Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 14: Bắc Kinh Và Chuyến Đi Thăm Của Nixon
S
au khi có mặt ngày 10 tháng 11 năm 1971 để hoan nghênh Kiều Quán Hoa khi ông ta bước qua ngưỡng cửa của Liên hợp quốc để trình thư uỷ nhiệm lên Tổng thư ký Uthant, và khi ông ta dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc ngồi vào chỗ ngồi hợp pháp của mình với sự vỗ tay hoan nghênh huyên náo, tôi lại lên đi Bắc Kinh. Ở đó tôi có một cuộc hẹn với Thái tử Norodom Sihanouk, Quốc trưởng bị hạ bệ Campuchia, nguyên quốc vương, và lúc này là Chủ tịch sáng lập của FUNK (Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia). Chúng tôi hợp tác với nhau để viết một cuốn sách trong đó Sihanouk sẽ mô tả các sự kiện dẫn đến việc lật đổ ông ta, tính chất và những triển vọng của cuộc đấu tranh chống lại, mà vào lúc tôi đến Bắc Kinh đang được tiến hành hết sức ráo riết...
Sihanouk rất nóng ruột trình bày trường hợp của mình cho thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận chung. Chúng tôi nhanh chóng thoả thuận với nhau về nội đung cuốn sách và chia nó ra thành những chương và những vấn đề mà mỗi bên phải viết và định ra cách làm việc thông thường thích hợp với nhiệm vụ của ông ta là Quốc trưởng lưu vong. Nhiệm vụ của ông ta rất nhiều. Các khách cấp cao của các nước thừa nhận Chính phủ kháng chiến đều thực hiện những cuộc đi thăm lễ tân. Mao Trạch Đông đã ra chỉ thị phải cung cấp cho Sihanouk tất cả các phương tiện để hoạt động như là một Quốc trưởng thực sự. Ngôi nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc trước kia (và trước đó là Sứ quán Pháp) đã được chính thức tuyên bố là khu vực của Campuchia. Vì lý do thuận tiện, tôi được bố trí ở tại nhà riêng của Thủ tưởng Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GNLUNK), chính khách đàn anh Xăm-đéc Pen-nút đã xuống miền Nam ấm hơn của Trung Quốc.
Chúng tôi nhanh chóng định xong cách làm việc hàng ngày. Vào trước bữa ăn trưa, tôi sẽ đánh máy những câu trả lời của Sihanouk đối với những câu hỏi liên quan đến các nội dung của chương sách sẽ được viết thảo đêm đó. Chúng tôi nói bằng tiếng Pháp, nhưng sáng sớm sau, ông ta sẽ đọc bản thảo bằng tiếng Anh, trả lại tôi vào buổi tối với những bình luận của ông ta viết rõ ràng mực đỏ ở ngoài lề. Trên cơ sở đó, tôi phải hoàn thành bản thảo cuối cùng và lại chuyển lại cho ông ta thông qua. Đồng thời tôi tôi làm việc cho chương khác. Một khi tư liệu đã đầy đủ, mỗi ngày chúng tôi viết xong một chương...
Trong 3 tuân lễ tôi hoàn toàn hợp nhất vào gia đình Sihanouk. Ăn trưa và ăn tối với họ, máy ghi âm luôn luôn trên bàn ăn; gia đình ông ta gồm có người vợ xinh đẹp và thông minh, bà Monic và mẹ bà ta; một đứa con trai và con gái của một trong những người vợ trước của Sihanouk; bà cô cưng quý của ông ta giám sát việc ăn uống và người thư ký riêng. Ông ta làm việc với một năng lực phi thường và để giữ cho thành viên của Chính phủ và gia đình của ông ta mạnh khoẻ, ông ta thường tổ chức những trận đấu cầu lông ban đêm, thường là 3 người chơi một bên để nhiều người được chơi nhất. Thỉnh thoảng tôi cũng để ra một số thời gian viết ban đêm để theo dõi các cuộc đấu cầu lông giữa bộ này với bộ khác, giữa vụ này với vụ khác.
Sihanouk luôn luôn đứng giữa, nhảy lên nhảy xuống như một quả bóng cao-su, phía ông ta tham gia luôn luôn thắng.
Mao Trạch Đông nhấn mạnh rằng thái độ mến khách phải được mở rộng cho bất kỳ người Campuchia nảo muốn đến Bắc Kinh để cư trú lạm thời, vì vậy cộng đồng này đã luôn luôn được mở rộng. Họ thay mặt cho những quan điểm chính trị khác nhau của sinh viên, trí thức và những người Campuchia thuộc giai cấp trung gian và giai cấp trên, ngẫu nhiên có mặt ở ngoài nước khi Sihanouk bị phế truất, kể cả một số lớn nhà ngoại giao tập hợp dưới ngọn cờ của FUNK - GRUNK. Những người tìm cách thoát khỏi Campuchia và đến Trung Quốc đều được mời ăn cơm với gia đình Sihanouk để kể những kinh nghiệm của họ và tình hình trong nước.
Monic hoạt động như là thư ký báo chí của Sihanouk. Ở Phnompenh, người ta coi bà ta đúng là một nhân tố trang trí cho Thái tử, đứng bên cạnh ông ta tại các cuộc chiêu đãi chính thức, nói lên một vài câu công thức để hoan nghênh người đến hoặc tiễn biệt người đi. Bây giờ bà ta làm việc nhiều giờ, đọc hàng tá những báo hàng ngày từ New York, London, Paris và Hong Kong, cắt những bài nói đến Campuchia và những nhân tố của tình hình quốc tế có liên quan đến tình hình Campuchia. Khi tôi chúc mừng bà ta về sự đánh giá rất nghề nghiệp mà bà ta đã tỏ ra trong việc biên soạn những báo cáo. Bà ta trả lời:
“Trước khi chồng tôi bị phế truất tôi chưa hề bao giờ quan tâm đến chính trị. Trên máy bay từ Moscow đến Bắc Kinh khi ông ta báo cho tôi điều đã xảy ra, tôi cố thuyết phục ông ta rằng sau chuyển thăm Bắc Kinh chúng tôi nên trở về Pháp và sống yên tĩnh ở đó. Nhưng khi ông ta nói chúng ta phải đấu tranh chống lại, tôi đã đồng ý và quyết tâm ủng hộ ông ta. Ông ta yêu cầu tôi đọc báo cho ông ta và cắt những đoạn có ích cần chú ý. Từ đó tôi đã chú ý một cách say sưa đến tất cả các mặt của các công việc quốc tế”.
Còn đối với cuốn sách, mục đích đã được nêu trong lời giới thiệu của tôi, rõ ràng đã được viết với sự đồng ý của Sihanouk. Lời giới thiệu đó nêu lên những đường hướng chính. Dưới đây là một đoạn trích:
Quyển sách mô tả một cách cổ điển toàn bộ tính chất của những phương tiện, mà cường quốc kinh tế quân sự mạnh nhất thế giới đã sử dụng để buộc một nước nhỏ từ bỏ chính sách mà nước đó đã lựa chọn và để gạt nhà kiền trúc và người thi hành chính sách đó.
Tại cuộc gặp đầu tiên của Sihanouk với anh em Đa-lét, họ đã đưa ra một yêu cầu đáng ngại rằng ông ta phải bỏ những ý nghĩ trung lập của mình. Khi những sức ép ngoại giao, chính trị và kinh tế đi đôi với những sức ép quân sự đã thất bại thì tiếp theo là một thời gian của những âm mưu và những kế hoạch ám sát. Khi các mưu đồ đó cũng thất bại cuối cùng đến lượt một cuộc đảo chính quản sự và can thiệp vũ trang của Mỹ và chư hầu Sải Gòn nhằm duy trì bọn chiếm đoạt lại chính quyền bằng việc cung cấp đầy đủ tài chính cho bọn phản bội chóp bu. Bằng cuộc đảo chính của Lon Nol tháng 3 năm 1970, Mỹ đã thành công trong việc xuất cảng sang Đông Dương những biện pháp đã được thử thách ở châu Mỹ la-tinh... Công trình hiện nay được tác giả coi là một vũ khí trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập của chính nước tác giả và là một lời cảnh tỉnh cho các nước khác đã bị xem như là những nạn nhân tương lai.
Trong lời tựa ngắn do Sihanouk viết, đã đưa đoạn sau đây vào. Đó là đoạn làm cho tôi rất thích thú:
“Tôi đã chọn để kể câu chuyện này cho một nhóm các nhà văn đã luôn luôn bảy tỏ cảm tình, sự hiểu biết và từ tôn trọng đối với danh dự quốc gia của chúng tôi, đối với những nguyện vọng của nhân dân tôi, và đối với phần của riêng tôi trong việc bảo vệ những nguyện vọng đó”.
Khoảng hơn ba tuần lễ sau khi đến Bắc Kinh, tôi trở lại Paris để đánh máy sạch một bản viết tay và gửi bản thảo thứ nhất cho đại diện văn nghệ. Rồi tôi trở lại Bắc Kinh; lần này với người làm phim tài liệu vô tuyên truyền hình Pháp nổi tiếng Rô-giơ Píc. Chúng tôi là một trong các đoàn của CBS được chỉ định theo dõi cuộc đi thăm Trung Quốc của Nixon, bắt đầu từ ngày 21-2-1972.
Nếu Mao Trạch Đông đã quyết định thực hiện quay ngược lại 180 độ như bây giờ, mà nhiều quan sát và chuyên gia tin như vậy, thì ông ta phải ffịnh liều lượng cho việc đó để ít nhất là trên bề mặt, đối với những gì còn lại của đảng cộng sản Trung Quốc sau “Cách mạng văn hoá” và đối với quần chúng Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn trước chuyến đi thăm của Nixon, chủ nghĩa đế quốc Mỹ còn là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc. Do đó, cuộc đi thăm phải được đạo diễn khéo như thế nào đó để lộ ra rằng toàn bộ quần chúng, kể đến cằ những người dân thường ngoài đường phố đã hoàn toàn quay ngoắt theo đường lối mới đó.
Không có người khác nào ngay từ phút đầu đã từng được đón tiếp một cách lạnh lùng hơn. Chu Ân Lai có đến sân bay để hoan nghênh Tổng thống Nixon, phu nhân Pát nhưng không có diễn văn, không có văn công đón tiếp, không có quần chủng đứng ở hai bên đường từ sân bay. Một quần chúng có kỷ luật đã xoay lưng lại phía Nixon. Đường phố Bắc Kinh chưa hề bao giờ vắng bóng người trừ đêm khuya, nhưng lúc đó là ban ngày. Vì các đường phố mà đoàn xe đi qua thường là những đường hoạt động nhất, cho nên rõ ràng các Uỷ ban đường phố đã làm một công việc đặc biệt. Và công chúng cũng đã góp phần trong đó. Nhưng phần chính thức thì rất khác...
Một vài giờ sau khi Nixon đến, Chu Ân Lai đã đưa ông ta đến gặp Mao tại nhà riêng ở Cánh Tây của Cố Cung. Thư ký báo chí của Tổng thống, Rôn Di-glơ mô tả cuộc gặp kéo dài một giờ là những cuộc nói chuyện “nghiêm chỉnh và thắng thắn”.
Buổi tối của ngày đầu tiên đó, Chu Ân Lai thết một quốc yến sang trọng tại Đại lễ đường nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn nổi tiếng. Điểm nổi bật không phải là ở chỗ thức ăn thịnh soạn và rượu Mao Đài bốc lửa (mạnh gấp rưỡi uýtki ngô Mỹ hoặc vốt-ka Nga) mà là ở sự diễn tấu quốc ca Mỹ của đoàn quân nhạc Trung Quốc. Sau một vài chén Mao Đài và dự diễn tấu quốc ca: ngay những quả tim băng giá nhất cũng bắt đầu tan chảy. Những nhà báo tại chỗ cũng như những nhà báo theo đoàn ngồi ở những bàn tròn lớn cùng với những nhà báo quan chức và phiên dịch của Vụ báo chí. Chỗ tôi ngồi lại đối diện với một người khách đến thăm. Đến một lúc nhất định, bắt đầu những cuộc giới thiệu nhau và bắt tay, William F. Bắc-cly, một nhà bình luận và là một người mà tôi tự xem là kẻ thù, cũng đã ngà ngà say vì thức ăn ngon nhất trần gian, vì Mao Đài bốc lửa và vì âm nhạc. Những khách mới tới đang say sưa thưởng thức của ngon vật lạ, nên không có phản ứng về lời trách có cân nhắc kỹ càng trong lời chúc rượu của Chu Ân Lai. Sau khi nhận xét rằng cuộc đi thăm của Nixon sẽ tạo nên một diễn đàn để thảo luận việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và thảo luận những vấn đề cùng quan tâm, ông ta tiếp tục:
“Nhân dân Mỹ là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân Trung Quốc là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân hai nước chúng ta đã luôn luôn hữu nghị với nhau, nhưng vì những r lý do mà mọi người đều biết, những tiếp xúc giữa nhân dân hai nước chúng ta đã gián đoạn trong hơn 20 năm. Ngày nay, nhờ cố gắng của Trung Quốc và của Mỹ, các cửa tiếp xúc hữu nghị cuối cùng đã được mở ra.
“Vào thời đại hiện nay, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ thiết tha mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng. Nhân dân và chỉ một mình nhân dân là lực lượng thúc đẩy quan trọng nhất làm nên lịch sử thế giới và sẽ đến ngày nguyện vọng chung của hai nước chúng ta sẽ được thực hiện”.
Chu Ân Lai tiếp tục nói rằng mặc dù chế độ xã hội của hai nước khác nhau một cách căn bản, nhưng các mối quan hệ vẫn có thể được thiết lập trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
Trong lời đáp của mình. Nixon nhanh chóng đi vào mục tiêu chính của cuộc đi thăm, tuy không nói ra một cách rõ ràng:
“Vào chính lúc này, nhờ kỳ công của viễn thông, điều chúng ta đang nói ở đây được nhiều người đang nghe và xen hơn là bất kỳ dịp nào khác trong toàn bộ lịch sử của thế giới. Điều mà chúng ta nói ở đây sẽ được nhớ lâu dài. Điều mà chúng ta làm ở đây có thể thay đôi thế giới”.
“Thế giới theo dõi, thế giới lắng nghe, thế giới mong đợi để xem chúng ta sẽ làm gì. Thế giới là gì? Trong một ý nghĩa cá nhân, tôi nghĩ đến người con gái lớn nhất của tôi, mà ngày sinh là hôm nay. Và khi nghĩ đến con cái tôi, tôi nghĩ đến tất cả các trẻ con trên thế giới ở châu Á, châu Phi, ở châu Mỹ. Chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta?”
Then chốt của sự phấn khởi của Nixon trong chuyến đi là ở chỗ nhắc đến các “kỳ công của viễn thông” và đến “thế giới dõi, thế giới lắng nghe”... Thế giới đó bao gồm hàng mấy chục triệu người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong vòng chưa đầy chín tháng nữa để bầu ra một Tổng thống. Từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 2, Nixon sẽ có nhiều giờ truyền hình và truyền thanh không tốn kém hơn bất kỳ một ứng cử viên nào có thể mơ đến. Cuộc vận động bầu cử năm 1972 đã bắt đầu từ khi ông ta bước ra khỏi chiếc máy bay Không lực số 1 tại sân bay Bắc Kinh. Ông ta đã được hoá trang cho việc truyền hình cả đêm lẫn ngày. Công chúng Mỹ thấy Nixon trong vai trò của một siêu ngôi sao mới, giao du đến cuối địa cầu với tư cách là người làm ra hoà bình, một anh hùng sắp tạo ra cho các cử tri Mỹ và các thế hệ mai sau của con cháu họ một thế giới an toàn. Chưa hề bao giờ một người đang tranh cử Tổng thống lại có được những hậu cảnh như Cố Cung, Lâu đài vua Chúa, Lâu đài mùa hạ, Trường Thành, và những ngôi mộ nhà Minh. Ri-sớt Mi-lớt và Pat Nixon được Giang Thanh (lúc này chưa phải là kẻ đứng đâu bị phỉ báng của “Lũ bốn tên”, mà là phu nhân Mao Trạch Đông đầy uy tín) hướng dẫn đến nhà hát xem buổi biểu diễn vũ ba-lê “Đội nữ hồng quân” (được thai nghén và thực hiện dưới sự hướng dẫn rất cá nhân của Giang Thanh). Trừ cuộc đổ bộ xuống mặt trăng, cho đến nay, đây là một màn truyền hình lớn nhất. Nhưng nó là trên đất và còn tiếp tục và tiếp tục.
Nếu Nixon xem tất cả các câu chuyện đó là một biện pháp để giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Kissinger xem đó là biện pháp để giành được thắng lợi trong chiến tranh, một biện pháp chắc chắn để đóng một cái nêm giữa Trung Quốc và Việt nam. Nixon đã mang theo mình một vài miếng mồi phản bội đầy cám dỗ, kể cả đề nghị trao đổi các phái đoàn thương mại và đã nói rõ ràng rằng sẽ có những phần thưởng to lớn bằng tín dụng đôla nếu Trung Quốc ngừng viện trợ cho Việt nam.
Luôn luôn là một nhà ngoại giao hoàn hảo, Sihanouk đã rút lui về Quảng Châu trong cuộc đi thăm của Nixon để tránh làm cho chủ tịch Mao bối-rối vì có một Quốc trưởng thù địch tại Thủ đô, trong khi tiếp kẻ thù của Quốc trưởng đó. Nhưng còn nhiều hon thế nữa: trước đây Kissinger đã khước từ một khả năng tiếp xúc với Sihanouk vì nó có thể làm giảm ảnh hưởng của Khmer Đỏ và tránh được thảm kịch tiếp theo. Kissinger thừa nhận trong hồi ký của mình, và các nhận trò chơi không thành thật mà Bắc Kinh tiến hành có hại cho Hà Nội. Kissinger tiết lộ rằng vào đêm trước khi Kiều Quán Hoa đưa phái đoàn Trung Quốc vào Đại hội đồng Liên hợp quốc (và Ngoại trưởng Đài Loan Chow Shu-kai dắt đoàn của mình ra), ông ta đã dự một bữa cơm tối với Kiều Quán Hoa tại Câu lạc bộ Thế kỷ đặc biệt của New York.
“Đường lối của Kiều là một phương án còn ôn hoà hơn là điều mà chúng tôi đã đi đến thừa nhận là lập trường tiêu chuẩn đối với Trung Quốc: cảm tình với Hà nội, nhưng không chi vốn cho đồng minh của mình.
Trong việc kêu gọi một lần nữa cuộc ngừng bần ở Campuchia, tôi đã nhấn mạnh rằng lợi ích của Mỹ và Trung Quốc là phù hợp với nhau bởi vì cả hai chúng tôi muốn một Campuchia trung lập, độc lập không bị bất cứ nước nào thống trị. Ông ta không tranh chấp gì điều này, trái lại ông ta hỏi liệu tôi có sẵn sàng gặp Sihanouk vào chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của tôi (định vào tháng 1-1973). Tôi tránh câu hỏi cụ thể đó nhưng đã trả lời chung chung rằng chúng tôi không chống Sihanouk nếu ông có thể thiết lập một quốc gia độc lập”.
Rồi Kissinger trích lời của Kiều Quán Hoa như sau:
“Tôi có thể nói riêng với ông rằng có thể đi đến một sự hiểu biết với Thủ tướng (Chu Ân Lai) để đối xử đúng với những lo ngại của Thái tử Sihanouk. Nếu chiến tranh tiếp tục ở Campuchia thì chúng tôi phải duy trì lập trường hiện nay của chúng tôi. Nhưng điều mà chúng tôi muốn ở Campuchia, nếu nói thật rõ ràng ra đó là giữ Campuhia không trở thành một phần phụ thuộc của Hà nội.
Ngày tiếp theo, khi tôi báo lại với Nixon cuộc nói chuyện đó, tôi lặp lại quan điểm của tôi rằng sau khi có một cuộc ngừng bắn ở Campuchia, Sihanouk một lần nứa trở thành một nhân tố và có thể “trở lại đúng lúc”.
Đáng ra tôi có thể quan tâm đến một cuộc gặp gỡ với Sihanouk để sắp xếp một cuộc ngừng bắn, nhưng thương lượng với ông ta có thể không thành công, chừng nào ông ta còn là người đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản đòi thắng lợi hoàn toàn.
Chuyến đi thăm Bắc Kinh của tôi mà cuối cùng được ấn định vào tháng 2 năm 1973, là cơ hội sớm nhất cho một cuộc họp như vậy (nhưng ngẫu nhiên, Sihanouk không có mặt ở Bắc Kinh lúc đó. Như là một biểu hiện của thái độ chúng tôi và nhận thức của Trung quốc về vấn đề đó Chu Ân Lai yêu cầu chúng tôi lo đến sự an ninh của Sihanouk trước những tin đồn về âm mưu chống lại Thái tử trong chuyến ra nước ngoài của ông ta. Chúng tôi thực sự chấp nhận (chúng tôi cũng đã sắp xếp sau đó để cho mẹ Sihanouk đi một cách an toàn từ Phnompenh đến Bắc Kinh). (Xem quyển Những năm ở Nhà Trắng của Henry Kissinger).
Việc Kissinger coi Sihanouk là “người ở đứng đầu trên danh nghĩa của các lực lượng cộng sản” đã phản ánh lòng tin chống cộng mù quáng. Điều đó đã làm sai lạc sự đánh giá của ông ta về tình hình thực sự của công việc. Và Sihanouk đã giải thích một cách đúng đắn sự quan tâm đột ngột của Kissinger đến một cuộc họp để sắp xếp một cuộc “ngừng bắn” như là một sự thừa nhận rằng: (a) chế độ Lon Nol được Mỹ ủng hộ đang thua và (b) Sihanouk phải bán rẻ những người đang chiến đấu để giữ lấy địa vị đặc quyền của mình. Kissinger đã đánh giá sai lầm con người đó một cách tồi tệ đó là một lý do tại sao Sihanouk “không có mặt ở Bắc Kinh” lúc đó.
Vào ngày thứ tư trong thời gian thăm Bắc Kinh, sau những cuộc nói chuyện dài với Chu Ân Lai xen kẽ với những hoạt động tham quan, Nixon tổ chức một tiệc đáp lễ cũng lại lễ đường lớn như chủ nhà đã làm. Tại mỗi chỗ ngồi của khách quanh bàn có một danh thiếp có chữ ký của Tổng thống Nixon trong một túi Lucite (bằng nilông - ND) cũng như những cốc uống sâm-banh mà khách coi như có thể lấy làm kỷ niệm. Thức ăn, may thay, cũng là thức ăn Trung Quốc và Mao Đài, bia được tăng thêm bằng sâmbanh California ngon. Đoàn nhạc cũng là đoàn trong bữa tiệc trước và nhạc cũng vậy. Nhưng có điều gì đó rất không hay. Không khí tại bàn Tổng thống rất giá lạnh. Không có ai, trừ những người ngồi tại đó, có chỗ tốt bằng Rô-giơ Píc và tôi, để quan sát được điều đó. Nhiệm vụ của chúng tôi đêm đó là phải chiếm chỗ phía trước khi đèn chiếu được bật lên khi Nixon đọc diễn văn và bài trả lời của Chu Ân Lai. Chẳng có gì đặc biệt trong diễn văn của Nixon, nhưng có cái gì đó trong không khí quanh bàn ăn. Kissinger quắc mắt nhìn. Mác-san Gơ-rin, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Nam châu Á và Thái Bình Dương thì đỏ mặt và nhìn vào đĩa của mình. Chỉ có Ngoại trưởng William Rô-giơ nở một nụ cười nửa miệng nhưng mọì người đều biết ông ta đã bị gạt ra khỏi các cuộc thảo luận thực sự. Không có ai nói chuyện với ai, tuy mỗi người đều có người Trung Quốc cùng cấp bậc của mình bên cạnh và không thiếu phiên dịch thông thạo. Trong khi Nixon nói, Chu Ân Lai ngồi một cách hờ hững, cầm cái tăm xỉa răng trong tay. Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi, đã từng giữ Rô-giơ trong tình trạng bận rộn vì những trao đổi không nghĩa lý gì, trong khi Kiều Quán Hoa và Kissinger làm công việc thực sự, đã ngồi trơ như phỗng. Còn Kiều Quán Hoa, khi nhận được ra tôi đang bận bịu với những ống nghe và những giây điện lòng thòng, đã nheo mắt, nhăn mặt một cách uể oải.
Khi tắt đến chiếu và chúng tôi trở lại bàn của mình, một người quay phim của một hệ thống khác nói thầm với tôi: “Bạn có thấy điều mà tôi thấy không? Khi Nixon nhận ra tôi, người đang quay phim cho Nhà Trắng. Ông ta cố mỉm cười thẳng vào máy quay phim, cách chỗ ông ta chỉ ba bộ Anh (90 cm), nhưng chỉ một nửa mồm ông ta làm việc”. Nhiều người trong số các nhà báo đã vội vã từ bữa tiệc trở về với túi ni-lông và cốc uống âm-banh rỗng túi, để báo cáo lại cho chủ bút của họ rằng xét không khí lạnh lẽo lại bữa tiệc và những biểu hiện buồn bã của Nixon và Kissinger thì các cuộc hội đàm đã kết thúc một cách thảm hại. Ngày hôm sau, Rôn Di-glơ đã chỉ trích những cuộc hội đàm đó.
Điều mà chúng tôi không biết là Chủ tịch Mao ngày đó đã đưa ra hoá đơn cho tất cả “sự mến khách có một không hai” và các buổi vô tuyến truyền hình không phải trả tiền đó chưa. Hoá đơn đó là dưới hình thức thông cáo chung mà Kissinger và Kiều Quán Hoa còn tranh cãi nhau cho đến nửa giở trước khi cuộc chiêu đãi bắt đầu. Những nội dung khi đưa đưa ra công khai ở Thượng Hải vài ngày sau đó đã chứng minh rõ ràng Kiều Quán Hoa đã thắng. Đó là một tài liệu chủ chốt trình bày những lập trường khác nhau về phần lớn các vấn đề tranh chấp. Nhưng trong các đề tài đã đưa thoả thuận chung có việc mà cả hai nước đều đồng ý là các quan hệ của họ đều phải được dựa trên nguyên tắc “Pan-sơ Xi-la”, một từ đã được quốc tế công nhận và là chữ viết tắt bằng tiếng Hin-đi của 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, đã được Hội nghị Băng-đung năm 1955 thông qua như là cơ sở lý tưởng cho các quan hệ giữa các nước có hệ thống chính trị và xã hội khác nhau.
Ngay dù cho từ “Pan-sơ Xi-la” không được nhắc tới, 5 nguyên tắc vẫn được đề ra. Điều còn ngạc nhiên hơn và chắc chắn đó là lý do của những biểu hiện buồn bã của phía Mỹ trên bàn tiệc là sự chuyển hướng quanh co, ít nhất là trên giấy lập trường của Mỹ đối với Đài Loan. Về vấn đề này, thông cáo viết:
“Phía Mỹ tuyên bố: Mỹ thừa nhận rằng tất cả người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan cho rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không thách thức gì lập trường đó. Mỹ xác định lợi ích của mình trong một giải pháp hoà bình của chính những người Trung Quốc cho vấn đề Đài Loan. Với triển vọng đó trong suy nghĩ, Mỹ xác nhận mục tiêu cuối cùng là rút các lực lượng Mỹ và các cơ sở quân sự khỏi Đài Loan. Trong lúc chờ đợi, Mỹ sẽ giảm dần các lực lượng và các cơ sở quân sự của mình ở Đài Loan khi sự căng thẳng trong vùng giảm đi”...
Sự kiện tiếp theo và là sự kiện cuối cùng là một bữa tiệc của Uỷ ban Cách mạng tỉnh Triết Giang chiêu đãi đoàn Tổng thống Nixon tại Hàng Châu. Vào buổi chiều, Chu Ân Lai dự một tiệc rượu, tại đó Tổng thống giới thiệu các thành viên của đoàn báo chí đã đi theo Tổng thống: “ông bạn Xtan-lây Các-nốp của tờ Bưu điện Washington, ông bạn Oan-tơ Crôn-cai-tơ của CBS...” v.v. và khi bữa tiệc đêm kết thúc, Chu Ân Lai nhận ra tôi và bất ngờ đến bắt tay tôi. Nixon bối rối đi theo Chu. “Ông bạn Burchett của tôi” - Chu quay sang phía Nixon và nói như vậy. “À, vâng”, Nixon nói và đưa tay ra “Anh là nhà báo Australia. Vâng, tôi biết về anh”.
Chúng tôi trao đổi một vài câu thông thường và khi tôi bày tỏ hy vọng rằng cuộc đi thăm sẽ thành công thì Nixon rạng rỡ như thể chúng tôi là những người bạn tốt nhất của nhau. Một số nhà báo đến gần tôi và nói: “Nhưng làm thế nào Nixon biết lên bạn và biết bạn là một người Australia?”. Câu trả lời của tôi là tôi chẳng thấy gì ngạc nhiên cả, bởi vì từ khi ông ta vào Nhà Trắng hầu như tuần nào trên tờ Thời báo New York tôi cũng tấn công chính sách của ông ta.
Bữa tiệc từ biệt được tổ chức tại Thượng Hải đêm tiếp theo, trong đó có một nửa của cái nhóm sau này được gọi là “Lũ bốn tên” Trương Xuân Kiều, chủ tịch Uỷ ban Cách mạng thành phố Thượng Hải và Vương Hồng Văn, Phó chủ tịch. Sáng hôm sau, ngày 28 tháng 2, chiếc máy bay không lực 1 cất cánh.
Những người bạn Việt nam của tôi ở Bắc Kinh rất không bằng lòng về chuyên đi thăm này. Khi tôi tìm cách tìm hiểu tại sao những người bạn Việt nam của tôi băn khoăn lo lắng thì họ nhắc lại một đoạn trong thông báo nói lên “sự cam kết của Mỹ giảm dần lực lượng và các cơ sở quân sự trên đảo Đài Loan khi sự căng thẳng trong khu vực giảm” và họ giải thích: “Điều đó có nghĩa là sự đầu hàng của chúng tôi sẽ là cái giá để người Mỹ trả Đài Loan lại cho Trung Quốc”.
Ngày sau khi Chu Ân Lai đưa Nixon ra máy bay và vẫy tay từ biệt tượng trưng ông ta bay xuống Quảng Châu thông báo cho Sihanouk về các cuộc nói chuyện và bảo đảm với ông ta rằng viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia không những không bị giảm đi như Nixon muốn, mà sẽ được tăng lên. Rồi ông ta lại bay đi Hà Nội để thông báo cho Bộ Chính trị Việt nam về các cuộc nói chuyện. Cảm giác của Sihanouk là Chu Ân Lai đã không chịu thảo luận cả vấn đề Việt nam lẫn vấn đề Campuchia, khuyên Nixon rằng các cuộc thảo luận phải được giới hạn vào các vấn đề thuộc “sự quan tâm của cả hai bên” nhưng ông ta có thể làm dễ dàng những tiếp xúc trực tiếp với Sihanouk hoặc giới lãnh đạo Bắc Việt nam. Cảm giác đó, theo các tiết lộ về sau của Việt nam là không đúng.
Tại cuộc họp của chúng tôi ở Thượng Hải, Sihanouk đã đưa ra một vải sửa chữa nhỏ đối với bản thảo viết tay cuối cùng của tôi và xem nó là đã hoàn thành. Sau khi cùng đi nhiều ngày với những nhà báo đến thăm, tôi trở lại Paris. Đó là hai tuần lễ căng thẳng. Sau khi hoàn thành cuốn sách với Sihanouk, tôi nhận được uỷ nhiệm của Nhà xuất bản Pen-guin viết một cuốn về Trung Quốc với sự cộng tác của người bạn cũ của tôi Ri-uy An-ly, trong lời tôi thiệu của cuốn sách này tôi đã viết:
Nếu tôi cảm thấy rụt rè khi viết cuốn sách đầu tiên đó (Cuốn Những chân không bị ràng buộc của Trung Quốc - ND) và phải đợi gần 20 năm nữa mới dám viết cuốn tiếp theo, và nếu Ri-uy An-ly đợi gần một phần tư thế kỷ sau khi đặt chân lên Trung Quốc để viết cuốn sách đầu tiên của mình (Yo Banfa - Chúng tôi có một con đường), đó là vì cả hai chúng tôi rất có ý thức về trách nhiệm của mình trong việc giới thiệu hình ảnh có căn cứ và chân chính của những thay đổi cách mạng trong khu vực chiếm một phàn tư nhân loại...
Những điều viết sau đây là kết quả của sự tổng hợp các chuyến đi độc lập và các cuộc điều tra mà Ri-uy An-ly và tôi đã tiến hành mùa hè năm 1973 bằng một phương pháp có kế hoạch và có sự phối hợp chặt chẽ. Nó đã dựa vào kinh nghiệm độc đáo của Ri-uy An-ly trong 46 năm hầu như liên tục cư trú, làm việc và đi lại ở Trung Quốc, cũng như vào sự cư trú từng giai đoạn và đi lại thường xuyên của chính tôi trong khoảng thời gian trên 3o năm. Ý định tập trung những kinh nghiệm của chúng tôi vào một cuốn sách đã được khai sinh khoảng 20 năm trước đây. Nhưng những kế hoạch cụ thể đã bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần. Cuối cùng chúng tôi dứt khoát phải viết... ngày 15 tháng 1 năm 1974 (Tên cuốn sách đó là: China: The quality of life - Trung Quốc đặc tính của cuộc sống. Xuất bản năm 1976 Nhà xuất bản Pen-guin. London - ND).
Tôi nghĩ rằng chúng tôi đạt được nhiệm vụ hạn chế mà chúng tôi đã đề ra, đó là “đánh giá những thay đổi đã xảy ra trong những năm gần đây ở Trung Quốc và đặt chúng vào viễn cảnh của điều mà chúng tôi đã biết về nước Trung Quốc cũ”, và cố tìm hiểu những thay đổi đó đã ảnh hưởng đến “đặc tính cuộc sống của người Trung Quốc bình thường thư thế nào. Việc thu thập tư liệu để “hoàn thành những kinh nghiệm đã thu thập từ trước đã phải mất hai tháng đi vào các vùng hẻo lánh nhất của Trung Quốc, trừ Tây Tạng, và vài tuần cùng nhau so sánh tư tiệu, thảo ra đề cương chung của cuốn sách và quyết định ai viết chương nào.
Sau khi tôi trở lại Paris, các chương viết xong đã được gửi đi gửi lại giữa Paris và Bắc Kinh để mỗi bên góp ý kiến cho đến khi thoả thuận được một nội dung chung. Nhìn lại vấn đề, chúng tôi đều nhận thầy mình may mắn bắt gặp Trung Quốc trong một thời kỳ lương đối yên tĩnh sau những cơn vũ bão của “Cách mạng văn hoá” và trước những biến động xảy ra, sau cái chết của Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và sau khi “lũ bốn tên” bị vạch mặt.