Số lần đọc/download: 1776 / 31
Cập nhật: 2015-07-10 14:37:33 +0700
Chương 13
L
ần đầu tiên tôi nhìn thấy một khám đường, phía bên trong nơi đó là khám Chí Hoà nổi tiếng. Khu khám đường ba tầng, kể cả tầng trệt. Khám đường xây theo hình bát quái, tám khu riêng biệt. người ta nói khám này do người Nhật xây sau khám lớn SG do Tây, theo yểm triệt kiểu bùa chú Đông Phương, vào khám là cửa sinh, ra là cửa tử. Ngay giữa khám là một bồn nước lớn, hình dáng của cái chuôi kiếm cắm ngược. Hình dạng khám đường chính là một lá bùa huyền bí ghim bằng một mũi kiếm ngạp đến chuôi.
Tám khu khám đường ồn ào, vo ve như một tổ ong vĩ đại, tiếng mở cửa sắt âm vang ghê rợn cướp hồn những phạm nhân yếu bóng vía. Những đoàn xe tù vào khám chạy quanh đến ba vòng tường cao rồi mới vào phòng can nhơn, từ phòng can nhơn nhận hồ sơ, điểm danh từng tên tù, giam ở phòng tạm giam tầng trệt trước khi phi phân phối di các phòng giam theo tội trạng. Tôi bỗng nhiên bị lãnh đến hai số thẻ bài, một thẻ bài thường phạm và một thẻ bài quân phạm. Cũng có người lãnh đến ba thẻ bài đeo trước ngực áo như đeo huy chương. Tôi hai thẻ bài cũng được sự kêng nể trong đám tù nhân.
Ngoài những giám thị trại giam. các tù công vụ mặc quần áo trắng, tù lao dịch quần áo xanh làm việc tất bật ngoài song cửa. Có những tù nhân hầu như đã quá quen thuộc với nơi chốn tù tội này hỏi thăm nhau, gọi tên nhau:
- Đức ơi, mày được đi làm theo dịch rồi hả, cho tao tán đường coi?
Những tán đường đen to bằng nửa bàn tay từ ngoài song sắt ném vào rơi lộp bộp trong phòng tạm giam. Một thằng ngồi cạnh tôi nhặt một tán, bẻ chia tôi một nửa:
- Ăn đi buồn quái gì, mà mày tới hai số thẻ bài lận, mày băng nhóm nào?
Tôi cầm nửa tán đướng nhấm nháp:
- Tao không hiểu, quân phạm thì đúng đấy, tao lính phạm kỷ luật.
- Còn tội thường phạm của mày, đừng nói tội, tao chỉ hỏi mày bị bắt ở đâu?
- A, phải rồi, nếu mày không giựt dọc ở bến xe Nguyễn Hoàng thì cũng dân môi ở chợ cá Trần Quốc Toản. Tao quen hết những tay đầu nậu ở hai nơi đó...mà mày mang thẻ bài quân phạm nữa, chắc chắn là cướp rồi, chứ mày " già " thế này đâu còn đi môi. Tao biết mấy thằng môi, toàn nhóc tì không hà, chúng thuộc loại tù nhi đồng. Tao tù nhi đồng bây giờ mới lên thường phạm đấy chứ.
- Bộ mày vào nơi này thường sao?
- Hoài, có năm vô đến ba lần lận.
- Tội gì?
- Đừng hỏi, tao có hỏi tội mày đâu, nhưng ở đây kiêng. Mày mà hỏi, bà chúa tám cửa ngục bả ghét bả ban cho mày cái án lưu thì thấy con đĩ mụ nội. Mày tù " con so " phải không?
- Tù con so là sao?
- Đồ ngu, tù con so là lần đầu tiên vào tù, vậy mà mày dám mang đến hai thẻ bài, hai thẻ bài là hai tội, sẽ phải ra toà hai lần, mang hai bản án chồng lên nhau. Mày mà phải ra toà áo đỏ thì ở tù mọt gông ra đảo hoặc làm tù tử hình.
- Tao không ăn cắp cũng không ăn trộm, móc túi ai hết.
- Vạy thì mày ra tòa áo đỏ rồi, mày phải phòng dự thẩm chứ không biện lý như tao. Đại hình, đại hình đó mày ơi. lại còn ra toà án quân sự nữa. Mèng đéc ơi, mới là tù con somà mày đã " dện " đến hai thẻ bài tổ bố thế này thì có bỏ mẹ không, mày bắn hay liệng lựu đạn?
Tôi phắt bực mình:
- Đừng hỏi nữa.
- Ừ thì không hỏi, tao mà thanh toán ai thì có chém có lụi nhát dao con chó chứ bọn lính tụi bay là chơi súng, lưu đạn...Tao có quen mấy thằng. thôi chào đaị ca.
Thằng tù mới quen bèn pohng tôi làm đại ca. Theo suy luận của nó chắc tôi phải là một tay giang hồ ghê ghớm lắm, liều tận mạng
Hôm đó ngày 29 tết. Tôi bị phân phối sang phòng giam C2, nhốt thường phạm.
Buổi thăm nuôi cuối năm của những người tù chắc chắn là hậu hĩnh do những người thân. Tôi ngồi buồn xo, tôi có một người bạn thân nào đâu, có thể không kịp thông báo, cũng có thể họ khinh miệt tôi là hạng cặn bã của xã hội. Có chết đi cũng chẳng ai thương tiếc, nói chi đến món quà thăm nuôi.
Ở giữa phòng giam để một cái giỏ cần xé không để hai chữ HẢO TÂM. Mỗi người được thăm nuôi từ phòng can nhơn lên đều bỏ vào đó một món đồ, cái bánh chưng, cái bánh tét, kẹo bánh hoặc hoa quả. Chuyện đó hoàn toàn mới mẻ với tôi vì tôi mới thấy lần đầu. Giỏ cần xé gần như đầy đủ cả hương vị xuân đón tết năm mới, buổi tối sau giờ vào phòng giam những tên tù mồ côi ( như tôi chẳng hạn ) không có người thân thăm nuôi được gọi ra chia phần, hảo tâm của anh em.
Tôi chán đời không nhận gì cả, chuyện đó cũng xong thôi. Anh em để trong giỏ ăn chung, những thằng tù mồ côi cũng ấm lòng những ngày tết. Ít ra cũng không bị bỏ rơi, như ngoài xã hội bỏ rơi: Sống chết mặc bay.
Một anh tù già, tôi coi bộ anh ta cũng là người trí thức, nói với tôi một câu:
- Nhiều năm rồi tôi đi tìm tình người, vào đến đây tôi mới thấy tình người ở những thành phần cặn bã nhất trong xã hôi sống.
Đúng thế, ở đây tôi mới thấy con ngưòi chia sẻ cho nhau từ nỗi bất hạnh đến miếng ăn uống của cuộc đời thường. Biết xót xa cho hoàn cảnh của nhau, những con người.
Một chốn bình sản và sòng phẳng. Sự bạo tàn để trừng phạt, để đền ơn đáp nghĩa hay thù oán cũng có vậy, nhưng nó không phức tạp như đời sống ngoài kia. những điều đó không ai dạy mà tự nó có, anh là con người anh phải có, đơn giản thế thôi.
Tôi không được giam vào phòng quân phạm, mà tôi gặp họ hoài. Đủ thứ tội phạm của quân phạm. Tôi gặp thiếu dù Phan Trọng Trinh, tội phạm của cuộc chính biến 11/11. Ông nhỏ con, đeo kính trắng như một thư sinh. nhưng tính nết của ông thật can trường như một quan nhân chuyên nghiệp. ông sang khu thường phạmđể cắt tóc. Tôi nghe ông chửi thẳng cánh một ông trung tá tên Dung can tội ăn cắp, tham nhũng:
- Xin lỗi, tao không đồng đội với mày vì tao không là thằng ăn cắp như mày. Đừng đền gần tao....
Khi đó tôi thầm nghĩ sao tôi không được dưới quyền của những sĩ quan có tư cách như thế......
Tôi gặp cả đại tá Hiếu, trưởng ban quân lương của đơn vị tôi, một người tận tình bóc lột lương lính đến tận xương tuỷ. Trung sĩ Phan Thành Thiệt. người gây án ở quán kem Kim Điệp vì bênh cấp trên. Rất nhiều bộ mặt, tốt co, xấu có, vô liêm sĩ cũng có.....
Tầm mắt tôi mở rộng, không hạn hẹp và không theo một chiều được chỉ định. tôi nằm chung với ba thằng tù đại hình, đều can tôi giết người. Thằng hùng mặt mụn can tội đâm chết tay cao bồi nổi tiếng hồi đó Lâm thợ điện. Thằng Năm Lửa, tính nóng như Trương Phi, động gì cũng dám động thủ giết người, xếp xòng xóm chơi bời, thằng Ẩn trọc, thằng có tính điên nên rất dễ gây án.
Tôi ốm dề dề, bạn trong khám nói rằng tôi bị hồn oan của những kẻ gây án ám tôi.
sau này trong bọn chúng tôi thêm môt thằng nữa mang tội đại hình, thằng Đỗ Quý Kiệt, bất nhân đại ác giết cả nhà người chủ nhân của hắn. Sau này hắn bị tuyên án tử hình. Bị xử bắn tại chợ Bến Thành, khi tôi đã là phóng viên nhà báo, buổi sáng đô thành trời chưa sáng rõ mặt người, tôi gặp hắn khi hắn thọ hình. Hắn nói với tôi, khi ở phòng giam cứu.
- Mày viết làm sao cho tao được một tờ biện minh trạng để ra tòa áo đỏ giảm án cho tao, bị đày ra đảo một vài chục năm cũng được, thời gian ấy tao lại lại cuộc đời cho hữu ích. Mày thấy không, tao đã học, tao thuộc được cả mấy cuốn English for today. Có muộn lắm không hả mày?
Tôi biết làm sao trả lời cho được. tội ác hắn trót gây ra nặng quá, vả lại tôi đâu có là toà áo đỏ. Số là thời gian đó ở trong khám tôi cũng làm một vài chuyện giúp anh em bạn tù. Tôi viết dùm những tờ biện minh trạng cho một số người, hoặc oan ức, hoặc biết tội mà xin khoan hồng. Chính điều này cũng giúp cho tôi, tôi thoát được tội nhục nhã mà người ta khép cho tôi. Tôi trần xì là anh lính đào ngũ, lãnh 12 tháng tù. Buổi tuyên án đến mấy chục quân phạm, tội đào ngũ. Đồng loạt 12 tháng tù. Tấm lịch trên tường thay đổi từng ngày, tôi thành án rồi vẫn ở phòng thường phạm, vì còn ít ngày quá, tôi đếm từng ngày.
Rằm tháng 7, cúng cô hồn các đảng. nhưng khám Chí Hoà cúng bà Chúa Tám cửa ngục. Vì những người ở khám tin rằng tám cửa ngục ở cái lò bát quái này có một bà chúa cai quản tất cả các cô hồn uổng tử, những đêm mưa dầm ảm đạm trong không khí bí ẩn. Đèn nhang thắp đầy trên những thềm các cửa phòng giam của cả 8 khu. Sau đó bà chúa phù hộ, có người được giảm tội, có người được tha tội chết. Tin hay không tin nhưng đó là tín ngưỡng của những người cùng khổ.
Tôi may mắn, bỗng dưng được nể vì, được nhiều anh em bạn tù nhờ vả làm " biện minh trạng ", kể cả các anh em bạn tù ở phòng giam khác. Vì tôi viết biện minh trạng " mát tay ". Chuyện đó có trời mà hiểu được.
Cùng năm đó trong khám chí Hoà, mà nhà nước họi là Trung Tâm Cải Huấn Chí Hoà mở khoa thi trung học đệ I cấp. Tôi thi một cú đậu liền. Đến năm tới, khám chí Hoà mở thi tú tài, nhưng tôi không còn ở đó nữa. người giám thị nói với tôi:
- Bằng câp ở Chí Hoà hay ở ngoài cũng giá trị ngang nhau thôi. Của bộ quốc gia giáo dục cấp hết.
Tôi được điều xuống khu làm việc giấy tờ và được coi là tù công vụ tha hồ lục lọi sách vở ở thư viện khám đường, đêm về đọc vùi. Tôi xin ở lại phòng giam cứu, vì thời gian còn quá ngắn. 28 tết tôi mới mãn án. Coi như đúng một năm tù. Buổi tối hôm ấy tôi liên hoan với mấy người bạn tù thân thiết. Hùng mặn mụn có giọng hát hay, hắn hát tặng tôi bài Thiên Thai của Văn cao.
Năm Lửa hỏi tôi câu thực tế hơn:
- Ra khỏi tù mày về đâu? Tao biết mày không nhà cửa cũng không người thân.
- Ngưòi thân thì có đó, nhưng ngưòi ta có chưa tao hay không thì không biết.
Năm Lửa khẳng định:
- Được, nếu mày kẹt, tao giúp mày....cơm no bò cưỡi được chứ?
Năm Lửa loay hoay viết một bức thư rồi dán kín trao cho tôi:
- Không còn nơi nào để về thì mày về địa chỉ đề ở trong thu. Tao bảo đảm mày sẽ sống cả mùa xuân này, nếu muốn cứ việc sống.
Tôi không để ý đến điều đó, tôi cũng không nghĩ rằng đó là nghĩa giang hồ Đơn Hùng Tín kiểu Nam kỳ
Đỗ Quý Điệt nắm chặt tay tôi:
- Mình có thể gặp lại nhau, khi mày là nhà báo hay nhà văn gì đó. Có thể ở ngoài đảo.....
Nhưng thực tế sau này tôi không gặp ĐQĐiệt ở ngoài đảo mà gặp ở sân...bắn bao cát ngày Điệt thọ hình. Hắn mặc cái áo len cụt tay của tôi để lại cho hắn hôm tôi dời khám đường. Đôi mắt đẹp của tên tử tội đẹp trai bị bịt lại bằng miếng băng đen.
Tôi không viết nổi một biện minh trạng cho ĐQĐiệt khi còn sống, vì tôihắn quá nặng mà chỉ viết được một truyện ngắn nhan đề " Chỗ gối đầu ". Tôi lấy ra từ câu kinh thánh " Chồn cáo có hang, chim chóc có tổ mà loài người thì không có chỗ gối đầu "
Buổi sáng tinh mơ ngày 29 tết, tôi được gọi trả tự do. Tôi phải xuống phòng can nhơn làm thủ tục. Tôi lãnh lại những đồ bị giữ khi bị bắt. Còn mấy đồng bạc lẻ, tấm vé xem hát bóng ở rạp Đại Đồng đường cao Thắng. Tự nhiên tôi thấy buồn. Sáng 29 tết, như năm ngoái, người ta đi thăm nuôi nhộn nhịp. Mới hôm nào đây mà đã một năm qua rồi. Tôi mới là thằng tù " con so ". nay là thằng tù được tha. Hôm qua còn lãnh bữa cơm tù, hôm nay không gì cả. người giám thị phòng can nhơn nói với tôi:
- Chúng tôi không thể giữ anh lại một ngày, rán chờ đi, đơn vị anh sẽ cho người đến đón. Phần ăn của anh đã bị cắt.
Buổi trưa người bạn tù công vụ mang cho tôi một tô cơm thịt kho:
- Ăn đi, của anh em trên phòng giam xớt cho anh đó, trên ấy họ biết anh chưa về.....
Ôi tình nghĩa...Tôi chẳng biết nói gì đây với những người bạn bị coi là cặn bã của xã hội. Tôi cũng là cặn bã vậy của những ngày qua và những ngày sắp tới....Một tương lai mù mịt đang đợi chờ tôi. Mãi 4 giờ chiều, anh thượng sĩ không quân, ban an ninh mới đến nhận tôi. Anh lái một chiếc xe Dodge 4X4 quá rộng đối với tôi:
- Mẹ, ra ngày nào không ra, đúng vào ngày 29 tết, mày có biết năm nay tết chỉ có 29 ngày không?
- Tôi không biết gì hết!
Ký kết bàn giao người xong, tôi leo lên xe ngồi. Ngưòi thượng sĩ qua khỏi cửa khám đường đề nghị tôi:
- Này, thế này nhé, hay là mày xuống đây rồi về nhà ăn tết, đến mồng 4 tết mày vào trại lấy giấy tha. Hoặc là mày xin ở lại không quân hoặc mày xin giải ngũ luôn cũng được.
- Tô không đi lính nữa đâu.
- Chuyện đó tuỳ mày.
- Ông không sợ tôi trốn nữa sao?
- Trốn đi đâu được, mày điên à, mày có trốn đàng trời.
Tôi đi lêu bêu trên con đường Hoà Hưng nghĩ ngợi vẩn vơ, mình về đâu nhỉ, ôi trời đất bao la! Tôi biết mình không có một mái nhà, người thân họ hàng đầy dẫy nhưng cũng như không. À, nhớ ra rồi, may rathì được, tôi phải nhà một bà mợ, mà thằng em ruột tôi đang trọ học. Từ Khám Chí Hoà đến cư xá Công Lý có quán phở bà Dậu không xa. nhưng nếu gặp một dịp may khác cũng tốt thôi. những dịp may tôi cũng có gặp chứ không phải không bao giờ gặp.
Ngày cuối năm, đường xá vắng vẻ dần, những hàng quán đã dẹp để ăn tết. Xe cộ chạy vội vã về nhà. Đi ra đường Lê Văn Duyệt, tôi gặp Hoàng Bình Sơn, vì HBSơn có ông anh ruột cũng ở tù trong khám Chí Hoà, nhưng ông ta ở bên tù chính trị, tôi không gặp ông lần nào mà chỉ nghe nói đến thôi.
Những quán cơm bình dân đóng cửa. Tôi cũng không quẹo vào ngõ hẻm mà HBSơn trước đây đã thuê nhà cư ngụ tạm thời. Chắc anh ta về nhà bà chị dâu ăn tết với mấy đứa cháu. Bà chị dâu nghèo, gánh hai thúng trái cây khi là những trái cam, khi trái soài nuôi môt ông chồng ở tù lâu năm, những đứa con còn nhỏ dại. Thằng Thấu mới tuổi lên 10 thường hay lẵng nhẵng the ông chú, sống giang hồ ở những nơi chú ngồi dây học. người đầu tiên tôi gặp khi ra khám là Viên Linh, anh cưỡi chiếc Vélo Solex chạy vội vã từ hướng SG về, nhà mẹ anh ở Tô Hiến Thành, có lẽ cuối năm anh về nhà ăn tết. Viên Linh không dừng xe chỉ hếch đầu ra hiệu cho tôi rồi chạy thẳng, tết nhất đến nơi ai cũng bận rộn và vội vã. Tôi băng qua con hẻm sang đường Nguyễn Thông, qua một khúc đường Yên Đỗ sang cư xá Công Lý đến nhà bà mợ, thằng em ruột tôi ở đó. bà mợ tôi từ chối không chứa tôi, dù chỉ qua mấy ngày tết - Một sự quay lưng lại - Thằng em ruột tôi tiễn tôi ra cửa, nó đưa tôi mấy đồng bạc mà nó có:
- Anh giữ lấy ăn tết
- Không đâu, tết nhất ai mua bán gì đâu? mà anh cũng không cần tiêu, thôi giữ lấy.....
Tôi quay lưng đi và tự hiểu lấy thân phận mình. Có thể tối nay tôi nằm dưới mái hiên nào đó, nghe tiếng pháo nổ đón xuân rộn ràng. Cùng mấy người bạn giang hồ không quen biết, đầu đường xó chợ. Thân phận tôi như thế sao, tôi nhớ không hkí tết trong khám Chí Hoà. Mùa xuân ở ngoài kia phía ngoài song sắt. linh hồn bà chúa tám cửa ngục đi lang thang trên hành lang dài, sâu hun hút, âm vang tiếng xích sắt. Tất cả những hình ảnh đó dậy lên trong đầu tôi, tan như làn khói thuuốc lào.
Tôi xách cái giỏ thăm nuôi đựng ít bộ quần áo đi lẵng nhẵng buổi chiều cuối năm, thưa thớt dần người qua lại. Tôi chợt nhớ đến thư của Năm Lửa nhờ tôi đưa về địa chỉ nhà hắn ở bến xe Nguyễn Hoàng.
Tôi đi bộ một quãng đường dài ra Ngã bẩy tới bến xe nguyễn Hoàng. những chiếc xe đò nằm im lìm quay mũi ra đường, những mâm cúng trước mũi xe khói nhang nghi ngút. Tất cả các tài xế, xe lơ đã nghỉ ngơi, ngồi nhạu nhẹt ngay trên lề đường hoặc chúi mũi vào sòng bầu cua sát phạt nhau tận tình. những cô gái điếm son phấn loè loẹt cũng đã nghỉ ngơi ngồi đánh bài cào với nhau.
May quá còn một quán cà phê mở cửa, mà cũng đang thu dọn bàn ghế. Có lẽ tôi là người khách cuối cùng bước chân vào quán. Anh chủ quán nhìn bộ dạng tôi từ đầu tới chân, quan sát tôi hút thuốc lào. Tô gọi một ly cà phê đen nhỏ.
- Này anh, tôi kêu cà phê đen nhỏ mà, anh bán lộn cho tôi rồi.
Anh nhoẻn cười với tôi:
- Không, tôi không tính lộn đâu, đây là tôi mời không tính tiền.
- Sao lạ vậy?
Nhìn anh tôi biết anh mới ở trong khám Chí Hoà ra có phải vậy không?
- Đúng vậy, sao anh biết?
Da anh trắng nõn, nếu không nói là xanh lượt. Cái điếu thuốc lào của anh, cái lò nấu đèn cầy và cái giỏ thăm nuôi. Anh không về nhà mà tới đây thì nhất định là dân giang hồ, bụi đời rồi. Quán tôi có nhiệm vụ đón khách như quán của Chu Quí dưới chân núi Lương Sơn Bạc ở truyẹn Thuỷ Hử. Miễn phí, tất cả đều miễn phí nhất là buổi chiều cuối năm quán đón một khách giang hồ phiêu bạt...Cửa giang hồ rộng mở cho tất cả mọi người thất cơ lỡ vân.
Tôi cảm động quá, tôi không thể nói nên lời, nhưng cũng phải cám ơn.
- Có phiền gì anh không?
- Không phiền gì hết, anh ghé đây tất nhiên anh có quen anh em nào đó đang ở tù Chí Hoà mà đã ở đây.
- Năm Lửa, tôi có cầm một bức thư về để đưa cho vợ anh ta.
- Đại ca Năm Lửa?
Anh chủ quán kêu lên thảng thốt:
- Đâu, thư anh ấy đâu đưa tôi mang tới cho chị ấy, chị ấy cũng là xếp xòng xóm chơi bời trong hẻm này. Anh ngồi uống cà phê đi hoặc uống thêm gì nữa cũng được, có thể thêm chai 33 đĩa dồ mồi trong khi chờ đợi.
- Không tôi không ăn uống gì nữa đâu.
Chờ đợi không lâu, chỉ một loáng vợ Năm Lửa xuất hiện. Chị ta còn trẻ, khoảng trên hai mươi, một thiếu nữ khá coi là có nhan sắc, nhưng nhìn cũng thấy là một gái làng chơi chuyên nghiệp. Những lân la đi theo chị ta là những tay đầu trâu mặt ngựa, những tay sống có lẽ không phải đâm thuê chém mướn thì cũng lưu manh côn đồ.
Vợ Năm lửa nhìn tôi với cái nhìn " bắt giò bắt cẳng ". những đàn em của chị ta cũng vậy, cả anh chủ quán cà phê. Sau này tôi biết có tên là Năm căn, quê anh ta ở tít xứ Năm Căn ở Cà Mâu. Vợ Năm Lửa lên tiếng:
- Tôi là Tuyết, vợ của đại ca Năm Lửa, không may anh Năm vướng vào vòng lao lý. Anh khỏi giới thiệu, anh là bạn thân với chồng tôi, tô biết anh là ai rồi. Chồng tôi có viết trong thư. Anh về đây với chúng tôi vào ngày 92 tết là tốt rồi. Đời ruồng bỏ với ai kia chớ với chúng ta thì không đâu, chúng ta sống có nghĩa giang hồ. Anh hùng chỉ có sa cơ chứ không mạt vận, chúng ta có anh em, rồi đây gây dựng lại cho anh mấy hồi. Anh Năm Lửa đã viết thư cho tôi nói vậy....nơi này như của anh rồi....
Chị ta giới thiệu từng người, tất cả đều là những tay chơi có máu mặt trong giới giang hồ. Những kẻ có thành tích, không từng tù tội thì cũng đi ra từ trại Tế Bần.
- Sáu nhỏ, mày sang quán Bảy Lươn Um biểu khoan nghỉ tết làm tao ít đồ mồi, kéo mấy két bia 33 về đây, cả rượu đế nữa nghe. Nhớ làm tô canh chua có đầu cá lóc cho đại ca nhé.
Tôi chưa được giới thiệu một đại ca nào trong đây hết. Nhưng khi ăn nhậu thì tôi biết chính tôi đã trở thành đại ca, đại ca "ăn theo " đại ca Năm Lửa. Tôi cải chính, không ai tin, có lẽ cái mặt của tôi có nét cô hồn chăng? Thây kệ, tôi tự nhủ như vậy. Hiện giờ tôi là kẻ vô gia cư không có lấy một người thân, tôi nói với những người ở đây như vậy. Bữa rượu xôm trò, tô say tít mù, và không biết mình đã phát ngôn những gì. Có lẽ lại phéc lác gì đây về chuyện giang hồ, những chuyẹn tôi từng được nghe lại trong phòng giam thường phạm. Tôi nói về bà chúa 8 của ngục. Tôi như bị ma nhập...Tôi được chiêu đãi nhồi ăn nhồi uống đến ói mửa tùm lum.
Tôi loáng thoáng nghe tiếng ai đó nói:
- Tội cho đại ca, có lẽ lâu lắm rồi không được ăn nhậu. Đợt ở tù trước đại ca Năm Lửa cũng một lần như vậy, chớ các tay này mà uống rượu bình thường thì tỉnh như ruồi, cao thủ như Bảy Lươn Um cũng thua.
Tôi không còn biết gì, thật tình tôi không biết thật. Tôi tỉnh dậy vào buổi sáng, trời còn tối nhưng tôi biết đã sáng rồi. Tôi không phải nằm gục trên bàn nhậu và nằm ngủ đàng hoàng, hình như ở một căn phòng gác cây.
Căn phòng vắng vẻ, hình như chỉ có mình tôi, tôi toan tìm cái công tắc bật đèn, nhưng nhìn ra cửa đã thấy trời sáng. Tôi mở rộng cửa, trước mặt tôi là cái bao lơn gỗ nhìn xuống đường, những hàng xe đò đậu san sát. những xác pháo hồng rải rác trên lối đi, như xác những cánh hoa đào. tôi đã ngủ qua một đêm, đêm giao thừa trong một tết nguyên đán cổ truyền. Tôi thêm một tuổi, 25 tuổi, tròn hai con giáp. Hình như tôi chẳng có ưu tư gì cho tương lai của mình. Trong một khoảng khắc tôi đã quên tất cả, vô tư như một sinh vật.
Dưới đường loáng thóng người qua lại, những đứa trẻ mặc quần áo mới, cũng có chút son phấn loè loẹt cho những đứa con gái còn quá bé, tôi hiểu điều đó là hợm hĩnh trong một xóm phường của người bình dân.
Tôi hiện sống ở nơi ấy, không phải ở một nơi đầu đường xó chợ. Đáng lẽ tôi sống đón giao thừa ở một nơi như thế, khi quanh tôi không còn có gì. Vòng tay nào đón nhạn tôi trong hoàn cảnh cay nghiệt vậy?
Anh Năm Căn lên căn gác ọp ẹp, một cái bắt tay chặt chẽ:
- Chúc mừng năm mới, em xin chúc mừng anh môt năm mới tốt lành, đại ca Năm Lửa đã có lời gởi gấm, chúng em phải có bổn phận.
Tôi xửng sốt:
- Anh Năm nói gì lạ vậy, tôi nhờ vả các anh các chị ở đây một đêm đã là quá lắm rồi.
- Chính anh mới nói lạ, anh không phải đi đâu hết, anh ở đây, có thể anh giúp cho nhiều người đấy. Anh Năm Lửa nói anh là người giang hồ trí thức. Anh biết rành luật pháp, anh từng giúp cho nhiều anh em làm biện trạng. " Dzăng " anh hay lắm, từng làm cảm động những ông toà, những dự thẩm, biện lý....chúng tôi cần anh, anh cũng thừa biết nơi này là nơi tội lỗi mà, bao nhiêu là kẻ phạm pháp cần được cứu giúp.
Tôi sững sờ, anh Năm Căn ấn vào tay tôi một bộ áo pi da ma trắng viền nẹp đỏ đến tận cổ áo cao giặt ủi hồ cứng thẳng nếp:
- Anh thay bộ quần áo này đi rồi xuống nhà ăn bánh tét, lì xì cho các tay em....Anh rửa mặt, chải đầu có " bi ăng tin " ba số 5 kìa.
Tôi thảng thốt:
- Tôi lì xì cho các tay em?
Anh Năm Căn cười, cái cười lộ những chiếc răng vàng lấp lánh:
- Dạ chị Năm Tuyết lo cả rồi......
Anh Năm Căn nhét vào túi áo pi da ma vừa đưa cho tôi một xấp bao lì xì đỏ. Anh quay đi và dặn tôi:
- Em chờ anh ở dưới nhà, hôm nay không mở cửa hàng cũng như mở cửa hàng vậy.
Tôi thay xong bộ quần áo, chải đầu bi ăng tin bóng lưỡng. tóc vắt gọng kiếng. Tôi đứng ngắm mình trong gương. Tôi thấy mình chẳng giống ai, chẳng giống một con gáip nào. Thế mà rồi đây mỗi ngày tôi phải ngồi ở cà phê Năm Căn, hai chân co lên ghế ngồi chồm hổm, húp cà phê sữa đổ ra đĩa suỵt soạt đúng điệu một tay anh chị lưu manh mở miệng ra là chửi thề thì tôi sẽ ra sao đây?
Không giống ai, thật vậy chẳng giống ai hết. Tôi phải sống thế này sao? Tôi không thể sống trong cái luân lý kiểu giang hồ này được. Không thể làm những tờ biện minh trạng, một tờ biện minh trạng cho chính tôi cũng không còn được nữa là cho ai khác. Cuộc đời kinh khủng quá. Nếu tôi có một cây bút trong tay tôi sẽ viết nên chứ không phải để bào chữa, để thăng hoa, để thần tượng hoá, một tay lưu manh nào đó. Không, ngòi bút của tôi không thể dùng vào việc đó được. Chỉ tình người là cần thiết thôi. hình như điều đó tôi đã mơ ước đến từ lâu rồi, từ thuở đầu đời, thuở mơ làm văn sĩ. Vậy sao tôi lại sống như thế này?
Điều suy nghĩ ấy lẩn quẩn trong đầu tôi. Bên kia đường, ngay khu bến xe hỗn tạp, tôi thấy một nóc nhà thờ mọc cao, ở đó có các con chiên ngoan đạo đi lễ, cầu nguyện dưới quyền cai quản của một cha xứ còn rất trẻ. Nhà thờ cứu rỗi được gì trong cái khu hỗn tạp này, cờ bạc rượu chè, đĩ điếm trộm cắp? lại một câu hỏi khác hiện ra trong đầu.
Đám anh chị lưu manh ở khu bến xe Nguyễn Hoàng từ đầu Ngã Bẩy đến cuối, ráp với đường Nguyễn Trãi có vẻ nể vì tôi, những nhà cho thuê ghế bố quen mặt tôi. những cô gái làng cũng biết mặt tôi, nhưng không một cô nào dám xáp gần.
Tôi loáng thoáng nghe họ nói:
- Đại ca là người có " dzăng học " sắp làm chồng nhỏ của chi Năm Tuyết đó, đại ca là anh em kết nghĩa với đại ca Năm Lửa, chuyện ấy thường thôi mà, không lẽ để chị Năm Lửa hoài tuổi xuân đi, ở đây đâu có ai xứng....
Bỏ mẹ tôi rồi, tôi phải tìm cách nào chứ, tôi không thể là một cục bột trong tay người khác uốn nặn thành hình dạng gì cũng được. Cục bột tôi vào tay những người này chắc chắn hình dạng tôi trở thành một ác nhân. Một mặt quỷ, một kẻ lòng lang dạ thú.
Tôi được gọi là một đại ca, nhưng không hpải những công việc tàn bạo của những tay anh chị chuyên gác sòng bài hay trấn lột ai, những kẻ say rượu hay những ta ychơi lạc vào xóm chơi bời. Công việc của tôi là làm đơn từ cho những kẻ phạm pháp, đưa hối lộ cho cảnh sát bóp Nguyễn Tri Phương.
Anh cảnh sát mâpcạch nay hơn một năm bắt bỏ tù tôi, giờ thành bạn:
- Tao biết mày là thằng lưu manh mà, nhưng giờ chúng ta là bạn, tình bạn cũng phải bánh sáp đi bánh quy lại mới bền vững. Việc này là công việc làm ăn, biết thông cảm nhau, nương nhau để mà sống thì tốt cả thôi. Tất cả những điều bầy đặt ra chỉ là chuyêngiạ vờ. Toàn đồ lưu manh cả, sự thật đó mày ạ. mày tính coi cái lương cảnh sát của tao có là bao, vậy mà tao phải bám lấy....hì hì...
Anh ta bỏ lửng câu nói, nhưng tôi hiểu anh ta muốn nói gì. Một sự thực torng hàng triệu sự thực khác ở bên trong một xã hội băng hoại. Tô đang sống ở đó. Từ một cái xấu này tìm đến một cái xấu khác cũng thế thôi....Tôi hận đời, bất mãn đời vậy thì tôi đang hận gì đây, bất mãn gì đây? Suy nghhĩ của tôi đúng hay sai? tôi thường tự hỏi điều đó.
Tôi ngồi cà phê Năm Căn, nhìn sang bên kia đường. Nhìn nóc chuông nhà thờ, nhìn tượng vị thánh nào đó tay chống thánh gươm, tay cầm cuốn sách. Tại sao ngôi nhà thờ tượng trưng cho một tôn giáo cao quý lại mọc lên giữa nơi này, không sợ bị ô nhễm sao? Vị linh mục tuổi trẻ kia có trụ vững ở nơi này không? Những buổi thánh lễ ngày chúa nhật ông đứng rao giảng trên bục trước tượng thanh giá Chúa sao mà vững vàng vậy? Những con chiên đủ mọi hạng ngưòi già trẻ lớn bé nghe ông và hình như họ nuốt từng lời...
Buổi chiều nay ngồi ở cà phê năm căn, tôi lại thấy một ông già, có lẽ chưa phải già lắm, chỉ khoảng năm mươi, hoặc trên 50 tuổi một chút ngồi ở lề đường, mặt hướng vào nhà thờ lần chuỗi hạt mân côi, miệng lâm râm cầu kinh. Hình ảnh này hình như tôi thấy hàng ngày, trước khi trời sụp tối. Ông già cũng là người xóm này, hình như đi làm đâu đó suốt ngày, gần tối ông ta mới trở về, cái xe đạp dựng ngay bên cạnh và ông ngồi cầu kinh. Chiếc xe đạp hôm nay ông ta khóa cẩn thận. Ông ta là một con chiên ngoan đạo, hình như lễ ngày chủ nhật ông mặc quần áo tươm tất mới bước chân vào nhà thờ....
Ông già đã đọc kinh xong, ra mở khoá xe đạp, tô tới làm quen:
- Xe đạp bác để ngay cạnh, khoá làm chi cho mất công?
Ông già ngước lên nhìn tôi, đôi mắt lờ đờ, ông cười khẽ nói với tôi vì nhận ra tôi cũng que mặt:
- Cẩn thận vẫn hơn, ăn cắp nó vồ được đẩy chạy, mình mắc công đưổi bắt, cò bóp làm lôi thôi, kẻ ăn cắp cũng tôi.....Không kể mình sơ xẩy còn bị ốm đòn hôi chợ.
- bác đã lần nào bị mất chưa?
- Ông già lắc đầu:
- Chưa, nhà thờ bên kia thì bị mất hoài đó.
- Có chuyện đó sao?
Giê Su ma, tôi đâu có dám nói dối, tội chết. Mới ngày hôm qua thôi, thùng tiền trong nhà thờ do các con hiên đóng góp bị quân gian bê đi mất.
- Có thưa gởi gì không?
Ông già lắc đầu:
- Không, cha không cho thưa gởi gì hết, cầu Chúa tha tội cho họ....
Tôi mời ông già vào quán uống cà phê, nhưng ông ta từ chối. Thú thật rằng đã lâu rồi tôi chưa được nói chuyện với một người tử tế, tôi thèm nói chuyện với một người như bác này. Tôi cố hỏi:
- Vậy muốn gặp bác thì phải làm sao?
- Dễ thôi mà, nhà tôi ở con hẻm bên kia đường, cứ hỏi nhà Nhưng cu li bến tàu ai cũng biết. Tô đi làm sớm lắm, mãi tối mới về...Nhà tôi cũng dễ tìm, có cây trứng cá ngay trước cửa.
Tôi nhìn theo ông già nhảy lên xe đạp, chỉ một loáng ông già biến vào con hẻm. Trong con hẻm đó không nhiều nhà mà lại là hẻm cụt, nhà ông Nhưng cu li có thể tìm thấy không khó, đặc điểm có cây trứng cá trước cửa nhà như ông đã nói. Có dịp tôi sẽ đến ông tađể nói chuyện tử tế. Tôi đang sống trong một xã hội mà không hoà đồng cũng không hoà nhập được. Tôi nghĩ đến một chuyến ra đi khác nhưng vẫn còn nấn ná không biết bây giờ Nguyễn Đức Sơn ở đâu? Coi như hơn một năm nay tôi không gặp anh ta. Có lẽ có thay đổi, tôi đọc được một bài thơ " điên điên " của anh in trong tạp chí Văn Nghệ, nơi đó ở Di Linh, anh đi thăm một bà bạn đẻ...Ôi rừng núi, niềm mơ ước lánh đời, xa chốn bon chen của Sơn, tôi vẫn phải sống, mục đích chỉ vì miếng cơm manh áo. Đồ hèn! Một dịp nào đó tôi lại vô tình gặp Sơn. Tôi sẽ theo anh ngay lên miền rừng núi xa xôi nào đó, để chỉ xa chốn bụi hồng.
Tôi vào quán Năm Căn, nơi đó mỗi chiều tụ tập những tay bụi đời, lưu manh, cướp giật, móc túi. Tính tiền " dù " của gái điếm. Năm Tuyết ngồi ở đó như một bà Hoàng, một đàn chị tối cao.
Những tay em đang ba hoa qua thành tích cướp giật, những chiếc đồng hồ đứt dây, những chiếc dây chuyền bị giựt đứt thảm hại, những xấp tiền bán đồ ăn cắp được cũng xếp trên bàn mộ cách lương thiện không sơ sót. Chia tứ lục, sòng phẳng hay không sòng phẳng còn tuỳ. Một tay đàn anh mặt ngầu, nhìn thẳng mặt một thằng nhóc:
- không phải chỉ có chừng này, hồi chiều mày còn làm ăn được cả một chiếc dây chuyền ở bến xe, chính thằng Tảo cản địa cho mày....
- Dạ dạ có nhưng em nuốt rồi.
- Sao không lấy ra đi.
- Em bón quá nên chưa lấy ra được.
- Hạn cho mày một tiếng nữa, không lấy ra được tao đá lòi phèo ra. muốn sống làm nghề lưu manh ở đây phải biết điều. ĐM tụi bay không biết sợ đầu nậu này là gì mà.
Đàn chị Năm Tuyết đang èo xèo với đám em gái làng chơi.
- Con Thu, mày có bẩy dù thôi, sao ghi mười dù.
- Dạ 10 dù thiêt mà, ba dù chị chưa kịp ký tên vì lúc ấy chị bạn tiếp " khứa " đặc biệt.....
- Tao không cần biết, cái nào tao ký nhận thì tao chi, tứ lục còn đòi chi nữa, tao lỗ sở hụi ai đền cho tao đây?
- Vậy thì em chịu lỗ, mấy lần trước cũng vậy.
- Mày vốn là lỗ rồi, đừng nói nữa. Không muốn làm thì đi....chẳng ai cản mày đâu....
- Bởi tại em còn thiếu tiền mấy cha noội ở khu này đó thôi.
- Đừng nói láo, lần trước mày bị bắt, không hpải tình chị em tao đứng lên lãnh ra thì mày còn tù mọt gông. Bộ tao không mất tiền cho kiểm tục hả, hay vì lòng nhân đạo mà người ta thả mày? Công sức của đại ca Hai Bù Loong đây, phải giao thiệp, phải cứu mày, mày đã được một lời cám ơn nào chưa hả con đĩ thúi kia, bây giờ mà còn tính dù nọ dù kia với tao.....
Mụ Năm Tuyết chỉ tay tôi. Biệt hiệu của tôi là Hai Bù Loong, bởi tại có lần tôi vui miệng, cũng có thể là phét lác để cho bọn giang hồ này nghe, tôi đập một thằng bằng cây bù loong nó không chết nhưng cũng ngất ngư. Rồi người ta đồn rằng lúc nào tôi cũng thủ một cây bù loong trong người, kẻ nào lôi thôi tôi đập thấy mẹ. Sự thật là tiếng mà không có miếng. Như suốt cuộc đời tôi sau này. Tôi là du đãng mà không phải là du đãng. Nhà văn du đãng vì tôi hay viết truyệngiang hồ du đãng, những kẻ du thủ du thực...
Tôi chán ngán quá chừng, chẳng qua là do vạ miệng.
Đám giang hồ lần lượt tản hàng, chỉ còn tôi với Năm Tuyết. Anh Năm Căn thì lui cui trong bếp lửa để lo bữa nhậu đêm cho đám " anh hùng " bến xe. Anh ta cũng là một tay giang hồ, nhưng bây giờ anh ta yên phận với cửa hàng miếng ăn, tương đối là lương thiện. đối với người thân, Anh Năm Căn cho biết tên anh ta thạt ra không phải là Năm Căn, mà chính là tên quê hương anh ở vùng Cà Mâu, anh lưu lạc giang hồ từ nhỏ, qua nhiều bến xe, cuồi cùng thì đứng bến ở bến xe này, rồi thành anh chủ quán. đến bây giờ không còn phải sử dụng đến thanh " đoản " thanh " mã " nữa. Anh được nể vì. Anh chỉ căn nhà của anh:
Đầu tiên nơi này là một túp lều, tôi mua lại của một tay " kỹ bẽo ". Bây giờ thì nó thành một cửa hàng rồi đó đú nuôi sống vợ con, có đồng ra đồng vào, vợ tôi không bao giờ còn phải đi " dù " nữa, thành một hiền phụ chồng con đàng hoàng.
Lời tâm sự của anh thành thật và có hướng đi lên, đi lần đến con đường lương thiện. Xứ sở Nam Kỳ này từng sản sinh ra nhiều anh hùng, có người xuất thân từ chốn giang hồ, chọc trời khuấy nước. Như tướng Bảy Viễn của Bình Xuyên, như Năm Lửa ở Cái Vồn của Hoà Hảo. Nhưng Năm Càn chỉ mang mộng ước bình thường.
Anh Năm Căn chiều đãi tôi, dành riêng một căn gác cho tôi cư ngụ. tôi thường mang về căn gác ấy những tờ báo, những cốn sách để nghiền ngẫm và để suy nghhĩ, để biết tình hình xã hội. Thì ra tôi vẫn còn mê thứ nghề nghiệp mà tôi mơ ước từ thuở nhỏ. Mơ làm văn sĩ. Nhưng bây giờ tôi viết gì đây? Chắc chắn không phải là những bài viết hoa mộng. Đây đã đích thực là đường hướng để tôi đeo đuổi hay chưa? Còn nhiều năm, nhiều thời gian để tôi luyện. Những đời sống quanh tôi, những tình huống, thân phận và những con ngưòi. Điều trước hết là mình lưong thiện, tôi muốn nói là cầm cây bút
Vậy mà tôi đang sống ở nơi này, giữa những chiếc răng nanh cắn xé con người và đời sống. Anh Năm Căn thấy tôi ham đọc sách báo, anh bèn thuê cho tôi cả bộ truyện Tàu về đọc chơi, sợ tôi không đủ kiến thức để nói đến những nhân vạt giang hồ anh hùng Tàu với anh. những buổi đam bàn như thế anh gọi là " luận anh hùng ". Anh có chiều hướng tốt để xây dựng đời sống cho mình và cho gia đình, những đứa con của anh. Tôi chỉ bên nhà thờ kia có lớp học miễn phí cho trẻ nhỏ. Anh ngưỡng mộ bức tượng của vị thánh nào đó, đúng ra là thánh Phao lồ, dựng trên nóc nhà thờ.
- Đúng vậy, nhà thờ dựng ở nơi bến xe này, ông thánh gì đó bảo vệ nhà thờ phải cầm " mã " và tay thì cầm sách. Tốt lắm, ý nghĩa lắm. Không chê vào đâu được. Cái nhà này, đại ca biết đó, tôi mua với giá rẻ mạt của một tay kỹ bẽo ( cờ bạc ) như đồ ăn cướp. Nay vẫn chưa có bằng khóan, dù rằng nhà tôi có sổ gia đình đàng hoàng, vì mình dốt quá không biết làm giấy tờ nên coi như nhà không có chủ quyền.
Tôi hỏi lại:
- Khi mua có giấy của người bán không?
- Tôi dốt, nhưng cũng khôn chớ, tôi bắt hắn ta phải làm cái giấy tay, có cả số thẻ căn cước nữa. Hắn còn sống, ở quanh đây thôi...
- Vậy thì được, tôi sẽ làm đơn cho anh ra hội đồng xã. Hai bên ký tên, anh sẽ có bằng khoán của căn nhà. Vĩnh viễn căn nhà đó của anh sẽ truyền lại cho con cháu.
- Vậy hả? Đại ca giúp tôi, ít ra mình phải có mảnh giấy tờ hợp pháp gì để ăn noói chứ, có điều mình cũng phải mất cho cha kia tí tiền, còn người nhà nước nữa cũng phải có cái gì, sống ở đây tôi biết mà....
- Trà nước, chế độ nào cũng vậy!
Cả hai chúng tôi cùng cười xoà. không đầy một tuần lễ, căn nhà của năm Căn thành căn nhà hợp pháp hoàn toàn. Anh ta trở nên rất quí mến tôi. Tôi có thể nói với Năm Căn những điều giấu kín ở trong lòng mà không chút ngại ngùng.
Năm Tuyết đã đếm xong tiền và số vàng bạc, những thứ lỉnh kỉnh mà các tay em cướp giât được. Cô ta cười với tôi:
- Em thấy vẫn còn thiếu chưa mua nổi chiếc Vespa Italic mới toanh để đi chơi, lâu lâu đi coi cải lương, ăn tiệm ở chợ Lớn.
- Xe thì thiếu gì, đám vồ xế của cô ngày nào không đưa về vài ba chiếc.
Tôi nói vậy, Năm Tuyết xua tay:
- Ậy không được, mình đúng là lưu manh đó, nhưng không xài đồ lưu manh, mình phải là người hợp pháp từ đầu đến chân. Mình mua xe ở tiêm, giấy tờ đàng hoàng, cà vẹc hợp pháp.
Mụ nhìn tôi đĩ thoã:
- Mua xe để tên anh, anh chở em đi chơi chịu không?
Bỏ mẹ tôi rồi, điều này tôi nhất định không thể nhận được, tôi đang muốn rút chân ra khỏi nơi này, tôi không thể lún sâu thêm nữa. Đầu tiên thì mụ Năm Tuyết nhìn tôi kiểu mắt nai rất cải lương: " Sao vậy anh? " sau khi nghe tôi giải thích một hồi, mụ nổi giận, đáo để kiểu đáo để của loại người đíêm đàng:
- Nói cho anh biết anh đừng lên mặt, 29 tết anh về đây, không ai cứu vớt anh, tôi vì bức thư của đại ca nên cứu anh. Nuôi anh, quý mến anh bấy lâu nay, cung phụng anh đủ thứ mà anh lại giở quẻ, có phải anh khinh bọn này không, chưa hết đâu, tôi biết hôm trước tôi dụ mãi mới được môt con bé vào đây làm gái, anh xúi nó trốn đi, tô bỏ qua không nói vậy mà anh còn làm tới....Bỏ cái tính quân tử Tầu đó đi thì sống được ở đây, còn không thì kệ anh. Cơm no bò cưỡi, quần áo anh mặc, cà phê anh uống, bia để anh nhậu nhẹt anh biết là tiền ở đâu không, những đồng tiền anh khi rẻ đó. Anh điếm còn hơn những thằng điếm tổ sư ở đây. Năm Lửa không biết nhìn người thế nào mà giới thiệu anh, lại muốn nhường vợ nó cho bạn chớ, ngu ơi là ngu, không biết ăn phải bùa mê thuốc lú gì. Anh lại còn lên giọng khuyên nhủ không nên sang bên nhà thờ kia ăn cắp ăn trộm, đểu giả như thế là cùng. Ăn cắp ăn trộm không chừa một ai, không tránh nơi nào hết, thánh thần cũng không tha. Nghề mà, hở ra là ăn cắp thôi, cũng cực cái thân, không may bị bỏ tù rồi tù tôi ai ở đây thay cho đây.....Đám thuê chém mướn, tạt át xít cũng ở đây. không làm vây lấy gì mà sống. người ta khi rẻ thì đã khi rẻ rồi, vậy thì anh đừng có đạo đức giả....nếu muốn anh đi đi, đừng ở lại đây. Rõ thật tôi là con đĩ mà còn thua anh, một thằng điếm, thằng tổ sư lưu manh.
Tôi như bị dội cả thùng nước lạnh từ đầu tới chân. Tô tức run người, mà tôi làm gì đây, đánh nhau với một con mụ đàn bà à? Tôi câm họng, tại sao thế kia nhỉ! Có những d0iều đúng chứ không sai. Đời sống của riêng tôi không thể hợp với bước giang hồ này được. Nó chỉ có giá trị ở chất liệu tôi ném thêm vào trong đầu, một lúc nào đó tôi sẽ bung ra.
Mụ Năm Tuyết nói xong bỏ đi, tôi nói với:
- Tôi sẽ đi, có thể ngay bây giờ, tôi trả lại tất cả những gì của các người.
Nhưng mụ Năm Tuyết vẫn không quay lại. Anh Năm Căn lên tiếng khuyên tôi:
Tính chị Năm nóng nảy vậy đó, anh đi theo nói với chị ấy một câu là xong ngay.
- không, tôi không thể như thế được.....
Tôi cởi nút áo ngay giữa nhà, chạy lên cầu thang đổi bộ quần áo trước khi tôi đến đây. Xách cái giỏ 29 tết rakhỏi tù. Bộ quần áo đang mặc tôi xếp lại gọn ghẽ trả lại cho Năm Căn:
- Cám ơn anh tôi phải đi ngay bây giờ, chuyện này ở đây thường mà, thiệt ra tôi và những người ở đây mang ơn anh nhiều. Ở lại đây đêm nay đi, mai anh đi tôi không cản nữa. Chúng ta thân với nhau ly rượu " quan hà ", rồi tôi tiễn anh tới chốn " tràng đình " cho trọn tình.
- Cám ơn anh Năm, nhưng không tiện cho anh đâu....
Tóc tai Năm Căn dựng đứng:
- Đứa nào dám đụng vào tôi, anh là bạn tôi. Tôi bảo vệ anh, đứa nào đụng vào anh, tôi còn cầm nổi cây " mã ", tôi đã hết thời đâu.
Tôi cười, không biết có phải cười gượng không, đẩy Năm Căn sang một bên, từ chối món tiền Năm Căn dúi vào tay tôi:
- Cám ơn anh Năm, tôi không cần gì cả, không sợ ai cả. Tôi đã từng sống những tháng ngày rài rạc. Hẹn gặp lại anh sau, một ngày nào đó.....
Tôi nghe anh năm Căn nói như nói một mình:
- Cha này cũng chì thật, xứng đáng làm một tay giang hồ, ra đi không cần một xu dính túi....
Vẫn còn là tháng đầu xuân. Bến xe lam đêm vẫn tấp nập. Tôi đi loanh quanh một lúc rồi quay trở lại nhà ông Nhưng cu li. Tôi nghe tiếng cầu kinh của ông ta và gia đình từ trong con hẻm hẹp. Đúng là căn nhà có cây trứng cá. Tôi có thể gặp ông tamột lần để nói câu chuyện tử tế. Rồi tôi đi vào chốn mù sương của đời sống.