There is no way to happiness - happiness is the way.

There is no way to happiness - happiness is the way.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Nguyên tác: Fleurs De Ruine
Dịch giả: Hoàng Lam Vân
Biên tập: Nguyễn Linh Nhi
Upload bìa: Nguyễn Linh Nhi
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 12
Cập nhật: 2023-07-22 21:46:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14
Ông xuất hiện trở lại, một tối Chủ nhật, tại nhà ăn của Cité. Đã muộn và không còn ai nơi những cái bàn phoóc mi ca. Tôi đang ngồi gần cửa sổ nhìn ra đại lộ Jourdan và, khi nhìn thấy ông tới trong bộ com lê màu be cùng đôi giày mocassin da hoẵng - tóc hơi dài hơn thường lệ và da thì rám nắng - tôi thấy tim mình nảy lên. Ông đến ngồi cạnh tôi theo cách thức cũng tự nhiên như thể ông chỉ mới vừa vắng mặt vài phút để đi gọi điện thoại.
- Tôi đã tưởng sẽ không bao giờ còn gặp lại ông nữa, tôi nói với ông.
- Air France đã cử tôi sang làm việc tại một sân bay bên Maroc... Casablanca... Tôi phải ở lại đó lâu.
- Tôi được biết rằng ông từng bị giam tại trại Dachau hồi chiến tranh, đột nhiên tôi nói.
- Không.
Ông vẫn bất động, ánh mắt chăm chăm nhìn về phía trước, như thể ông sợ sẽ còn những hé lộ khác nữa từ tôi.
- Và sau chiến tranh ông từng bị truy nã vì tội thông đồng với kẻ thù. Đó là hồi ông còn mang tên Philippe de Bellune.
- Cậu nhầm rồi.
- Trong vòng một thời gian họ đã tưởng ông chết ở Dachau...
- Chết?
Ông nhún vai.
- Vì lý do gì mà ông lại bị truy nã sau chiến tranh?
Ông dùng dĩa và dao cắt cái pan-bagnat của mình, thành những miếng rất nhỏ.
- Cậu giỏi tưởng tượng lắm... Nhưng tối nay tôi thấy rất mệt...
Ông mỉm cười với tôi, và tôi hiểu rằng mình sẽ không rút tỉa được điều gì từ ông. Những ngày tiếp theo, chúng tôi gặp lại nhau cùng cả nhóm và không nói chuyện riêng nữa. Ông đã mời chúng tôi ăn tối, như ông vẫn quen làm thế, tại quán ăn trên đại lộ Reille. Người bạn của ông ở Air Maroc cũng có mặt, tối hôm đó. Và, theo thói thường, ông tặng cho chúng tôi những tút thuốc lá Mỹ, nước hoa, rồi thì bút máy “miễn thuế” cùng các món đồ xu vơ nia nhỏ nhặt mà ông mang về từ Casablanca.
Tôi không muốn làm cho ông phải lúng túng bằng cách hỏi ông có thực sự sống ở nhà Các Tỉnh Pháp hay không. Chúng tôi còn nhiều lần có dịp đi cùng ông, ban đêm, về tới ngôi nhà và tôi nhìn ông đi lên cầu thang lớn, nhưng thậm chí tôi không còn ham muốn ngồi trên cái ghế băng gần đám thủy lạp để kiểm tra xem ông có quay trở ra vài phút sau hay chăng.
Một cuối chiều tháng Chín ấy, khi chúng tôi đang nằm ngả ngốn trên bãi cỏ của Cité universitaire để tận dụng những ngày đẹp trời cuối cùng, Pacheco cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp sân bay và các đại lộ bên Casablanca. Trên một bức ảnh, có thể thấy ông trong bộ đồng phục steward đứng trước một tòa nhà với màu trắng tương phản hẳn với màu xanh của bầu trời. Mọi thứ đều rất nét trong cái décor ngập ánh nắng đó: Các màu, trắng và xanh, bóng râm cắt góc dưới chân tòa nhà, bộ đồng phục steward màu be như cát, nụ cười của Pacheco cùng cái thân lấp lánh của một máy bay du lịch, tít phía tận cùng. Nhưng, tôi, tôi nghĩ đến một người tên là Philippe de Bellune mà bóng dáng đã lạc vào sương mù cách đây lâu rồi. Số phận của người đó mờ đến nỗi ta tưởng đâu người đó đã chết sau chiến tranh. Người đó thậm chí còn không mang tên thật của mình. Cuộc sống của cái người sinh ngày 22 tháng Giêng năm 1918 tại Paris ấy có thể như thế nào? Chắc người đó đã trải qua những năm đầu tiên của tuổi thơ tại số 4 phố Greuze, nhà ông bà và bố mẹ. Vì tò mò, tôi đã tra danh bạ: số 4 phố Greuze đã trở thành trụ sở của Giáo hội Chaldée. Chắc hẳn người ta đã cải tạo tầng trệt thành nhà nguyện để tổ chức các nghi lễ của tôn giáo phương Đông ấy. Người ta có để nguyên phòng ngủ của đứa trẻ hay chăng? Tôi dự định sẽ tới dự một buổi lễ Chaldée, rồi lẻn ra khỏi nhà nguyện để thăm thú các tầng của tòa dinh thự. Và có lẽ tìm lại các chứng nhân hẳn có biết Pacheco, trên phố Greuze. Ở số 2, trong tòa nhà bên cạnh, quãng 1920 có một công chúa Duleep-Singh, và cái tên đó đã đánh thức một kỷ niệm tuổi thơ: Tôi đợi bố tôi, một tối thứ Sáu tại một nhà ga bờ biển Normandie. Trong số những người khách xuống từ đoàn tàu Paris, một phụ nữ tóc vàng vây quanh là nhiều gia nhân vận turban cùng các cô thiếu nữ Anh mặc quần chẽn cưỡi ngựa mà vai trò dường như là nữ nhân tùy tùng. Họ chất một đống lớn va li trên các xe đẩy. Một trong số những xe đó xô vào tôi khi đi ngang. Tôi bị trầy đầu gối khi ngã. Ngay tức khắc, người phụ nữ đỡ tôi dậy, cúi xuống tôi và, với một cái khăn mùi soa cùng một lọ nước hoa nhỏ, bà xoa vết trầy trên đầu gối bằng cử chỉ hiền từ mẫu tử. Đó là một phụ nữ chừng ba mươi tuổi với khuôn mặt làm tôi sửng sốt bởi sự dịu dàng và vẻ đẹp. Bà mỉm cười với tôi. Bà vuốt tóc tôi. Trước nhà ga, nhiều chiếc xe ô tô Mỹ đang đợi bà.
- Một công chúa Hindu đấy, bố tôi bảo tôi.
Hoa Của Phế Tích Hoa Của Phế Tích - Patrick Modiano Hoa Của Phế Tích