What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 44
Cập nhật: 2023-03-26 23:07:49 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
òa thượng Vô Úy là một ông già nhỏ thó, đầu nhẵn bóng, da đỏ hồng hào, long mày trắng toát. Hàm răng đen nhưng nhức, gần bảy chục tuổi rồi mà vẫn không gẫy một chiếc răng nào. Ông cụ có gương mặt rất tươi. Trông thấy cụ là thấy nụ cười trên môi. Cụ thường nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Hòa thượng rất nghiêm cẩn trọng mọi lúc. Đi đứng không bào giờ vội vàng. Lúc nào cũng khoan thai nhẹ nhàng. Có một bận, hai thầy trò từ ngoài về chùa gặp con mưa rào. An vội vã ôm đầu chạy như mà đuổi. Trong khi ấy sư cụ khoan thai từ tốn bước đi tưởng chừng như không có những hạt mưa to như đổ nước từ trời xuống. Hòa thượng bảo:
- Ta cũng có thể chạy nhanh như con. Nhưng ta không làm vậy. Không bao giờ được nôn nóng, vội vàng. Mà vội vàng đến độ xộc xệch hốt hoảng lại càng không được. Người ta lúc nào cũng cần phải đàng hoàng gặp cảnh nào cũng không thay đổi.
Hòa thượng không mặc áo cánh. Sáng dậy là sư cụ khoác ngay lên trên người chiếc áo nâu dài bạc phếch rộng thùng thình. Gọi là áo dài nhưng thực ra chiếc áo chỉ dài đến đầu gối.
Có thể nói sư cụ Vô Úy lúc nào cũng đủng đỉnh, an nhàn, tự tại.
Trông thấy cụ là thấy sự thanh bình, hồn nhiên, vô sự. Cứ tưởng như đời cụ thật bẳng phẳng, chẳng hề sóng gió. Có thể nghĩ như là mặt nước hồ thu. Cho đến lúc được hầu hạ sư phụ trong những ngày ốm đau hoạn nạn ấy, An mới biết những suy nghĩ từ trước của mình về thầy là không đúng. Sư cụ nói ra mới biết, đời cụ chẳng bằng phẳng chút nào.
Sau hi từ biệt cha vào chùa, sư Vô Úy ở với sư vô chấp được ba năm, Vô Úy thưa với sư phụ mình rằng:
- Con xin phép thầy được tu tập theo hạnh đầu đà, được đi đó đi đây, gặp các bậc thiện tri thức cho tầm mắt được mở rộng.
Được phép của thầy, sư Vô Úy khoác tay nải, chống gậy lên núi Yên Tử. Hòi ấy, chưa mấy người biết Yên Tử. Dó là vùng rừng núi hoang vu, ma thiêng nước Độc đầy thú dữ, ít người dám đặt chân tới. Chỉ riêng trong giới tu hành, người ta mới biết đó là ngọn núi thiêng, nơi phúc địa mà thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã tu ở đó.
Sư Vô Úy vác bị gậy đến gần chân núi thì ông dừng chân. Người dân nói phải vượt qua chín con suối nữa mới đến suối Giản Oan dưới chân núi Yên Tử. Vô Úy bèn tìm vào chùa Rồng – một ngôi chùa nhỏ, xin tà túc. Vùng Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa nhỏ như vậy. Vô Úy lội theo một con suối toàn đá nhẵn thin, tẳng nào cũng to như cái thúng. Đi một quãng dài thì thấy cổng chùa ở lưng chừng núi. Qua cánh cổng gỗ lim thấy vườn chùa trồng toàn mít và cây mơ. Đang xuân, hoa mơ nở trắng xóa. Con chó vàng và một nhà sư lực lưỡng đang cởi trần chạy ra đón khách.
- Nhà thầy đến đây có việc gì? – Sư cởi trần hỏi.
- Thưa đạo hữu, tôi cũng là người tu hành. Tôi nghe sư phụ tôi nói: “người mới tu tìm đến chỗ tĩnh mà tu. Sau đó, lạ phải tìm chỗ Động mà tu”. Cho nên sau ba năm tu tại chùa, tôi xin người cho phép được vân du các nơi để học hỏi cho rộng đường tu.
Sư bác cởi trần nghe vậy liền cười hỉ hả rồi nói.
- Phải đấy. Tôi cũng tu như chú vậy. Tôi tu hạnh đầu đà, lang thang khắp nơi. Năm ngoái tôi đi các chùa ở tỉnh Bắc Giang. Năm nay lại qua Hải Dương, thấy tình cảnh chùa này đặc biệt nên dừng chân lại ít tháng.
Nhà sư nói tình cảnh đặc biệt là như thế này. Chùa Rồng do mọt vị sư già trụ trì. Cụ đã ngoài chín mươi. Chả biết pháp hiệu cụ là gì. Nhân dân thấy cụ điếc đặc nên gọi cụ là sư Điếc. Vị chùa phải lội suối mới vào được. Còn cụ sư Điếc thì ngày đêm không nói một câu, chỉ biết lần tràng hạt. Cho nên khách thập phương đến ngày càng thưa vắng. Chùa chỉ có sư điếc và một chú tiểu mười hai tuổi. Chẳng biết hai thầy trò sống như thế nào. Chỉ biết khi nhà sư cởi trần tức sư Huyền Không thương tình liền ở lại chùa Rồng sáu tháng liền. Ông trồng sắn, cấy lúa, nhờ thế hai thầy trò sư Điếc mới thoát khỏi chết đói. Sư Huyển Không hỏi Vô Úy:
- Trông thầy lẻo khẻo như học trò. Liệu có biết làm ruộng không?
- Thưa sư bác tôi biết.
- Thế thì được. Người theo hạnh đầu đà phải biết làm đủ mọi việc. Lại còn phải biết ăn đói mặc rét, sống kham khổ thế nào cũng được. Có như thế mới có thể vân du tầm đạo.
Tối hôm ấy, tất cả mọi người ngủ trong căn nhà bếp của chùa. Ngọn lửa bếp bập bùng ở giữa nhà. Cụ sư Điếc ngồi dựa lưng vào tường, trên người choàng chiếc khăn nâu. Cụ sư Điếc ngồi dựa lưng vào tường, trên người choàng chiếc khăn màu nâu. Khuôn mặt vị sư già đã tiêu hết thịt. Trên mặt cụ chỉ còn hai con mắt sáng quắc biểu hiện sự sống. Đôi mắt ấy hau háu nhìn vào hai người. Sư Huyền Không nói:
- Cụ không nghe thấy gì bằng tai. Cụ nghe ta nói bằng mắt. Nhìn mặt ta, trông thấy môi ta mấp máy, cụ hiểu ta nói gì.
Lúc này, mặt sư Huyền Không đối diện với vị sư già. Hai người nói gần như quát tháo. Họ nới chuyện bằng môi, bằng mắt, cả bằng tay nữa.
- Đây là sư Vô Úy. Vô Úy. Thầy ấy muốn hành hương lên đỉnh Yên Tử.
- Hả? Vô Úy hả? … tên thế là tốt. Lên đỉnh Yên Tử hả? Lại càng tốt… nhưng tốt nhất… là phải đi vòng thế này.
Cụ sư Điếc vừa nói vừa giơ tay lên vẽ mọt vòng tròn thật to chung quanh mình. Vô Úy không hiểu ý nghĩa câu nói. Sư Huyển Không phải giải thích cho rõ:
- Cụ sư là người rất thâm sâu Phật pháp. Trước đây, gặp người nào muốn lên thăm viếng chốn tù hành của bậc Giác hoàng, sư cụ thường khuyên: “Muốn hành hương đi thăm một chốn linh thiêng, ta không nên đi đường thẳng mà phải đi đường vòng quanh. Ý nghĩa của hành hương là để biến đổi sự nhận biết tầm thường của thế gian. Đừng sợ gian khổ. Hành hương càng gian khổ càng tốt, ý nghĩa của hành hương là ý nghĩa của con người đi tìm đạo ở trần gian. Người đi đường thẳng ít tới được chốn thiêng. Đi đường vòng sẽ gặp nhiều nghịch cảnh. Hãy dùng nghịch cảnh để biến thành sức mạnh và thành đạt tinh thần”.
Ôi chao! Ý nghĩa một cuộc hành hương lại cao xa đến thế ư? Phải nói rằng, sư Vô Úy nghe câu nói của cụ sư Điếc đêm hôm ấy như bị một tiếng sét đánh vào tâm hồn mình. Và sau này phải trải qua nhiều chuyện, sư càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Sư Vô Úy ở lại ba hôm cùng với sư Huyền Không và chú tiểu trồng cây nương sắn ở đằng sau chùa Rồng. Sư Huyền Không bảo để cuối năm quay trở lại thì sắn đã được dỡ. Vị sư bác hồn hậu nói rằng:
- Tôi đã chuẩn bị thóc gạo đầy đủ để chú tiểu nuôi hòa thượng cho đến cuối năm. Theo đúng lời sư cụ dạy, tôi sẽ dẫn thầy đi đường vòng. Phải hơn một tháng mới sang Bắc Giang sau lưng Yên Tử, rồi từ đó ta lên đỉnh núi. Xong việc tôi sẽ dẫn thầy đến am cỏ của tôi. Nó ở đằng sau lưng Yên Tử. Đến đấy, thầy có thể ở lại tĩnh tu ít lâu. Mà muốn ở lại mãi cũng được. ở am của ta ra biển cũng gần, xuống đồng bằng cũng gần. Còn ta cuối năm sẽ quay trở lại đây cùng với cụ sư Điếc. Ta biết cụ là bậc Bồ tát. Ta muốn ở đến phút cuối cùng bên cạnh Bồ tát để được hưởng nguồn từ lực hộ trì của người.
- Sư Vô Úy đi với sư Huyền Không về phía tây Yên Tử. Sư đến am cỏ của sư Huyền Không. Cản vật ở đây đã giữ chân người lại một thời gian dài. Tại đây sư Vô Úy đã thu nhận hai đệ tử. Đại đệ tử khoan hòa và nhị đệ tử khoan Độ.
Sư khoan Độ gắn bó với thiền sư Vô Úy trong một thời gian rất dài, cho nên xin có đôi lời về sư khoan Độ.
Quê của sư bác không phải ở làng sọ mà ở xa lắm. Đó là làng Sứa. Cái tên Sứa nghe đã mặn mòi vị biển. Tuy nhiên làng lại thuộc đồng bằng ở sát kề vùng đồi. Có lẽ ngày xưa, thời xa lắm rồi làng gần biển, về sau phù sa bồi đắp mãi, nên ngày nay muốn ra đến biển phải mất hai ngày đường.
Thưở nhỏ, Độ đã nổi tiếng ngỗ nghịch, là kẻ đứt dây trên trời rơi xuống. Người đen nhẻm, tóc rễ tre, mắt trắng dã, cao lớn, tay dài như tay vượn, da thịt rắn chắc tựa gỗ lim. Độ trái ngược hẳn với ông bố, ông cụ người nhỏ thó hiền hậu, nhân đức, làm nghề lang y được tiếng khen khắp vùng. Thực ra, cụ Chằn chỉ là lang vườn, thuở trẻ đi ở cho cụ Hạnh, một bậc túc nho rất thông y lý. Thấy Chằn điềm đạm hiền lành, cụ lang xem tướng biết là người có duyên với con dao cầu, liền truyền nghề cho. Ông Chằn không giỏi chữ nhưng thông tuệ các bài thuốc. Các phương pháp cầm tay chỉ việc của cụ lang Hạnh không ngờ đã tạo nên một ông lang vườn có chân tài. Ông lang Chằn không những nối được nghề của cụ lang Hạnh, mà còn phát triển nó lên. Có gì đâu, ông lang Chằn vốn là người trong dân gian, dã lăn lộn hòa đồng khapwsn ói kiếm sống trước khi đi ở cho cụ lang Hạnh, cho nên ngoài những bài thuốc thầy dạy, ông còn biết bài thuốc dân gian. Ông lang Chằn giỏi nhất chữa rắn cắn, nhất là trị thương và bó xương.
Anh chàng Độ càng lớn càng ngỗ nghịch. Lại quen giao du với bọn lêu lổng, hung đồ. Chỉ thích học võ, đánh quyền, đánh côn. Độ giỏi nhất ngón đánh chùy. Hai cục sắt hoặc hai mẩu gỗ lim nối với nhau bằng sợi xích sắt. Khi múa lên, nó kêu vù vù, khiến người ta tang đởm kinh hồn. Một bận đánh nhau với trai làng Thượng, một mình Độ sử dụng chùy đã gây thương tích và đánh tan tác cả một toán hơn hai chục chàng trai lực lưỡn. Sau trận hỗn chiến ấy, Độ vênh vào ra mặt. Trong làng xảy ra một số vụ trộm cắp, người ta nói cũng do dộ làm càn. Ông Chằn khuyên bảo bao nhiêu lần, song lời nói như nước đổ đầu vịt. Ông lang tức giận vô cùng. Một bận, ông gọi Độ lại bảo:
- Mày có coi tao là bố mày không?
- Thưa thầy con có bao giờ dám hỗn hào với thầy. Việc ngỗ nghịch con xin nhận. Còn việc trộm cắp con bị oan. Nếu thầy muốn dánh, con xin nằm xuống đây cho thầy đánh bao nhiêu cũng được.
Ông lang ngồi thừ trên giường bảo rằng:
- Anh thì khỏe như vâm, còn tôi thì yếu đuối lạ già rồi. Làm sao đánh nổi anh. Đánh nửa chứng anh bỏ chạy, chỉ tổ làm tôi uất lên mà chết thôi. Nếu anh là đứa có hiếu, anh hãy tự trói mình vào cái cột kia tôi mới tin.
Thực ra, Độ là đứa rất có hiếu với cha. Mẹ chết ngay khi sinh Độ được vài ngày, nên anh hiểu công ơn người cha nuôi nấng mình lắm chứ. Độ không ngần ngừ liền tự trói mình vào cột. Người cha cẩn thận còn lấy thêm cái trạc buộc trâu buộc thêm cho thật chắc. Xong rồi, ông lặng lẽ xuống bếp, thu lu cái gì đó sau lưng. Ông tiến lại gần cái cột, chợt nước mắt ông trào ra, ông khóc ròng ròng, khóc như tầm như tã:
- Con ơi là con. Cha làm thế này là bất đắc dĩ. Nhà ta mấy đời lương thiện, tại sao con lại là thằng nghịch tử. Thôi thì cha đành vậy. Cha làm thế này con sẽ oán cha. Nhưng dù sao thế vẫn còn hơn. Làm Độc ác thế này nhưng cha cứu con đấy…
Nói xong, ông lang đưa tay ra trước mặt. Hóa ra là con dao phay đã mài sáng loáng. Người cha vẫn nức nở, người con thì kêu toáng lên:
- Giời ơi! Cha điên rồi hay sao? Cha định giết con hay sao?
- Tao không giết, tao chỉ cứu mày.
- Con van cha, con lạy cha. Hãy buông dao xuống. ối làng xóm ơi cứu tôi với. Cha tôi điên rồi.
Ông lang vẫn khóc, sau đó ngồi xuống, vén hai ống quần nâu cảu Độ lên. Tiếp đó ông hành hình đứa con. Vừa làm vừa lẩm bẩm:
- Độ ơi! Cha đứt từng khúc ruột đây. Con đừng oán cha nhé.
Độ kêu thét lên vang trời. Ông lang hiền từ đã cắt gân ở hai gót chân chàng trai. Ông muốn sửa lại cái tính hung dữ của người con bằng cách biến anh thành người tan tật, thành một thằng què. Làm xong ông ngã quay ra đất. Trong khi đó Độ vẫn kêu váng làng nước. Khi bà con trong làng Sứa tới nơi thì ông lang Chằn nằm hôn mê bất tỉnh, tay còn cầm con dao phay sáng loáng. Còn Độ thì bị trói chặt vào cột, đứng trên vũng máu. Người ta vội cấp cứu cho cả hai cha con.
Sau chuyện ấy, người con ngỗ ngược bỏ làng đi biệt tích. Anh như con thú hoan, thầy mình sắp chết đã bỏ baayf đàn tìm vào rừng sâu, tìm nơi vắng vẻ để chết một cách bình thản với niềm uất hận và lòng kiêu hãnh vô bờ chăng? Không phải vậy. Ông lang Chằn không thể ngờ người con bất trị ấy lại có một bộ óc rất sáng láng. Ông không thể ngờ rằng, lúc Độ còn bé, ông vẫn cõng con vào rừng, khi đi hái thuốc, và những chiếc lá rừng hiếm hoi kia không những không bị quên đi mà lại hằn sâu vào trong trí nhớ cậu bé. Ông cũng không ngờ rằng thằng con tưởng như chỉ biết lêu lổng kia lại có thể thuộc lòng nhiều bài thuốc và cách chữa bệnh của ông. Hóa ra, nó vẫn giống cha nó. Đúng là Độ đã lê lết bò vào rừng. Nó đã mất bao công sức mới bò được vào nơi có những chiếc là thần diệu. Nó đã bò vào rừng để tìm đường sống chứ không phải tìm chết. Nó đã biến mất một tháng ròng. Không biết trong những ngày ấy nó ăn bằng gì, sống như thế nào, chữa bệnh cách nào. Chỉ biết rằng, khi trở vè Độ đã lành lặn, tuy chân còn hơi tập tễnh và người vêu vao gầy còm.
Suốt một tháng trời bằn bặt tin con, ông lang Chằn tưởng Độ đã chết. Ông âu sầu khóc lóc, người rạc như con ve phần thì lo lắng, phần thì ân hận.
Từ khi ấy, Độ trở nên lầm lỳ, ít khi nói, hay có nói thì ăn nói cụt lủn. Đôi mắt trắng của anh thêm sáng quắc, nó đầy uy lực khiến chẳng ai dám nhìn vào. Độ thường bỏ nhà ra đi, có khi hàng tháng mới trở về. Ông lang Chằn lúc này hầu như không dám nói gì với anh nữa, không dám cất lời dạy dỗ, mắng chửi, cũng không dám khuyên lơn hoặc đuổi đi. Ông đã mắc lỗi với con rồi. Ông đành nhắm mắt buông xuôi, mặc ông trời dun dủi ra sao thì ra.
Độ như con thú hoang. Người cha xa anh đã đành, dân làng chả ai dám dây với anh, ngay cả bọn trai tráng lêu lổng bây giờ cũng xa lánh anh, bởi vì anh bỗng trở nên kẻ luôn luôn nổi nóng. Nổi nóng vì giận dữ với cuộc đời. Đến như cha anh, người ruột thịt gần nhất còn đối xử tàn nhẫn với anh như vậy, thì hỏi còn có thể tin cậy ai được nữa. Từ đấy, anh sống cô Độc. Chợt xuất hiện, chợt biến mất. Chẳng ai biết anh sống thế nào, sống ở đâu. Có lúc người ta gặp anh ở hậu cung chùa làng, có lúc gặp ở tòa miếu hoang nơi người ta đồn có loài rắn Độc trú ngụ, thi thoảng bắt gặp bóng anh trên đồi lau ở cánh đồng xa.
Tối hôm ấy, Độ ngủ ở cầu Si. Cầu Si là ngôi nhà giữa đồng, nơi nghỉ chân ban trưa của nhà nông. Tên là Si vì có cây si cổ thụ rất sum suê. Còn Cầu có lẽ vị thời xưa ở đây có một con lạch giữa đồng phải bắc cầu ngang. “Thượng gia hạ kiểu” là kiểu cầu có mái che vốn phổ biến ở thôn quê từ thời nhà Trần. Sau này vật đổi sao dời, lạch nước đã bị lấp nhưng cầu vẫn còn. Rồi cái cầu sụp đổ, người ta thay nó bằng một ngôi nhà nhưng vẫn gọi là cầu.
Tối hôm ấy, Độ nằm ngủ trên cái quá giang đầu hồi cầu Si. Ngày xưa, làng Sứa chữa đình. Một số cây gỗ cũ mục đầu, cắt đoạnmục đi thì ngắn không dùng làm đình được, nên dân làng đem ra làm câu. Gỗ đình to lớn nhưng xẻ ra hay đẽo đi cho thanh mảng đẹp đẽ thì quá tốn công, cho nên người ta cứ để thô ráp to bè như cũ đem ra làm cầu. Do thế bốn cái quá giang ở đây khá to rộng, người nằm trên đó cũng được, không sợ chênh vênh.
Cả làng Sứa, chẳng ai có thể ngờ rằng Độ lại tìm nơi bất ngờ này làm nơi trú ẩn của mình. Hơn nữa, ở đây ngoài chỗ quá giang, Độ còn một chỗ ẩn náu khác, đó là chặc ba gần ngọn si. Chỗ này rễ si ken dày, lá si rậm rạp, Độ đem rơm lên đấy làm thành cái ổ. ẩn náu nơi đây thật hoàn toàn kín đáo.
Tối hôm ấy không trăng, gió thu se lạnh do đó Độ không chọn ngọn si mà chọn cây quá giang làm chỗ ngả lưng. Độ định bụng chợp mắt đến quá nửa đêm mới thức giấc mò vào làng. Kiếp sống gần như chồn cáo nên giác quan của anh rất nhạy bén. Anh có thể đặt mình xuống là ngủ ngay, và đang ngủ chỉ một tiếng Động nhẹ anh cũng choàng tỉnh lập tức. Gió trên cánh đồng mênh mông thổi vào cây si làm những chiếc lá bần bật rung lên xào xạc, rồi thổi vào căn nhà trống vù vù. Trên cái nền âm thanh đều đều ấy, chợt có tiếng dẫm lên lá. Tiếng Động rất nhẹ hầu như mơ hồ ấy cũng đủ làm cho Độ chú ý. Không phải lũ chuột hay chạy ra ruộng lúa, cũng không phải loài cáo ăn sương. Tiếng những loài thú nhỏ ấy Độ phân biệt được ngay. Hay là bước chân của những người tuần phiên đi canh đồng. Cũng không phải. Những ông tuần phiên có bao giờ ngậm miệng mà đi đâu. Họ đi đến đâu là có tiếng thì thầm nhỏ to kèm theo. Phải, đúng là tiếng chân người. Chỉ có một người, bước đi chập choạng. Tiếng chân ấy đang tiến gần về phía cầu, nơi Độ đang ẩn náu. Lạ nhỉ, khuy khoắt thế này, có kẻ Động rồ nào lại ra đây một mình. Tiếng chân nhỏ dần. Có tiếng ậm ạch của một đứa trẻ, rồi tiếng người thều thào dỗ dành: “Nín đi. Nín đi”. Thì ra một người đàn bà ẵm con đang đi vào cầu Si. Độ từ trên cao nhìn xuống, từ chỗ tối sậm của góc mái nhìn ra khoảng giữa căn nhà trống gió. Dù đêm không trăng nhưng trời vẫn còn nhờ nhờ đủ để Độ nhận ra bóng một người đàn bà tay bồng con, toàn thân chui trong chiếc áo tơi là. Chiếc câu nghỉ ba gian, hai gian để trống, một gian có tường che. Người đàn bà chúi vào góc có tường che ấy, ngay phía dưới chỗ Độ trú ẩn. Lúc này Độ không nhìn rõ hai mẹ con người đó nữa, nhưng qua tiếng Động và tiếng nói yếu ớt của người đàn bà thỉnh thoảng cất lên, Độ cũng biết chị ta đang làm gì. Tiếng đứa trẻ khóc rên rỉ như tiếng kêu yếu ớt của một con mèo ốm. “Nín đi! Nín đi!”. Người mẹ dỗ dành thế nào đứa con vẫn khóc. Nó khóc ngằn ngặt, có lúc chẳng ra hơi. Tiếng người mẹ trong nước mắt. “Có còn gì nữa đâu mà con đòi”. Chắc là người mẹ đang vạch vú cho con bú. Tiếng hức hức mừng rỡ của đứa trẻ đang nhay nhá cố vét cạn dòng nước sống. “Ôi! Con ơi. Rát đến cả lòng ruột đây này. Đấy, có còn gì đâu”. Bầu sữa như cái giếng đã bị vét cạn đến đấy chẳng còn một giót. Đứa trẻ cố mà chẳng được. Nó đành buông và lại khóc ngằn ngặt. Mới đầu còn có tiếng oe oe. Sau đó khóc khan. Độ cứ tưởng tượng ra thằng bé đang ưỡn ra, mồm đang há hốc, toàn thân tím ngắt. Người mẹ lúc ấy cũng khóc theo. Độ không đành lòng, vội tụt từ cái quá giang xuống. Thấy một bóng người lững thững đứng phịch bên cạnh, người đàn bà sợ hãi quỳ xuống lạy như tế sao:
- Con lạy các ông. Đừng đuổi con nữa. Con đói khát, con ăn mày ăn nhặt, chứ đâu có ăn trộm ăn cắp. Con kiệt sức rồi, không lê chân được nữa. Xin cho mẹ con con trú ngụ qua một đêm sáng mai con xin đi ngay… xin các ông dón tay làm phúc.
Thì ra là mẹ con người ăn mày này đã đến trú ngụ ở cầu Đông, ở cánh đồng Mả Trâu đã bị tuần phiên làng bên đuổi đi. Người mẹ ôm con dặt dẹo suốt cả buổi tối mới đến được đây. Người đàn bà tưởng Độ là tuần phiên làng Sứa lại đến đuổi họ. Độ ôn tồn:
- Đừng sợ, tôi không phải tuần phiên đâu.
- Ông là ai?
- Cũng như chị thôi…
- Đừng nói dối mẹ con tôi mà phải tội.
- Thật đấy. Tôi cũng gần như kẻ ăn mày.
Nói xong, Độ cười to. Cái cười sảng khoái hồn nhiên. Cái cười có âm điệu, tín hiệu riêng của nó khiến người nghe nhận ra sự chất phác hiền lành tuy có chút ngang tàng của Độ. Nghe tiếng cười ấy, người đàn bà yên lòng ngay nhưng còn bỡ ngỡ. Độ liền hỏi sau khi dứt tiếng cười:
- Đói phải không? Mẹ con đói quá phải không?
- Thưa vâng. Hai hôm nay không có miếng gì vào bụng.
Độ sốt sắng nói như đinh đóng cột:
- Được, cứ chờ tôi ở đây một lát. Tôi đi kiếm cái gì về cho mà ăn.
Người đàn ông nói xong vội bước ra khỏi cầu Si, rồi mất hút trong bóng đêm. Người đàn bà nhìn ra cánh đồng mênh mông tối tăm nhờ sương. Chị ta ôm chặt con vào lòng. Đứa bé qua cơn khóc lóc, lả đi trong giấc ngủ chập chờn.
Người đàn bà, như tỉnh cơn mê. Cái đói không nhắc đến thì thôi, nhưng khi được Độ gọi tên, nó liền xuất hiện ngay trong tâm trí người đàn bà. Ruột gan đang ngủ yên bỗng dưng thức dậy. Mà chẳng phải chỉ riêng ruột gan hình như tất cả các tế bào trong cơ thể đều giật mình tỉnh giấc. Sự đòi hỏi cấp thiết của sự sống lúc mới thức dậy làm chị nôn nao đau đớn. Ruột gan như lũ rắn quằn quại. Đau quá rồi hóa ra mụ mị. Cơ thể thức dậy, thèm khát rồi chẳng được đền đáp, nó lặng lẽ sụp đổ. Không còn sức để mà cựa quậy nữa. Ngọn lửa đèn lúc nãy còn thoi thóp nhấp nhô, lúc này dầu đã cạn, nó đang lụi dần chỉ còn một chấm đỏ liu riu. Người đàn bà từ mụ mị đi sang đờ đẫn. Đứa trẻ ọ ẹ cựa. Tay chị cũng không co lại được để ôm con. Chị muốn dỗ nó nhưng môi chị ta không phát ra thành tiếng. Trong tâm tưởng nghe như giọng của mẹ chị ngày xưa vọng lại để dỗ dành. “ngủ đi con. Ngủ say cho thoát khỏi cực nhọc. Ngủ say cho thoát khỏi nợ trần gian”. Và chị đã trôi trên con thuyền bồng bềnh dòng sông sương khói mênh mông. Chỉ một chút xíu nữa thôi thì chắc thuyền sẽ trôi vào xứ mịt mù và chẳng bao giờ quay trở lại. Chị đã cảm thấy hơi lạnh dần ngấm vào xương tủy. May thay chính lúc ấy chị bỗng thấy hơi ấm. Sương trắng hồng lên. Trong sương hồng hiện ra đốm lửa. Rồi đốm lửa cứ to dần, to dần. Nó đuổi không khí lạnh ra khỏi cơ thể. Chị thở dài một cái đôi mi mắt nặng trĩu hé mở. Lúc đó chị mới nhận ra một người trai tráng ngồi bên, và một đống lửa tí tách cũng ở bên…
Độ đã vào làng ăn cắp được một nồi cơm, một niêu cá kho đem về cầu Si cho mẹ con chị ăn mày. Song khi về tới nơi, Độ thấy mẹ con chị đã lả đi sắp chết. Độ vội vàng đốt một đống lửa hơ tay, hơ chân cho chị ta, rồi giật tóc lay gọi. Chị ăn mày tỉnh lại nhưng cổ họng cứ nghẹn lại không tự ăn cơm được nữa. Độ phải nhai cơm, nhai cá nát ra thành từng miếng rồi mớm cho chị như chim mẹ mớm mồi. Mớm mãi mới được lưng bát cơm. Cũng nhờ chút ngũ cốc ấy, chị ăn mày mới sống lại. Tiếc thay cứu được mẹ nhưng chẳng cứu được con.
Khi phía đằng đông, trời bắt đầu hửng thì Độ đã vùi xong thây đứa trẻ ở mảnh ruộng gần đấy. Anh quay lại cầu Si, cõng người đàn bà trên lưng đi về phía đồi lau.
ở phía trong đồi lau, gần chân đồi, cụ Chằn có một vạt ruộng thường bỏ hoang. Trước đây, cụ Chằn trồng cây thuốc, sau thấy đất xấu cây khó mọc nên sai Độ trồng chuối. Lúc bỏ nhà đi lang thang, Độ nghĩ con cáo cũng phải có cái hang riêng của mình, nên đã dựng một cái lều ở đây. Thi thoảng, thấy cần nghỉ ngơi, Độ lại chui về trong lều ngủ vùi, có khi ngủ một ngày một đêm mới dậy.
Cái lều nằm trong vườn chuối. Không có cột, chỉ có hai vì kèo cắm thẳng xuống đất. Ba phía lợp tranh kín đáo. Phía cửa đầu hồi buộc những túm cỏ tranh dài thong xuống đất như kiểu mành trúc. Ra vào vén sang hai bên, để rồi sau đó tranh lại rủ xuống làm rèm che. Trong lều trải phên nứa, mùa rét trải ổ rơm thật dày.
Độ đặt người đàn bà trên cái ổ rơm thơm tho ấy. Tên chị ta là Khoai. Bây giờ Độ mới có dịp ngắm Khoai kỹ lưỡng. Ban đêm, anh cứ tưởng cô ta đã lớn tuổi. Bây giờ mới rõ cô ta chỉ xấp xỉ tuổi hai mươi như anh. Sự đói khát lâu ngày làm Khoai vêu vao. Tuy nhiên vì xương nhỏ nên gò má không bị nhô ra. Long mày không rậm không thưa. Cái đói không làm phai nhạt đi màu đen nháy của nó. Chỉ có hai hố mắt là hiện ra rõ nhất cái đói làm nó sâu thăm thẳm. Nhìn vào đó, thấy buồn lạ lung. Đôi môi kia chắc khi trước hồng đỏ và rất duyên, nhưng lúc này bệch ra trắng nhợt. Đêm hôm qua, lúc khẩn cấp cứu người, Độ phải mớm cho đôi môi ấy, khi đó anh chẳng nghĩ gì hết. Nhưng lúc này nhìn vào cặp môi ấy anh mới ngạc nhiên vì sự tự nhiên của mình. Tưởng là mớm cho một bà nạ dòng, ai ngờ người được mớm ấy là một cô gái trẻ. Bất giác, môi anh nở một nụ cười. Cô ta ngủ đã lâu lắm rồi, nhưng vẫn mê mệt không thức dậy. Sao cô ta cứ ngủ mãi thế nhỉ, liệu có hề gì không. Độ thầm nghĩ, nhưng nhìn ngực cô ta cứ phập phồng đều đặn, anh lại yên tâm. Độ cứ ngồi ngắm người đàn bà gầy gò ấy mãi mà không chán mắt. Từ bé đến lớn chưa bao giờ anh ngồi cạnh và gần một người đàn thế này. Ngay cả người đàn bà đầu tiên trong cuộc đời con người, tức là người mẹ đẻ ra mình, anh cũng không được hưởng hơi ấm, sự âu yếm, bởi vì đẻ anh ra được vài ngày thì mẹ đã chết. Từ đó, anh sống với cha. Người cha mặc cho anh sống như cỏ dại. Rồi tiếp theo đó là sống với lũ bạn trai, với những cuộc gây gổ, với đời sống lang thang như con thú hoang. Còn lúc này, trước mắt anh là người con gái bị đói khổ làm cho tàn úa đi, nhưng dù sao đó cũng là người đàn bà đầu tiên mà anh được ngồi bên cạnh. Người đàn bà, dù hoàn cảnh làm cho xấu xí đi, vẫn toát ra được sự mềm mại, sự yếu đuối, sự dịu dàng, sự an bình, sự hấp dẫn khó tả mà Độ chưa bao giờ biết. Có thể nói, đó là sự khao khát vẫn ngủ lịm trong anh từ lúc nảo lúc nòa, nay bỗng u ơ tỉnh dậy.
Độ vẫn đăm đăm nhìn cô Khoai. Trong tia nhìn của anh có những ao ước rất nhỏ bé, rất lương thiện tốt lành dấy lên. Người ta bảo tư tưởng, ước vọng. Trong ao ước, Độ muốn cô ta tỉnh dậy, khỏe mạnh. Tài tình thật. Độ vừa mới cầu mong như vậy, thì đôi mắt người đàn bà từ từ hé mở.
- Tôi ở đâu thế này? – Chị ta ngạc nhiên hỏi.
- Mà thằng cu của tôi đâu rồi?
Chị Khoai cổ nhòm ngồi dậy, nhưng không đủ sức lại nằm vật xuống. Chị ta có lẽ đã nhớ một chút gì đó; Độ thấy đôi lông mày của Khoai hơi nhíu lại, và có hai giọt nước mắt từ từ bò trên gò má. Hình như ký ức đêm qua đã trở về đầu óc. Chị lấy hai bàn tay ôm mặt. Chị ta khóc không to mà thút thít. Độ nhìn người đàn bà, lặng yên một cách vụng về, anh chẳng biết an ủi cô ta thế nào. Lát sau, anh sực nhớ ra:
- Ăn cháo nhé. Tôi nấu cháo từ sớm. Để đun lại cho nóng, ăn vào mới khỏe.
Độ chưa chắm sóc ai bao giờ và Độ cũng không ngờ mình lại có thể chăm sóc một người ốm khéo léo đến thế. Độ cũng phát hiện ra một điều rất lạ: khi chăm sóc người khác, bản thân người làm việc ấy cũng vui vui trong lòng. Sau cái đêm ở cầu Si, cô Khoai tỉnh lại nhưng cô đã ở trong tình thế kiệt quện. Sự đói khát, sự đau thương đã ở mức đỉnh điểm. Khi lê lết đến cầu Si, Khoai đã dùng hết sức lực của mình. Kể ra đến được đó cũng là sự lạ. Đáng lẽ ra mẹ con chị đã chết ở giữa đồng. Chẳng biết trời đất dun dủi ra sao chị mới đến được đấy, gặp được Độ và sau khi gặp Độ, nếu anh không tận tụy chăm sóc thì dù tỉnh lại, chị vẫn không thoát khỏi tay thần chết.
Độ vào làng ăn cắp rổ trứng gà, vào đồi cỏ tranh đánh bẫy gà gô. Độ bẻ trộm ngô, đào trộm Khoai, mò mẫm đánh lươn ban đêm… làm tất cả để cứu sống người đàn bà không quen biết, không máu mủ họ hàng. Cái lúc cõng cô trên lưng, cô còn hơi tỉnh; Độ hỏi: “tên cô là gì?” Cô ta trả lời: “Khoai”. Cô chỉ nói một tiếng ấy thôi. Sau đó, hỏi thêm, nhưng cô ta im lìm chẳng nói được gì nữa. “Thật khỉ! Ai bắt mà mình chịu mang cái vạ này vào thân cơ chứ”. Bụng nghĩ thế nhưng Độ không đừng được, anh vẫn làm mọi thứ cho người đàn bà định mệnh, bỗng dưng gắn vào đời mình.
Người đàn bà tỉnh dần. Cô ăn được một bát cháo rồi hai bát cháo, mọt bát cơm rồi hai bát cơm. Da thịt cô dần trở lại. Cô tập đứng lên, đi một bước rồi hai bước, ba bước. Cảm giác của một người sáng tạo thấy tác phẩm của mình thành xương thành thịt. Cảm giác của người mẹ đang tập cho đứa bé con mình chập chững đi từng bước. Và ai cũng biết, tên của cảm giác ấy người đời vẫn gọi là hạnh phúc.
Chị Khoai gần như trở lại bình thường. Một hôm trời nắng, Độ đi rừng bắt được con nhím. Anh hí hửng đem về, lòng vui mừng nghĩ tới một bát canh thịt nhím ngọt lừ, một nồi thịt nhím kho mặn ăn dần. Anh vạch đám cỏ tranh định khoe với Khoai, nhưng căn lều bỗng trống trơn chả thấy bóng cô gái. Anh tưởng cô đi đâu gần liền ngồi trên đống lá chuối khô chờ. Chờ mãi không thấy tăm hơi. Chờ rất lâu, dễ chừng đến hai tiếng đồng hồ. Thế là đầu óc anh quay cuồng. Độ bắt đầu nghi ngờ: Thế đấy. Người là thế đấy. Mình nhặt cô ta về khi đó cô ta là cái xác chết… còn bây giờ đã trơn lông đỏ da… cô ta bỏ đi, chẳng thèm nói nửa lời… người như thế mà bạc thế sao… anh bực mình đứng dậy đá vào con nhím chúi trong cái rọ. Đá lần thứ nhất không sao, cái rọ lăn đi một vòng. Đá lần thứ hai anh bỗng kêu lên vì con nhím xù lông. Cái chân buốt nhói. Cái buốt tưởng như đâm vào tim làm cho anh tỉnh khỏi cơn nóng giận ừ, mà sao mình lại cáu. Cô ta phải ra đi là lẽ tự nhiên. Bởi vì Độ với cô ta có dính líu gì đâu. Chẳng qua chỉ là gặp gỡ giữa đường. Thấy người hoạn nạn thì thương. Mẹ cha cô ra sao? Nào Độ có biết. Con người ta phải biết trọng nghĩa khinh tài, làm ơn xong, phải biết quên phắt ngay sự ra ơn của mình… một tay giang hồ già dạy Độ chơi ngón thiết lĩnh trước khi chết đã nói với Độ như vậy. Nghĩ miên man một lúc Độ thấy thảnh thơi đầu óc hơn. Tuy nhiên, anh vẫn thấy buồn, một cái buồn tiếc nuối như vừa bị mất một cái gì đó mơ hồ nhưng rất đẹp. Cùng lúc ấy, một bóng người từ trong bụi lau đi ra. Người ấy mặc một chiếc quần lửng, một cái áo cánh rộng. Một người đàn bà tóc bỏ xõa sau lưng, xách một cái nồi trên tay, đầu hơi cúi xuống. Người ấy chưa nhìn thấy Độ vì những bụi chuối che lấp. Khi chị ta ngẩng đầu lên, Độ mới nhận ra Khoai. Thì ra cô ta đi tắm gội. Ôi chao! Một con người hoàn toàn khác hiện ra trước mặt anh. Trong lúc ốm, mặt cô ta nhem nhuốc, mãi tóc rối bù, bộ quần áo vá đùm và đụp, rách tơi tả. Còn lúc này, tóc cô ta đen mượt ở sau lưng, mặt tròn trịa hồng đao, đôi chân từ cái quần lửng phô ra trắng như ngó cần. Khoai mặc quần áo của anh, bộ quần áo mới nhất mà anh vẫn để trong cái tay nải dắt trên mái lều. Rộng quá, cái áo thùng thình. Dài ngộ. Nhưng ngồ ngộ và thùng thình mà vẫn đẹp trong con mắt của Độ. Anh từ sau bụi chuối bươc ra. Cô gái trông thấy anh liền dừng bước.có vẻ ngượng. Cô lí nhí:
- Tôi đi tắm. Mang cái nồi ra suối đun nước. Quần áo của tôi rách quá, bẩn quá. Phải vứt đi. Tôi mặc quần áo của anh.
- Cô cứ mặc. Chả sao đâu.
Thấy Độ cứ nhìn chằm chằm, cô ửng má hỏi:
- Sao anh cứ nhìn tôi thế?
- Trông cô lạ quá.
- Sao
- Lột xác.
Phải dùng từ lột xác mới đúng. Khi cứu giúp Khoai, Độ không nghĩ rằng mình đã cứu được một người đàn bà đẹp như thế kia. Lúc đó cô ta nhem nhuốc, quần áo như tổ đỉa, chắc trong đó phải nhung nhúc rận, rồi còn hôi hám nữa chứ. Người cô ta phát ra một mùi khăn khẳn như cóc chết. Đến nỗi cứ vào trong lều một lúc là Độ vội nhoài ra ngoài ngay. Đêm đêm, Độ phải ngủ ngoài trời trên ổ lá chuối khô. Anh vốn ưa sự thoáng đãng, thơm tho cảu đồng ruộng cây cỏ. Chẳng lẽ nước suối lại thần diệu thế sao. Nó là thứ nước thần của chuyện cổ tích đã biến một kẻ ăn mày xấu xí thành một nàng tiên. À, tay cô vẫn xách cái nồi. Không phải phép thần. Chắc Khoai đã vào rừng tìm lá thơm rồi bắc ba hòn đá đun lên. Hóa ra nước lá rừng đã lột xác cho Khoai. Cũng có thể những ổ trứng gà mà Độ đã ăn cắp, những con gà gô bẫy trong rừng, những con tôm, con tép, con cua mò dưới ruộng lên, đã làm thay da đổi thịt cho Khoai từ lâu, nhưng cái đẹp còn ẩn giấu dưới lớp bùn đen, dưới manh áo tả tơi, dưới làn không khí hôi hám nên Độ chẳng nhận ra thôi. Cũng có thể sự bẩn thỉu xấu xí ấy là cái vỏ bọc che chở cho cô khỏi những tai họa trong chuỗi ngày lưu lạc. Cũng có thể gian truân đã qua, an bình đã tói nên Khoai mới từ cái kén chui ra hiện nguyên hình là con bướm vàng xinh xắn. Độ đứng cạnh Khoai ngạc nhiên vì từ người cô tỏa ra một mùi hương thật dễ chiu. Không phải mùi lá bưởi, lá hương nhu, lá sả ở thôn quê mà là một thứ mùi ngai ngái thơm dìu dịu của những thứ lá rừng ta chẳng biết tên…
Lúc này, Độ mới chú ý tay Khoai ngoài cái nồi, còn có mấy cành củi khô và một túm bồ kết. Hỏi để làm gì, cô trả lời:
- ở bìa rừng có cây bồ kết, nhiều gai quá nên tôi chỉ chọc được chùm bồ kết này thôi.
- Để gội đầu phải không?
- Không!
Nói xong Khoai đi thẳng đến lều, kéo cái ổ rơm ra, và bảo:
- Anh ra đồng kiếm ít rạ mới người ta phơi trên ruộng đem về đây.
Lúc Độ mang rạ về, đã thấy Khoai đốt cái ổ rơm cũ. Làm xong cô nhóm củi đốt bồ kết trong lều. Cô giải thích cho Độ.
- ở quê tôi vẫn làm thế. Mỗi khi có người ốm, người chết xong, người ta vẫn đốt bồ kết. Bảo rằng để khử tà, trừ Độc.
À, té ra Khoai muốn làm mới tất cả. Người phải tắm gội trút bỏ hết cái cũ. Căn lều cũng phải được tắm gội. Người được tắm bằng nước thơm tho tinh khiết. Căn lều thì được tắm bằng khói thơm khử tà. Khói bồ kết bốc ra ngan ngát, hăng hắc. Một lần nữa, Độ nhìn Khoai ngạc nhiên. Cô gái kỳ lạ này đã nghĩ ra những điều mà anh không bao giờ nghĩ tới. Hai người hì hục làm hết chiều căn lều mới được tinh tươm. Họ ăn một bữa chiều thật ngon. Chỉ có sắn luộc và bát canh thịt nhím. Bàn tay Khoai nấu rất khéo. Sắn thì khô khén và nở bung ra. Canh thịt vừa vặn không mặn chát như Độ nấu. Anh gật gù bảo ngon hơn là vàng.
Đêm hôm ấy, gió bắc đầu mùa thổi về, đem theo cái rét se se cùng những hạt mưa phùn. Ông trời đã đuổi Độ vào lều, không cho phép anh ngủ trên ổ chuối khô ngoài vườn chuối nữa. Chẳng biết vì không quen hay một lý do nào khác mà anh cứ ngồi so ro ở một góc lều. Khoai cũng nằm im quay mặt vào vách. Độ nghĩ vẩn vơ. Đúng là chẳng còn cái mùi ốm đau của những hôm trước. Khói bồ kết đã xông hết tà khí. Hình như nó còn ám đọng trong những cuộng cỏ gianh trên mái nên thỉnh thoảng lại lãng đãng tỏa ra một mùi thơm ngai ngái. Xen lẫn còn có cả mùi rạ rơm khô mà ban chiều Độ tha về làm ổ mới. Độ ngồi thu lu như vậy đã lâu lắm. Có tiếng cô Khoai hỏi:
- Anh vẫn thức đấy à!
- Làm sao ấy. Mắt nó cứ trong ra.
- Em cũng vậy. Chẳng thấy buồn ngủ tẹo nào.
- Ngồi thế có mỏi không? Hay là cứ nằm xuống, rộng lắm mà.
Độ chần chừ mãi mới bò ra, nằm xuống ổ rơm, nhwgn không dám nằm sát vào Khoai. Một lúc sau, cô lại hỏi:
- Sao mà run thế? Anh rét à?
- ừ
- Nằm gần lại tí nữa. Để em trùm rơm lên người cho nhé. Thế nào? Đã ấm chưa?
- Rồi.
- Rồi mà vẫn run bần bật thế này. Hai lưng sát vào nhau chân co lại thì ấm hơn.
- Tôi sợ lắm.
- Sợ là thế nào. Đừng có sợ. Thế nào đã hết run chưa?
Khoai choàng tay ôm đọ vào thì thào:
- Anh đã cứu em. Bây giờ em tứ cố vô thân. Chồng chết. Con chết. Em chả theo mình thì biết theo ai. Em xin mình cho em nương dựa vào mình.
- Anh cũng muốn nương dựa vào em.
Cái đêm ân nghĩa ấy thật mặn nồng. Thân xác họ đã thề thốt với nhau những lời nặng tình nhất. Họ chẳng nói lời thế non hẹn biển, nhưng họ biết rằng từ phút ấy, đời họ gắn chặt với nhau. Họa chăng cái chết mới chia rẽ nổi. Đêm hôm ấy, họ tier tê với nhau nhiều chuyện lắm. Khoai hỏi Độ:
- Những quả trứng gà ấy anh đem về nuôi em, ai cho anh vậy?
- À… à…
- Cả những bát gạo, củ Khoai, bắp ngô nữa…
- À… chẳng qua là lấy của người giàu chia cho người nghèo thôi mà.
- Giờ đã là vợ chồng. Không như thế mãi được đâu. ở chân đồi còn nhiều đất hoang. Đất xấu nhưng mà vẫn ra Khoai ra sắn.
Sáng hôm sau, cụ lang Chằn thấy Độ về nhà rất sớm. Đã mấy tháng nay cụ lang không gặp mặt con. Từ ngày cắt gân con, cụ lang buồn rầu và ân hận vô cùng. Lắm khi cụ nói như van xin mà nó chảng chịu về nhà. Đến mức dụ dỗ cho cả tiền nó cũng không thèm lấy. Vì vậy thấy mặt con, ông mừng rõ vô cùng. Ông hỏi:
- Mày ăn cơm chưa?
- Rồi! – nó trả lời chỏng lỏn nhưng ông cụ cứ lờ đi không bắt bẻ.
Ông cụ chợt nhớ tới lời dân làng đồn đại trong làng từ nửa tháng nay. Ông dò hỏi:
- Người ta bảo mày ở với con mẹ ăn mày ở cầu Si. Chuyện ấy có thật không?
- Thật.
- Ôi trời! Làng thiếu gì gái mà lại đi lấy ăn mày hở con.
Độ cãi ngang như cua:
- Tôi thích thì tôi lấy. Thầy chẳng bằng lòng thì tôi đi. Tôi chẳng thèm nhờ thầy nữa.
Ông cụ đấu dịu ngay lập tức.
- Thì cũng để tao hỏi đầu đuôi vài câu chứ.
Độ cáu kỉnh:
- Thầy hỏi gì thì hỏi đi. Tôi thích tôi lấy. Chẳng ai ngăn được đâu.
- Tao chỉ hỏi con mẹ ăn mày ấy đã già hay còn trẻ?
- Trẻ.
- Thế nó còn đẻ con được chứ?
- Được.
- Tao chỉ sợ mày lấy vợ già không đẻ được cháu cho tao bế. Chứ còn chuyện ăn mày cũng chả sao. Các cụ chẳng bảo: ‘Ăn mày là ai? Ăn mày là ta” rồi sao. Thế mày có định nhờ tao cái gì?
- Con xin thầy hai chục vuông vải cho cô ấy may quần áo. Với lại xin hai cái cuốc.
- Cuốc làm gì?
- Cô ấy muốn trồng sắn, trồng Khoai ở gần vườn chuối.
- Ôi chao! Thế thì tốt quá. Hai chục vuông vải là tao theo lời dặn của mẹ mày lúc chết. Bà ấy bảo: “Ông cứ mua sẵn hai mươi vuông vải. Bao giờ có con dâu thì đưa cho nó và bảo đấy là quà của mẹ”. Tao nghe theo bà ấy. Bây giờ thì mày hãy mang đi.
Ông lang già vừa nói vừa rưng rưng nước mắt, rồi mở khóa cái hòm gian lấy xếp vải đưa cho Độ. Khi Độ lấy cuốc rồi định ra ngõ, ông cụ nài nỉ:
- Hay là chúng mày về đây với bố.
- Con không về đâu. Con đã thề rồi.
- Sao mày cứng cổ thế hở Độ. Thì thầy có lỗi thầy đã xin mày rồi mà… à thế này… mày chưa bằng lòng về, chuyện ấy bàn sau. Còn bây giờ, hôm nào mày đưa nó về đây cho thầy xem mặt… hay là thầy ra vườn chuối gặp hai đứa…
- Không được, thầy mà ra là chúng tôi bỏ làng đi đấy. – Độ trả lời ông lang bằng một giọng rất kiên quyết. Nỗi hận người cha trong lòng Độ vẫn chưa nguôi. Anh đã thề không xin gì cha mình nữa. Hai chục vuông vải là của mẹ anh. Trước khi chết bà dệt được hai chục vuông vải. Con còn bé tí bà đã nghĩ tới người con dâu tương lai của mình. Bà dặn ông bán số vải ấy đi, nhưng bao giờ con trai lớn đến tuổi lấy vợ, thì ông phải mua bù vào cho bà. Như vậy là Độ vẫn không lấy gì của ông già. Còn hai cái cuốc là do anh chiều vợ, anh mượn tạm thôi. Rồi anh sẽ trả.
Ông lang Chằn biết tính ương bướng của đô. Nó đã nói là sẽ làm. Vì vậy, ông rình lúc Độ lên rừng liền ra vườn chuối. Thấy Khoai đang cuốc đồi ông lại gần hỏi:
- Có phải cô Khoai đấy không? Tôi là bố thằng Độ đây. Ôi chao? Có phải cô ăn mày đây không? Trời thật có mặt mới dun dủi cho cô đến với con tôi. Cô trông phúc hậu lắm. Thế này nhé. Thằng con tôi nó gàn lắm. Tôi biết cô lấy thằng Độ sẽ khó khăn. Nhưng tôi cho thì nó không nhận. Vậy, thỉnh thoảng ban đêm tôi sẽ đến chỗ bụi sim này, tôi sẽ để bị gạo hay bị ngô rồi đắp lá chuối lên. Sáng sớm hôm sau nếu trông thấy, cô cứ nhận.
Cô Khoai lễ phép mời ông lang vào lều song ông không chịu vào. Ông sợ thằng con trai bắt gặp sẽ rắc rối to. Cuối cùng ông dặn:
- Cô mà đưa được Độ trở về lương thiện, tức là lập được phúc to. Chẳng khác gì sinh ra con người lần thứ hai. Lão già này xin cảm tạ cô trước.
Một hôm, Độ đi đến quá nửa đêm, mang về cho vợ một ổ trừng gà mười hai quả. Khoai hỏi:
- Kiếm ở đâu về?
- Trong làng.
- Thế là ăn không của người ta à?
- ừ, thì đại loại lày lấy của người giàu chia cho người nghèo…
Khoai bần thần rồi bảo:
- Không được đâu mình ạ.
Thế là Độ khùng lên:
- Cô sợ à? Cô khinh của ăn không ăn hỏng à? Cô khinh tôi là thằng trộm hả. ừ, tôi là thằng đào tường khoét vách đấy. Tôi không ngờ… mà sao cô lại lấy tôi.
Thấy Độ nổi cơn ngông ngạo bướng bỉnh, Khoai ngồi yên không hé răng. Đợi cho đến lúc người đàn ông nằm xuống bên cạnh, đợi cho đến lúc anh chàng lân la đụng vào lưng cô rồi khẽ khàng luồn tay dưới cái yếm, vuốt ve đôi nhũ hoa nóng hổi của cô Khoai mới trở người quay lại, ôm lấy chồng và hỏi:
- Mình có thương em không?
Hắn không trả lời, chỉ ôm chặt lấy cái thân hình lúc này đã trở nên phốp pháp vô cùng ngọt ngào của Khoai. Cô gỡ tay anh ra, nói khẽ vào tai:
- Khéo đấy, khéo đấy.
- Sao?
- Nhè nhẹ thôi. Chẳng thì…
- Sao?
Khoai không trả lời mà chỉ kéo tay hắn, đặt cái bàn tay thô tháp của hắn vào cái bụng mát rượi mềm mại của mình:
- Đấy. Em có rồi đấy…
- Có gì?... – giọng hắn chợt háo hức hẳn lên.
- Lại còn có gì trong bụng đàn bà con gái nữa chứ.
- Thế mình có mang thật rồi à?
- Lại chả thật… vì thế em mới bảo với mình là không được rồi mà.
- Mình bảo thế là thế nào… không được… ấy hả?
- Rõ nỡm. Em bảo… tức là… mình không được… lấy trứng của người ta.. Trong làng nữa…
- À… không được… lấy của người giàu chia cho người nghèo nữa chứ gì?... Vẽ chuyện… kẻ không ăn hết kẻ lần chẳng ra… mươi quả trứng đối với nhà lão chánh hội giàu nhất làng chỉ là cái bụi thôi…
- Nhưng mà… em sợ lắm.
- Sợ cái gì?
- Sợ phải tội.
- Tội lội xuống sông.
- Mình có tin có trời có Phật không?
- À… ờ… cũng có tin…
- Thế đừng ăn trộm ăn cắp… mình thì chẳng sao đâu. Nhưng còn con cái mình sinh ra sau này. Nó có biết gì đâu mà phải mang tội của mình. Con thằng trộm lớn lên sẽ làm thằng ăn trộm giống như cha mẹ nó. Thậm chí có đứa thành kẻ giết người. Anh ơi, tôi không muốn con mình sau này lại thế. Anh có biết không. Mẹ con tôi đi ăn mày, nhưng không bao giờ tôi ăn trộm ăn cắp cái gì. Tôi van anh đấy, tôi lạy anh đấy. Hãy để cho hạt máu của anh trong bụng tôi được chút nhân đức.
- Tôi hỏi, nếu không trộm cắp thì sống bằng gì? Tôi ăn trộm nên cô mới sống được đến hôm nay.
- Thì đã đành. Tôi biết ơn mình. Nhưng từ bây giờ, bao chuyện cũ xí xóa hết.
Người đàn ông nằm bên cạnh Khoai chẳng biết đang nghĩ gì. Anh ta im lặng một hồi lâu, cái hồi lâu ấy làm Khoai thấy sợ, bởi vì Khoai cần một sự lương thiện, thèm một sự yên ổn. Và nếu như Độ không nghe lời Khoai thì sao. Người chồng cũ chết đói, hai mẹ con lang thang ăn mày, Khoai thấy rùng mình vì quãng đời phiêu bạt rạc rài đó rồi. Còn bây giờ, nếu Độ vì thương cô mà vẫn sống cuộc đời… như cũ thì sao? Thực bụng Khoai muốn làm như lời ông lang… nghĩa là khuyên nhủ Độ… nếu như chưa làm cho hai cha con hòa thuận, thì ít nhất cũng làm cho sự phối kết mới của mình được an ổn, bình thường như mọi gia đình nông dân khác… bởi vậy, Khoai mới hồi hộp chờ đợi lời phán quyết của người chồng mới. Chị là người đàn bà đằm thắm. Hai người chả nói lời nào, nhưng Khoai hiểu được sức mạnh của sự đằm thắm đối với người đàn ông này chứ. Ân ái có tiếng nói riêng của nó. Sự quy phục của người đàn ông nằm ẩn cả trong những cử chỉ giao hoan. Người đàn bà biết sức quyến rũ của mình nhưng vẫn hồi hộp vì chưa biết sức quyến rũ tới mức Độ nào. Có những mê hoặc ái ân đi tới mức chuyển hóa được con người.
Độ nghĩ thật dài. Mãi tới khi người đàn bà ôm lấy cổ anh, sợ tay vào chiếc cằm tua tủa râu của anh, cái cử chỉ của người đàn bà cần đến sức mạnh đàn ông, thèm khát cái sức mạnh hừng hực của một đấng nam nhi, cái cử chỉ mềm mại, yếu đuối như mong muốn che chở ấy, chó biết đâu lại có một quyền lực chi phối mà người đàn ông không hề hay biết, chỉ tới khi ấy Độ mới thầm thì vào tay người đàn bà của mình.
- ừ, xí xóa hết. Mình yên tâm. Tôi không làm như trước nữa.
Người đàn bà vui mừng, người đàn bà biết ơn. Chị mở lòng mình ra và cho tất cả. Đêm ấy, chị đằm thắm hơn bao giờ hết. Đời một con người có nhiều cuộc giao hoan, nhưng có những cuộc ta chẳng bao giờ quên, cũng như có những bữa ăn chỉ dưa cà đạm bạc thôi nhưng ta nhớ suốt đời.
Thực ra, Độ nghĩ gì anh chẳng nói ra. Độ là kẻ ngang tàng. Chỉ riêng việc anh dùng môn vũ khí thiết lĩnh đã nói lên điều ấy. Lão ma cà bong già, thầy dạy võ của Độ thường bảo học trò:
- Thằng ăn cắp khác thằng ăn cướp. Thằng ăn cắp trộm chó bắt gà chẳng qua là thứ gà què ăn quẩn cối xay. Ăn trộm cả những người quần manh áo rách, nhỏ mọn và đê tiện. Phải là kẻ ăn cướp ngang tàng khí phách, đầu Đội trời chân đạp đất. Lấy của giàu chia cho người nghèo. Phải làm sao để hét lên một tiếng là kẻ mạnh run lên nhong nhóc. Dù máu chảy đầu rơi cũng coi nhẹ tựa lông hồng…`
Lão ma cà bong già chết đi vẫn chưa thực hiện được cái chí ấy. Và cả người học trò yêu là Độ cũng vậy. Sự thực là từ trước tới nay, Độ bị mang tiếng nhưng vẫn chưa làm gì. Chỉ từ khi gặp Khoai, Độ mới bất đắc dĩ làm kẻ gà què ăn quẩn cối xay. Cũng chỉ vì muốn cứu Khoai nên Độ mới phạm phải lời dạy của thầy, nay ăn cắp một ổ trứng, mai ăn trộm một thúng Khoai. Vậy nên, nay Khoai muốn anh thôi việc ấy, Độ bằng lòng ngay. Khoải thủ thỉ bảo chồng:
- Ruộng Khoai em trồng chỉ mươi bữa nữa đã rỡ được. Còn ruộng ngô nhà mình cũng dã trổ cờ… vả lại, nhà mình còn gần một nồi ngô hạt…
- Ngô ở đâu mà lắm thế?
Khoai không dám cho chồng biết chỗ ngô ấy là của bố cho, nên cô đành nói dối:
- Tháng trước, mình bắt được đôi cạp nong. Em bán lấy tiền, đong được nồi ngô để dành.
- ừ nhỉ… thôi được, từ rày tôi nghe mình. Từ rày, tôi không lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo nữa.
Từ đấy, Độ không lấy của người nữa, anh cố gắng lấy của trời. Làng Sứa gần rừng, lại lắm đồi hoang. Mà đồi rừng thì thiếu gì cái sống. Muốn vào rừng còn phải đi xa. Nhưng chỉ riêng cụm đồi hoang này thôi, cũng có khối thứ để vợ chồng anh dựa vào sống qua ngày. Tôm tép thì nhờ vũng, nhờ lạch. Cua ốc thì nhờ ruộng nhờ ao. Đặc biệt Độ có tài đánh bẫy muông thú. Tại chỗ họ ở, không có thú to, to nhất là con chồn con cáo. Tuy nhiên, bắt chúng không dễ. Chỉ thi thoảng mới vớ được một con. Riêng loài chuột, chốn này nhiều vô kể. Mùa lúa ngô, chúng ở đồi tràn xuống đồng. Vào lúc những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, chúng lại rút quân vào núi. Độ thương vợ. Anh biết người đàn bà mang thai cần chất bổ dưỡng. ừ! Chuột cũng là thịt chứ sao. Có bận, anh đã được ăn bữa cỗ toàn là thịt chuột. Cũng đủ giò, nem, ninh mọc mới tài chứ. Anh nhớ bữa cỗ ấy, sư phụ anh còn sống. Bữa cỗ thâu đêm. Ăn thịt chuột vào sức lực dồi dào, ông ma cà bong già đã cởi áo ra và biểu diễn một bài thiết quyền. Những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên ở ngực, ở tay ông già, sờ vào thấy cứng như thép. Lúc ông già ra quyền, gó chuyển vù vù, đám vào tường, tường thủng; chem. Vào gạch, gạch tan. Nghĩ thế Độ liền lấy tre làm bẫy kẹp. Hì hục mấy ngày làm được chục cái. Cái bẫy đơn giản nhưng thần tình. Hai thanh tre tạo hình chữ V lại khi con vật chui qua. Cái bẫy toàn tre nứa ấy dễ hòa lẫn với cỏ dại, lá tranh, đất cst, rất dễ dàng đánh lừa lũ chuột. Chuột có thói quen chui qua những bụi rậm, tạo thành những lối mòn để riêng sử dụng. Đặt những chiếc bẫy kẹp ngang những lối mòn và ngụy trang cho thật khéo, thật tự nhiên, khiến cho chúng tưởng rằng chỉ là cành tre cọng rác vô tình cắt ngang lối mòn. Chạm khẽ vào thanh tre giữ lẫy chỉ to như cái tăm dài là hai thanh tre chữ V khép lại chẹn ngang cổ. Lúc đó, cái cần tre lò xo đẩy xuống giữ thật chặt. Người khỏe dùng tay giương bẫy còn nặng nền như giương cung, huống hồ là con vật chỉ nhỏ bằng cái nắm tay.
Chiều nào Độ cũng gánh hai mươi cái bẫy đi đặt. Rồi sáng nào anh cũng đi một vòng thu bẫy. Lũ chuột đồng béo ngậy, tuy vậy vẫn có mùi của loài ở hang. Cho tất cả lũ chuột vào nồi nước sôi, sau đó tuốt lông ra như vặt lông chó. Cái đám lông xám hôi sì tuột đi để lộ ra một làn da trắng toát. Rồi mổ bụng vứt hết lòng ruột, nhồi lá thơm như lá cúc tần vào. Tiếp đó là thui như ta thui chó. Thui bằng rơm cho đến lúc mỡ chảy ra lèo xèo và da vàng rộm. Cuối cùng là luộc. Nước luộc chớ dùng vì nó vẫn còn hôi mùi chuột. Công đoạn kết thúc là ép. Trải một lớp lá chanh rồi dùng ván đặt cối đá hay vật nặng đẻ ép cho nước luộc còn sót trong mình con chuột ra hết. Lúc này, thịt chuột trắng phau trông như thịt gà. Ngon như thịt gà. Chặt ra kho cũng được, nấu rựa mận hay chả cầy cũng được, mà đảo lên rồi gói giò xào cũng thật tuyệt.
Cô Khoai nhờ thịt chuột đồng mà béo trắng ra. Da dẻ hồng hào, phây phây. Chuột ăn không hết, Khoai mang ra chợ bán. Hai xu một con. Khôi nhà mua về cho trẻ nhỏ ăn. Vừa ngon vừa sạch cam, người ta nói với nhau như vậy.
Một hôm, Độ lên phố huyện về, dáng vẻ vui mừng khác hẳn mọi ngày. Anh còn phởn chí mua về cho vợ mấy chiếc bánh rán tẩm mật. Khoai còn hỏi có chuyện gì mà anh phấn chấn đến thế. Độ tủm tỉm mà chẳng nói gì. Nét mặt anh cứ tươi tỉnh như vậy suốt cả ngày. Nhưng chuyện vui giấu mãi trong lòng không chịu được, đến tối, lúc hai vợ chồng nằm bên nhau anh đành thổ lộ:
- Có chuyện này hay lắm cơ… mình biết cái lão Tàu ở phố không. Bên kia đường, trước cái quán tiết canh lòng lợn ấy… cái lão già đeo kính lúc nào cũng sùm sụp Đội chiếc mũ nỉ màu đen ấy…
- À, tôi nhớ rồi, tôi biết rồi. Ông thầy Tàu bán thuốc bắc chứ gì.
- Đúng. Hôm nay tôi đang đi tìh lão ta gọi giật lại: “cái nị đứng lại một chút lờ”. Tôi chỉ vào ngực mình:”ông gọi tôi?”. Ông ta tươi tỉnh:”ngộ gọi cái lị chứ còn ai lố.” Ông ta mời anh vào nhà. Anh ngạc niên không hiểu ông ta muốn gì. Ông ta giàu sang có những hai bà vợ. Bà hai trẻ măng chỉ chừng hai mươi tuổi. Những người như ông ta sao lại niềm nở với mình như thế. Em có biết ông ta nhờ anh làm gì không?
Độ ngừng chuyện tỏ vẻ bí mật và quan trọng làm cho Khoai sốt ruột.
- Thì nói đi nào. Làm gì mà cứ úp úp mở mở.
- Lão ấy bảo thế này… lão ấy nhờ mình bắt cho con hổ mang.
- Tưởng gì. Chuyện ấy anh làm dễ như bỡn.
- Dễ hả. Dễ thì việc gì hắn phải cầu cạnh tôi. Không phải loại hổ mang thường đâu. Hắn yêu cầu con hổ mang chúa. Dài từ 2m trở lên. Mà lại phải rắn sống. Mình tưởng loại này dễ tìm hả? Không đâu. Trăm con rắn, ngàn con rắn may ra mới có một con. Vả lại… bắt nó đâu phải dễ. Cái loại thợ bắt rắn mới vào nghề, trông thấy nó cũng xanh mắt mèo. Lóng ngóng là mất mạng như chơi…
- Thế thì khó quá!
- Chả khó mà lão ấy chịu bằng lòng trả cho con rắn bằng đôi khuyên tai bằng vàng.
- Ôi chao! To tiền thế ư? Không biết lão ấy dùng làm gì mà mua đắt thế.
Độ cười hì hì, ghé mồm nói thầm vào tai vợ:
- Nghe nói… làm thuốc cường dương. Lão ta bảo một ông Hà Nội đặt hàng. – Độ bỗng dưng cười to hơ hơ vang lên. – tớ nghe vậy liền cười tủm tỉm. Chả là lão thầy thuốc này hom hem lắm. Mà cô vợ hai thì trẻ phây phây ra. Tớ đồ chừng lão mua hổ mang chúa để luyện cho chính lão ta.
- Rõ nỡm. – cô Khoai cũng khúc khích rồi rúc vào nách chồng. – thế, nhà nó có nhận lời không?
- Nhận quá đi chứ lị. Vùng mình cũng có con hổ mang chúa. Tớ cứ để dành mãi chưa muốn bắt. Bởi vì vật hiếm phải kén khách chơi. Gặp đúng khách cần mới được giá. Đổi nó lấy khuyên tai vàng cho mình đeo. – đó là ước vọng của tôi từ khi trông thấy con rắn này.
Từ hôm ấy, Độ bỏ cả bắt chuột, ngày đêm đi rình mò, theo dõi con hổ mang chúa. Hang của nó thì biết rồi. Nó nằm ngay trên quả đồi thấp phía sau, dưới một tảng đá. Ngày hôm sau, Độ đi quan sát. Anh rất thuộc chỗ này. Đâu là đường chuột đi, đâu là đường rắn bò, anh chỉ nhìn cây cỏ là biết ngay. Anh nhìn đám cỏ bên tảng đá lấy làm ngạc nhiên. Chỉ chừng một tháng anh không ra đây nhưng xem chừng tình hình đã khác. Mấy tháng trước Độ phát hiện được cái hang rất kín đáo này nấp dưới hòn đá tảng. Hòn đá hơi nhô ra như cái hiên cho nên chẳng ai biết trong đó có hang. Tuy nhiên con vật to lớn này ngày nào cũng trườn qua chỗ này khiến cho đất phía trước cái hiên của hòn đá như khô hơn. Nhìn thật kỹ lại thấy có chút mốc trắng. Điều này chứng tỏ tổ con hổ mang chúa đã rời khỏi nơi đây. Tại sao nó bỏ đi? Độ nghĩ mãi rồi chợt hiều. Có thể vì Độ luôn luôn đặt bẫy ở nơi này nên chuột ở đây vãn đi. Thiếu mồi thì rắn bỏ đi là tất nhiên. Tuy nhiên, Độ nghĩ con rắn không bỏ đi xa vì ở đây vẫn còn nhiều chuột. Đó là chỗ mấy thửa ruộng ngô chưa đến kỳ bẻ cách vườn chuối của anh chừng vài trăm mét. Độ tới noi nhìn quang cảnh và chợt hiểu ngay. Trên một quả đồi thấp có một cây đa cổ thụ không biết đã mấy trăm tuổi. Cây đa này, thân nó có nhiều hang hốc. Rễ lại loằng ngoằng nổi trên mặt đất. Chắc chắn con quái xà tìm chỗ trú ngụ tại đây. Anh đi quanh quanh càng tin chắc điều đoán định của mình khi tìm thấy phân rắn. Phân to. Thứ phân vàng lẫn đen còn tươi khăn khẳn. Lại thấy cả những đường rắn bò nhẵn thin nhẵn thui dưới cỏ. Chắc chắn hang ổ của con hổ mang chúa là một cái hốc nằm giữa thân cây hoặc chui dưới những cái rễ ngoằn nghèo cứng như đá kia. Để khẳng định chính xác, một đêm trăng, Độ nấp trong ruộng ngô đã tận mắt trông thấy con vật dài chừng bốn mét to như con trăn. Anh nghĩ tới lão thầy Tàu Đội mũ nỉ đen.
- Con rắn dài ba mét ngộ trả bằng một đôi khuyên tai. Dài bốn mét ngộ trả thêm bằng tiền. Nếu là loại Độc xà biết phun Độc ngộ trả gấp đôi…
Nghĩ tới lời nói ấy của lão, Độ thấy hào hứng bội phần. Anh quyết tâm bắt con rắn cho bằng được. Nhưng lần này bắt nó thật gay go. Bắn rắn chết thì dễ. Độ có thể dùng bẫy kẹp. Nhưng lão thầy thuốc yêu cầu phải rắn sống. Dùng thủy công và hỏa công đều không được, bởi vì ở đây không có nước, và hun hang trong cây rồi đơm đó cũng là điều không thể thực hiện. Anh nghĩ mãi, nghĩ mãi và cuối cùng dùng kế dụ rắn ra khỏi hang. Kế này gồm hia phần, phần thứ nhất dùng bẫy kẹp và bả ngăn chuột từ đồi ra ruộng ngô; phần thứ hai đan một cái lồng to thật chắc nhốt chuột trong đo, hai đầu lồng có hai cái hom để dụ rắn chui vào. Tuần đầu tiên chẳng bắt được gì. Tuàn thứ hai bắt được con hổ trâu. Tuần thứ ba im lìm. Mãi đến tuần thứ tư, đêm hôm ấy không trăng, không sao, trời đen như mực. Độ vẫn kiên trì nấp trong ruộng ngô. Quá nửa đêm, thì nghe thấy tiếng chuột trong lồng kêu chít chít. Độ đang ngủ gà ngủ gật vội chạy ra. Anh sung sướng xách cái lồng nặng trĩu về vườn chuối. Anh vừa sải bước vừa kêu to:
- Mình ơi! Khoai ơi! Thắng rồi! Thắng rồi!
Hai vợ chồng đốt đuốc nhìn con rắn to hơn cổ tay, màu xám đen đang cố ngóc đầu lên, nhưng vì cái lồng thấp nên không được. Anh chồng khoan khoái nói với vợ:
- Con này dài lắm, chắc bốn mét. Nó mà ngóc lên, cái đầu bạnh ra chắc phải bằng bàn tay. Ngoài đôi khuyên chắc còn được vài đồng bạc cho mình nữa đấy.
Người vợ cầm đuốc soi cho anh chồng lấy dây thừng chằng buộc thêm cho kỹ càng trước khi vào trong lều ngủ. Nằm trong ổ rơm họ còn thì thầm to nhỏ, tiếng thì thầm hân hoan vì đó toàn là những chuyện tương lai sáng sủa hơn nhiều do tiền bán con mãng xà đem lại. Bàn tán mãi rồi cũng mệt. Cái mệt không phải của một đêm mà của một tháng trời ròng rã, đêm nào Độ cũng phải thức trắng. Sự thắng lợi đã xả dãn những căng thẳng tích tụ lâu dài, khiến cho Độ đêm ấy ngủ li bì như chết.
Đang say giấc, bỗng nhiên một tiếng hét làm Độ tỉnh dậy.
- Cái gì thế? – Độ hốt hoảng hỏi vợ.
Người vợ đã ngồi dậy từ lúc nào không hay, tay ôm chân, lưỡi líu lại.
- Mình… mình ơi… chết tôi rồi… nó cắn em…
- Cái gì cắn?
- Rắn… rắn…
Khoai chỉ tay ra ngoài cửa lều. Bóng trăng hạ tuần nhàn nhạt cũng đủ để Độ nhìn thấy môt bóng đen như sợ thừng to đang trườn đi trên mặt đất. Độ nhảy choàng lên ra khỏi lều nhưng sợi thừng dài màu đen đã biến mất. Đốt đuốc lên ra gốc chuối xem vẫn thấy cái lồng và con hổ mang chúa vẫn còn nguyên. Độ dìu vợ ra ngoài, giọng cáu kỉnh:
- Rõ rang con rắn không xổng, sao lại rắn chui vào lều được nhỉ.
- Hay là… hay là con rắn to gọi con rắn nhỏ đến báo thù. – vớ vẩn.
- Sao lại vớ vẩn. Anh không nghe chuyện rắn báo oán sao. ối trời ơi! Đau quá, buốt quá.
Đến lúc này Độ mới nghĩ đến chuyện chăm sóc cho vợ. Đang lẽ ra trong trường hợp này, Độ phải buộc garo, rạch vết thương rồi nặn cho máu chảy ra. Phải nặn máu Độc cho đến khi đỡ đau, đỡ buốt mới thôi, nhưng anh đã không làm. Ông lang Chằn cũng giỏi chữa rắn cắn, nhưng tiếc thay Độ không chịu học người cha môn thuốc ấy. Vì học võ nên Độ chỉ chăm chăm hoc ch những môn võ chữa đòn, chữa vết thương, chữa gẫy xương, và cũng vì mối hận người cha nên anh cứ chần chừ. Đáng lẽ ra anh phải cầu cứu người cha từ lúc Khoai bị rắn cắn. Chỉ đến lúc Khoai tức thở, rồi thở khò khè, rồi tím ngắt anh mới chạy về gọi ông lang. Khi ông cụ Chằn đến nơi thì đã muộn. Toàn thân Khoai lúc đó tím bầm. Cô không nói được nữa, chỉ thấy đôi môi lắp bắp.
Độ như người điên. Anh khóc, anh chửi, anh la hét. Anh đuổi cả ông lang già. Anh rủa sả ông. Cứ như thể vì ông Khoai mới chết. Rồi anh hì hục đào hố một mình. Vừa đào vừa chửi.
- Mẹ cha nó chứ. Rồi sẽ biết tay ông.
Ông lang già chỉ còn biết đứng nhìn mà rơi lệ. Chôn xong vợ, anh lấy dao ra chặt nát cái lồng, chặt nát con hổ mang chúa. Làm như vậy chưa hả, tiện tay anh cầm bó đuốc châm vào lều nhà. Ngọn lửa bắt vào đám tranh bốc lên ngùn ngụt. Anh vái lậy nầm mồ rồi quay lưng đi về phía đồi. Người cha gào lên.
- Độ ơi! Mày đi đâu đấy. Con ơi! Quay lại đi!
Từ làng Sứa, Độ đi về hướng đông. Đó là hướng có những ngọn núi xanh rì và đi thêm nữa sẽ ra tới biển. Đang mùa xuân, mùa lễ hội.đi được vài hôm, tiền lưng đã cạn. Độ dừng chân ở một làng dưới chân núi Voi, vừa đúng lúc này làng đang mở hội. Nghe nói hội làng Voi to lắm, hầu như người cả vùng đi đến đây. Tiếng trống thì thùng kéo Độ vui chân đến bãi cỏ trước đình. Hôm ấy là ngày cuối cùng của cuộc đấu giải vật nên cả mọi người tập trung cả vào sới vật.
Người thắng cuộc liên tiếp trong ba ngày đấu vừa qua là đô Thuồng Luồng. Nghe nói anh ta người vạn biển đến từ một hòn đảo ngoài vịnh Bái Tử Long. Đô Thuồng Luồng cao to, người đen trũi, bắp thịt ở tay, ở bụng, ở ngực nổi lên cuồn cuộn. Đặc biệt hai cánh tay anh dài quá gối trông như hai gốc tre đực lủng lẳng ở hai vai. Người đứng xem kể lại hai cánh tay ấy rắn chẳng khác gì hai tảng sắt. Ngày hôm kia chỉ một chút nữa là đô Thuồng Luồng bẻ gãy cổ một đô người xứ Đông. Từ hôm qua chẳng ai dám thượng đài nữa. Trai tráng làng Voi tức lắm nhưng chẳng ai dám đối đầu với đô khỏe mạnh và hung tợn này.
Đô Thuồng Luồng rất đắc chí. Anh ta ngồi vắt vẻo trên chiếc ghế bành, đầu buộc khăn đầu rìu bằng lụa đỏ, dưới đóng khố bao màu hồng. Sau lưng anh ta là cây tre buộc giải bao gồm ba tấm lụa bay phất phơ trong gió và cái túi đựng bạc. Nghe nói túi bạc ấy là của một lái buôn nước mắm rất giàu. Giải là mười đồng bạc. Vì giải to như vậy nên cả đô vật tận ngoài đảo tít mù khơi mới bò về đây chứ. Còn có lời xì xào rằng đô Thuồng Luồng là một tay cướp biển uống máu người không tanh. Độ nhìn kỹ thấy gương mặt tay đô vật này cũng dữ tướng thật. Lông mày lưỡi mác rậm rì. Mắt xếch. Mồm rộng ngoác. Ngồi một lúc lâu, đô Thuồng Luồng liền đứng dậy, chắp tay thưa với mọi người:
- Tôi có chút thiển nghĩ như sau. Tôi thấy cái sới vật này xem chừng rộng quá. Mà hôm nay lại là ngày chót, những đô thượng đài chắc đều là các bậc siêu quần. Người giỏi thì luật lệ phải khắt khe. Tôi xin thu hẹp vòng đấu lại. Chỉ còn rộng bằng cái nong. Đô vật nào chạm chân vào vạch vôi là thua.
Người đứng xem đều lè lưỡi và lắc đầu. Đô Thuồng Luồng sau đó lại nói thêm.
- Cũng xin viết giao kèo và hai đô cùng điểm chỉ. Đấu vật cũng là đấu võ. Vậy nên nhỡ ra sa sẩy đến tính mạng không được kiện cáo.
Thế này thì thật quá quắt. Lão Thuồng Luồng đang đe dọa thách đấu tử chiến với các đô tứ xứ. Thằng cha này kiêu ngạo thật, dám buông lời hạ mục vô nhân. Tuy nhiên, theo lời các đô đã chạm trán với hắn mấy ngày hôm trước thì hắn quả thực lợi hại. Toàn thân hắn là mình đồng da sắt. Người hắn không một chút mỡ. Sờ vào bất cứ một chỗ nào cũng cảm giác như sờ vào sắt đá. Có lẽ hắn thành thạo tất cả các loại tấn. Hắn đã cắm chân xuống đất, hoặc đã bò xoài trên mặt đất, thì đố ai có thể lay chuyển. Con người hắn uống biết bao nhiêu là nước mắm chắt, đã rau ráu nhai bao nhiêu là tôm cá sống, đã trải qua biết bao nhiêu là gió mưa giông bão, đã lặn ngụp bơi lội biết bao ngày đêm trong biển cả mới hun đúc một thân hình gớm ghê đến như vậy. Cho nên chắc đô Thuồng Luồng sẽ giật giải. Suốt buổi sáng, chẳng ai dám lên đài:
Đến chiều, bắt đầu buổi vật cuối cùng, lúc đô Thuồng Luồng tưởng như không còn ai dám lên và chắc chắn mình đã thắng, anh ta liền biểu diễn một bài quyền lạ, vừa múa vừa vờn kiểu như một con bạch tuộc đang vươn vòi bám lấy kẻ thù, thì có một người vạm vỡ, vai đeo tay nải tiến lên bàn các vị chức sắc trong làng và hỏi:
- Bẩm các cụ, tôi là khách qua đường muốn tham dự, không biết có được phép không ạ?
Các cụ chức sắc đang bực tức vì thái đô dương dương tự đắc của gã đô hỗn xược đã đánh bại tất cả trai làng, nay lại thấy có người muốn vì làng mà rửa nhục thì vui mừng. Cụ trùm sân vật còn cho anh mượn cả khố và còn mách nước dặn dò anh.
- Cẩn thận chớ coi thường. Thằng này có miếng “móc quai xanh” rất hiểm.
Thực ra, ông thầy già lang thang dạy võ cho Độ cũng là đô vật. Thường thường, các lò vật bao giờ cũng kiêm cả võ. Và các tướng giỏi quân giỏi của ta ngày xưa đều từ các lò vật kiêm lò võ mà ra. Ông thầy già đã bắt Độ phải bê cối đó chạy vòng quanh sân, phải vật sừng trâu bao giờ cho than thạo trước khi học các miếng vật. Một võ sĩ giỏi, theo ông thầy già, cũng phải là một đô vật giỏi.
Độ vận khố xanh. Anh thấp hơn đô miền biển, tay cũng ngắn hơn, nhưng vạm vỡ thì không kém. Trông hai con người vờn nhau, nhận ngay ra sự khác biệt. ở Độ, ta thấy một sự cân đối, sự điềm tĩnh. ở đô Thuồng Luồng, ta thấy sự hùng hổ muốn ăn sống nuốt tươi. Bốn con mắt nhìn chằm chặp vào nhau, cả hai đều muốn thôi miên đối thủ. Bất thình lình, hai quái nhân chồm lại áp sát, bá tay tư, nghĩa là cả hai đều tóm lấy cổ nhau và nắm vai nhau. Những ngón tay sắt của đô Thuồng Luồng đang tìm cách vặn cổ Độ. Còn Độ thì khác. Những ngón tay của anh đang rờ tìm gáy của địch thủ. Đối với các trạng vật, sức mạnh của những ngón tay cực kỳ quan trọng. Những ngón tay phải là những chiếc dùi sắt, những chiếc vuốt sắc. Khi chúng đã chạm vào đâu, lập tức chúng biến những ngón tay thành những cái móc sắt bám vào thịt da gỡ không ra. Khi chúng đã ấn vào đâu, lập tức chúng như những cái đinh sắt muốn xé rách chui sâu vào da thịt đối phương. Khi chúng đã bóp vào đâu, lập tức chúng như cái kìm bóp nát chỗ đó. Những ngón tay của Độ cũng vậy. Độ đã trổ công phu luyện tập bàn tay: xỉa vào cây chuối, xỉa vào cát, xỉa vào gỗ… bây giờ không xỉa, nhưng những ngón tay ấy đang bóp vào cái huyệt sau gáy của đô biển. Nhói một cái, đô Thuồng Luồng cảm thấy như bị điện giật. Biết mình gặp phải một cao thủ, cái ngông nghênh khinh địch của anh ta chợt tan biến ngay.
Đô Thuồng Luồng vừa sợ vừa cáu. Ngay lập tức, hắn liền giở chiêu ác hiểm ra, định chinh phục Độ thật nhanh. Hắn lừa miếng định miệng chớp nhoáng móc vào xương quai xanh của Độ. Ai bị miếng này, dễ bị gãy xương quai xanh và trở thành kẻ tàn phế một đời. Tuy nhiên, Độ cũng giỏi tránh và giỏi nội công cho nên bàn tay Thuồng Luồng cứ chạm vào chỗ nào là chỗ đó nổi lên cuồn cuộn, tạo thành áo giáp sắt che chở chỗ đó. Cả hai người lúc đó như hai pho tượn đồng, mồ hôi vã ra bóng loáng. Cả hai người như hai cây gỗ lim cắm chặt xuống đất.họ đang ở tư thế cầm cự, đang cố tìm chỗ sơ hở của đối thủ. Đô Thuồng Luồng dướn người lên cố vít đầu Độ xuống. Cái cổ to ngắn nần nẫn những thịt thật khó khuất phục. Nhanh như chớp Thuồng Luồng chuyển sang thế dùng kheo tay khóa cổ Độ, định làm cho ngạt thở. Đang ở thế thượng phong, Thuồng Luồng không chú ý để hở sườn phía dưới. Nắm ngay cơ hội, Độ dùng ngón tay sắt bấu vào những dẻ sườn của Thuồng Luồng rồi bóp mạnh. Miếng móc sườn này thật khó bởi vì lồng ngực vừa tròn vừa nhẵn đâu có chỗ nào để bám vào. Nhưng vì Thuồng Luồng dướn người, đang tập trung hết lực để bẻ gãy cổ Độ, nên cái bụng hở ra. Nếu như Độ là một đô tầm thường, anh sẽ cuống quýt vì ngạt thở và chỉ lo thoát ra khỏi cánh tay sắt, đằng này Độ khác hẳn. Một mặt Độ gồng cổ lên để chống miếng khóa gáy; một mặt, Độ phản công dùng tay móc vào bụng, chỗ tiếp giáp với xương sườn rồi bóp mạnh. Dính miếng này, địch thủ dễ bi bẻ gẫy xương sườn như bỡn. Trán chàng đô biển vã mồ hôi. Mặt chàng đô biển từ hồng hào chuyển sang tái nhợt, rồi mắt trợn lên vì đau đớn. Cánh tay khóa cổ lỏng ra. Đáng lẽ Độ bẻ gẫy xương sườn đô biển, nhưng vì thương tình, nên nhân lúc đô biển loạng choạng, anh chỉ đẩy hắn ra khỏi vạch mà thôi.
Độ lấy tay giật ba tấm lụa và cái túi tiền thưởng trong tiếng hoan hô vang dội của người đứng xem và tiếng trống chiêng vang lên rộn rã. Keo vật của Độ từ bại chuyển thành thắng làm cho mọi người trầm trồ bàn tán mãi.
Độ thắng nhưng anh rất cảnh giác. Anh vội vàng thay quần áo đến cám ơn cụ trùm sới rồi đeo tay nải lên đường ngay. Thường thường ở những cuộc tranh giải gay go như thế này, bên thua cay cú có khi nhảy ngay vào sới vật gây xô xát. Và Độ cảnh giác như vậy cũng không thừa. Ra khỏi làng Voi một quãng, anh trông thấy một toán người đứng đón đường phía trước. Vì đã chuẩn bị nên Độ rất bình tĩnh, lấy từ hai tay nải ra hai quả trùy buộc dây xích. Đó là thứ vũ khí đối địch với đông người. Như đã nói, Độ sử dụng loại vũ khí này rất thiện nghệ, anh vung lên vù vù đang gọi là quỷ khóc thần sầu. Anh chỉ định xua đuổi bọn đồng đảng của đô Thuồng Luồng chứ không muốn sát thương bọn họ. Nhưng bọn này thấy Độ chần chừ nên định làm già. Chúng vẫn cứ xông vào, đứa nào cũng tay dao tay gậy. Bất đắc dĩ, Độ đành phải ngồi xuống dùng hai quả trùy xích quét vào chân bọn chặn đường. Bốp bốp bốp. Liên tiếp ba thằng bị đòn lăn quay ra. Còn hai thằng cuối cùng, Độ không thèm dùng vũ khí nữa, chỉ bằng tay không qua mấy đường đấm đá, anh đã hạ gục được ngay.
Bọn Thuồng Luồng là bọn cướp biển, từ đảo vào đất liền. Băng đảng của chúng mới tan tác. Độ dựng lều tạm trong rừng tìm là thuốc chữa thương cho bọn chúng. Năm tên cướp liền bái Độ làm tướng. Từ đó, băng cướp Thuồng Luồng ngày càng đông. Chúng hoành hành suốt dải bở biển phía bắc, có lúc xâm nhập cả vùng Bắc Giang, Hải Dương.
Trận cướp bóc thứ nhất là một nhà hào phú trên trăm mẫu ruộng ở miền núi Hải Dương. Trận thứ hai cướp một nhà buôn lớn ở Móng Cái. Trận thứ ba đánh một thuyền buôn lậu của Tàu Ô trên biển Bái Tử Long… nói chung phương châm của toán Thuồng Luồng cũng không đi quá được câu “thay trời hành đạo”, “lấy của giàu chia cho kẻ nghèo”. Nhưng đã là người giàu, hễ kháng cự, họ chém ngay không tha.
Cướp phá một cách chọn lọc như vậy mới đầu thì dễ vì nó bất ngờ, nhưng sau đó băng cướp gặp khó khăn vì những nhà giàu trong vùng đã biết mình đang là mục tiêu nên ra sức đề phòng. Thuyền buôn lớn trên biển đã thuê lính hộ tống. Những nhà cự phú đã tổ chức tráng đinh chống cướp. Hết cách làm ăn lớn, đảng Thuồng Luồng phải xé ra thành các toán cướp nhỏ để kiếm sống. Họ biến thành các toán cướp đường. Và than ôi! Cái lý tưởng “lấy của người giàu chia cho người nghèo” lúc này chỉ còn như ngọn đèn leo lét, lờ mờ chỉ chực tắt. Toán cướp nhỏ do Độ cầm đầu ở lục ngạn đã có lúc nương náu trong rừng một tuần liền không có món ăn. Gặp toán nông dân đi gặt thuê về, Độ cũng trói hết cả lại và lột hết tiền bạc. Một thợ gặt bảo:
- Nghe nói các ông nhân nghĩa lắm cơ mà. Bây giờ lại đi ăn cướp của cả những thằng khố rách áo ôm chúng tôi sao.
Bộ hạ của Độ nổi nóng rút dao tóm cổ kẻ táo tợn dám có lời chống đối:
- Chán sống rồi hả. Chúng tao ăn gan người không biết tanh đâu.
Độ vôi gạt đi, chắp tay vái người thợ gặt.
- Hôm nay chúng tôi làm thế này, chẳng qua bất đắc dĩ.
Nói rồi, chia nắm tiền ra làm hai, trả lại đám thợ gặt một nửa. Độ thấy khổ sở, khi thấy mình đã biến thành một kẻ ăn bẩn. Nhớ lời ông thầy già lang thang “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” nên anh lại quyết định một chuyến làm ăn lớn. Mục tiêu của anh trận này nhằm vào một đồn điền trồng cam. Đồn điền của một phán toàn xứ. Gia đình này giàu lắm, bà vợ buôn tơ lụa sang Pháp. Tuần nào gia đình họ cũng đánh xe ôtô từ Hà Nội về nghỉ một hai ngày. Trận cướp diễn ra vào hai giờ đêm hôm thứ bảy. Tên dò la thám thính đã tận mắt trông thấy hai chiếc ôtô bóng lộn buổi chiều đã vào đồn điền. Rồi tiếng kèn hát Tây vang lên inh ỏi. Rồi các cô thiếu nữ mặc quần trắng áo dài đeo kiềng vàng, xuyến thướt tha nhảy múa. Độ thầm nghĩ. Chắc họ mang nhiều tiền. Mà ngoài tiền, còn kiềng vàng, hột vàng, xuyến vàng, nhẫn vàng nữa chứ.
Trận cướp diễn ra đúng như kế hoạch. Năm con chó ta của đồn điền thấy đuốc sáng liền xồ ra sủa vang, nhưng thấy đám cướp người nào cũng cầm dao sáng loáng nên vừa sủa vừa lùi. Chỉ có con bẹcgiê to cao như con bê dám hùng hổ xông lên không chạy. Hai nhát chém hung bạo làm con bẹcgiê rú lên rồi nằm sóng soài. Điều mà Độ không ngờ là những tiếng sung bỗng nổ giòn giã. Điều mà toán cướp không hay biết, do tên thám thính không tinh ý nhận ra, đó là hôm ấy có ba thanh niên cháu và bạn của con chủ nhà đã vác súng săn đi theo. Họ dự định một chuyến săn hươu nai. Vì định săn thú to, nên đạn của họ nhồi những viên chì lớn có khả năng sát thương người. Súng nổ rất to. Đạn vãi ra tung tóe. Đám cướp có tên chết ngay tại trận, và hai ba tên bị thương, đã thất bại thảm hại, lập tức rút lui ngay. Lúc bấy giờ, gia nhân của đồn điền cũng đốt đuốc cầm giáo truy đuổi. Độ cũng bị thương vào ngực, vào đầu. Vết thương nặng, chính Thuồng Luồng phải cõng anh vào rừng trốn trui trốn lủi suốt hai ngày đêm.
Vùng núi ấy thuộc dãy núi Yên Tử, bên phía Bắc Giang. Mới đầu Độ còn tỉnh, sau đó mê man chẳng còn biết gì. Thuồng Luồng vừa đói vừa mệt, chảng biết xoay xở ra sao. Anh đành đặt Độ xuống đất, rồi đi tìm xung quanh. May mắn, anh nhìn thấy một ngôi chùa nhỏ xíu gần chân núi. Gọi là cái am thì đúng hơn. Xây gạch lợp tranh. Một ông sư gầy gò không xác định nổi tuổi đang gõ mõ tụng kinh. Thuồng Luồng phăm phăm định xông vào am, thì có tiếng gầm vang. Một con hổ vằn từ trong bụi bỗng xuất hiện vô cùng hung hãn. Thuồng Luồng kêu thét rút dao ra. Vị sư vội vàng chạy ra quát con ác thú.
- Côi! Côi! Không được hỗn.
Con vật tên Côi, nghe tiếng ông sư liền lùi lại và đủng đỉnh đi vào rừng. Ông sư gầy gò bảo:
- Đừng hung tợn với nó. Ai hung tợn là không xong với nó.
Thuồng Luồng vội quỳ xuống vái lậy vị kỳ tăng, kể lại sự tình, xin cứu giúp. Hai người vội tìm Độ, khiêng vào am. Ông sư vào rừng kiếm lá đắp vết thương và vắt nước cho Độ uống. Thuồng luông định chờ vết thương Độ đỡ sẽ lên đường, nhưng xem chừng không ổn. Thức ăn chỉ có mấy củ sắn nướng. Còn Độ thì sốt lì bì trong cơn mê. Vả lại anh rất sợ con hổ. Con vật, đối với ông sư, nghe lời chẳng khác gì một con chó. Ông sư chỉ nói một tiếng là nó cúp đuôi đi ngay. Riêng đối với anh, nó luôn gừ gừ hầm hè. Cứ thấy Thuồng Luồng là nó nhe răng ra. Đi khỏi am là anh phải nhìn trước, nhìn sau, tay luôn luôn đặt trên chuôi dao. Ông sư kể chuyện:
- Con hùm con này mồ côi mẹ từ lúc mới sinh. Mẹ nó bị sa bẫy. Tôi đem nó về nuôi bằng cháo. Đã ba năm rồi. Đối với tôi, nó như một con chó. Nó ở trong cái hang gần am. Đã mấy lần tôi thả nó vào trong rừng nhưng chỉ được chừng bà hôm, nó lại quay trở về. Đối với các vị ni ở bên kia núi nó quen rất nhanh. Riêng đối với anh không biết sao nó lại xung khắc như vậy. Đã năm hôm rồi mà trông thấy anh nó vẫn gầm gừ… hay là thế này… xem chừng anh Độ còn lâu mới tỉnh. Nếu anh tin tôi thì cứ để Độ ở đây. Tôi sẽ chữa và chăm sóc cho bằng khỏi. Vả lại nếu anh ta có mệnh hệ nào thì tôi sẽ chôn anh tan gay đằng sau chùa, để ngày ngày anh ta được nghe kinh của đức Phật từ bi, được sám hối những tội lỗi ở chốn nhân gian.
Thuồng Luồng nghe lời ông sư nói cũng phải. Vả lại ngày ngày đi nhổ sắn ở chân núi anh cũng biết chứ. Ruộng sắn từ lúc anh tới đã vơi đi một nửa. Sức anh ăn khỏe. Gấp ba, bốn sức ăn của vị sư gày mà vẫn thấy đói. Thuồng Luồng liền quỳ xuống lạy nhà sư:
- Trụ trì mang ơn cứu mạng an hem con. Thật từ bi như trời như biển. Con đành phải ra đi. Còn tính mệnh của bạn con, trăm sự đều trông cậy vào sự tế Độ của nhà chùa.
Trước khi Thuồng Luồng lên đường. Nhà sư nghiêm nghị nói;
- Con hãy nhớ lấy câu này. Tại sao con Côi của ta, đối với con, lại cứ gầm ghè như vậy. Con hiểu ý ta chứ.
Thuồng Luồng, đầu vẫn sát mặt đất, suy ngẫm rồi trả lời.
- Dạ, vâng. Con hiểu.
Anh ta hiểu những gì chỉ có lòng anh biết, chỉ có nhà sư mới biết, có lẽ nhà sư đã rải tâm từ vào đến tận thẳm sâu trong tâm hồn anh ta.
Độ có một thân hình cường tráng khó ai bì kịp, có một sức chịu đựng siêu phàm khó ai sánh nổi. Cho nên một tháng ròng hôn mê, chỉ thỉnh thoảng nhận được một hớp nước cháo, thế mà anh vẫn không chết. Sau tháng hôn mê, anh ta mở được mắt. Anh ta mở mắt nhưng vẫn chưa dậy được. Lại một tháng nằm liệt. Tâm hồn anh hình như phải bò lết, nhoai dần leen từ miền âm ty, sang miền ánh sáng. Anh ta cứ từ từ, dần dà nhích lên từng phân nhỏ tìm về sự sống. Cho đến lúc anh hoàn toàn tỉnh táo và ngồi lên được phải mất chừng bốn tháng. Nhà sư bảo:
- Thế cũng tốt. Mấy tháng ròng đi về cõi sống, người con đã tẩy rửa, rũ bỏ được bao nhiêu bụi bặm. Con đã thanh sạch đi rất nhiều.
Khi ý thức được mọi điều, Độ nhìn vị sư già chẳng chút ngạc nhiên. Anh thấy vị sư rất quen, rất thân thiện. Rồi anh chảy nước mắt rập đầu lạy sư.
- Sao con lại khóc? – sư hỏi.
- Con gặp thầy, thấy người rất quen. Cứ nghĩ là thầy đã chăm con từ lúc mới sinih.
Nói xong Độ òa khóc.
- Con cứ khóc đi. Chắc là con nghĩ tới cha mình. Có thể con đã không nghe lời người. Con cứ khóc đi. Nước mắt cũng là lời sám hối.
- Vâng. Bao nhiêu năm nay, chắc là cha già của con đã chết rồi.
Sư Vô Úy gặp sư Khoan Độ như vậy đó. Bốn, năm tháng trời tận tụy, sư mới dìu được người đồ đệ về cõi sống. Khoan Độ cũng hiểu được ơn cứu tử ấy. Độ nhận sư là cha, nhưng sư bảo:
- Không phải ta cứu con đâu. Lòng từ bi của phật đã cứu con.
Và cũng thật kỳ lạ. Chẳng những sư Vô Úy nhận anh, mà đến cả con hùm mồ côi cũng nhận anh. Gặp Thuồng Luồng, hùm mồ côi gầm gừ, nhưng trông thấy anh nó lại vẫy đuôi. Trông con hổ dữ vẫy đuôi như một chú cún con, sư Vô Úy bảo.
- Loài ác thú cũng hiểu hết đấy.
Không biết có phải vì con vật vẫy đuôi với anh, tức là nó chứng nhận một điều gì đó tốt lành trong anh hay không, hay là còn vì một điều gì khác nữa. Đã ba lần anh xin với thầy cho anh cắt tóc đi tu mà thầy không nhận. Mãi cho tới sáng hôm ấy, khi anh thức dậy ra trước cửa am vươn vai, thì con hùm Côi từ bụi rậm đi ra, tiến về phía anh vẫy đuôi. Con hùm không bao giờ gầm gừ khi thấy anh, tuy vậy anh vẫn sợ nó; thường thì anh vẫn né tránh đi lối khác khi trông thấy nó. Nhưng sáng hôm ấy, anh vẫn đứng nguyên khi nó lại gần. Đứng nguyên mà lòng run rẩy. Nhưng rồi anh cũng bình tĩnh được. Cũng không hiểu tại sao anh còn có lòng can đảm đi về phía nó, và lại còn dám giơ bàn tay vuốt ve đầu nó. Có tiếng cười ròn: “tốt lắm, các con tốt lắm”. Đó là tiếng sư Vô Úy, ông đã đứng ở hiên am. Và cũng từ hôm ấy, sư mới bằng lòng cắt tóc cho sư Khoan Độ.
Đội Gạo Lên Chùa Đội Gạo Lên Chùa - Nguyễn Xuân Khánh Đội Gạo Lên Chùa