Khi những suy nghĩ của bạn có mục đích, bạn đã được xếp vào nhóm người mạnh mẽ. Những người này xem thất bại là một trong những con đường dẫn đến thành công.

James Allen

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: hoang viet
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2711 / 11
Cập nhật: 2015-12-04 17:43:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
ữu Trí đưa Tâm Tâm đến căn nhà mặt tiền đường Trương Minh Giãng xem và giờ đến để làm thủ tục sang nhượng. Tâm Tâm bước nhẹ bên chàng luật sư trẻ đẹp, tài hoa. Trí nhìn cô hỏi:
- Dạo này, anh Đăng có lên thăm Tâm không?
- Thỉnh thoảng cũng có nhưng Tâm không vui khi tiếp anh ấy.
- Sao vậy? Dù sao cũng là vợ chồng. Anh ấy suy nghĩ mới hiểu mình đốt với Tâm quá đáng nên hối hận chuyển thành nhớ thương, anh ấy tìm đến Tâm Tâm xin tha thứ. Hay là em trở về với anh ấy đi.
Tâm liếc anh, giận dỗi đưa lên mắt.
- Chuyện của em anh làm quân sư chi vậy? Nếu em thương anh ấy và ngược lại, em làm sao bỏ mà ra đi được. Một khi quyết định điều gì e chưa bao giờ hối hận và quay về với người chồng nhu nhựợc, xem vợ là nô ty cho cả gia đình ngày ngày. Em không bao giờ thay đổi, vậy còn về đó làm gì.
- Em thật lòng dứt khoát với Đăng sao?
- Anh cần biết điều ấy làm gì? tò mò là bịnh của anh sao?
- Đôi lúc bịnh đó cũng có, nhất là đối với em trong lúc này.
- Anh cũng lịch sự biết nói cho vừa lòng khách hàng quá chứ
- Vừ a lòng em thì quả là chuyện khó khăn. Chứ khách hàng đối với anh không thành vấn đề, có vừa lòng cũng được mà không cũng chẳng sao.
Tâm cười nhún vai:
- Anh lại đề cao em nữa rồi. Tôi làm gì có giá như vậy chứ
- Với ai thì anh không biết, nhưng với em thì có đó. Trí cười nghiêng người.
- Có cần nịnh tối đa như vậy không? Tâm không là thân chủ của anh có nói thế nào cũng không hưởng được tiền hoa hồng đâu đó.
- Anh cần những thứ không bán cũng chẳng mua mà được. Mà trái tim nếu đúng chổ, ccúng đối tượng nó sẽ tự nguyện trao đi và làm nô lệ suốt đời cho người ấy.
- Người ấy của anh là em sao? Làm gì mà TâM có phước làm bà Luật Sư chứ.
- Nếu anh bảo là em xứng đáng thì sao?
Tâm đứng lại nhìn Hữu Trí, cười nhẹ:
- Hữu Trí có nghĩ là trí tuệ thông thái hơn người, ai ngờ anh lại...
- Lại sao nữa đây chị hai?
- U mê ám chướng chớ sao. Hết chuyện đem tương lai rực rở của mình pha bùn. Bộ anh không sợ cha mẹ anh buồn vì thất vọng sao?
Hữu Trí ngắm nhì cô với ánh mắt lạ lẳm:
- Ông bà rất phóng khoáng và tin tưởng ở sự lựa chọn của con trai mình. Chỉ cần cho ông bà một đưa con dâu là được rồi.
- Dễ vậy sao? hơn ba mươi tuổi rồi sao anh chưa chọn cho mình đi.
- Anh đợi em đó. - Trí nheo mắt hướng về cô, cười.
- Vậy cũng nói cho được hà, sợ anh luôn.
- Sự thật mà, tạo hoá trói buộc ai với ai thì tự nhiên ông biết sắp xếp cho mình cơ hội gặp gở. Nếu anh và em không có duyên nợ thì đâu xui em gặp ông chồng đó. Rồi em chia tay, được nôi xui đến anh và nhờ vả. Từ đó chúng mình mới có dịp gặp gở nhau, ngày tháng bên cạnh để lo công việc.
Nuốt giọng, bước chậm bên cô, anh tỏ bày tiếp:
- Nhờ đó anh mới hiểu lòng mình đối với em thế nào. Từ thời sinh viên cho tới khi làm việc, biết bao cô gái vây quanh anh, họ có những điều kiện dễ chấp nhận nhưng anh lại không yêu được, làm sao cưới và sống với nhau hạnh phúc, có ý nghĩa chứ.
Tâm lặng lẽ bên anh. Trí thở dài:
- Biết em qua một cuộc hôn nhân. Muốn em quên tất cả chuyện buồn phải có thời gian. Vậy mà anh vẫn nghĩ tới em, nhớ em suốt thời gian theo đuổi họ.
- Anh quên đi bởi vì em vừa xấu, nghèo lại kém văn hoá. Vả lại lòng em còn oán hận, có nghĩa là em còn nghĩ đến họ, làm sao em trọn vẹn cho anh.
- Còn biết nghĩ sao nữa. Thương em rồi dù có xa hay gần cũng thế mà thôi. Bộ nói quên là quên được sao.
- Vậy thì đừng có trách nữa. Tâm liếc mắt phụng phịu.
- Ai dám nói gì. Đi một bên là làm vệ sĩ. Sai gì làm nấy, vậy mà chưa vừ ý đây. Nếu vọng động nửa còn bị đuổi đến cỡ nào đây à?
Trí nhìn Tâm, chờ phản ứng. Cô cười:
- Bay giờ thì chưa đuổi, bởi công việc chưa hoàn thành, ông bạn à. Anh Trí này! màinh mua rồi nhưng vẫn để bảng bán nhà là làm gì vậy?
- Có gì đâu, chờ đối phương đến gỏ cửa mình tính.
- Lấy lại những gì đã mất chứ gì.
- Đó là bổn phận của chúng ta mà phải không? Trí hất mặt hỏi.
- Chúng ta? - Tâm chỉ vào người mình gặng lại.
- Thì anh nhận tiền nội em thực, còn cháu gái bà nhận phận sự, trong hợp tác vơi nhau không gọi bằng chúng ta thì gọi bằng gì bây giờ. Sao khó vậy?
Nhìn gương mặt nửa đùa nửa thật của Trí, Tâm liếc dài:
- Đã bảo chuyển phương hướng đi, sao cứ bổn cũ soạn lại hoài vậy? Bộ bàn hoài không chán sao, hả ông tướng?
- Chưa kết thúc làm sao cho luật sư yên lòng được. Cãi tới cùng chừng nào được đâu ra đấy mới chịu. Nhất định không bỏ cuộc
- Vậy thì đi một mình cho đã đi, tôi đi công chuyện khác.
Anh kéo cô lại cười giả lả:
- Thôi được không nói thì không nói.
- Thật sao, bỏ cuộc uổng vậy? Giờ anh nói nghe đi. Theo giõi bà ây đang có dự định gì, có hại đến quyền lợi chung không?
- Án binh bất động. Giờ mục tiêu chính chưa hoàn thành, nên chưa có gì thêm cả. Hình như họ đang chuẩn bị đám cưới thì phải.
Tâm giật mình kêu lên:
- Thật sao?
- Chưa biết sao? Giờ em vào công ty đi hạ Có gì anh báo sau.
- Vậy cũng được tất cả hồ sơ em giao anh giử, cẩn thận nhạ Nếu co gì bất thường cho em hay liền ha.
- Biết rồi. không có chuyện quan trọng cũng vào đó thăm em mà.
Tâm liếc anh trước khi quay đi, Trí cưoi vui vẻ tiễn cô.
oOo
Cơn giận của Huy chìm lắng khi lể đính hôn của anh cùng Nhã Chi được chuẩn bị tươm tất. Bà Thanh mừng khi Huy vui vẻ sửa soạn nhà cửa để chính thức cưới vợ. Thư Thư nhận được thiệp mời do chính tay bà Ngọc trao. Cô gượng cười, mắt nhìn bà chăm chú:
- Thành thật chúc mừng bà đã toại nguyện về mọi mặt trong gia đình tôi.
Bà cười giả lả, cùng sự khiêm tốn của người đắc thắng:
- Tôi đâu có tài cán gì. Tự duyên nợ có ở chúng nó, nên tạo hoá xui đẩy chúng gần nhau trước mặt hai bên cha mẹ. Thật ra Nhã Chi hiền lành và yếu đuối lắm, đâu có bản lỉnh và tài giỏi hơn Thư Thư chứ.
Khoanh tay trước ngực Thư cười nhẹ:
- Nhưng Nhã Chi không có người mẹ điên khùng như Thư Thự Bởi sự di truyền của mẹ Thư đã đến tai cha mẹ Huy nên họ sợ Thư sẽ tặng cho bà đám cháu điên.Nhã Chi của bà vừ hiền vừa giỏi chiệu đựng, ngọt ngào khéo léo. Thư thật ngưỡng mộ mẹ con bà.
- Vậy thật sao? Bà Ngọc nhìn Thư dò sét với nụ cười thoa? lòng.
- Dạ thật chứ, những gì Thư không làm, không có được, bạn bè có phước Thư Thư phải chúc mừng và ước mơ ao mình sẽ được như thế, đâu có tội gì phải nói dối. Mỗi người đều có duyên nợ khác nhau mà.
- Thư thật lòng vật tôi mừng, dầu sau chúng ta cũng có chút quan hệ trong gia đình. Tôi thật sự lo lắng Thư sẽ ganh ghét, bởi Huy đã có một thời đeo đuổi Thư. Mong Thư sẽ để yên cho Nhã Chi sống bên Huy, bởi vì con bé thật sự yêu Quốc Huy.
- Tôi hiểu ý bà và tình yêu của cô ấy dành cho Huy. Anh ấy đã chọn Nhã Chi, tức là tình yêu dành cho Thư trong lòng Huy không đủ lớn. Vậy là bà và cô ấy yên tâm rồi. Thư không làm phiền lòng những kẻ thật lòng yêu nhau đâu. Chúc Nhã Chi được hạnh phúc trọn vẹn. Tạm biệt bà.
Đứng nhìn Thư ánh mắt bà dịu lại, bà nhỏ giọng:
- Thư không giận Nhã Chi thật chứ?
- Ồ không. Nhã Chi được anh Huy thương và ngõ ý, đâu phải cô ấy đặt Huy và tôi trong chuyện đã rồi đâu mà giận. Nếu có chuyện không hay xẩy ra cũng là số phận sẳng dành thôi. Bà về cho tôi gởi Nhã Chi lời chúc tốt đẹp nhất. Cô ngọt ngào và cười.
- Cảm ơn Thư Thư nhé. Bà thở ra và bảo.
Thư lắc đầu:
- Bà đừng suy nghĩ nữa, việc gì đã và đang tới cứ lui mà nhận. Tôi có niềm vui và ý sống của riêng mình, đâu nhất thiết phải có anh ấy mới sống nổi, đúng không?
- Một lần nữa thay mặt Nhã Chi tôi cám ơn lòng tốt của Thư.
Đưa bà ra cổng Thư cười:
- Tôi không tốt như bà nghĩ đâu. Bây giờ người chọn vợ là anh Huy. Tôi chỉ là người ý thức được hiện tại và sự thật mà thôi. Chào bà nha.
- Thư có gặp khó khăn gì cho tôi hỗ trợ với nha
- Da, nếu có, tôi sẽ nhớ đến lòng từ thiện của bà.
- Đững nói vậy từ đây Nhã Chi có chồng giàu rồi, tôi không nhờ vào tiền của ba cô nữa. Với tôi hạnh phúc của Nhã Chi là trên hết
- Tất cả những điều tôi thích đều trọn vẹn rồi. Cho nên tôi bắt đầu làm việc thiện. Cô là người tôi nghĩ đến sự giúp đỡ trước tiên đó.
- Cám ơn sự quan tâm đặc biệt đó của bà. Không tiễn.
Bà Ngọc ngượng ngập quay đi. Thư Thư vào cổng, ngước mắt cao cho lệ lặng lẽ rơi theo từng ý nghĩa về Huy, lệ tiễn mối tình rời xa mình. Thư thở dài với sự uất ức trong lòng, về sự chối bỏ của Huy và sự quyết định bốc đồng Huy đã dành cho mình.
Từ đây, Duy là của riêng Nhã Chi. Thư Thư mãi là chiếc bóng ngoài ô cửa sổ của đời anh. Thư chìm trong hồi ức không hay trời đã vào đêm, sương ướt lạnh vai tự lúc nào.
Chợt chiếc áo manteau của ai đó choàng lên vai, làm Thư trở về với thực tại. Quay lại, bắt gặp nét mặt nghiêm khắc của bác sĩ Thiện, cô bối rối cuối đầu lau vội giòng lệ ấm. Ông từ tốn bảo:
- Đau khổ chỉ vơi khi lệ đổ đầy mí mắt. Con hãy chãy nước mắt cho vơi đi nổi lòng, đừng ngăn cơn sống dâng trào ấy. Thư Thư! mình vào nhà đi con.
Cô theo bàn tay dìu đỡ của ông, mặc cho lệ ngăn đường nhớ về Huy. Giọng trầm trầm đi vào lòng người.
- Này đầu tiên biết mình mất hẳn người yêu, ta muốn quay theo sự tan vỡ ấy cho qua một kiếp người. Thời gian, sáng chiều, mưa nắng cuốn trôi tất cả. Trả sự bình yên cho lòng, từ lúc ấy ta trở về khởi điểm. Định mệnh lấy đi một nửa linh hồn của ta thì tạo hoá cũng bù đắp lại cho ta chừng ấy thôi. Hãy tin ta, con ạ.
Thư ngã ụp lên giường, nghị lực không còn nữa. Trước mặt họ Thư là cây cổ thụ, cứng cỏi không sao lay chuyển. Họ quay lưng đi rồi Thư là ngọn cỏ non. Đau khổ khi ôn lại cuộc đời mình, từ khi biết những diển biến không hay xẩy ra cho gia đình, nhất là bản thân mình. Có lẻ, thư sinh ra để cô độc, tự vươn lên từng bước một. Trên vai mang nặng bổn phận, trách nhiêm, những tưởng Huy là phần thưởng để bù đắp những bất hạnh ở mình. không ngờ nguồn an ủi duy nhất đó cũng bị người ta dùng thủ đọn đế cướp đi. Mắc cho Thư Thư trông theo với dòng lệ ngậm ngùi chua xót của mình.
Bác sĩ Thiện khép nhẹ cánh cửa, ông để cho cô chìm trong bóng đêm. Để rồi sau phút giây tuyệt vọng đó. Thư Thư dần dần tìm ra ánh sáng cho mình để bước dần đến tương lai.
Chiều cuối tuần Thư sửa sọan cho mình tươm tất hơn, để vào thăm mẹ. Ngắm bà trong ánh mắt vui mừng. Thư cười và ngạc nhiên khi nghe giọng quen thuộc của mẹ mình:
- Con thấy mẹ sao rồi Thư? Khá nhiều rồi phải không?
Mở to mắt Thư bước lùi về sao lắp bắp:
- Mẹ, mẹ vừa nói gì? Nói lại con nghe đi.
Ôm bàn tay Thư, siết vào ngực mình, bà lắc đầu bỏ nhỏ:
- Thư à! Mẹ biết mình là ai rồi. Con đừng lo lắng nữa.
Thư ôm và ngã đầu lên vai mẹ, bật khóc. Bàn tay của bà vuốt tóc Thư âu yếm thương yêu của một người mẹ đúng nghĩa. Thư siết vai mẹ, cảm đông trào dâng. Cô đẩy nhẹ mẹ xa mình để nhìn xem bà cho thật rỏ. Mở to mắt bà cũng nghiêng mặt ngắm con gái mình với màn sương dày đặt trên màu mắt.
- Mẹ, mẹ thật khỏe và biết mình là ai rồi chứ.
Bà gật đầu kể lại, giọng buồn vui xen lận
- Cách đây vài hôm mưa bão sấm sét liên tục mẹ ngất đi khá lâu. Bởi mẹ sợ nhất là trời sấm sét nổ gần đó. Bác sĩ Thiện trực tiếp điều trị cho mẹ nên mỗi lần thấy mẹ hốt hoảng lên, ông ấy ôm mẹ dổ ngọt. Ngày xưa ba con cũng hay làm thế.
- Rồi sao nữa mẹ, nói đi mà con nông nóng lắm, mẹ biết không?
- Ông bác sĩ đầy lòng nhân từ ấy luôn đóng vai ba con. Khi tì khuyên bảo thế này, lúc thì dạy đan thêu hay đan chiếu, móc giỏ. Mẹ thật không hề biết làm gì để trả ơn ông ấy, một bác sĩ tốt bụng nhiệt tình.
Thư nghe xúc đông dâng cao, bởi giờ đây mẹ của cô đã trở lại bình thường rồi còn gì. Thư chẳng phải đã từng mơ ước như thế sao. Nay mẹ cô đã khoẻ biết tất ca, cô còn mong gì hơn nữa.
- Mẹ muốn trả ơn ông bác sĩ thì phải cố gắng giữ gìn sức khoẻ, nghe lời chỉ bảo của các chị, các cô ở trong ấy. Một thời gian nữa con sẽ đưa mẹ về nhà ngoại.
- Mẹ không muốn về đó.
- Mẹ không nhớ ông ngoại sao? Ở quê bà con luôn nhớ đến mẹ. Dù sao nơi đó cũng là nơi chôn nhau cắt rún của mình mà.
Mắt bà buồn trỉu, tay vuốt ve bờ vai của Thư bà thở dài:
- Có ai quên được quê hương mình chứ con. Nhưng ở đó đã để lại cho mẹ nhiều vết thương lắm.
- Con hiểu me, sẽ một lần về thăm chứ.
- Phải về chứ
- Rồi sao đó thế nào?
- Mẹ sẽ về Sài Gòn tìm việc gì đó làm nuôi thân và lo cho ông bà ngoại.
- Nếu vì lý do nào đó ba hồi tâm chuyển ý xin mẹ tha thứ, vợ chồng sống lại với nhau trong những ngày tháng cuối đời, mẹ nghĩ sao?
Vuốt tóc Thư, bà buồn bả đáp:
- Nếu thời gian đã qua ông ấy hối hận, lo cho căn bệnh của mẹ và đối xử tốt với con thì chuyện gì mẹ cũng bỏ qua.
- Ba không lo sao con được như ngày nay chứ, mẹ nghĩ lại đi.
Bà lắc đầu cười nhẹ:
- Lúc vào đây được một tháng mưa gió sấm sét trong những cơn bão kéo dài đã gợi cho mẹ nhớ lại phần nào. Thêm vào đó những lần tụi con, ông bà và những người thân có liên quan với mẹ tới thăm.
- Mẹ nghe tất cả à? - Cô chổm người nắm tay bà lay nhẹ.
- Nghe không sót câu nào của bà Ngọc dành cho mẹ, nhất là nụ cười mỉa mai. Bà ấy tưởng vợ của ông Khải thì không bao giờ thoát khỏi cánh điên điên dại dại này nữa. Ta buồn cho minh, giận cái ngu ngốc tin người, tin người bạn ngọt ngào đầu môi muôn vàn nguy hiểm.
- Tất cả đã qua rồi mẹ để trong lòng làm gì. Cô vuốt bàn tay bà.
- Còn ông chồng bạc tình đoạn nghĩa đó nữa, không bao giờ mẹ tha thứ cho ông ấy. Nếu có gieo gió ắt phải gặp bão. Ngày ông bị bão đè bẹp, ngày đó không bao giờ có mẹ Ở bên cạnh.
- Mẹ ghét ba con thế nào đi nữa mẹ vẫn là vợ của ba con mà.
- Làm người vợ điên, nên không chấp nhận người chồng tỉnh táo, khôn ngoan ấy là chuyện thường mà. Thật tế bà Ngọc là người cha con yêu thương nhất. Không đúng sao?
Thư ngắm me thật kỹ, mỗi lúc một ngạc nhiên hơn. Không ngờ bà có sự nhận xét và quyết định giống như cô từng đặt ra cho mình vậy.
Thấy Thư mỉm cười, bà nhướng mắt hỏi:
- Mẹ có ý nghĩ và quyết định sai hay sao?
- Ồ! Không mẹ rất chính chắn, đến nổi con không ngờ thế thôi.
Bà gật gù, nhẹ giọng cất nổi lòng mình:
- Bà Ngọc cứ nghĩ rằng mẹ chẳng biết gì. Mỗi lần thăm, bà ngồi vuốt tóc, nắm tay mẹ kể lể âm mưu đã và đang thực hiện cho mẹ con bà sau này có cơ ngơi vững vàng rồi sẽ rời xa ba con, lời bà thì thầm bên tai mẹ không hề e ngại. Nhờ thế mà mẹ mới hiểu.
- Bà ấy nói gì? Mẹ nghe làm sao?
Thư nôn nóng. Bà cười trấn an cô:
- Con đừng lo, mẹ đã có kế hoạch để ngăn chận thu hồi những gì bà và ba con đã đánh mất, hay đã bị bà Ngọc lừa lọc bao nhiêu năm rồi.
- Sao mẹ không nói cho con biết. Để con làm cho bà ấy biết tay.
- Làm sao được. Đường đi nước bước ở con không tiện. Vả lại con còn phải dạy học kiếm tiền nữa, đâu có thời gian theo dõi bà cho tốt.
- Vậy là ai sẽ làm chuyện ấy thay mẹ? - Thư giận dỗi hỏi.
- Từ từ rồi biết mà. Chỉ cần còn đừng tiết lộ với ai sự bình thường của mẹ, để mọi người vẫn tưởng mẹ còn điên. Nếu không tất cả dự định sẽ không có kết quả gì cả. Con hiểu không?
- Bao giờ mẹ bắt đầu để con xem có giúp đỡ gì mẹ không.
- Con ráng vui vẻ, những gì đã qua xem như chưa có, để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thời gian qua đã cực khổ quá nhiều rồi, ngày mai tạo hóa sẽ bù đắp cho mình. Con yên tâm đi mẹ biết phải làm gì mà.
Thư thở dài, cô lắc đầu:
- Có những điều tiền vàng lẫn địa vị không thể bù đắp lại được, mẹ à. Nhưng bây giờ tất cả đã qua rồi, có muốn cũng không sao kéo thời gian lại được. Thôi, đành buông xuôi mặt cho đời đưa đẩy minh vậy.
- À, con có dự lễ đính hôn của Huy không?
- Con chẳng biết, nửa muốn đi, nửa muốn thôi. Đi thì làm sao tránh được tâm trạng của mình trước ánh mắt soi mói của bà Ngọc. Còn ở nhà gười ta sẽ cho mình lụy tình, không dám lộ diện.
Bà gật gù vuốt tóc con thật dịu dàng:
- Mình phải đi con ạ, trang phục thật đẹp, gương mặt tỉnh táo, đến dự thật tự nhiên. Để cho Huy thấy rằng anh ta không phải là nhân vật quan trọng trái tim mình. Con phải cố gắng để giữ thể diện của mình trước mặt bao nhiêu người chú ý đến mình.
- Nhưng tổ chức tại nhà Huy mới chết nè.
- Sao không ở nhà nội của con?
- Ba mẹ Huy muốn đãi bên nhà họ để mời bạn bè đến dự đầy đủ hơn. Bởi sau đám hỏi của Huy ông bà sẽ về Pháp ở luôn.
- Nhà đó giao cho vợ chồng Huy hẳn à?
- Chắc vậy, nghe đâu Huy cũng muốn về Pháp làm việc. Nhà đó ắt phải để cho bà Ngọc ở rồi. Mẹ thấy đó số mẹ con Nhã Chi sung sướng nên từ nhỏ, mọi cơ hội tốt và sự may mắn đều dành cho họ. Còn số con khổ ngay ra đời đã không có cha. Người không có cha lại có cha. Thư Thư phải lo toan mọi thứ trong đời sống của mình. Còn Nhã Chi tự nhiên được ông ấy lo tất cả. Nhiều lúc nghĩ lại buồn.
- Ai chẳng có lúc khổ buồn, khi sung sướng. Trong ngày tháng đầu vất vả sẽ tạo cho mình nhiều kinh nghiệm. Sau đó, qua lúc thăng trần, đời mình sẽ nhàn nhà sau. Như vậy có phải tốt hơn là sướng trước để rồi về sau khổ hay không?
- Bao giờ khổ hẵng hay. Mẹ con bà ấy hơn hai mươi năm chăn êm nệm ấm rồi. Đời người có mấy cái mười năm chứ? Mẹ nói đi.
Nét bực dọc, bất mãn in trọn trên mắt môi Thư. Bà thở dài:
- Hồi xưa mẹ quá khờ nên khi bắt gặp chồng và bạn thân của mình chăn gối giận quá nên thần kinh đảo lộn khiến con cái cha mẹ vướng khổ. Nếu như hiểu đời chẳng có gì của riêng ta thì con đâu có vất vả vậy.
Thư nuốt giọng đứng lên, cô nhìn đồng hồn rồi nhỏ nhẹ từ biệt bà:
- Đã đến giờ dạy rồi. Con về. Mẹ ráng giữ sức khoẻ.
- Bao giờ đến thăm mẹ Thư Thư?
- Có rảnh con sẽ sang ngay. Chào mẹ. Chúc ngủ ngon.
Thư quay đi, không nhìn lại phía sau, dù biết ánh mắt mà luôn luôn theo bóng cô. Ngay nào bà chưa tỉnh. Thư buồn và lo lắng. Giờ mẹ đã biết mình là ai, biết lo lắng cho tương lai thế nào, tự nhiên Thư nghĩ lại quãng đời vừa cô độc, vừa nghèo khổ phải phấn đấu từng bước một để có cơm áo, học hành. Sao cô không được như Nhã Chi, có bà mẹ biết bảo vệ cho cộc sống bằng trí tuệ của bà, để cho Nhã Chi có cuộc sống của một tiểu thư. Ngược lại Thư chịu biết bao cay đắng thiếu thốn. Thư oán ghét số phận của mình, sao lại có mặt trong gia đình khốn khổ ấy chứ.
Bác sĩ Thiện ngồi ngoài hiên nhìn trăng lên. Thấy Thư buồn bả trở về với gương mặt thẩn thờ, ông phì phà điếu xì gà tre6n môi lên tiếng:
- Con đi đâu về đó Thư Thư?
Cô ngồi chiếc ghế cạnh theo lời mời của ông, thản nhiên đáp:
- Thăm mẹ con, rồi đi phố mua vài món đồ cần thiết, thầy ạ.
- Mẹ con khỏe chứ Thư?
- Mẹ đã bình phục hẳn rồi thầy, sớm hơn dự định mấy tháng. Công thầy cực khổ lắm há.
- Đâu có gì đó là bổn phận của thầy thuốc mà. Mẹ con đã khỏi đáng lẽ phải vui chứ, sao sương mặt buồn vậy, có tâm sự à?
Thư buồn bã thở dài, cô đứng tựa lan can nhìn trăng lắc đầu:
- Chuyện đời thường buồn vui đâu có tránh khỏi. Vả lại từ ngày gặp thầy có lúc nào con vui vẻ đâu.
- Có nhiều chuyện khi nói ra cho người ta nghe, lòng sẽ nhẹ hơn thì sao.
- Nếu có người cha như thầy, Thư Thư đâu có khổ như ngày nay. Sinh ra đời với một người cha vô trách nhiệm, một người mẹ điên điên dại dại, bà chưa biết mình là ai, làm gì có khả năng lo lắng cho con mình. Thư Thư phải một thân một bóng lo cho mình từ ấy.
- Con oán hận số kiếp cúa mình, bởi sinh ra trong gia đình bất hạnh đó. Thư Thư này - Ông ngập ngừng nhìn cô.
- Sao thầy không nói tiếp đi? Cô nghiêng mặt nhìn ông gợi ý
- Ý thầy muốn nói, chúng ta không có may mắn làm cha con cốt nhục, giờ Thư Thư có chấp nhận ông già này làm cha nuôi không?
- Ba nuôi ư? Thư giật mình quay hẳn lại, chăm chú nhìn ông.
- Sao, ông già này không có duyên làm ba ư?
- Ồ không. Con có chút ngạc nhiên. Tại sao thầy lại có ý đó? Thật tình mà nói, sự kính trọng lẫn yêu thương cho người đàn ông tạo ra và bỏ mặt con sống thế nào thì ở sự phấn đấu của con, không hề có. Cho nên con nghĩ... không tốt lắm nếu thầy vào cương vị đó.
Thật lâu ông trầm giọng lên tiếng:
- Thư Thư ngày đầu tiên thầy nhận mẹ con. Âm thầm thầy tìm đến ba con, hỏi rõ toàn bộ câu chuyện xấy ra giữa hai người, tính tình ý thích của mẹ con ngày ấy. Nhờ đó thầy mới biết ba con không hề hạnh phúc bên hgười vợ kế. Nhưng tiền bạc đều do mẹ Ông gởi, vợ Ông quản lý sổ sách, muốn giúp con trong khi bà nội không cho, ông phải làm sao?
- Bởi vậy mới nói ba con là người đàn ông không có bản lĩnh. Tại sao ông chỉ là một người làm công suốt đời bên người mẹ già đầy quền uy ấy. Bà độc tôn, bảo thủ, cả đám con không có lấy một cơ sở nào. Họ chỉ biết làm còn tiền bạc chưa ai có quyền tự ý chi xuất riêng. Tất cả chi phí cho gia đình tùy ba ban bố.
- Bà độc tài quá đáng, cho dù ba con có phản đối cũng đâu có được.
- Vậy tại sao mẹ con Nhã Chi có nhiều tiền mua sắm sung sướng được? Đó chỉ là lý do để che chắn tính thụ động và thái độ vô trách nhiệm của ông ta với con gái mình thôi. Vậy mà thầy cũng tin được.
- Già kinh nghiệm bởi vì từng trải quá nhuần, nên thầy càng hiểu nổi khổ của ba con hơn. Đâu phải ông không biết bà Ngọc chẳng hề yêu mà chỉ lợi dụng mình suốt bao năm nay. Nhưng cảm nhận không phải là chứng cứ để buộc tội đến thủ tục chia xa nên đành sống gượng ép bên bà ta.
- Đó là cái giá mà ông ấy phải trả thôi, có gì phải than thở chứ.
- Thư Thư à ba con cũng có nhiều điểm để tha thứ lắm. Nhờ ông tận tình giúp đỡ nên việc điều trị cho mẹ con gặp nhiều thuận lợi hơn.
- Sự hối hận đã xui ông ba thân yêu của con làm thế đó sao?
Ông Thiên bắt gặp nét căng thẳng, giận dỗi của cô:
- Thư Thư, bộ con ghét ba mình lắm sao? Họ cũng có nổi khổ riêng của mình mà. Quên chuyện không vui đó đi con yêu ạ, ôm ấp hoài khổ lắm.
- Thầy biết không con muốn quên đi về chuyện ba mẹ của mình. Mà nhớ thì đau khổ bất mãn không sao đè nén nổi.
Cô ngước lên cao, dù lệ vẫn len lõi vào giọng than thở ấy:
- Con chán lắm muốn phấn đấu để tạo chỗ đứng cho mình, nhưng trên vai còn bà mẹ nặng nề chẳng biết gì, ông bà ngoại không làm gì để sống, họ đang chờ con. Thầy nói đi con vui vẻ được giây phút nào?
- Giờ mẹ con thóat khỏi cảnh khổ ấy rồi! Ông chặc lưỡi bảo.
- Thời gian điều trị quá ngắn, càng làm cho con oán hận gia đình của ba con hơn. Nếu ông ta có chút lòng hối hận, bởi một ngày cũng nghĩa vợ chồng, sao không lo từ ngày ấy, để đến bây giờ con phải lo. Ngoài mặt bà nội được con vui vẻ, nhưng thật ra trong tận đáy long, con vẫn chưa phôi phai. Giờ bà rở lại bình thường rồi cuộc sống sẽ thế nào đây?
- Thư Thư! Thầy biết nỗi khổ và sự lo toan khéo dài quá nhiều năm, khiến con bực bội, sinh ra oán hận cha mẹ mình. Nhưng mỗi người có một nỗi khô?
riêng mình nên bỏ qua cho họ. Nếu mẹ con không chê thầy, từ đây thầy sẽ đưa bà sang pháp một thời gian.
- Thầy đưa mẹ con đi? Thầy suy nghĩ kỹ chưa vậy?
Ông Thiên rất bình thản, đưa tay đẩy gọng kính, ông cười:
- Thầy đã đóng vai cha con rất nhiều lần, nhất là trong những đêm mưa bão, sấm sét ập đến. Mẹ con rất sợ, điều này chính ba của con chỉ thầy phải làm gì trong lúc ấy. Dần dần tình cảm phát sinh, không sao kềm chế được, thầy cảm nhận bà ấy rất cần mình và ngược lại.
- Thì ra là vậy, mẹ con cũng có kể về thầy như thế.
- Thật sao bà ấy nói thế nào? - Ông nắm tay Thư nóng nảy hỏi.
- Ồ không! Chỉ kể rằng thầy rất tốt đối với một bệnh nhân như mẹ con. Còn cảm giác và tình cảm có giống như thật không con chẳng biết, chỉ nghe bà nói, không bao giờ trở lại, dù ba con có hồi tâm chuyển ý đi nữa.
Ông gật gù, thở mạnh:
- Ý này mẹ con có cho thầy biết, tuy bấy giờ trí nhớ của bà chưa hoàn hảo lắm, nhưng ngôn ngữ, cách nghĩ của bà không khờ như căn bệnh ấy đâu. Con tin đi sang Pháp một năm trị về tâm lý, mẹ con sẽ không thua đâu.
- Trị tâm lý? Bây giờ chưa phải là bình phục ư?
- Phải, mẹ con cần phải sống trong môi trường thoải mái một thời gian mới hoà nhập vào đời thường được.
- Thầy đưa mẹ con đi với tư cách gì? Một bác sĩ hay là...
Ông Thiện đưa tay ngăn cô với gương mặt nghiêm túc:
- Bây giờ là một bác sĩ, một người thân. Còn chuyện tình cảm nếu được đáp lại cũng tốt, còn không thì cũng chẳng sao. Đôi khi tình bạn có ở hai người đã qua một lần dang dở sẽ lâu bền hơn tình vợ chồng nữa thì sao?
- Thầy mong làm ba con lắm sao, có cần sự hỗ trợ của con không?
- Không cần lắm vì thầy muốn để mẹ con suy nghĩ thật kỹ, bà tự nguyện thì ngày tháng chung sống có ý nghĩa hơn. Thầy không thích ép buộc họ lấy mình vì ơn nghĩa.
Thư Thư mỉm cười gật gù:
- Con cũng có ý nghĩ như thầy. Chuyện của thầy, cứ như con chưa nghe lời tâm sự đó đi há. Chuyện gì đến sẽ đến thôi.
- Con đồng tình với thầy thật sao?
- Bởi vì con cũng đang nằm trong giai đoạn ấy. - Cô nhướng mắt cười.
- Thật sao?
- Dạ phải. Nhưng khác một điều là mẹ con chưa quết định, còn anh Huy sắp làm lễ đính hôn rồi, có nói gì cũng vậy thôi.
- Chưa cưới là mình có quyền hy vọng mà phải không?
- Nếu có con cũng chẳng cần, vì con không thích tuýp người đàn ông hồ đồ đó.
- Vậy con có đến dự ngày cưới của họ không?
- Con yêu anh Huy nên sợ khi đối diện sẽ đau khổ, anh ấy sẽ cười, Nhã Chi thỏa mãn, hãnh diện hơn. Con muốn đi xa thật xa, không ai biết gì về mình, để một ngày nào đó có cơ hội, con sẽ làm lại từ đầu.
Giọng cô trầm hẳn khác sự sôi nổi hào hứng của ngày thường. Điều thay đổi đột ngột này cho ông biết, nổi tuyệt vọng đã chiếm trọn vẹn hồn cô gái bướng bỉnh tự lúc nào rồi.
- Hay là con theo thầy sang Pháp du lịch một chuyến, biết đâu sau ngày tháng lang thang trên xứ người, nỗi buồn kia bị lãng quên đi thì sao? Thư Thư! Có con đi cùng mẹ con sẽ vui vẻ và vững niềm tin hơn. Hai người bên nhau không tốt à.
- Con sợ tốn kém thầy nhiều.
- Tiền xử dụng đúng chỗ, đâu có gì hối tiếc mà con ngại. Vậy đi há. Tất cả thủ tục thầy lo, còn đi hay ở lại từ từ mình tính sau há.
Thư hướng về ông với ánh mắt long lanh:
- Thầy ạ dù đi hay không, con cũng cảm ơn thầy. Có lẽ đây là sự bù đắp của tạo hóa dành cho con, sau bao nhiêu năm tháng vất vả cũng nên.
Nắm tay cô, ông gật nhẹ trọng nụ cười trọn vẹn.
Cảnh Xưa Người Cũ Cảnh Xưa Người Cũ - Nguyễn Thị Phi Oanh Cảnh Xưa Người Cũ