Chướng ngại chỉ đe dọa được bạn một khi bạn rời mắt khỏi mục tiêu.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Tác giả: Chu Sa Lan
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2187 / 23
Cập nhật: 2017-05-19 13:25:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 -
răng hạ tuần sáng mông lung. Gió nhẹ và mát. Chiếc chiếu lớn trải ngay chính giữa khoảnh sân rộng trước nhà. Xa một chút về bên trái là lò lửa nhỏ với ấm nước sôi. Chính giữa chiếc chiếu là dĩa mứt gừng. kẹo dừa và mấy miếng bánh gang với bánh khoai mì. Hoài chú ý tới bình trà và mấy cái chén uống trà của Thường. Không biết nó làm bằng gì mà màu xanh biêng biếc thật đẹp. Trà được Thường rót ra ba cái chén nhỏ. Mùi hoa lài thoang thoảng. Hoài đưa chén trà nóng lên mũi ngửi rồi hít hơi dài.
- Thơm quá...
- Trà Bảo Lộc đó Hoài... Anh có người quen ở Sài Gòn chuyên bán trà và ấm trà. Cái bình trà và mấy cái chén được làm ở Bát Tràng tuy nhiên ông ta phải mua bằng giá chợ đen từ Hồng Kông... Hoài đọc cuốn Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân rồi chứ gì. Sau khi đọc cuốn sách này anh đâm ra thích bèn mua trà về uống thử riết rồi ghiền luôn...
Hoài cười ngâm nho nhỏ.
- Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta...
Trà với rượu thời gọi lăng nhăng cũng được đi chứ đàn bà mà Tú Xương bảo là lăng nhăng thời ổng gan cùng mình...
- Hoài nói đúng đó. Đàn bà mà em nói là lăng nhăng thời anh chắc Tiên Sa sẽ không để cho em yên đâu...
Tiên Sa cười dòn như xác nhận câu nói của Thường. Bẻ miếng bánh khoai mì bỏ vào miệng đoạn nhai từ từ xong nhấp ngụm trà Hoài cười.
- Ngon thật... Uống trà Bảo Lộc và ăn bánh khoai mì Thạnh Phú thời cao lương mỹ vị cũng không bằng. Anh Thường và Tiên Sa có nghe chuyện Trứng Đá của Trạng Quỳnh chưa?
- Trạng Quỳnh thời anh có nghe nói qua nhưng chuyện Trứng Đá thời anh chưa nghe...
Tiên Sa cười vì biết Hoài sắp kể chuyện tiếu lâm.
- Một hôm chúa Trịnh vui miệng bảo Trạng Quỳnh là lúc này ông ta ăn uống chẳng ngon miệng. Quan Trạng biết là chúa ăn toàn cao lương mỹ vị thứ nào cũng nếm qua nên ông ta định cho chúa thử món mới.
- Thần đọc sách thấy nói nếu người ta mà ăn được trứng đá thời ngon miệng lắm đồng thời sức khoẻ cũng dồi dào và sống lâu trăm tuổi...
Chúa mừng rỡ bảo Trạng Quỳnh kiếm trứng đá cho ông ta ăn. Vài ngày sau ông quan trạng sai đầy tớ tới mời chúa Trịnh trưa mai tới nhà ông ta để ăn trứng đá. Ông ta còn dặn là chúa đừng nên ăn gì trước thời ăn trứng đá mới ngon miệng. Trưa hôm đó chúa Trịnh dẫn tùy tùng tới nhà Trạng Quỳnh. Ông ta ngạc nhiên vì thấy quan trạng đang nằm đọc sách. Trước sân nhà gia nhân hì hục nấu cục đá bự tổ bố...
Hoài hơi mỉm cười khi thấy Thường và Tiên Sa chăm chú lắng nghe câu chuyện của mình. Nhất là Tiên Sa có vẻ suy nghĩ như cố đoán ra Hoài sẽ nói gì.
- Vì từ sáng tới giờ chưa có ăn cái gì hết nên chúa Trịnh đói bụng. Ông ta hỏi chừng nào mới ăn được trứng đá. Ông quan trạng cười giải thích là ông ta đã nung cục đá ba ngày ba đêm rồi nên đá cũng sắp mềm. Đợi tới lúc đá thật mềm thời sẽ đập bể cục đá lầy trứng dâng cho chúa ăn. Ba bốn giờ chiều chúa Trịnh đói gần muốn xỉu mà vẫn chưa ăn được trứng đá. Đói quá ông ta mới năn nỉ quan trạng cho mình ăn thứ gì để đỡ đói trong lúc chờ đợi. Ngẫm nghĩ giây lát quan trạng bằng lòng. Ông ta sai người nhà đem ra cho chúa một tô cơm trắng và một hủ gì đen đen bốc mùi thum thủm. Đói quá chúa Trịnh ních một hơi sạch bóng tô cơm và nửa hủ đen đen. Ăn xong chúa cười bảo:
- Ta không biết trứng đá của quan trạng có ngon không nhưng cái món mà ta vừa ăn quả thật là ngon. Chẳng hay nó tên là gì vậy trạng?
Trạng Quỳnh tủm tỉm cười:
- Thưa chúa... Chúa vừa ăn món có tên là Đại Phong...
Chúa Trịnh cau mày vì chưa bao giờ nghe món ăn nào tên Đại Phong. Chúa quay qua hỏi các quan theo hầu thời họ cũng ú ớ vì chưa bao giờ nghe món ăn nào tên là Đại Phong. Thấy thế chúa phải năn nỉ quan trạng giải nghĩa.
- Thưa chúa Đại Phong có nghĩa là gió lớn. Hể gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo mà tượng lo là lọ tương...
Lớn tuổi hơn, trầm tỉnh hơn mà Thường còn lớn tiếng cười huống hồ gì Tiên Sa. Nàng ngã lăn ra chiếu cười sặc sụa. Sau khi uống cạn chén trà Thường nhắc lấy ống sáo. Âm thanh như xa như gần. bềnh bồng tan loảng trong ánh trăng hạ tuần vàng chảy trên màu áo lụa mở gà của Tiên Sa. Mái tóc đen dài che gần khuất khuôn mặt hơi cúi xuống cô gái làng Châu Bình chìm mất trong mộng mơ. câm nín tựa cây me già cỗi buồn trơ vơ bên bờ hồ Trúc Bạch.
- Hoài và Tiên Sa biết bản nhạc Con Thuyền Không Bến...
Hoài nhẹ gật đầu còn Tiên Sa lẩm bẩm.
- Đêm nay thu sang cùng heo may... Đêm nay sương lam mờ chân mây... Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng... Như nhớ thương ai chùng tơ lòng...
Tiếng sáo của Thường cất lên lãng đãng sương mờ trên mặt sông Ba Lai vào một ngày lành lạnh. lan man tản mạn trên lá dừa đong đưa ánh trăng màu trắng sữa. Âm hưởng chùng xuống thấp.
- Trong cây hơi thu cùng heo may... vi vu qua muôn cành hơi say... miền qua lời gió vang thông ngàn... ai nhớ thương ai tàn mơ vàng...
Tiếng sáo vút cao. cao vút. Tiên Sa nghe bước chân mình hụt hẫng. thân thể lao chao khi nghĩ đến ngày nào người tình đi mất. bỏ lại mình ngồi trơ vơ trên cầu chờ đợi. ngóng trông hoài khắc khoải hình bóng ai kia biền biệt. Hoài ơi. Tên gọi cất lên chùng chùng tiếc nuối. đòi đoạn. của nhớ thương mệt nhoài trí não. tiếng thở dài hiu hắt muộn phiền.
Âm thanh tiếng sáo dứt nhưng người nghe lặng câm. Tiếng nước trong ấm kêu đánh thức ba người đang mơ tưởng. Thường nghiêng mình với lấy ấm nước đang sôi châm thêm vào bình trà rồi rót ra cái chén lớn. Vừa uống trà Hoài nói với Thường là hai đứa sẽ đi Mỏ Cày sáng mai. Thường không có lời cầm cọng nào thêm tuy nhiên anh có vẻ suy nghĩ. Anh bỏ vào nhà rồi trở ra tay cầm một cái hộp nhỏ và dài. Đưa cho Tiên Sa cái cái hộp bằng cây cũ kỹ anh trịnh trọng nói:
- Anh tặng Tiên Sa ống sáo này để làm kỷ niệm. Anh ước mong được gặp lại Tiên Sa để nghe tiếng sáo tài hoa của em...
Tiên Sa vui vẻ nhận. Mở nắp hộp ra nàng thấy ống sáo bằng trúc còn mới dường như không được dùng tới nhiều lần.
- Ống sáo đó là vật sư truyền. Ông thầy dạy sáo của anh đã truyền nó lại cho anh và bây giờ anh truyền lại cho Tiên Sa. Âm thanh của nó ấm lắm. Tình cờ gặp em anh mới khám phá ra cái khiếu đặc biệt của em về âm nhạc. Tặng bảo vật sư truyền cho Tiên Sa anh mong tiếng sáo của thầy mình không bị mất đi...
Thường nói bằng giọng cảm động và bùi ngùi. Tiên Sa cúi đầu mân mê ống sáo. Hoài nhận thấy ống sáo có điều hơi khác biệt. Nó là ống trúc lớn và dài hơn màu vàng nhạt có vân xanh biêng biếc thật đẹp và thật lạ.
- Hoài ơi...
Hoài ngước nhìn Tiên Sa chờ đợi.
- Tiên Sa muốn đặt tên cho ống sáo này...
Hoài nhìn Thường.
- Anh cho phép...
Thường cười.
- Nó là của Tiên Sa mà...
- Để kỷ niệm cho cuộc hạnh ngộ đặc biệt của Tiên Sa với anh Thường Hoài đặt tên là Tiên Thường. Đó là tên của hai anh em... Tiên Sa đồng ý không?
Thường gục gặt đầu tỏ vẻ chịu cái tên mới còn Tiên Sa ngẫm nghĩ giây lát mới nhìn người bạn tình.
- Tiên Thường nghe cũng hay nhưng Tiên Sa muốn thêm một chữ nữa là Hoài Tiên Thường... Nếu Tiên Sa không gặp Hoài thời Tiên Sa cũng không có dịp may để gặp anh Thường bởi vậy phải có tên Hoài mới được...
Thường cười nghĩ thầm:
- Cô bé này chung tình lắm...
Nắng sớm long lanh. Hai bên lề đường cỏ mọc xanh còn ngậm sương mai. Hoài đạp xe từ từ. Tiên Sa ngồi im ngắm cảnh.
- Từ đây tới Mỏ Cày còn xa lắm... Chắc xế chiều mình mới tới...
- Mình đâu có gấp hả Hoài... Mình đi chơi mà Hoài...
- Đi chơi mà Hoài đạp xe rã giò... Tiên Sa thưởng đi...
- Mới đạp xe có chút mà nhỏng nhẻo rồi... Cưng ráng chở chị hai đi cưng rồi chị hai thưởng cho...
Hoài cười hăng hắc khi bị Tiên Sa hôn vào cổ và chọc cù lét.
- Tiên Sa làm gì vậy?
Hoài kêu lên khi bàn tay êm ấm của người bạn tình sờ soạng lên lưng lên ngực của mình.
- Người ta thưởng mà còn làm bộ...
- Tiên Sa không sợ người ta cười à...
- Có ai đâu mà sợ... Anh Thường tốt quá hả Hoài?
- Ừ... Ảnh với Tiên Sa là Bá Nha Tử Kỳ mà...
Biết Tiên Sa không biết về điển tích này Hoài giải thích.
- Bá Nha và hai người bạn với nhau. Một người biết đàn và một người biết thưởng thức tiếng đàn của bạn. Sau này một người chết đi thời người kia đập vỡ đàn vì không còn bạn để thưởng thức tiếng đàn của mình nữa...
- Cái này phải là hai đứa mình mới đúng. Tiên Sa đàn cho Hoài nghe và chỉ có mình Hoài mới thông cảm được tiếng đàn của Tiên Sa...
Hoài cười gật gù. Tình yêu của Tiên Sa thật lớn. thật nhiều. Đêm qua nàng nhất định phải thêm chữ Hoài đứng trước hai chữ Tiên Thường... Điều đó xác định vị trí tình cảm của anh trong tâm hồn Tiên Sa.
- Tiên Sa...
- Dạ...
- Tại sao Tiên Sa đòi thêm tên Hoài vào hai chữ Tiên Thường...
- Chính ra Tiên Sa chỉ muốn có hai chữ Tiên Hoài thôi nhưng vì nể và tội nghiệp anh Thường nên thôi... Tiên Sa chỉ muốn tên hai đứa mình đứng chung với nhau...
- Phải quý Tiên Sa lắm anh Thường mới tặng ống sáo sư truyền của ảnh cho Tiên Sa...
- Tiên Sa biết... Ảnh gặp một kẻ đồng điệu vả lại ảnh cũng muốn có học trò xinh đẹp và thông minh như Tiên Sa. Anh bảo Tiên Sa học một ngày còn giỏi hơn em của ảnh học một năm...
- Hê... Mèo khen mèo dài đuôi...
Tiên Sa thụi vào lưng người bạn tình.
- Ảnh còn cho em một cuốn sách dạy thổi sáo, một tập nhạc tiền chiến chép tay do ảnh sưu tầm... Tiên Sa hy vọng ngày nào gặp lại ảnh để hai anh em hòa nhạc với nhau... Anh nói phải chi mình ở lại mấy ngày nữa thời ảnh sẽ mướn người làm cho em một ống tiêu... Hoài ơi... Tiên Sa đói bụng... mình kiếm chỗ nào ăn đi...
- Ở đây có hàng quán gì đâu mà ăn... Phải tới Mỏ Cày mới có quán ăn...
- Còn xa hông?
- Hoài không biết... Rán nhịn đi cưng cho đẹp người...
- Nhịn ăn ốm nhách mà Hoài nói đẹp... Chứ bộ Tiên Sa không đẹp à...
- Không... Tiên Sa xấu lắm mà không biết tại sao càng nhìn Hoài càng mê mà càng mê lại càng thương nhiều hơn...
Tiên Sa vòng tay ôm chặt lấy người bạn tình. Ngã đầu vào lưng nàng thì thầm.
- Hoài ơi... Mình yêu nhau hoài nghe Hoài...
Khoảng gần mười một giờ hai đứa đạp xe vào chợ Mỏ Cày. Ăn nhanh hai dĩa bánh bèo Hoài hỏi thăm đường tới nhà của Hạnh. Gặp nhau đôi bạn mừng rỡ chuyện trò tíu tít. Hạnh năn nỉ hai đứa ở lại một đêm. Trưa hôm sau Hạnh đạp xe đưa hai đứa lên tận bến đò. Qua đò Hàm Luông về Bến Tre ngủ một đêm xong sáng hôm sau hai đứa đón xe đi Giồng Trôm và từ đó đạp xe về Châu Bình đúng lúc nhà Tiên Sa giựt dừa vào ngày mai. Tự xem mình như con trong nhà Hoài giúp Tiên Sa và má của nàng làm đủ mọi chuyện. Có Hoài và Tiên Sa giúp nên má của nàng bắt đầu nấu nước màu để bán. Vừa giúp nhà Tiên Sa làm xong lứa dừa thời tới phiên của ngoại giựt dừa khiến cho hai đứa bận bịu hơn nửa tháng. Tiên Sa còn bận nhiều hơn nữa. Nàng bận dợt đàn và tập thổi sáo. Phải nói là Tiên Sa mê âm nhạc bằng với yêu Hoài. Những ngày rảnh rỗi hai đứa gặp nhau ở rừng mù u nhưng ít nói chuyện với nhau. Tiên Sa bận dợt đàn và thổi sáo còn Hoài cũng bận tập viết truyện ngắn và ký sự. Anh ghi lại cảm tưởng của mình về cuộc đi chơi vòng quanh tỉnh Bến Tre với Tiên Sa. Nàng đòi xem nhưng anh không cho bảo chờ khi đăng báo sẽ gởi xuống Bến Tre cho nàng đọc. Dù mê Tiên Sa, dù bận tập viết văn Hoài cũng để tâm tới chuyện học. Anh biết mình phải thi đậu tú tài. học đại học thời mới có nghề nghiệp vững chắc hoặc đi lính thời cũng đi sĩ quan. và nhất là không bị quê với Tiên Sa vì học kém hơn người vợ tương lai của mình.
Thấy người bạn tình chúi đầu vào việc học Tiên Sa cũng bắt chước. Nhờ những cuốn sách lớp đệ tam của Hoài mang về nàng có cơ hội để học trước chương trình của niên học lớp đệ tam ban A.
Đầu tháng tám. Lứa dừa nhà Tiên Sa bắt đầu. Hai đứa bận bịu hơn tuần lễ mới xong mọi việc. Tiên Sa sẽ lên tỉnh một ngày sau trung thu để lo giấy tờ và sách vở khi nhập học. Hai đứa muốn có một ngày trọn vẹn bên nhau.
Rừng mù u tràn ánh nắng. Hoa mù u nở trắng. Hương mù u nồng nàn. tan loãng trong gió. quyện lấy thân thể gây cảm giác lâng lâng dịu nhẹ. Ngồi xoải chân. lưng dựa vào thân cây mù u Hoài ngắm từng cánh hoa mù u rơi rụng đầy trên đất. Khoảng trời nhỏ xanh cao. Tiếng động rì rầm. mơ hồ. Hoài cảm thấy tâm hồn tỉnh lặng. Không có gì hết. chỉ mộng mơ. suy tưởng. nụ cười. ánh mắt thẳm xa.
- Hoài ơi...
Hai chữ thôi nhưng đủ làm gã học trò si tình trở về với Tiên Sa. Tóc cột đuôi gà bày chiếc cổ cao trắng ngần. Áo sơ mi ngắn hở cổ phô phần ngực trắng hồng. Hai tay thọc vào túi quần. Tiên Sa nghiêng người nhìn. Nụ cười tinh nghịch. Ánh mắt thăm thẳm. Đôi môi hơi mím lại. Từng bước. Từng bước gần.. thật gần. Thân thể nàng mềm. Vòng tay nàng ấm. Làn môi ngọt như đường mía lau. Nụ hôn tích tụ bằng tình yêu chất ngất. bùng ra làm tê liệt trí não. dùi dập ý thức. hình thành mê man. đắm đuối. vừa đủ cho hai kẻ yêu nhau nhớ nhau suốt đời.
- Tiên Sa...
- Hoài ơi... Em yêu anh...
- Em và anh... Cái đó có tự bao giờ?
Tiên Sa liếc người bạn tình bằng con mắt có đuôi.
- Một sát na trước...
Hoài cười.
- Tiên Sa tiến bộ lắm...
Bước song song với người bạn tình cô học trò tỉnh Bến Tre nở nụ cười thật tươi.
- Tiên Sa học từ Hoài đó... Học cái tốt dễ thương lẫn cái xấu đáng yêu...
- Mình làm gì đây Tiên Sa?
- Nói chuyện rồi Tiên Sa sẽ đàn cho Hoài nghe...
- Hoài có cái này cho Tiên Sa...
Cô gái làng Châu Bình tròn mắt khi thấy sợi dây chuyền hình trái tim xinh xắn.
- Cái này cũng là quà thi đậu cho Tiên Sa nhưng Hoài đợi lúc thuận tiện...
Tiên Sa mỉm cười hiểu ý.
- Hoài đeo vào cổ cho Tiên Sa đi...
Đeo vào cổ xong Hoài ngắm nghía. Trái tim nằm ngay khoảnh ngực trắng hồng thật đẹp. Không tự chủ được Hoài cúi xuống hôn vào chỗ trái tim.
- Hoài ơi...
Tiên Sa thì thầm. Hơi thở nàng rộn ràng. Bàn tay êm ấm. Mùi da thịt trinh nguyên hoà lẫn với hương mù u hình thành thứ mùi- hương diễm tuyệt. Hoa mù u rơi. lá mù u lay động. vổ tay ca hát. chào mừng hai kẻ yêu nhau. Hoài dừng lại. bất động nhìn Tiên Sa. Làn môi hé mở như đợi. như chờ. như mê man. như mời mọc đồng thời cũng van xin. năn nỉ. Nàng biết mình yếu đuối trước đam mê, bất lực vì sự quyến rủ của tình yêu đắm say, ngọt ngào. Hoài nhìn người bạn tình. Cái nhìn hiểu biết, thông cảm. Hai đứa rời nhau trong luyến tiếc.
- Cám ơn Hoài... Hoài làm người ta thèm muốn chết... Cái miệng này kỳ quá...
Tiên Sa điểm vào môi người bạn tình đoạn với tay lấy cây đàn.
- Hoài muốn nghe bài gì?
- Tiên Sa thích bản nào nhất?
Không trả lời Tiên Sa đặt tay lên phìm đàn. Âm thanh thoảng đưa. dặt dìu. chơi vơi.
Gió bay từ muôn phía
tới đây ngập hồn anh
rồi tình lên chơi vơi
Thuyền anh một lá ra khơi
về em phong kín như mây trời
đêm đêm ngồi chờ sáng mơ ai...
Âm thanh tuyệt vời, tuyệt vời tới độ thành lời nói,hơi thở, ánh mắt nhìn. Tình yêu ngập tràn. ngây ngất của hương mù u.
... Mộng nữa cũng là không
ta quen nhau mùa thu
ta thương nhau mùa đông
ta yêu nhau mùa xuân
để rồi tàn theo mùa xuân...
Tiếng đàn, giọng hát chùng xuống thấp, la đà trên tóc, trên màu da trắng ngà. Mái tóc đen dài, mắt cúi xuống. Tiên Sa là hình ảnh của mất mát,vỡ tan, tiếng khóc âm thầm.
... Rồi chiều nao băng giá tâm hồn tìm đến nhau
em mơ trong tiếng hát
anh mơ trong nét bút đa tình sao
trách sao hoa kia còn có lúc tàn
nhưng riêng anh dệt mấy cung đàn
nhạc đời còn ghi những nét thương yêu
hoa tàn tình tan theo không gian...
Âm thanh dứt riêng âm hưởng còn vương vất trên hoa mù u ủ hương tình yêu trên lá dừa xào xạc, trên nền đất ẩm. Tiên Sa nhìn Hoài. Những bước chân dịu nhẹ. Nàng đến ngồi cạnh người bạn tình đang dựa lưng vào gốc mù u.
- Khi học lớp đệ tam trường có môn nhiệm ý là âm nhạc hoặc hội họa. Tiên Sa nên chọn âm nhạc...
Nằm trong lòng người yêu Tiên Sa ngước lên nhìn. Khuôn mặt xương xương. Ánh mắt ngác ngơ, dại khờ, nụ cười buồn. Nàng ứa nước mắt. Không hiểu nghĩ gì mà nàng mân mê bàn tay của người bạn tình giây lát rồi đặt lên ngực mình. Hoài cúi nhìn với vẻ ngạc nhiên.
- Cho Hoài đó... Để anh nhớ em thật nhiều...
Hoài để yên bàn tay trên ngực Tiên Sa.
- Gan dữ vậy... Không sợ Hoài làm ẩu à...
- Không sợ... Hoài thử làm ẩu đi...
- Hoài thèm lắm nhưng thôi...
Tiên Sa cười. Hai đứa im lặng theo đuổi ý nghĩ riêng tư của mình.
Hương Mù U Hương Mù U - Chu Sa Lan Hương Mù U