của mình cho sự chăm sóc dịu dàng của viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và ngục thất bê tông của nó.
Khi đã hoàn tát công việc của mình, Dollar bước nhanh tới bên cạnh Lloyd Adams. Debbie đã mở cổ áo ông ta, tháo cà vạt và thoa một lớp kem xanh nhạt trên mặt ông ta. Dollar Bill quỳ xuống, tháo găng tay cao su ra và ném vào trong một cái túi bác sĩ đầy đồ mỹ phầm; trong lúc Cavalli quay một số trên máy điện thoại di động của y.
Có tiếng trả lời ngay cả tước lúc y nghe chuông reo, nhưng Cavalli chỉ có thể phân biệt được một giọng nói yếu ớt:
- Lấy hai, - Cavalli cương quyết nói và tắt máy trước khi chỉ tay vào cánh cửa.
Hai người trong số nhân viên Sở Mật vụ mở cánh cửa thép và Cavalli thận trọng quan sát trong lúc Mendelssohn phóng người qua khe cửa và chạy tới khung đồng, còn Marshall thì tái mét và run rẩy, đến ngay bên cạnh Tổng thống.
Cavalli nhẹ nhõm khi trông thấy một nụ cười hiện ra trên môi viên chuyên gia bảo vệ, trong lúc ông ta cúi xuống bản Tuyên ngôn giả. Với sự giúp đỡ của Angelo, ông ta kéo khung đồng qua và nhìn tấm giấy da một cách trìu mến trước khi gắn nắp trở lại chỗ cũ, rồi nhanh chóng bóp chặt mười hai ổ khoá chung quanh bên ngoài khung. Ông ta ấn một trong máy cái nút và tiếng vù vù cùng tiếng loảng xoảng lại bắt đầu trong lúc cái khung đồng đồ sộ từ từ biến mất vào trong nền.
Cavalli quay sự chú ý sang người diễn viên và quan sát trong lúc hai nhân viên Sở Mật vụ đỡ ông ta đứng lên, và Dollar Bill đóng cái túi bác sĩ của ông ta.
- Hoá chất gì bảo vệ tấm giấy da? - Dollar Bill hỏi.
- Thymol, - vị Viện trưởng đáp.
- Tất nhiên, đáng lẽ tôi phải đoán ra. Với vấn đề dị ứng của Tổng thống, lẽ ra tôi phải biết trước phản ứng này.
- Ông đừng sợ. Nếu chúng ta đưa được ông ấy ra ngoài trời càng sớm càng tốt, thì ông ấy sẽ trở lại bình thường ngay thôi.
- Cảm tạ Chúa về điều đó, - Marshall nói, vẫn không thể ngừng run rẩy.
- Amen, - Dollar Bill nói trong lúc người diễn viên được đỡ về phía cửa.
Marshall xông tới trước và dẫn họ trô lên cầu thang với các nhân viên Sở Mật vụ theo sát phía sau.
Cavalli bỏ Lloyd Adams chệnh choạng phía sau, đuổi theo vị Viện trưởng.
- Không một ai, tôi nhắc lại, không một ai được nghe về biến cố này, - y vừa nói vừa chạy bên cạnh Marshall. - Không một điều gì có thể tai hại hơn cho Tổng thống khi ông ấy chỉ ở trong văn phòng trong một thời gian ngấn như thế, nhất là nhớ lại chuyện gì ông Bush đã trải qua sau chuyến đi Nhật của ông ấy.
- Sau chuyến đi Nhật của ông ấy. Tất nhiên, tất nhiên.
- Nếu bất kỳ ai trong số nhân viên của ông hỏi tại sao Tổng thống không thực hiện toàn bộ cuộc viếng thăm Viện Bảo tàng, thì ông hãy cho họ hay rằng ông ấy đã được triệu hồi về Nhà Trắng vì có việc khẩn cấp.
- Được triệu hồi vì có việc khẩn cấp. Tất nhiên. - Marshall nói, mặt còn xanh hơn cả người diễn viên.
Cavalli nhẹ nhõm khi thấy những mệnh lệnh trước đó của y về việc không có một nhân viên nào được phép lai vãng trong hành lang bên dưới trong lúc Tổng thống còn ở trong toà nhà vẫn còn có hiệu lực.
Khi họ đến thang máy chở hàng và tất cả đã vào bên trong, họ xuống ngang với bục lên hàng, Cavalli chạy nhanh ra ngoài, dẫn đầu đoàn đi lên đoạn dốc tới đường 7.
Y khó chịu khi thấy vẫn còn một đám đông nhỏ trên lề đường bên kia, và không thấy dấu hiệu nào của đội xe hộ tống. Y lo lắng nhìn sang bên phải, nơi Andy đang đứng trên chiếc ghế dài, chỉ tay về phía đại lộ Pennsylvania.
Cavalli quay lại nhìn theo hướng đó và trông thấy chiếc mô tô hộ tống đầu tiên quẹo phải vào đường 7.
Y chạy trở xuống đoạn đường dốc và thấy Lloyd Adams bên cạnh một thùng thư Federal Express 4, đang được hai nhân viên Sở Mật vụ đỡ.
- Nhanh lên đi. - Cavalli nói - Có một đám đông nhỏ đàng kia và họ đang bắt đầu thắc mắc có chuyện gì đang xảy ra.
Y quay lại nhìn thẳng vào mặt vị Viện trưởng đang đứng bên cạnh viên chuyên gia bảo vệ trên bệ lên hàng.
- Các ông hãy nhớ. Tổng thống được triệu hồi về Nhà Trắng vì công việc khẩn cấp.
Cả hai người đều gật đầu lia lịa trong lúc Cavalli chạy trở lên đoạn đựừịng dốc. Bốn nhân viên Sở Mật vụ đổ xô về phía trước, đúng ngay lúc chiếc xe hơi thứ ba ghé vào bục lên hàng ở cuối đoạn đường dốc.
Cavalli liền mở cửa xe và rối ít vẫy tay ra hiệu cho người diễn viên bước vào. Những vệ sĩ chạy mô tô dẫn đầu liền chặn luồng giao thông lại trong lúc chiếc xe cuối cùng đậu vào giữa cổng giao hàng. Trong lúc Lloyd Adams được dìu vào xe hơi, đám đỏng nhỏ ở bên kia đường bắt đầu chỉ trỏ và vỗ tay.
Một nhân viên Sở Mật vụ gật đầu ngược về phía toà nhà, Angelo nhảy lên chiếc xe thứ hai, vẫn cồn toòng teng cây kiếm, còn Dollar Bill và cô thư ký thì phóng đại vào chiếc thứ tư. Trong thời gian Cavalli nhập bọn với Angelo trong băng sau của chiếc xe thứ hai, thì đội vệ sĩ mô tô đã ở giữa đường 7, chặn dòng lưu thông lại để cho đoàn xe hộ tống tiến về phía đại lộ Constitution.
Trong lúc những tiếng còi vang lên và những chiếc xe hơi bắt đầu lộ trình dọc theo đường 7, Cavalli nhìn lui và nhẹ người khi không thấy bóng dáng của Marshall và Mendelssohn đâu nữa.
Y nhanh chóng hướng sự chú ý sang phía Đông của đường 7, nơi Andy đang giải thích cho đám đông rằng đó không phải là tổng thống mà chỉ là cuộc diễn tập cho một bộ phim, không có gì khác hơn. Hầu hết khách bàng quan tỏ ra thất vọng rõ rệt và nhanh chống tản ra.
Rồi y nghĩ y lại trông thấy ông ta.
Trong lúc chiếc xe của Cavalli chạy nhanh trên đại lộ Constitution, chiếc xe cảnh sát đẫn đầu đã quẹo phải vào đường 14, theo sau là hai vệ sĩ chạy xe mô tô. Tiếng còi xe đã tắt và phần còn lại của đội xe hộ tống chạy nối đuôi nhau trong lúc chúng đến các giao lộ được phân công.
Chiếc xe thứ nhất quẹo phải sang đường 9 và lại quẹo phải quay về đại lộ Pennsylvania trước khi hướng về phía Capitol. Chiếc thứ ba tiếp tục chạy trên đại lộ Constitution, giữ lần giữa, trong lúc chiếc thứ tư quẹo trái sang đường 12 và chiếc thứ sáu quẹo phải ở đường 13.
Chiếc thứ năm quẹo trái sang đường 23, qua cầu Memorial và theo các dấu hiệu tới khu phố cồ; trong lúc chiếc xe thứ hai quẹo trái ở đường 14 và hướng về phía Đài kỷ niệm Jefferson rồi tới đại lộ George Washington 5. Cavalli ngồi chiếc băng sau của chiếc xe hơi thứ hai, quay số viên đạo diễn. Khi Johhny trả lời điện thoại, mấy từ duy nhất mà ông ta nghe là:
- Mọi việc thành công.
Chú thích
1.Tức Franklin Delano Roosevelt (1882-1945), Tổng thống thứ 32 của Mỹ (1933 - 1945)
2.John Adams (1735-1826): Tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801).Thomas Jefferson (1743-1826) Tổng thống thứ ba của Mỹ (1801-1809).
3.Pullman carriage: toa xe lửa có giường nằm, lấy theo tên nhà phát minh Mỹ, G.M. Pullman (1831-1897).
4.Bưu điện phát nhanh Liên bang.
5.George Washington (1732-1799), Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789-1797).
Luật Giang Hồ Luật Giang Hồ - Jeffrey Archer Luật Giang Hồ