Số lần đọc/download: 4233 / 48
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 15 -
N
hà ông Hương trang hoàng rực rỡ.
Ở mỗi đường vào nhà dựng một cửa tam quan bằng tàu lá đủng đỉnh. Trên đầu cửa có hàng chữ LỄ VU QUI" kết với trái đủng đỉnh như những hạt cườm xanh. Bàn ghế trong nhà được lau chùi bóng láng. Những bộ lư trên bàn thờ được đánh bóng sáng trưng.
Cậu Sáu hăng hái đi ra vào coi sóc việc này việc nọ không hở taỵ Mấy người làm công vui miệng chọc ghẹo.
- Sau đám cô Chín cho tới đám của cậu, hả cậu Sáu?
- Chắc rồi!
- Đám của cậu ắt phải to hơn vì cậu là trai.
- Chắc rồi! Cậu Sáu cười toe toét với đám người làm công.
- Cô Láng được vô nhà này thật có phước.
- Tui vô được nhà cổ tui cũng có phước chớ.
Từ ngày gia đình cô Láng hứa gả thì cậu Sáu hình như bớt khùng. Cậu không cho xe đạp cởi lên lưng và cũng không cho ai dừa, cau nữa. Ông bà Hương bảo gì cậu cũng nghe theo và không còn hát nghêu ngao.
Coi làm cửa tam quan xong, cậu đi đào lỗ hai bên đường để chôn pháo trẹ Theo tục lệ nam tả nữ hữu thì cậu sẽ đốt hàng pháo bên tay trái khi đàng trai tới và hàng bên phải thì đưa cô dâu ra khỏi nhà.
Một người hỏi:
- Nghe nói ông bà cho rước dâu vào ban đêm hả cậu?
- Chín giờ tối đàng trai tới. Ăn uống xong sẽ rước dâu vào lúc nủa đêm. Tôi không hiểu sao!
- Có lẽ ông bà đã coi ngày coi giờ kỹ rồi.
- Ba tôi nói đó là giờ đại lợi.
Từ sáng hôm qua trong nhà đã bắt đầu khua dao khua thớt. Bà con bên đàng gái tụ họp đông đủ. Bà con ở xa cũng về dự lễ. Ở sau vườn, một nhóm cạo heo, một nhóm thui bò. tiếng cười nói rộn rịp.
Bam thanh nữ tú trong xóm có dịp mặc áo quần mới và có dịp tán tĩnh, chọc ghẹo nhau vui cười ngả ngớn. Ba cô con gái cưng của ông bà Hương mặt tươi như hoa, chạy ra chạy vào bận rộn tíu tít. Nếu là người lạ thì không biết trong ba chị em, cô nào sẽ mặc áo nàng dâu trong đêm naỵ Riêng bà Hương thì có vẻ lo âu, ngồi đứn không yên. Bà lôi ông Hương vào buồng hai ba lần. Lần nào bà cũng hạch hỏi gắt gao.
- Ông liệu có làm được không?
- Bà đừng có hỏi hoài làm tôi rối trí. Tôi nói được là được.
- Con Tám nó có chịu hay không?
- Tôi đã bảo nó rồi.
- Bảo nhưng nó có nghe không?
- Không nghe để ở vá suốt đời à?
Nói xong ông ra sau vườn coi mấy người làm công cạo bò.
- Tôi đã mua hai hủ mắm nêm tận trên tỉnh, hiệu con Cá Vàng. Lâu nay tôi quên mất món bò tái mắm nêm. Kỳ này làm một tiệc cho đã.
Rồi ông vào thay đồ ra nhà trước tiếp khách. Các vị hương chức đã đến nơi. Bên mâm trà, các vị trò chuyện thân mật..
- Chủ gia có bày sòng tối nay không?
- Nếu các vị muốn chầu tướng thì ráng thức khuya một chút.
- Khuya thì mắt mũi hom hem làm sao phân biệt tướng xanh hay tướng vàng.
- Dạ các vị cảm phiền. Vì đàng trai định rước dâu vào giờ tý canh ba.
- Sao có chuyện rước dâu ban đêm?
Một vị kỳ lão nhạy miệng:
- Đêm thuộc về âm. Việc vợ chồng thuận về âm hơn là dương.
Một vị đỡ lời:
- Hễ là vợ chồng thì âm dương đêm ngày gì cũng thuận hòa phải không các vị?
- Đú..úng!
Bàn các ông hương chức cười nói rổng rảng hơn mọi bàn khác. Một vị lại hỏi ông Hương:
- Chẳng hay gia chủ làm lễ vu qui cho cô thứ mấy?
- Da... ạ tôi gả con chị, ủa con em.
- Còn cháu nào còn ở không, cho tôi xin một cháu.
- Dạ tôi còn con em, ủa con chi... và con em.
- Em thì em, chị thì chị chớ sao chị em lộn xộn vậy, bộ con gái đồng lắm à?
Ông Hương đang lúng túng thì cậu Sáu tới hỏi ông Hương về vụ đốt đèn măng sông. Ông Hương xin lỗi khách rồi ra hàng ba dạy cho cậu Sáu:
- Con phải bơm một hồi cho xăng lên rồi mở cái béc châm cây rọi vộ chừng nào thấy cái măng sông cháy trắng xanh thì rọi ra. Thế là được. Đèn cũ nhưng măng sông mới nên dễ tắt. Nhưng phải bơm xăng đều đều, chớ để lúc rước dâu mà đèn tắt thì nguy lắm.
Một vị hương chức tiếp:
- Đèn tắt coi chừng chị lẫn lộn thì nguy cho chú rể lắm đa!! Cả bàn hương chức cười rần. Ông Hương lắp bắp:
- Dạ không có đâu! Đèn măng sông tắt thì còn dầu lữa chớ!
Mặt trời đi coi chậm vậy mà nhanh. Chủ nhả đãi mới qua ba bốn lượt khách thì trời đã nhá nhem. Cậu Sáu có dịp trổ tài đốt đèn măng sông. Đèn hiệu AIDA không phải dễ mượn, cho nên đám tiệc của dân giả thì chỉ dùng đèn dầu.
Trẻ con thấy lạ vây quanh xem. Đứa chỉ trỏ ra vẻ thông thạo, đứa lại ngồi im nhìn yên trí mình không biết cũng chẳng ai cười, còn hơn không rành mà nói xạo. Mấy đứa khác không màng cái "đèn khè khè" lại mê mẩn nhìn dây pháo nồi treo mái thòng xuống đất và dự định sẽ nhào ra lượm pháo lép đốt tiển cô dâu. Bỗng có tiếng "ì" lên hoan hỉ: Đèn bật sáng.
Trong nhà càng lúc càn đông khách, sự ra vào, trò chuyện càng rối rít “ầm ầm”.
- Đáng trai tới! – Một tiếng la to cốt cho mọi người nghe mà chuẩn bị tư thế.
Trong chốc lát một đoàn người chỉnh tề khăn đong áo dài tiến vào rồi đến trước thềm dừng lại, Theo thông lệ thì ông trưởng họ đàng gái cùng với ông mai bước ra nhận lễ và cho phép đàng trai nhập gia, nhưng ở đây, ông Hương thay mặt cả trưởng họ lẫn ông mai (đúng ra đám này ông có ông mai). Chú rể có vẻ mặt bình tỉnh, một tay bưng khay một tay run run cầm nhạo rót rượu vào hai chiếc ly chưn đặt trên khay rồi cúi đầu mời. Ông Hương nâng một ly mời trưởng họ nhà trai. Năm Mẹo nhận lấy đưa lên thấm môi, ông Hương cầm ly kia cũng làm y như vậy rồi gật đầu mời đàng trai vào nhà.
Vợ chồng Năm Mẹo vào ngồi ngang với vợ chồng ông Hương. Năm Mẹo đứng dậy rót rượu mời vợ chồng ông Hương và nói:
- Nay tôi thay mặt anh chị tôi đem cháu tôi đến làm lễ gia tiên bên họ gái và xin rước dâu. Vì anh chị tôi ở xa nên ủy thác cho tôi mọi việc. Xin ông Hương bà Hương niệm tình tha thứ.
Ông Hương nói:
- Theo tục lệ của mình thì chú cũng như cha, cậu cũng như mẹ. Cha mẹ không tới được thì có cậu mợ thay, không có lỗi gì. Mời chú thím ngồi.
Một vị kỳ lão lên đèn trên bàn thờ. Hai cây hồng lạp với hình rồng vàng chạm nổi đứng sửng uy nghi trên cặp chân đèn thau vàng tươi rực rỡ. Vì kỳ lão tằng hắng hai ba lượt rồi nói:
- Mời đàng gái đưa cô dâu ra làm lễ ông bà.
Ông Hương bảo bà Hương:
- - Bà đi vào trong đem con nhỏ ra.
Bà Hương đứng dậy đi vào. Thấy chú rể vẫn bưng khay rượu đứng tựa góc cột, mồ hôi chảy ròng ròng hai bên mang tai, ông Hương bảo:
- Con để khay rượu lên bàn này rồi tìm chỗ mà ngồi.
Thằng Đặng nghe tiềng “con” đầu tiên thốt ra từ miệng ông Hương mà nhẹ nhỏm trong lòng. Nó đật nhẹ khay rượu và đứng lại chỗ cũ. Một bàn tay nhân đức đẩy tới cho nó một chiếc ghế dài và ấn vai nó xuống. Ông Hương thấy thằng nhỏ coi phải đứa quá chừng.
Vừa khi đó bà Hương bước ra. Bà nói oang oang:
- Con nhỏ thấy khách đông nó mắc cỡ không chịu ra.
Ông Hương trợn mắt:
- Sao kỳ vậy? Trước khi về nhà chồng phải làm lễ ông bà, chào hai họ đàng hoàng chớ. Bà vô dắt nó ra mau kẻo đàng trai chờ đợi.
- Ông vô biểu chắc nó đi. – Bà Hương vui vẻ.
Ông Hương càu nhàu và nói với Năm Mẹo:
- Con gái mới lớn nó vậy đó, chú thím miễn lỗi.
Ông Hương đi vào một chốc rồi tở ra bảo bà Hương:
- Bà vô sửa soạn đồ cho nó. Bông vòng đeo chưa xong mà ra sao được.
Bà Hương vội vã trỡ vào. Ông Hương nói với hai vợ chồng Năm Mẹo và đàng trai:
- Con gái khuê môn bất xuất. Cho nên thấy khách lạ thì sợ sệt. Trong lúc chờ đợ mẹ nó sắm sửa xin mời bà con mình ngồi vào tiệc. Tiệc xong làm lễ bàn thờ rồi tôi cho đàng trai rước dâu luôn.
Thế là đàng trai quay sang nhậu nhẹt. Tiệc kéo dài Năm Mẹo sốt ruột cứ nhấp nhổm, lâu lâu ngó vào trong buồng. Trên bàn thờ hai cây hồng lạp cháy ngọn như đuốc, đã hao gần một nửa mà cô dâu chưa ra.
Ông Hương biết Năm Mẹo nóng lòng bèn đẩy đưa:
- Má nó làm gì lâu vậy cà! Đâu để tôi vô.
Ông đi vào rồi trở ra, bức đầu bức tóc:
- Trang điểm xong rồi mà nó cứ ngồi khóc hu hu! Khổ quá. Thôi, xin đàng trai miễn cho nó cái lễ chào họ đàng trai. Tôi thay mặt gia đình chấp nhận lễ vu qui, còn lễ gia tiên thì tôi miễn luôn cho nó. Chờ đúng giờ rước dâu vợ tôi đát nó ra rồi đưa đi luôn!
- Ông Hương thở dài – Ứ hự! Tôi thấy người ta gả con gái con trai cũng nhiều lần rồi mà không lần nào như lần này. Miệng nhà sang có gang có thép. Ông Hương đã nói vậy thì cỡ Năm Mẹo làm sao dám cãi? Ông Hương cho rội thêm rượu thịt và cầm cán bữa tiệc. Năm Mẹo cứ tin chắc ba bó một gia. nên cứ chén thù chén tạc cám ơn ông Hương dẽ dãi, hạ cố đến thân phận nghèo hèn của cháu.
Ly rượu đưa qua, miếng thịt đưa lại. Nhiều người bên đàng trai đã gục cần. Riêng Năm Mẹo thì cố tự chủ nhưng cũng đã thấy trời đất xoay vần.
Bỗng từ bên trong bà Hương bước ra giục:
- Tới giờ rồi ông?
- Con nhỏ chịu ra không?
- Chịu rồi!
- Dữ không. Bà mắc áo thụng cho nó tử tế chưa?
- Rồ..ồi.
- Có đội nón coi thau cho con không?
- Xong hết. Nữ trang cũng không thiếu món nào.
Ông Hương đứng dậy nói:
- Để tôi bơm cái đèn cho sáng rồi hãy dắt nó ra. Mắc cỡ thì cũng phải lạy bàn thờ và xá đàng trai rồi về nhà chồng mới đủ lễ chớ đâu có bỏ qua tục lệ được!
Nghe ông Hương nói, ai cũng khen thầm ông Hương là con người nghiêm chỉnh. Ông Hương bước ra lấy chiếc đèn AIDA xuống đặt trên bàn, bom xăng cạch cạch. Ánh đèn xanh ngắt, chiếc măng sông trắng tinh bỗng rụng xuống. Cả nhà tối thui.
- Tại ông bơm mạnh tay quá mà!
- Thằng Sáu đâu, bảo nó đem một cái măng sông mới cho tôi.
- Nó đi ra ngoài đường sửa soạn đốt pháp đưa dâu, đâu có ở đây! Lụi hụi trể giờ tốt qua giờ xấu là không được.
Ông Hương hét:
- Đốt đèn dầu lên! Đốt một lượt cả chục cái đem ra đây. Còn bà vô buồng dắt con nhỏ ra. Mau lên!
Ông Hương quay lại nói nhỏ giọng với khách khứa và đàng trai.
- Đèn đuốc thiệt kỳ cục, nhè giờ đưa dâu nó lại rót năng sông.
- Dạ không sao thưa ông hương, còn đèn dầu cũng sáng.
Bà Hương diệu con gái ra. Cô dâu mặc chiếc áo thụng lượt thượt đầu đội nón quai thau to vành nghiêng về phía đàng trai như e lệ che mặt. Ông Hương bảo con đến chào đàng trai và xá bàn thờ nhưng bà Hương bào chữa rằng con gái mắc ỡ nên cho đi luôn. Trong ánh đèn dầu chập chờn chàng rể nhìn thấy dáng người con gái tha thướt mà lóa mắt không dám dòm kỹ.
Ông Hương vui vẻ bảo:
- Theo tục lệ thì “đưa đi trước, rước đi sau”.
Ai cũng hiểu đó là cách thức rước dâu. Nghĩa là kẻ đưa dâu tức là đàng gái đi trước, còn kẻ rước dâu (tức là đàng trai) thì đi sau, nên đàng rai đình bộ chờ cho đàng gái đi đứt đuôi thì mới nối theo. Ngoài đường cậu Sáu bắt đầu châm lửa. Hàng pháo tre còn lại nổ tưng bừng. Trong lúc dây pháo nồi ở thềm nhà cũng lên tiếng, cả hai hòa nhạc tòn tan tiển đưa cô dâu.