Nguyên tác: Das Schloss
Số lần đọc/download: 2887 / 134
Cập nhật: 2017-05-10 22:13:21 +0700
Chương 15
K
. hơi sửng sốt đứng ở đó, Olga cười chàng và kéo chàng đến bên bệ lò sưởi, xem ra thì cô thật sự mừng vì bây giờ có thể ngồi với K., chỉ hai người với nhau, niềm hạnh phúc yên ổn mà sự ghen tuông chắc chắn không quấy phá. Chính điều này làm K. thích thú. Không hề có biểu hiện gì của sự ghen tuông và nỗi e ngại do ghen tuông, chàng vui vẻ nhìn vào đôi mắt xanh không quyến rũ, cũng không sai khiến mà hoàn toàn điềm tĩnh e lệ nhìn lại chàng vẻ hiền lành. Dường như sự cảnh báo để giữ gìn của Frida và bà chủ quán đã không làm cho chàng nhạy cảm hơn với những g nhận biết ở đây, mà lại làm cho chàng để ý hơn tới những gì đang diễn ra và khôn khéo hơn trong xét đoán. Chàng cười với Olga, khi cô ngạc nhiên hỏi rằng tại sao chàng lại nói Amália là người tốt bụng, bởi vì có thể nói tất cả mọi ưu điểm khác cho cô ấy nhưng khó mà nói được là tốt bụng. K. nói rằng lời khen này tất nhiên là dành cho Olga, nhưng Amália có ưu thế là ham quyền lực, không chỉ bản thân cô ấy nhận về mình tất cả những gì người ta nói trước mặt, mà những người khác cũng tự nguyện dành tất cả cho cô.
- Điều đó đúng đấy, - Olga tư lự nói, - đúng hơn là anh nghĩ. Amália trẻ hơn em, trẻ hơn cả Barnabás nữa, thế nhưng trong gia đình thì cô ấy quyết định mọi chuyện tốt, xấu, thực ra, cô ấy cũng phải gánh về mình cả cái tốt lẫn cái xấu nhiều hơn những người khác.
K. thấy điều này cường điệu, bởi vì chính Amália vừa nói rằng cô không quan tâm đến công việc của anh, còn Olga thì lại biết hết về chúng.
- Em phải giải thích điều ấy thế nào đây? - Olga nói.- Amália không quan tâm đến Barnabás và em, thực ra cô ấy cũng chẳng quan tâm tới ai, trừ bố mẹ chúng em ra. Cô ấy đêm ngày chăm sóc các cụ, cô ấy vừa hỏi xem các cụ có muốn gì không, và đi ra nhà bếp để nấu thứ gì đó cho các cụ. Vì các cụ mà cô ấy thức dậy, mặc dù cảm thấy người khó ở. Cô ấy bị ốm từ trưa và nằm ở trên bệ lò sưởi này. Nhưng dù cô ấy không quan tâm đến chúng em, thì chúng em vẫn phụ thuộc vào cô ấy, như thể giữa chúng em, cô ấy là người nhiều tuổi nhất. Nếu cô ấy cũng cho chúng em lời khuyên trong công việc của mình thì hiển nhiên là chúng em nghe lời khuyên của cô ấy, nhưng không bao giờ cô ấy làm như thế, đối với cô ấy, chúng em là những người xa lạ. Từ nơi xa lạ đến, và hiểu biết con người, anh có thấy cô ấy thông minh khác thường không?
- Tôi thấy rõ ràng là cô ấy bất hạnh, - K. nói. - Nhưng cô và em trai dung hòa sự tôn trọng mà hai người dành cho cô ấy như thế nào, một khi Barnabás làm công việc đưa thư này mà Amália lại không cọng, thậm chí cô ấy còn coi thường?
- Nếu biết mình có thể làm được gì khác thì ngay lập tức cậu ấy bỏ nghề đưa thư mà nói chung không làm cho cậu ấy thỏa mãn.
- Thế anh ấy không học nghề đóng giày à? - K. hỏi.
- Có đấy, - Olga trả lời, - thỉnh thoảng cậu ấy cũng làm thêm cho Brunswick, và nếu muốn thì đêm ngày cậu ấy đều có việc và có thể kiếm tiền khá.
- Vậy thì, - K. nói, - anh ấy có thể thay thế việc đưa thư bằng việc đó.
- Thay thế việc đưa thư à? - Olga ngạc, nhiên hỏi, - có lẽ cậu ấy làm nghề đưa thư vì mong được trả tiền chắc?
- Được rồi, được rồi, - K. nói, - nhưng mà chính cô vừa nói rằng việc đó không làm anh ấy thỏa mãn.
- Không, không làm cậu ấy thỏa mãn, - Olga nói. - Vì các nguyên nhân khác nhau. Nhưng dù sao thì đó cũng là công việc phục vụ trong Lâu đài hay một cái gì đó đại loại như thế, chí ít thì chúng em cũng tin như vậy.
- Sao lại thế, - K. hỏi, - các cô cũng nghi ngờ điều ấy ư?
- Thật ra không, - Olga trả lời, - Barnabás quen thuộc các văn phòng, cậu ấy tiếp xúc với những người phục vụ như là những người ngang hàng với mình, thấy từ xa các viên chức, họ giao cho cậu ấy những lá thư tương đối quan trọng, thậm chí những lúc như vậy họ còn nhắn tin bang lời nhờ chuyển, mà việc đó không phải nhỏ, chúng em có thể tự hào rằng đang còn trẻ như thế mà cậu ấy đã thành đạt như vậy.
K. gật đầu, giờ đây chàng không còn nghĩ đến việc phải về nhà.
- Anh ấy có quần áo đồng phục riêng không? - Chàng hỏi.
- Anh nói về cái áo chẽn của cậu ấy ư? - Olga hỏi. - Không phải đâu, cái áo ấy Amália may trước khi cậu ấy làm người đưa thư. Anh bắt đầu chạm tới chỗ đau của câu chuyện. Lẽ ra cậu ấy đã nhận quần áo từ lâu, dù không phải là đồng phục, bởi vì quần áo như thế không có trong Lâu đài, mà là bộ quần áo phục vụ. Người ta đã hứa với cậu ấy, trong những việc kiểu đó ở Lâu đài người ta rất lề mề, và điều tệ hại xấu nhất là con người không biết được sự dây dưa này nghĩa là gì. Có thể có nghĩa là thủ tục đang được tiến hành, cũng có thể có nghĩa là nó chưa được xem xét. Ví dụ người ta vẫn chỉ muốn thử thách Barnabás. Cuối cùng thì lại có thể có nghĩa là thủ tục hành chính đã xong, do nguyên nhân thế nào đó người ta nuốt lời hứa và Barnabás không bao giờ được nhận quần áo. Về việc này không thể biết gì chính xác hơn, ít ra cũng phải mất một thời gian dài nữa. Người ta nói, chắc anh biết thành ngữ: Những quyết định hành chính rụt rè như gái tơ.
- Sự quan sát khá đấy, - K. nói, khi tiếp nhận một cách nghiêm túc điều đó hơn cả Olga. - Sự quan sát khá đấy, các quyết định trong những việc khác có lẽ cũng giống các cô gái.
- Có thể, - Olga nói, - tất nhiên em biết anh nghĩ như thế nào. Có lẽ là khen ngợi. Nhưng bộ quần áo phục vụ chính là một trong những mối lo của Barnabás, và bởi vì chúng em vẫn chia sẻ nỗi lo lắng, nên đồng thời cũng là mối lo của em. Tại sao cậu ấy không được nhận quần áo phục vụ? Chúng em tự hỏi một cách vô ích. Có điều sự việc không đơn giản như vậy. Chúng em được biết là các quan chức cũng không có quần áo phục vụ, và như Barnabás nói thì họ mặc quần áo thông thường, tất nhiên là quần áo rất đẹp. Mà anh cũng đã thấy Klamm rồi. Bây giờ thì Barnabás không phải quan chức, cũng chưa thuộc giới quan chức cấp thấp nhất, và cậu ấy không dám mơ trở thành qu chức. Theo Barnabás cho biết thì những người phục vụ cao cấp hơn cũng không có quần áo phục vụ, những người này tất nhiên là không thể thấy ở trong làng, con người ta có thể nghĩ đấy là niềm an ủi, có điều đó là niềm an ủi hão huyền, bởi vì phải chăng Barnabás là người phục vụ cao cấp? Không, cho dù ai đó có thích cậu ta bao nhiêu đi nữa thì cũng không thể quả quyết được điều đó, không có chuyện cậu ấy là người phục vụ cấp cao, bản thân việc cậu ấy xuống làng, thậm chí ở trong làng cũng đã chống lại điều đó. Những người phục vụ cấp cao dè dặt hơn cả các viên chức, có lẽ họ có quyền làm thế, thậm chí họ còn đứng cao hơn một số viên chức. Những việc nhất định đã chứng tỏ điều đó: họ làm việc ít hơn, và theo Barnabás thì cảnh tượng thật dễ chịu khi những người đàn ông cạo, khỏe một cách hiếm hoi này ung dung đi suốt các hành lang. Barnabás luôn lảng vảng quanh họ. Vậy là không thể có chuyện Barnabás là người phục vụ cao cấp. Ngược lại, cậu ấy có thể thuộc giới đầy tớ hạ đẳng, nhưng mà bọn đầy tớ hạ đẳng này có quần áo phục vụ, chí ít thì họ cũng ăn mặc như thế khi vào làng. Đấy không phải là quần áo thực sự, có nhiều sự khác biệt giữa hai loại quần áo ấy, nhưng rõ ràng ngay lập tức có thể nhận ra người phục vụ Lâu đài qua quần áo, bởi vì anh cũng đã thấy họ ở quán "Ông chủ". Cái nổi bật nhất trên những bộ quần áo này là phần lớn chúng chật căng, một người nông dân hay thợ thủ công không thể mặc loại quần áo như thế. Barnabás không có loại quần áo đó, việc này cũng không làm cậu ta phải xấu hổ hay nhục nhã, có thể chịu đựng được, nhưng trong những giờ xấu của chúng em - nếu không quá thường xuyên, thỉnh thoảng chúng em cũng có những giờ xấu như thế, - buộc Barnabás và em phải nghi ngờ tất cả. Có đúng là Barnabás đang phục vụ ở Lâu đài hay không? Chúng em tự hỏi trong những lúc đó. Hiển nhiên là cậu ấy thường đến các văn phòng, nhưng các văn phòng có đúng là một bộ phận thật sự của Lâu đài chưa? Và nếu các văn phòng thuộc về Lâu đài đi chăng nữa thì những nơi Barnabás được phép bước vào có đúng là các văn phòng không? Cậu ấy đến các văn phòng, nhưng đấy chỉ những bộ phận của một tổng thể, tiếp đấy là những hàng rào và bên kia hàng rào còn có các văn phòng khác. Người ta không công khai cấm cậu ấy tiếp tục đi, nhưng cậu ấy đi tiếp tục như thế nào được, nếu đã gặp thượng cấp, họ giải quyết việc của cậu ấy và cho cậu về? Ngoài ra, ở đó người ta thường xuyên để ý, ít ra thì cậu ấy cũng cảm thấy như vậy. Và cậu ấy được gì nếu tiếp tục đi, một khi không còn công việc gì ở đó nữa mà chỉ quấy rầy? Nhưng, anh cũng đừng coi những cái tường chắn ngang là biên giới đã quy định, Barnabás vẫn thường xuyên lưu ý em về điều đó. Những bức tường chắn ngang cũng có ở trong các văn phòng mà cậu ấy vẫn qua lại, vậy là có những bức tường chắn ngang mà cậu ấy đi qua, chúng cũng giống như những bức tường chắn ngang mà cậu ấy chưa bao giờ bước qua, chính vì vậy không cần giả thiết trước rằng bên kia những bước tường chắn ngang cuối cùng đó thực chất là những văn phòng khác hẳn so với các văn phòng mà Barnabás đã vào. Chỉ trong những giờ xấu thì con người ta mới nghĩ như vậy. Và sự nghi ngờ ngày càng tiếp tục lan đi, không thể nào chống lại nó. Phải, Barnabás nói chuyện với các viên chức, và họ giao cho Barnabás những nhiệm vụ. Nhưng đấy là những viên chức nào, và nhiệm vụ gì vậy? Barnabás nói là bây giờ người ta bổ nhiệm cậu ấy đến chỗ Klamm, và trực tiếp nhận sự ủy nhiệm của ngài. Đây quả là việc lớn, gần như là việc quá lớn, những kẻ phục vụ cao cấp cũng không được như vậy, và chính đấy là điều đáng lo ngại. Anh nghĩ xem: được làm nhân viên của Klamm, mặt đối mặt nói chuyện với ông ta! Nhưng có thật là như vậy không? Vâng, đúng như vậy, thế thì tại sao Barnabás nghi ngờ viện chức mà ở đó họ gọi là Klamm, có phải là Klamm thật không?
- Cô đừng đùa nữa, Olga, - K. nói. - Làm sao mà ai đó có thể nghi ngờ diện mạo bề ngoài của Klamm, một khi mọi người đều biết ông ta như thế nào, chính tôi cũng đã nhìn thấy.
- Không, anh K. ạ, - Olga nói, - em không hề có ý đùa đâu, đây là nỗi lo lắng nghiêm chỉnh nhất của em. Không phải em kể những chuyện này cho anh để em nhẹ bớt nỗi lòng mình và đè nặng trái tim anh, mà là vì anh hỏi thăm về Barnabás, Amália đã để em nói, và em tin rằng nếu biết chính xác hơn về các sự việc thì có ích đối với anhũng vì Barnabás mà em kể, để anh đừng gửi gắm những hy vọng quá lớn ở cậu ấy, mà sau đấy phải thất vọng, để cậu ấy khỏi phải chịu đựng vì sự thất vọng của anh. Cậu ấy đa cảm lắm, dễ bị tổn thương lắm, đêm qua chẳng hạn, cậu ấy không hề chợp mắt vì tối qua anh không vừa lòng. Hình như anh đã nói rằng thật nguy cho anh vì anh có người đưa thư như Barnabás. Trước những lời đó cậu ấy đã không ngủ được. Chính anh cũng chưa chắc đã nhận thấy cậu ta hồi hộp, một người đưa thư của Lâu đài thì phải tự kiềm chế mình mạnh mẽ. Công việc của cậu ấy không dễ dàng gì, với anh cũng vậy thôi. Theo cách hình dung của mình anh không đòi hỏi quá nhiều ở cậu ấy, anh có khái niệm đã hình thành về công việc của người đưa thư và theo đó anh định ra yêu cầu của mình. Có điều là ở trong Lâu đài người ta có khái niệm khác về nhiệm vụ của người đưa thư, và ý kiến của họ không khớp với ý kiến của anh, kể cả khi Barnabás toàn tâm toàn ý hy sinh cho công việc, điều mà rất tiếc đôi khi có vẻ như cậu ấy muốn thế. Và phải yên phận trong chuyện đó, ai có thể dám ho he một lời chống lại, nếu không nổi lên vấn đề là: trong thực tế, công việc mà cậu ấy làm có phải là việc của người đưa thư không? Trước mặt anh tất nhiên cậu ấy không thể làm rùm beng về bất kỳ sự nghi ngờ nào như thế, làm như vậy thì có nghĩa là cậu ấy chặt cây ở dưới chân, và vi phạm trầm trọng những quy chế nhất định mà đến giờ cậu ấy vẫn đang phụ thuộc. Ngay trước mặt em cậu ấy cũng không nói ra; em phải nói ngon nói ngọt mãi để cậu ấy tiết lộ ra sự nghi ngờ, thế mà lúc đó cậu ấy còn chống chế, vẫn không muốn thừa nhận rằng trong thực tế là nghi ngờ. Chính ở đây cậu ấy giống hệt Amália. Cố nhiên là cậu ấy không nói tất cả cho em, vậy mà em là người đáng tin cậy duy nhất của cậu ấy. Thảng hoặc chúng em nói chuyện với nhau về Klamm, em chưa bao giờ thấy Klamm, (anh biết đấy, Frida không thích gì em, và chị ấy không cho phép em nhìn trộm), nhưng ở trong làng tất nhiên là người ta biết ông ta như thế nào. Một số người cũng đã thấy, và ai cũng nghe nói về ông ta. Sau đó từ chỗ trực tiếp nhìn thấy và từ những lời bàn tán cộng thêm ý định méo mó nhất định phía sau, chứng cớ gián tiếp không đượcểm nghiệm khác đã hình thành một hình ảnh về ông ta mà trong những nét cơ bản là xác thực. Nhưng mà chỉ trong những nét cơ bản. Tuy thế hình ảnh đó cũng thường xuyên thay đổi, thậm chí thay đổi hơn cả vẻ ngoài của Klamm trong thực tế. Ông ta hoàn toàn khác khi đến làng, và lại hoàn toàn khác khi ra đi, ông ta khác trước khi uống bia và khác sau đó, khác lúc thức và khác lúc ngủ, khác lúc ở một mình và khác trong khi nói chuyện. Và như vậy thật dễ hiểu là: ông ta hoàn toàn khác khi ở trong Lâu đài. Và ngay ở trong làng thôi thì người ta cũng mô tả về ông rất khác nhau: những sự khác biệt tương đối lớn về mặt chiều cao, tư thế vạm vỡ, về bộ râu rậm của ông, chỉ có về quần áo của ông ta là may mắn có sự nhất trí với nhau: ông ta luôn luôn mặc một bộ quần áo, với cái áo bành tô màu đen tà dài, có hai hàng cúc. Những khác biệt ấy tất nhiên không bắt nguồn từ một sự phù phép vớ vẩn nào, cũng rất dễ hiểu thôi. Chúng ra đời từ tâm trạng chốc lát và mức độ bực bội, và từ vô vàn kiểu hi vọng và tuyệt vọng đã trải qua ở người có thể thoáng nhìn thấy Klamm. Với tất cả những chuyện này em chỉ nhắc lại cho anh điều mà không phải một lần em đã nghe từ Barnabás. Người không đích thân liên quan đến sự việc thì có thể vừa lòng với bấy nhiêu chuyện. Nhưng chúng em thì không: đối với Barnabás, vấn đề sống còn là có thật cậu ấy nói chuyện với Klamm hay không.
- Đối với tôi cũng không kém phần quan trọng. - K. nói và họ càng sát lại gần nhau hơn trên bệ lò sưởi.
Những thông báo bất lợi này của Olga đã tác động mạnh tới K., nhưng nói chung việc chàng gặp ở đây những con người mà ít ra bề ngoài hoàn cảnh của họ giống như của chàng, đã làm cân bằng lại sự việc. Vậy là chàng có thể tham gia, trao đổi với họ về tất cả mọi chuyện, không chỉ trong vài chuyện như đối với Frida. Đúng là K. ngày càng mất hi vọng về thành công của Barnabás trong nhiệm vụ đưa thư, nhưng công việc của Baraabás ở trên đó càng thất bại thì anh ta lại càng gần gũi hơn với chàng ở dưới này. K. chưa bao giờ nghĩ rằng ở trong làng cũng nẩy sinh những cố gắng rủi ro, những âu lo và sự không thỏa mãn như của Barnabás và của chị anh ta. Tất nhiên chàng cũngìn thấy tương đối rõ ràng tất thảy những việc này, rốt cuộc sự việc có thể chuyển theo hướng ngược lại. Không cần để cho bản tính hồn nhiên của Olga đột ngột làm cho chàng lạc hướng, và cũng không cần phải tin một cách vô điều kiện sự thành thật của Barnabás.
- Barnabás biết rất rõ những gì người ta nói về diện mạo bề ngoài của Klamm, - Olga tiếp tục nói, - cậu ấy thu thập và so sánh, có lẽ quá nhiều là khác, và cậu ấy cũng đã thấy Klamm một lần, cậu ấy nghĩ mình đã thấy ông ta trong làng, qua cửa sổ xe trượt tuyết. Cậu ấy đã chuẩn bị đầy đủ để nhận ra ông ta, vậy mà, anh lý giải thế nào cho mình về việc này, khi Barnabás bước vào một trong các văn phòng và người ta chỉ cho cậu ấy một người ngồi giữa đám viên chức, nói đây là Klamm mà cậu ấy không nhận ra, sau đó khá lâu cũng chưa tin rằng quả thật đó là Klamm. Nếu bây giờ anh hỏi Barnabás rằng có gì khác giữa người đó và người mà thông thường chúng ta tưởng tượng là Klamm thì cậu ấy không biết trả lời gì, nói đúng hơn, cậu ấy trả lời bằng cách mô tả các viên chức Lâu đài, nhưng sự mô tả này từng điểm một lại khớp với hình dung của chúng ta về Klamm. "Vậy thì, em nói với cậu ấy, tại sao em nghi ngờ, Barnabás, tại sao em hành hạ bản thân?". Nghe thế, có thể thấy là cậu ấy rất bối rối, bắt đầu liệt kê những đặc điểm của viên chức nọ trong Lâu đài, nhưng dường như cậu ấy nghĩ ra chúng thì đúng hơn là mô tả. Hơn nữa những đặc điểm này không đáng kể, tỉ như kiểu gật đầu đặc biệt hay thói quen mở cúc áo gilê của Klamm, không thể nào coi trọng chúng. Em thấy cách tiếp xúc của Klamm với Barnabás như thế nào mới là quan trọng hơn. Barnabás thường mô tả, thậm chí cậu ấy vẽ cho em nữa. Thông thường người ta dẫn cậu ấy vào một văn phòng rộng, nhưng đấy không phải là văn phòng của Klamm, và cũng không phải của viên chức nào cả. Dọc theo căn phòng là cái giá đọc duy nhất kéo từ bức tường này đến tường kia, chia đôi căn phòng thành hai nửa. Một nửa hẹp hơn chỉ vừa đủ để hai người có thể tránh nhau, đây là nơi của các viên chức, một nửa rộng hơn, tại đây có các đương sự, người xem, những người phục vụ và người đưa thư. Trên giá có những quyển sách to, mở sẵn, nằm sát vào nhau. Trước phần lớn số sách đó, các viên chức đang đứng đọc. Nhưng họ không liên tục ở nguyên một chỗ bên cùng một quyển sách, có điều không phải họ thay đổi sách mà là thay đổi vị trí của mình. Barnabás ngạc nhiên nhất là họ chen chúc nhau một cách thảm hại làm sao khi thay đổi vị trí vì chật chội. Về phía trước, ngay cạnh bàn đọc, là một dãy bàn thấp, nằm xếp hàng có các thư ký ngồi cạnh, và nếu các viên chức muốn thì họ viết những điều mà các viên chức đọc cho họ viết. Cách thức diễn ra quá trình này luôn luôn làm cho Barnabás sửng sốt. Viên chức không ra lệnh rõ ràng, và cũng không đọc to tiếng, khó có thể nhận ra họ đọc cho thư ký viết, dường như họ tiếp tục đọc sách như vẫn làm, chỉ thì thầm mà thư ký cũng nghe ra. Thỉnh thoảng viên chức đọc nhỏ đến nỗi, ở chỗ ngồi viên thư ký không hiểu ra, những lúc như thế y nhổm lên, lắng nghe lấy cái người ta đọc cho mình viết, rồi nhanh chóng ngồi xuống và ghi chép, sau đó lại nhổm lên, cứ thế tiếp tục. Cảnh tượng mới kỳ lạ làm sao! Hầu như không thể hiểu nổi. Tất nhiên là Barnabás có đủ thì giờ để theo dõi cảnh tượng đó, bởi vì cậu ấy đã vô công rồi nghề hàng mấy giờ, đôi khi hàng mấy ngày liền ở đó, nơi giành cho các khán giả, cho tới lúc ánh mắt của Klamm bắt gặp cậu ấy. Nếu Klamm đã nhận ra cậu ấy, và Barnabás đứng nghiêm thì thật ra vẫn chưa có nghĩa là gì cả; bởi vì có thể Klamm lại quay đi, chăm chú vào quyển sách và quên mất cậu ấy. Việc này xảy ra luôn. Nhưng mà nhiệm vụ đưa thư gì mà lại không quan trọng đến mức đó? Tim em cứ se lại, nếu mỗi sáng sớm Barnabás nói cậu ấy đi đến Lâu đài. Có lẽ đây là chuyến đi vô tích sự, là ngày mất toi, là niềm hy vọng hão! Việc đó có ý nghĩa gì? Trong khi ở đây công việc đóng giầy đang chất đống lên không ai làm, Brunswich thì ngày càng thúc giục.
- Được rồi, - K. nói, - Barnabás cần phải đợi lâu cho tới khi nhận được ủy nhiệm. Điều này có thể hiểu được. Ở đây hình như có nhiều nhân viên hơn mức cần thiết, không phải ai ngày nào cũng có thể nhận sự ủy nhiệm, cô không có gì phải than thở vì việc đó, với ai cũng như vậy thôi. Nhưng mà cuối cùng thì Barnabás cũng nhận được sự ủy nhiệm, anh ấy đã mang về cho tôi rồi.
- Có thể, - Olga nói, - chúng em không đúng khi kêu ca, nhất là em, bởi vì em biết những việc đó nhờ nghe nói mà thôi, hơn nữa em là đàn bà, không hiểu được như Barnabás, cậu ấy ngoài những chuyện đó còn lờ đi rất nhiều chuyện khác nữa. Bây giờ thì anh chú ý đây, anh hãy xem sự việc ra sao với các lá thư, tỉ như với những lá thư của anh. Barnabás không trực tiếp nhận những lá thư này từ Klamm, mà là từ viên thư ký. Vào một ngày, một giờ theo ý thích (vì thế mà nhiệm vụ này nó mệt mỏi, cho dù có vẻ là nhẹ nhàng như thế nào đi chăng nữa, vì Barnabás phải liên tục chuẩn bị sẵn, để phòng), gã thư ký bỗng nhớ đến, và ra hiệu cho cậu ấy. Việc này xảy ra không hề do Klamm chủ động, ông ta vẫn điềm nhiên đọc sách. Có khi Barnabás đi ra thì vừa lúc đó ông ta đang lau cặp kính mũi, Klamm thường xuyên làm việc này, và có thể là trong khi đó ông ta cũng quan sát Barnabás, giả thiết rằng không có cặp kính mũi thì Klamm cũng nhìn thấy. Barnabás nghi ngờ việc đó, bởi vì những lúc như thế Klamm gần như nhắm mắt vẻ đang ngủ, vừa ngủ vừa lau kính. Trong khi đó viên thư ký tìm trong bọc thư và tài liệu mà ngài cất dưới bàn một lá thư viết cho anh. Như vậy đấy, không phải là lá thư ngài vừa mới viết, nhìn phong bì thì lại càng có vẻ là lá thư cũ, ai biết được nó đã nằm ở đấy từ bao giờ. Nhưng nếu là lá thư cũ thì tại sao người ta bắt Barnabás đợi lâu thế? Và cả anh nữa? Cuối cùng cả lá thư nữa, bởi vì giờ đây nó đã lỗi thời? Qua việc đó mà Barnabás mang tiếng là người đưa thư tồi và chậm chạp. Viên thư ký dù sao vẫn xem sự việc một cách dễ dãi, hắn đưa lá thư cho Barnabás và nói: "Ông Klamm gửi K.", rồi để cậu ấy đi. Sau đó Barnabás phóng về nhà, thở không ra hơi, dưới áo sơ mi, áp vào người của cậu ấy là lá thư rốt cuộc đã lấy được. Lúc đó bọn em ngồi xuống cái bệ này, giống như hai ta bây giờ, và cậu ấy bắt đầu kể, sau đó bọn em xem xét tất cả từng điểm một, rồi lại cân nhắc xem cậu ấy đã đạt được cái gì, cuối cùng mới vỡ nhẽ rằng cậu ấy hầu như chẳng đạt được gì cả, ngay cả cái "chẳng được gì cả" ấy hầu như cũng còn ngờ vực. Thế rồi Barnabás cất lá thư đi, cậu ấy không có hứng thú chuyển nó nữa, nhưng không muốn đi ngủ, n cậu ấy ngồi đóng giày suốt đêm trên cái ghế thấp. Chuyện như vậy đấy, anh K., đây là những điều bí mật của em, và bây giờ thì chắc chắn anh không ngạc nhiên là Amália đã từ chối không muốn biết gì cả về việc này rồi chứ.
- Thế còn lá thư? - K. hỏi.
- Lá thư à? - Olga nói. - Sau một thời gian, phải đến hàng tuần, nếu em thúc giục thì cuối cùng, Barnabás cũng lấy lá thư để đưa đi. Trong các thủ tục kiểu đó, cậu ấy phụ thuộc nhiều ở em. Em thì sau khi vượt qua được ảnh hưởng đầu tiên của câu chuyện của cậu ấy, biết trấn tĩnh lại, nhưng cậu ấy thì không tài nào, có thể chính vì cậu ấy biết nhiều hơn em. Những lúc đó em cứ nói đi nói lại với cậu ấy đại khái: "Em nói đi, Barnabás, thật ra em muốn gì? Em mơ tưởng đến nghề gì, mục đích gì thế? Em muốn đi đến chỗ cuối cùng hoàn toàn phải bỏ mọi người, bỏ chị hay sao? Đấy là mục đích của em chăng? Có phải chị cần phải tin điều này không, bởi vì không thể nào hiểu nổi là tại sao em không bằng lòng một cách ghê gớm như vậy với cái đã đạt được? Em hãy nhìn quanh mà xem, hàng xóm có phải ai cũng tiến tới được như vậy đâu. Tất nhiên tình hình của họ khác với chúng ta, họ không có lý do gì để vươn tới nhiều hơn sự bận bịu thường có, nhưng không có sự so sánh thì em cũng thấy rằng ở em tất cả đều đang tốt đẹp. Tất nhiên là có những trở ngại, sự bấp bênh, và thất vọng, nhưng thảy những điều đó chỉ có nghĩa là em không nhận được gì một cách dễ dãi, và đây là điều chính chúng ta đã biết trước, em phải giành giật cho mình dù chỉ là điều nhỏ nhặt. Thêm một lý do nữa để em tự hàọ thay vì ủ rũ: em chẳng phải vì các chị mà tranh đấu đó sao? Việc này không có nghĩa gì đối với em sao? Nó không tăng thêm sức mạnh của em à? Cái ý thức là chị đang hạnh phúc, thậm chí chị đã có phần tự cao từ đại vì có đứa em như thế này, không làm cho em vững tin sao? Chị nói thật điều làm chị thất vọng không phải là cái mà em đạt được ở Lâu đài, mà là cái chị có được nơi em. Em có quyền đi lên Lâu đài, quen thuộc các văn phòng; em ở cùng Klamm nhiều ngày trong một căn phòng rõ ràng em là người đưa thư đã được thừa nhận, em chắc sắp được nhận quần áo phục vụ, người ta giao cho em mang những lá thư quan trọng, đấy là em. Em được phép làm tất cả, và khi em đi xuống, thay vì chúng ta ngả vào cánh tay nhau khóc vui sướng, em chỉ nhìn chị và như thể em hoàn toàn buồn chán. Em nghi ngờ tất cả, chỉ quan tâm tới việc đóng giày, còn lá thư, cái bảo đảm cho tương lai của chúng ta, thì em vứt lăn lốc trong xó". Em nói như thế cho cậu ấy, và khi mà em đã nói đi nói lại cả ngày, cuối cùng cậu ấy cũng thở dài lấy lá thư, lên đường. Nhưng có lẽ không phải vì ảnh hưởng của những lời em nói, mà là ước muốn đến Lâu đài của cậu ấy lại nổi lên, và chưa thực hiện xong nhiệm vụ được giao thì cậu ấy cũng không dám quay lại.
- Nhưng những điều em nói với anh ấy đều đúng cả, - K. nói. - Em đã tóm tắt sự việc tuyệt lắm. Thật bất ngờ là em suy nghĩ một cách rõ ràng.
- Không đâu, - Olga nói, - anh nhầm đấy, và có lẽ em cũng đã làm cậu ấy bị nhầm. Bởi vì cậu ấy đạt được gì kia chứ? Cậu ấy có thể đi vào một căn phòng, nhưng cái phòng đó xem ra chưa phải là văn phòng mà là phòng ngoài của các vàn phòng, có lẽ cũng không phải thế, nó chỉ là một nơi dành cho những người không thể đi vào các văn phòng thật sự. Cậu ấy nói chuyện với Klamm, nhưng có đúng là với ông ta không? Hay là với một người nào đó ít nhiều giống Klamm? Có thể, mà cũng dễ như thế lắm, rằng cậu ấy nói chuyện với một viên thư ký hơi giống Klamm, lúc đó ông ta mới bắt chước tác phong ngái ngủ, uể oải của ông ta mà làm ra vẻ quan trọng hóa thì sao? Bởi vì đấy là đặc điểm dễ bắt chước nhất, có nhiều người đã sao chép lại của ông ấy: còn những đặc điểm khác, tất nhiên là họ biết khôn ngoan dừng lại. Một nam nhi được người ta khao khát, nhưng ít khi gặp như Klamm thì dễ tạo ra các hình ảnh khác nhau trong trí tưởng tượng của mọi người. Tỉ như viên thư ký của Klamm ở làng này, cái anh chàng Momus ấy. Anh biết hắn chứ? Hắn rất ít xuất hiện, nhưng em đã thấy hắn một đôi lần. Một anh chàng cao, trẻ, đúng không? Nghĩa là có lẽ hắn không giống Klamm một tí gì cả, thế nhưng trong làng c người thề rằng Momus chính là Klamm, không ai khác. Người ta cứ tự lừa dối bản thân như vậy. Tại sao ở Lâu đài lại khác được? Có ai đó đã nói với Barnabás rằng cái ông viên chức ấy là Klamm, và quả thật giữa họ có cái gì giống nhau, nhưng Barnabás lúc nào cũng nghi ngờ. Klamm mà phải chen chúc trong một phòng chung như thế này, giữa những viên chức khác, với cái bút chì bên tai hay sao? Cực kỳ không chắc chắn. Thỉnh thoảng với vẻ ngây ngô chút đỉnh, nhưng đó là niềm tin nơi cậu ấy lên tiếng thất thường, Barnabás bảo: Cái ông viên chức ấy rất giống Klamm, nếu ông ta ngồi trong phòng làm việc, bên chiếc bàn riêng của mình, và ngoài cửa có đề tên thì em không còn nghi ngờ gì nữa. Chuyện trẻ con, nhưng cũng có thể hiểu được. Càng có thể hiểu hơn, nếu Barnabás khi ở trên đó, cậu ấy tìm hiểu cặn kẽ xem thực chất sự việc ra làm sao, bởi vì, như cậu ấy nói thì họ đứng đủ ở trong phòng. Và nếu như những điều giải thích của họ chưa đủ tin cậy hơn so với người đã chỉ Klamm cho K. mà không cần hỏi, thì ít ra từ nhiều nguồn khác nhau cũng cho những điểm tựa, làm cơ sở để so sánh. Đây không phải sáng kiến của em, mà là của Barnabás, có điều cậu ấy không dám thực hiện, sợ rằng với việc vi phạm vô tình như thế nào đấy các quy tắc không biết thì có thể bị mất việc. Cậu ấy không dám bắt chuyện với ai cả, và cảm thấy hoài nghi, thực ra mà nói, sự hoài nghi thảm hại đó đã soi sáng một cách sâu sắc hơn mọi sự mô tả về tình hình của cậu ấy. Có thể cậu ấy thấy tất cả ở trên đó đều đáng ngờ và đe dọa như thế nào đó, đến nỗi không thốt ra nổi một câu hỏi ngây ngô nơi cửa miệng! Nếu nghĩ về điều đó, em tự trách mình tại sao lại để Barnabás dám đến những nơi không quen biết, nơi xảy ra những điều mà có lẽ cậu ấy cũng run rẩy vì lo sợ, trong khi cậu ấy là người gan dạ thì đúng hơn là hèn nhát.
- Anh nghĩ là bây giờ em đã chạm tới điều cơ bản, - K. nói. - Sau những điều em nói, anh nghĩ là mình đã nhìn thấy rõ. Barnabás còn quá trẻ cho nhiệm vụ này. Không thể tin hết ở những việc anh ấy kể. Sở dĩ anh ấy không đủ sức chú ý đến các sự việc ở trên đó, vì ở đó anh ấy thần hồn nát thần tính vì lo sợ. Còn nếu như ở dưới này người ta ép anh ta phải kể về những điều đã trải qua thì chỉ được nghe những chuyện tầm phào lộn xộn mà thôi. Anh không ngạc nhiên về điều đó. Sự khiếp sợ trước các nhà chức trách là bẩm sinh ở đây cùng với các cô, và sau đó suốt cuộc đời các cô, người ta gieo sâu vào các cô điều ấy bằng những cách thức và từ các phía rất khác nhau, mà chính các cô cũng tác động thêm việc đó theo khả năng của mình. Nói chung, anh không nói gì để chống lại việc đó. Tại sao chúng ta không kính trọng chính quyền, nếu là chính quyến tốt? Nhưng không được đột nhiên gửi một chàng trai vô học chưa bao giờ đi quá biên giới làng như Barnabás đến Lâu đài, để rồi muốn có được những thông báo chính thức ở anh ấy, giải nghĩa từng lời của anh ấy như một thứ phát hiện nào đó mà hạnh phúc của cuộc đời ta phải phụ thuộc vào ý nghĩa của nó. Không còn gì sai lầm hơn. Tất nhiên anh cũng đã để cho anh ấy làm cho nhầm lẫn như em, và anh cũng đã kỳ vọng ở anh ấy và chịu những nỗi tuyệt vọng, nhưng cả hai điều đó chỉ dựa trên những lời anh ấy nói, tức là không có cơ sở.
Olga im lặng.
- Anh thật khổ tâm, - K. nói, - vì phải khuấy động sự tin cậy mà em gửi gắm ở cậu em, bởi vì anh thấy em yêu anh ấy như thế nào và chờ đợi ở anh ấy biết bao điều. Nhưng anh cần phải nói như vậy một phần cũng vì tình cảm của em, và vì lợi ích của những sự chờ đợi của em. Bởi vì, em xem, luôn luôn có cái gì đó cản trở, anh không biết là cái gì, trong việc thừa nhận cái mà nếu Barnabás không với tới thì cũng được số phận ban tặng anh ấy. Anh ấy có thể đi vào các văn phòng hay nếu thích nói khác hơn, là có thể đến căn phòng ngoài; được rồi, chúng ta coi như đó chỉ là một phòng ngoài đi, có điều cái phòng đó có cửa, và từ các cửa đó tiếp tục mở ra những con đường dẫn đi tiếp tục và trong ấy có các vách ngăn có thể trèo qua nếu như ai đó đủ khôn ngoan lanh lợi. Đối với anh, chẳng hạn cái phòng ngoài đó, ít ra thì trước mắt là hoàn toàn không thể với tới được. Anh không biết Barnabás nói chuyện với ai ở đó, viên thư ký ấy và người phục vụ cấp thấp nhất, nhưng thậm chí là hạ đẳng nhất th cũng có thể đưa anh ấy đến người cấp cao hơn, hoặc nếu không thể đưa đến, thì chí ít ông ta cũng có thể nêu tên người đó, và nếu như không thể gọi tên, thì ông ta có thể chỉ cho anh ấy đến với ai đó có thể gọi tên. Chúng ta giả thiết, ông Klamm giả tạo đó không hề có gì giống ông Klamm thật; giả thiết là sự giống nhau ấy chỉ có trong con mắt đã mờ đi vì xúc động của Barnabás; giả thiết viên công chức hạ đẳng nói đến ấy thậm chí chưa phải là viên chức đi thì hắn cũng có nhiệm vụ gì đó bên giá đọc, cũng đọc một cái gì đó trong quyển sách to của mình chứ, và cũng thì thầm điều gì đó cho gã
thư ký, cũng suy nghĩ một điều gì đó và ánh mắt hắn đôi lúc cũng dừng lại ở Barnabás. Và nếu thảy những điều đó cũng không đúng, nếu cái hắn ta làm không có nghĩa gì đi chăng nữa thì vẫn có ai đó đã phân công hắn ở đó, chắc chắn là với ý định như thế nào đó. Với những chuyện này, anh muốn nói vì thế vẫn có cái gì ở đó, và người ta vẫn trao cho Barnabás cái gì đó, chỉ một mình Barnabás là có lỗi nếu với những điều đó mà anh ấy vẫn không đạt được gì khác ngoài sự ngờ vực, nỗi lo sợ và tuyệt vọng. Và trong khi anh vẫn luôn luôn xuất phát từ giả thiết bất lợi nhất, vậy mà điều đó có thể là không chắc chắn. Thế nhưng trong tay chúng ta có những lá thư, quả là anh không tin quá nhiều ở chúng, nhưng dù sao thì vẫn tin nhiều hơn là tin ở lời Barnabás. Có thể đó là những lá thư cũ, vô giá trị được người ta lôi ra một cách hú họa từ giữa một đống thư vô giá trị như thế. Hú họa và vô nghĩa như con chim hoàng yến ở ngoài chợ nhặt hú họa ra những chiếc vé "số phận" của ai đó. Dẫu có như thế đi nữa, những lá thư này chí ít thì cũng liên quan như thế nào đó tới công việc của anh, rõ ràng chúng được viết cho anh, chắc rằng không phải với mục đích giúp ích cho anh. Chúng xuất phát từ tay Klamm, như trưởng thôn và vợ ông ta khẳng định, và mặc dù ý nghĩa của chúng không rõ ràng, lại theo lời trưởng thôn, chỉ mang tính chất cá nhân, thì chúng vẫn có giá trị lớn.
- Trưởng thôn nói điều này à? - Olga
- Vâng, ông ấy nói, - K. trả lời.
- Em sẽ kể chuyện này cho Barnabás, - Olga nói nhanh, - nó sẽ cổ vũ cậu ấy nhiều.
- Có điều anh ấy không cần sự cổ vũ, - K. nói. – Cổ vũ anh ấy, cũng giống như nói là anh ấy đúng, hãy tiếp tục công việc mà anh ấy đã làm cho đến lúc này một cách như cũ. Làm như thế anh ấy không bao giờ đạt được cái gì cả. Nếu ai đó bị bịt mắt thì em có thể cổ vũ như ý em muốn, để người đó cố hết sức nhìn qua cái khăn mà vẫn không thấy gì hết. Người đó chỉ có thể nhìn thấy nếu trước đó anh ta bỏ cái khăn xuống. Barnabás không cần sự cổ vũ mà cần được giúp đỡ. Em nghĩ xem, ở trên đó là chính quyền với bộ máy rắc rối... Anh nghĩ ràng trước khi đến đây mình đã biết sơ qua về điều đó, nhưng đó là sự tưởng tượng ngây ngô biết bao!... Tóm lại ở đó có các nhà chức trách, và Barnabás đối mặt với họ, đơn thương độc mã một cách đáng thương, mà vẫn kính trọng họ quá mức, dù là cho đến tàn đời nếu anh ấy có chết dí trong xó xỉnh của một văn phòng nào đó.
- Anh K., đừng nghĩ rằng, - Olga nói, - chúng em coi thường những khó khăn của công việc Barnabás đảm nhiệm. Còn sự kính trọng dành cho các nhà chức trách thì chính anh đã nói, có quá đủ trong chúng em.
- Có điều đây là sự kính trọng sai lầm, - K. nói - không đúng chỗ. Sự kính trọng như thế hạ thấp người mà người ta kính trọng. Còn xứng đáng chăng sự kính trọng, nếu một khi Barnabás lạm dụng việc được ra vào các văn phòng một cách dễ dãi để vô công rồi nghề hàng ngày ở đó, hay lúc được ra về thì chê bai dè bỉu những người mà vừa mới đấy, trước họ anh ấy run sợ, hoặc do thất vọng hay mệt mỏi, anh ấy không đưa thư và không chuyển ngay các tin tức được giao? Nói chung đó không phải là sự kính trọng. Nhưng trách móc anh ấy vẫn còn là ít, anh còn phải trách cả em đấy, Olga ạ, anh không thể nương nhẹ cho em. Mặc dù em đang mang trong sự sợ hãi trước các nhà chức trách, thế mà em đã cho Barnabás - một người non nớt, và cô độc như thế đến Lâu đài, hoặc ít ra thì em đã không giữ anh ấy lại.
- Từ đầu em đã buộc tội mình như thế, - Olga trả lời, - không phải vì em đã cho cậu ấy đến Lâu đài, việc này không thể trách em được, bởi vì em không bảo mà cậu ấy tự đi, nhưng lẽ ra bằng cưỡng ép, mưu kế, thuyết phục, hay mọi cách em cần phải giữ cậu ấy lại. Em cần phải giữ cậu ấy lại, nhưng nếu hôm nay là ngày đó, là cái ngày quyết định đó, nếu em cảm thấy tai họa của Barnabás, của gia đình như lúc đó, nếu Barnabás với ý thức trọn vẹn về tất cả trách nhiệm và sự nguy hiểm, lại mỉm cười từ biệt em vẻ hiền lành để lên đường thì em cũng không ngăn cản cậu ấy, bất chấp những kinh nghiệm mà em đã có được trong khoảng thời gian đó. Em tin là ở vào vị trí của em, anh cũng không hành động khác. Anh không biết tai họa của gia đình em, vì thế anh không công bằng đối với chúng em, trước hết là đối với Barnabás: Hồi ấy chúng em có nhiều hy vọng hơn hôm nay, nhưng lúc đó chúng em cũng đã không hy vọng gì lắm; chúng em gặp tai họa lớn, và vẫn đang trong tai họa lớn. Frida không kể gì về chúng em cho anh sao?
- Cô ấy chỉ nói bóng nói gió, - K. trả lời. - Không có gì quả quyết, nhưng chỉ tên của các cô cũng đã làm cho cô ấy phát cáu.
- Bà chủ quán không nói gì cả à?
- Không, không nói gì hết.
- Và người khác cũng không?
- Không có ai cả.
- Tất nhiên là làm sao mà họ có thể kể được kia chứ! Ai cũng biết điều gì đó về chúng em, hoặc là sự thật, nếu người ta có thể biết được, hoặc ít ra đã nghe được cái gì đó, h điều chính họ thêu dệt ra, và mọi người quan tâm đến chúng em nhiều hơn mức cần thiết, nhưng kể về chúng em thì không ai kể cả. Họ ngại phải nói những điều như thế. Mà kể ra thì trong chuyện đó họ cũng đúng thôi. Khó nhắc tới chuyện này, ngay cả trước mặt anh cũng vậy, anh K. ạ. Và có thể là sau khi nghe hết câu chuyện, anh liền bỏ em đấy chẳng nói chẳng rằng, không muốn biết gì về chúng em nữa, dù bề ngoài những việc đó ít liên quan đến anh như thế nào đi nữa. Lúc đó, chúng em mất anh, thế mà lúc này em cần phải nói là gần như anh có nhiều ý nghĩa đối với em hơn là sự phục vụ trong Lâu đài từ trước đến nay của Barnabás. Tuy thế anh cần phải biết, suốt buổi tối sự mâu thuẫn này hành hạ em, vì nếu không thì anh không nhìn thấy được tình cảnh chúng em. Điều đặc biệt làm em đau là anh đã không công bằng đối với Barnabás; giữa chúng ta sẽ không có được sự thống nhất trọn vẹn cần thiết, và anh không thể giúp chúng em, cũng như không thể sử dụng được sự giúp đỡ đặc biệt của chúng em. Nhưng vẫn luôn luôn còn một vấn đề: nói chung anh có muốn biết không?
- Tại sao em hỏi điều đó? - K. hỏi. - Nếu cần thiết thì anh muốn biết, nhưng mà câu hỏi này để làm gì?
- Do mê tín thôi, - Olga trả lời, - anh đã dính dáng vào các việc của chúng em một cách ngây thơ, không lầm lỗi nhiều hơn Barnabás.
- Vậy thì cô hãy kể nhanh đi, - K. nói. - Tôi không sợ. Vì sự lo lắng của đàn bà mà cô đã làm cho câu chuyện xấu hơn là vốn có.
Bí mật của Amália
- Tự anh hãy xét lấy, - Olga nói. - Tuy thế, mọi chuyện có vẻ rất đơn giản, thoạt đầu không thể hiểu, làm sao mà nó có thể có ý nghĩa lớn đến thế. Ở Lâu đài có một viên chức quan trọng tên là Sortini.
- Tôi đã nghe nói về ông ta, K. nói. - Ông ta cũng tham gia vào việc mời tôi.
- Em không tin, - Olga nói, - Sortini hầu như không bao giờ phát biểu trước công chúng. Anh không nhầm ông ta với Sordini, với chữ d - chứ?
- Cô nói đúng, - K. nói. - Đúng là Sordini.
- Phải, - Olga nói, - ai chả biết ông ấy là một trong những viên chức năng động nhất, và người ta nói nhiều về ông ấy. Còn Sortini, ngược lại, là người rất kín đáo, nói chung chẳng ai biết đến ông. Em nhìn thấy ông ta lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng đã hơn ba năm rồi. Đó là ngày mồng ba tháng Sáu, ở lễ hội cứu hỏa, và Lâu đài cũng tham gia, và gửi đến tặng một chiếc máy bơm nước mới tinh. Sortini đôi lúc cũng phụ trách công tác cứu hỏa, Sortini cùng tham gia trao tặng chiếc máy bơm, tất nhiên rất nhiều người khác từ Lâu đài đã tới dự - cả những người hầu lẫn các viên chức. Phù hợp với bản tính của mình, Sortini đã hoàn toàn tách mình khỏi mọi người. Ông ta bé nhỏ, yếu ớt, vẻ đăm chiêu tư lự, cái đặc biệt đập vào mắt những người nào trông thấy ông ta đó là các nếp nhăn của ông ta: bao nhiêu là nếp nhăn (có đầy trên trán, vậy mà ông ta có lẽ không ngoại tứ tuần) tỏa theo hình cái quạt từ trán thẳng xuống mũi, trong đời em chưa bao giờ thấy một cái gì tương tự như thế. Tóm lại là ngày lễ. Mấy tuần liền cùng với Amália chúng em đã vui sướng vì ngày lễ, sửa soạn quần áo lễ, đặc biệt bộ váy áo Amália rất đẹp, với chiếc áo bluz phía trước thật lộng lẫy, hàng đăngten này chồng lên hàng đăngten kia, mẹ em có bao nhiêu đăngten đều cho cô ấy tất. Lúc ấy em đã ghen tức, đã khóc suốt gần một đêm. Chỉ đến sáng, khi bà chủ nhà trọ "Bên cầu" đến với chúng em...
- Bà chủ quán "Bên cầu” à? - K. hỏi.
- Vâng. - Olga trả lời. - Bà ấy rất tử tế với chúng em. Tóm lại bà ấy đến nhà trọ và thừa nhận rằng Amália mặc đẹp hơn em nhiều. Rồi để an ủi em, bà ấy cho em mượn vòng dây chuyền đeo cổ bằng đá thạch lựu. Sau đó, khi chúng em đã ch xong xuôi và Amália đứng trước mặt em, ai cũng trầm trồ thán phục cô ấy, bố em nói: "hôm nay Amália sẽ tìm người yêu"... Lúc đó, chính em cũng không biết là tại sao, em đã tháo vòng dây chuyền đeo cổ, niềm tự hào của mình, và không hề ghen tị, em đã quàng lên cổ Amália. Em thầm cúi mình trước chiến thắng của Amália, nghĩ rằng ai cũng phải cúi mình trước cô ấy, có thể tất cả bị bất ngờ vì cô ấy khác thường ngày, thực ra không thể gọi cô ấy là người đẹp, nhưng ánh mắt buồn của cô ấy từ trước tới nay giờ bỗng như lơ lửng đâu đó trên cao phía trên chúng em, bất giác buộc con người ta gần như vô tình phải cúi mình trước mặt cô ấy. Ai cũng nhận thấy, điều đó, thậm chí cả Laseman và vợ, những người đến đón chúng em, cũng vậy.
- Laseman à? -K. hỏi.
- Vâng, Laseman, - Olga nói. - Vốn là chúng em rất được kính trọng, buổi lễ chắc đã không thể bắt đầu được nếu thiếu gia đình em, vì bố em là huấn luyện viên thứ ba của đội cứu hỏa mà.
- Ông ấy còn khỏe thế ư? - K. hỏi.
- Bố em ư? - Olga hỏi như thể không hiểu. - Ba năm trước đây bố em là người còn khá trẻ. Ví dụ trong vụ hỏa hoạn ở quán "Ông chủ", bố em đã vác trên lưng một quan chức béo ị, ông Galatert, và cứu được ông ta. Chính em cũng ở đó, đám cháy không nguy hiểm lắm, củi khô cạnh lò sưởi chỉ vừa mới bén lửa và bốc khói nhưng Galatert đã hoảng hốt kêu cứu qua cửa sổ. Đội cứu hỏa đến, và bố em phải vác ông ta, mặc dù người ta đã dập tắt lửa. Cái ông Galatert ấy thật là lù đù, và trong những trường hợp như thế bố em buộc phải thận trọng. Thảy những điều này chỉ vì bố em mà em kể ra, mới chưa quá ba năm mà anh nhìn xem, bây giờ ông ấy ngồi như thế nào ở kia.
Chỉ bây giờ K. mới nhận thấy Amália lại có mặt trong phòng, nhưng ở cách xa họ, bên chiếc bàn của bố mẹ. Cô vừa cho mẹ ăn, bà cụ không tài nào động nổi những cánh tay bị bệnh phong thấp, vừa nói chuyện với bố: bố hãy kiên nhẫn đợi một tí rồi sẽ đến lượt bố được ăn. Nhưng sự lưu ý của cô không mấy thành công, bởi vì ông bố vì thèm ăn đã không đợi được đến lượt ăn món súp, vượt lên sự yếu ớt của cơ thể, nơi thì ông muốn dùng thìa múc súp, nơi thì muốn húp thẳng từ bát, và ông lầm bầm tức tối khi cả hai cách đó đều không có kết quả: cái thìa đã sạch từ lâu khi tới miệng ông, và không bao giờ miệng ông chạm vào súp, mà chỉ bộ ria lớn, xìa ra lởm chởm là nhúng được vào, nước nhỏ giọt và bắn ra tứ tung, nhưng lại không vào miệng ông.
- Ba năm trời qua đã tàn phá ông cụ như vậy ư? - K. hỏi, nhưng vẫn chưa cảm thông được với ông bà già và thế giới của chiếc bàn gia đình ở trong góc, chàng thấy xa lạ thì đúng hơn.
- Ba năm trời, - Olga chậm rãi trả lời - nói chính xác hơn là vài giờ của một buổi lễ. Buổi lễ diễn ra trên cánh đồng cỏ trước làng, bên con suối. Khi chúng em tới nơi thì đám đông đã chen chúc ở đó, người ta đến từ các làng lân cận, không còn biết mình đang ở đâu trong sự ồn ào. Đầu tiên tất nhiên bố dẫn chúng em đến máy bơm, khi trông thấy nó ông bắt đầu cười vì vui sướng, chiếc máy bơm mới đã làm ông hạnh phúc. Ông bắt đầu sờ nắn, và nói với chúng em rằng ông không chịu được bất kỳ sự chống đối hoặc sự do dự nào. Nơi nào có cái gì xem được dưới máy bơm nước là chúng em cần phải cong người xuống, thật ra là trườn dưới chiếc máy bơm nước. Ông đã đuổi Barnabás vì cậu ấy gây sự. Chỉ Amália là không quan tâm đến máy bơm, cô ấy đứng dáng thanh cao trong bộ quần áo đẹp, và không một ai dám bảo cô ấy, thỉnh thoảng em chạy đến nắm lấy cánh tay cô ấy, nhưng cô ấy chỉ im lặng. Đến hôm nay em cũng không hiểu cái gì đã xảy ra, đứng hồi lâu trước cái máy bơm nước thế mà chúng em chỉ nhận ra Sortini khi bố em cuối cùng đã đi ra xa, vậy mà rõ ràng suốt thời gian đó Sortini đã đứng đằng sau chiếc máy bơm, tựa vào một trong những chiếc tay cầm. Tất nhiên lúc đó ồn kinh khủng, ồn ào hơn là những buổi lễ thông thường như thế. Chả là Lâu đài cũng tặng vàếc kèn trom-pét cho đội cứu hỏa, những nhạc cụ đặc biệt mà không cần cố gắng gì lắm một đứa trẻ cũng có thể làm bật ra những tiếng man dại nhất. Người nào đã nghe thì tưởng là có giặc Thổ đến nhà, không thể nào quen được: mỗi lần nó vang lên là mỗi lần người ta giật mình co rúm lại. Vả lại đó là những chiếc kèn trom-pét mới, ai cũng muốn thử, vì là ngày lễ nên họ cho phép tất cả mọi người. Quanh chúng em có vài chiếc kèn trom-pét như thế đang biểu diễn; có lẽ sắc đẹp của Amália đã thu hút họ đến đó. Người ta khó mà tập trung chú ý, thêm vào đó bố chúng em còn ra lệnh cần phải xem xét kỹ chiếc máy bơm nước, chính vì vậy mà hồi lâu chúng em không nhận thấy Sortini, người mà trước đó chúng em còn chưa quen biết... "Sortini kia kìa", cuối cùng Laseman đã thầm thì vào tai bố em, vừa lúc em đang đứng gần họ. Bố em cúi thấp đầu và ra hiệu cho chúng em ý là hãy cúi chào Sortini. Bố em, mặc dù đến lúc đó vẫn chưa quen biết Sortini, nhưng luôn luôn kính trọng ông ta như một chuyên gia của nghề cứu hỏa và ở nhà nhắc đến ông ta nhiều lần; cho nên cũng dễ hiểu nếu giờ đây chúng em bị bất ngờ cực độ, và là sự kiện lớn, việc bỗng nhiên chúng em được nhìn thấy ông ta mặt đối mặt. Nhưng Sortini không để ý đến chúng em (sự xa lạ này không phải là thói đỏng đảnh riêng của ông ta, phần lớn các viên chức của Lâu đài đều tỏ ra lãnh đạm trước công chúng, với lại ông ta bị mệt, chỉ vì bổn phận của một viên chức giữ ông ta ở lại dưới này. Những viên chức cho bổn phận phải xã giao kiểu đó là gánh nặng đặc biệt thì không có nghĩa họ là những viên chức xấu nhất. Các viên chức khác cùng với những người đầy tớ một khi đã tới đây họ hòa nhập với đám đông, nhưng Sortini thì ở lại bên chiếc máy bơm nước, và bằng sự im lặng của mình, làm cho những ai muốn lại gần ông để yêu cầu hay nịnh bợ đều phải phát hoảng. Bởi vậy Sortini nhận ra chúng em còn muộn hơn là chúng em nhận ra ông ta. Chỉ khi chúng em đã cúi chào với sự kính trọng và ông bố thay mặt chúng em bắt đầu thanh minh thì lúc đó ông ta mới liếc nhìn chúng em lần lượt từng người bằng ánh mắt mệt mỏi; dường như ông ta thở dài vì chúng em người này tiếp người kia tiến lại, cho tới lúc ánh mắt ông dừng lại ở Amália, Sortini đành phải ngước nhìn lên vì Amália cao hơn ông nhiều. Ông ta sửng sốt, nhảy qua chiếc cần máy bơm để đến gần hơn với Amália. Thoạt tiên chúng em không hiểu chuyện gì xảy ra, đứng đầu là bố định đến gần ông ta, nhưng Sortini giơ tay lên chặn lại, rồi ông ra hiệu để chúng em đi khỏi nơi đó. Chuyện chỉ có thế thôi. Sau đó chúng em nhiều lần trêu Amália rằng quả thật cô đã tìm được người yêu cho mình, suốt buổi chiều chúng em rất vui vẻ không một gợn ngờ vực. Nhưng Amália thì lại im lặng hơn so với bất kỳ lúc nào. "Hẳn là cô ấy phải lòng Sortini mất rồi" - Brunswick nói; anh ta vốn thô lỗ và không hiểu được những người như kiểu Amália; nhưng lần này chúng em cảm thấy lời nhận xét của anh ta là đúng. Nói chung ngày hôm đó chúng em vui vẻ một cách ngớ ngẩn, và trở về nhà lúc nửa đêm. Cùng với Amália, cả hội dường như chuếnh choáng vì rượu vang ngọt của Lâu đài.
- Thế Sortini? - K. hỏi
- Tất nhiên, - Olga nói, - em còn thấy Sortini một vài lần nữa trong buổi lễ. Ông ta ngồi trên chiếc cần của máy bơm nước, khoanh tay trên ngực cho đến khi xe ở Lâu đài đến đón. Ông ta cũng không đến chỗ biểu diễn chữa cháy, vậy mà bố em lúc đó vì hy vọng là Sortini chú ý đến, ông đã trội hơn vượt lên tất cả những người bạn cùng tuổi.
- Các cô không nghe gì thêm về ông ta à? - K. hỏi. - Tôi thấy cô rất kính trọng Sortini?
- Vâng, em kính trọng ông ấy, - Olga trả lời, - và chúng em còn nhanh chóng nghe nói về ông ta. Sáng hôm sau, tiếng kêu của Amália đã làm chúng em choàng tỉnh khỏi giấc ngủ có men rượu, những người khác khuỵu xuống giường ngủ lại ngay, nhưng em đã hoàn toàn tỉnh táo, và chạy đến chỗ Amália. Cô ấy đang đứng bên cửa sổ, trong tay cầm lá thư mà một người đàn ông nào đó vừa đưa vào cho cô ấy và đang đợi trả lời. Amália đã đọc xong lá thư ngắn, và cô giữ nó trong cánh tay đang rũ xuống, vẻ mệt mỏi. Em luôn luôn yêu cô ấy những lần nhìn thấy cô ấy mệt mỏi như thế. Em quỳ xuống bên cạnh cô ấy và đọc lá thư. Em vừa kịp đọc xong, Amália cầm lá thư lên, nhìn em ráo h không đủ sức đọc lại một lần nữa cô đã xé nát lá thư và ném các mảnh vụn vào mặt người đàn ông đang chờ ở phía ngoài, rồi đóng cửa sổ lại. Đó là buổi sáng quyết định. Em nói là quyết định, dẫu cả một ngày hôm trước, mỗi một giây phút của nó cũng chẳng kém phần quyết định.
- Thế lá thư viết gì? - K. hỏi.
- Phải, em còn chưa kể gì về điều đó, - Olga nói. - Đó là lá thư Sortini gửi cho cô gái đeo dây chuyền đá thạch lựu. Em không đủ sức truyền đạt lại nội dung của nó. Ông ta đòi Amália phải lập tức đến chỗ ông ấy ở quán "Ông chủ", vì nửa giờ nữa Sortini sẽ đi khỏi đấy. Ông ta thông báo điều đó với những lời lẽ thô thiển mà em chưa từng nghe thấy, em hiểu được phân nửa là nhờ các phỏng đoán như vậy. Ai không biết Amália, nếu đọc lá thư thì chỉ có thể xem cô gái mà người ta dám viết cho như vậy là kẻ hư hỏng mà thôi, dù chưa bao giờ người ta đụng một ngón tay đến cô ấy. Đấy không phải là một lá thư tình, không một lời âu yếm, ngược lại rõ ràng Sortini bực tức vì hình ảnh Amália đã thu hút và khuấy đảo ông ta, dứt ông ta ra khỏi công việc thì đúng hơn. Sau đó, chúng em suy tính có lẽ Sortini đã muốn trở về Lâu đài ngay từ buổi tối, chỉ vì Amália mà ông ta ở lại trong làng, và đến sáng thì ông ta viết thư, trong lòng đầy bực bội vì suốt đêm đó ông ta không làm sao quên được Amália. Một lá thư như thế làm phẫn uất bất kỳ cô gái nào, thậm chí cả người phớt đời nhất, nhưng sau đó hẳn nỗi khiếp sợ bởi giọng điệu đe dọa và giận dữ của lá thư sẽ thắng cô gái không giống như Amália. Thế nhưng ở Amália nó chỉ gây nên sự phẫn nộ, chứ cô không biết sợ, dù nó liên quan đến bản thân hay những người khác. Cho đến khi em lại chui lên giường, và thầm nhắc đi nhắc lại câu kết bị cắt ngang: "đến đây ngay, nếu không thì...” Amália vẫn đứng ở bậu cửa sổ nhìn ra, như thể cô đang đợi những người đưa thư mới, và sẵn sàng xử sự với họ như với người đầu tiên.
- Nói tóm lại, bọn quan chức là như thế đấy, - K. nói ngập ngừng, - nghĩa là, họ có những kẻ như thế đấy. Thế bố cô đã làm gì? Tôi hy vọng là ông đã lên án Sortini ở nơi có thẩm quyền, nếu như ông không thích chọn con đường ngắn và đúng đắn nhất là đến thẳng quán "Ông chủ". Trong toàn bộ câu chuyện, cái tởm lợm nhất không phải là việc xúc phạm Amália, việc đó thì dễ dàng sửa chữa, tôi không hiểu tại sao cô lại cường điệu ý nghĩa việc đó đến mức ấy, tại sao Sortini dứt khoát phải làm nhục Amália suốt đời bằng một lá thư? Qua câu chuyện cô kể thì người ta có thể nghĩ như vậy, nhưng đấy chính là điều hoàn toàn vớ vẩn. Có thể dễ dàng làm cho Amália hoàn toàn thỏa mãn, và sau vài ngày hẳn câu chuyện sẽ đi vào quên lãng: nói chung Sortini không làm nhục Amália, mà làm nhục chính mình. Sortini làm cho tôi phải sợ, điều làm tôi khiếp đảm chính là khả năng có thể lạm dụng quyền lực đến như vậy. Trong trường hợp này việc đó đã thất bại, vì nó được thẳng thắn nói ra, lộ liễu và vì nó vấp phải sự kháng cự kiên quyết của Amália; chứ trong hàng nghìn những trường hợp khác, với những hoàn cảnh khác ít thuận lợi hơn, nó có thể thành công mỹ mãn và hoàn toàn kín đáo, thậm chí ngay cả người bị hại cũng không nhận thấy.
- Nói nhỏ thôi, - Olga nói, - Amália để ý đấy!
Amália cho bố mẹ ăn xong và đang bắt đầu thay quần áo cho mẹ. Cô cởi váy của mẹ, vòng hai cánh tay của bà quanh cổ mình, hơi nhấc bà lên một tí, và kéo chiếc váy của mẹ xuống, sau đó thận trọng để bà ngồi xuống. Ông bố luôn luôn bất bình việc người ta phục vụ bà mẹ trước - việc này xảy ra như vậy là vì bà mẹ còn yếu hơn ông bố nhiều, - ông cố tự mình thay quần áo, hẳn là cố ý trách cứ con gái vì sự chậm chạp mà ông tưởng tượng của cô, nhưng mặc dù bắt đầu từ cái dễ dàng nhất và thứ yếu, ông cũng không tài nào cởi nổi chiếc dép khổng lồ quả là đang xộc xệch trên chân, ông thở khò khè và cuối cùng bỏ dở mọi cố gắng không thành và lại ngồi sững trong chiếc ghế.
- Anh không nhận thấy trong toàn bộ câu chuyện chi tiết gì là quyết định? - Olga nói. - Có thể anh đúng trong mọi điều, nhưng cái quyết định lại là việc Amália không đi đến quán "Ông chủ". Việc cô ấy đối xử với người đưa thư như thế thì còn có thể bỏ qua, vẫn có thể bưng bít được, nhưng với việc cô ấy không đi đến đó thì rõ ràng gia đình chúng em phải chịu sự nguyền rủa và cả cách đối xử với người đưa thư bị xem là không thể tha thứ được, mà sự buộc tội này đã chính thức bị đặt lên hàng đầu.
- Sao? – K. kêu lên, nhưng liền đó chàng hạ giọng vì Olga giơ tay vẻ nài nỉ - Cô là chị cô ấy, chắc cô không định nói rằng lẽ ra Amália cần phải phục tùng Sortini, chạy ngay tới quán "Ông chủ" chứ?
- Không, - Olga nói. – Cầu Trời bảo vệ cho em khỏi sự nghi ngờ kiểu đó, làm sao anh có thể nghĩ thế cơ chứ? Em chưa thấy ai làm việc gì cũng đúng đắn như Amália. Nếu cô ấy đi đến gặp Sortini, hẳn em đã bào chữa cho cô ấy, nhưng cô ấy đã không đi tới đó, em cho cô ấy thật là anh hùng. Phần em, thú thật với anh, nếu em nhận được lá thư như thế thì nhất định em đã đi rồi. Em không chịu đựng được nỗi lo sợ về hậu quả đang đe dọa em, chỉ Amália mới có khả năng làm việc đó. Thế nhưng có thiếu gì cách thoát: tỉ như người khác thì sẽ trang điểm, bỏ vào đấy kha khá thời gian, rồi mới đi tới chỗ hẹn và khi đến đấy, nghe thấy rằng Sortini đã đi rồi, cũng có thể như thế lắm chứ, rằng ông ấy ra đi ngay sau khi đã phái người đưa thư đi, việc như thế là có thể lắm bởi vì tính khí của các quí ông vốn thất thường. Nhưng Amália đã xử sự khác kia, hoàn toàn khác hẳn; cô ấy bị xúc phạm sâu sắc, và đã trả lời không cân nhắc. Nếu như cô ấy làm ra vẻ phục tùng, nếu hồi đó cô ấy chỉ cần bước qua bậc cửa của quán "Ông chủ" thì đã có thể tránh được, có thể loại bỏ mọi lời buộc tội; chúng em có những trạng sư bào chữa rất thông mình, từ những chuyện nhỏ nhặt không đâu họ cũng sử dụng thành lợi thế, nhưng mà trong trường hợp này thì không có lấy một chứng cớ nhỏ thuận lợi nào có thể giúp được, mà ngược lại, ở đây nào là tội coi thường lá thư Sortini, nào là tội xúc phạm người đưa thư.
- Nhưng mà cô nói về lời buộc tội nào vậy? Và những trạng sư nào thế? - K. hỏi – Chẳng nhẽ vì hành động đểu cáng của Sortini lại có thể buộc tội Amália điều gì cơ chứ!
- Nhưng mà có thể đấy! - Olga đáp. - Tất nhiên không phải bằng con đường tố tụng, mà trực tiếp cô ấy chẳng bị trừng phạt gì, nhưng bằng cách khác, cô ấy và cả gia đình đã bị đã trừng phạt. Sự trừng phạt đó nặng như thế nào thì chắc anh bắt đầu hiểu rồi. Anh cho là oan uổng và kinh khủng, nhưng đấy là ý kiến duy nhất ở trong làng, rất có lợi đối với chúng em. Ý kiến đó chắc đã an ủi chúng em nhiều, nếu nó không dựa trên những sự nhầm lẫn dễ nhận thấy. Điều này em có thể chứng minh dễ dàng cho anh, anh đừng phật lòng; nếu em nói về Frida, nhưng giữa Frida và Klamm, không tính đến kết cục như thế nào, cũng đã xảy ra một chuyện hoàn toàn giống như giữa Amália và Sortini. Bây giờ thì anh cho việc này là đúng, thế nhưng lúc đầu anh đã giật mình. Đây không phải là chuyện anh đã quen với mọi sự, chẳng có sự u mê nào có thể làm cho người ta quen đi với mọi chuyện. Đưa ra một sự đánh giá, đơn thuần anh đã từ bỏ những nhầm lẫn trước đây.
- Không đâu Olga ạ, - K. nói, - tôi không hiểu tại sao cô lại đưa Frida vào chuyện này, đó là trường hợp hoàn toàn khác, cô đừng làm lẫn lộn các sự việc trái ngược hẳn, và kể tiếp đi.
- Em xin anh đừng giận, nếu em vẫn thích so sánh, - Olga nói. - Anh vẫn cứ nhầm lẫn, kể cả với chuyện của Frida cũng thế, nếu anh nghĩ rằng cần phải bảo vệ cô ấy, mà không cho phép được so sánh. Nói chung cô ấy không cần đến sự bảo vệ, cô ấy chỉ xứng đáng được khen ngợi mà thôi. Nếu là đôi chiếu hai trường hợp, thì không phải em nói rằng họ giống nhau, họ đối với nhau như màn trắng với màu đen, và màu trắng ở đây là Frida. Trong trường hợp xấu nhất, chỉ có thể cười Frida mà thôi, như chính em lúc ấy đã hành động một cách bất lịch sự trong quầy bia, mà sau đó em rất ân ở đây nếu ai đó cười cợt thì tức đó là kẻ độc ác và ghen ăn ghét ở, nhưng dẫu sao có thể cười chê cô ấy. Nhưng với Amália thì chỉ có thể khinh bỉ thôi, nếu ta không gắn bó ruột thịt với cô ấy. Chính vì vậy mà như anh đã nói rất đúng là hai trường hợp trái ngược nhau hẳn, đồng thời lại giống nhau.
- Không giống nhau, - K. nói và bất giác lắc đầu, - cô hãy để Frida yên, cô ấy không được nhận những lá thư đẹp như Amália đã nhận từ Sortini, và Frida thực sự yêu Klamm, ai không tin thì có thể hỏi cô ấy, đến hôm nay cô ấy vẫn còn yêu.
- Điều đó khác lắm sao? - Olga hỏi. - Anh nghĩ gì vậy? Dễ thường Klamm đã không thể viết loại thư như thế cho Frida đấy chắc? Các quý ông đều như thế cả, nếu họ đứng dậy khỏi bàn viết của mình là không còn biết làm gì trong đời nữa, thế rồi trong sự lúng túng họ có thể nói những điều thô lỗ tục tằn, không phải tất cả họ, nhưng phần đông là như thế. Có thể ông ấy lúng túng viết thư cho Amália, không hề để ý đến những gì hiện ra trên giấy. Chúng ta biết đâu được ý nghĩ của các quý ông? Anh chưa nghe ông ta nói hoặc chí ít thì anh chưa nghe nói là Klamm trò chuyện với Frida bằng cái giọng như thế nào hay sao? Ai cũng biết rằng Klamm rất thô bạo, nghe nói hàng giờ liền lặng thinh, rồi bỗng nhiên thốt ra một điều thô lỗ làm cho người ta lạnh cả xương sống. Có ai rõ chuyện gì như thế về Sortini đâu, mà nói chung chẳng ai biết ông ta cả. Thực ra về ông ta người ta chỉ biết là tên ông ta giống tên của Sordini, giá như tên của họ không giống nhau thì có lẽ nói chung người ta cũng chẳng biết đến ông. Như một chuyên gia về nghề cứu hỏa, người ta cũng có thể lẫn lộn ông ta với Sordini, vì Sordini đúng là chuyên gia đích thực, và ông ta đã lợi dụng sự giống nhau về tên tuổi của họ, thoái thác trách nhiệm xã giao cho Sortini, còn mình thì ung dung làm việc. Còn khi ở một người chưa từng trải việc đời như Sortini, đột nhiên bùng lêu tình yêu đối với một cô gái nông thôn, thì tình cảm đó tất nhiên có dáng vẻ hoàn toàn khác so với tình yêu của anh chàng học nghề mộc nào đó. Bên cạnh đó cũng không được quên rằng giữa một viên chức và con gái đóng giày là một vực thẳm khổng lồ, phải bằng cách nào đó bắc cầu qua, vậy nên Sortini mới thử làm, một người khác thì đã có thể làm cách khác lắm chứ. Về nguyên tắc thì tất cả chúng ta đều thuộc về Lâu đài, ta không có vực thẳm nào cả, tức là chẳng cần phải bắc cầu gì cả, và trong những hoàn cảnh bình thường thì đúng thế, nhưng rất tiếc là chúng em đã có dịp để khẳng định rằng chính khi dính đáng đến điều đó thì mọi sự lại hoàn toàn khác hẳn. Ít ra có lẽ bây giờ anh đã phần nào hiểu hơn thủ đoạn của Sortini, và anh còn không cho là kinh khủng đến vậy, mà đúng là như thế trong thực tế; so sánh với hành vi của Klamm thì càng dễ hiểu hơn, và người được để ý tới càng dễ chịu đựng hơn. Nếu Klamm viết một lá thư dịu dàng nhất, thì nó còn làm cno người ta khó chịu hơn nhiều so với lá thư thô lỗ nhất của Sortini. Nhưng anh đừng hiểu nhầm, em không dám xét đoán về Klamm em chỉ đối chiếu các sự việc, bởi vì anh đã phản đối mọi sự so sánh. Klamm là vị chỉ huy của phụ nữ, ông ta ra lệnh người này rồi người khác đến găp mình, nhưng chẳng chịu được ai lâu, và ra lệnh cho họ đến như thế nào thì cũng ra lệnh cho họ ra đi như thế. Ồ, Klamm không phí công để viết thư đâu! Và so sánh việc đó với việc Sortini, hoàn toàn sống đơn độc, ít ra chúng em cũng không biết gì về mối quan hệ của ông ta với phụ nữ, bỗng dưng ngồi viết một lá thư bằng nét chữ đẹp của một viên chức dẫu là ghê tởm đi nữa thì anh lại thấy là kinh khủng hay sao? Và nếu như chứng minh được Klamm chẳng tốt đẹp gì hơn Sortini, thậm chí là ngược lại, thì tình yêu của Frida có thể thay đổi điều gì có lợi cho Klamm chăng? Anh hãy tin là xác định mối quan hệ của phụ nữ đối với các viên chức rất là khó, nói chính xác hơn, luôn luôn rất dễ dàng. Trong tình yêu không có sự khiếm khuyết; không có những mối tình bất hạnh ở các viên chức. Vì vậy chẳng có gì đáng khen nếu người ta nói về một cô gái rằng (bây giờ em không chỉ nói về Frida) cô ta hiến thân cho một viên chức nào đó bởi vì cô ta yêu người đó. Cô ta yêu và hiến thân, đúng vậy, nhưng việc đó chẳng có gì là đáng khen. Còn Amália thì, anh có thể nói chen vào, không yêu Sortini. Ừ thì cô ấy không yêu, nhưng có thể lại là yêu, ai mà biết được. Đến cô ấy cũng không biết nữa là. Làm sao cô ấy có thể quyết được là mình yêu hay không, khi mà cô ấy đã thẳng thừng từ chối, như chứa bao giờ một viên chức nào bị từ chối như thế. Barnabás nói rằng bây giờ thỉnh thoảng cậu ấy vẫn còn run, mỗi khi nhớ đến việc lúc ấy, ba năm về trước Amália đã giận dữ đập vào cửa sổ như thế nào. Đó là sự thực, và vì thế không nên gạn hỏi cô ấy điều gì. Cô ấy đã giải quyết xong với Sortini, và không biết thêm điều gì khác. Còn Amália yêu ông ta hay là không, cô ấy cũng không rõ. Nhưng chúng em biết rằng một người đàn bà không thể không yêu viên chức, nếu một khi họ chú ý đến mình. Hơn nữa, họ đã yêu các viên chức từ trước kia, mặc dù là có phủ nhận. Sortini không chỉ chú ý tới Amália, mà ông ấy còn nhảy qua chiếc cần của máy bơm nước khi trông thấy cô ấy, ông ta đã nhảy qua chiếc cần của máy bơm nước bằng đôi chân tê dại do phải ngồi bên bàn viết quá nhiều. Nhưng như anh nói, Amália là trường hợp ngoại lệ. Vâng, đúng thế, và cô ấy cũng đã khẳng định điều đó bằng việc không đến với Sortini, nhẽ nào đấy không là ngoại lệ? Nhưng nếu cô ấy không yêu Sortini thì điều đó hơn cả ngoại lệ, điều đó không thể nào hiểu được. Buổi chiều hôm đó rõ ràng có thứ bệnh màng mắt nào đó đã che khuất mắt chúng em, tuy vậy vẫn còn có trong chúng em tí chút sáng suốt, bởi vì cho dù nhìn qua lớp sương mù thì hình như chúng em vẫn nhận ra rằng Amália đang yêu. Và, nếu bây giờ chúng ta đối chiếu tất cả những điều đó, thì sự khác biệt giữa Frida và Amália là gì vậy? Chỉ có một sự khác biệt duy nhất đó là Frida đã làm cái mà Amália cự tuyệt.
- Cũng có thể, - K. nói, - nhưng đối với tôi sự khác biệt chính là Frida là vợ chưa cưới của tôi, còn Amália, thực chất, làm tôi quan tâm chỉ vì cô ấy là em của Barnabás, người đưa thư của Lâu đài và số phận của cô ấy có lẽ liên quan đến công việc của Barnabás. Nếu một viên chức nào đó xúc phạm quá đáng đối với cô ấy như lúc đầu từ câu chuyện cô kể tôi đã nghĩ, thì hẳn đã làm tôi rất bận tâm, nhưng bận tâm đến nó như một hiện tượng xã hội nhiều hơn chứ không chỉ là sự xúc phạm cá nhân của Amália. Còn bây giờ cũng chính từ câu chuyện cô kể, bức tranh đã hoàn toàn thay đổi, thực ra, với tôi không phải mọi điều đều có thể hiểu. Nhưng dù cũng tin cô, vì cô là người kể chuyện, chính vì thế tôi rất sẵn sàng bỏ qua toàn bộ việc này, hơn nữa tôi đâu phải người cứu hỏa, và Sortini không dính dáng gì đến tôi cả. Tôi quan tâm đến Frida hơn, và tôi lấy làm lạ là dù tôi đã tin cô, và luôn luôn sẵn sàng tin tưởng cô vậy mà cô, bằng con đường vòng vèo, thông qua Amália, liên tiếp tấn công Frida, gợi lên mối ngờ vực trong tôi. Tôi không muốn nghĩ rằng cô làm điều đó có chủ ý hoặc do ý định xấu, chớ không thì tôi đã bỏ đi từ lâu. Không, cô không có chủ ý gì, đơn thuần là hoàn cảnh buộc cô làm việc đó cô yêu quý Amália đến mức muốn nâng cô ấy lên tầm cao hơn so với những người phụ nữ khác, nhưng vì không tìm thấy ở cô ấy điều gì đáng khen để làm việc đó nên cô đã vớt vát bằng cách hạ thấp những phụ nữ khác. Amália đã hành động, làm mọi người sửng sốt, nhưng cô càng kể về hành động ấy, thì lại càng khó quyết định hành động ấy cao cả hay nhỏ nhen, thông minh hay đần độn, dũng cảm hay hèn nhát, bởi Amália giữ kín trong lòng những lý do của mình, và không một ai có thể lấy được bí một của cô ấy. Ngược lại, Frida không làm một điều gì đáng kinh ngạc, cô ấy chỉ làm theo tiếng gọi của trái tim, ai là người quan tâm tới sự việc một cách thiện chí đều đã rõ, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra, trong chuyện này không có chỗ cho sự nói xấu. Nhưng tôi không muốn chê bai Amália, cũng không muốn bảo vệ Frida, tôi chỉ muốn làm cho cô hiểu rõ rằng quan hệ của tôi với Frida là thế nào, và tại sao mỗi sự công kích Frida, mỗi sự đe dọa Frida đồng thời cũng đe dọa đời tôi. Tôi đã tự đến đây, tự ở lại đây, nhưng tất cả những gì đã xảy trong thời gian này và nhất là những triển vọng tương lai của tôi, - cho dù chúng mờ mịt đi nữa, thì vẫn có - tôi đều nhờ Friđa, điều này không thề chối cãi được. Ở đây người ta đã nhận tôi làm đạc điền, nhưng toàn bộ chỉ là bề ngoài, họ đã đùa cợt với tôi, xua đuổi tôi rời khỏi mọi căn nhà, cho đến hôm nay họ vẫn đùa cợt với tôi, nhưng thận trọng hơn, chắc hẳn vì tôi đã trở nên có giá hơn, mà thế cũng đã là một cái gì có ý nghĩa rồi. Hiện giờ tôi đã có nhà ở, cho dù là xấu xí, có công ăn việc làm, một công việc thật sự, có vợ chưa cưới, người gánh một phần trách nhiệm thay tôi khi tôi bận việc khác; tôi chuẩn bị cưới cô ấy làm vợ, tôi sẽ là công dân của cộng đồng. Ngoài mối quan hệ công vụ tôi còn có một mối quan hệ cá nhân khác với Klamm mà thực ra cho đến lúc này vẫn chưa cần đến. Chẳng lẽ như thế còn ít ư? Và các vị chào đón ai trong nhà mình, nếu tôi đến với các vị? Các vị kể lịch sử của gia đình một cách tin cậy cho ai vậy? Các vị chờ đợi sự giúp đỡ ở ai, dù khả năng đó là nhỏ bé và bấp bênh? Cố nhiên là không phải ở tôi, ở kẻ đạc điền mà mới cách đây một tuần Laseman và Brunswick đã tống ra khỏi nhà. Còn cô thì đã hy vọng ở một người đủ sức làm được điều gì đó, mà điều đó tôi phải nhờ Frida mới có được, cô ấy khiêm nhường đến mức nếu cô dò hỏi về những chuyện như thế, chắc chắn cô ấy sẽ nói là không biết cái gì hết. Nhưng hóa ra nhờ sự không biết gì của mình, Frida đã làm được nhiều hơn so với cô Amália tự cao, tự đại. Bởi vì cô xem, tôi cảm thấy cô tìm sự giúp đỡ cho Amália. Và tìm ở ai cơ chứ? Trong thực tế không phải là ở Frida kia hay sao!
- Lẽ nào em đã nói về Frida tồi tệ như thế? - Olga hỏi. - Em không hề muốn, và em tin là mình không phạm phải lỗi đó, nhưng mọi điều đều có thể. Chúng em ở trong tình trạng bất hòa với cả thế giới, nếu chỉ cần bắt đầu thì chẳng còn biết sẽ bị bêu riếu tận đẩu tận đâu. Vâng anh nói đúng, giờ đây có sự khác biệt lớn giữa Frida và chúng em, và anh đã đúng khi nhấn mạnh điều đó thêm một lần nữa. Cách đây ba năm chúng em là những tiểu thư con nhà tư sản, còn Frida là cô gái mồ côi, là đầy tớ ở quán trọ; chúng em đi ngang qua cô ấy mà không thèm nhìn mặt; hiển nhỉên là chúng em kiêu kỳ, nhưng người ta đã dạy chúng em như vậy. Thế nhưng buổi tối hôm ấy ở trong quán "Ông chủ" chính anh đã có thể nhìn thấy tình thế hiện nay: Frida tay cầm roi, còn em thì lẫn trong đám đầy tớ. Nhưng thực tế còn tệ hơn thế. Frida hoàn toàn có quyền coi khinh chúng em, điều đó phù hợp với địa vị của cô ấy, hoàn cảnh hiện thời đã quy định điều đó. Mà có ai không coi khinh chúng em cơ chứ? Người nào quyết định khinh bỉ chúng em thì ngay lập tức được gia nhập vào giới thượng lưu. Anh có biết người thay thế Frida chứ? Tên ả là Pepi. Tối hôm kia em mới quen ả, trước đây hầu phòng. Thế mà trong sự khinh bỉ em thì tất nhiên là ả ta còn vượt xa Frida. Từ cửa sổ ả trông thấy em đi lấy bia, thế là ở liền chạy đến cửa và khóa trái lại ngay trước mũi em, em phải nài nỉ hồi lâu và hứa cho ả dải nơ em vẫn buộc tóc thì ả mới cho vào. Sau đó, khi em đưa chiếc nơ cho ả thì ả đã vứt nó vào xó. Nhưng cho dù ả có khinh bỉ em, phần nào em vẫn phải nhờ đến thiệu chí của ả, và ả còn là người bán ở quầy hàng. Tất nhiên chỉ là tạm thời, vì rõ ràng ả không có đủ những khả năng cần có cho một công việc cố định. Chỉ cần nghe ông chủ quán nói năng ra sao với Pepi và so sánh với việc ông ta nói năng như thế nào với Frida thì rõ. Nhưng điều này không hề cản trở Pepi khỏi coi khinh Amália, cô Amália mà chỉ từ một cái nhìn cũng đủ làm cho Pepi với những đuôi sam lẫn các dải nơ nhanh chóng bay ra khỏi phòng nhanh gấp trăm lần so với đôi chân phè phè của ả mang ả lê ra được khỏi đó. Hôm qua em đã phải nghe hết những điều bực mình mà ả ta ba hoa về Amália, mãi cho đến khi các khách hàng phải can thiệp, dẫu là họ can thiệp cho em, bằng cách mà lúc ấy anh đã thấy.
- Rằng cô rất hoang mang lo sợ, - K. nói. - Tôi chỉ để Frida về đúng chỗ của cô ấy, nhưng tôi hoàn toàn không có ý dè bỉu các cô như là giờ đây cô đang tưởng tượng. Tất nhiên tôi có cảm giác trong gia đình các cô có cái gì đó khác thường, nhưng tại sao sự khác thưòng ấy lại là nguyên nhân để người ta khinh bỉ, thì tôi không tài nào hiểu được.
- Ồ, anh K., - Olga nói, - em cho rằng rồi anh cũng hiểu! Chả lẽ anh không rõ rằng cách xử sự của Amália đối với Sortini là nguyên nhân của sự coi thường ư?
- Điều đó lạ lùng quá thể, - K. nói. - Có thể khâm phục hoặc chê trách Amália chứ sao lại coi khinh cô ấy được? Và nếu thậm chí vì những nguyên nhân tôi không thể nào hiểu được mà người ta thực sự coi thường Amália đi nữa, thì tại sao sự khinh bỉ ấy lại lạn sang cả các cô, sang cả một gia đình vô tội? Việc Pepi coi thường cô, đơn thuần là tầm bậy, tôi sẽ hỏi tội cô ta nếu lúc nào đó tôi đến quán trọ ấy...
- Việc khó đấy, anh K. ạ. - Olga nói. - nếu như anh muốn làm cho người nào coi thường chúng em cũng phải thấu hiểu hơn, bởi mọi chuyện từ Lâu đài mà ra cả. Em còn nhớ chính xác cái buổi sáng hôm sau đó. Gã thợ phụ Brunswick đến chỗ nhà em, như mọi ngày, bố em giao việc rồi cho gã về nhà. Sau đấy chúng em ngồi ăn sáng. Amália và em đều rất hào hứng, bố em không ngừng kể về buổi lễ, ông có các kế hoạch khác nhau liên quan tới đội cứu hỏa. Bởi vì Lâu đài cũng có đội cứu hỏa riêng, đội cứu hỏa này cũng cử đại diện đến dự lễ, và họ thỏa thuận được với nhau đôi điều. Các quý ông của Lâu đài có mặt đã xem đội cứu hỏa của bố em diễn tập, và đã nhận xét rất tốt, họ so sánh với cuộc thao diễn của đội cứu hỏa của Lâu đài, và kết quả sự so sánh đã nghiêng về đội cứu hỏa của bố em. Người ta đã nói tới việc cần phải tổ chức lại đội cứu hỏa của Lâu đài, để làm việc đó phải cần đến các giảng viên của làng, nhiều người được nhắc tới, nhưng bố em vẫn hy vọng là cuối cùng người ta sẽ chọn ông. Bố em nói về điều đó, ông ngồi xoạng chân ở chỗ vẫn thích ngồi, cánh tay ôm ngang nửa chiếc bàn; ông liếc nhìn lên trời qua cửa sổ mở, gương mặt bừng lên sự trẻ trung, sung sướng và tràn ngập niềm hy vọng; em chưa bao giờ nhìn thấy ông như thế. Khi đó Amália với ưu thế khác thường, đã tuyên bố rằng không nên quá tin tưởng vào những lời phát biểu của các quý ông, vì những lúc như thế họ thích tỏ ra hảo tâm, nhưng lời nói của họ có ít ý nghĩa, hoặc nói chung không có ý nghĩa gì. Họ quên ngay điều mình chỉ vừa mới nói ra thế nhưng một dịp tiếp theo lại vẫn rơi vào cái mồi nhử nọ. Mẹ quở mắng Amália vì những lời nói đó, bố thì chỉ cười nhạo sự thông thái và từng trải già trước tuổi của cô, thế rồi bỗng nhiên ông ngừng bặt như thể đang tìm một cái gì đó mà dường như chỉ lúc này ông mới nhận ra sự thiếu vắng của nó. Brunswick có kể với ông về người đưa thư nào đó với lá thư nào đó bị xé, và ông hỏi chúng em có biết việc đó không, điều ấy có liên quan gì đến ai, và điều gì đã xảy ra. Chúng em im lặng; Barnabás hồi đó còn nghịch ngợm như một chú cừu non đã nói điều gì đó rất ngớ ngẩn và láo lếu, sau đấy chúng em chuyển sang nói chuyện khác, và việc đó đã bị lãng quên.
Sự trừng phạt Amália
Sau đó chẳng bao lâu người ta bắt đầu vây lấy gia đình em bằng những câu hỏi liên quan tới lá thư; lần lượt bạn bè, kẻ thù, những người quen và người lạ đến, không ai ở lại lâu, những người bạn tốt nhất của gia đình vội vàng từ biệt trước tiên. Laseman là người vẫn luôn có cử chỉ chậm rãi và chững chạc đúng mực giờ đây bước vào phòng như thể chỉ muốn đo căn phòng, mắt nhìn quanh, mọi việc cứ y như một trò chơi trẻ con tồi tệ: khi Laseman định bắt đầu ra về, bố em đã gạt mọi người bâu lấy ông để chạy theo ông ta đến tận bậu cửa, rồi đứng sững lại ở đó. Lúc sau Brunwich đến xin thôi việc nói rất chân thành với ông bố rằng anh ta muốn làm việc độc lập; anh ta đủ khôn để lợi dụng giây phút thích hợp. Các khách hàng đến, họ tìm trong xưởng của bố em những chiếc ủng mà họ đã bỏ lại để chữa. Bố em thoạt đầu cố thử thuyết phục khách hàng, chúng em đã làm hết khả năng để giúp ông trong cố gắng đó, nhưng sau đó ông chịu thua và lặng lẽ giúp họ tìm kiếm giày. Người ta lần lượt gạch tên trong sổ đặt hàng, chúng em đã trả lại da mà những người đặt hàng mang đến, thanh toán hết nợ nần; tất cả những việc đó đã diễn ra không hề có tranh cãi; ai cũng thỏa mãn là đã may mắn nhanh chóng cắt đứt được hoàn toàn mối quan hệ của họ với chúng em, dù có người chịu thiệt thòi chút ít họ cũng không quan tâm. Cuối cùng, như đã có thể lường trước, Seeman, viên chỉ huy đội cứu hỏa đã xuất hiện. Giờ đây, trước mặt em là hình ảnh Seeman... Một người khỏe mạnh, to lớn nhưng lưng hơi gù, bị bệnh phổi, lúc nào cũng đạo mạo, không biết cười... đứng trước bố em, người mà ông ta luôn luôn khâm phục, và thậm chí trong cuộc trò chuyện thân mật đã hứa đề bạt bố em làm phó chỉ huy đội cứu hỏa, nhưng lúc này đến thông báo cho bố em biết rằng đội cứu hỏa sa thải ông và xin lại ông cái bằng thợ cứu hỏa. Những người đ mặt ở nhà chúng em đã gác lại việc của họ, tụ tập xung quanh hai người.
Seeman không biết nói gì, chỉ vỗ vỗ mãi vào vai bố em như thể ông ta muốn làm bật ra từ đó những lời mà ông ta cần phải nói nhưng không làm sao tìm thấy chúng. Trong khi đó ông ta cứ cười cười, dường như ông ta muốn cười để trấn an bản thân mình và những người khác nhưng vì ông ta không biết cười, và chưa có ai từng nghe ông ta cười bao giờ cả nên không một ai tin rằng đó là tiếng cười của Seeman. Còn ngày hôm đó đã làm cho bố em mệt mỏi và tuyệt vọng nhất, ông không giúp được ai; có cảm giác là ông mệt mỏi đến mức không còn nghĩ ngợi xem thực chất điều gì đang xảy ra. Mà cả chúng em cũng tuyệt vọng, nhưng vì còn trẻ chúng em không thể tin vào sự đổ vỡ hoàn toàn, cứ nghĩ là rốt cuộc có ai đó trong đám những người đến thăm sẽ ra lệnh dừng lại và sắp xếp lại mọi việc. Chúng em ngớ ngẩn nghĩ rằng Seeman là người thích hợp nhất để làm việc đó. Chúng em đã căng thẳng chờ đợi bao giờ thì bật ra lời rõ ràng từ trận cười không dứt của ông ta. Có gì đáng cười ở đây, ngoài sự bất công ngu xuẩn xảy ra với chúng em. "Ngài chỉ huy, thưa ngài chỉ huy, ngài hãy nói với mọi người đi", chúng em nghĩ và sấn lại chỗ ông ta, nhưng việc đó chỉ làm ông ta càng thêm luống cuống ngớ ngẩn mà thôi. Tuy vậy cuối cùng ông ta cũng lên tiếng, dù không phải để thỏa mãn ý nguyện thầm kín của chúng em thì cũng nhằm đáp lại sự cổ vũ lòng can đảm hoặc tức giận. Chúng em vẫn luôn luôn hy vọng. Ông ta bắt đầu bằng việc ca ngợi bố em hết lời. Rằng bố em là gương mặt sáng của đội cứu hỏa, là mẫu mực không ai sánh kịp đối với lớp trẻ và là thành viên không thể thay thế của xã hội, mà sự nghỉ việc của ông hầu như làm cho đội cũng tê liệt luôn. Những điều này nghe rất tốt đẹp, giá mà ông ta kết thúc bằng sự ca ngợi đó! Nhưng ông ta vẫn tiếp tục. Nếu như giờ đây đội cứu hỏa quyết định yêu cầu bố ra đi, tất nhiên là chỉ tạm thời, thì cần phải nghĩ rằng nhất định có những lý do nghiêm trọng buộc họ làm điều đó. Nếu không có những kết quả xuất sắc của bố trong buổi lễ hôm qua thì có lẽ sự thể đã không đến nông nỗi này, nhưng chính những kết quả xuất sắc đã làm cho chính quyền đặc biệt để ý tới ông, đội cứu hỏa giờ đây là trung tâm của sự chú ý, và càng phải giữ gìn danh tiếng trong sạch của nó hơn cả từ trước đến nay. Thế mà lại xảy ra việc xúc phạm người đưa thư của Lâu đài, đó là trường hợp đáng tiếc, đội không tìm thấy giải pháp nào khác, và ông ta, Seeman đành phải gánh cái trách nhiệm nặng nề về mình, là thông báo quyết định đó. Seeman mong bố em đừng gây khó dễ cho việc ông ta hoàn thành sứ mệnh nặng nề đó, rằng ông ta, Seeman rất mừng vì đã nói ra được những điều cần nói, tự tin là mọi việc đã hoàn tất, không cần tỏ ra quá tế nhị, ông ta chỉ lên chiếc bằng treo trên tường và ra hiệu bằng ngón tay. Bố em gật đầu và đi lấy chiếc bằng, nhưng tay ông run đến nỗi không gỡ được chiếc bằng khỏi cái đinh, em đã trèo lên bàn giúp bố. Từ giây phút đó mọi sự thế là hết, thậm chí bố em không gỡ chiếc bằng ra khỏi khung, mà cứ để nguyên như thế trao cho Seeman. Sau đó ông ngồi trong góc nhà, bất động, không nói không rằng, bọn em phải tự xoay sở thanh toán với mọi khách hàng.
- Và cô thấy sự can thiệp của Lâu đài thể hiện ở đâu? - K. hỏi. - Tạm thời không có gì tỏ ra Lâu đài đã can thiệp vào sự việc. Điều mà cô nói từ nãy đến giờ chỉ thấy đó là một nỗi lo sợ vô cớ, sự vui sướng độc địa trên đau khổ của kẻ khác, và sự bất tín trong tình bạn, mà những chuyện ấy ở đâu chả có. Tôi có cảm tưởng bố cô cũng có phần nhỏ nhen. Bởi vì thực ra bằng là cái gì vậy? Chỉ là sự khẳng định những khả năng của ông ấy, mà những cái đó bố cô có bị mất đi đâu; nếu những khả năng ấy làm cho ông trở thành người không thể thay thế, thì càng hay, viên chỉ huy hẳn đã lâm vào một tình thế khá là lố bịch, nếu ngay từ lời đầu tiên bố cô quẳng luôn cái bằng xuống chân hắn. Còn tôi cho là rất quan trọng việc cô không hề nhắc đến Amália, Amália mới là nguyên nhân của mọi chuyện, có lẽ lúc ấy đang thản nhiên đứng ở đâu đó mà thờ ơ nhìn sự tan nát.
- Không, - Olga nói, - không một ai đáng phải trách cả, không ai có thể xử sự khác được, thảy những việc này đều do tác động của Lâu đài.
- Tác động của Lâu đài, - Amália nhắc lại, cô đã từ ngoài sân bước vào phòng không ai hay, bố mẹ đã nằm trên giường từ lâu. - Vẫn cứ kể chuyện cổ tích về Lâu đài ấy à? Anh chị vẫn ngồi với nhau ư? Thế mà anh K. cứ muốn đi ngay lập tức, đã mười giờ rồi đấy. Anh cũng quan tâm tới những chuyện như vậy hay sao? Ở trong làng này có những người chuyên sống bằng những chuyện như thế, họ ngồi lại với nhau như anh chị bây giờ và mời mọc nhau những chuyện phiếm như thế, nhưng em không tin là anh cũng thuộc về những người đó.
- Ngược lại, - K. nói, - tôi thuộc về họ, tôi không coi trọng những người không quan tâm tới những chuyện này mà cứ bắt người khác lo lắng.
- Tốt, tốt, - Amália nói, - nhưng sự quan tâm của con người rất khác nhau. Em nghe nói rằng một lần có một người trẻ tuổi đêm ngày chỉ nghĩ đến Lâu đài, không quan tâm gì đến việc khác, người ta lo cho năng lực trí tuệ của anh ta, vì Lâu đài là tất cả ý nghĩ của anh ta. Cuối cùng thì té ra anh ta thực chất không nghĩ đến Lâu đài mà là nghĩ đến cô con gái của người lao công ở một văn phòng. Khi anh ta có được cô gái rồi thì mọi việc đâu lại vào đấy.
- Tôi tin là mình sẽ thích con người đó, - K. nhận xét.
- Em nghi ngờ người chồng, - Amália nói. - Mà có lẽ anh thích vợ anh ta. Nhưng xin anh chị đừng bận tâm, dù sao em cũng phải đi nằm, vì bố mẹ em cần phải tắt đèn. Bố mẹ ngủ say ngay, nhưng chỉ một giờ nữa thì giấc ngủ thực của bố mẹ kết thúc, lúc đó chỉ một chút ánh sáng yếu ớt nhất cũng làm bố mẹ khó chịu. Chúc ngủ ngon!
Quả thực, bóng tối sập xuống ngay, Amália chuẩn bị chỗ nằm cho mình ở dưới đất, gần giường bố mẹ.
- Người trẻ tuổi mà cô ấy nhắc đến là ai thế? - K. hỏi.
- Em không biết, - Olga nói. - Có lẽ Brunswick, mặc dù không hoàn toàn thích hợp với anh ta, cũng có thể là người nào đó khác. Khó mà hiểu được Amália một cách chính xác, vì nhiều khi không biết là cô ấy nói thật, hay là nói mỉa. Phần lớn cô ấy nói nghiêm túc, chỉ nghe có vẻ mỉa mai.
- Thôi, cô đừng giải thích nữa! - K. nói. - Làm sao cô phải rơi vào hoàn cảnh phụ thuộc cô ấy đến mức này? Trước khi có tai vạ lớn đó đã như vậy rồi sao? Hay là chỉ từ hôm đó? Cô không bao giờ thích độc lập với cô ấy hay sao? Có cơ sở hợp lý gì cho sự phụ thuộc này không? Cô ấy trẻ hơn, và như thế thì cô ấy cần phải phục tùng chứ? Có tội hay vô tội thì cô ấy cũng đã mang tai họa đến cho gia đình. Thay vì ngày nào cũng phải xin từng người một trong gia đình tha lỗi, thì cô ấy lại còn ngẩng cao đầu, không quan tâm đến việc gì hết, ngoài sự quan tâm tới bố mẹ vì lòng vị tha và như cô ấy nói, cô ấy không muốn để người ta cho cô ấy biết rõ mọi việc, nếu cô ấy hạ cố bắt chuyện với hai chị em cô thì phần lớn cô ấy nói năng nghiêm chỉnh, nhưng lại nghe có vẻ mỉa mai. Hay có lẽ cô ấy thống trị bằng sắc đẹp của mình mà thảng hoặc cô cũng nhắc tới? Cả ba chị em cô đều rất giống nhau nhưng cái mà cô ấy khác với chị em cô thì chỉ càng làm cho cô ấy bất lợi. Ngay khi tôi thấy cô ấy lần đầu, ánh mắt lờ đờ, khinh khỉnh của cô ấy đã làm tôi chờn chợn. Cô ấy trẻ hơn cũng vô ích, không có gì tỏ ra là trẻ, cô ấy thuộc những người phụ nữ không tuổi tác, họ ít già, nhưng cũng chưa bao giờ trẻ thật sự. Ngày nào cũng nhìn thấy nên cô không nhận ra khuôn mặt cô ấy mới thô làm sao. Nếu nghĩ lại, tôi cũng không hoàn toàn hiểu được ý định của Sortini với lá thư đó, có lẽ ông ta không muốn mời cô ấy, mà là chỉ muốn trừng phạt.
- Em không muốn nói về Sortini, - Olga nói. - Với các quý ông ở Lâu đài ấy thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, dù là với cô gái đẹp nhất, hay xấu nhất. Tuy nhiên về Amália thì anh nhầm to. Anh xem, em không có lý do gì để thuyết phục anh vì Amália, còn nếu như em thử làm điều đó thì chỉ vì anh mà thôi. Cố nhiên nguyên nhân của nỗi bất hạnh của gia đình là Amália, nhưng cả những lúc khó khăn nhất thì bố cũng không nói một lời nào trách móc Amália, cho dù ông là người hứng chịu tai họa nhiều nhất, và ông là người không bao giờ làm chủ được lời nói, đặc biệt là ở nhà. Không phải ông tán thành cách xử sự của Amália, làm sao bố em có thể tán thành được, ông không hiểu nổi, vì ông là người rất kính trọng Sortini, ông đã có thể vui sướng hy sinh bản thân và tất cả của cải cho Sortini nếu sự việc không xảy ra như trong thực tế đã xảy ra do sự tức giận của Sortini. Có lẽ là như thế, bởi vì chúng em không nghe nói về Sortini nữa. Trước đây ông ta sống ẩn dật còn bây giờ dường như ông ta không tồn tại nữa. Trong thời gian đó giá mà anh nhìn thấy Amália! Chúng em đều biết không có sự trừng phạt dứt khoát nào tiếp theo cả. Người ta chỉ lảng tránh gia đình em, dân ở đây cũng như trên Lâu đài. Có điều là trong khi có thể nhận thấy sự lảng tránh của những người ở đây, thì không thể nhận thấy gì từ Lâu đài cả. Trước đấy, gia đình em đã không bị phiền phức gì từ phía Lâu đài, thì làm sao mà lúc này có thể nhận ra được sự thay đổi nào đó! Sự yên lặng này là xấu nhất. Nó không giống sự lảng tránh của mọi người ở đây, không phải vì tin thế này hay thế khác mà người ta lẩn tránh, có lẽ họ cũng chẳng chê trách gì ghê gớm đối với gia đình em. Hồi đó sự khinh bỉ của ngày hôm nay là chưa có, người ta hành động chỉ vì sợ, và sau đó thì chờ đợi xem cái gì sẽ xảy ra. Tạm thời sự nghèo túng cũng không đe dọa, những người mắc nợ đều thanh toán ổn thỏa, các hóa đơn kết thúc một cách thuận lợi, nếu thiếu lương thực thì đã có họ hàng bí mật giúp đỡ, cũng dễ thôi, lúc đó đang là mùa gặt. Gia đình em không có đất, thế mà chẳng ai nhờ chúng em làm việc gì, lần đầu tiên trong đời chúng em buộc phải gần như là vô công rồi nghề. Chúng em ngồi cả nhà, đằng sau những cánh cửa sổ, cửa lớn khép kín, trong cái nóng của tháng Bảy, tháng Tám. Không giấy gọi, không thông báo, không viếng thăm, không có gì cả.
- Này, - K. nói, - cô biết không, nếu không xảy ra điều gì cả, vàình phạt được xác định rõ ràng nào đe dọa thì các người sợ cái gì? Các cô là những người lạ lùng!
- Em phải giải thích cho anh thế nào đây? - Olga nói. - Chúng em không sợ cái gì đó sẽ đến, mà chúng em phải chịu đựng cái đang có, gia đình em hiện giờ vẫn ở trong trạng thái bị trừng phạt. Người trong làng chỉ đợi chúng em đến với họ, rằng bố hãy mở lại xưởng đóng giày, và Amália, người may quần áo rất đẹp, tất nhiên cô ấy chỉ làm việc cho những người khá giả nhất, hãy nhận lại những đơn đặt hàng mới, bởi vì ai cũng đau vì cái việc họ đã làm. Khi một gia đình có uy tín như vậy bị hoàn toàn tách biệt thì ai cũng có sự mất mát nào đó. Khi họ từ bỏ chúng em, họ tưởng là chỉ thực hiện bổn phận của mình, ở địa vị họ thì chúng em cũng xử sự đúng như vậy thôi. Họ không biết chính xác là chuyện gì xảy ra, chỉ thấy gã đưa thư vừa trở lại, trong tay là một nắm giấy vụn. Frida nhìn thấy gã đi, rồi khi gã quay lại, cô ấy đã trao đổi một vài lời với gã, và ngay lập tức cô ấy phun ra ngay điều biết được. Đối với chúng em, cô ấy không có thù oán gì, làm việc đó đơn giản là vì bổn phận, như bất kỳ ai trong trường hợp tương tự. Nhưng, như em đã nói, chắc ai cũng mừng nếu toàn bộ sự việc được dàn xếp ổn thỏa. Nếu bỗng nhiên chúng em xuất hiện với tin là tất cả đâu vào đấy cả rồi, rằng đấy chỉ là một sự hiểu nhầm đã hoàn toàn được làm sáng tỏ, hoặc có thể đó là lỗi lầm mà chúng em đã sửa chữa, càng hay hơn khi mọi người chỉ còn nghe thấy rằng nhờ có các mối liên hệ với Lâu đài mà gia đình em đã dập tắt được vụ việc, thì chắc chắn họ đã giang rộng cánh tay ôm hôn, mở hội đón gia đình em trở lại, không phải chỉ một lần em đã chứng kiến những chuyện như thế của người khác. Nhưng cũng không cần đến loại tin đó, nếu chúng em tỉnh ngộ, tự đến với mọi người, nếu chúng em nối lại những quan hệ cũ mà không cần nói một lời nào về chuyện lá thư: chỉ cần bấy nhiêu là đủ, và họ sẵn sàng thôi không tranh luận về việc đó nữa. Bên cạnh nỗi lo sợ, chủ yếu là vì sự phiền toái của vụ việc mà người ta cắt đứt quan hệ với gia đình em đơn giản là để khỏi phải nghe và nói về nó; khỏi phải nghĩ về nó và họ khỏi phải liên quan gì đến nó. Nếu Frida đã để lộ sự việc, thì không phải vì cô ấy vui sướng trên đau khổ của người khác, mà là để bảo vệ bản thân mình và những người khác khỏi nó, để lưu ý làng rằng có cái gì đó đã xảy ra mà tất cả mọi người phải lo tránh xa. Họ không quan tâm đến chúng em, như với một gia đình, mà chỉ quan tâm đến việc dính líu vào một câu chuyện nhục nhã của gia đình em. Tức là nếu chúng em lại xuất hiện trước mọi người, bỏ qua quá khứ, và bằng sự ứng xử của mình chúng em chứng tỏ rằng không có gì quan trọng cả, chúng em đã dàn xếp xong vụ việc ấy bằng cách nào, và hẳn đã thuyết phục được công chúng tin chắc là vụ việc dù nó là thế nào chăng nữa cũng không còn phải bàn tán về nó nữa: như vậy thì lẽ ra mọi sự đã tốt đẹp, khắp nơi chúng em đã có thể gặp sự giúp đỡ, và thậm chí nếu vụ việc ấy chưa được quên hẳn hoàn toàn, hẳn mọi người cũng hiểu; và chắc rằng họ sẽ giúp chúng em hoàn toàn quên hẳn nó. Thế mà chúng em đã ngồi lì ở nhà. Em không biết là chúng em đã chờ đợi điều gì, chắc là chờ sự quyết định của Amália, kể từ buổi sáng đó cô ấy nắm lấy quyền lãnh đạo gia đình không hề bàn bạc, không cần ra lệnh, hoặc yêu cầu gì đặc biệt, hầu như chỉ bằng sự im lặng cô ấy đã giữ chặt lấy quyền đó. Chúng em, những người còn lại có rất nhiều điều cần bàn bạc, từ sáng đến tối chúng em liên tục thì thầm trao đổi. Có lúc bố em đột nhiên lo sợ, gọi em đến cạnh, và em đã ngồi bên giường ông gần suốt đêm. Lúc khác em và Barnabás co cụm vào một xó, cậu ấy thoạt đầu không hiểu gì cả, nên cứ nôn nóng liên tục đòi giải thích, bao giờ cũng đòi lời giải thích như nhau, bởi rõ ràng cậu ấy đã biết rằng, đối với cậu thế là hết những năm tháng vô tư, cái cuộc sống vô tư đang chờ đợi những người cùng lứa với cậu ấy. Chúng em đã ngồi cạnh nhau như hai ta bây giờ, anh K. ạ, và không nhận thấy đêm qua đi, sau đó trời lại sáng lúc nào. Trong gia đình em bà mẹ là người yếu nhất, bởi vì bà không chỉ chịu nỗi đau chung, mà hơn thế còn đau đớn thay cho mỗi người trong gia đình nữa. Sau đấy chúng em kinh hoàng nhận thấy những thay đổi nhất định trên người mẹ, dự cảm những thay đổi đó sẽ nhanh chóng lan sang cả gia đình. Mẹ thích nhất là ngồi một mình ở góc ghế đi-văng (bộ ghế đi-văng từ lâu đã không phải là của gia đình em nữa, bây giờ nó nằm trong căn phòng sạch sẽ của Brunswick), bà ngồi ở đó, và không thể biết chính xác là bà đang ngủ gà ngủ gật qua cặp môi bà liên tục mấp máy, lẩm bẩm một mình không biết mệt. Có gì hiển nhiên hơn là việc chúng em bàn luận không ngớt về chuyện lá thư, tranh luận cặn kẽ về các chi tiết chắc chắn cũng như những khả năng đáng ngờ của nó, hầu như chúng em đua nhau thử nghĩ ra những phương thức giải quyết khôn khéo. Việc này là tất nhiên và không tránh khỏi, nhưng cũng có hại bởi vì làm như thế thì chúng em càng đâm sâu hơn vào vụ việc mà chúng em muốn quên đi. Vả lại dù là sáng kiến tuyệt vời nhất thì có giúp được gì? Không có Amália thì không thể thực hiện được việc gì hết, tất cả chỉ là kế hoạch dự kiến hoàn toàn vô nghĩa bởi vì kết quả của nó không đến được Amália, mà nếu có đến được thì cũng không gặp gì khác ở cô ấy ngoài sự im lặng. Hiện nay may mà em đã hiểu Amália hơn hồi đó. Cô ấy mang nỗi lo âu lớn hơn nỗi lo của tất cả chúng em cộng lại, em không biết là làm sao mà cô ây chịu đựng được, làm sao mà cô ấy còn có thể sống được nữa đến hôm nay. Bà mẹ chịu nỗi đau của cả gia đình em, bao nhiêu là bất hạnh ập xuống đầu bà, nhưng bà đã đau khổ không lâu. Bây giờ thì không thể nói là mẹ đang bị giày vò vì ngay từ lúc đó mẹ tội nghiệp đã quẫn trí rồi. Nhưng Amália không chỉ mang toàn bộ nỗi đau, mà cô ấy còn một trí tuệ để hiểu biết. Chúng em chỉ nhìn thấy hậu quả, còn cô ấy đã thấy tận gốc rễ tất cả mọi chuyện; chúng em hy vọng vào một khả năng mỏng manh nào đó, còn cô ấy thì biết rằng tất cả đã được quyết định; chúng em thì thầm còn cô ấy chỉ im lặng đối mặt với sự thật, sống và chịu đựng cuộc đời này từ hồi đó cho đến hôm nay. Trong tai họa chúng em vẫn đỡ hơn bao nhiêu so với cô ấy. Tất nhiên gia đình em đã phải bỏ nhà, Brunswick đã chuyển đến ở, người ta cho chúng em cái lều này. Có đồ đạc gì thì chúng em đã mang qua bằng cái xe đẩy, chở làm mấy chuyến; em và Barnabás kéo, bố và Amália thì đẩy. Chúng em đưa mẹ sang đầu tiên, bà ngồi trên cái rương để đợi chúng em và luôn miệng than thở. Nhưng em còn nhớ, ngay cả trong khi chuyển nhà mệt mỏi cũng vậy - việc này làm chúng em rất xấu hổ - chúng em không ngớt gặp những chiếc xe chở ngũ cốc, những chủ xe khi thấy chúng em họ liền quay lưng ngoảnh đầu đi... Em vẫn còn nhớ là trong khi chuyển nhà em với Barnabás vẫn liên tục bàn bạc về những lo toan và kế hoạch của mình. Thảng hoặc chúng em cũng dừng lại vì tranh luận hăng quá, và chỉ khi ông bố đằng hắng thì chúng em mới lại nhớ ra việc của mình. Nhưng sau khi chuyển nhà, các cuộc bàn bạc, thảo luận cũng đã không thay đổi được cuộc đời chúng em, và chúng em cứ từ từ cảm thấy dần sự nghèo khổ. Sự giúp đỡ của họ hàng không còn nữa, vốn dự trữ của gia đình cũng cạn kiệt, chính trong thời gian ấy bắt đầu tăng cường sự khinh bỉ đối với gia đình em mà anh đã nhận thấy. Người ta nhận ra rằng chúng em không đủ sức thoát ra khỏi chuyện lá thư, và họ đã không hài lòng với chúng em về việc đó. Họ đánh giá chính xác số phận ngặt nghèo của chúng em, dẫu chẳng biết một cái gì chính xác, họ hiểu rằng họ có thể đương nổi những thử thách tốt hơn chúng em, thế nhưng đối với họ, việc phải cắt đứt hoàn toàn quan hệ với gia đình em lại càng là tất yếu. Nếu chúng em vượt qua được tai họa, hiển nhiên họ đã giành cho chúng em sự kính trọng, nhưng do không được như thế, nên giờ đây họ hành động một cách dứt khoát, điều mà cho đến lúc này họ chỉ mới làm một cách nửa vời: họ loại hẳn chúng em ra khỏi mọi tầng lớp xã hội. Người ta đã không nói về chúng em như về những con người, tên họ của chúng em không bao giờ còn được gọi tới nữa, nếu chuyện có dính tới gia đình em thì người ta cũng chỉ gọi tên của Barnabás, người vô tội nhất trong gia đình em. Đến cái lều của chúng em còn có tiếng xấu, nếu anh là người thật thà, anh còn phải công nhận: khi lần đầu bước vào nhà em, chính anh cũng tưởng rằng sự khinh bỉ ấy là chính đáng; sau đó thì thoảng cũng có người ghé vào, họ đã nhăn nhó ngay cả trước những việc nhỏ nhặt không đâu, tỉ như chiếc đèn dầu treo lủng lẳng phía trên bàn. Chiếc đèn có thể treo ở đâu, nếu không phải phía trên bàn kia chứ; nhưng họ lại thấy điều đó là không thể chịu được. Nhưng nếu chúng em có treo chiếc đèn ở chỗ khác thì cũng không làm sự ác cảm của họ. Chúng em là ai, và cái gì chúng em có, tất cả đều bị khinh bỉ.
Những cuộc hành hương
- Và suốt thời gian đó chúng em đã làm gì? Chúng em đã làm cái việc xấu xa hơn những việc đã làm, để người ta có thể khinh chúng em hơn là trong thực tế đã coi khinh: chúng em đã phản bội Amália, không quan tâm tới mệnh lệnh im lặng của cô ấy nữa, không thể sống như vậy tiếp tục; không chịu sống vô vọng hoàn toàn, mỗi người theo cách của mình, chúng em bắt đầu nài nỉ xin Lâu đài thứ lỗi cho mình. Tất nhiên chúng em biết là không thể nào sửa chữa được gì nữa, và chúng em cũng biết là mối quan hệ có hy vọng duy nhất của gia đình em với Lâu đài đúng hơn là với Sortini, vị viên chức có thiện chí với bố em này, đã trở nên xa vời đối với chúng em do chính những việc xảy ra. Tuy vậy chúng em vẫn tiến hành công việc. Bố em khởi xướng, và ông bắt đầu những chuyến đi vô nghĩa đến cấp trên, để gặp các thư ký, trạng sư, thư lại, nhưng phần nhiều người ta đã không tiếp ông, mỗi khi do mưu kế gì đó hoặc tình cờ mà họ tiếp bố, chúng em đều hân hoan sung sướng làm sao! Nhưng người ta đã đuổi ông đi rất chóng vánh, và sau đó không bao giờ tiếp ông nữa. Ngoài ra người ta trả lời ông thật dễ dàng; Lâu đài bao giờ chẳng dễ dàng như thế. Thực ra ông muốn gì? Cái gì đã xảy ra với ông? Tại sao ông muốn xin lỗi? Trong Lâu đài lúc nào có ai đã đụng đến dù chỉ là cái lông chân của ông? Hiển nhiên là ông bị bần cùng, đã mất hết người đặt hàng v.v. và v.v, nhưng đây là những hiện tượng của cuộc sống thường ngày, mọi sự nằm trong hoàn cảnh của thương trường, chả nhẽ Lâu đài phải lo lắng đến tất cả mọi việc hay sao? Tất nhiên, quả thật Lâu đài lo lắng đến tất cả nhưng cũng không thể can thiệp thô bạo đến diễn biến tự nhiên của các sự việc đơn giản chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi một người duy nhất nào đó! Lâu đài, theo các vị, phải cử các viên chức ra, phái họ đi theo các khách hàng của bố các vị, để rồi dùng vũ lực buộc họ trở lại với ông ấy sao?
- Ồ, không, - bố em đã nói giữa chừng, - thảy những điều đó chúng em đã bàn bạc trước và sau đó ở nhà, trong một xó nhà hầu như là trốn Amália, người biết hết tất cả, nhưng không can dự vào. - Rằng ông không trách móc vì đã bị nghèo khó, bởi vì ông có thể bù lại tất cả những gì đã mất, những việc đó là thứ yếu, chỉ cần được họ tha lỗi cho ông.
Nhưng họ phải tha lỗi vì cái gì? - Họ trả lời: - Tạm thời chưa có sự tố cáo nào chống ông đến Lâu đài cả, những chuyện như thế không có dấu vết trong các biên bản, ít ra là trong các biên bản công khai tới được các trạng sư; tiếp nữa là trong chừng mực có thể xác định được thì cũng chưa thấy ai khởi tố, chưa thấy ý đồ nào đang tiến hành chống lại ông. Ông có thể cho biết chỉ thị chính thức nào đó mà người ta đã ban hành chống lại ông không? Hoặc là đã có sự can thiệp nào đó từ phía cơ quan chính thức chăng? - về những chuyện như thế bố không biết gì cả.
Thế là, ông không biết gì hết, và không có gì xảy ra cả, vậy thì thực ra ông muốn gì? Phải tha lỗi cho ông vì cái gì? Nhiều lắm là việc ông gây khó khăn cho các văn phòng mà chính đó lại là điều không thể tha thứ được.
Ông không bỏ cuộc, hồi ấy ông hãy còn là người tràn đầy sinh lực, và do buộc phải vô công rồi nghề nên ông có thừa thời gian. "Sẽ không lâu nữa bố sẽ lấy lại danh dự cho Amália" ông nói với em và Barnabás nhiều lần trong ngày, nhưng chỉ nói thầm vì Amália không nên nghe, và thật ra ông nói chỉ vì Amália, bởi vì đúng là ông không suy nghĩ đến việc lấy lại danh dự, mà chỉ nghĩ đến sự tha thứ. Nhưng để được tha thứ, trước hết cần phải xác định ra tội trạng, mà các cơ quan thì đơn giản là không muốn nghe nói về tội lỗi. Lúc đó bố em nghi (điều này cho thấy trí tuệ của ông đã sút kém) ràng sở dĩ người ta giấu ông về tội trạng là vì ông chưa trả đủ tiền, đúng là ông chỉ mới nộp số tiền thuế quy định, số tiền so với hoàn cảnh gia đình em cũng tương đối cao rồi. Nhưng bây giờ ông tưởng phải trả nhiều hơn, rõ ràng ông đã nhầm trong chuyện đó, vì trong các văn phòng ở đây, đơn giản là để tránh những lời tầm phào vô ích, quả là người ta có nhận hối lộ, nhưng bằng việc đó cũng không thể đạt được cái gì. Nhưng bố em cứ hy vọng về điều đó, nên thật lòng chúng em cũng không muốn làm tiêu tan niềm hy vọng của ông. Chúng em đã bán những gì còn lại, mà hầu như những thứ cần thiết không thể thiếu được để bố có phương tiện đi chạy vạy. Một thời gian dài, hàng ngày chúng em lấy làm hài lòng rằng cứ mỗi sáng lên đường ít ra trong túi của bố em cũng có mấy đồng tiền đồng loẻng xoẻng. Tất nhiên vì chuyện đó mà ngày ngày chúng em nhịn đói, mặc dù vậy điều duy nhất chúng em đạt được nhờ những đồng tiền ấy chỉ là giúp bố được sống trong niềm hy vọng nhất định: Nhưng hầu như cả việc đó cũng chẳng đem lại lợi lộc gì. Ông chỉ tự hành hạ mình trong các chuyến đi và cái việc mà lẽ ra nếu thiếu tiền thì đã nhanh chóng kết thúc, lại cứ kéo dài ra mãi.
Dù có tiền thì cũng chẳng ai làm được trò trống gì, họa chăng chỉ một gã thư lại nào đó đôi khi cố tạo ra cái vẻ, rằng vẫn cố gắng, gã đã hứa rằng rồi đây sẽ tiến hành điều tra, hoặc ám chỉ là đã tìm thấy những dấu vết nhất định, và gã sẽ thực hiện việc kiểm tra chúng, không phải vì trách nhiệm mà chỉ vì ý thích của bố em. Còn bố, đáng lẽ phải nghi ngờ hơn thì lại càng ngày càng tin hơn nữa. Ông trở về nhà với những lời hứa rõ ràng là vô nghĩa như thế, mà cứ như là mang vào nhà sự ban phước vậy. Và thật khổ tâm khi nhìn ông ở sau lưng Amália, với nụ cười méo xệch, đôi mắt tròn hướng về phía cô ấy, cố ra hiệu cho chúng em hiểu rằng việc cứu Amália, điều sẽ làm cho cô ấy bị bất ngờ nhất nhờ những cố gắng của ông sắp thành công, nhưng tạm thời tất cả còn bí mật, chúng em phải nghiêm khắc giữ kín. Và chắc chắn những việc đó vẫn diễn ra như vậy rất lâu nữa, nếu chúng em vẫn tiếp tục có tiền đưa cho bố. Thực ra thì vào thời gian ấy, sau nhiều nài nỉ, Brunswick đã nhận Barnabás làm phụ tá nhưng với điều kiện là Barnabás chỉ đến chỗ y vào buổi tối để nhận việc và mang hàng đã làm xong đến đó cũng trong bóng tối... cần phải lưu ý rằng, bằng việc đó Brunswick đã vì chúng em mà phần nào làm nguy hại tới việc kinh doanh của mình, nhưng anh ta trả công rất ít, mặc dù Barnabás làm việc không có sai phạm gì cả, và tiền công chỉ vừa đủ cứu gia đình khỏi chết đói. Sau khi chuẩn bị rất tế nhị và chu đáo chúng em đã thông báo với bố rằng chúng em không thể giúp đỡ tiền cho ông được nữa, nhưng bố đã tiếp nhận sự việc rất thản nhiên. Ông không thể hiểu ra bằng trí tuệ của mình, rằng những cố gắng của ông là vô vọng, nhưng ông đã rất mệt mỏi vì bị thất vọng triền miên.
Ông nói là ông chỉ cần ít tiền nữa thôi, ông không nói năng rõ ràng như trước đây, vì trước đây ông nói quá rõ ràng. Hôm nay hoặc mai là ông sẽ biết tất cả, giờ đây mọi cố gắng của ông đều đã vô ích, tất cả đều thất bại chỉ vì thiếu tiền, và đại loại như vậy. Nhưng từ cách ông nói có thể cảm thấy rằng chính ông cũng không tin, và liền đó ông bắt đầu vạch ra những kế họach mới. Vì không thành công trong việc xác định nổi tội của ông và do đó bằng con đường chính thức ông không thể đạt được cái gì cả, giờ đây ông chỉ còn biết đích thân đến nài nỉ với các viên chức, chắc là trong số họ chắc chắn có những người đồng cảm, tốt bụng, và nếu họ không thể nghe những lời tâm tình của ông trong giờ hành chính thì họ có thể nghe ông ngoài giờ hành chính, nhất là trong một thời điểm thích hợp ông làm cho họ bị bất ngờ.
Cho tới lúc này K. vẫn mải mê lắng nghe Olga nói, nhưng bây giờ chàng đã cắt ngang câu chuyện của cô bằng một câu hỏi:
- Thế cô không cho việc đó là đúng sao?
Từ những điều dưới đây, chắc là K. cũng nhận được câu trả lời, nhưng lúc này chàng muốn biết ngay.
- Không, - Olga nói, - không thể có sự đồng cảm như thế. Cho dù còn trẻ và không từng trải như thế nào thì chúng em cũng điều đó, và tất nhiên là ông bố cũng biết nhưng ông đã quên mất như quên hầu hết những chuyện khác. Ông dự định sẽ đứng ở đường quốc lộ gần tòa Lâu đài, nơi mà các viên chức vẫn đi xe qua. Ở đó, có dịp là ông xin được tha lỗi. Nói thật đó là một kế hoạch không tưởng, cứ cho là điều không thể có ấy lại xảy ra, và yêu cầu của ông bố lọt được vào tai một viên chức nào đó đi chăng nữa. Bởi vì một viên chức duy nhất mà cũng có thể tha thứ được cho ông ư? Đó là việc của toàn bộ các nhà chức trách, những có lẽ họ cũng không tha thứ được, họ chỉ biết xét xử mà thôi. Và cứ cho là, có một viên chức xuống xe, thì ông ta làm sao có thể hiểu được toàn bộ sự việc qua những lời lắp bắp của bố em, một ông già bất hạnh nghèo khổ, mệt mỏi? Các viên chức là những người rất có học thức, nhưng chỉ được một mặt thôi. Một viên chức trong ngành của mình thì chỉ nghe một lối là có thể đưa ra hàng loạt ý tưởng, nhưng về những việc của ban khác thì người ta có thể giải thích cho ông ta hàng giờ, mà ông ta cũng chỉ gật đầu vẻ lịch sự, nhưng không hiểu một lời nào hết. Cũng dễ hiểu thôi: cứ thử làm những công vụ nhỏ nhặt nhất liên quan tới bản thân anh ở những điều vớ vẩn gì đó mà bất kỳ viên chức nào cũng giải quyết xong bằng một cái nhún vai, cứ thử xem xét chúng cho đến nơi đến chốn, chắc anh có thể theo đuổi nó đến hết đời cũng không tìm ra bản chất sự việc. Ta cứ cho là bố em gặp được viên chức có thẩm quyền nhưng không có tập hồ sơ chuẩn bị trước thì ông ta cũng không thể giải quyết được gì cả; nhất là ở ngoài đường quốc lộ ông ta làm sao có thể tha lỗi được; ông ta chỉ có thể hiểu thấu đáo được toàn bộ vấn đề tại công sở, bởi thế ông ta lại sẽ khuyên đi theo con đường thông thường tuần tự của các cấp có thẩm quyền, nhưng đó lại chính là bằng con đường bố em đã thất bại hoàn toàn. Bố đã lẩn thẩn lắm thì mới hy vọng sự thành công nào đó ở kế hoạch mới này! Nếu có được khả năng mỏng manh đạt được một điều gì bằng cách đó, thì hẳn những người van xin đã xúm đông xúm đỏ ngoài đường quốc lộ rồi chứ, nhưng đến cả học sinh cấp một cũng biết những chuyện như thế đơn giản là không thể có, vì vậy mà đường quốc lộ vắngắng ngắt. Nhưng có thể điều đó chỉ làm cho bố vững tin hơn, bởi thế ông đã tìm mọi cách để củng cố niềm hi vọng của mình. Ông cũng cần điều đó, nhưng đối với chuyện ấy thì con người đâu cần phải những suy luận rối rắm, ngay từ lần đầu tiên ông đã thấy rõ, mọi sự đều vô cùng vô vọng. Bởi các viên chức lúc đi vào làng, cũng như khi trở về Lâu đài, thì đối với họ đều hoàn toàn không phải là những chuyến đi hành lạc, ở trong làng cũng như ở Lâu đài công việc đang chờ đợi họ, vì thế mà họ đi với tốc độ nhanh nhất. Họ cũng chẳng hề có ý nghĩ phải nhìn qua cửa sổ xe để xem có những người muốn gặp họ hay không. Trong xe đầy hồ sơ tài liệu, các viên chức còn nghiên cứu những thứ đó.
- Vậv mà tôi đã ngó vào bên trong chiếc xe trượt tuyết của một viên chức, - K. nói, - không hề có hồ sơ tài liệu gì tuốt.
Trong câu chuyện Olga kể, một thế giới lớn, gần như là hoang tưởng, đã mở ra trước mắt chàng: Chàng không thể kìm lại để không đụng chạm tới thế giới đó bằng những điều băn khoăn vụn vặt của mình, chàng muốn tự khẳng định không chỉ sự tồn tại của thế giới ấy, mà còn để được có cảm giác rõ ràng hơn về sự tồn tại của riêng mình.
- Có thể, - Olga nói, - nhưng mà như thế càng tồi tệ hơn, viên chức có những vụ việc rất quan trọng còn hồ sơ tài liệu quá giá trị, hoặc quá nhiều, không thể mang theo được, những viên chức này cho xe chạy nước đại. Nhưng dù thế này, hoặc thế kia thì cũng không một ai có thời gian dành cho bố em. Hơn nữa có nhiều con đường dẫn đến Lâu đài. Lúc thì con đường này là mốt, và nhiều người đi nhất, lúc khác thì con đường kia là mốt, ai cũng chen chúc trên đó. Vẫn chưa rõ là người ta lựa chọn các con đường theo những quy tắc như thế nào. Có khi tám giờ sáng ai cũng đi trên một con đường, nhưng nửa giờ sau thì mọi nguời lại đi trên con đường khác, khoảng mười phút sau người ta đi trên con đường thứ ba, nửa giờ sau đó có lẽ lại trở về con đường đầu tiên, và rồi cả ngày người ta đ trên con đường đó. Nhưng mỗi một giây phút đều có khả năng thay đổi. Gần làng những con đường đi vào đều hợp lại, ở đó xe phóng như điên, còn ở gần Lâu đài thì chúng chạy với tốc độ vừa phải. Và không thể xác định được chế độ đi lại, tìm hiểu thấu đáo chế độ đó thật khó khăn, và điều đó cũng liên quan tới số lượng xe như vậy. Có những ngày đôi lúc không hề thấy một chiếc xe nào, nhưng sau đó thì lại từng đoàn lũ lượt chạy qua. Bây giờ anh hãy tưởng tượng bố em đối diện với cảnh tượng đó. Tất cả các buổi sáng ông đều ra đi trong bộ quần áo tốt nhất... nay mai thì ông chỉ có một bộ duy nhất thôi. Những lời cầu mong tốt đep của chúng em đưa tiễn ông lên đường. Ông mang theo cái phù hiệu nhân viên cứu hỏa mà thật ra ông đã giữ lại một cách không chính đáng; ra khỏi làng ông mới gắn lên. Ở trong làng ông không dám cho ai thấy, vậy mà cái phù hiệu bé tí, cách hai bước cũng khó mà phát hiện ra. Nhưng bố tưởng rằng cái phù hiệu có thể làm cho các viên chức đang lao đi để ý tới mình. Cách lối vào Lâu đài không xa có một khu vườn trồng rau của Bertuch - ông ta cung cấp rau quả cho Lâu đài - bố đã chọn chỗ cho mình ở đó, trên một bệ đá nhô ra từ hàng rào. Bertuch không phản đối, vì trước đấy ông ta có quan hệ tốt với bố, từng là bạn hàng của ông; chả là một chân ông ta hơi tàn tật, ông ta cho rằng chỉ có bố mới làm cho ông ta một đôi ủng phù hợp. Vậy là ngày nào bố cũng ngồi ở đó, đang mùa thu trời mưa, nhưng bố không quan tâm tới thời tiết. Sáng sáng cứ đúng vào giờ đã định, ông mở then cửa và ra hiệu từ biệt chúng em. Sau đó đến tối - như thể càng ngày ông càng còng hơn - bố trở về nhà, người ướt như chuột lột, và ngã vật xuống một góc nào đó. Thoạt đầu ông còn kể về những ấn tượng nhỏ của mình, tỷ như chuyện Bertuch vì thương tình và nghĩ đến tình bạn cũ, đã ném cho ông cái chăn qua hàng rào; hoặc chuyện trong một chiếc xe đang vút qua dường như ông đã nhận ra viên chức nào đó, hay chuyện những người đánh xe nhận ra ông, đã vung roi da vun vút để đùa. Sau đó bố từ bỏ những câu chuyện ấy, chắc chắn ông không hy vọng có thể đạt được bất kỳ cái gì, ông cho việc phải đi và ngồi cho hết ngày ở đó là nghĩa vụ và trách nhiệm buồn thảm vô vọng của mình. Lúc đó ông bắt đầu có những cơn đau thấp khớp, mùa đông đã đến gần, tuyết rơi sớ đây mùa đông ập đến rất nhanh. Bố vẫn cứ ngồi, ngồi ở chỗ của mình, trên hòn đá trơn dưới trời mưa, hoặc trong tuyết đổ. Đêm đêm ông rên rỉ vì đau đớn, đến sáng thỉnh thoảng bố cũng do dự nên đi hay không, nhưng rồi ông thu hết sức ra đi: Mẹ bám chặt lấy bố, không muốn để ông đi. Có lẽ bố lo sợ vì đôi chân ông không phục tùng ông, ông đã để bà đi với mình. Thế rồi mẹ cũng bị những cơn đau hành hạ; chúng em thường xuyên đi ra đó, mang cái ăn, hoặc chỉ để thăm bố mẹ, thuyết phục họ trở về nhà. Đã bao nhiêu lần chúng em thấy bố mẹ ngồi co ro rúm ró lại với nhau trên phiến đá chật chội trong chiếc chăn mỏng không đủ bọc kín họ, xung quanh không có gì khác ngoài màu xám của tuyết và sương mù bao phủ, cả ngày cũng không thấy gì: không một chiếc xe, không một bóng người, ôi cảnh tượng gì mà lạ lùng, anh K. ạ, cảnh tượng lạ lùng! Thế rồi vào một buổi sáng, với đôi chân cứng đờ, bố không thể dậy ra khỏi giường được nữa, ông rất khổ tâm, trong một cơn nửa mê nửa tỉnh ông nghĩ là mình nhìn thấy ở trên đó, ngay lúc ấy cạnh hàng rào của Bertuch, một viên chức bước ra khỏi xe, đưa mắt tìm ông ở bên hàng rào, rồi y lắc đầu ngồi vào xe vẻ bực bội. Trong khi đó ông kêu to lên dường như muốn cho viên chức kia biết rằng ông vắng mặt không phải lỗi tại ông. Và sự vắng mặt này đã kéo dài rất lâu, bố không còn trở lại chỗ đó được nữa, ông nằm liệt giường hàng tuần. Amália đảm nhiệm việc chăm sóc, phục vụ và chạy chữa cho ông; cô ấy làm tất cả, thỉnh thoảng mới nghỉ một lúc, tình hình đó kéo dài cho đến hôm nay. Amália biết những cây thuốc nào làm giảm các cơn đau, hầu như cô không cần ngủ, không bao giờ hoảng hốt hay sợ gì cả, không bao giờ sốt ruột, cô ấy làm mọi công việc phục vụ bố mẹ, trong khi đó vì không thể đỡ đần được việc gì nên chúng em chỉ quanh quẩn ở đấy mà thôi, cô ấy vẫn luôn luôn lặng lẽ và đúng mực. Sau đó, khi điều tồi tệ nhất đã qua, và bố đã có thể thận trọng, nhờ được đỡ từ hai bên, buông được hai chân ra khỏi giường thì Amália liền co lại và giao ông cho chúng em.
Những kế hoạch của ">
- Bây giờ chúng em lại phải tìm cho bố một việc gì đó mà ông còn đủ khả năng để làm, bất kỳ việc gì, chí ít thì cũng cứ để bố tin rằng với công việc đó ông đang hành động để chuộc lại tội lỗi đang đè nặng lên gia đình. Tìm việc như thế không khó khăn gì, về cơ bản mà nói thì việc gì khác cũng hợp lý hơn là đứng chôn chân ở trước vườn rau nhà Bertuch. Nhưng em đã nghĩ ra điều mà đến em cùng phần nào hy vọng. Nếu trong các văn phòng, trước mặt bọn thư lại hay ở chỗ khác khi nói đến lỗi lầm của gia đình em, người ta chỉ nhắc tới sự xúc phạm người đưa thư của Sortini và không ai nói gì hơn. Em tự nhủ nếu công luận làm như chỉ biết đến sự xúc phạm người đưa thư thì tất cả có thể sửa chữa lại, nếu như chúng em làm lành được với người đưa thư, dù chỉ là bề ngoài. Người ta đã tuyên bố rằng không có sự trình báo nào đến, chưa có văn phòng nào nắm được sự việc, theo đó thì người dưa thư, với tư cách cá nhân, và chỉ một mình anh ta thôi có quyền tha lỗi. Tất cả đều không có ý nghĩa gì quyết định, chỉ là bề ngoài, và chỉ có thể tạo ra kết quả bề ngoài mà thôi, nhưng có lẽ nó mang lại niềm vui cho bố, và có thể phần nào làm ông hài lòng, nếu với việc đó chúng em có thể dồn vào chân tường những kẻ đã bao lần hành hạ ông bằng sự giải thích của họ. Tất nhiên, việc đầu tiên là phải tìm gặp người đưa thư. Khi em kể kế hoạch của mình cho bố nghe, lúc đầu ông đã đùng đùng nổi giận, và trở nên rất ngang bướng; một mặt ông tưởng (trong thời gian ốm đã hình thành trong ông ý nghĩ hão huyền này) rằng chúng em luôn luôn cản trở ông khi ông sắp thành công. Khởi đầu là với việc cắt viện trợ tiền, bây giờ thì giữ ông ở trong giường; mặt khác bố đã không đủ khả năng tiếp nhận những suy nghĩ của người khác. Em chưa trình bày hết thì ông đã bác luôn kế hoạch của em. Bố nghĩ rằng, cần phải tiếp tục chờ đợi ở cạnh vườn Bertuch, và chắc chắn ông không còn sức nữa để ngày nào cũng đi ra đó, nên chúng em phải đưa ông đi bằng xe đẩy. Nhưng em đã không chịu lùi, và dần dần ông cũng nguôi đi với ý nghĩ đó; chỉ còn một điều làm ông không yên, rằng trong chuyện ấy ông hoàn toàn tùy thuộc vào em, bởi vì hồi đó chỉ có em đã nhìn thấy người đưa thư, ông không quen anh ta, tất nhiên là người phục vụ nào cũng giống nhau, chính em cũng không chắc chắn rằng mình nhận được ra người đó. Thế là chúng em bắt đầu đi đến quán "Ông chủ" và tìm kiếm anh ta trong đám đầy tớ. Anh chàng đưa thư đó đúng là người phục vụ của Sortini, mà Sortini không còn xuống làng nữa, nhưng các quý ông thì lại thường xuyên thay đổi những người phục vụ, cho nên hoàn toàn có thể tìm thấy anh ta trong số đầy tớ của một quý ông khác, nếu không gặp được anh ta thì có lẽ qua những người phục vụ khác chúng em cũng có thể biết được điều gì đó về anh ta. Để làm được việc đó thì tối nào chúng em cũng phải đến quán "Ông chủ", không ở đâu người ta sẵn sàng đón tiếp chúng em, huống chi ở một nơi như thế: chúng em cũng không thể bước lên đó như những người khách trả tiền. Nhưng sau đó té ra ở đấy chúng em cũng có ích cho họ, anh biết đấy, Frida có bao nhiêu là chuyện rắc rối với bọn đầy tớ, về cơ bản mà nói, hầu như họ là những người hiền lành, công việc phục vụ nhẹ nhàng đã nuông chiều và làm cho họ lười biếng. "Anh hãy được như đầy tớ", có câu thành ngữ như thế trong đám viên chức. Nói đến cuộc sống dễ dàng, sung sướng, thì những người phục vụ đúng là các quý ông trong Lâu đài. Họ cũng quý trọng cuộc sống hiện tại của mình, và trong Lâu đài, họ sống theo các luật lệ của Lâu đài, cũng ứng xử điềm đạm và tử tế, điều này người ta đã làm rùm beng lên cho em rất nhiều lần, ở dưới này vẫn còn có thể nhận thấy chút ít tàn tích đó của cuộc sống đầy tớ nhưng chỉ là tàn dư, bởi vì ở trong làng những luật lệ của Lâu đài không hoàn toàn có hiệu lực đối với họ, dường như họ đã lột bỏ bản thân mình; trở thành quân man rợ, vô kỷ luật, những bản năng không thể làm thỏa mãn ngự trị lên họ thay cho luật lệ. Sự trơ tráo của họ là vô cùng: may cho làng là họ chỉ có thể rời quán "Ông chủ" nếu có lệnh. Nhưng ở trong quán "Ông chủ" người ta cần phải cố gắng để yên ổn với họ, việc này rất khó khăn đối với Frida, cô ấy rất mừng là đã có thể dùng em để làm cho bọn phục vụ yên tâm. Đã hơn hai năm rồi, hàng tuần ít ra là hai lần em ngủ với bọn phục vụ ở trong chuồng ngựa. Hồi trước, khi còn đến được, bố em đã ngủ ở đâu đấy trong quầy uống và chờ đến sáng em mang tin tức cho ông. Em đã mang rất ít tin tức cho ông. Cho đến hôm nay chúng em vẫn không gặp người đưa thư cần gặp, hình như anh ta vẫn đang phục vụ Sortini, có lẽ anh ta đã đi theo Sortini khi ông ấy chuyển đến một văn phòng ở nơi xa nào đó. Phần đông những người phục vụ đã từ lâu cũng không nhìn thấy anh ta như chúng em, và nếu một người nào của họ có cảm giác đã nhìn thấy anh ta, thì chỉ là nhầm. Kế hoạch của em thực ra có vẻ như chịu thất bại, nhưng cũng chưa phải thất bại hoàn toàn. Đúng là chúng em đã không tìm được người đưa thư, rốt cuộc việc bố em đi đến quán "Ông chủ" và ngủ ở đó và có lẽ cả sự đồng cảm giành cho em nữa, nếu như ông còn khả năng đồng cảm, đã tàn phá ông. Đã hai năm rồi bố sống vất vưởng trong trạng thái mà anh đã thấy đấy, dẫu sao bố còn đỡ hơn mẹ, bà đợi cái chết từng ngày, cho đến nay, mà điều đó vẫn chưa xảy ra là nhờ những nỗ lực không thể đo được của Amália. Tuy thế trong quán "Ông chủ" em cũng đạt được cái gì đó: một số mối quan hệ với Lâu đài, anh đừng coi thường nếu em nói là em không ân hận về việc mình đã làm. Anh có thể nghĩ bụng rằng đó không phải là mối liên kết gì to tát. Anh đúng đấy, một sự liên kết không lớn. Dù sao em cũng quen hết những người phục vụ của các quý ông mà trong hai năm vừa rồi thường đến làng, nếu có lúc nào đến được Lâu đài thì em sẽ không phải là người lạ ở đó. Tất nhiên chỉ trong làng họ mới là những người phục vụ, ở Lâu đài họ hoàn toàn là những người khác, ở đó có lẽ người ta không quen biết ai, nhất là với người nào đó mà ở trong làng họ đã từng chung sống, dù một trăm lần họ đã thề thốt ở trong chuồng ngựa rằng họ rất mừng nếu gặp lại em ở Lâu đài. Tuy nhiên em đã có kinh nghiệm là những lời hứa kiểu đó có ít ý nghĩa lắm. Nhưng điều đó không phải là quan trọng nhất. Không chỉ qua những người phục vụ mà em có được quan hệ với Lâu đài, mà còn có hy vọng rằng, đằng nào chẳng có ai ở trên ấy đang theo dõi em, và việc em làm, việc điều hành một đội ngũ đầy tớ lớn tất nhiên là cực kỳ quan trọng và là phần gánh nặng của công việc chính quyền; người nào đó đang theo dõi em chắc là có nhận xét về em vừa phải người khác, và có lẽ ông ta cũng nhận thấy rằng mặc dù em tranh đấu một cách thảm hại thì cùng là vì gia đình, và em tiếp tục những cố gắng của bố mà thôi. Nếu người ta nhìn sự việc như vậy, có lẽ họ tha thứ cho em vì đã nhận tiền của những người phục vụ, và giành những gì nhận được cho gia đình. Em còn đạt được một cái gì đó mà tất nhiên là anh sẽ cho em là tội lỗi. Qua những người phục vụ em đã biết một đôi điều liên quan tới việc ai đó làm thế nào để có thể vào phục vụ Lâu đài bằng con đường tắt không cần thủ tục tiếp nhận công khai, khó khăn mất hàng năm. Quả thật lúc đó anh ta không phải là nhân viên, mà người ta chỉ phần nào bí mật cho anh ta đến đó, anh ta không có quyền lợi và nghĩa vụ, và tệ hại nhất là không có nghĩa vụ; nhưng tuy thế anh ta cũng có một cái gì đó: với việc được gần tất cả, anh ta có thể rình đón và lợi dụng những cơ hội thuận lợi; không phải là nhân viên, nhưng có thể tình cờ anh ta có việc gì đó, nếu đang lúc không có sẵn nhân viên thì chỉ cần gọi một tiếng là anh ta có mặt ngay; chỉ một phút trước đó anh ta còn chưa là gì cả, và bây giờ đã là nhân viên. Lúc nào thì có dịp như thế? Đôi lúc ngay lập tức, khi anh ta vừa mới đến nơi chưa kịp nhìn quanh, thì đã có thời cơ, ở đây không phải người mới vào nghề nào cũng đủ can đảm để chộp ngay lấy thời cơ. Lúc ấy thì lại phải mất hàng năm, lâu hơn so với thủ tục tiếp nhận, theo đúng cung cách thủ tục của nó thì người ta không thể nhận kẻ được phép đến đó một cách bất hợp pháp như vậy. Vậy là có nhiều điều để suy nghĩ; nhưng chúng không nói ra rằng khi tiếp nhận chính thức vào làm việc thì sự lựa chọn rất nghiêm ngặt, và người xuất thân từ gia đình bất kể có tiếng xấu như thế nào đều bị từ chối trước. Anh ta có thể trải qua thủ tục tiếp nhận hồ sơ, lo lắng chờ đợi kết quả hàng mấy năm trời, ngay từ ngày đầu người ta đã rất đỗi ngạc nhiên hỏi anh ta làm thế nào mà lại có thể dấn thân vào một thử nghiệm vô vọng như thế. Nhưng anh ta vẫn hy vọng, làm sao anh ta có thể sống khác cơ chứ; thế rồi sau nhiều năm tháng, có lẽ khi đã thành bô lão, anh ta mới được biết là người ta từ chối, rằng tất cả thế là hết, anh ta đã sống vô ích. Tất nhiên ở đây cũng có những trường hợp ngoại lệ, chính vì thế mà người ta dễ dàng bị quyến rũ như vậy. Có khi rút cuộc họ nhận những người mang tiếng xấu, có những viên chức có thể nói là bất chấp cả ý chí của mình, họ thích cái mùi hoang dã đó, trong khi kiểm tra, họ hít ngửi không khí, mồm xệ xuống, mắt trợn trừng, rõ ràng họ thấy con người như thế gợi lên một khẩu vị đặc biệt, và họ phải cố sức bám vào các bộ luật để có thể cưỡng lại việc tiếp nhận anh ta. Tuy nhiên điều ấy đôi khi cũng không dẫn đến việc người ta nhận anh chàng đó, mà chỉ làm kéo dài vô tận thủ tục tiếp nhận, nó không kết thúc mà chỉ đứt đoạn bởi cái chết của người đó. Như vậy là việc nhận người đúng quy cách cũng như là nhận không đúng quy cách đều gặp khó khăn giấu kín và công khai; trước khi người ta định đâm đầu vào những việc như thế nên cân nhắc cho kỹ càng mọi nhẽ. Trong chuyện này quả thật gia đình em đã không phạm một sơ xuất gì, kể cả Barnabás và em. Bao nhiêu lần em ở quán "Ông chủ" về, chúng em đều ngồi lại với nhau. Em kể cho cậu ấy nghe điều mới mẻ mà mình đã biết được, chúng em nói chuyện suốt cả ngày, Barnabás ngừng tay làm việc nhiều hơn mức cần thiết. Theo anh thì có thể ở đây em đã mắc sai lầm. Thì em biết là những câu chuyện của bọn phục vụ khó mà tin được. Em đã biết là chưa bao giờ chúng muốn kể cho em nghe về Lâu đài. Chúng luôn luôn vòng vo về nơi nào khác, phải nài nỉ chúng từng lời. Nhưng tất nhiên nếu hứng lên lưỡi chúng cởi mở, chúng huyên thuyên những chuyện ngốc nghếch, huênh hoang, cố chơi trội nhau bằng những điều quá đáng và bịa đặt. Chúng thay nhau nói trong sự ầm ĩ bất tận, nơi chuồng ngựa tăm tối; chắc chắn trong trường hợp tốt nhất, thảng hoặc trong một vài điều nhắc tới có ẩn chứa phần nào thực tế. Nhưng em đã kể lại lần lượt cho Barnabás nghe tất cả những gì mà em ghi nhớ được. Cậu ấy vẫn chưa biết phân biệt giữa sự thật và sự dối trá, nên cậu ấy say sưa khao khát cuộc sống kia, cái cuộc sống không thể nào đạt tới nổi vì tình cảnh của gia đình chúng em. Cậu ấy như uống lấy từng lời và nồng nhiệt yêu cầu. Kế hoạch mới của em đúng là chỉ dựa vào Barnabás. Không thể đạt được điều gì hơn ở bọn phục vụ nữa. Không thể gặp người đưa thư của Sortini, có lẽ chẳng bao giờ có thể tìm ra dấu v của y, cùng với Sortini, người đưa thư cũng ngày càng đi xa hơn vào chốn vô định. Người ta bắt đầu quên tên của Sortini, quên ông ta là người như thế nào. Em phải thường xuyên mô tả dài dòng tất cả, mà cũng chẳng đi đến đâu, hơn nữa người ta chỉ nhớ tới ông ta và người hầu một cách rất khó khăn, nên không nói được gì về họ. Về cuộc sống của em với những người phục vụ, tất nhiên em đã không đủ sức ngăn ngừa lời đồn đại, em chỉ có thể hy vọng là mọi việc được hiểu đúng như nó có, và và thế tội lỗi của gia đình chúng em cũng được giảm đi tí chút gì đó, nhưng em đã không nhận được dấu hiệu gì rõ ràng về điều đó. Em vẫn tiếp tục sống như vậy, mà không thấy khả năng nào khác để đạt được cái gì đó ở trong Lâu đài cho gia đình. Em nhìn thấy một khả năng như thế chỉ dành cho Barnabás. Từ các câu chuyện của những người phục vụ, nếu em muốn, có thể rút ra kết luận rằng ai mà được người ta nhận vào phục vụ ở Lâu đài thì người đó có thể làm được rất nhiều cho gia đình mình. Tất nhiên vấn đề là cái gì đáng tin cậy trong những câu chuyện đó của họ. Không thể xác định được, tuy vậy chắc chắn là có rất ít. Ví dụ nếu có một người phục vụ mà em sẽ không bao giờ còn được thấy nữa hoặc giả nếu nhìn thấy em cũng khó nhận ra, hắn ta hứa một cách trịnh trọng rằng hắn giúp em em có việc làm ở Lâu đài, hay chí ít thì hắn cũng ủng hộ, tức là hắn làm cho Barnabás tươi tỉnh lên với việc giúp cậu ấy vào được Lâu đài bằng con đường nào đó. Vì theo như lời kể của những người phục vụ thì có trường hợp trong khi chờ đợi lâu, những người nộp đơn xin việc bị ngất, hoặc họ quẫn trí mà chết, nếu như bạn bè không quan tâm tới họ. Khi họ kể những chuyện như thế và nhiều chuyện khác, lưu ý em, thì những điều phòng ngừa của họ là hoàn toàn có cơ sở còn những điều họ hứa đều hoàn toàn trống rỗng. Nhưng thái độ Barnabás về những lời hứa ấy lại khác, dù em đã ngăn ngừa cậu đấy đừng tin những lời hứa hão, nhưng chỉ với việc kể những điều đó cho cậu ấy nghe đã đủ cho cậu ấy say sưa với các kế hoạch của em. Điều mà em gửi gắm ở Barnabás ít tác động tới cậu ấy, mà chủ yếu những chuyện của những người phục vụ đã tác động đếnNhư vậy sau đó về thực chất em hoàn toàn chỉ dựa vào bản thân mình; ngoài Amália ra, không ai có thể nói chuyện được với bố mẹ. Em càng cương quyết thực hiện những kế hoạch cũ của bố theo cách của mình, thì Amália càng xa lánh em hơn. Trước mặt anh hoặc người khác, cô ấy còn nói chuyện với em, nhưng giữa hai chị em thì không bao giờ. Ở quán "Ông chủ" em chỉ là đồ chơi của những người phục vụ mà họ đã điên cuồng cố đập cho vỡ đi, nhưng suốt hai năm trời, chẳng ai trong số chúng nói cho một lời dù là rẻ mạt. Em đã không nghe điều gì khác ở họ ngoài những điều giảo quyệt, dối trá và vớ vẩn, như thế em không còn ai ngoài Barnabás, mà cậu ấy thì còn rất trẻ. Trong khi kể chuyện cho cậu ấy, thấy ánh rạng rỡ vẫn bừng lên trong mắt nó, từ dạo ấy em đã khiếp sợ; nhưng vẫn không ngừng nói, bởi vụ cá cược là quá lớn. Tất nhiên em đã không có được những kế hoạch to tát, mà trống rỗng của bố, trong em không có lòng quyết tâm của đàn ông, em chỉ muốn làm sao chuộc lại được lỗi đã xúc phạm người đưa thư, và nghĩ là sự khiêm nhường đó đã là công lao của mình. Và cái mà tự mình không thể làm nổi, giờ đây thông qua Barnabás em muốn đạt được bằng cách khác, một cách chắc chắn hơn. Chúng em đã xúc phạm một người đưa thư, đã gây trở ngại cho anh ta ở các văn phòng gần cận, vậy có gì hiển nhiên hơn là đề nghị Barnabás được làm người đưa thư mới, để cậu ấy làm công việc của người đưa thư đã bị xúc phạm. Bằng cách đó, có thể tạo điều kiện cho người đưa thư bị xúc phạm được yên ổn ở nơi xa xôi cho đến khi nào mà anh ta muốn, với thời gian cần thiết để quên đi sự xúc phạm. Em đã nhận thấy rằng, cho dù kế hoạch của em đơn giản như thế nào thì vẫn có trong đó một sự thiếu khiêm tốn nào đó, nó có thể gây ấn tượng là dường như chúng em đòi hỏi chính quyền phải giải quyết như thế nào những vấn đề tiếp nhận nhân viên, hoặc như thế chúng em nghi ngờ việc chính quyền tự mình có tìm ra được giải pháp tốt nhất hay không. Mà có thể, chính quyền đã tìm được giải pháp từ lâu, trước khi chúng em nghĩ ra rằng có thể làm được cái gì ở đây. Thế rồi sau đó em nghĩ không thể có chuyện chính quyền hiểu nhầm đến mức đó, hoặc nếu việc đó vẫn xảy ra là do họ cố ý hiểu nhầm, tức là họ trước việc em làm, mà không có sự xem xét kỹ lưỡng. Tóm lại là em đã không bỏ cuộc, và tính hiếu danh của Barnabás cũng đã làm nốt phần việc. Trong thời gian chuẩn bị đó, Barnabás tự cao tự đại đến mức, như một nhân viên văn phòng tương lai, cậu ấy cho rằng công việc của người thợ đóng giày là quá bẩn đối với mình, thậm chí còn dám cãi lại Amália mà cãi rất hăng nếu thảng hoặc cô ấy, có thể nói là rất ít khi, nói vài lời với cậu ấy. Thật ra em cũng chẳng cản trở niềm vui ngắn ngủi đó của cậu ấy, bởi vì, như đã có thể nhìn thấy trước ngay ngày đầu tiên cậu ấy lên Lâu đài, thì cùng một lúc đã chấm hết niềm vui và sự ngạo mạn. Bắt đầu công việc phục vụ như là thật mà em đã kể cho anh nghe. Cũng lạ lùng là lần đầu tiên mà Barnabás đã vào được Lâu đài dễ dàng làm sao, nói chính xác, cậu ấy vào cái văn phòng gần như là nơi làm việc của mình. Thành công này gần như đã làm em phát điên lên; buổi tối, khi Barnabás trở về, nói thầm cho em, em đã lao đến Amália, nắm lấy cô ấy, kéo vào góc nhà và bắt đầu hôn, em còn cắn cô ấy làm cho cô ấy khóc thét lên vì đau và hoảng sợ. Trong niềm xúc động lớn, em không biết nói gì với cô ấy, vả lại đã lâu rồi chúng em không nói chuyện với nhau. Em đã trì hoãn việc đó đến sáng hôm sau, nhưng trong những ngày tiếp theo tất nhiên đã không có gì để nói nữa. Mọi việc đã dừng lại ở thành công nhanh chóng này. Hai năm liền Barnabás đã trải qua cuộc sống đơn điệu, nặng nề đó. Bọn phục vụ chẳng chịu làm gì cả, em đã đưa thư cho Barnabás, trong đó em muốn họ lưu ý đến Barnabás, đồng thời nhắc nhở họ nhớ tới lời hứa. Còn Barnabás gặp người phục vụ nào cậu ấy cũng lấy thư chìa ra cho anh ta; thảng hoặc cậu ấy gặp phải người phục vụ không biết em, hoặc làm bực mình một người quen nào đó vì kiểu chìa lá thư về phía anh ta mà không nói (bởi vì ở trên đó cậu ấy không dám nói); tuy vậy thật là nhục nhã vì đã không có ai giúp đỡ cậu ấy, và cũng là sự giải thoát, đáng lẽ, chúng em tự giải thoát mình bằng cách như vậy, khi một người phục vụ mà chắc là đã nhiều lần bị Barnabás gây phiền toái, cầm lá thư vò nát và ném vào sọt đựng giấy loại. Em nghĩ có lẽ anh ta đã có thể nói thêm: "Các anh tự mình chắc cũng xử sự với thư từ như vậy!" Nhưng thời gian đó d không mang lại kết quả như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng ảnh hưởng tốt đến Barnabás, nếu có thể gọi là có lại việc cậu ấy đã già hơn so với tuổi và đã trở thành đàn ông trước thời gian; vâng, về nhiều mặt cậu ấy đã trở nên đứng đắn và thận trọng hơn so với tuổi tác. Em buồn không phải một lần, nếu nhìn và so sánh cậu ấy với chàng trai cách đây chỉ mới hai năm. Trong khi đó em không có được niềm an ủi và chỗ dựa mà có lẽ như một người đàn ông, cậu ấy có thể cho. Nếu không có em, cậu ấy chắc gì đã vào được Lâu đài, nhưng từ khi ở đó cậu ấy không còn phụ thuộc vào em nữa. Em là người đáng tin cậy duy nhất của cậu ấy, thế mà rõ ràng là cậu ấy chỉ mới nói với em một phần nhỏ điều đang day dứt tâm hồn mình. Cậu ấy kể nhiều chuyện về Lâu đài nhưng từ những câu chuyện, những chi tiết mà cậu ấy kể không thể nào hiểu được là hoàn cảnh này làm thế nào mà có thể thay đổi cậu ấy nhường đó. Đặc biệt không thể hiểu được làm sao bây giờ ở trên đó như một người đàn ông cậu ấy lại có thể để mất đi hoàn toàn sự can đảm mà thuở thiếu thời cậu ấy đã từng làm cho chúng em điên đảo. Tất nhiên, sự ngừng trệ vô ích, sự chờ đợi bất tận, ngày này qua ngày khác không có một chút hy vọng nhỏ nhất về một sự thay đổi cũng đã bẻ gãy con người, làm cho anh ta rụt rè và trước sau cũng trở nên không có khả năng với những việc khác, ngoài sự dậm chân tại chỗ đầy vô vọng. Nhưng tại sao ngay từ đầu cậu ấy không kháng cự gì cả? Có lẽ Barnabás đã nhanh chóng nhận ra là em nói đúng, và ở trên đó cũng không thể có sự thỏa mãn cho lòng kiêu ngạo, mặc dù, rất có thể cậu ấy may ra cải thiện lại tình cảnh của gia đình. Bởi vì ở đó, ngoài tính nết thất thường của những người phục vụ, mọi việc đều diễn ra khiêm nhường, tính hiếu danh tìm sự thỏa mãn trong công việc; bởi vì trong khi chỉ có công việc là quan trọng nhất, thì lòng kiêu ngạo hầu như bị chìm đi; ở đó không có chỗ cho những mong muốn ngây ngô. Nhưng mà như Barnabás kể thì cậu ấy nhận thấy rõ quyền lực và sự thông tuệ lớn lao ngay cả ở những viên chức không quan trọng lắm, ở những người mà cậu ấy được phép ra vào phòng họ. Nào là họ mắt nửa nhắm nửa mở, tay vung vẩy nhanh chóng ra lệnh ra sao, họ chỉ bằng cách động đậy một ngón tay, không cần nói một lời là đủ xử lý bọn phục vụ cáu bẳn, còn chúng vào những phút ấy, thì thở phì phì mà vẫn cười hạnh phúc; nào là việc một viên chức tìm được một chỗ quan trọng trong quyển sách, liền đập tay xuống trang giấy, những người khác thấy thế liền túm lại, nào là chỗ chật hẹp cho phép họ nghiêng ngó, vươn cổ ra: từ những cảnh như thế, Barnabás đã tạo cho mình ý niệm rất cao cả về những người đó, và cậu ấy tưởng tượng rằng, nếu lúc nào cậu ấy làm cho người ta thấy mình, và có thể trao đổi được vài lời với họ, không phải như người lạ, mà là như người đồng nghiệp cùng công sở, dù là người cấp dưới cũng thế, thì cậu ấy có thể làm được nhiều vô kể cho gia đình. Cho đến nay, tạm thời cậu ấy chưa đạt được điều đó, và cũng không dám đánh liều làm những việc có thể đưa mình tới gần mục đích hơn, dù cậu ấy biết rõ rằng do hoàn cành không may mắn, trách nhiệm nặng nề của người chủ gia đình cũng đã đổ lên đầu cậu ấy. Cuối cùng em phải kể cho anh nghe cái gì đã xảy ra mới đây: anh đến được một tuần rồi. Em đã nghe ở quán "Ông chủ”, ai đó nhắc tới việc có một người đạc điền đến đây, nhưng em không để ý, cũng không biết người đạc điền là ai. Nhưng tối ngày hôm sau thì Barnabás trở về sớm hơn mọi khi, em vẫn thường đi đón cậu ấy vào một giờ nhất định, thấy Amália đang ở trong phòng, cậu ấy kéo em ra ngoài đường, gục vào vai em khóc mấy phút liền. Cậu ấy lại là cậu bé năm xưa. Cậu ấy đã gặp chuyện gì đó mà chưa đủ trưởng thành để hiểu nó. Như thể bất ngờ một thế giới hoàn toàn mới mở ra trước mặt cậu ấy, và cậu ấy không làm chủ nổi những mối quan tâm đầy hạnh phúc của cái thế giới mới mẻ đó. Vậy mà có cái gì khác xảy ra với cậu ấy đâu, người ta chỉ giao một bức thư để cậu ấy chuyển đến tay anh thôi. Có điều đây là lá thư đầu tiên, là công việc đầu tiên mà cậu ấy nhận được.
Olga không nói nữa. Yên lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng thở nặng nề, thỉnh thoảng khò khè của bố mẹ. K. nói vẻ trịch thượng như để tổng kết vào câu chuyện của Olga
- Các người giả nhân, giả nghĩa trước mặt tôi. Barnabás đã đưa lá thư cho tôi như một người đưa thư sành sỏi, rất chi là bận rộn; và thế đấy, còn cô và Amália, cả cô ấy và cô, dường như cũng cùng một giuộc với nhau; các người làm như là việc đưa thư và các lá thư chỉ là chuyện thứ yếu không bằng.
- Anh cần phải có sự phân biệt giữa chúng em, - Olga nói. - Nhờ hai lá thư đó mà Barnabás lại là đứa trẻ hạnh phúc, cho dù từ bấy đến giờ cậu ấy vẫn nghi ngờ công việc của mình. Nhưng sự nghi ngờ này cậu ấy chỉ nói với em mà thôi; đối diện với anh, cậu ấy muốn xuất hiện theo đúng cách thức của một người đưa thư thực sự, như những người đưa thư thực sự vẫn ứng xử, theo tưởng tượng của cậu ấy. Ví dụ như bây giờ, mặc dù cậu ấy hy vọng được nhận quần áo phục vụ, em phải mất hai tiếng đồng hồ để may lại quần cho cậu ấy, để chí ít thì nó cũng có vẻ giống cái quần phục vụ bó sát người, để cậu ấy có thể ra vẻ ta đây với anh, bởi vì về mặt này tất nhiên có thể dễ lừa được anh. Sự việc với Barnabás là như vậy. Nhưng Amália quả thật không coi nghề đưa thư là gì cả, và bây giờ, khi Barnabás đã đạt thành công gì đó, cô ấy dễ dàng đoán ra được qua nét mặt em cũng như Barnabás, khi chúng em ngồi thì thầm với nhau; bây giờ thì cô ấy còn coi khinh Barnabás hơn từ trước đến nay. Nghĩa là cô ấy nói đúng đấy, anh đừng nhầm lẫn, và ở đây chẳng cần phải nghi ngờ về em, anh K. ạ, nếu thảng hoặc em có nói về nghề đưa thư một cách thóa mạ thì không phải là để lừa dối anh, mà là vì lo sợ. Hai lá thư đã qua tay Barnabás, đó là dấu hiệu đầu tiên và dù hết sức mơ hồ, mà gia đình chúng em nhận được sau ba năm nay chỉ ra rằng người ta đã thương hại chúng em. Bước ngoặt này, nếu đúng là bước ngoặt, chứ không phải là sự nhầm lẫn... - sự nhầm lẫn luôn nhiều hơn là bước ngoặt... - có liên quan đến việc anh xuất hiện, số phận chúng em dường như phần nào đã tùy thuộc vào anh. Hai lá thư đó có lẽ chỉ là bước đầu, và hoạt động của Barnabás biết đâu còn vượt quá việc đưa thư, phục vụ một mình anh, đây là tất cả hy vọng của chúng em, chừng nào còn được hy vọng; nhưng tạm thời thì tất cả chỉ tập trung vào một mình anh. Ở trên đó chúng em cần phải bằng lòng với cái mà người ta cho, còn ở dưới này thì có lẽ bản thân chúng em cũng có thể làm được cái gì đó, nghĩa là chúng em có thể giữ gìn thiện chí của anh, hoặc ít ra thì chúng em có thể ngăn ngừa không để anh có ác cảm đối với gia đình em; hay điều quan trọng nhất là chúng em có thể giúp đỡ anh bằng tất cả sức lực và kinh nghiệm của mình để mối quan hệ của anh với Lâu đài, mối quan hệ có thể đưa chúng em trở lại với cuộc sống, khỏi mất đi một cách phí hoài. Cách gì là tốt nhất để làm việc này? Bằng cách là nếu chúng em gần gũi anh, anh đừng nghi ngờ chúng em, bởi vì ở đây anh là người lạ, và do đó lòng anh đầy nghi kỵ đối với tất cả, cố nhiên đó là sự nghi kỵ chính đáng. Hơn nữa người ta khinh bỉ chúng em, mà dư luận thì tác động đến anh, nhất là qua vợ chưa cưới của anh; làm thế nào để chúng em có thể lại gần anh mà, chẳng hạn, không làm mất lòng vợ chưa cưới của anh, dù việc đó hoàn toàn nằm ngoài ý định của chúng em, để không xúc phạm đến anh? Những tin tức mà em đã đọc một cách chính xác trước khi đến tay anh (Barnabás không đọc, như một người đưa thư, cậu ấy không được phép), thoạt tiên chúng không có vẻ quan trọng gì đặc biệt, mà xem ra đã lỗi thời, bản thân các thông tin đã làm giảm ý nghĩa của chúng nếu như người ta chỉ thị cho anh đến thượng cấp. Còn bây giờ, chúng em phải tỏ thái độ như thế nào đối với anh về mặt đó? Nếu nhấn mạnh tầm quan trọng của các tin tức thì chúng em bị nghi ngờ rằng chúng em chỉ lo thực hiện mục đích riêng của mình chứ không phải của anh. Khi chúng em quá coi trọng, và như những người chuyển tin, trước mặt anh chúng em đánh giá cao cái rõ ràng là không đáng kể, thì bằng việc đó chúng em có thể coi thường bản thân các tin tức, và như vậy, rõ ràng chúng em đã có thể lừa anh, trái với ý muốn của mình. Ngược lại, nếu không cho những lá thư là quan trọng thì chúng em cũng bị nghi ngờ như vậy mà thôi, bởi vì tại sao chúng em vẫn làm cái việc chuyển các lá thư không đáng kể đó; tại sao có sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của chúng em; tại sao chúng em đã lừa gạt không chỉ anh, là người nhận, mà cả những người đã ủy nhiệm của mình; chắc chắn họ không giao những để chúng em bằng những nhận xét của mình làm mất uy tín của họ nơi người nhận. Và giữa những điều quá đáng, tìm được con đường trung gian, tức là nhận xét một cách đúng đắn các lá thư là không thể được, bởi vì giá trị của chúng thường xuyên thay đổi, cùng một lúc chúng cho lý do để cân nhắc vô số việc; con người ta dừng lại ở việc nào là hoàn toàn do tình cờ, mà như vậy thì ý kiến cũng chỉ ngẫu nhiên mà thôi. Và nếu ở đây lại còn vì anh nữa thì mọi thứ sẽ lẫn lộn hết, nhưng xin anh đừng xét đoán những lời em nói một cách quá nghiêm khắc. Ví dụ Barnabás đã có lần trở về với tin là anh không hài lòng với công việc đưa thư của cậu ấy, do sợ hãi và, rất tiếc, do lòng tự trọng bị xúc phạm, cậu ấy đề nghị từ bỏ công việc đó. Lúc ấy, để sửa chữa lỗi lầm, em đã sẵn sàng lừa đảo, dối trá lòe bịp, và làm mọi chuyện xấu xa để có thể giúp được mình. Nhưng lúc đó, theo như em nghĩ, thì em làm không chỉ vì lợi ích của chúng em mà còn vì lợi ích của anh nữa.
o O o
Có người gõ cửa, và Olga ra mở cửa. Chiếc đèn pin bỏ túi hắt vạch sáng vào bóng tối. Người đến thăm muộn thì thầm hỏi điều gì đó, và nhận được câu trả lời cũng thì thầm, nhưng người đó không vừa lòng, bằng mọi giá y muốn len vào phòng. Một mình Olga không giữ được y, cô gọi Amália, chắc chắn với hy vọng để bảo vệ giấc ngủ của bố mẹ, Amália có thể làm tất cả những gì có thể làm được để đuổi người đến thăm. Quả thật cô ấy đã vội đến đó, đẩy Olga sang một bên bước ra ngoài ngõ, đóng cánh cửa phía sau lại. Chỉ phút chốc cô đã quay về, cô giải quyết nhanh chóng như thế cái việc mà Olga không thể giải quyết nổi.
K. được Olga cho biết rằng vị khách vừa đến là một phụ tá của chàng được Frida giao cho đi tìm kiếm chàng. Olga muốn bảo vệ K. trước tên phụ tá; nếu rồi đây chàng thú thật với Frida là đã ở chỗ họ, thì cứ việc làm, dù sao thì cũng đ để tên phụ tá nhìn thấy chàng ở đây. K. tán thành việc đó. Nhưng K. đã khước từ đề nghị của Olga là chàng hãy ngủ lại đó và đợi Barnabás. Nếu chỉ có như thế, thì có lẽ chàng đã chấp thuận rồi, bởi vì đêm đã khuya, và chàng nghĩ bây giờ dù muốn hay không, chàng đã gắn bó chặt chẽ với gia đình này; dù rằng nghỉ lại ở chỗ họ thật sự không đủ tiện nghi, nhưng xét đến mối quan hệ của họ thì khắp làng không thể tìm được một chỗ nghỉ nào tốt hơn thế. Thế mà chàng vẫn khước từ, bởi vì sự xuất hiện của tên phụ tá làm cho chàng lo sợ. Chàng không sao hiểu nổi rằng Frida, người biết được ý chí của chàng, và bọn phụ tá, những người đã quen việc sợ chàng, lại có được sự nhất trí như thế, đến mức Frida đã không e ngại bảo một trong những tên phụ tá đi tìm chàng, mà lại chỉ một tên thôi, trong khi đó chắc chắn tên kia ở lại chỗ cô. Chàng hỏi Olga có roi da không, không có roi da, chỉ có một cành liễu vừa khéo. K. cầm cành cây, sau đó chàng hỏi có lối đi khác ra khỏi nhà không. Có một lối đi qua sân, chỉ phải trèo qua hàng rào của vườn hàng xóm, rồi băng qua vườn, và như vậy là ra đến đường. K. đã chọn con đường đó. Theo sự dẫn đường của Olga, đi qua sân đến hàng rào, K. cố gắng làm dịu bớt những lo lắng của cô gái, chàng tuyên bố rằng mình không hề phật ý vì trong các chuyện cô kể đây đó vẫn có ít nhiều mánh khóe, mà ngược lại, chàng rất hiểu cô, cảm ơn sự tin cậy của cô đối với chàng mà bằng chứng là câu chuyện cô đã kể: và chàng dặn cô là khi Barnabás về, cô hãy bảo anh ta đến trường học ngay lập tức, cho dù là lúc nửa đêm đi nữa. Không phải những tin tức mà Barnabás mang đến là niềm hy vọng duy nhất đối với chàng, bởi nếu như thế thì từ lâu chàng đã phải vất vả, nhưng chàng không muốn từ bỏ chúng, chàng muốn thích nghi với chúng, trong khi đó chàng cũng không quên Olga, bởi vì đối với chàng gần như Olga với lòng dũng cảm, tính thận trọng, sự thông thái, và đức hy sinh vì gia đình của cô ấy, còn quan trọng hơn cả mọi tin tức. Nếu cần phải lựa chọn giữa Amália và Olga thì một phút chàng cũng không do dự. Chàng nắm chặt tay cô thân thiết, trước khi nhảy qua hàng rào của vườn nhà hàng xóm.