Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love.

Mother Teresa

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ăm 1979, tôi lại dấn thân trong cuộc hành quân vào Cămpuchia. Cho đến nay, ít người được biết sự kiện quân sự này. Sau ngày giải phóng miền Nam, tôi ở lại phía Nam. Các cuộc xung đột ở biên giới Việt Nam- Cămpuchia nổ ra ngay sau ngày 30- 4- 1975 và ngày một ác liệt. Đặc biệt là sau đó hai năm, từ đêm 30- 4- 1977, nổ ra những cuộc thảm sát ở Châu Đốc, rồi suốt cả năm 1978 dọc biên giới các tỉnh Minh Hải, An Giang, Long An và Tây Ninh, quân Khơ- me đỏ ngày càng tỏ ra táo tợn và khát máu hơn. Quân ta chống trả rất khó khăn vì chưa được phép đánh hẳn sang bên kia biên giới. So sánh trong một tháng có khi số quân ta bị chết và bị thương cao hơn trong thời kỳ chống Mỹ. Vì quân Khơ- me đỏ quen thuộc địa hình, lại rất quen chịu đựng thủy thổ, cộng với ý thức quá khích được nuôi dưỡng từ lâu.
Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô- en 25- 12- 1978 và đến ngày 7- 1- 1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô- chen- tông tờ mờ sáng 7- 1- 1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ độ Quân Khơ- me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7- 1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô- tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Qúy lái. Chúng tôi có đại úy Xuể, phóng viên nhiếp ảnh của báo Quân đội nhân dân, hai phóng viên của phòng phát thanh quân sự thuộc Cục Tuyên huấn, tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, và tôi. Xe nhà báo chúng tôi xuất hành từ chiều ngày 6, ở cuối cuộc hành quân. Cánh quân này gồm có hai sư đoàn (sư đoàn 4 và sư đoàn 8 của quân khu 9). Cả thảy có đến gần 400 xe đủ loại (xe tải chở bộ binh, xe kéo pháo, xe cứu thương, xe thông tin, xe bọc thép, xe tăng, xe chỉ huy, có cả xe công binh làm cầu phà... ). Chiếc xe com- măng- ca của chúng tôi len lỏi dần lên phía trên, đến gần nửa đêm thì lên đầu sư đoàn 4, trong khi sư đoàn 8 đã ở phía trước khá xạ Tôi quyết định cho chiếc xe này tách khỏi sư đoàn 4 để cố đuổi cho kịp sư đoàn 8. Xe tắt đèn trong hành quân. Phía trước và phía sau đều có tiếng súng nổ. Quân Khơ- me đỏ mở vài cuộc phục kích, nhất là ở những đoạn đường rừng núi hiểm trở. Chiếc xe con đi một mình trong đêm tối, được chừng 10 km thì đại úy Xuể ghé tai tôi nói:
"Thủ trưởng ạ, ta đi thế này có mạo hiểm không?". Tôi yên lặng không trả lời. Chúng tôi chỉ có hai khẩu súng AK và ba khẩu súng ngắn. Chiếc xe vẫn lao lên phía trước. Bỗng tôi nóng ruột một cách khác thường. Tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với anh em. Cần dũng cảm, nhưng không nên quá mạo hiểm. Tôi bảo thượmg úy Quý: "Dừng lại, Qúy ạ. Ta đành chờ sư đoàn 4 lên thôi". Chừng 20 phút sau, sư đoàn 4 đến. Để một xe tăng dẫn đầu đi qua, chiếc xe của chúng tôi lại ghé vào đi tiếp. Chỉ chưa đày 10 phút sau, một tiếng nổ đanh vang dậy với một sức ép nhỏ. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Thì ra ở ngã ba đường, giữa một cánh rừng cao su, lính Khơ- me đã đưa một chiếc xe tăng Bát nhất của Trung Quốc còn mới nguyên đặt giữa đường và chĩa thẳng khẩu đại bác 75 ly ra phía trước và đã bắn vào chiếc xe tăng đi đầu, làm một chiến sĩ ta chết, hai bị thương nhẹ, trục truyền lực của xe bị gẫy. Anh em ta nhẩy xuống, bắn đuổi theo bọn lính áo đen đang bỏ chạy, đưa chiếc xe tăng Bát Nhất vào thay chiếc xe tăng bị bắn hỏng và tiếp tục cuộc hành quân. Xác một liệt sĩ ta được quấn vào vải trắng và đặt trên một xe cứu thương. Chúng tôi cả năm anh em hú vía! Nếu cứ đi tới thì chiếc xe con của chúng tôi ắt sẽ bị bắn nát và cả năm chúng tôi đều là liệt sĩ! Từ đó hằng năm, bốn anh em ấy thường ghé nhà tôi, họp mặt vào ngày 7 tháng giêng để nhắc lại những kỷ niệm cũ với tình cảm đồng đội gắn bó trong những ngày khói lửa.
Lần này tôi lại làm một cuộc "dấn thân". Không giống chút nào với những lần trước đây. Tôi sang Pháp cuối tháng 9 năm 1990 một mình, trơ trọi và lẻ loi. Một vé máy bay của Hàng không Việt Nam, một hộ chiếu ngoại giao, một chiếc va ly nhỏ bé có hai bộ quần áo và một chiếc túi xách nhỏ. Một nỗi buồn sâu đậm về đất nước và nhân dân trong cảnh đói nghèo, hỗn loạn, chưa có lối thoát. Một sự mong đợi đang được định hình để góp phần cứu nước khỏi cảnh lầm than, cô quạnh. Còn biết bao khó khăn, thử thách ở trước mắt. Những ý kiến của mình sẽ đạt kết quả phần nào chăng? Hay lại uổng công vô ích và chuốc vạ vào thân? Chuốc vạ cho mình, cho gia đình và cho cả bạn bè mình nữa? Thế nhưng không được ươn hèn, yếu đuối và cam chịu. Không thể bỏ mặc nhân dân trong cảnh lầm than và tuyệt vọng, chỉ biết phận mình, vô trách nhiệm với đồng bào ruột thịt của mình!
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết