Số lần đọc/download: 0 / 49
Cập nhật: 2020-11-29 02:16:10 +0700
Chương XIII. Huệ Trắng
N
hưng Lâm Vinh vừa giơ chân lên thì căn phòng rung chuyển dữ dội như bị nằm trong chu vi công phá của một trái bom lớn. Lâm Vinh bị lảo đảo như người say rượu. Lý do làm hắn lảo đảo là một tiếng thét kinh thiên động địa từ cuối phòng cất lên. Hắn đứng không vững nên có cảm giác là căn phòng ngả nghiêng, nghiêng ngả... Tư Lì có võ công cao siêu hơn Lâm Vinh nên tiếng thét không làm thần kinh hệ hắn bị suy xuyển. Biết có biến, hắn vội phóng tới, hai chân hồi nãy bị tê liệt đã dẻo dai và mạnh mẽ trở lại.
Tuy nhiên trong khi ấy Văn Bình cũng đã phục hồi được sự dẻo dai và mạnh mẽ của một bên chân. Tiếng thét đột ngột đã cứu chàng. Đó là tiếng thét kiai của võ sư nhu đạo. Tiếng thét này có thể gây ra thương tích hoặc gắn hàn thương tích. Tiếng thét kiai này như luồng gió thần thổi quạt vào da thịt chàng làm máu chàng sôi nóng, chạy rần rần, sinh khí lụn tàn của chàng vùng lên cuồn cuộn khắp thân thể như sóng đại dương.
Vì tiếng kiai này là tiếng kiai độc đáo của chàng. Sao bao năm luyện tập chàng đã học được một lối thét kiai khác thường. Và trên đời, chàng chỉ mới truyền dậy lại cho một người, mỗi một người.
Người được hưởng diễm phúc này là con trai thân yêu của chàng. Là Văn Hoàug...
Văn Hoàng... Văn Hoàng... té ra nó đang núp trong phòng, chứng kiến tấn thảm kịch đang diễn ra. Tại sao nó chờ đến giây đồng hồ hiểm nghèo này mới thét kiai?
Tư Lì ào đến, toan kết liễu đời Văn Bình bằng ngọn cước tréo song Văn Bình đã cử động được chân trái. Chàng co chân trái lên dỡ. Bình thường xương ống chân chàng rắn như bê-tông khả dĩ làm địch trọng thương, nhưng trong hoàn cảnh này chàng chỉ có thể chặn đòn của Tư Lì. Không ngờ gặp phải sức kháng cự của Văn Bình mà hắn đinh ninh đã tiêu ma hoàn toàn. Tư Lì bị mất trớn, suýt nữa té xấp xuống nền nhà.
Văn Hoàng vùn vụt từ cuối phòng chạy đến. Thì ra ở cuối phòng có một bàn thờ nhỏ buông rèm đỏ, bên trên thờ Quan Vân Trường cưỡi ngựa xích thố, mặt đỏ như tô phấn hường, râu dài thấu rốn, tay cầm ngang thanh long đao. Vừa chạy Văn Hoàng vừa nói lớn:
- Ba yên tâm, có con đây.
Lâm Vinh và Tư Lì cùng lùi sát tường để thủ thế. Họ đã hồi phục được tinh thần bị bấn loạn sau tiếng thét kiai bất ngờ. Họ xám mặt nhưng đến khi nhận ra Văn Hoàng, Tư Lì thở ra:
- Hóa ra cậu bé Văn Hoàng!
Văn Hoàng ưỡn ngực thách thức:
- Phải, tôi là Văn Hoàng đây. Hai ông hèn lắm. Hai người lành mạnh mà vây đánh một người bị thương. Có giỏi thì hai ông đấu với tôi.
Lâm Vinh cười khẫy:
- Đồ con nít, cha mày chúng tao còn không sợ huống hồ là mày. Rõ là cha con mày đến ngày tận số, khi không mày lù lù dẫn xác đến đây. Dại quá con ơi, giòng họ Tống của con sắp tuyệt tự rồi, mày đã ra mặt, tao không thể cho phép mày sống nữa.
Văn Hoàng tiến lại gần Văn Bình, giọng vẫn sang sảng không hề nao núng:
- Ông chê tôi là đồ con nít hả? Vậy ông hãy ra đòn đi, tôi xin lãnh giáo ông, ông cứ thẳng tay, tôi không cần ông nượng nhẹ.
Văn Bình ngồi dậy, dựa lưng vào tường. Lâm Vinh ào lại song Văn Hoàng đã ngáng tay, gạt đòn. Cú đá độc địa nhắm đầu Văn Bình đã bị Văn Hoàng xô ra ngoài. Lâm Vinh dùng nhiều công lực, không dè công lực của chú nhỏ Văn Hoàng lại có thể hóa giải được ngọn cước hiểm ác của hắn nên hắn bị trượt ngã. Văn Hoàng rượt theo, tống bàn tay trái vào ngực hắn, hắn kiêu căng hoành ngực ra đỡ. Bình một tiếng, hắn bị đẩy lùi lại hai bộ.
Tư Lì vội quát lên:
- Cẩn thận, Lâm Vinh, thằng nhỏ Văn Hoàng có hai tay cứng như sắt, đừng hứng đòn như vậy mà bị trọng thương.
Lâm Vinh rít căm hờn:
- À ra thế, tao nhân nhượng vì thấy mày đáng tuổi con cháu của tao. Bây giờ, tao không tha thứ nữa.
Nói đoạn, hắn xuất chiêu bằng hai tay trong khi Tư Lì cũng bổ lại. Một quang cảnh chướng tai gai mắt diễn ra, hai gã đàn ông trung niên lực lưỡng, võ nghệ siêu quần cùng vây đánh một thiếu niên chưa quá 10 tuổi.
Lãnh luôn hai đòn vào vai và hông, Văn Hoàng lảo đảo. Nó dẫu giỏi võ nhưng tài nghệ và khí lực của nó chưa phải là đối thủ đồng cân lạng của cặp bài trùng nhu đạo siêu quần Tư Lì và Lâm Vinh. Văn Bình biết rõ sức con, chàng muốn vùng dậy tham chiến bên con nhưng toàn thân chàng còn mệt mỏi, trừ chân trái ra, chân phải và hai tay chàng vẫn chưa được bình thường.
Văn Hoàng lồm cồm bò đậy nhưng nó đứng chưa vững thì Lâm Vinh đã đạp mạnh vào đầu gối. Hăng tiết nó choảng thôi sơn tay trái trúng bao tử Lâm Vinh. Đến lượt Lâm Vinh té ngã. Tư Lì đã vung tay ra, chộp vai Văn Hoàng, dùng một thế nhu đạo cực hiểm khóa cổ nó. Nó vừa bị Tư Li lừa, chờ nó xoay người gỡ đòn mới chặn họng nó, và bóp nghẹt. Mắc thế này, nó sẽ ngạt thở trong giây phút. Văn Bình vội la lên:
- 88, Văn Hoàng!
Dậy võ cho con, Văn Bình thường ghi số những thế bắt đầu bằng số 8 đều là thế bí truyền. 88 là một trong các thế bí truyền mà Văn Bình học được của một bậc thầy đệ bát đẳng nhu đạo ở Kyôtô. Nghe tiếng cha kêu, Văn Hoàng co chân nhảy vọt lên, thúc đầu gối chạm yếu huyệt của Tư Lì. Tư Lì đành phải nhả Văn Hoàng ra.
Văn Bình la tiếp:
- Lê hoa thương, mau lên con!
Lê hoa thương pháp là một trong các môn đánh thương vô cùng lợi hại của nhà họ Dương, đời vua Tống, bên Tàu. Thương là cây gậy dài bằng sắt; dài ngắn, lớn nhỏ, tổng cộng hơn một trăm loại thương khác nhau, về cách đánh cũng có hàng chục cách khác nhau. Đánh thương rất khó vì nó là võ khí dài, bất tiện trong cuộc giáp chiến, tiến thoái lại vướng. Thời xưa, các tướng lâm trận thường dùng thương, dần dà chiến tranh thay đổi khí giới và cuộc diện nên người ta chỉ còn dùng dao ngắn, nếu không dùng súng. Văn Bình dậy thương pháp cho con vì muốn con am tường mọi loại khí giới; mặt khác, chàng cốt truyền lại kỹ thuật tối mật về phương pháp dùng thương dài hơn hai thước mà vẫn cuốn ngắn lại được, đánh trên bãi rộng thuận tiện đã đành, đánh trong phòng hẹp cũng không kém thuận tiện. Một lý do khác khiến chàng cho con nhập môn bằng thương pháp: đó là sở thích thiên bẩm.
Thật vậy, từ hồi 3, 4 tuổi bé Văn Hoàng đã thích múa lộn bằng gậy, nó ưa nhất loại sào thật dài, trong nhà có bao nhiêu cọc giường và sào phơi quần áo nó đều tịch thu hết để tập đánh. Nhờ được tập luyện từ hồi 3, 4 tuổi, Văn Hoàng đã trở thành võ sĩ cừ khôi về trường thương.
Văn Bình không thể mặc con tiếp tục giao đấu bằng quyền cước với Lâm Vinh và Tư Lì. Chàng phải tìm cho nó một lối thoát. Không lượm được súng, chỉ còn cách bảo con đánh thương. Đối diện bàn thờ Quan tướng quân sừng sững cái giá cắm binh khí bằng gỗ sơn son thếp vàng. Người Tàu thích thờ Quan Công, nhiều người còn sắm giá cắm binh khí kế bên bàn thờ để tăng tính chất nghiêm trang và sùng kính vị linh tướng mặt đỏ hội đủ trung hiếu tiết nghĩa của thời Tam Quốc.
Trên cái giá gỗ Văn Bình nhìn thấy hai cây thương và ba ngọn long đao dài lêu nghêu. Nếu Văn Hoàng vớ được cây thương thì vị tất đối phương làm được nên chuyện. Chàng mừng rơn khi thấy Văn Hoàng khựng lại rồi phi thân đến cuối phòng.
Trong loáng mắt, cây thương bằng sắt đã nằm gọn trong tay Văn Hoàng. Đại để thương pháp có 24 thế căn bản, từ 24 thế căn bản này người ta biến hóa ra 72 thế. Học bở hơi tai, nhiều võ sinh cũng chỉ hiểu biết qua loa về 72 thế, về phần Văn Hoàng, không những nó nắm vững 24 thế căn bản, nó còn am tường 72 biến thế của Lê hoa thương được coi là những thế đánh thương uyên thâm nhất.
Lâm Vinh la lên, giọng sửng sốt pha lẫn lo ngại:
- A, thằng bé lưu manh đánh cây sắt!
Văn Hoàng cầm ngang cây thương, mặt đằng đằng sát khí. Với cây trường thương này trong tay, nó không còn sợ nữa. Nó chưa đến trình độ vô địch như cha nhưng nghệ thuật kim thương của nó có thể triệt hạ nhiều võ sĩ hữu hạng.
Lâm Vinh cúi xuống lượm súng. Văn Hoàng quét thương theo hình bán nguyệtl, khẩu súg văng vào tường. Nó cao thượng không nhằm xương bàn tay Lâm Vinh, nếu nó chủ ý thì đối phương đã bị trọng thương. Tư Lì vội xấn đến, dùng thân làm mộc che cho Lâm Vinh, giọng thất thanh:
- Chết, đừng khinh địch mà chết! Nó rất giỏi Lê hoa thương. Để tôi cầm chân nó, anh chạy lại giá binh khí rút cây long đao.
Nói đoạn hắn xuống tấn xòe hai tay, chờ Văn Hoàng tấn công. Văn Hoàng cười nhạt:
- Ông yên tâm. Tôi sẵn sàng gác thương để chờ hai ông lấy khí giới.
Lâm Vinh hí hửng nhấc cây đao lớn ra khỏi giá binh khí, múa tròn một vòng. Văn Hoàng đang quay lưng lại, đường như không quan tâm đến hắn. Văn Bình gượng đứng dậy, hai chân của chàng đã phục hồi được khí lực, tuy vậy chàng còn phải dựa vai vào tường mới khỏi xiêu ngã. Chàng quan sát trận đấu, mắt không rời Văn Hoàng một li.
Sự hèn đốn của kẻ tiểu nhân đã bộc lộ rõ ràng trong miếng chém hậu của Lâm Vinh. Hắn dùg thế «Uất Trì lạp tiên», bước vọt lên, chém trộm ngang hông Văn Hoàng. Văn Bình đã báo trước cho con bằng tiếng thét chắc nịch:
- Sau lưng, con!
Văn Hoàng đã chuẩn bị sẵn sàng. Nó không kém cỏi hoặc hớ hênh như Lâm Vinh lầm tưởng. Nó giống cha ở điểm có giác quan thứ sáu thần thông, có thể «nhìn» được hai bên tả hữu, «nhìn» được cả sau lưng. Nó lại giống cha ở điểm có những phản ứng thần tốc và bén nhậy. Nếu cha nó không báo trước, nó cũng có thể tránh đòn không mấy khó khăn. Lưỡi đao của Lâm Vinh chưa đụng đến người nó, nó đã chuyển nhẹ đầu thương. Lưỡi đao chém vào cán thương bằng gỗ, tiện luôn một khúc. Văn Hoàng vẫn nhởn nhơ trong khi Lâm Vinh chúi đầu vào tường.
Lâm Vinh nghiến răng lao lại, lưỡi đao bổ xuống cực kỳ nguy hiểm. Văn Hoàng quay ngang ngọn thương, ung dung như người cầm cờ. Phép đánh thương qúy phái này được giới giang hồ gọi là ma kỳ thiên pháp, trông nhàn tản và tầm thường nhưng lại thiên biến vạn hóa, và vô cùng lợi hại. Nhìn con đánh thương Văn Bình bớt băn khoăn. Nó còn nhỏ nhưng thương pháp của có có thể tiêu diệt Lâm Vinh dễ dàng. Chàng lấy làm mừng vì công trình chàng dạy con không uổng. Chàng chỉ sợ Tư Lì. Nếu hắn hợp lực với Lâm Vinh thì vị tất Văn Hoàng địch nổi.
«Bình» một tiếng lớn, Lâm Vinh vừa bị Văn Hoàng thúc cán thương vào vai ngã nhào. Tư Lì nhặt đao, xông lại. Lối đánh đao tròn trịa và thanh thoát của Tư Lì làm Văn Binh lo ngại. Hắn đánh kín đáo, kiên cố và lợi hại hơn hẳn Lâm Vinh một bậc. Văn Hoàng thuần thục về kim thương nhưng tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm và háo thắng khó thể khuất phục được con cảo già Tư Lì, không những già về tuổi đời mà còn già về cả nghệ thuật đao pháp nữa. Văn Binh muốn nhảy lại tiếp tay với con song chàng vừa bước lên thì mất thăng bằng, suýt bị té ngã. Chàng đành dựa vai vào tường để vận công.
Trong khi ấy, ngọn đao của Tư Lì đã quấn lấy cây trường thương. Văn Hoàng chuyển sang phép Tỳ bà, hai tay nắm cây thương như nhà nhạc sĩ ôm đàn tỳ bà, thế này vừa thủ, vừa công, có thể gạt đòn dễ dàng mà lại có thể dồn đánhb địch thần tốc và hữu hiệu. Tuy nhiên, Văn Hoảng không có cơ hội thi thố những đường thương tuyệt kỹ vì Tư Lì đã lập mưu chém dứ và tiến đến sát người nó, hươi dao đâm giữa yết bầu. Nó phải ưỡn mình để tránh; nhưng nó chỉ tránh được lưỡi đao trong khi Tư Lì lại tấn công bằng cae lưỡi đao lẫn chuôi đao. Chuôi đại đao được quay lại, chặn đầu thương, và kìm chặt xuống, Văn Hoàng đỏ bừng mặt, bồ hôi toát dầm dề mà không sao nhấc thương lên nổi. Bất thần Tư Lì thét to, buông lưỡi đao xuống, hươi hai cánh tay quạt vào thượng bộ nhỏ nhắn của Văn Hoàng.
Thế đánh này là thế chết, Văn Bình đành nhắm nghiền mắt, không dám chứng kiến cái chết thảm thương của đứa con trai duy nhất. Hổ phụ sinh hổ tử, Văn Hoàng không đến nỗi làm ô nhục tài danh của cha nên trong vi phân thời khắc ngặt nghèo này nó vẫn ngã người ra phía sau khiến hai đòn cực kỳ nguy hiểm của Tư Lì chỉ xướt qua xương vai.
Dầu sao sức mạnh của Tư Lì cũng xô Văn Hoàng ngã chúi. Tư Lì hăm hở xấn đến, sửa soạn tống đòn kết thúc. Văn Hoàng gượng ngồi dậy, tay chân luống cuống.
Thì ngay giây đồng hồ quyết địh ấy, một tiếng quát lanh lảnh cất lên:
- Đồ khốn, đứng yên!