To read a book for the first time is to make an acquaintance with a new friend; to read it for a second time is to meet an old one.

Chinese Saying

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Bùi Thi Hoàng
Số chương: 59
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8932 / 159
Cập nhật: 2015-07-11 21:05:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 -
àng Cổ Đình nằm ở chân một dãy đồi. Làng phát triển theo thế xà. Nghĩa là có một con đường chính giữa làng, con đường ấy chạy vòng vèo uốn khúc như con rắn ở dưới chân dãy đồi để đến đình làng gần sát hồ Huyền. Cũng có người bảo đó là thế "giao long ẩm thủy" (rồng uống nước). Cái thế ấy quý lắm. Bắt buộc nhà ở hai bên đường phải nhìn ra con đường. Cái thế đất bắt phải như vậy Người ta bảo có nhìn ra đường làm ăn mới vượng. Vì thế, nhà ở trên đồi, nhìn ra đường thì được hướng đông nam, vừa không trái phong thủy vừa mát mẻ. Còn nhà ở bên kia đường, dưới chân đồi thì không bị dốc, đất chân đồi bằng phẳng, nhưng quay ra đường thì lại gặp hướng tây bắc. Hướng này thuận phong thủy nhưng bất tiện. Mùa nóng thì gặp hướng Tây, mùa rét thì hướng gió bấc.
Nhà ông lý Cỏn ở chân đồi bên kia đường nên gặp phải hướng này. Ông thợ cả ở Nam Định giỏi xây dựng, đã xây một bức bình phong rất to chắn trước mặt nhà lý Cỏn cách chừng bốn mét. Ở đấy có ba chiếc cửa cuốn rộng nhìn vào ba gian. Chiếc cửa cuốn giữa bình phong rộng ba mét. Thành thử nhà lý Cỏn vẫn hợp phong thủy mà bức bình phong ấy lại chống được nắng gió. Hơn nữa bên trong bức bình phong lại là một vườn chậu hoa. Thành thử bức bình phong là thứ trang trí vừa giải quyết nắng gió, vừa là vật làm sang, làm bề thế cho nhà lý Cỏn.
Cụ đồ Tiết và Trịnh Huyền tần ngần đứng trước bức bình phong ấy. Cụ Tiết gật gù giảng cho Huyền nghe về tác dụng của bức bình phong này với kiểu nhà hướng Tây:
- Anh nhìn mà xem, lúc này đang xế trưa, nắng gay gắt nhất. Nhưng phần trên của bức bình phong đã che hết cả. Nắng chỉ đến được thềm nhà. Thợ giỏi là thế đấy. Vừa là thứ che nắng, vừa là thứ trang hoàng. Phần trên của bình phong có dãy lỗ hoa, có những đường gờ, những chỉ, những đắp nổi làm cho ta vui mắt, làm sang trọng ngôi nhà. Nhưng chỉ riêng bức bình phong này, cũng tốn kém đủ cho người ta làm một cái nhà đấy con ạ.
Lý Cỏn được tin cụ đồ đến, đang ở nhà bà Ba gần đấy,liền chạy về lễ phép chào:
- Con lạy thầy. Thầy đến chơi, con không biết nên chậm ra đón thầy.
Cụ đồ nói:
- Hiệp thợ nào làm bức bình phong thật giỏi. Nhờ nó, trông ngôi nhà đường bệ hẳn lên. Không biết nắng vào nhà sâu nhất là đến tận đâu?
- Dạ, nhờ có bức bình phong này, nắng lúc vào sâu nhất trong nhà cũng chỉ chừng hòn gạch. Dạ, mời thầy và bác vào xơi nước.
Ông cụ đồ vừa đi giữa hai hàng cây cảnh để bước lên thềm, vừa gật gừ:
- Khéo thật? Khéo thật?
Sau khi đã an tọa, cụ đồ trịnh trọng nói:
- Anh Huyền đây ở Nam lên, là cháu đằng bà nhà tôi, gọi bà ấy bằng cô ruột. Ở dưới Nam ruộng nương ít, mà nhà tôi thì neo người, nên tôi mới cho gọi anh ấy lên đây. Trịnh Huyền cũng làm bộ thiểu não:
- Thưa ông lý, ở dưới quê, chiêm khê mùa thối mà ở nơi đây thì bờ xôi, ruộng mật. Tôi cũng đánh bạo lên đây để nương nhờ ông bác.
- Có phải hôm nọ thầy và bác đây, bác Huyền phải không, đã tới nhà hôm tôi bận lên huyện?
Thấy thái độ của lý Cỏn vui vẻ. Trịnh Huyền tranh thủ sự thuận lợi, liền lấy ra trong bọc bao chè và đồng bạc để lên cái đĩa, trân trọng bẩm với vị hào lý:
- Dạ thưa thầy lý, trước hết tôi được đội ơn tấm lòng bao dung của ông bác tôi, sau nữa tôi còn phải trông nhờ vào sự bao dung chỉ bảo của thầy. Thầy là người nhất lý chi trưởng, người đứng đầu làng xã. Vậy tôi xin có chút lễ mọn để ra mắt.
Lý Cỏn có ý không nhận, cụ đồ phải nói đỡ:
- Anh lý xưa kia theo học tôi, nhưng cái tình là một nhẽ, cái lý lại là một nhẽ. Đất nào cũng có thổ công, hà bá. Cái tục của ta, con người phải biết lễ nghĩa; đến nơi nào là phải trình diện ra mắt người đứng đầu nơi đó ngay. Anh Lý nể mặt tôi, anh nhận tức là lòng tôi cũng vui vậy:
Ông lý nghe thầy học xưa nói vậy, phải gật gù:
- Thôi thế này vậy, lễ thì tôi xin nhận còn tiền thì xin được chối từ. Bởi vì thế này: Thế nào thầy và bác Huyền chẳng làm mấy mâm ra đình lễ trình thành hoàng và trình các cụ kỳ mục. Cũng tốn kém đấy, thôi bác để tiền này thêm vào mà làm việc ấy.
Đang dở câu chuyện, thì cụ tú đến chơi. Lý Cỏn trịnh trọng:
- Con lạy chú ạ. Thầy con đến chơi, định xong mấy câu chuyện thì sai trẻ sang mời chú đến nói chuyện với thầy con. Ông tú cụp chiếc quạt che đầu lại, rồi đập đập cái quạt vào bàn tay trái. Ông cụ kính cẩn đến trước cụ đồ, chắp tay lại nói:
- Đệ mới dọn về nhà được mấy hôm, chưa kịp sang chào lão huynh. Đệ đánh bạo dám hỏi sức khỏe lão huynh bấy nay đã khá lên nhiều chưa ạ?
- Cảm ơn! Cảm ơn! Năm trước, tôi đã gửi thư cảm ơn ông về chuyện vẫn còn nhớ cố nhân, gửi về cho tôi thuốc quý. Không biết có nhận được không? Còn sức khỏe của tôi nhờ thuốc của lão đệ và nhờ nuôi ong hàng ngày có mật uống nên sức khỏe đã khá lên nhiều.
- Hai ông già nắm tay nhau cười khà khà, hớn hở. Cụ đồ lại hỏi:
- Dạo này, đệ vẫn đọc bài từ của Tứ Nài tiên sinh chứ?
- Đệ khi nào quên được. Cứ nhớ đến huynh là đệ lại ngâm nga bài từ ấy:
Người ta đọc sách ngâm nga.
Ta nay "tâm đọc" lại là phần hơn.
Tâm đọc sách không vang thành riêng
Mà thiên kinh vạn quyển làu trơn.
Mới đầu, ông cụ tú đọc một mình. Đến câu thứ hai, cụ đồ cũng đọc theo. Hai ông già cùng đồng thanh. Tiếng ngâm vang nơi tiếp khách. Sự vui vẻ của hai ông già làm bầu không khí hết khách sáo. Lý Cỏn chỉ loáng thoáng nghe chú mình và cụ đồ là hai người đồng môn, chứ không ngờ hai người lại thân thiết với nhau đến thế.
Ngày xưa, có một thời, cụ tú Cao và cụ đồ Tiết cùng thụ học cụ phó bảng Vũ Huy Tân. Cụ Cao bé nhất trường, cụ Tiết lớn hơn được giao việc kèm cặp cụ tú. Cụ Tiết rất thích bài từ "Đọc bằng tâm" của thám hoa Lê Đình Diễn, bắt cụ Cao phải học thuộc bài từ ấy. Hồi ấy, hai anh em rất tâm đầu ý hợp. Rồi cụ đồ lưu lạc, cụ tú ra tỉnh. Hai người vẫn nhớ tới nhau, nhưng đến lúc về già mới lại được ở gần nhau. Sau phút gặp gỡ đầu tiên, cụ tú hỏi:
- Tôi mới đến, nghe lõm bõm. Chẳng biết có chuyện gì mà bác gặp anh lý nhỉ?
- Chả là việc anh Huyền, cháu tôi ở dưới Nam lên. Làng ta vốn là nơi đất lành chim đậu. Anh Huyền định biện mâm cơm ra đình, trước là lễ thánh, sau là xin các cụ chấp nhận cho...
Cụ tú khẽ khàng:
- Cụ có nhớ hồi xưa, lúc chúng ta còn trẻ, việc xin cư ngụ giản dị lắm mà. Các cụ chỉ cần xem người mới đến có phải là người lương thiện, chân chất hay không?.Anh Lý tính xem có nên phiền hà đến thế không?
Lý Cỏn vốn trọng cụ tú, cụ đồ nhưng cũng nể sợ cánh tiên chỉ Nhậm, hương ất... nên bảo:
- Chú ơi! Chú biết rõ tính chú Nhậm cháu rồi đấy. Người ngụ cư đến, sơ sài biện lễ là không xong đâu...
Đang nói chuyện dở, thằng Tùng con bà Hai Cỏn hớt hải đến:
- Thầy ơi? Mẹ còn đau bụng. Đau lắm! Mẹ ôm bụng lăn lộn trên giương. Thầy về ngay đi. Lý Cỏn vội vàng xin phép đi một lát. Cụ tú tủm tỉm, đập đập chiếc quạt, nói với cụ đồ:
- Đa mang lắm vào? Có khổ không? Chắc mấy hôm nay anh lý chểnh mảng, nên chị Hai sai con mang trát đến gọi chứ gì.
Rồi cụ tú quay sang nói với Huyền:
- Tôi biết cái sụ trình làng dạo này nhiêu khê lắm. Ông tiên chỉ Nhậm là em họ tôi nên tôi biết. ông ta thích oai vệ, hách dịch. Ngay cả anh lý Cỏn nhà tôi làm lý trưởng mà hắn cũng ra oai. Hắn ta cẩm ba toong đánh đít lý Cỏn ba cái giữa đình làng. Hắn đã quyết cái gì rồi, nếu không nghe, hắn sẽ hành hạ cho thất điên bát đảo.
Nói xong cụ tú thở dài, than thở với cụ đồ:
- Cánh nhà nho chúng ta hết thời rồi. Bây giờ là thời của các ông làm cho Tây và các ông chánh ông lý...
Cụ đồ bình tĩnh, tủm tỉm:
- Tôi đã có chủ định. Sẽ chọn một ngày để ra đình trình các cụ. Hôm ấy, cũng luôn thể làm lễ bên đền Mẫu.
Cụ tú lại thở dài:
- Nói đến đền Mẫu, lại chợt nhớ tới khu rừng Báng sau lưng đền. Ngày xưa, các cụ tiên chỉ làng ta đều đã đỗ cử nhân, hoặc là bậc hưu quan. Các cụ ra lệnh: cứ chặtmột cây báng thì phải trồng thêm hai cây báng con. Lệ làng sao mà hay thế. Sở dĩ như vậy vì rừng Báng là kho lương thực cứu đói cho làng gặp năm mất mùa. Hồi cụ cử Liên bên họ Đinh nhà cụ còn sống, rừng Báng xum xuê, xanh tất. Sau khi cụ cử chết, rồi nhà nước bảo hộ bỏ khoa thi chữ Nho, thế là hết cả người thâm thúy đứng đầu làng xã. Dân làng từ đố mạnh ai, nấy chặt. Chỉ mấy năm sau, rừng Báng đã trụi thui lụi. Nho học tàn, rừng Báng cũng tan theo, không hiểu nay mai, lỡ gặp năm mất mùa, chẳng biết dân nghèo trông cậy vào đâu.
Trịnh Huyền chắp hai tay, vái cự tú:
- Thưa, cụ thật có lòng. Con chắc cánh trẻ trong làng ta cũng nhiều người có lòng như cụ.
Cụ tú nắm lấy tay Trịnh Huyền, hạ giọng xuống, nới nhỏ:
- Có điều này cần phải nhắc bác Huyền. Tôi mới về nhưng cũng nghe được anh lý nhà tời bảo rằng, lão Julien, Tây đồn điền, cũng đã hỏi sơ qua về bác. Đừng tưởng người ta làm đồn điền là chỉ chú ý đến ruộng đồng. Tiếng chỉ là chủ đồn điền, nhưng thực ra, họ là chủ tất cả.
Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Thượng Ngàn - Nguyễn Xuân Khánh Mẫu Thượng Ngàn