Số lần đọc/download: 2881 / 5
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:40 +0700
Chương 15
T
iếng rao lơ lớ của ông già bán bánh mì lại vang lên quen thuộc. Song Lan còn đang chòm người ngó theo cái nón rộng vạnh ngộ nghỉnh của ông ở cuối con đường thì có tiếng gọi bên cạnh làm cô giật mình quay lại:
- Anh Huy! Làm em hết hồn.
Huy cười:
- Tập thể dục xong thì vào thay quần áo chuẩn bị đi học. Em làm gì mà chòm người ngó xuống đường vậy? Có anh chàng nào đẹp trai hơn anh dưới đó à?
Song Lan phì cười:
- Không có anh chàng nào hết mà là một ông già bán bánh mì thôi. Ổng đội một cái nón rộng vành, nên em đâu có biết là diện mạo có khá hơn anh không.
Huy chống nạnh hầm hè:
- Cha, mòm mép lanh lối hơn xưa nhiều rồi đó phải không?
Song Lan nháy mắt:
- Học của anh mà.
Huy cười vò đuôi tóc cột cao của co. Cô bỉu môi trêu anh:
- Mớ tóc anh đau sao không vò, cắt ngắn làm chi rồi cứ đem mớ tóc đã suông của em ra làm rối hòai.
Huy tròn mắt:
- Còn nói à? Chứ ai hôm trước chê anh để tóc dài nhìn bù xù bê bối? Anh đã vì em mà chia tay với mái tóc lãng tử của mình rồi, thì bây giờ anh vọc lại tóc em cho đở nghiền.
Song Lan lườm anh:
- Tóc anh để dài bụi bậm thấy mồ, đó là chưa kể thỉnh thỏang em thấy anh gải nó bù xù phát khiếp. Nói anh cắt ngắn để gọn ghẻ và bánh trái ra, vậy mà còn bắt đền người ta.
Huy ôm vai cô cười:
- Bỏ chuyện tóc tai qua một bên đi, anh hỏi em nè, sao lại nhìn ông già bán bánh mì vậy? Thèm ăn bánh mì nóng à? Chút nữa chở em đi ăn bánh mì ớp la, chịu không?
Cô cười ngắt nghẻo:
- Không phải em thèm ăn bánh mì đâu.
- Chứ tại sao lại ngó ông già đó vậy? Ngó đến nổi anh đến gần mà không biết.
- Thì tại vì...
Cô chợt khựng lại nhìn anh:
- À,mà nói ra anh không được cười mới được.
Huy nhướng mắt ngạc nhiên:
- Ừ thì không cười, gì mà bí mật vậy?
Song Lan giải thích:
- Có bí mật gì đâu. Hôm nào em dậy sớm tập thể dục, cũng ngừng và nhìn xuống ngắm ông hết bởi vì.. Ổng làm em nhớ đến ngọai, nhớ đến hồi còn ở dưới quê.
Huy lạ lùng:
- Nhớ đến ngọai à? Ngọai em người Hoa sao?
Cô bật cười:
- Đâu phải. Nhà em người Việt chính gốc.
Huy ngỡ ra nhìn cô:
- Vậy sao nghe ông già Tàu rao bánh, em lại nhớ ngọai?
Song Lan khựng lại:
- Ờ thì.. em cũng không biết nữa. Hình như tại cái giọng rao của ông già nữa, buồn buồn làm em thấy nhớ ngọai và nhớ quê mình sao đâu.
Cô liếc nhìn anh rồi phân trần:
- Lý do thì có vẻ kỳ cục, nhưng mà... em nói thật đó. Em không lý giải nói tại sao tâm trạng mình lại như vậy nữa. Em biết là anh nghe xong sẽ thấy lạ.
Huy chòang tay qua vai cô cười:
- Anh hiểu em mà, chẳng có gì lạ đâu. Em xa quê lâu quá rồi, nên bắt cứ điều gì mờ hơi quen thuộc làm em gợi nhớ quê nhà ngày thôi.
Rồi anh hắng giọng:
- À mà em không về quê đã bao lâu rồi nhỉ?
- Dạ gần hai năm rồi.
- Hai năm. - Anh gật gù - Vậy thi tốt nghiệp xong, em có muốn anh đưa em về quê thăm ngọai không?
Song Lan tròn mắt nhìn anh:
- Anh định đưa em về thăm ngọai sao?
Huy vuốt mũi cô cười:
- Ừ, anh thì ngán ai chứ. Trước nhất là anh muốn thăm ngọai, sau đó cũng muốn ngắm qua cái anh chàng Ngàn nào đó, xem coi anh ta tệ ra sao mà bị em chê nữa chứ.
Song Lan đỏ mặt véo tay anh:
- Nè, không phải em kể cho anh nghe chuyện hồi ở dưới quê để anh chọc ghẹo em đâu nha.
Huy cười:
- Thì anh cũng kể cho em nghe lại cái chuyện anh làm sai hồi xưa rồi. Cái nhà văn hóa xấu ỉnh kia, anh còn dẫn em đến "tham quan" được, thì bây giờ tới phiên em cho anh ngó qua cây si hồi trước của mình đi chứ.
Song Lan trề moi cười. Thật không làm sao nói lại Huy. Suốt ngày anh cứ ra vào trêu cô hòai, dù thỉnh thoảng, khi cô làm mặt quậu, anh xuống nước năn nỉ cũng đầy thành ý lắm.
Yêu nhau không lâu, nhưng cô có thể thấy được chân tình của anh. Khi cô cứ thất vọng và bi quan hòai chuyện té trên sân khấu, Huy đã không ngại kể cho cô nghe chuyện củ, còn đưa cô đến nơi anh bảo là tự làm hỏng sự nghiệp của mình.
Đó chính là cái nhà văn hoa mà lần đầu Thế đưa cô đến hát thử và may mắn là gặp anh. Nhìn đó nghiêng của ngôi nhà, những bức tường nứt mà anh chỉ, cô chợt thấy cảm động. Anh đã vì cô mà tự vạch lại vết sẹo vẫn luôn ám ảnh ngày nào.
Mãi nghĩ ngợi, cô không nghe thấy tiếng Huy, anh phải gọi lần nữa cô mới sực tỉnh. Huy ngạc nhiên hỏi:
- Em nghĩ gì dữ vậy?
Cô lắc đầu:
- Chuyện củ thôi. Anh hỏi em gì vậy?
- Chừng nào thì em tốt nghiệp?
- Tháng sau đó anh.
Cô chợtt nhớ ra:
- À, em quen mất. Dạo này buổi chiều tụi em phải tập thêm cho vở diễn tốt nghiệp, nên có lẽ sẽ về trể lắm, anh khổi đón em.
Huy lườm cô:
- Khổi đón sao được. Em có tập gì thì tập, trể một chút thì anh ngồi quán cà phê đợi diễn chớ có sao đâu.
Có tiếng chân bước ra sân thượng, cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người. Nhận ra là ông Ánh, Huy cất tiếng chào:
- Hôm nay chú cũng dậy sớm quá, chú đi Huế phải không?
Ông Ánh gật đầu chào Song Lan rồi cười:
- Chuyện đi Huế đó tòa sọan đã nhận hủy rồi, bây giờ chú lại tạm rảnh rang hai ngày.
- Vậy mà chú không chịu ngũ thêm dưỡng sức, dậy sớm làm gì, con thấy dạo này chú hơi ốm đó.
Ong Ánh gật gù, mắt nhìn Huy đâm đâm:
- Nhiều việc chưa làm xong, ngũ nghê cái gì được.
Huy chợt quay sang Song Lan:
- Em vào trong thay áo đi. Rồi anh chở đi học không thôi trể.
Song Lan dạ nhỏ rồi chào ông Ánh, cô vào trong. Huy hắng giọng:
- Chú lại muốn nhắc con về chuyện đó phải không?
Ông Ánh cười:
- Còn chuyện nào khác nữa. Chú đang định sẽ dành hai ngày nay để giải quyết cho xong cái vụ của con đấy. Không biết hai ngày có đủ để trị dứt tính cứng đầu cứng cổ của con không.
Thấy Huy im lặng, ông Ánh thở ra:
- Chú đã nói là sau khi con bỏ nhà ra ngoài sống, bà ấy đã không còn gì với cái gã đó rồi mà. Chuyện qua lâu rồi sao con cứ để bụng rồi khó chịu với mình?
Huy cau mày bực dọc:
- Chú đừng nhắc chuyện đó nữa mà. Con không muốn nghe đâu.
- Sao lại không nhắc? Chuyện gì cũng phải đối diện với nó mà, chẳng thà đối diện một lần rồi quên đi, còn hơn lẫn tránh nhưng cứ bị nó ám ảnh như con vậy.
Ông lắc đầu:
- Con người ta ai mà không có lúc lầm lỗi, nhưng họ nhận ra cái lỗi đó rồi thì chuyện bỏ qua đi, Huy. Thật tình thì ba con mất, con lại bỏ đi, gia đình tan nát, bà ấy cũng dằn vặt đau khổ lắm rồi. Tại sao con không nghĩ kỹ lại. Người đó là mẹ ruột của con mà.
Huy thở dài:
- Không phải con không nghĩ đến điều này, nhưng nghĩ đến đối diện lại với mẹ, con thấy... khó mà như xưa được.
Ông Ánh chép miệng:
- Đó là tại ngày xưa con tôn thờ ba mẹ mình quá, nên khi nhận ra lỗi của họ, con bị sốc. Con quên ba mẹ cũng là con người, mà con người thì đâu có ai hoàn hảo, sao tránh được ngã nghiêng trước cám dỗ của cuộc đời. Nếu con xét đoán mẹ mình, thì lấy ai xét đoán con sau này? Con có chắc rằng suốt cuộc đời mình, con không hề làm sai không?
Huy nhăn mặt làu bàu:
- Sao chú cứ nói mãi những câu này.
Ông Ánh trợn mắt:
- Sao lại không nói? Mấy năm nay rồi, cứ mỗi lần chú nhắc nhở thì con lại quạo quọ lãng tránh, nhưng bây giờ chú không cho con tránh nữa, con phải nghĩ đến mẹ mình chứ. Ba năm trời nay con có chịu nghĩ cho bà ấy không? Bà ấy chỉ còn có con, sao con ương ngạnh một cách vô lý hoài như vậy?
Những câu phân tích khi thì nhẹ nhàng khi lại thẳng đuột của ông Ánh làm Huy phân vân và bối rối. Thoáng thấy bóng Song Lan vừa ra khỏi cửa phòng, anh nói nhanh:
- Con phải đi rồi.
- Nhưng mà...
- Thôi được rồi, chú đã thắng. Chiều nay con sẽ ghé về nhà.
Ông Ánh bất ngờ:
- Hả? Con nói...
Huy đã bước vài bước, anh quay lại cười với ông:
- Nếu chú muốn nghe con nói rõ hơn thì chú ra quán cà phê đầu đường đợi con đi. Đưa Song Lan đi học xong con sẽ về đó.
Dứt lời, Huy đã bước tiếp vào hành lang. Gật đầu với câu chào của Song Lan, ông Ánh cười, nụ cười thật tươi.
Vậy là cuối cùng rồi ông cũng đã chuyển hướng được cái đầu ngang bướng của Trình Huy rồi. Cho dù có hơi tốn thời gian thật, nhưng cũng không bỏ công ông bao lâu nay ra sức khuyên nhủ.
o0o
Người giúp việc đặt dĩa bánh ngọt và mấy tách trà lên bàn xong đã lui vào trong, bà Lưu vẫn còn bất ngờ với đứa con trai ngồi trước mặt. Tay bà run run đẩy tách trà về phía ông Ánh:
- Mời anh uống nước!
Tách kia, bà vừa chạm vào đã nghe tiếng Huy vang lên:
- Mẹ để con được rồi.
Giọng anh tuy còn chút lạt lẽo, khô khan nhưng cũng làm bà cảm động đến nỗi lọng cọng khua mấy cái đĩa tách. Ông Ánh cười xòa đỡ lời:
- Người nhà mà, cô lại làm như khách khứa vậy.
Bà bối rối:
- Tôi...
Như hiểu sự khó khăn, vướng mắc của cả hai người, ông Ánh hắng giọng:
- Gói thuốc của tôi hết rồi, tôi ra đầu đường mua mới được, hai mẹ con cứ nói chuyện đi. Lâu không gặp, chắc là có nhiều chuyện để nói mà, phải không?
Ông Ánh đi mất, không khí trong phòng lại càng im lặng.
Bà Lưu lúng túng mãi mà không tìm được lời nào để nói với con. Bà không biết tại sao nữa.
Cái lỗi ngày trước của bà, bà đã ray rứt và ăn năn suốt mấy năm rồi. Thời gian đã trôi có đến ba năm trời, bây giờ đây, thằng con trai ngang bướng của bà đã chịu ngồi đối diện bà, nó đã tha thứ cho bà chưa, hay vẫn còn căm hận mẹ nó?
Cái chết của chồng, tuy bà không phải là thủ phạm, nhưng nếu không phải vì tức giận khi phát hiện chuyện không chung thủy của bà, ông đâu có bỏ đi uống rượu đến say khướt để rồi lái xe chạy quá tốc độ và tự gây tai nạn chết người cho mình.
Liếc khẽ gương mặt vẫn kín bưng của con, bà Lưu buồn rầu. Trình Huy từ nhỏ đến lớn vẫn luôn hãnh diện về ba mẹ mình. Cho nên khi biết mọi chuyện, nó đã thực sự bị sốc nặng. Tình cảm mẹ con cũng như mái ấm gia đình tan vỡ, tất cả chỉ vì một lần nông nỗi của bà.
Nó bỏ nhà, đi lang thang ở trọ, bỏ luôn nghề nghiệp, bỏ đi đánh đàn hàng đêm trong một ban nhạc của bạn bè, và không một lần chịu quay về nhà.
Mọi khi bà có đến nhà trọ thăm nó, nó lãng tránh không gặp, nhưng nghe ông Ánh bảo suốt cả ngày đó, nó đi đánh bạc, đi uống rượu, có khi đến sáng mới về.
Biết điều này, bà đành thôi không tìm thăm nó nữa, chỉ thỉnh thoảng ghé vào tụ điểm nó diễn, mua một vé, ngồi ở góc tối khó thấy nhất, để mong nhìn thấy được thằng con trai duy nhất của mình mà không làm nó phải đau khổ, dằn vặt và tự bê tha vì mình.
Bà thở dài, tiếng thở dài dù đã nén lại, nhưng Huy vẫn nhận ra. Anh ngẩng lên nhìn bà một thoáng rồi lừng khừng hỏi:
- Mẹ... không khỏe à?
Bà nhỏ giọng:
- Không có gì đâu con.
Huy chép miệng hỏi khô khan:
- Cái bệnh đau nhức mùa mưa của mẹ đã đở chưa?
Bà cười gượng:
- Bệnh cũ mà con, cứ lúc lặn lúc phát, không dứt được.
Huy cau mày lặng im. Bà Lưu ngập ngừng hỏi:
- Con vẫn khỏe chứ?
- Con vẫn khỏe.
- Mẹ thấy... con đã cắt tóc ngắn gọn gàng như xưa.
Huy gắt:
- Tóc dài luộm thuộm bê bối quá, con đã cắt mấy ngày rồi.
Bà Lưu nhìn con rồi rụt rè hỏi:
- Mẹ có nghe chú Ánh nói, con dự định trở lại với nghề kiến trúc.
Huy lại gật đầu:
- Đàn hát chỉ để vui chơi thôi, có lẽ trở lại nghễ cũ sẽ tốt hơn cho con.
Liếc khẽ gương mặt Huy, bà Lưu gợi ý:
- Công ty xây dựng của ba con tuy đã nhường người khác quản ly, nhưng chúng ta vẫn còn là cổ đông thứ ba, mẹ nghĩ chúng ta có thể dựa vào đó mà...
- Mẹ! - Trình Huy nhăn mặt kêu lên.
Tiếng kêu của anh làm bà Lưu giật mình nín bặt. Có lẽ như thấy mình cũng quá nóng nảy, Huy dịu giọng lại:
- Hôm nay con chỉ muốn ghé thăm mẹ thôi, mẹ đừng nói gì đến chuyện khác.
Anh thẳng thắn nói:
- Cho dù có làm lại từ đầu, con cũng chịu. Con không thích được ba mẹ đỡ đầu mãi. Con muốn tự mình cố gắng để tạo dựng uy tín, để vượt qua thất bại cũ.
Bà Lưu vội gật đầu:
- Được rồi. Mẹ hiểu ý con. Nhưng... con sẽ về nhà chứ?
Huy lắc nhẹ đầu:
- Xin lỗi mẹ, con nghĩ hiện giờ con chưa muốn về nhà.
Ánh mắt bà lặng buồn:
- Vậy con...
Huy nhìn bà, giọng nói và ánh mắt bà làm anh chùng lòng. Anh ngập ngừng:
- Con sẽ về nhà, nhưng mẹ hãy để con một thời gian nữa được không?
Bà Lưu đành thở dài:
- Thôi được, nhưng mẹ... mong con có thể về thăm mẹ thường.
Huy yên lặng nhìn mẹ. Cuối cùng anh nói nhẹ nhàng:
- Con hứa với mẹ.
Khi ông Ánh trở lại, ông mỉm cười hài lòng vì nhận ra nét mặt tươi tỉnh của bà Lưu và câu chuyện đã trôi chảy giữa hai mẹ con.
Có thêm sự hậu thuẫn của ông, Huy chịu ở nhà ăn bữa cơm trưa hôm đó. Bữa cơm ba người có lẽ làm bà Lưu rất vui, bà cứ lo gắp thức ăn cho con trai, mà quên cả chén cơm dần trở thành nguội lạnh của mình.
Cái không khí ngột ngạt nặng nề cũ đã vơi đi, chỉ còn lại sự đầm ấm, yên ả của một gia đình.