You carry Mother Earth within you. She is not outside of you. Mother Earth is not just your environment. In that insight of inter-being, it is possible to have real communication with the Earth, which is the highest form of prayer.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Thế Uyên
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Khôi Khiếu Mai
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2305 / 19
Cập nhật: 2015-07-16 13:43:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15 Vẫn Tháng Ngày Qua
à Lạt có những con đường thật vắng vào bất cứ thời khắc nào trong ngày và mùa nào trong năm. Mặt nhựa không hạt bụi lấm tấm những trái thông khô nâu và hai bên bờ nhiều khi những cọng lá thông rơi từ bao ngày tháng đã tạo thành một lớp thảm mỏng kỳ lạ, bao giờ cũng như mời người bỏ giày đi chân không lên trên, chạy loăng quăng như thuở ấu thời. Tôi đang đi vào những con đường như thế trong những khoảnh khắc cuối cùng của một ngày. Trong sân nhà, nồi bánh chưng đã được kê ra và đang sôi sùng sục. Nhưng tôi chưa muốn về nhà. Đã từ lâu, tôi vẫn dự trù đến ngày này, sẽ mời những bạn bè đồng hành lên đây, đốt lửa thật to, ngồi quanh nồi bánh của mẹ mà thức thâu đêm. Bây giờ, lửa đã cháy to rồi nhưng chút nữa, khi đêm đến chỉ có một bạn văn mới quen đến. Những người khác đã tản mát đi hết, người lo tranh cử, người lo kiếm tiền làm giàu, người tiêu phí những năng lực sau cùng của tuổi trẻ vào canh bài lá bạc thâu đêm, người đi theo các đảng phái chính trị có các lãnh tụ thực tế và khôn ngoan… Còn những người khác, những người còn hướng về đỉnh núi xanh mướt hứa hẹn phương xa, một vài người đã chết, đa số còn lại đang cầm súng chiến đấu nơi biên cương hay trong đầm lầy.
Chăn nệm đã trải đầy ngoài sân, bao quanh đám lửa hừng hực dưới nồi bánh. Tiếng hạt dưa cắn tí tách, trẻ con chỉ còn để hở khuôn mặt và hai bàn tay trắng hồng chạy chơi hò reo trong sân. Một chai rượu mạnh mở nút từ lâu và đã vơi một phần. Tôi gác hai cành thông tươi vào than hồng, thả những miếng khô nai vào nướng. Mùi thịt rừng bốc lên thơm ngát. Được mẻ nào, mọi người giành nhau, xuýt xoa truyền tay những miếng thịt cháy nóng. Tôi liệng những trái thông khô vào giữa than hồng, nhấm nháp ly rượu, theo dõi sự tan thành tro trắng của các trái thông ấy, mỏi mệt. Mỗi năm, tôi chỉ được nghỉ ngơi hưu chiến với cuộc đời trong những ngày cuối năm trong căn nhà gỗ này của mẹ. Tôi hãy để cho tôi mệt, mệt hết sức mình đi. Có sương mù đang từ từ dâng lên từ thung lũng phía dưới. Đêm nay chắc không lạnh lắm.
Mọi người đã rút vào nhà, vào trong chăn ấm. Gió đã lạnh nhiều và đêm đã quá khuya. Quanh nồi bánh, trên những chăn chiếu chưa thu dọn còn bừa bãi bánh trái vỏ hạt dưa. Một miếng mứt ngó sen đứa con nhỏ gậm dở dang vứt lăn lóc giữa chén trà, cạnh chiếc giày len bé bỏng bỏ không. Quanh bếp lửa ngoài trời, chỉ còn mẹ tôi và câu chuyện lại tiếp tục. Và như bao lần, mẹ tôi không hỏi gì về những thành hay bại của đứa con trong những năm qua. Đối với bà, dòng đời vẫn tiếp tục. Chiến tranh, chết, bạo động, nghèo khổ áp bức là nắm sẵn trong cuộc đời của con người. Không có gì để nói, để ngạc nhiên nữa. Đối với bà, cuộc đời kết hợp và kế tục bằng sinh hoạt của các đứa con. Nhất là những đứa cháu nội ngoại đang tiếp tục xuất hiện mỗi ngày một đông đảo thêm. Trong bà chứa chất một quan niệm về đời sống khôn ngoan ngàn đời của Đông phương, những lý luận sắc bén nhất của tôi cũng chỉ là những trò chơi của trí óc mà thôi. Mỗi năm bà lo tụ họp tối đa con cháu quanh mình, đốt lên một đám lửa hồng dưới nồi bánh chưng cổ xưa. Tôi thành hay tôi bại, điều đó có nghĩa gì.
Bà đã ngủ thiếp đi cạnh đống lửa, mái tóc bạc chập chờn dưới ánh lửa. Tôi đánh thức bà dậy, mời vào đi ngủ. Mẹ tôi đã già rồi, không còn đủ sức canh bánh chưng đến sáng như bao năm nữa. Bà dặn tôi cứ hai tiếng đổ nước vào nồi thêm một lần và vào đánh thức bà dậy lúc sáu giờ sáng để vớt bánh. Tôi để đồng hồ tựa vào một khúc củi thông to để dễ nhìn cho rõ, rót một ly rượu đầy để sẵn trong tầm tay, kê hai ba chiếc gối rồi kéo chăn lên tận cằm nhìn lên trời. Sương mù thật đặc che khuất các vì sao và bầu trời. Tôi như bồng bệnh trong khoảng không. Thấy mình như bé hẳn lại. Mà tại sao lại không thấy vậy nhỉ, lần này rời căn nhà của mẹ xuống đồng bằng, tôi phải bắt đầu lại từ đầu tất cả. Từ việc kiếm một ngôi nhà ở đến kiếm cách sinh nhai, từ đầu, cái gì cũng phải làm lại từ đầu. Nghĩ đã thấy thấm mệt như người lính đang thụ huấn trong quân trường đã chạy hết được đoạn đường chiến binh, tưởng được lăn ra nghỉ nhưng lại được lệnh chạy lại, từ đầu…
Tôi thiếp ngủ trong trạng thái bồng bềnh vì sương mù và vì men rượu. Một tiếng chó cắn hoang làm tôi chợt tỉnh, tiếng nước reo trong nồi bánh đã khô khan. Tung chăn ngồi dậy, tôi cầm ly rượu để sẵn uống cạn. Gió thổi vèo vèo lạnh buốt và sương mù đâu mà nhiều mà đặc quánh, trấn áp ngọn lửa đến tàn lụi. Tôi với cành thông tươi dài làm gậy cời than, cơi lại bếp lửa cho bừng sáng. Dùng một khăn lót tay, tôi mở nắp nồi bánh, hơi nước ào toả ra ngùn ngụt, dầy đặc đến nỗi như lẫn với sương mù chung quanh không còn nhìn thấy gì nữa. Không gian như hừng hực bốc nóng. Tôi đổ thêm nước vào nồi, tiếng sùng sục êm ái đã cất lên tiếp tục. Thò chiếc gậy dài vào lòng bếp kéo bớt than đỏ ra, bỗng dưng tôi cảm thấy có một cái gì thay đổi trong tôi. Châm một điếu thuốc lá mới, tôi nhìn quanh núi đồi. Đồi núi chơ vơ, thung lũng tối đen, chỉ còn có mình tôi trơ trọi trước đám lửa. Cho bao lâu nữa, tôi không biết và cũng không cần thiết phải biết.
Phía chân trời đã bắt đầu hừng trắng nhạt khi mẹ tôi ra sân mang theo một bộ đồ trà với ấm nước sôi còn phì khói. Tôi ngồi thu lu trong chăn thò cái đầu mái tóc ướt đẫm sương sớm ra, nhấm nháp ly trà nóng bỏng. Bầu trời đã ửng hồng cả một phía bên kia thung lũng, pha màu nhạt ấm vào những giọt sương trắng trong đọng trên các cành mận khẳng khiu.
Tháng tám 1970
Thế Uyên
--------------------------------
1 Viết trong lần giải ngũ thứ nhất.
2 Thơ Thâm Tâm, bài Tống biệt hành.
Đoạn Đường Chiến Binh Đoạn Đường Chiến Binh - Thế Uyên Đoạn Đường Chiến Binh