Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: Hard Choices
Dịch giả: Lâm Hoàng Mạnh
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3044 / 90
Cập nhật: 2016-06-04 21:09:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13: Châu Phi: Nơi Bom Đạn Hay Tăng Trưởng?
ương lai của các nuớc châu Phi sẽ theo con đường bom rơi đạn nổ, chia rẽ hay theo con đường phát triển, ổn định và tươi đẹp? Trên khắp châu lục rộng lớn này, có nơi sự thịnh vượng đang gia tăng, nhưng nhiều nơi vẫn còn cái đói cái nghèo cùng kiệt đang đeo bám; nhiều chính phủ có trách nhiệm với quốc gia nhưng nhiều nơi vẫn ở trong tình trạng vô chính phủ, nhiều nơi đồng ruộng màu mỡ và những khu rừng tươi tốt, nhưng cũng không ít nơi hạn hán kéo dài. Đây là một khu vực bao gồm đầy đủ thái cực, sắc thái khác nhau mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt ra cách giải quyết trong quá trình hoạt động: Làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ giúp họ phát triển với một châu Phi rộng lớn, đồng thời phải tìm cách hỗ trợ để đảo ngược tình hình ở những nơi mà sự hỗn loạn, nghèo đói vẫn đang hoành hành?
Bằng chứng lịch sử của châu Phi là gánh nặng cho câu hỏi này. Những cuộc xung đột và các thách thức của châu lục xuất phát từ thời kỳ thuộc địa, trong chiến tranh mở rộng biên giới giữa các sắc tộc, bộ lạc và tôn giáo. Việc quản lý quốc gia kém cỏi, các lý thuyết kinh tế còn nhiều khiếm khuyết trong thời kỳ hậu thuộc địa vẫn kéo dài, tiếp tay cho tham nhũng. Các lãnh tụ của quân nổi dậy, hầu hết đều giống nhau về một điểm, giỏi trong chiến đấu, nhưng yếu kém trong việc quản lý nhà nước. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hai ý thức hệ ở châu Phi, thường xảy ra xung đột giữa lực lượng được phương Tây hậu thuẫn với lực lượng do phe Liên Xô ủng hộ.
Thách thức của châu lục vẫn nóng bỏng thật sự, nhưng mặt khác châu Phi đang trỗi dậy ở thế lỷ XXI. Khu vực Hạ Sahara Phi châu (Nam sa mạc Sahara - ND) có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2000 thương mại giữa châu Phi với các nước trên thế giới tăng gấp ba lần. Các công ty tư nhân nước ngoài đua nhau vào đầu tư, viện trợ tăng và sẽ tiếp tục tăng lên. Tính từ năm 2000 đến năm 2010, xuất khẩu của châu Phi sang Hoa Kỳ tăng gấp bốn, từ 1 tỷ lên đến 4 tỷ đô la, bao gồm hàng may mặc, thủ công của Tanzania, hoa quả tươi từ Kenya, khoai mỡ của Ghana và da thuộc cao cấp từ Ethiopia. So với cùng thời kỳ, tỷ lệ tử vong của trẻ em giảm trong khi tỷ lệ học sinh tiểu học tăng cao. Nhiều gia đình đã có nước sạch sử dụng, số người chết do xung đột bạo lực giảm. Tổng số người sử dụng điện thoại di động ở châu Phi nhiều hơn so với Hoa Kỳ hay châu Âu. Các chuyên viên kinh tế kỳ vọng người tiêu dùng ở khu Hạ sa mạc Sahara sẽ chi tiêu tăng từ 600 triệu năm 2010 lên 1 tỷ đô la vào năm 2020. Điều này nói lên sự thay đổi về mọi mặt trong tương lai và nhiều nơi tương lai ấy đang đến gần.
Tổng thống Obama và tôi hiểu, giúp châu Phi chấm dứt sự xung đột điều mà người Mỹ trong nước không mấy quan tâm, nhưng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ. Vì thế ngay trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama công du tiểu vùng Hạ sa mạc Sahara, sớm hơn thường lệ so với người tiền nhiệm, đó là chuyến viếng thăm Ghana vào tháng 7-2009. Trong bài phát biểu tại Quốc hội ở Accra, ông đưa ra cách nhìn mới về sự ủng hộ của Mỹ đối với nền dân chủ, mở rộng thương mại ở châu Phi, Tổng thống có câu rất đáng ghi nhớ: “Châu Phi không cần những người hùng mà cần thể chế vững mạnh”. Ông thừa nhận trong lịch sử, nhiều nước Tây phương coi châu Phi là nguồn tài nguyên cần khai thác, cần được bảo trợ coi đó là công việc từ thiện. Tổng thống nêu thách thức giữa châu Phi và Tây phương là vấn đề bình đẳng, châu Phi cần đối tác chứ không cần người bảo trợ.
Tuy nhiên, hầu hết người lao động trong các quốc gia châu Phi chỉ kiếm được trên dưới một Mỹ kim/ngày, phòng bệnh và chữa bệnh kém gây nhiều người chết oan, trẻ em không được cắp sách tới trường mà được dạy cách bắn súng, phụ nữ và bé gái bị hãm hiếp trong chiến tranh, đồng tiền trở thành chúa tể, tham nhũng hoành hành.
Sự cam kết của chính quyền Obama tại châu Phi dựa trên bốn mục tiêu: Thúc đẩy cơ hội và phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư; Thúc đẩy hòa bình và an ninh; Tăng cường thể chế dân chủ.
Cách tiếp cận của chúng ta hoàn toàn tương phản với các quốc gia khác ở lục địa châu Phi. Các công ty Trung Quốc, đa số là doanh nghiệp nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu to lớn cho lợi ích của họ, vì thế họ tìm kiếm khai thác hầm mỏ, rừng nguyên sinh của châu Phi là chính. Từ năm 2005 họ đầu tư trực tiếp vào khắp lục địa châu Phi, tính đến năm 2009 con số này tăng gấp 30 lần, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất. Mô hình phát triển đối tác theo kiểu: công ty Trung Quốc xâm nhập vào thị trường, ký những hợp đồng béo bở, khai thác các loại khoáng sản và chuyển sang châu Á. Đổi lại, phía Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng bắt mắt như sân hoạt động thể dục thể thao, sân bóng đá và nhiều con đường cao tốc (những con đường này thường dẫn từ các hầm mỏ thuộc các công ty Trung Quốc khai thác đến các cảng do Trung Quốc sở hữu). Thậm chí Trung Quốc còn xây dựng một trụ sở to lớn hoành tráng cho Liên minh châu Phi tại Addis Ababa, Ethiopia.
Các dự án này được các nhà lãnh đạo châu Phi chào đón nồng nhiệt, tin rằng phía Trung Quốc đã giúp họ hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng ở một lục địa chỉ mới có 30% đường quốc lộ được giải nhựa. Mặt khác, Trung Quốc đưa người lao động của họ sang làm việc hơn là thuê người lao động địa phương đang cần công ăn việc làm, có thu nhập bền vững và họ ít quan tâm đến sức khỏe, phát triển những thách thức với các quốc gia phương Tây mà nhiều tổ chức quốc tế lo ngại về vấn đề này. Họ cũng làm ngơ sự vi phạm nhân quyền và những hành vi phản dân chủ của nhiều nước Phi châu. Trung Quốc hỗ trợ mạnh mẽ chế độ Omar al-Bashir ở Sudan, làm giảm hiệu quả và áp lực của các biện pháp trừng phạt quốc tế, khiến một số nhà hoạt động về nạn diệt chủng ở Darfur đã kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.
Tôi ngày càng lo ngại về những tác động tiêu cực của các nhà đầu tư nước ngoài ở châu Phi, thường xuyên nêu vấn đề này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi. Trong chuyến công du Zambia năm 2011, một phóng viên truyền hình đã phỏng vấn tôi về những ảnh hưởng của loại hình đầu tư này. Tôi trả lời: “Quan điểm của chúng tôi về dài hạn, các nguồn đầu tư ở châu Phi phải bền vững và vì lợi ích của người dân châu Phi”. Chúng tôi hội đàm tại Trung tâm Y tế do Hoa Kỳ tài trợ, điều trị cho trẻ em mắc HIV/AIDS. Tôi gặp một cô gái có đứa con 11 tháng tuổi nhiễm HIV, do được trung tâm y tế này chăm sóc, điều trị sau đó xét nghiệm máu của cháu HIV đã âm tính. Đối với tôi, đây là một ví dụ tuyệt vời của các hình thức đầu tư của Hoa Kỳ đang thực hiện. Việc làm này của chúng ta có phải vì tiền không? Không, hoàn toàn không. Chúng ta làm việc đó vì chúng ta muốn đất nước Zambia thịnh vượng, nhân dân Zambia dồi dào sức khỏe, đó là điều mà nước Mỹ quan tâm. Tôi nói: “Hoa Kỳ đang đầu tư vào nhân dân Zambia, không chỉ với giới giàu có mà với toàn thể nhân dân với mục tiêu lâu dài, bền vững.”
Người phóng viên hỏi tiếp trường hợp đặc biệt về Trung Quốc. Hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Hoa hiện nay có phải là mô hình mà các nước châu Phi nên noi theo hay không, “mô hình này trái ngược với quan điểm áp đặt của phương Tây về quản lý nhà nước được nhìn nhận ở châu Phi?” Đầu tiên tôi phải hoan nghênh, cổ vũ việc Trung Quốc đã giúp hàng triệu người dân châu Phi thoát cảnh đói nghèo, nhưng họ bỏ qua việc quản lý và thúc đẩy nền dân chủ là có chủ ý. Ví dụ, chính sách của Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của từng quốc gia, có nghĩa là họ lờ đi hoặc tiếp tay cho tham nhũng, gây thiệt hại cho nền kinh tế các nước châu Phi mỗi năm hơn 150 tỷ Mỹ kim, làm nản lòng những nhà đầu tư, sự đổi mới bị ngột ngạt, tổn hại đến sự phát triển thương mại. Quản lý dân chủ có trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả là một mô hình tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những việc Trung Quốc đang thực hiện, chính là để có điều kiện tiếp cận các dự án lớn hơn trong nước và nước ngoài. Với chúng ta, nếu muốn thực hiện các công việc tốt hơn trong việc tạo thêm những cơ hội, giảm tham nhũng, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa giúp quốc gia đó nâng cao năng lực mới có hiệu quả.
Trong bài phát biểu tại Senagal mùa hè năm 2012 tôi đã nhắc về những thách thức này, nhấn mạnh nước Mỹ đang theo đuổi “một mô hình quan hệ đối tác bền vững, nâng cao giá trị những gì nó có”. Đồng thời hy vọng các nhà lãnh đạo các quốc gia châu Phi trở thành những khách hàng thông minh, ưu tiên nhu cầu lâu dài của người dân hơn là những lợi ích trước mắt hàng ngày.
Nền dân chủ đang trở thành áp lực lớn đè lên nhiều quốc gia châu Phi. Tính từ năm 2005 đến 2012, những cuộc bầu cử dân chủ ở vùng Hạ Sahara đã giảm từ 24 quốc gia xuống còn 19. Tuy nhiên, so với những năm của thập niên 1990s vẫn tốt hơn rất nhiều, vì thời kỳ ấy hầu như không có, nhưng đây là điều đáng khích lệ. Trong những năm giữ chức Ngoại trưởng, tôi chứng kiến cuộc đảo chính ở Guinea – Bissau, ngoài ra có nhiều nước không có vị Tổng thống nào trúng cử mà đảm nhiệm hết nhiệm kỳ 5 năm như Cộng hoà Trung Phi, Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà), Mali và Madagascar.
Hoa Kỳ dành nỗ lực ngoại giao đáng kể giải quyết các cuộc khủng hoảng. Tháng 6-2011, viếng thăm trụ sở Liên minh châu Phi ở Ethiopia, tôi nêu những thách thức trực tiếp với các nhà lãnh đạo châu Phi: “Tình trạng hiện tại đã tan rã, phương cách quản lý cũ lỗi thời, giờ đây chính là thời điểm để các nhà lãnh đạo có trách nhiệm giải trình, đối xử với người dân theo đúng nghĩa về phẩm giá, lợi ích của họ và tạo điều kiện về cơ hội phát trển kinh tế. Nếu ai đó không thực hiện, họ nên rút lui và mạnh dạn ra đi.” Tôi coi những biến động mùa Xuân Ả-Rập là làn sóng cuốn trôi tất cả những chính phủ trì trệ trên toàn cõi Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời gợi ý, nếu các chính phủ không có sự thay đổi, có cái nhìn tích cự cho tương lại, làn sóng đó cũng có thể tràn xuống qua vùng Hạ Sahara.
Công du Senegal, đây là quốc gia được xem có mô hình dân chủ của châu Phi, hầu như không có những cuộc đảo chính quân sự, gần đây vượt qua cuộc khủng hoảng về vấn đề xây dựng hiến pháp. Năm 2011, Tổng thống Abdoulaye Wade, vị tổng thống 85 tuổi mạnh mẽ, tìm cách phá bỏ luật ứng cử của hiến pháp để tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, làm dấy lên các cuộc biểu tình. Vấn đề này rất quen thuộc với các nhà lãnh đạo cao tuổi ở châu Phi, nhất là với những nhà lãnh đạo được coi là anh hùng trong phong trào giải phóng dân tộc, họ coi mình là người cha của đất nước, từ chối nghỉ hưu khi đã đến tuổi, cho rằng đất nước vẫn rất cần họ dẫn dắt. Ví dụ điển hình nhất trong số đó có Robert Mugabe của Zimbabwe, người cố bám lấy quyền lực mặc cho quốc gia ngày càng lâm vào tình trạng suy thoái.
Ở Senegal, khi Wade quyết định cố thủ không chịu từ chức, một số nhạc sĩ, nhà hoạt động trẻ tuổi phát động phong trào quần chúng với khẩu hiệu đơn giảm, thiết thực: “Chúng tôi đã chán ông đến tận cổ”. Johnnie Carson, Trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề châu Phi, ra sức thuyết phục Wade nên đặt lợi ích đất nước trên hết, nhưng ông không đồng ý. Những nhà hoạt động xã hội dân sự yêu cầu Tổng thống phải tôn trọng hiến pháp và từ nhiệm. Họ tổ chức đăng ký cuộc bầu cử, tuyên truyền cho các cử tri. Học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình rầm rộ với khẩu hiệu: “Lá phiếu là vũ khí”. Quân đội Senega thực hiện đúng theo truyền thống, không can thiệp vấn đề chính trị.
Tháng 2-2012 ngày tổng bầu cử, người dân xếp hàng dài trước các khu vực bỏ phiếu. Các nhà hoạt động đã tỏa đi khắp nơi theo dõi, quan sát hơn 11 ngàn khu vực bỏ phiếu, theo dõi kiểm phiếu, nếu thấy hiện tượng bất thường, gian dối họ gửi tin nhắn hay phôn cho trung tâm theo dõi độc lập ở Dakar, Phòng Tình Huống do phụ nữ Senega đảm nhiệm. Về tổng thể, có lẽ đây là một cuộc bầu cử có chương trình giám sát, theo dõi phức tạp nhất được triển khai ở châu Phi. Đến cuối ngày, kết quả Wade bị thất bại. Cuối cùng ông chấp nhận, đồng ý chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Tôi điện cho Tổng thống đắc cử Macky Sail, chúc mừng ông: “Việc chuyển giao quyền lực trong hoà bình là một chiến thắng lịch sử đối với nền dân chủ của quốc gia, còn cao hơn cả niềm vui cá nhân ông đã giành được.” Ngày hôm sau cuộc bỏ phiếu, Sail đến thăm Phòng Tình Huống, cám ơn các nhà hoạt động đã làm việc chăm chỉ, tận tâm tận lực để bảo vệ hiến pháp Senegal.
Tháng 8, tôi phát biểu tại Dakar, chúc mừng nhân dân Senagal, đồng thời nhấn mạnh việc thúc đẩy tiến trình dân chủ là việc làm trọng tâm trong cách tiếp cận của Mỹ tại châu Phi:
“Tôi hiểu, hiểu rất rõ, một số cho rằng dân chủ là đặc quyền thuộc các nuớc giàu có, đối với nước còn nghèo nàn điều trước mắt và quan trọng là phát triển kinh tế, nâng tốc độ tăng trưởng trước, còn vấn đề dân chủ sẽ tính sau. Nhưng đây không phải bài học của lịch sử. Qua một thời gian kéo dài, quý vị không thể phát triển tự do hoá kinh tế mà không cần tự do hoá chính trị…. Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ dân chủ, bảo vệ nhân quyền một cách phổ quát, ngay cả khi người ta có thể dễ dàng thu được lợi nhuận theo con đường khác, duy trì nguồn thu nhập. Không phải đối tác nào cũng lựa chọn theo đường lối này, nhưng Hoa Kỳ làm và sẽ tiếp túc làm như vậy.”
Cũng như các nơi khác, Liberia đại diện cho cuộc chiến không mệt mỏi như các quốc gia châu Phi giữa quá khứ đau thương với một tương lai đầy hy vọng - giữa bom đạn và phát triển.
Nhiều người Mỹ lo lắng về những người ủng hộ chiến tranh ở Washington và tự hỏi tại sao các nhà lãnh đạo được bầu cử lại không có quan điểm ấy. Bởi vì những mối hận thù của Quốc hội xa xưa của chúng ta đã đi vào quá khứ so với cuộc chiến của các thành viên trong Quốc hội Liberia hiện tại. Khi tôi viếng thăm tháng 8-2009, trong nhà quốc hội đầy ắp các nhà lập pháp, họ đã từng cầm súng, theo đúng nghĩa đen, chống lại nhau trong nhiều năm. Thượng nghị sĩ Jewel Taylor, vợ cũ của cựu Tổng thống độc tài Charles Taylor, kẻ đã bị đưa ra toà án quốc tế Hague xét xử về tội ác chiến tranh. Đây nữa, cựu lãnh chúa Adolphus Dolo, trở thành Thượng nghị sĩ mà ai cũng biết với biệt danh trên chiến trường, “Tướng Bơ Lạc” (General Peanut Butter), nhiều tướng tá Liberia có đủ các loại biệt danh, khi bầu cử người ta đã đưa ra khẩu hiệu “Hãy nhường phần bơ lạc cho ông ta”. Mặc dù hiện nay, trên thực tế họ cùng ngồi trong toà nhà Quốc hội với tư cách đại biểu do dân bầu cử trong quốc gia đang hoà bình, chúng ta khó mà tưởng tượng Liberia đã trải qua một thời kỳ lịch sử đẫm máu của các cuộc nội chiến kéo dài. Chỉ tính riêng từ năm 1989 đến 2003, khoảng 250 ngàn người bị thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ quê hương, nhà cửa làm người tỵ nạn. Những câu chuyện làm cách nào mà người Liberia cuối cùng đã giải quyết được bỏ lại quá khứ đen tối để vượt lên có một tương lai đầy hy vọng, nó đã chứng minh được vai trò người phụ nữ (cũng thường thấy ở nhiều nơi) có thể đóng góp cho công cuộc tìm kiếm hoà bình, hàn gắn những chia rẽ trong xã hội, cùng nhau làm việc cho một tương lai tươi sáng hơn.
Năm 2003, phụ nữ Liberia đưa ra khẩu hiệu: “Đã quá đủ”. Nhà hoạt động vì tương lai, Leymah Gbowee, người được giải Nobel Hoà bình vì đã thành lập phong trào đấu tranh cho hòa bình. Một phong trào tươi đẹp như mùa xuân len lỏi vào phụ nữ trong tất cả các tầng lớp xã hội, tạo sự đoàn kết các tôn giáo từ đạo Thiên Chúa đến Đạo Hồi sát cánh cùng nhau đổ ra đường phố, diễu hành, ca hát và cầu nguyện. Tất cả trong bộ đồ trắng, ngồi trong chợ cá dưới cái nắng như đổ lửa, giương cao biểu ngữ: “Phụ nữ Liberia mong muốn Hoà bình phải vãn hồi ngay lập tức.” Các lãnh chúa hầu như lờ đi không thèm để ý ý nguyện này. Sau đó họ tìm mọi cách giải tán, nhưng những người phụ nữ kiên quyết không lùi bước. Cuối cùng các lãnh chúa đành chấp nhận cuộc thương thảo. Cuộc đàm phán kéo dài không có kết quả, do đó một số phải đến dự hội nghị vi hoà binh ở nước láng giềng Ghana để biểu tình. Họ nắm tay nhau thành hàng, chặn cửa ra vào và các cửa sổ cho đến khi đại diện nam giới của hội nghị đàm phám đạt được thỏa thuận tối thiểu. Câu chuyện này được ghi lại trong tài liệu đáng chú ý, “Lời nguyện cầu buộc quỷ sứ quay về Diêm Vương”, tôi đã từng đánh giá cao.
Cuối cùng thoả thuận được ký kết, nhà độc tài Charles Taylor bỏ trốn. Nhưng những người phụ nữ Liberia vẫn tiếp tục hoạt động. Phong trào quay sang tăng cường bảo vệ nền hoà bình và hoà bình phải được đảm bảo thực sự đến từng gia đình, cũng như vấn đề hoà giải dân tộc của đất nước. Năm 2005, họ đã bầu được thành viên của phong trào, bà Ellen Johnson Sirleaf, làm Tổng thống, vị nữ Tổng thống đầu tiên của Phi châu lục địa, ứng cử viên sáng giá giải Nobel Hòa bình trong tương lai.
Giống như ngài Nelson Mandela, Tổng thống Johnson Sirleaf là cháu nội của vị tù trưởng. Khi còn trẻ, bà sang Hoa Kỳ du học ngành kinh tế và chính sách cộng đồng, tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị Hành Chính của trường Đại học Kenenedy Hardvard năm 1971. Sự nghiệp của bà trong chính trị ở Liberia rất mạo hiểm. Bà từng là Trợ lý Bộ trưởng Tài chính, nhưng đào tầu ra nước ngoài năm 1980 khi có cuộc đảo chính lật đổ chính phủ. Sau thời gian làm việc tại Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Citybank, bà trở về nước năm 1985 mở chiến dịch vận động ứng cử chức Phó Tổng thống. Nhưng bà bị bắt giam vì tội chỉ trích phỉ báng Tổng thống độc tài Samuel Doe. Bà được ân xá vì cộng đồng thế giới lên tiếng phản đối, sau đó ra ứng cử và được bầu làm Thượng nghị sĩ, nhưng từ chối để phản đối. Bà lại bị bắt giam và tống tù lần nữa, sau đó lưu vong tại Hoà Kỳ năm 1986. Năm 1997, bà trở về nước, tranh cử Tổng thống Liberia với nhà độc tài Charles Taylor. Nhưng kết quả bầu cử chỉ đứng thứ hai, không thắng cử, buộc phải lưu vong lần nữa. Năm 2003, nội chiến chấm dứt, độc tài Taylor từ chức, bà trở về. Cuối cùng trúng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2005 và bà tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2011.
Dưới sự lãnh đạo của Johnson Sirleaf, quốc gia này bắt đầu tái kiến thiết. Chính phủ áp dụng những chính sách tài chính có trách nhiệm hơn, tấn công hệ thống tham nhũng, thúc đẩy tính minh bạch trong quản lý. Liberia đã tiến những bước tiến bộ về giảm nợ công, cải cách ruộng đất, nền kinh tế tăng trưởng bất chấp sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tiếp theo, ban hành luật giáo dục bắt buộc, phổ cập cấp tiểu học kể cả bé gái được miễn trừ học phí. Tổng thống Johnson Sieleaf đã cố gắng cải cách dịch vụ an ninh, ban hành các quy định pháp luật mà người dân có thể tin tưởng.
Năm 2009, đứng trước Quốc hội Liberia, tôi đủ niềm tin để chúc mừng nhân dân Liberia, đồng thời tuyên bố, nếu họ tiếp tục con đường tiến bộ, đất nước họ có cơ hội “là mô hình mới không chỉ đối với châu Phi mà còn đối với cả các nước khác trên thế giới.”
Tháng Tám năm ấy, tôi cũng viếng thăm Kenya. Cùng với Ron Kirk, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, chúng tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Jomo Kenyatta, thủ đô Nairobi, tên của nhà sáng lập nước Kenya. Ngày thành lập nhà nước Kenya, 12-12-1963, trong lễ tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, ông đã sử dụng từ “harambee” (ngôn ngữ Sawhili hay còn gọi là Kiswahili của người Kenya - với nghĩa “hãy cùng nhau chung tay góp sức” - ND), yêu cầu công dân của nhà nước độc lập mới đoàn kết một lòng, chung tay góp sức. Ngôn từ ấy ám ảnh trong tâm trí tôi khi đoàn xe từ sân bay đi vào nội đô, hai bên đường có hàng trăm các cửa hàng nhỏ của từng cặp vợ chồng chung tay buôn bán, tiếp đến là những tòa tháp cao của các văn phòng trong trung tâm thủ đô Nairobi.
Ron và tôi tham dự hội nghị thường niên được tổ chức theo Luật Phát triển và Cơ hội châu Phi (AGOA), điều luật này do chồng tôi, Bill Clinton, ký năm 2000, tăng nhập khẩu các mặt hàng của Phi châu sang Hoa Kỳ. Mỗi ngày Hoa Hỳ nhập khẩu hàng trăm ngàn thùng dầu thô từ Nigeria, Angola, chúng ta thường xuyên theo dõi, hỗ trợ với tinh thần đầy trách nhiệm về vấn đề minh bạch, giải trình thuế hàng năm về nguồn thu từ dầu xuất khẩu. Ngoài ra cũng khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng khác không phải dầu mỏ, đặc biệt từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vấn đề tham nhũng là trở ngại lớn nhất trong tăng trưởng ở hầu hết các nước châu Phi, vì vậy tôi tươi cười khi bước vào khuôn viên của trường Đại học Nairobi nhìn thấy đám đông sinh viên tay cầm biểu ngữ vẫy chào, trong đó có khẩu hiệu “Kính chào bà đã đến khu vực không tham nhũng.” Phía trong hội trường ồn ào, tôi tham dự cuộc thảo luận sôi nổi của các sinh viên và các nhà hoạt động dưới sự điều hành nhịp nhàng của nhà báo Mỹ Fareel Zakari.
Trong số người tham dự đặc biệt có bà Wangari Mathai, người Kenya được giải Nobel Hoà Bình, đã lãnh đạo phong trào phụ nữ nghèo trồng cây gây rừng, phủ xanh lục địa Phi châu. Tôi hâm mộ và cũng là bạn của Wangari nên khi thấy bà tôi thật sự vui, nhưng thật đau lòng bà đã qua đời quá sớm vào năm 2011. Zakaria hỏi bà nhận xét về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, cũng như đầu tư vào châu Phi, bà nói với báo chí, Trung Quốc “chỉ quan tâm đến vấn đề thương mại mà không có bất cứ điều kiện đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền.” Trong lời phản biện, điều mà tôi đã từng suy nghĩ từ lâu, bà nói: “Lục địa châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản, không phải lục địa nghèo. Tất cả cái gì thế giới mong muốn đều có trên lục địa này, Chúa Trời đã ban phước cho chúng tôi khi thế giới được hình thành.” Bà vỗ tay, nói: “Nhưng thật đáng tiếc và rất đau lòng, chúng tôi vẫn bị coi là những nước nghèo đói nhất trên hành tinh. Phải chăng những sai lầm tồi tệ, nghiêm trọng đã và đang xảy ra trong đất nước chúng tôi.” Bà kêu gọi, những người Phi châu cần phải biết cách quản lý tốt hơn nữa, các nhà lãnh đạo quốc gia phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh tại châu Phi cũng phải có trách nhiệm đầy đủ.
Tôi hoàn toàn nhất trí khi đưa ra ví dụ điển hình Botswana như là một mô hình đã biết lựa chọn đúng dẫn đến những kết quả tốt lành. Vào giữa thế kỷ thứ XX, Botswana, một quốc gia nằm sâu trong nội địa, ngay phía bắc Nam Phi, một trong những vùng đất nghèo khổ nhất trên thế giới Sau khi giành được độc lập từ Anh quốc vào năm 1966, chỉ có 2 dặm đường giải nhựa và một trường trung học quốc lập. Những năm tiếp theo, tương lai của quốc gia đã thay đổi khi phát hiện một mỏ kim cương có trữ lượng rất lớn. Chính phủ mới Botswana dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Seretse Khama đối mặt với tầng lớp giàu có mới, những thế lực lớn bên ngoài trong các chương trình nghị sự của quốc hội.
Nhiều quốc gia cũng trong tình trạng này đã trở thành nạn nhân của “lời nguyền tài nguyên”, vì lãng phí tài nguyên thiên nhiên trời ban bằng tham nhũng và quản lý yếu kém. Các nhà lãnh đạo đã bỏ vào túi riêng những lợi nhuận khổng lồ thu được trong thời gian ngắn với các chi phí tốn kém trong các chương trình dài hạn bền vững. Chính phủ nước ngoài cũng như các tập đoàn khai thác kém cỏi, họ để mặc người dân phải chịu cảnh nghèo khổ như trước. Nhưng ở Botswana không như vậy mà khác hẳn. Chính các nhà lãnh đạo thiết lập quỹ quốc gia đầu tư thu mua kim cương của người dân và tạo điều kiện việc mua bán ở các cơ sở khai thác. Kết quả quốc gia Botswana đã phát triển mạnh. USAID và quân đoàn gìn giữ Hoa Bình đã có điều kiện rút lui. Nền dân chủ đã ăn sâu cắm rễ, các cuộc bầu cử được tổ chức theo định kỳ, tự do, công bằng, nhân quyền được đảm bảo mạnh mẽ. Đất nước này đã xây dựng được con đường cao tốc đẹp và tốt nhất châu Phi, quốc gia mà tôi và Bill Clinton công du năm 1998, nơi hầu như đã phổ thông tiểu học, mạng lưới nước sạch, nơi có tuổi thọ cao nhất của châu lục. Các nhà lãnh đạo Botswana đã nhấn mạnh 5 chữ D: Democrate (Dân chủ), Development (Phát triển), Dignity (Giá trị), Discipline (Kỷ cương), Delivery (Phân phối).
Nếu các quốc gia khác học tập theo bước Botswana, các thách thức của châu Phi cuối cùng có thể khắc phục. Tôi nói với khán thính giả ở Nairobi: “Tương lai tươi đẹp, sáng sủa của châu Phi đang ở phía trước, nếu chúng ta giải quyết được tất cả những câu hỏi về cách sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có lợi nhất khi khai thác nó.”
Sau biết bao câu hỏi về các lựa chọn mà người dân châu Phi phải đối mặt, Zakaria chuyển sang chủ đề khác dễ dàng hơn. Năm năm trước đây, một ủy viên hội đồng thành phố đã viết thư gửi Bill Clinton xin dẫn lễ 40 con dê và 20 con cừu làm lễ cầu hôn con gái chúng tôi. Trong khi tôi chuẩn bị viếng thăm lại Nairobi, chàng thanh niên đó nhắc lại câu chuyện cũ làm giới báo chí địa phương ồn ào bằng câu tuyên bố, anh ta vẫn giữ ý định đó. Để trả lời đám đông khán thính giả đang háo hức và cả Zakaria muốn biết ý kiến của tôi về đề nghị này. Tôi ngừng một lát sau khi trả lời rất nhiều câu hỏi về thế giới, nhưng bây giờ tôi trả lời câu hỏi này trước: “Thưa tất cả quý vị và các bạn, con gái tôi đã trưởng thành, có cuộc sống riêng, độc lập. Vậy tôi sẽ chuyển lời cầu hôn này để nó tự quyết định.” Tất cả sinh viên cười vang, vỗ tay hoan hô, tán thưởng.
Trong hội trường thật nồng ấm, thân thiện, tuy nhiên tình hình bên ngoài rất phức tạp, chưa ổn định. Sau cuộc bầu cử tháng 12-2007, bạo lực xảy ra lên đến cực điểm gây nhiều tranh cãi, dẫn đến một chính phủ liên minh khó chịu giữa các cựu đối thủ, Tổng thống Mwai Kibaki và Thủ tướng Raila Amolo Odinga (chức vụ mới ban hành). Thành phần chính phủ bao gồm cả phó Thủ tướng Uhuru Kenyatta, người sau này tự phong giữ chức Tổng thống mặc dù bị truy tố gây bạo lực của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Tổng thống Kibaki và Thủ tướng Odinga triệu tập nội các gặp tôi, với hy vọng tôi thông báo Tổng thống Obama sẽ viếng thăm sớm. Thay mặt Tổng thống Obama tôi lên tiếng lo ngại về những thiếu sót trong cuộc bầu cử vừa qua, bạo lực chính trị và tệ tham nhũng tràn lan và Tổng thống Obama mong đợi nhiều hơn từ họ. Lời bình luận của tôi được thảo luận sôi nổi, đồng thời tôi nêu ý kiến Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ cải thiện hệ thống bầu cử của Kenya. Cùng với Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ hỗ trợ đăng ký cử tri, hệ thống kiểm phiếu bằng điện tử, cả hai công việc này hoạt động hoàn hảo phục vụ tốt việc bỏ phiếu ủng hộ bản hiến pháp mới vào năm 2010, cũng như khi Kenyatta thắng cử năm 2013. Đồng thời Hoa Kỳ cũng tăng cường hỗ trợ cho quân đội Kenya vì họ tham gia cuộc chiến ở Somalia chống Al Shabaah, nhóm khủng bố có quan hệ với al-Qaeda.
Kenya là một trung tâm kinh tế và chiến lược ở khu vực Đông Phi châu, vì vậy bất cứ chuyện gì xảy ra không chỉ có quan hệ trọng đại với người dân Kenya mà thôi. Cải thiện quản lý đất nước và tăng trưởng là chìa khóa cho sự ổn định, thịnh vượng, đồng thời phải ưu tiên phát triển nông nghiệp. Đó là lý do vì sao tôi đến thăm Viện Nghiên cứu Nông nghiệp cùng với Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Tom Vilsack. Chúng tôi đến thăm khu đất thử nghiệm, phòng trưng bày những cải tiến nông nghiệp có thể thực hiện với sự tăng cường viện trợ phát triển của Hoa Kỳ. Trong ba thập niên qua, mặc dù thực tế canh tác vẫn vận hành theo lối cũ xuyên suốt châu Phi, xuất khẩu nông sản giảm sút mạnh. Đường giao thông vận tải hạn chế, hệ thống mương máng tưới tiêu lạc hậu, các cơ sở bảo quản nông sản kém và tập quan canh tác cũ kém hiệu quả, kể cả hạt giống không phù hợp, phân bón thiếu gây khó khăn cho người nông dân trong lĩnh vực sản xuất, đe dọa nguồn cung cấp lương thực, trừ khi vấn đề này được giải quyết, kể cả Kenya cũng như châu Phi không thể đạt được tiền năng kinh tế và xã hội hoàn hảo.
Trong quá khứ, chính phủ Hoa Kỳ đã gửi số lượng lớn viện trợ lương thực chống nạn đói ở các nước đang phát triển ở châu Phi cũng như trên thế giới. Cung cấp lúa gạo, mỳ, bột mạch miễn phí và các thứ cần thiết giúp các gia đình gặp nạn đói kém, nhưng nó lại làm ảnh hưởng lớn khả năng tồn tại thị trường nông nghiệp bản địa, khuyến khích sự phụ thuộc, hạn chế tiêu thụ sản phẩm cây nhà lá vườn, một giải pháp bền vững. Chúng tôi quyết định tìm cách tiếp cận mới, tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực của nông nghiệp địa phương, đảm bảo cơ sở hạ tầng theo yêu cầu để sản phẩm đến đúng tay người tiêu dùng. Đó là chương trình mà chúng tôi gọi là “Cung cấp lương thực cho tương lai”. Sau đó tôi đến thăm một cơ sở thành công của chương trình ở Tanzania, nơi được sự ủng hộ mạnh mẽ của tổng thống Jakaya Kikwete và Tổng thống Jayce Banda của Malawa coi trọng việc nâng cao năng xuất nông nghiệp trong nước. Chương trình “Cung cấp lương thực cho tương lai” đã giúp hơn 9 triệu gia đình có đủ lương thực và hơn 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đủ dinh dưỡng trong bữa ăn. Tôi rất hoài vọng thời gian tới chúng ta sẽ thấy người nông dân châu Phi (chủ yếu là phụ nữ) sản xuất đủ lương thực để cung cấp cho toàn châu lục đồng thời có thể xuất khẩu số hàng nông sản còn dư thừa.
Bên cạnh những tiến bộ, châu Phi vẫn còn rất nhiều vấn đề đối với các quốc gia đang xung đột và còn hỗn loạn. Có lẽ không có nơi nào trên bản đồ thế giới tình hình lại tồi tệ và ảm đạm hơn so với miền đông Congo.
Tháng 5-2009, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer, một nhà nổi tiếng đấu tranh vì quyền phụ nữ, chủ trì phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thương viện về bạo lực đối với phụ nữ trong khu vực chiến tranh. Bà dẫn chứng cuộc nội chiến kéo dài của nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo (DRC), nơi binh lính cả hai bên đều cưỡng hiếp phụ nữ, lấy đó làm lợi thế chiến thuật để thống trị cộng đồng. Ít nhất 5 triệu người đã thiệt mạng trong hơn 15 năm chiến tranh, hàng triệu phải rời bỏ quê hương, nhà cửa, khu vực Great Lake mất ổn định ở Trung Phi. Phía đông thành phố Goma chật cứng những người di cư và cũng chính nơi đây đã trở thành nơi nổi tiếng “thủ đô hiếp dâm trên thế giới”. Mỗi ngày có khoảng 38 phụ nữ, mỗi tháng gần 1100 phụ nữ đến cơ quan công quyền tố cáo bị hiếp dâm, đấy là chưa tính biết bao trường hợp không tố cáo vì sợ và xấu hổ.
Sau phiên điều trần, hai đồng nghiệp của bà, Russ Feingold và Jeanne Shaheen, gửi cho tôi một bức thư với hàng loạt kiến nghị, làm cách nào Hoa Kỳ thể hiện quan tâm lớn hơn với Công Hoà Dân Chủ Congo. Những báo cáo đến từ Goma gây ra những nỗi kinh hoàng liên quan đến chiến thuật xấu xa ngày càng mở rộng. Tôi hỏi Johnnie Carson, liệu chuyến viếng thăm cá nhân của tôi có giúp ích hữu hiệu cho tình cảnh của người phụ nữ Goma không. Johnnie nghĩ rằng, nếu tôi thuyết phục được Tổng thống Congo Joseph Kalbila đầy quyền lực này, chấp nhận giúp đỡ ra tay trừng trị thẳng thừng từ trên xuống dưới việc bạo hành giới tính, thì đây là chuyến công du rất có giá trị. Hơn nữa, thêm vào đó, không có cách nào tốt hơn thu hút sự chú ý của thế giới và phát động cuộc phản ứng mạnh mẽ từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức viện trợ quốc tế. Vì vậy, tôi quyết định viếng thăm..
Tháng 8-2009, tôi xuống phi trường Kinshasa, thủ đô đầy sắc màu rực rỡ của Cộng Hoà Dân Chủ Congo nằm trên dòng sông Congo. Ngôi sao bóng rổ của Hiệp Hội Bóng Rổ (National Basketball Association – NBA) Dikembe Mutombo, cao nghều đưa tôi vào thăm khoa nhi bệnh viện Mutombo Biamba Marie, do anh bỏ tiền xây dựng và đặt tên bệnh viện theo tên người mẹ quá cố của mình.
Tại cuộc gặp gỡ ở hội trường Thánh Joseph, tôi gặp cảnh không khí ủ rũ, buồn bã của một số thanh niên ở Kinshasa phải bỏ học. Họ thất vọng vì chế độ suy thoái, nạn tham nhũng hoành hành, đường giao thông hầu như không có hoặc không sửa chữa, trường học và bệnh viện xuống cấp trầm trọng. Tài nguyên phong phú đã bị nước ngoài cướp mất, đứng đầu là nước Bỉ, rồi đến nhà độc tài khét tiếng Mobutu (xin lỗi, tôi được nói sự thật, đã lợi dụng sự viện trợ hào phóng của Hoa Kỳ), tiếp theo là những nhà cai trị kế nhiệm ông ta.
Trong phòng họp nóng bức, ngột ngạt thêm vào nữa là tình trạng ẩm thấp. Một cậu thanh niên đứng lên hỏi khoản vay của Trung Quốc đang gây tranh cãi trong chính phủ. Anh ta có vẻ lo lắng, băn khoăn, rồi hỏi (theo người thông dịch): “Lời bà Clinton có phải là ý định của ông Bill Clinton phải không?” Câu hỏi của anh với ý đây là suy nghĩ của chồng tôi chứ không phải tôi. Trong một đất nước quá nhiều phụ nữ bị bạo hành, thiệt thòi, coi thường, câu hỏi đã làm tôi nổi giận. Tôi ngắt lời: “Này anh bạn, có phải bạn muốn biết chồng tôi nghĩ gì phải không? Tôi xin trả lời, chồng tôi hiện nay không phải là Ngoại trưởng mà chính là tôi. Vì vậy bạn muốn hỏi gì, cứ hỏi trực tiếp, tôi sẽ trả lời, còn chồng tôi không liên quan và tôi cũng không cần hỏi ý kiến ông.” Người chủ trì cuộc họp lập tức chuyển sang chủ đề khác.
Sau đó người thanh niên ấy đến xin lỗi tôi, anh ta phân trần, ý anh ta là muốn nói về Tổng thống Obama chứ không phải cựu Tổng thống Clinton và người dịch đã bị cắt xén, không chính xác. Tôi cũng cáo lỗi vì quá nóng, nhất là ở thời điểm này đã làm loãng chủ đề thông điệp mà tôi muốn gửi đến chính phủ về việc tăng cường chăm lo và bảo vệ người phụ nữ Congo.
Hôm sau, tôi rời Kinshasa trên máy bay vận tải của Liên Hiệp Quốc, sau gần ba giờ bay về phía đông Goma. Ngay lập tức tôi gặp Tổng thống Kabila trong căn lều phía sau khu nhà chính phủ gần bờ hồ Kivu.
Kabila đang rối bời với biết bao thách thức đầy khó khăn của đất nước nên ông không còn tâm trí về vấn đề khác. Vấn đề quan trọng nhất là làm sao trả lương cho binh lính, sĩ quan trong quân đội. Họ đang dao động, vô kỷ luật vì không có lương, tình trạng này kéo dài sẽ là mối đe dọa cho người dân trong khu vực dễ bị phiến quân tấn công từ trong rừng sâu nơi chúng ẩn nấp. Trong ngân khố cạn kiệt không đủ phân bổ ở Kinshasa. Không những thế, tiền chuyển đến bị lọt vào túi các quan chức tham nhũng từ trên xuống dưới, chẳng còn cắc bạc nào đến tay những người lính. Tôi đưa ra đề nghị, giúp chính phủ ông thiết lập hệ thống ngân hàng di động, như thế dễ dàng trả lương trực tiếp vào tài khoản cho từng binh sĩ. Kabila rất ngạc nhiên trước khả năng của công nghệ này và tán thành. Đến năm 2013, hệ thống này được ca ngợi “Phép nhiệm màu”, mặc dù tham nhũng vẫn tồn tại.
Sau khi gặp Kabila, tôi đến trại tỵ nạn Mugunga, người dân phải tỵ nạn ngay trên đất nước của mình. Hơn một thập niên chiến tranh đã tàn phá nhà cửa, làng mạc, thị trấn… họ buộc phải bồng bế con cái bỏ nhà cửa, tài sản tìm nơi tạm trú bất kỳ ở đâu miễn là an ninh tốt hơn. Thông thường các cuộc khủng hoảng, các trại tỵ nạn đều gặp rất nhiều khó khăn về nước sạch, vệ sinh môi trường, dịch vụ cơ bản và nhiều thách thức tiếp tục nảy sinh. Các nhân viên cả tháng nay chưa được trả lương. Dịch bệnh và bệnh còi xương suy dinh dưỡng hoành hành trong các trại tỵ nạn.
Đầu tiên tôi gặp gỡ các nhân viên cứu trợ tìm hiểu tình hình và kinh nghiệm làm việc trong trại. Sau đó gặp một người đàn ông và phụ nữ người Congo được “bầu làm đại diện” của trại, đưa tôi đi thăm các dẫy lều, một chợ cóc và trạm y tế. Hình ảnh này làm tôi rất bức xúc. Trong khi cần thiết phải giúp người tỵ nạn nơi trú ẩn tạm thời trong thời kỳ xung đột, hoặc thảm hoạ thì hầu hết các trại lại trở thành nơi tạm giam bán kiên cố, dịch bệnh tràn lan, đói khát và tuyệt vọng.
Tôi hỏi người phụ nữ đại diện, điều gì người tỵ nạn mong muốn nhất. Bà ta bảo: “Thưa, chúng tôi mong muốn nhất là tụi trẻ được đi học.” Tôi kinh hoàng, hỏi lại: “Chị bảo cái gì? Trại này không có lớp học à? Chị ở đây bao lâu rồi?” Chị ta trả lời: “Dạ, gần một năm.” Thế có điên không chứ. Càng tìm hiểu lại càng có nhiều câu hỏi đặt ra. Tại sao người phụ nữ khi đi kiếm củi, đi lấy nước sạch cũng bị cưỡng hiếp? Tại sao ban lãnh đạo không tổ chức đội tuần tra bảo vệ phụ nữ ra vào trại? Tại sao các cháu bé chết vì tiêu chảy có phải vì trạm y tế không đủ thuốc? Có phải tại chúng tôi và các nhà tài trợ chưa làm tốt công việc, cũng chưa áp dụng những kinh nghiệm học được từ các trại tỵ nạn ở những nơi khác?
Trong những bộ quần áo sặc sỡ, chứa chan tình cảm, đầy nhiệt huyết người trong trại vây quanh tôi mỗi khi đi đến đâu, họ vẫy tay, mỉm cười, hò hét, nêu ý kiến. Qua đây mới thấy tinh thần chịu đựng và sự bền bỉ của những người tỵ nạn đã phải đối mặt với quá nhiều mất mát và đau khổ vì bị chiến tranh tàn phá. Các nhân viên, bác sĩ, tư vấn của các tổ chức phi chính phủ (NGO), Liên Hiệp Quốc đã ra sức làm việc những gì họ có thể trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như thế này. Hàng ngày họ phải hàn gắn những vết thương tinh thần cũng như thể chất những người phụ nữ bị hãm hiếp do băng nhóm gây ra, chúng chẳng cần biết người bị hại là đàn bà hay trẻ em, đi làm thậm chí đi bách bộ cũng bị cưỡng hiếp. Mặc dầu tôi phê phán những thiếu sót nhưng tôi thật sự khâm phục những việc làm của họ mà tôi đã nhìn thấy.
Từ trại tỵ nạn tôi đến HEAL Phi châu, một bệnh viện chuyên khoa điều trị cho các nạn nhân nữ bị bạo hành tình dục và hiếp dâm. Trong một căn phòng nhỏ, tôi đã nghe được câu chuyện của hai người phụ nữ sống sót sau khi bị tấn công tình dục tàn bạo, đã để lại cho họ tổn thương tinh thần và thể xác rất nặng nề.
Nếu trong chuyến viếng thăm này, những gì tôi nhìn thấy tồi tệ nhất của nhân loại thì tôi cũng nhìn thấy những vấn đề tốt đẹp nhất, đặc biệt là những người phụ nữ, họ bình phục sau cuộc hãm hiếp hay đánh đập, họ quay trở lại trong rừng tìm kiếm những người phụ nữ khác bị bỏ rơi cho đến chết. Trong suốt chuyến viếng thăm Cộng Hoà Dân Chủ Congo, tôi có được nghe câu tục ngữ cổ của ngưới Phi châu: “Đêm dài đến mấy thì ngày vẫn cứ đến”. Những người phụ nữ này, họ đang cố gắng hết sức để ngày đẹp trời đến sớm hơn và tôi cũng sẽ tìm mọi cách giúp đỡ họ ước vọng ấy.
Tôi thông báo, Hoa Kỳ sẽ viện trợ trên 17 triệu Mỹ kim cho cuộc chiến chống bạo lực tình dục ở Cộng Hoà Dân Chủ Congo. Số tiền tài trợ về chăm sóc y tế, tư vấn, hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ pháp lý cho các nạn nhân. Gần 3 triệu Mỹ kim sử dụng vào việc tuyển mộ, đào tạo nhân viên cảnh sát nhằm bảo vệ phụ nữ và bé gái, phục vụ công việc điều tra bạo lực tình dục, đồng thời cử các chuyên gia công nghệ giúp phụ nữ, nhân viên trực tiếp làm việc biết sử dụng điện thoại di động, lập hồ sơ, viết báo cáo tình trạng bạo lực.
Trở về Hoa Kỳ, chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ nhằm mục tiêu khai thác và bán “khoáng chất tranh chấp” gây quỹ tài trợ cho các lực lượng dân quân tiếp tục chiến đấu. Một số khoáng chất này đã được sử dụng vào các mặt hàng tiêu dùng công nghệ cao, bao gồm cả trong điện thoại di động.
Hơn một tháng sau chuyến công du Goma, cuối tháng 9-2009, tôi chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chủ đề tập trung vào phụ nữ, hoà bình và an ninh, nơi tôi đề xuất vấn đề bảo vệ phụ nữ, trẻ em trong các hình thái bạo lực tình dục tràn lan mà tôi đã chứng kiến ở Congo, một ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trên thế giới. Tất cả 15 thành viên trong Hội đồng đều nhất trí thông qua. Nhưng mọi vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong một đêm, nó mới chỉ là sự khởi đầu.
Một quốc gia đang có nhiều hy vọng trong tương lai, nhưng quá khứ vẫn còn đè nặng đau buồn cũng như hiện tại, đó là nhà nước Nam Sudan. Đây là quốc gia mới nhất được thành lập trên thế giới, sau khi giành được độc lập từ Sudan vào tháng 7-2011, trải qua nhiều thập niên đấu tranh và xung đột. Khi tôi viếng thăm vào tháng 8-2012, Nam Sudan và Sudan lại lâm vảo cuộc tranh chấp tàn khốc.
Sudan chia rẽ bởi tôn giáo, sắc tộc và chính trị kể từ giữa thế kỷ thứ XX. Từ năm 2000, nạn diệt chủng xảy ra ở khu vực Darfur, cuộc chiến xảy ra dữ dội do tranh chấp về đất đai, nguồn tài nguyên giữa miền bắc Arab với miền nam Thiên chúa giáo đã cướp đi hơn hai triệu rưỡi sinh mạng, tội ác đối với người dân không sao kể xiết, rất nhiều người dân phải tỵ nạn sang các nước láng giềng. Cuối cùng một Thỏa thuận Hoà Bình toàn diện được ký vào năm 2005, bao gồm khu vực phiá nam có thể có cuộc trung cầu dân ý về thành lập nhà nước độc lập. Nhưng đến năm 2010, cuộc đàm phán đổ vỡ, cuộc trưng cầu dân ý bị đình trệ. Thỏa thuận hoà bình bên bờ sụp đổ, khả năng tái xung đột rất cao. Với sự cố gắng vượt bậc của Hoa Kỳ và Liên minh châu Phi cùng các tổ chức quốc tế khác, hai bên đã bắt đầu giảm căng thẳng. Cuối cùng, cuộc bỏ phiếu nhà nước độc lập được tổ chức vào tháng 1-2011, đến tháng 7-2011 nhà nước Nam Sudan ra đời, trở thành quốc gia thứ 54 của lục địa châu Phi.
Rất đáng tiếc, các thỏa thuận hoà bình năm 2005 còn một số vấn đề quan trọng chưa được giải quyết. Hai bên đều tuyên bố riêng về khu vực biên giới, nơi thường xuyên tranh chấp bằng vũ lực, nguyên nhân chính là nguồn dầu mỏ. Lý do là chưa minh bạch, rõ ràng về phân chia vùng địa lý, Nam Sudan may mắn có nguồn dầu mỏ lớn còn Sudan thì không, nhưng Nam Sudan là quốc gia không có bờ biển và thiếu hệ thống lọc dầu, hệ thống vận chuyển tiêu thụ, trong khi đó Bắc Sudan lại có. Có nghĩa là cả hai cừu địch vẫn cần sự hỗ trợ lẫn nhau, quan hệ đối tác cộng sinh không thể tách rời.
Chính phủ Sudan ở Khartoum, vẫn nhức nhối vì mất sự kiểm soát lãnh địa phía nam, đòi giá cắt cổ về việc xử lý, vận chuyển dầu thô của Nam Sudan, đồng thời tịch thu số dầu vì Nam Sudan từ chối thanh toán. Để trả đũa, tháng 1-2012, Nam Sudan đóng cửa hoàn toàn các khu vực khai thác dầu. Chỉ trong vài tháng, hai nước lâm vào tình trạng đối đầu bằng súng đạn. Kinh tế cả hai bên vốn yếu kém, nay lâm vào tình trạng sụp đổ. Lạm phát tăng vọt. Hàng triệu gia đình có nguy cơ thiếu lương thực. Binh sĩ hai bên chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới, nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra ở khu vực biên giới giàu dầu mỏ. Nó đang diễn ra trong một kịch bản “được ăn cả, ngã về không”.
Vì vậy, tháng 8, tôi sang Juba, thủ đô của nước Nam Sudan mới, làm trung gian tìm kiếm thỏa thuận. Vấn đề này đã mất nhiều năm kiên nhẫn trong ngoại giao nhằm chấm dứt nội chiến và một quốc gia mới hình thành, vì thế chúng ta không thể để thành quả ấy mất đi một cách dễ dàng. Hơn nữa phải rất khó khăn thuyết phục các nước đói năng lượng trên thế giới giảm tiêu thụ dầu của Iran, chuyển sang sử dụng các nguồn cung cấp mới, vì thế chúng ta không thể ngồi yên nhìn các khu khai thác dầu mỏ của Nam Sudan bị đình trệ và không thể cung cấp cho thị trường đang đòi hỏi.
Nhưng tân Tổng thống Nam Sudan, Salva Kiir không quan tâm. Ông giải thích với tôi vì sao Nam Sudan không thể thỏa hiệp với Bắc Sudan về vấn đề dầu mỏ. Những bất đồng về giá dầu, lọc dầu và vận chuyển chỉ là cái cớ: nguyên nhân chính vẫn là viết sẹo trong chiến tranh giành tự do vẫn chưa vượt qua được nỗi kinh hoàng của quá khứ, thậm chí ngay cả Bắc Sudan đói năng lượng mà họ cần phải có để phát triển. Khi Tổng thống dừng lời, tôi đưa ra chiến thuật khác, lấy bản copy bài “dư luận” của tờ Thời báo New York đăng cách đây mấy hôm trong cặp tài liệu, để lên bàn. Tôi nói với ông: “Trước khi chúng ta thảo luận thêm tôi đề nghị Tổng thống đọc qua bài viết này.” Tổng thống Salva Kiir tỏ vẻ tò mò, một hành vi bất thường trong cuộc họp ngoại giao cấp cao, ông bắt đầu đọc và mắt ông mở to. Chỉ vào bên lề tờ báo, ông nói: “Anh ấy là lính của tôi.” Tôi đáp: “Vâng, đúng vậy, nhưng bây giờ anh ta là người vì hòa binh. Anh ấy nhớ lại, ngày xưa ngài chiến đấu vì tự do, vì phẩm giá con người, chứ không phải vì dầu mỏ.”
Giám mục Elias Taban, một trong những người khả kính tôi đã từng gặp. Ông sinh năm 1955 tại thành phố Yei, Nam Sudan, lúc bấy giờ vẫn còn dưới quyền cai trị của Anh quốc. Đúng vào ngày lực lượng Bắc Sudan tàn sát hàng chục người dân thị trấn thì mẹ ông trở dạ, bà bế đứa con vừa mới sinh, còn đỏ hỏn chạy trốn vào rừng sâu. Cuống rốn của bé vẫn chưa kịp cắt, cắt xong, người mẹ phải nhai nắm lá rừng dịt vào rốn để cầm máu cho con. Ẩn nấp trong rừng ba ngày, bà mới dám bế con về nhà. Elias Taban lớn lên trong tình trạng nội chiến kéo dài. Cùng với cha, anh phải đi lính ở lứa tuổi 12. Mặc dù tuổi cao, bố của Taban cuối cùng cũng đưa được đứa con đến biên giới Uganda và bảo anh chạy trốn. Lang thang bên biên giới, anh được nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc phát hiện, cứu giúp.
Năm 1978, Elias trở lại miền Nam Sudan, sống ở Juba. Ông gặp các nhà truyền giáo từ Kenya, ông tự thấy mình là người thuộc về đức tin. Ông tốt nghiệp kỹ sư công chính và môn thần học, nhưng tiếp tục học tiếng Anh, tiếng Lingala, Arabic, Bari và Swahili. Khi chiến tranh nổ ra lần nữa vào những năm 1980s, Giám mục Taban cùng vợ, bà Anngrace, tham gia Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan, chiến đấu cho nền độc lập Nam Sudan. Sau khi hiệp định hoà bình ký kết năm 2005, ông đã cống hiến hết sức mình thúc đẩy hoà giải và phát triển bền vững, đồng thời cùng với giáo hữu xây dựng trường học, trại mồ côi, bệnh viện và đào giếng lấy nước sạch cho dân chúng.
Tháng 7-2012, cuộc xung đột khốc liệt lại xảy ra giữa Bắc và Nam Sudan, Giám mục Taban kêu gọi giải pháp hoà bình. Bài “dư luận” của ông gây ấn tượng với tôi, có đoạn viết: “Mọi sự kiện đều có lý do của nó, nhưng biết hướng về tương lai, chấm dứt chiến tranh bằng cách bỏ qua những sai lầm trong quá khứ, có thế chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp”. Đây là điều mà mọi tầng lớp nhân dân kể cả chính khách rất khó nhận ra và khó chấp nhận, nhưng lại là điều cơ bản, quan trọng trong một nơi mà các thành phần trong xã hội vẫn còn mang nặng mỗi hận thù của các cuộc xung đột cũ.
Nhìn Tổng thống Kiir đọc bài viết của người đồng đội cũ, sự bướng bỉnh của ông đã mềm lại. Có lẽ đây là lúc nên đi thẳng vào vấn đề, tôi cố nhấn mạnh ngụ ý “một chút hy vọng vẫn hơn là chẳng hoài vọng gì”. Cuối cùng Tổng thống Kiir đồng ý tái hội đàm với Bắc Sudan tìm giải pháp thỏa hiệp về giá dầu mỏ. Đến 2 h 45 sáng hôm sau, sau một cuộc đàm phán kéo dài tại Ethiopia, hai bên đã đạt được thỏa thuận, một lần nữa nguồn dầu mỏ lại bắt đầu chảy.
Đây là bước đi đúng hướng, nhưng chưa phải mọi chuyện đã kết thúc. Căng thẳng vẫn còn âm ỉ với các nước láng giềng và tại chính quốc gia Nam Sudan. Cuối năm 2013, một số bộ tộc với những hận thù cá nhân cũ đã nổ ra một cuộc xung đột dữ dội đe dọa sự phân chia đất nước thành nhiều khu vực. Tính đến năm 2014, tương lai của quốc gia Nam Sudan non trẻ hoàn toàn chưa ổn định.
Tháng 8, trước khi rời Juba, tôi yêu cầu được gặp Giám mục Taban để cám ơn với danh nghĩa cá nhân về những lời phát biểu mạnh mẽ của ông. Khi ông và phu nhân đến Toà đại sứ Hoa Kỳ, ông đã thể hiện sự năng động và lòng nhiệt tình hơn những gì tôi mong đợi, ông kinh ngạc và vui sướng vô cùng khi nghe tôi kể chuyện về bài “dư luận” ở Phủ Tổng thống.
Tháng 9-2013, tôi mời Giám mục Taban đến dự Hội nghị Sáng kiến Toàn cầu Clinton ở New York, trao tặng ông huân chương Công dân Toàn cầu vì những nỗ lực không mệt mỏi kiến tạo hoà bình của ông. Ông phát biểu trước đại biểu, sự đóng góp của Mỹ trong việc tranh chấp dầu mỏ “là ý nguyện của Chúa Trời” trong khi đất nước ông vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách tức và nền hoà bình vẫn còn mong manh dễ đổ vỡ. Sau đó ông chỉ vào một cháu bé mới 8 tháng tuổi đang ngồi trên đùi vợ ông ở ghế dưới. Đó là đứa bé bị bỏ rơi trong rừng gần Yei vào tháng Hai. Cảnh sát đã kêu gọi vợ chồng Giám mục Taban giúp đỡ. Sau một thời gian tìm kiếm mẹ cháu bé nhưng không được, bà Anngrace, vợ ông bảo: “Đây là ý trời ban cháu bé cho chúng ta, chúng ta không có lựa chọn nào cả, hãy thương yêu và nuôi dưỡng cháu bé.” Nhưng viên cảnh sát rất vui nhưng vội bảo: “Giám mục, đợi một chút, dây rốn cháu bé chưa cắt.” Câu chuyện này giống hệt như những gì đã xảy ra với chính Giám mục, hai người bế Little John về nhà, nuôi cùng với 4 đứa con nuôi ông bà nhận từ trước, một đất nước vẫn còn vô vàn khó khăn để nuôi dưỡng ngay cả với chính đứa con mình sinh ra.
Trong nhiều thập niên, Somalia một trong những nước nghèo nhất bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trên thế giới, một quốc gia cổ xưa sụp đổ. Sự xung đột giữa các lãnh chúa và bọn cực đoan, hạn hán kéo dài, nạn đói lan rộng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây cho 40% dân số cần được cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Đối với người Mỹ, cái tên Somalia gợi lại những ký ức đau buồn về sứ mệnh cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc do Tổng thống George HW Bush (Bush cha- ND) đưa ra vào cuối năm 1992 gặp khó khăn vì số lương thực ấy khó đến tay những người bị nạn đói hành hạ mà không muốn có sự can thiệp của các lãnh chúa đang xung đột trong khu vực. Khi chồng tôi đắc cử Tổng thống vẫn tiếp tục sứ mệnh cứu trợ. Thảm kịch của sự cố “Black Hawk Down” đã làm 18 binh sĩ Mỹ thiệt mạng tại Mogadishu, hình ảnh khó quên đầy nguy hiểm về sự tham gia của Hoa Kỳ ở các điểm nóng bất ổn trên thế giới. Bill Clinton đã rút quân ra khỏi Somalia và 15 năm sau vẫn không đưa lực lượng quân đội tham gia ở Phi châu, mặc dù vẫn hoạt động nỗ lực về chính trị và nhân đạo.
Nhưng đến năm 2009, vấn đề Somalia trở lên trầm trọng, buộc Hoa Kỳ không thể bỏ qua. Các nhóm bạo lực cực đoan Al Shabaab có liên hệ trực tiếp với al Qaeda, trở thành mối đe doạ hiện hữu ngày một gia tăng trên toàn khu vực. Cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 đã rút ra bài học về sự thất bại khi không tham gia tấn công những kẻ thù ngoài biên giới. Bọn cướp biển Somalia giờ đây cũng là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với hệ thống vận chuyển hàng hải quốc tế ở Vịnh Aden, Ấn Độ Dương được đánh dấu bằng vụ cướp tầu Maersk Alabama tháng 4-2009, được dựng thành film “Thuyền trưởng Philips” năm 2013. Vì vậy, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đều quan tâm đến việc bắt bọn phiến loạn Somalia đã bị bỏ qua trong thời gian dài, lập lại trật tự, ổn định cho vùng Sừng Phi châu. Với những tác động lớn đối với an ninh quốc gia của chúng ta, một câu hỏi được đặt ra: Bom đạn hay sự Tăng trưởng kinh tế.
Mùa xuân và mùa hè 2009, bọn Al Shabaab đang ở thế thượng phong áp đảo các lực lượng của chính phủ chuyển tiếp yếu kém ở thủ đô Mogadishu, trong khi được binh sĩ Liên minh châu Phi bảo vệ. Các phần tử cực đoan đã chiếm được khu vực thành phố chỉ cách Phủ Tổng thống vài khu phố. Tôi trao đổi với Johnnie Carson: “Chúng ta không được để chính phủ Somalia thất bại, không để cho quân phiến loạn Al Sahbaab giành chiến thắng.” Sau đó, Johnnie nói với tôi, cả đêm qua anh thao thức và đã tìm ra giải pháp giải cứu nhanh chóng, có hiệu quả đủ sức ngăn chặn quân khủng bố giành thắng lợi. Điều khẩn cấp hiện nay là phải bơm tiền cho chính phủ để trả lương cho binh sĩ, mua quân trang quân dụng, vũ khí chống quân phiến loạn cực đoan. Tôi ủng hộ ý tưởng Johnnie cung cấp tất cả những gì mà quân đội chính phủ Somalia cần có. Mùa hè năm đó, Johnnie thu xếp đủ khoản tiền cần thiết, đồng thời lập ban kiểm tra tài chính theo dõi quỹ sử dụng. Bộ Ngoại giao tìm kiếm nhà thầu vận chuyển vũ khí hạng nhẹ qua đường hàng không tới Uganda, tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng đủ cung cấp cho quân đội Somalia đang bị bao vây, giúp họ đủ sức đẩy lùi phiến quân Al Shabaab.
Tháng Tám, tôi sắp xếp buổi hội kiến với Tổng thống Sheikh Sharif Ahmed, chính phủ chuyển tiếp của Somalia. Ông tới Nairobi đến toà Đại sứ Hoa Kỳ hội đàm. Sheikh Sharif một học giả Hồi giáo dòng Khổ hạnh, từng tham gia cuộc chiến nhưng bất thành nhằm thay thế chính phủ bằng hệ thống pháp luật của tòa án tôn giáo (tuy vậy ông cũng được ngợi ca thành công trong việc đàm phán thả các con tin là trẻ em bị bắt cóc). Sau khi thua trên chiến trường, nhưng lại thắng trong cuộc cuộc bỏ phiếu, lúc này ông hầu như tập trung vào việc bảo vệ nền dân chủ mong manh và nâng cao đời sống của nhân dân Somalia. Nhưng nếu chính phủ của ông bị Al Shabaab đánh bại thì chả còn gì phải thảo luận nữa.
Tôi gặp Shaikh Sharif, người đàn ông trông trẻ hơn nhiều ở tuổi 45, thông minh, trực tính. Ông đội chiếc mũ của đạo Hồi màu trắng, bộ com-lê thương gia màu xanh da trời, cài huy hiệu cờ Somalia và Hoa Kỳ trên ve áo vét. Trông thật đẹp, chiếm được cảm tình của tôi. Trong cuộc trò chuyện, ông thẳng thắn nói về những thách thức lớn lao mà đất nước ông phải đối mặt cũng như yếu kém dễ sụp đổ của chính phủ Somalia. Tôi nói với ông, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gừi hàng triệu Mỹ kim viện trợ quân sự, đẩy mạnh đào tạo cùng các hỗ trợ khác cho quân đội chính phủ. Nhưng đổi lại, chính phủ Somalia phải cam kết thực hiện những tiến bộ thật sự, hướng tới thiết lập một nền dân chủ toàn diện, hoà giải, đoàn kết với tất cả các phe phái. Muốn làm được điều ấy, các chính khách phải thể hiện sự quyết tâm, đặc biệt từ chính bản thân Tổng thống Shaikh Sharif.
Trong khi trao đổi, tôi tự hỏi: Liệu ông ta có dám bắt tay tôi? Đây không phải là câu hỏi tôi thường hay đặt ra với cương vị cùa người đứng đầu ngành ngoại giao của một cường quốc mạnh nhất thế giới, mặc dù vấn đề phân biệt giới tính vẫn còn nặng nề ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay ở một số quốc gia bảo thủ nhất, người phụ nữ cũng có thể quan hệ chút tối thiểu với người ngoài gia đình, họ mạc, còn tôi hầu như luôn luôn được mọi người nể trọng. Nhưng người học giả Hồi giáo bảo thủ này có nguy cơ bị những người ủng hộ xa lánh, kỳ thị khi bắt tay người phụ nữ lạ mặt trước công chúng, dù người phụ nữ ấy là Ngoại trưởng Hoa Kỳ?
Kết thúc hội đàm, chúng tôi ra ngoài, tổ chức cuộc họp báo. Tôi chia sẻ niềm tin với người đại diện chính phủ Sheikh Sharif “niền hy vọng lớn nhất của tôi trong một thời gian nữa sẽ tốt đẹp” trong tương lai. (Tôi nói riêng với Johnnie, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để quốc gia này hồi phục). Lúc chia tay, tôi rất vui khi Sheikh Sharif nắm chặt bàn tay tôi rồi lắc mạnh một cách chân thành. Một nhà báo Somalia nhìn thấy đã kêu váng lên, liệu cử chỉ ấy có vi phạm luật Hồi giáo hay không. Sheikh Sharif chỉ nhún vai và mỉm cười.
Năm 2009, chính quyền Obama tăng cường hỗ trợ cho chính quyền chuyển tiếp và các lực lượng đồng minh của Liên minh châu Phi. Gần 10 triệu Mỹ kim viện trợ với mục tiêu chuyển sang thế phản công bọn Al Shabaab. Bộ Ngoại giao kết hợp với Bộ Quốc phòng tăng cường huấn luyện hàng ngàn quân Somalia ở Uganda, sau đó đưa họ trở về Mogadishu, cung cấp lương thực thực phẩm, lều bạt, xăng dầu và những thiết bị cần thiết. Ngoài ra, chúng ta còn tăng cường đào tạo, hỗ trợ lực lượng giữ gìn hoà bình châu Phi chiến đấu bên cạnh quân đội Somalia. Quân tiếp viện của chúng tôi được chuyển qua đường hàng không tới Uganda, Burundi, Djibouti, Keneya và Sierra Leone.
Để chống bọn hải tặc, chúng tôi thiết lập lực lượng đặc nhiệm cùng với Bộ Quốc phòng, với nhiều cơ quan khác hoạt động cùng với đồng minh, với các đối tác trên thế giới, tạo thành một lực lượng hải quân quốc tế tuần tra những vùng biển thường gặp nguy hiểm. Ngay đến Trung Quốc ít khi tham gia nhưng nay cũng đóng góp. Tính đến năm 2011, các cuộc tấn công của hải tặc Somalia ở ngoài khơi vùng Sừng châu Phi đã giảm 75%.
Để góp phần tăng cường giúp đỡ chính phủ chuyển tiếp còn yếu kém, chúng tôi cử các cố vấn kỹ thuật giám sát việc phân phối, tăng trưởng phát triển kinh tế. Cuối cùng ánh sáng đã trở lại Mogadishu, đường phố lại quang đãng, sạch sẽ trở lại. Viện trợ nhân đạo khẩn cấp của đã cứu sống người dân Somalia nghèo đói, cho họ niềm hy vọng, sức mạnh cần thiết để từ chối tham gia các cuộc nổi dậy của bọn cực đoan và bắt tay vào việc xây dựng đất nước.
Để cung cấp cho kế hoạch trong tương lai, chúng tôi đưa ra một kế hoạch chủ động ngoại giao với các nước láng giềng Đông Phi của Somalia, với cộng đồng quốc tế theo lộ trình hoà giải chính trị, thành lập chính phủ dân chủ ổn định, đại diện cho tất cả thị tộc, lãnh địa của quốc gia. (Chính phủ “chuyển đổi” đã xảy ra nhiều lần trong những năm qua, nhưng chỉ có một vài dấu hiệu tiến bộ).
Những năm tiếp theo, thời tiết ở Somalia khắc nghiệt gây hạn hán trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình tăng cường thể chế dân chủ trên lộ trình của quốc tế. Rất nhiều lần tưởng chừng mọi việc đình trệ, phiến quân Al Shabaab gần như hồi sinh, tăng cường chiến tranh chiến thuật trên chiến trường. Các phần tử cực đoan tái thực hiện các cuộc khủng bố, kể cả cuộc đánh bom tự sát tháng 10-2010 ở Mogadishu, sát hại hơn 70 người trong đó đa số là sinh viên học sinh đang chờ báo tin kết quả cuộc thi. Nhưng tháng 9-2011, các nhà lãnh đạo chủ chốt các phe phái chính trị khắp nơi gặp gỡ, cam kết thực hiện đúng lộ trình, hoàn thành Hiến pháp mới, bầu chọn chính phủ mới vào giữa năm 2012. Trong khoảng thời gian ngắn, họ đã thực hiện được rất nhiều việc, nhưng ít nhất đã vạch ra được kế hoạch và có những cam kết.
Tháng 8-2012, chỉ trước vài tuần Somalia tổ chức bầu cử chọn nhà lãnh đạo quốc gia mới, một lần nữa tôi gặp Sheikh Sharif ở Nairobi. Chúng tôi tham dự với các vị tộc trưởng, các phe phái của Somalia. Tôi biểu dương, ca ngợi những thành quả tốt đẹp mà họ giành được, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng về cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực trong hoà bình. Đây cũng chính là thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ về quỹ đạo của Somalia đi đến hoà bình và dân chủ.
Tháng Chín, Hassan Sheikh Mohamud được bầu làm Tổng thống, một chính phủ bền vững mới ra đời. Số phiếu Sheikh Sharif thu được xếp thứ hai, ông cúi đầu ngưỡng mộ người đắc cử một cách trân trọng.
Hoạt động ngoại giao của chúng tôi hỗ trợ Somalia, phối hợp với chiến dịch quân sự chống bọn Al Shabaab, đồng thời phát triển các mối quan hệ gần gũi hơn nữa với các nước vùng Đông Phi châu, tăng cuờng khả năng của Liên minh châu Phi dẫn đầu các giải pháp giải quyết các vấn đề ở châu Phi.
Tháng 8-2012, tôi viếng thăm căn cứ quân sự Kasenyi, gần Hồ Victoria ở Uganda, gặp gỡ, nói chuyện với lực lượng Hoạt động Đặc nhiệm Hoa Kỳ đang huấn luyện, đào tạo, hỗ trợ các lực lượng châu Phi. Họ cho tôi xem những máy bay do thám không người lái Raven loại nhỏ, giúp quân đội Liên minh châu Phi truy lùng Al Shabaab. Nó giống như chiếc máy bay đồ chơi cho con trẻ, tôi cầm trên tay, thật bất ngờ nó rất nhẹ. Nhưng máy bay được lắp hệ thống camera cực kỳ hiện đại, chính phủ Uganda rất vui vì được trang bị loại máy bay hiện đại này.
Tôi thật vui vì sự đổi mới kỹ thuật của Hoa Kỳ đã có những tác động tích cực trong cuộc chiến, tôi nói với binh sĩ Mỹ và binh sĩ Uganda, hy vọng chúng ta sử dụng công nghệ tiến tiến mới này, giúp tăng tốc độ tìm kiếm, bắt tên lãnh chúa khét tiếng Joseph Kony. Y và đồng bọn của “Kháng chiến Quân vì Thượng đế” (LRA), tàn phá khắp các vùng Trung Phi châu trong nhiều năm qua, đem quân đến từng gia đình bắt cóc trẻ em, chúng bắt bé gái làm nô lệ tình dục, bé trai buộc phải tham gia đội ngũ quân phiến loạn. Sự tàn sát đẫm máu, man rợ của y đã làm hàng chục ngàn người châu Phi phải rờ bỏ nhà cửa quê hương và người dân sống trong sợ hãi. Tội ác diệt chủng của Kony được công bố trong phim tài liệu đăng tải trên mạng internet năm 2012 trên toàn thế giới. Từ lâu tôi căm ghét những hành động bỉ ổi, xấu xa của tên quái vật này đã gây ra cho trẻ em ở Trung Phi, rất mong bắt được và đưa y ra trước công lý. Tôi kêu gọi Nhà Trắng giúp đỡ, phối hợp giữa ngoại giao, quân sự, tình báo tìm mọi cách bắt hay tiêu diệt Kony và tổ chức LRA của chúng.
Tổng thống Obama quyết định triển khai một trăm lính trong Đội đặc nhiệm Hoa Kỳ hỗ trợ, đào tạo người Phi châu săn lùng tên bạo chúa Kony. Để ủng hộ, tôi cử các chuyên viên Bộ Ngoại giao từ Cục Chiến dịch Yển trợ Xung đột và Bình định, mới được thành lập, tăng khả năng yểm trợ các điểm nóng của Bộ Ngoại giao. Nhóm dân sự đến đây từ vài tháng trước bên quân đội, bắt đầu lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương. Được sự giúp đỡ, động viên của các thủ lãnh thôn xã và các tộc trưởng khác bắt đầu công tác vận động binh lính LRA đào tẩu, bao gồm giúp đỡ lập một đài phát thanh. Tuy đây chỉ là một nhiệm vụ nhỏ, nhưng nó thể hiện tiềm năng những gì chúng ta có thể đạt được khi binh sĩ và các nhà ngoại giao ba cùng (cùng ăn - cùng ở - cùng làm - MREs). Đúng là một hành động thể hiện sức mạnh thông minh. Giờ đây, nếu sử dụng máy bay do thám không người lái ghi hình xuyên được qua những tán lá dày của rừng rậm xác định nơi Kony ẩn náu, chúng ta có thể chấm dứt tội ác diệt chủng của y. Tháng 3-2014, Tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tăng thêm lực lượng Hoạt động Đặc nhiệm và máy bay do thám để truy lùng. Các cộng đồng quốc tế cũng tăng cường hoạt động cho đến khi tìm ra và tiêu diệt chúng.
Trong khi đó, ở Somalia, phần lớn lãnh thổ do bọn A Shabaab chiếm đóng đã rơi vào tay chính phủ. Nhưng chúng vẫn là mối đe dọa nguy hiểm, không những đối với Somalia mà cả khu vực rộng lớn. Chúng ta đã thấy hậu quả thảm khốc vào tháng 9-2013, khi quân khủng bố tấn công trung tâm thương mại ở Nairobi làm chết hơn 70 người. Trong số người thiệt mạng có Rlif Yavuz, 33 tuổi, y tá Hà Lan làm việc cho tổ chức Sáng kiến Tiếp cận Y tế Clinton (The Clinton Health Accesss Initiative – CHAI), một tổ chức y tế phòng-chống HIV/AIDS và các dịch bệnh khác. Chị mang thai tám tháng rưỡi, chồng chị là người Úc, Ross Langdon, cùng đứa con trong bụng đều bị sát hại. Nhà tôi (Bill Clinton) vừa mới gặp Elif các đây 6 tuần trong chuyến công du Tanzania, vẫn còn nhớ, Elif được các bạn đồng nghiệp rất quý mến, sau khi nhớ lại những kỷ niệm, Bill nói: “Elif là cô gái xinh xắn, đang bụng mang dạ chửa, tôi đã đùa, quả quyết với cô rằng tôi đã từng được làm bố những đồ chơi con nít của hãng Lamaze và cũng thường phải chơi với con bất cứ lúc nào nó muốn.” Khi Bill đến chia buồn với thân mẫu Elif, bà bảo, Elif đã đặt tên cho cháu bé theo tiếng địa phương Swahili, Tình Yêu và Cuộc sống. Câu chuyện này thật đau lòng cho tất cả mọi người, đồng thời nhắc nhở rằng kẻ khủng bố vẫn còn đó, một thách thức khẩn cấp đối với chúng ta và thế giới.
Như tất cả những người hoạt động ở các nước phát triển, Elif cống hiến cuộc đời mình cho những người mắc chứng bệnh thế kỷ HIV/AIDS và các dịch bệnh khác, bao gồm cả dịch sốt rét. Với châu Phi, đây là thách thức lớn lao, có tầm quan trọng trong sự phát triển lâu dài, thịnh vượng và hoà bình. Năm 2003, Tổng thống Goerge W. Bush đưa ra kế hoạch đầy tham vọng, Kế họach Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống về AIDS (gọi tắt là PEPFAR). Hiện nay trên thế giới có khoảng 35 triệu người nhiễm HIV, trong đó chiếm 70% sống ở châu Phi vùng Hạ sa mạc Sahara.
Khi trở thành Ngoại trưởng tôi quyết định tiếp tục hỗ trợ và mở rộng chương trình PEPFAR đồng thời thuyết phục Dr. Eric Goosby làm người phụ trách chương trình điều phối viên toàn cầu phòng chống AIDS của chúng tôi tham gia chương trình này. Ông là bác sĩ ở San Francisco vào đầu thập niên 1980s, người đầu tiên điều trị cho bệnh nhân với căn bệnh bí hiểm mà sau này được xác nhận là AIDS. Sau đó, ông tham gia trong chính quyền Clinton phụ trách chương trình mang tên Ryan White, một thanh niên Mỹ bị nhiễm bệnh HIV do truyền máu.
Tháng 8-2009, Eric và tôi đến khu điều trị PEPFAR ở ngoại ô Johannesbug, Nam Phi. Tại đây, chúng tôi đã gặp tân Bộ trưởng Y tế Nam Phi, bác sĩ Aaron Motsoaledi. Tháng 5, Tổng thống Nam Phi, Jacob Zuma bổ nhiệm Motsoaledi làm Bộ trưởng, báo hiệu sự chuyển hướng thay đổi đường lối của người tiền nhiệm về vấn đề HIV/AIDS, hướng tới nỗ lực mạnh mẽ mới phòng và chống căn bệnh này. Trong buổi đầu gặp gỡ, Motsoaledi nói với tôi, Nam Phi không đủ khả năng tài chính để mua thuốc điều trị cho tất cả các bệnh nhân trong chin tỉnh thành, yêu cầu được Hoa Kỳ giúp đỡ.
Đây là vấn đề thường gặp. Bắt đầu từ năm 2002, Bill và nhóm CHAI dưới sự lãnh đạo của Ira Magaziner làm việc với các nhà sản xuất dược phẩm đề nghị hạ giá thành các loại thuốc điều trị bênh HIV/AIDS, giúp cho hàng triệu người có đủ khả năng mua thuốc mà họ cần. Đến năm 2014, hơn 8 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới được mua thuốc điều trị HIV/AIDS với giá rất thấp nhờ một phần nỗ lực đóng góp không nhỏ của CHAI. Giá thuốc không phải hơi giảm mà giảm tới 90% theo đơn giá.
Tuy vậy, năm 2009, mặc dù Nam Phi có xí nghiệp lớn sản xuất thuốc đặc chủng, chính phủ vẫn phải mua số lượng lớn thuốc antiretrovirus (điều trị sớm bằng loại thuốc này có tác dụng hạn chế sự lây truyền của HIV/ADIS - ND). Tổ chức PEPFAR, CHAI và Gates Foundation đã làm việc với xí nghiệp để chuyển đổi phương thức sản xuất dạng thuốc đặc chủng, mặt hàng này vẫn được sử dụng rất lớn. Chính quyền Obama đã đầu tư 120 triệu Mỹ kim vào năm 2009 và 2010, giúp Nam Phi giảm giá thành chi phí thuốc men. Kết quả, số người được điều trị bằng thuốc đặc hiệu đã tăng gấp đôi. Đến cuối nhiệm kỳ của tôi, rất nhiều người đã được điều trị bằng thuốc đặc hiệu ở Nam Phi, chính phủ đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đô la. Tất cả số tiền này được bổ xung vào chương trình cải thiện chăm sóc sức khỏe toàn dân. Khi trở lại thăm Nam Phi vào tháng 8-2012, chính phủ chuẩn bị tiếp nhận, quản lý tất cả chương trình HIV/AIDS trong nước, đồng thời giám sát việc mở rộng quy mô lớn chữa bệnh với mục tiêu đến năm 2016 đạt 80% số người mắc HIV/AIDS được khám và chữa bệnh.
Tôi hiểu, chúng ta đã xây dựng PEPFAR thành công với nguồn tài chính eo hẹp vì ngân sách viện trợ thu hẹp là một việc làm rất cố gắng. Thông qua việc điều trị bằng thuốc đặc hiệu, củng cố các trạm y tế, phân phối và quản trị hành chính có hiệu quả, PEPFAR đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đô la, vì thế chúng tôi mở rộng chương trình mà không cần yêu cầu Quốc hội bổ xung kinh phí. Số bệnh nhân được điều trị do PEPFAR chi trả cùng các khoản đầu tư, hỗ trợ của nhà nước từ Quỹ Toàn Cầu tăng từ 1, 7 triệu năm 2008 lên đến 6,7 triệu người năm 2013.
Kết quả quá mỹ mãn vượt ra ngoài những gì tôi mong đợi. Theo điều tra của Liên Hiệp Quốc, từ năm 2000, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS đã giảm đi một nửa trong nhiều khu vực châu Phi và vùng Hạ sa mạc Sahara. Cuộc sống người bệnh kéo dài và biết cách chữa bệnh tốt hơn. Căn bệnh HIV/AIDS ngày xưa tỷ lệ tử vong 100% nay người mắc căn bệnh này không còn là người mang án tử hình nữa.
Nhờ những thành công và tiến bộ của khoa học, tôi tuyên bố mục tiêu đầy tham vọng của Ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS năm 2011: Thế hệ không còn mắc nhiễm AIDS. Có nghĩa, thế hệ con cháu sau này sinh ra không mang virus, những thanh thiếu niên nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm thiểu tối đa, những người phơi nhiễm HIV được điều trị tích cực, ngăn cản phát triển thành AIDS và lan truyền virus cho người khác. Những người nhiễm HIV có thể trở về sống với cộng đồng trong tương lai và không còn người mắc AIDS.
Muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta phải tập trung vào điều tra dân số với số liệu chính xác, xác định những người có nguy cơ phơi nhiễm nặng, cần được phòng ngừa, điều trị tích cực nhất với khả năng có thể được. Nếu chúng ta tiếp tục giảm được số người lây nhiễm mới và số người phơi nhiễm được chữa chạy tăng lên, kết quả cuối cùng có thể điều trị cho người mắc bệnh nhiều hơn số người bị lây nhiễm mới hàng năm. Đây là điểm mà chúng ta cần phải đạt được. Đó củng là mục tiêu phòng và chống bệnh thế kỷ này.
Tháng 8-2012, tôi viếng thăm Trung tâm Nghiên cứu Y tế Mbuya tại Kampala, Uganda, tôi gặp bệnh nhân John Robert Engole. Tám năm trước anh bị phơi nhiễm AIDS, chỉ còn chờ chết, người gày nhom, nặng hơn 20 kg lại mắc thêm bệnh lao phổi. Nhưng anh lại là người đầu tiên trên thế giới sống sót nhờ chương trình điều trị miễn phí của PEPFAR. Thật kỳ diệu, từ cõi chết anh đã trở về, cuộc đời của anh là một minh chứng cho thấy sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể mang lại cuộc sống mới cho người dân trên thế giới. Anh vui và rất tự hào khi được giới thiệu hai đứa con anh với tôi.
Không ai xứng đáng là người đại diện cho những nỗi khổ đau trong quá khứ của người châu Phi cũng như những hứa hẹn về tương lai như ông Nelson Mandela. Cuộc đời ông đúng là bản anh hùng ca vĩ đại. Ông là con người giàu ý chí, đầy nghị lực, một chiến binh tranh đấu cho tự do, một chiến sĩ đấu tranh vì hoà binh, một tù nhân lương tâm và cũng là vị Tổng thống; Một con người dễ nổi giận nhưng cũng là người đầy lòng khoan dung. Gia tộc, người thân và bạn bè gọi ông với cái tên thân thương Madiba, trong suốt cuộc đời trong lao tù ông đã học, đọc tìm cách hoà giải các mâu thuẫn, trở thành người lãnh đạo đất nước mà ông hiểu nhân dân đang cần ông.
Lần đầu tiên tôi đến Nam Phi năm 1994 dự lễ nhậm chức của Mandela. Với bất kỳ ai chứng kiến buổi lễ đều nhận thấy đây là những khoảng khắc không thể nào quên. Hình ảnh người đàn ông đã từng trải qua 27 năm trong ngục tù với tội danh chính trị phạm, nay đứng tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Cuộc hành trình đi đến tự do là một biểu tượng thật cao cả, lớn lao, cuộc hành trình gian khổ kéo dài nhưng vững bước không nản chí đi đến con đường tự do cho toàn thể nhân dân Nam Phi. Tấm gương đạo đức của ông đã làm cho hệ thống sản sinh ra bạo lực, chia rẽ chấm dứt, kết thúc trong niềm tin và hòa giải. Đây chính là sự quyết định quan trong: sử dụng bom đạn hay cùng phát triển.
Cũng ngày hôm ấy, tôi dự bữa điểm tâm với Tổng thống F.W. de Klerk mãn nhiệm tại tư dinh của ông, sau đó dự tiệc trưa với tân Tổng thống. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, lịch sử của một quốc gia đã sang trang mới. Trong bữa tiệc trưa, Tổng thống Mandela đứng đón các quan khách cao cấp của các quốc gia đến chúc mừng. Sau đó, ông phát biểu tóm tắt mấy câu mà tôi vẫn còn nhớ (xin được trích dẫn): “Trong bữa tiệc hôm nay tôi có mời ba người, ba người này là những người cai ngục của tôi tại nhà tù ở đảo Robben. Xin mời các vị đứng dậy.” Mandela gọi tên từng người. Ba người da trắng, trạc tuổi trung niên đứng dậy. Tổng thống Madela, giải thích, trong điều kiện giam cầm tù đầy khắc nghiệt, chỉ có ba vị cai tù này đã đổi xử với ông như con người với con người, coi trọng nhân phẩm ông, họ nói chuyện và lắng nghe những lời ông tâm sự.
Năm 1997, lần này viếng thăm Nam Phi có cả Chelsea, Tổng thống Mandela đưa chúng tôi lên đảo Bobben. Trong khi theo bước chân ông qua các dãy phòng giam, ông bảo, khi nghe tin ông được phóng thích, ông nhận ra rằng con đường ông lựa chọn là đúng. Ông hiểu, những ngày bị giam cầm, cay đắng, khổ nhục ông không thể nào quên với mối hận thù, nhưng ông đã dùng ý chí để hòa giải những hận thù ấy. Trên thực tế, ông đã chọn con đường hòa giải. Đó chính là di sản lớn nhất của ông, Tổng thống Nelson Mandela.
Hồi xưa tôi thường bận tâm đến những trận đấu chính trị, sự thù địch ở Washington, nhưng từ khi nghe những lời tâm sự của Mandela, hầu như những vướng mắc cũ đã được giải tỏa. Tôi thật vui khi thấy khuôn mặt con gái tôi, Chelsea ngời sáng khi chăm chú nghe chuyện Mandela kể. Đây chính là mối quan hệ thân ái được ràng buộc mà ông đã tạo được trong suốt cuộc đời ông. Bất cứ khi nào Bill thoại đàm với Nelson Mandela, bao giờ ông cũng yêu cầu được nói chuyện với Chelsea. Ông thường xuyên đàm thoại với Chelsea ngay cả nó học đại học Stanford và Oxford cũng như chuyển về New York.
Tháng 8-2009, trong chuyến công du đầu tiên đến Nam Phi với cương vị Ngoại trưởng, tôi gọi điện thăm hỏi Madiba (tên thân mật Mandela- ND) đến văn phòng của ông ở ngoại ô Johannesburg. Lúc ấy ông đã 91 tuổi mảnh khảnh, yếu ớt, nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ. Tôi kéo ghế ngồi cạnh, nắm chặt tay ông, chúng tôi trò chuyện hơn nửa giờ, hân hạnh được gặp phu nhân khả kính của ông, bà Graca Machel, bạn của tôi. Trước khi bà tái giá với Mandela, bà là nhà hoạt động chính trị, Bộ trưởng trong chính phủ Mozambique, là phu nhân của Tổng thống Mozambique, Samora Machel, người đã vạch đường chỉ lối chấm dứt nội chiến, đưa đến hoà bình. Ông qua đời trong vụ tai nạn máy bay đầy uẩn khúc năm 1987.
Cùng với Graca, chúng đi thăm quan Trung tâm Kỷ niệm và Đối thoại của Nelson Mandela Foundation, tôi được tận mắt đọc một số thư từ, nhật ký trong tù, xem những bức ảnh cũ, thậm chí cả thẻ hội viên Nhà thờ Methodist từ năm 1929 của Mandela. Tôi là người của giáo phái Methodist, tôi rất ấn tượng khi ông nguyện cống hiến suốt đời để tự hoàn thiện bản thân, một chủ đề ông thường nhắc đến, với niềm tin vững chắc không gì lay chuyển nổi.
Người kế nhiệm Mandela, Thabo Mbeki và Jacob Zuma đã phải rất chật vật thực hiện những di sản của ông trong một đất nước vẫn còn bạo lực và nghèo đói. Cả hai vị Tổng thống này vẫn hoài nghi về các nước phương Tây dù họ đã ra đi hơn thập niên, khi Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ phân biệt chủng tộc coi đó như một vật cản chống chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Họ mong muốn Nam Phi phải được tôn trọng như một quốc gia hùng cường trong khu vực và đuợc đóng góp vai trò quan trọng trên nghị trường thế giới. Đó cũng chính là điều chúng tôi mong muốn, tôi hy vọng một Nam Phi giàu mạnh sẽ là một động lực xây dựng hoà bình và ổn định. Nhưng sự tôn trọng cũng xuất phát từ những vấn đề trách nhiệm.
Nhưng một số vụ việc Nam Phi đã làm đối tác khó chịu. Tổng thống Mbeki không chấp nhận các nghiên cứu khoa học dịch bệnh về HIV/AIDS coi đó là một sai lầm nghiêm trọng, Nam Phi thường phản đối sự can thiệp nhân đạo quốc tế, kể cả những trường hợp nghiêm trọng ở Libya, Bờ Biển Ngà khi thường dân bị tấn công. Đôi khi thật khó giải thích lý do đằng sau các hành động của chính phủ Nam Phi. Ngay trước chuyến công du cuối cùng của tôi vào tháng 8-2012, Nam Phi đến phút chót đã từ chối cho phép nhóm An ninh Ngoại giao của tôi đưa xe và vũ khí vào, một công việc cần thiết cho công tác bảo vệ. Máy bay tôi hạ cánh xuống đường băng phi trường Malawi phải đợi kết quả cuộc đàm phán đang diễn ra. Cuối cùng vấn đề giải quyết xong, chúng tôi mới xuống máy bay. Tôi dẫn đầu các vị lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc FedEX, Chevron, Boeing, General Electric và các tập đoàn khác đang tìm kiếm mở rộng đầu tư ở Nam Phi.
Chúng tôi làm việc với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức chuyến đi, vì nếu thương mại giữa Hoa Kỳ và Nam Phi phát triển sẽ hứa hẹn tạo thêm công ăn việc làm cho cả hai quốc gia. Đã có hơn 600 doanh nghiệp Mỹ cắm rễ ở Nam Phi. Năm 2011, ví dụ, Amazon đã mở trung tâm phục vụ khách hàng ở Cape Town có tới 500 công nhân viên làm việc và đang có kế hoạch mở rộng tuyển thêm hàng ngàn công nhân viên nữa. Công ty Năng lượng Tái tạo có trụ sở ở Luisville, Kentucky với tên gọi “Thế giới Năng lượng sạch”, ký hợp đồng 115 triệu Mỹ kim về nhiên liệu sinh học ở Nam Phi để sản xuất điện, khí đốt tự nhiên, khí ethanol và diesel sinh học từ các nguyên liệu chất thải hữu cơ. Các cơ sở được xây dựng tại Hoa Kỳ rồi vận chuyển sang Nam Phi năm 2012, sử dụng 250 người Nam Phi và tuyển dụng hàng trăm công nhân có tay nghề cao ở Kentucky. Giám đốc điều hành Mỹ đi cùng tôi gặp gỡ hơn hai trăm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nam Phi trao đổi, thảo luận về triển vọng đầu tư để hai bên cùng có lợi.
Tại buổi dạ tiệc ở Pretoria, tuyết đầu mùa rơi lả tả chào đón chúng tôi. (Tháng 8 là mùa đông của Nam bán cầu), một số người Nam Phi gọi tôi là Nimkita, với nghĩa “sứ giả của nàng Bạch Tuyết”. Trong buổi tiệc chúng tôi thảo luận rất nhiều vấn đề với các nhà đối tác ngoại giao đồng cấp, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc tế và Hợp tác, Maite Nkoana Mashabane. Một phụ nữ mạnh mẽ, nhạy cảm, vui tính và biết bảo vệ quyền lợi cho đất nước, sau này thành bạn tôi. Maite là người tổ chức dạ tiệc cả hai lần tôi viếng thăm. Các khách mời đa số là các nhà lãnh đạo phụ nữ, kể cả Nkosazana Dlamini Zuma, người đầu tiên được bầu làm Chủ tịch Liên minh châu Phi. Trong chuyến viếng thăm 2012, có sự tham gia của các ca sĩ tài năng nhạc jazz và “pop” của Nam Phi, tiếng hát và điệu nhạc đã làm chân chúng tôi đung đưa nhún nhẩy theo. Chúng tôi khiêu vũ, hát, cười vui vẻ trong đêm tuyết rơi.
Kết hợp chuyến đi, tôi đến thăm người bạn cũ, ông Madiba (Nelson Madela), nay đã về quê hương ở làng Qunu, phiá đông Cape Town của Nam Phi, nơi ông sinh ra và lớn lên, theo cuốn hồi ký của ông, đây chính là những ngày tháng ông cảm thấy hạnh phúc nhất. Tôi bước vào căn nhà xinh xắn, nhỏ hẹp giữa những ngọn đồi, như mọi lần, tôi thật ấm lòng nhìn thấy ông nở nụ cười nhân hậu, hiền lành đón tôi. Giờ đây tuy sức khỏe giảm sút, nhưng Mandel vẫn là hiện thân của phẩm hạnh cao quý, vẹn toàn. Ngay cả khi ông qua đời, vẫn thể hiện người thủ trưởng của “linh hồn không gì có thể khuất phục được”, đúng như bài thơ “Invictus” (Không gì có thể khuất phục) của thi sĩ William Ernest Henney mà ông yêu thích.
Tôi phấn chấn hẳn lên trong khi tôi đến thăm trường Đại học Western Cape ở Cape Town nói chuyện về tương lai đất nước Nam Phi và châu lục. Trước khi kết thúc, tôi cố gắng gợi cho các thanh niên hiểu rằng giữa chúng tôi và họ tuy thật xa cách về không gian và địa lý, nhưng vì có Mandela mà chúng tôi đã xích lại gần nhau. Nhắc lại tinh thần nhân đạo của ông đối với những cai ngục cũ, tôi kêu gọi các sinh viên hãy cùng chúng ta tạo ra một thế giới mới bằng sự hiểu biết lẫn nhau, công bằng mà nam nữ thanh niên có điều kiện phấn đấu. Tôi cũng nhắc nhở họ, gánh nặng của quốc gia được ngưỡng mộ phải có trách nhiệm với thế giới, cũng như Hoa Kỳ và Nam Phi đòi hỏi phải tuân thủ thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn nữa. Người luôn luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm nặng nề ấy, chính là ông Nelson Mandela.
Ngày 5-12-2013, Nelson Mandela tạ thế ở tuổi 95. Như tất cả mọi người, tôi thật đau buồn khi một chính khách vĩ đại nhất trong thời đại và người bạn kính trọng của tôi đã ra đi. Ông là người rất thân thiết đối với gia đình tôi từ lâu. Tổng thống Obama yêu cầu chúng tôi đến dự tang lễ, gồm Michelle phu nhân Tổng thống Obama, cựu Tổng thống George Bush và phu nhân Laura Bush. Tôi cũng có mặt trong đoàn, Bill Clinton và Chelsea đang ở Brazil cũng bay sang gặp chúng tôi dự lễ tang.
Trên chiếc Air Force One, Tổng thống Obama và phu nhân ở cabin phía trước. Trong cabin có 2 giường, buồng tắm hoa sen, văn phòng làm việc giúp cho gia đình Đệ nhất quốc gia thoải mái trong chuyến bay đường dài. Gia đình ông Bush được bố trí ở buồng y tế. Tôi ở buồng cán bộ cao cấp. Tổng thống Obama mời gia đình Bush và tôi vào buồng hội nghị khá rộng. Vợ chồng cựu Tổng thống Bush và tôi nói chuyện “cuộc sống sau khi rời nhà Trắng”, George Bush kể chuyện đam mê hội họa của ông. Khi tôi hỏi ông có chụp bức hình nào về các bức tranh ông vẽ không, ông lấy chiếc Ipad mở những bức ảnh chụp mới nhất, trong đó có xương sọ động vật đã tẩy trắng được tìm thấy trong trang trại gia đình. Ông giải thích, sử dụng hình này để luyện cách sử dụng gam tối sáng của nghệ thuật. Rõ ràng Bush có năng khiếu về nghệ thuật hội hoạ. Bầu không khí trong Air Force One ấm cúng, thoải mái. Bỏ qua vấn đề quan điểm chính trị, chúng tôi đều có những kinh nghiệm chung về việc tiêu khiển trên chuyến bay đường dài bằng những câu chuyện doanh nghiệp, giáo dục thường ngày và các trò giải trí.
Lễ truy điệu tổ chức trên sân vận động ở Soweto dưới cơn mưa tầm tã. Sự hiện diện của nguyên thủ các quốc gia trên thế giới bao gồm, các cựu Hoàng, Nữ hoàng, cựu Tổng thống và đương chức, Thủ tướng cùng hàng ngàn người dân Nam Phi tưởng nhớ và vinh danh một người mà Tổng thống Obama mô tả “Con người vĩ đại của lịch sử.”
Sau lể truy điệu, Bill, Chelsea và tôi đến thăm bà Graca và gia quyến cùng nhân viên thân tín của Mandela ở Johannesburg. Chúng tôi đã ký vào sổ tang lễ, ghi lại những kỷ niệm không thể nào quên với ông. Một người thân quen khác, ngôi sao nhạc rock và nhà hoạt động sôi nổi, Bono, cũng đến dự lễ truy điệu. Bono là người ủng hộ hết mình, rất hiệu quả trong công việc xóa đói giảm nghèo trên thế giới, một đối tác và một tình bạn chân thành của Mandela. Trở về khách sạn, Bono ngồi trước chiếc piano lớn, màu trắng, vừa đàn vừa hát để tưởng nhớ Mandela. Tôi không đàn giỏi như Condi Rice, nhưng tôi hiểu Bono là nhạc công piano tài năng, tôi ngồi xuống cạnh ông, góp tiếng đàn và Bill cũng hoà cùng tiếng kèn đóng góp.
Tôi tưởng tượng lại lễ nhậm chức của Mandela năm 1994, kinh ngạc những việc ông và nhân dân nước ông đã đạt được. Nhưng tôi tin, nhân dân Nam Phi sẽ biến đau thương này thành hành động, thực hiện những ý nguyện mà Mandela mới bắt đầu, hướng tới một nền dân chủ toàn diện, mạnh mẽ, một xã hội công bằng, bình đẳng và nhân đạo và tôi cũng mong toàn thế giới được như vậy. Khi ông nhận giải Nobel về hoà bình, Mandela đã chia sẻ giấc mơ về “một thế giới dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, một thế giới thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu.” Với một nhãn quan như vậy, không có điều gì không thể không xảy ra, bởi niềm tin và hy vọng thân thiết nhất của tôi, thế kỷ 21 châu Phi sẽ có nhiều cơ hội cho các thanh thiếu niên, dân chủ cho toàn dân, hoà bình thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đây chính là châu Phi, một châu Phi mang đầy đủ tính giá trị trong cuộc hành trình đi đến tự do của Nelson Mandela.
Những Lựa Chọn Khó Khăn Những Lựa Chọn Khó Khăn - Hillary Rodham Clinton Những Lựa Chọn Khó Khăn