Số lần đọc/download: 152 / 14
Cập nhật: 2020-10-15 22:01:54 +0700
Truyền Thuyết Về Quán Tiên P III
Từ buổi sáng hôm ấy, Mùi không dám ra suối một mình. Ám ảnh về "chàng hiệp sĩ bận đồ đen thắt nơ trắng" len vào cả trong giấc ngủ. Vẫn thế, vẫn cái cảm giác như có ai đó hú gọi mình, làm Mùi choàng tỉnh dậy kể cả lúc có tiếng máy bay trinh sát điện tử rà sát trên đỉnh cây. Choàng tỉnh dậy rồi không tài nào ngủ tiếp được nữa. Thực ra, Mùi và Phượng chỉ gặp chú chàng một vài lần, vẫn ở trên cây vả đổ nghiêng ra bờ suối. Chú chàng lại kêu "khẹc khẹc" rồi rung cây. Phượng bèn quát lên "cút đi" và lấy đá ném là chú chàng bỏ chạy. Mỗi lần ra suối họ đều phải mang súng, kể cả Phượng tuy nói cứng thế nhưng vẫn chờn. Một buổi chiều, ra suối tắm, để thử xem con khỉ có phải chỉ nhằm trêu Mùi không, hai chị em bàn tính với nhau để Mùi xuống tắm trước, còn Phượng thì nằm phục sau một mô đá xem xét. Quả nhiên, khi Mùi lội xuống suối là chú chàng xuất hiện. Lại vẫn ngắm Mùi một cách say sưa và làm những cử chỉ khó coi. Mùi hoảng sợ chạy lên bờ và chính Phượng cũng rú lên, xách súng chạy xuống nổ tràn một loạt A.K.
- Đích thị là nó mê chị nhé!
Phượng nói, sau khi ở ngoài suối về. Bây giờ Mùi không mắng Phượng là lếu ló mà cảm thấy tủi thân. Cô tự hỏi mình, lẽ nào lại như thế nhỉ! Lẽ nào con khỉ lại mê mình? Hay vì sắc đẹp mình đã tàn phai, không người con trai nào thèm để ý đến mình nữa, chỉ riêng loài khỉ? Hay chỉ vì thói quen của người luôn nắm cương vị phụ trách, mình đã khéo che giấu cái nỗi khao khát bình thường của con người, mà chỉ riêng chú chàng "Tề Thiên Đại Thánh" nhìn nhận ra? Quả thật, hồi ở thanh niên xung phong đi mở đường cũng như về phụ trách cái quán này, Mùi luôn luôn phải tỏ ra cứng rắn. Trước mặt đànn ông, cô thường tự tạo ra một khoảng cách, với bộ mặt làm nghiêm, với đôi mắt nhìn thẳng và trái tim giàu cảm xúc bị dồn nén, tất cả những sự lên gân ấy là một lời cảnh cáo: hãy coi chừng, nếu muốn ăn một cái tát thì cứ việc... Ôi, lẽ nào mới hai mươi lăm tuổi mình đã đánh mất hết vẻ hồn nhiên thoải mái của tuổi trẻ. Mình trở thành một bà cụ già rồi chăng? Không, không phải thế! Mùi biết cô còn khá duyên dáng dễ ưa. Bọn cái Phượng, cái Tuyết Lan đều nói thế đã đành mà những lời tán tỉnh vụng trộm của đám đàn ông còn quả quyết hơn. Rằng nếu đem Mùi ra Hà Nội hãy còn "được giá" lắm. Rằng đấy chỉ là một thứ lô cốt ngoài cứng trong mềm, công phá được lô cốt này mới là thằng tài hoa... Đêm hôm ấy, Mùi bảo Phượng:
- Chị phải về binh trạm, xin bổ sung thêm người. ở đây nhất thiết phải có một người đàn ông thôi, Phượng ạ!
Phượng không ngạc nhiên về ý định của Mùi, chỉ lo binh trạm trưởng không chấp nhận. Nhưng Mùi muốn tỏ rõ bản lĩnh của mình đã gặp thẳng thiếu tá Lâm, mà không cậy cục chính ủy nói như lần trước. Cô biết binh trạm trưởng thường khoái những cuộc nói chuyện thẳng thừng, dù có phải đốp chát cũng được. Ông Lâm cau cau nét mặt nghe Mùi trình bày xong đề nghị, bèn nhếch mép cười:
- Hừm! lại một người đàn ông! Không có đàn ông trong quán làm cô sợ à?
- Vâng, em sợ!
Ông gườm gườm nhìn Mùi, như đe dọa:
- Vậy cô có đảm bảo rằng không có chuyện gì xảy ra không?
Mùi đáp, không ngần ngừ:
- Em đảm bảo làm sao được, miễn là thủ trưởng chọn cho em một người đứng đắn, tử tế.
- Chà, chà, biết thế quái nào là đứng đắn tử tế! Thằng Ku Xê đó, hiền như cục cơm...
- Hay thủ trưởng cho chúng em đi làm việc khác. Thủ trưởng giao quán cho cánh đàn ông quản.
Ông Lâm giẫy lên:
- Thế thì còn gì là ý nghĩa cái quán, mà đây lại là "quán Tiên" cơ mà! Thôi được! Tôi chấp nhận.
Đi về theo Mùi là một chú bộ đội mười chín tuổi, mặt non choẹt, đôi mắt ngơ ngác và hai tai điếc đặc. Thiệt cái tên có vẻ như tính nết của chú. Theo lời giới thiệu của binh trạm trưởng, Thiệt là một chiến sĩ công binh dũng cảm, quê Nghệ Tĩnh. ở Bến phà Tà Không, Thiệt đã vần khôngn biết bao nhiêu quả bom nổ chậm xuống suối, đã từng chui xuống hút bom sầy vai ngạt thở. Một hôm quả bom vừa rời khỏi tay Thiệt, bắt đầu mớm vào mép bờ dốc thì nổ. Anh em công binh kêu hoảng lên tưởng là Thiệt tan xác nhưng anh chỉ bị đất vùi. Khi moi lên tay chân anh mềm nhũn máu rỉ ra ở tai và mũi.
Ra viện, anh cầm giấy chứng nhận của bác sĩ là mất sức chiến đấu, thương tổn thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh thính giác, phải một thời gian an dưỡng nghỉ ngơi mới có khả năng hồi phục. Nhưng Thiệt nhất định không chịu về hậu phương, xin ở lại làm việc gì cũng được. Có ai lại nỡ từ chối một tấm lòng nhiệt thành như vậy? Cho Thiệt đến "quán Tiên" ông Lâm coi như một chỗ nghỉ ngơi an dưỡng. ở đấy chủ yếu là chỉ cần có bóng dáng đàn ông để giống khỉ không dám lai vãng, còn công việc thì không có gì là nặng nhọc. Điều này ông Lâm đã cân nhắc khá kỹ. Thiệt là một chú bé mới lớn chưa biết yêu đương là gì, lại là con một gia đình cách mạng, bố mẹ đều là cán bộ ở tỉnh và ở huyện, sự giáo dục của gia đình có tác động rõ nét, hai năm qua sống trong quân ngũ, Thiệt là chiến sĩ có kỷ luật, dũng cảm và đứng đắn.
Thiệt về "quán Tiên" với một thái độ ngơ ngác, rụt rè.Biết Mùi và Phượng đều lớn tuổi hơn mình, nên Thiệt tỏ ra lễ phép, trong xưng hô lúc nào cũng một chị, hai chị. Mùi thì không nói làm gì. Chứ Phượng thực ra chỉ nhỉnh hơn Thiệt một tuổi. Vậy mà ngay từ lúc Thiệt mới đến, chiếc ba lô con cóc lép kẹp sau lưng, khẩu K.44 tòng teng trên vai, Phượng vỗ tay reo lên: "A một chú nhóc". Quả thật, Thiệt tuy không phải quá nhỏ con, song, nom anh chưa ra dáng người lớn, nó cứ ngô ngố làm sao ấy. Đặc biệt, đôi mắt luôn luôn ngơ ngơ ngác ngác như thể cái gì đối với anh cũng lạ lùng cả. Sự ngơ ngác của anh càng tăng thêm có thể vì do anh bị điếc nữa. Nói chuyện với Thiệt cứ như la làng, ghé miệng sát tai rồi vẫn còn như quát làm Phượng vốn đã tinh nghịch càng nảy ra nhiều trò quỷ quái trêu Thiệt. Đến bữa ăn, Phượng móc trong túi ra một nắm ớt chỉ thiên và hỏi Thiệt:
- Có ăn cứt không?
- Có!
Thiệt gật đầu, và Phượng lăn ra cười, sặc cơm, vừa cười vừa ho rũ rượi. Mùi cũng phải bật cười, nhưng liền sau đó là răn đe Phượng. Cấm không được giễu cợt người tàn tật, phải tội đấy. Hơn nữa Thiệt bị thương trong chiến đấu, giễu cợt thương binh chẳng những phải tội, còn phạm chính sách nữa. Phượng vâng vâng dạ dạ, nhưng chiều hôm đó. Phượng và Thiệt đi hái củi, cô lại giở trò khác. Đang đi, Phượng vụt ngước mắt lên trời rồi vùng chạy đến nấp sau một gốc cây. Lập tức Thiệt nằm xoài xuống, hai tay bịt tai chờ đợi một tiếng nổ. Đến khi thấy Phượng vỗ tay cười rũ ra, Thiệt mới biết mình mắc lỡm, lồm cồm đứng dậy, phủi quần áo. Vậy mà Thiệt chẳng giận, toét miệng cười:
- Bây giờ em là thằng gan nhất. Người ta bảo điếc không sợ súng mà.
Đối với Mùi, Thiệt tuy có điếc một tý cũng chả sao. Cậu ấy xem ra chăm chỉ, ngoan nết.Với lại điếc thì ăn nhằm gì, có Thiệt là có tiếng đàn ông trong nhà, đỡ sợ những chuyện vớ vẩn. Mùi và Phượng bàn với nhau rút kinh nghiệm việc anh Ku Xê lần trước, lần này phải cấm Thiệt chưa được ra bờ suối vội. E chàng "hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" thấy bóng Thiệt lại co giò, chạy biến, mai kia nếu Thiệt đi đơn vị khác thì đâu lại vào đấy. Con khỉ này tinh khôn đến phát sợ, nó gần giống như một thứ yêu tinh vậy. Đánh răng rửa mặt đã có Mùi và Phượng xách nước về. Còn bến tắm cho cậu em út, các chị quy định một chỗ cách xa quán hàng dăm trăm mét về phía hạ lưu con suối Nậm Bu. Mấy ngày liền, Mùi bảo Thiẹt tập ôn lại xạ kích K.44 với yêu cầu là ngay từ phát đầu đã phải trúng đích. Trong lúc đó, hai chị em nghiên cứu lại quy luật xuất hiện của đối thủ. Dường như con khỉ này ở trong hang đá trên đỉnh núi Phun Kha. ở đó nó có thể quan sát được một phạm vi dài dọc suối Nậm Bu và sang bên này "quán Tiên" nữa. Bởi thế, nó thường xuất hiện lúc chị em ra suối mà đặc biệt là khi đi tắm. Thường thường lúc đang tắm rửa chừng là thấy động trên cành vả, ngẩng mặt lên đã thấy chú chàng đến đấy từ bao giờ. Có hai chị em, nó chỉ rung cây hoặc đu cành này sang cành khác ra vẻ ba lơn. Nếu chỉ mình Mùi, nó ngắm nhìn một cách say sưa và có những cử chỉ thèm muốn của giống đực. Cuộc phục kích được sắp xếp khá cẩn thận. Buổi chiều hôm thứ nhất mới diễn tập, Phượng dẫn Thiệt ra cái mô đá hôm nọ Phượng đã núp, trong túi người nào cũng bỏ một củ tỏi để giống khỉ không bắt được hơi lạ theo kinh nghiệm của Ku Xê. Hai người nằm phục cốt để Thiện nhận được đối thủ. Trong lúc đó Mùi cứ ung dung xuống suối tắm. Dù sao cũng nên tha thứ cho chàng thanh niên mới lớn khi trước mặt mình là một người đàn bà đang tắm, dù người đó là Mùi đã hết sức ý tứ. Đấy là ý nghĩ của Phượng lúc cô phải cấu vào vai Thiệt và trỏ lên cành vả đang rung rinh. Vẫn như những hôm trước, chú khỉ giở trò trêu Mùi, nhưng hôm nay Mùi hoàn toàn yên trí nên cô vờ khoát nước hắt lên cành vả đùa lại. Lập tức chú khỉ thích chí nhảy cẫng lên từ cành này sang cành nọ, hái quả và ném xuống phía Mùi. Đầu ruồi khẩu K.44 rê theo đối thủ và dừng lại lúc nó đứng thẳng người dậy. Nhưng Phượng đã xua tay ra hiệu chưa được bắn, và cô chạy thẳng xuống bờ suối, khẩu A.K cầm tay, hét lên: "Cút đi, cút đi!..." Thấy Phượng, chú khỉ bay lên một cành cao, rung tít một chặp, rồi bỏ chạy.
Cuộc diễn tập thành công và giờ phút quyết định số phận của "chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" đã được sắp xếp vào chiều hôm sau, lúc nắng hãy còn gay gắt. Thoạt đầu tưởng thất bại, vì lúc Mùi vừa xuống suối thì bỗng nhiên có máy bay lao đến trên đầu. Chúng liệng vòng và bổ nhao ném bom phía cây số 95. Trong tiếng rít của máy bay, tiếng bom dội vào thành núi đá ầm ào. Mùi phải ngâm mình dưới nước, ép đầu vào một mô đá. Lúc máy bay chuồn khỏi. Mùi vừa bơi ra chỗ nước sâu đã thấy chú chàng ngồi trên cây. Thì ra, nghe tiếng bom chú khỉ cũng chỉ núp ở đâu đó thôi. Trò đùa giỡn ve vãn của "chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" vẫn cũ mèm, chẳng có gì mới. Điều mới nhất là "chàng" không hề biết đường ngắm của một tay súng đang rê theo mình. Đoàng! Phát súng nổ vừa đúng lúc chú chàng đứng thẳng dậy. Trong tiếng hét thất thanh, cái vệt đen loạng choàng rồi trượt theo cành một thôi, cuối cùng rơi bịch xuống cạnh gốc vả (về sau mới biết tiếng thét kinh hoàng đó là của Mùi). Không hiểu sao Mùi cứ đứng ngẩn ngơ như trời trồng hai tay khoanh trước cái "coóc xê" ướt sũng, trong lúc Phượng và Thiệt vừa reo vừa xách súng bơi ào qua suối. Con khỉ khá to, e đến hai chục kilô nằm dài trên đám sỏi khô. Phát đạn của Thiệt bắn trúng ức, đám lông trắng lúc này đã trở nên đỏ sẫm. Nó còn thoi thóp, ngắc ngoải, đôi mắt mở to chỉ thỉnh thoảng nhíu lại qua từng cơn co giật tay chân. Đôi mắt màu đồng thau chợt long lên khi thấy Phượng và Tiệt tới - một biểu hiện bất lực cua sự phẫn nộ tột cùng. Thiệt dí nòng súng vào giữa trán nó và bảo như bảo với một con người hực sự:
- Cầu chúa đi! Để tao gia ơn cho một phát nữa!
Phượng gạt nòng súng của Thiệt và hét vào tai anh:
- Không được bắn! Tội nó!
Và cô gọi Mùi rối tít. Mùi bơi sang, ngồi xổm xuống cạnh nó. Đôi mắt đồng thau đang khép hờ lại vì đau đớn chợt bừng mở, và dường như khi nhận ra dáng quen, nó nhìn Mùi trân trân. Một cái nhìn thật lạ lùng, dịu dàng, lưu luyến, nuối tiếc... Bất giác Mùi cũng xúc động, ngồi thẫn thờ! "Chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" rên lên một tiếng như tiếng người, và từ đôi mắt đồng thau hai dòng nước mắt trào ra khiến Mùi hốt hoảng đứng dậy quay mặt đi. Phượng va fThiệt đưa mắt nhìn nhau vẻ ngạc nhiên về hiện tượng kỳ lạ này. Không khí bỗng nhiên chùng xuống, mất vui. Về đến "quán Tiên" Mùi nổi cáu khi thấy Thiệt và Phượng lui cui bắc nước huẩn bị giết thịt.
- Không! Không! Đem chôn nó đi! Không được giết thịt!
Thiệt hủ hở hỏi mãi mới thủng chuyện, cậu càu nhàu:
- Hoài của! Những vài yến thịt chứ phải ít. Lại còn bộ cốt. Đưa về xuôi, bộ cốt này đổi được cái "Xiêng Mao".
Càu nhàu vậy rồi cũng phải chấp hành lệnh của Mùi. Với lại Phượng đã cảm thấy ngại ngùng khi phải giết thịt nó. Ăn miếng thịt khỉ mà cảm giác là thịt người, thì chỉ có oẹ thôi. con khỉ này chắc tu luyện lâu năm đã tinh khôn như người, có khi còn hơn cả người nữa. Thôi đã hóa kiếp cho nó thì để nó được mồ yên mả đẹp. Phượng và thiệt đào một cái huyệt ngoài rừng để vùi nó. Họ còn đắp điếm cẩn thận, chẳng khác gì ngôi mộ của người. Thiệt coi vậy mà nghịch ngầm, cậu còn đóng một cây thập tự đầu mộ y như hôm nào cậu đi chôn thằng phi công Mỹ bị bắn rơi chết cháy thui. Lấy dao găm phạt thân cây dẻ phía trước một thành một vạt phẳng, trên đó anh khắc một dòng chữ: "Chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng bị hạ thủ" bởi tay súng Bùi Văn Thiệt ngày 24 tháng 6 năm 1966". Tuy là trò nghịch nhưng Thiệt có ý đồ đánh dấu ngôi mộ.
Tiếng Đất
Chương 15: Truyền thuyết về quán tiên P III
III
Từ buổi sáng hôm ấy, Mùi không dám ra suối một mình. Ám ảnh về "chàng hiệp sĩ bận đồ đen thắt nơ trắng" len vào cả trong giấc ngủ. Vẫn thế, vẫn cái cảm giác như có ai đó hú gọi mình, làm Mùi choàng tỉnh dậy kể cả lúc có tiếng máy bay trinh sát điện tử rà sát trên đỉnh cây. Choàng tỉnh dậy rồi không tài nào ngủ tiếp được nữa. Thực ra, Mùi và Phượng chỉ gặp chú chàng một vài lần, vẫn ở trên cây vả đổ nghiêng ra bờ suối. Chú chàng lại kêu "khẹc khẹc" rồi rung cây. Phượng bèn quát lên "cút đi" và lấy đá ném là chú chàng bỏ chạy. Mỗi lần ra suối họ đều phải mang súng, kể cả Phượng tuy nói cứng thế nhưng vẫn chờn. Một buổi chiều, ra suối tắm, để thử xem con khỉ có phải chỉ nhằm trêu Mùi không, hai chị em bàn tính với nhau để Mùi xuống tắm trước, còn Phượng thì nằm phục sau một mô đá xem xét. Quả nhiên, khi Mùi lội xuống suối là chú chàng xuất hiện. Lại vẫn ngắm Mùi một cách say sưa và làm những cử chỉ khó coi. Mùi hoảng sợ chạy lên bờ và chính Phượng cũng rú lên, xách súng chạy xuống nổ tràn một loạt A.K.
- Đích thị là nó mê chị nhé!
Phượng nói, sau khi ở ngoài suối về. Bây giờ Mùi không mắng Phượng là lếu ló mà cảm thấy tủi thân. Cô tự hỏi mình, lẽ nào lại như thế nhỉ! Lẽ nào con khỉ lại mê mình? Hay vì sắc đẹp mình đã tàn phai, không người con trai nào thèm để ý đến mình nữa, chỉ riêng loài khỉ? Hay chỉ vì thói quen của người luôn nắm cương vị phụ trách, mình đã khéo che giấu cái nỗi khao khát bình thường của con người, mà chỉ riêng chú chàng "Tề Thiên Đại Thánh" nhìn nhận ra? Quả thật, hồi ở thanh niên xung phong đi mở đường cũng như về phụ trách cái quán này, Mùi luôn luôn phải tỏ ra cứng rắn. Trước mặt đànn ông, cô thường tự tạo ra một khoảng cách, với bộ mặt làm nghiêm, với đôi mắt nhìn thẳng và trái tim giàu cảm xúc bị dồn nén, tất cả những sự lên gân ấy là một lời cảnh cáo: hãy coi chừng, nếu muốn ăn một cái tát thì cứ việc... Ôi, lẽ nào mới hai mươi lăm tuổi mình đã đánh mất hết vẻ hồn nhiên thoải mái của tuổi trẻ. Mình trở thành một bà cụ già rồi chăng? Không, không phải thế! Mùi biết cô còn khá duyên dáng dễ ưa. Bọn cái Phượng, cái Tuyết Lan đều nói thế đã đành mà những lời tán tỉnh vụng trộm của đám đàn ông còn quả quyết hơn. Rằng nếu đem Mùi ra Hà Nội hãy còn "được giá" lắm. Rằng đấy chỉ là một thứ lô cốt ngoài cứng trong mềm, công phá được lô cốt này mới là thằng tài hoa... Đêm hôm ấy, Mùi bảo Phượng:
- Chị phải về binh trạm, xin bổ sung thêm người. ở đây nhất thiết phải có một người đàn ông thôi, Phượng ạ!
Phượng không ngạc nhiên về ý định của Mùi, chỉ lo binh trạm trưởng không chấp nhận. Nhưng Mùi muốn tỏ rõ bản lĩnh của mình đã gặp thẳng thiếu tá Lâm, mà không cậy cục chính ủy nói như lần trước. Cô biết binh trạm trưởng thường khoái những cuộc nói chuyện thẳng thừng, dù có phải đốp chát cũng được. Ông Lâm cau cau nét mặt nghe Mùi trình bày xong đề nghị, bèn nhếch mép cười:
- Hừm! lại một người đàn ông! Không có đàn ông trong quán làm cô sợ à?
- Vâng, em sợ!
Ông gườm gườm nhìn Mùi, như đe dọa:
- Vậy cô có đảm bảo rằng không có chuyện gì xảy ra không?
Mùi đáp, không ngần ngừ:
- Em đảm bảo làm sao được, miễn là thủ trưởng chọn cho em một người đứng đắn, tử tế.
- Chà, chà, biết thế quái nào là đứng đắn tử tế! Thằng Ku Xê đó, hiền như cục cơm...
- Hay thủ trưởng cho chúng em đi làm việc khác. Thủ trưởng giao quán cho cánh đàn ông quản.
Ông Lâm giẫy lên:
- Thế thì còn gì là ý nghĩa cái quán, mà đây lại là "quán Tiên" cơ mà! Thôi được! Tôi chấp nhận.
Đi về theo Mùi là một chú bộ đội mười chín tuổi, mặt non choẹt, đôi mắt ngơ ngác và hai tai điếc đặc. Thiệt cái tên có vẻ như tính nết của chú. Theo lời giới thiệu của binh trạm trưởng, Thiệt là một chiến sĩ công binh dũng cảm, quê Nghệ Tĩnh. ở Bến phà Tà Không, Thiệt đã vần khôngn biết bao nhiêu quả bom nổ chậm xuống suối, đã từng chui xuống hút bom sầy vai ngạt thở. Một hôm quả bom vừa rời khỏi tay Thiệt, bắt đầu mớm vào mép bờ dốc thì nổ. Anh em công binh kêu hoảng lên tưởng là Thiệt tan xác nhưng anh chỉ bị đất vùi. Khi moi lên tay chân anh mềm nhũn máu rỉ ra ở tai và mũi.
Ra viện, anh cầm giấy chứng nhận của bác sĩ là mất sức chiến đấu, thương tổn thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh thính giác, phải một thời gian an dưỡng nghỉ ngơi mới có khả năng hồi phục. Nhưng Thiệt nhất định không chịu về hậu phương, xin ở lại làm việc gì cũng được. Có ai lại nỡ từ chối một tấm lòng nhiệt thành như vậy? Cho Thiệt đến "quán Tiên" ông Lâm coi như một chỗ nghỉ ngơi an dưỡng. ở đấy chủ yếu là chỉ cần có bóng dáng đàn ông để giống khỉ không dám lai vãng, còn công việc thì không có gì là nặng nhọc. Điều này ông Lâm đã cân nhắc khá kỹ. Thiệt là một chú bé mới lớn chưa biết yêu đương là gì, lại là con một gia đình cách mạng, bố mẹ đều là cán bộ ở tỉnh và ở huyện, sự giáo dục của gia đình có tác động rõ nét, hai năm qua sống trong quân ngũ, Thiệt là chiến sĩ có kỷ luật, dũng cảm và đứng đắn.
Thiệt về "quán Tiên" với một thái độ ngơ ngác, rụt rè.Biết Mùi và Phượng đều lớn tuổi hơn mình, nên Thiệt tỏ ra lễ phép, trong xưng hô lúc nào cũng một chị, hai chị. Mùi thì không nói làm gì. Chứ Phượng thực ra chỉ nhỉnh hơn Thiệt một tuổi. Vậy mà ngay từ lúc Thiệt mới đến, chiếc ba lô con cóc lép kẹp sau lưng, khẩu K.44 tòng teng trên vai, Phượng vỗ tay reo lên: "A một chú nhóc". Quả thật, Thiệt tuy không phải quá nhỏ con, song, nom anh chưa ra dáng người lớn, nó cứ ngô ngố làm sao ấy. Đặc biệt, đôi mắt luôn luôn ngơ ngơ ngác ngác như thể cái gì đối với anh cũng lạ lùng cả. Sự ngơ ngác của anh càng tăng thêm có thể vì do anh bị điếc nữa. Nói chuyện với Thiệt cứ như la làng, ghé miệng sát tai rồi vẫn còn như quát làm Phượng vốn đã tinh nghịch càng nảy ra nhiều trò quỷ quái trêu Thiệt. Đến bữa ăn, Phượng móc trong túi ra một nắm ớt chỉ thiên và hỏi Thiệt:
- Có ăn cứt không?
- Có!
Thiệt gật đầu, và Phượng lăn ra cười, sặc cơm, vừa cười vừa ho rũ rượi. Mùi cũng phải bật cười, nhưng liền sau đó là răn đe Phượng. Cấm không được giễu cợt người tàn tật, phải tội đấy. Hơn nữa Thiệt bị thương trong chiến đấu, giễu cợt thương binh chẳng những phải tội, còn phạm chính sách nữa. Phượng vâng vâng dạ dạ, nhưng chiều hôm đó. Phượng và Thiệt đi hái củi, cô lại giở trò khác. Đang đi, Phượng vụt ngước mắt lên trời rồi vùng chạy đến nấp sau một gốc cây. Lập tức Thiệt nằm xoài xuống, hai tay bịt tai chờ đợi một tiếng nổ. Đến khi thấy Phượng vỗ tay cười rũ ra, Thiệt mới biết mình mắc lỡm, lồm cồm đứng dậy, phủi quần áo. Vậy mà Thiệt chẳng giận, toét miệng cười:
- Bây giờ em là thằng gan nhất. Người ta bảo điếc không sợ súng mà.
Đối với Mùi, Thiệt tuy có điếc một tý cũng chả sao. Cậu ấy xem ra chăm chỉ, ngoan nết.Với lại điếc thì ăn nhằm gì, có Thiệt là có tiếng đàn ông trong nhà, đỡ sợ những chuyện vớ vẩn. Mùi và Phượng bàn với nhau rút kinh nghiệm việc anh Ku Xê lần trước, lần này phải cấm Thiệt chưa được ra bờ suối vội. E chàng "hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" thấy bóng Thiệt lại co giò, chạy biến, mai kia nếu Thiệt đi đơn vị khác thì đâu lại vào đấy. Con khỉ này tinh khôn đến phát sợ, nó gần giống như một thứ yêu tinh vậy. Đánh răng rửa mặt đã có Mùi và Phượng xách nước về. Còn bến tắm cho cậu em út, các chị quy định một chỗ cách xa quán hàng dăm trăm mét về phía hạ lưu con suối Nậm Bu. Mấy ngày liền, Mùi bảo Thiẹt tập ôn lại xạ kích K.44 với yêu cầu là ngay từ phát đầu đã phải trúng đích. Trong lúc đó, hai chị em nghiên cứu lại quy luật xuất hiện của đối thủ. Dường như con khỉ này ở trong hang đá trên đỉnh núi Phun Kha. ở đó nó có thể quan sát được một phạm vi dài dọc suối Nậm Bu và sang bên này "quán Tiên" nữa. Bởi thế, nó thường xuất hiện lúc chị em ra suối mà đặc biệt là khi đi tắm. Thường thường lúc đang tắm rửa chừng là thấy động trên cành vả, ngẩng mặt lên đã thấy chú chàng đến đấy từ bao giờ. Có hai chị em, nó chỉ rung cây hoặc đu cành này sang cành khác ra vẻ ba lơn. Nếu chỉ mình Mùi, nó ngắm nhìn một cách say sưa và có những cử chỉ thèm muốn của giống đực. Cuộc phục kích được sắp xếp khá cẩn thận. Buổi chiều hôm thứ nhất mới diễn tập, Phượng dẫn Thiệt ra cái mô đá hôm nọ Phượng đã núp, trong túi người nào cũng bỏ một củ tỏi để giống khỉ không bắt được hơi lạ theo kinh nghiệm của Ku Xê. Hai người nằm phục cốt để Thiện nhận được đối thủ. Trong lúc đó Mùi cứ ung dung xuống suối tắm. Dù sao cũng nên tha thứ cho chàng thanh niên mới lớn khi trước mặt mình là một người đàn bà đang tắm, dù người đó là Mùi đã hết sức ý tứ. Đấy là ý nghĩ của Phượng lúc cô phải cấu vào vai Thiệt và trỏ lên cành vả đang rung rinh. Vẫn như những hôm trước, chú khỉ giở trò trêu Mùi, nhưng hôm nay Mùi hoàn toàn yên trí nên cô vờ khoát nước hắt lên cành vả đùa lại. Lập tức chú khỉ thích chí nhảy cẫng lên từ cành này sang cành nọ, hái quả và ném xuống phía Mùi. Đầu ruồi khẩu K.44 rê theo đối thủ và dừng lại lúc nó đứng thẳng người dậy. Nhưng Phượng đã xua tay ra hiệu chưa được bắn, và cô chạy thẳng xuống bờ suối, khẩu A.K cầm tay, hét lên: "Cút đi, cút đi!..." Thấy Phượng, chú khỉ bay lên một cành cao, rung tít một chặp, rồi bỏ chạy.
Cuộc diễn tập thành công và giờ phút quyết định số phận của "chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" đã được sắp xếp vào chiều hôm sau, lúc nắng hãy còn gay gắt. Thoạt đầu tưởng thất bại, vì lúc Mùi vừa xuống suối thì bỗng nhiên có máy bay lao đến trên đầu. Chúng liệng vòng và bổ nhao ném bom phía cây số 95. Trong tiếng rít của máy bay, tiếng bom dội vào thành núi đá ầm ào. Mùi phải ngâm mình dưới nước, ép đầu vào một mô đá. Lúc máy bay chuồn khỏi. Mùi vừa bơi ra chỗ nước sâu đã thấy chú chàng ngồi trên cây. Thì ra, nghe tiếng bom chú khỉ cũng chỉ núp ở đâu đó thôi. Trò đùa giỡn ve vãn của "chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" vẫn cũ mèm, chẳng có gì mới. Điều mới nhất là "chàng" không hề biết đường ngắm của một tay súng đang rê theo mình. Đoàng! Phát súng nổ vừa đúng lúc chú chàng đứng thẳng dậy. Trong tiếng hét thất thanh, cái vệt đen loạng choàng rồi trượt theo cành một thôi, cuối cùng rơi bịch xuống cạnh gốc vả (về sau mới biết tiếng thét kinh hoàng đó là của Mùi). Không hiểu sao Mùi cứ đứng ngẩn ngơ như trời trồng hai tay khoanh trước cái "coóc xê" ướt sũng, trong lúc Phượng và Thiệt vừa reo vừa xách súng bơi ào qua suối. Con khỉ khá to, e đến hai chục kilô nằm dài trên đám sỏi khô. Phát đạn của Thiệt bắn trúng ức, đám lông trắng lúc này đã trở nên đỏ sẫm. Nó còn thoi thóp, ngắc ngoải, đôi mắt mở to chỉ thỉnh thoảng nhíu lại qua từng cơn co giật tay chân. Đôi mắt màu đồng thau chợt long lên khi thấy Phượng và Tiệt tới - một biểu hiện bất lực cua sự phẫn nộ tột cùng. Thiệt dí nòng súng vào giữa trán nó và bảo như bảo với một con người hực sự:
- Cầu chúa đi! Để tao gia ơn cho một phát nữa!
Phượng gạt nòng súng của Thiệt và hét vào tai anh:
- Không được bắn! Tội nó!
Và cô gọi Mùi rối tít. Mùi bơi sang, ngồi xổm xuống cạnh nó. Đôi mắt đồng thau đang khép hờ lại vì đau đớn chợt bừng mở, và dường như khi nhận ra dáng quen, nó nhìn Mùi trân trân. Một cái nhìn thật lạ lùng, dịu dàng, lưu luyến, nuối tiếc... Bất giác Mùi cũng xúc động, ngồi thẫn thờ! "Chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng" rên lên một tiếng như tiếng người, và từ đôi mắt đồng thau hai dòng nước mắt trào ra khiến Mùi hốt hoảng đứng dậy quay mặt đi. Phượng va fThiệt đưa mắt nhìn nhau vẻ ngạc nhiên về hiện tượng kỳ lạ này. Không khí bỗng nhiên chùng xuống, mất vui. Về đến "quán Tiên" Mùi nổi cáu khi thấy Thiệt và Phượng lui cui bắc nước huẩn bị giết thịt.
- Không! Không! Đem chôn nó đi! Không được giết thịt!
Thiệt hủ hở hỏi mãi mới thủng chuyện, cậu càu nhàu:
- Hoài của! Những vài yến thịt chứ phải ít. Lại còn bộ cốt. Đưa về xuôi, bộ cốt này đổi được cái "Xiêng Mao".
Càu nhàu vậy rồi cũng phải chấp hành lệnh của Mùi. Với lại Phượng đã cảm thấy ngại ngùng khi phải giết thịt nó. Ăn miếng thịt khỉ mà cảm giác là thịt người, thì chỉ có oẹ thôi. con khỉ này chắc tu luyện lâu năm đã tinh khôn như người, có khi còn hơn cả người nữa. Thôi đã hóa kiếp cho nó thì để nó được mồ yên mả đẹp. Phượng và thiệt đào một cái huyệt ngoài rừng để vùi nó. Họ còn đắp điếm cẩn thận, chẳng khác gì ngôi mộ của người. Thiệt coi vậy mà nghịch ngầm, cậu còn đóng một cây thập tự đầu mộ y như hôm nào cậu đi chôn thằng phi công Mỹ bị bắn rơi chết cháy thui. Lấy dao găm phạt thân cây dẻ phía trước một thành một vạt phẳng, trên đó anh khắc một dòng chữ: "Chàng hiệp sĩ áo đen thắt nơ trắng bị hạ thủ" bởi tay súng Bùi Văn Thiệt ngày 24 tháng 6 năm 1966". Tuy là trò nghịch nhưng Thiệt có ý đồ đánh dấu ngôi mộ.