Số lần đọc/download: 1567 / 28
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:57 +0700
Xã Hội Cách Mạng Đảng Và Chiến Lược Khủng Bố - Tâm Trạng Tuẫn Đạo Của Các Phần Tử Khủng Bố
V
ào năm 1875, các phần tử cách mạng đều chuẩn bị bị bước vào hành động. Hầu hết các nhóm lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của hư vô chủ nghĩa, và tuyệt đối phủ nhận chế độ cũ. Tuy nhiên, khi bước vào hành động, các nhóm liền bắt đầu có những sắc thái và khuynh hướng khác biệt. Từ 1870, đã thấy phôi thai một phong trào của giới trí thức, mệnh danh là phong trào "Đi vào dân chúng". Các phần tử cách mạng trí thức đều rời bỏ gia đình, nghề nghiệp, địa vị, đi về những thôn quê hoặc xóm thợ để truyền bá tư tưởng mới. Họ bắt đầu bằng những công tác xã hội để thừa dịp tuyên truyền cách mạng. Nhưng sau một thời gian hoạt động, họ nhận thấy khó thể lay chuyền được tâm trạng thụ động cố hữu của người dân Nga, nhất là người dân quê. Do đó, một nhóm người, lấy tên là nhóm "Ý Dân", đã chuyên sang chiến lược khác: chiến lược khủng bố. Từ đó trở đi, trong gần 30 năm trời, các phần tử cách mạng ấy đã cầm bom và súng để tiêu diệt những tay sai đắc lực của chế độ Nga hoàng. Họ đã nhiều lần tổ chức việc ám sát Nga hoàng. Nhóm "Ỷ Dân" dần dần chuyền thành một tổ chức đảng -đảng Xã hội Cách mạng, và cho tới 1917, Xã hội Cách mạng đảng còn đóng một vai trò quan hệ trên chính trường nước Nga.
Chỉnh sách khủng bố bắt đầu vào năm 1878. Năm đó, có một vụ án lớn xét xử 193 người của phong trào "Đi vào dân chúng". Sau vụ án, một cô gái trẻ tuổi, Vera Zassoulitch, đảng viên của nhóm "Ý Dân", đã trả thù bằng cách bắn chết viên đại tướng Trépov, thống đốc thành Saint Pétersbourg. Bị đưa ra toà án, Véra Zassoulitch lại được các vị bồi thẩm tha bổng.
Hành động của nàng đã mở màn cho một thời kỳ liên tiếp đầy khủng bố cùng sự tàn sát trả thù của địch. Cũng vào năm ấy, một đảng viên khác của nhóm "Ý Dân" đã lưu hành một cuốn sách nhan đề là "Mạng đổi mạng", để chính thức hoá chính sách khủng bố. Nga hoàng Alexandre II đã lập tức trả lời bằng sự thiết lập một tổ chức công an đặc biệt (Okhrana) để diệt trừ bọn cách mạng khủng bố. Trong thời gian đó, trên nhiều nước Âu châu (Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha) cũng phát hiện những trào lưu khủng bố. Tới 1881, nhóm "Ý Dân" thành công trong vụ ám sát Alexandre II. Nhưng thủ phạm, Téliabov, cùng các đồng chí đều bị treo cổ. Rồi từ đó cho đến 1905, xảy ra tới hàng ngàn vụ khủng bố. Nguyên trong năm 1892, đã có tới mấy trăm vụ. Đến năm 1905, trước khi cách mạng bột phát, một phần tử cách mạng, Kaliayev, đã ném một trái bom giết chết quận công Serge. Những năm 1892-1905 là những năm cao trào nhất của chính sách khủng bố.
Ngày nay, các sử gia đều công nhận rằng các phần tử khủng bố trên đây đều là những con người rất đặc biệt của trào lưu cách mạng Nga. Họ đều là đảng viên Xã hội Cách mạng, đều là những tay trí thức trẻ tuổi, và chịu ảnh hưởng của hư vô chủ nghĩa. Phần lớn thường chấp nhận quan niệm vỏ thần. Tuy nhiên, có một vài phần tử (Kaliayev) trong thâm tâm còn tin ở Thượng đế, nhưng bề ngoài, họ vẫn không chấp nhận những lễ nghi của Giáo hội... Song toàn thể đều có một đặc điểm chung: họ đi vào khủng bố với tâm trạng những kẻ tuẫn đạo. Họ dùng bạo lực, nhưng họ không giống Netchaiev. Vì trong khi Netchaiev chủ trương rằng: "Mọi phương tiện đều tốt, miễn đạt tới cứu cánh", thì những phần tử khủng bố của đảng Xã hội Cách mạng lại quan niệm khác biệt. Họ dùng bạo lực, vì bạo lực là cần thiết để thực hiện công lý xã hội, nhưng trong thâm tâm, họ vẫn cho rằng dùng bạo lực là một trọng tội. Họ cũng khác với những người Bolsevich sau này, vì người Bolsevich thường giống Netchaiev và Tkatchev. Tóm lại, họ là những con người lý tưởng, cao thượng, kính trọng sinh mạng kẻ khác, và trên lương tâm không muốn chấp nhận sự chém giết khủng bố. Nhưng họ đã lựa chọn sự chém giết khủng bố, vì họ nghĩ rằng chỉ còn một con đường đó mới có thể đạp đổ chế độ Nga hoàng. Họ coi khủng bố như một hành động vì công lý, và những tay sai của Nga hoàng đều là kẻ có tội. Nhưng mỗi khi ám sát xong một người, họ lại nghĩ rằng chính họ cũng là kẻ phạm tội. Mặc dầu việc khủng bố là một hành động công lý. Để rửa sạch trọng tội của mình, họ thấy cần phải trả giá, nghĩa là phải chết. Chết để đem đời mình bù lại sinh mạng của kẻ bị ám sát. Cho nên, mỗi khi giết người xong, họ thường chịu hoặc mong mỏi cái chết. Chết để rửa sạch tội đối với lương tâm! Tâm trạng chia sẻ giầy vò ấy lại càng đau đớn hơn nữa, vì họ là những con người vô thần. Họ không còn mong gì sau này, sẽ có một sự phán xét cuối cùng của Thượng đế để minh oan cho họ. Họ đành chọn cái chết để minh oan trước lương tâm mình, và minh oan với hậu thế lịch sử. Hầu hết các tay anh hùng ấy, khi ra trước toà án, đều nhận cải chết, và thường chí kêu gọi đến hậu thế và lịch sử, không hề kêu gọi đến Thượng đế. Tính cách siêu nhiên của họ chỉ nằm trong lương tâm và lịch sử. Cần ghi rằng tâm trạng nói trên không phải là tâm trạng lẻ loi của một hai người, mà là tâm trạng chung của toàn thể. Cho nên, họ có lần mệnh danh đảng của họ là một tổ chức hiệp sĩ huynh đệ. Do tâm trạng tuẫn đạo ấy, nên Camus đã mệnh danh họ là những Đấng cứu thế bạo tàn (!)
Để minh chứng tâm trạng trên đây, chỉ cần đơn cử một vài tỷ dụ. Năm 1881, Jéliabov là người đứng chủ mưu tổ chức vụ ám sát Alexandre II. Chàng chính là người chủ mưu, nhưng do một sự tình cờ, chàng lại bị bắt 48 giờ trước vụ ám sát. Tuy nhiên, các đồng chí của chàng vẫn thi hành mệnh lệnh, và Nga hoàng đã bị ám sát. Các đồng chí đều bị bắt và đưa ra treo cổ. Đáng tẽ Jeliabov có thể tránh tội ấy, vì bị bắt trước vụ mưu sát. Nhưng chàng đã tự ý xin được treo cổ với các đồng chí. Một phần tử khác Savinkov nhận được lệnh phải đặt mìn làm đổ một chuyến tầu của Dô đốc Doubassov. Nhưng Savinkov đã phản đối, vì cho rằng việc giết mìn xe lửa sẽ làm chết lây nhiều kẻ vô tội. Kaliayey vác bom đi ném quận công Serge. Nhưng lần đầu tiên, quận công Serge ngồi xe ngựa eó hai đứa trẻ ngồi cạnh. Kaliayev không ném trái bom, vì sợ hai đứa trẻ bị chết lây. Chàng đợi mấy ngày sau, lúc quận công đi xe một mình, chàng mới ném bom giết Serge. Bị bắt ngồi trong tù, chàng viết nhật ký: "Từ lúc trái bom nổ, tôi không hề có ý muốn tiếp tục cuộc sống nữa, dù là bằng cách nào"... Cần ghi thêm rằng những người trên đây không bao giờ chịu nhận mình là kẻ sát nhân, vì họ đã lấy cái chết của họ để bù lại cái chết của kẻ kia và rửa tội rồi... Có thể nói rằng những phần tử cách mạng thời đó đã sống tới cực độ tâm trạng cao cả nhưng chia sẻ của con người nổi loạn, muốn dùng bạo lực để sảng tỏ công lý, nhưng lại thấy mình phạm tội do bạo lực. Tâm trạng của họ nhắc nhở tới tâm trạng của Saint-Just, Danton. Tuy không nói rõ ra, nhưng Saint-Just và Danton đều có tâm trạng tương tự. Có lẽ vì thế, mà Saint-Just và Danton đã gần như chờ đợi cái chết: có lẽ họ cũng cho rằng chỉ có cải chết của họ mới trả giá cho những hành động công lý mà trước kia họ đã làm khi quyết nghị đưa kẻ khác lên đoạn đầu đài... Cũng cần nói trước ngay rằng những phần tử cách mạng lý tưởng trên đây (đảng Xã hội Cách mạng) sẽ không phải là những người chiến thắng sau này vào 1917. Vì những kẻ tuẫn đạo thường chỉ là người đặt nền móng cho Giáo hội mới. Họ không bao giờ được nắm quyền trong Giáo hội. Họ là linh hồn, nền tảng, họ là lý do cùng minh chứng. Nhưng quyền hành sẽ về tay kẻ khác thâu lượm, về những kẻ thủ từ ngồi giữ đền chùa của Giáo hội cách mạng, những lãnh tụ khôn ngoan lọc lừa, biết quý mạng mình hơn mạng kẻ khác...