Số lần đọc/download: 6765 / 175
Cập nhật: 2016-07-14 17:43:17 +0700
Chương 14 -
Ă
n cơm trưa xong, Long xin phép ông bà Nam Thành vô xom trong để hầu chuyện vị sư già nơi am " yên Hà " là cái am riêng, thờ Quan Âm, do một bà cụ lập ra từ mấy năm nay.
Hôm ấy tới phiên Hoa rửa chén. cả nhà mạc dầu không ngủ trưa, vẫn nằm nghỉ trên nhà trên.
Hống nằm chưa nóng lưng đã ngồi dậy để xuống bếp! Không ai chú ý nên không thấy được cmặt nàng hầm hầm vì nỗi căm tức chưa tiêu hóa được sau khi bắt chợt trong đám cỏ bù xít những tiết lộ ác hiểm của em khi sáng.
Hoa đang sắp chén dĩa đã rửa xong vào sóng thì Hồng chụp lấy vai cô rồi cười gằn mà hỏi:
- Sao em ác với chị dữ vậy?
Hoa hết hồn, vì bị chụp thình - lình lại vì câu hỏi đến trong lúc cô đang có tịch, nên cô đứng ngậm câm vài giây rồi mới hỏi lại được:
- Em có ác gì đâu chị?
Hồng cười dài rất mỉa mai mà rằng:
- Em ác, mà lại hèn, không có gan thú tội. Trời ơi! Trong gia đình mình lại có một đứa con, một đứa em như vậy à?
Bây giờ Hoa đã hiểu, và sợ hãi lắm, nhưng nàng vẫn còn hy vọng rằng không phải chuyện tiết lộ kia đã chọc giận chị nàng, nên nàng mới hỏi gặng cho chắc ý.
- Nhưng việc gì chị cũng phải nói ra chớ.
- Việc gì thì em biết, cần gì phải nói ra. Chị chỉ hỏi em vì sao nỡ ác như vậy. Xấu xa quá, đến chị, chị còn mắc cở cho em, cho cả nhà ta, huồng gì đối với người nghe chuyện em kể trong đám cỏ hôi.
Thế là đã rõ, Hồng đã rình mò ( hay tình cờ không biết) nghe được câu chuyện bép xép vì ác ý của nàng.
Không thể chối cãi được nữa, cũng chẳng có lý lẽ nào để đưa ra cho giảm tội đưọc, Hoa làm mặt lì cự lại:
- Mắc cở cho em? Chị làm xấu mà em lại mắc cở? Có phải tập tầm vòng của trẻ nhỏ đâu.
Rồi nàng mỉa mai hát:
Tập tầm vông.
Chị lấy chồng?
Em ở góa.
Chị ăn cá.
Em múc xương.
Chị nằm giường.
Em nằm đất.
Chị húp mật.
Em liếm ve....
Tức lắm Hồng sừng sộ hỏi:
- Chị làm gì mà em cho là làm xấu.
- Tốt lắm à, con gái có mèo mà tốt lắm à?
Cơn giận từ trong lòng nàng đã sôi bọt và trào lên. Hồng nhảy đến nắm đầu em, tát vào má nó một cái tóa hỏa, vừa tát vừa nói:
- Có phải là mèo chuột hay không, mầy đã dư biết đừng vu khống thêm vô ích. Mà em không có quyền xét đoán chị như vậy nghe chưa?
Hoa không nhịn, một tay nắm lấy tay đánh của chị, còn tay khác thì đánh lại Hồng.
- À, con nầy dữ, Hồng nói rồi vả tiếp vào mặt Hoa.
Bị vả hai lần đau điếng, Hoa như điên lên, hai tay chụp đầu chị, quay những lọn tóc của Hồng trong những ngón tay của cô rồi vặn mạnh.
Hồng nghe như ai rứt da đầu của nàng ra, nàng vả lia vào mặt em để thoát, nhưng Hoa cứ chịu vả như vậy, và tiếp tục vặn tóc của Hồng.
Cùng thế, Hống táp cánh tay của em rồi cắn vào thịt của Hoa một cái thật mạnh.
Hoa la " oái " lên một tiếng rồi buông tóc Hồng ra. Nhưng tóc cứ vướng vào những ngòn tay của cô mãi. Hồng tuy nghe hết đau đầu, mà thấy tay em không rời tóc mình, ngỡ nó toan vặn tóc lọn nữa, nên ôm Hoa mà vật xuống như con trai đánh lộn.
Không đề phòng, nên Hoa bị vật ngã xuống dấy kêu cái ạch. Cô níu chị theo trong khi té, vì thế Hồng cũng ngã nhưng nằm đè lên mình em.
Hoa vùng vậy để hất cho chị té xuống đất. Nhưng Hồng thấy em mình dữ quá, lo nó mà ngồi dậy được thì khổ, nên cố nín thở để cho nặng thêm để đè xuống.
Vùng vẫy không hiệu quả, Hoa đánh lên túi bụi. Hồng đã ngồi dậy trên mình em và đánh trả lại một cách đắc thế hơn trước vì ngồi thì không vững bằng nằm. Vì thế Hoa lật té chị xuống được.
Hai chị em bây giờ ôm nhau mà vật lộn, không ai thắng ai cả, nên họ xàng quây với nhau và hai chị em lắm lúc quay tròn như con trổng.
Cẳng hai người khi xây qua tới cái chỗng cao cẳng, dùng để sóng chén, chạm mạnh vào chõng ấy, làm cho sóng chén rơi xuống, chén dĩa bể kêu lổn rổn.
Hoa bỗng nảy ra một sáng kiến ác hiểm. Nàng cố quay cho dầu quay lại đống miễng chén rồi vói tay lượm một cái miểng lớn, đập nó vào mặt chị.Hồng bị vỡ trán máu phun có vòi. Nhưng nàng không la. Cả hai dều lầm lì quyết câm miệng để sống chết với nhau.
Nàng cũng vói tay lượm miểng đập vào mặt em như vậy, nhưng Hoa biết trước, đưa cả hai bàn tay ra mà đở. Tuy bàn tay trái của cô rách và máu chảy dầm dề nhưng mặt cô còn nguyên vẹn được.
Nghe chén dĩa rơi cả sóng, ở nhà tên ai cũng hoảng không biết tai nạn gì đang xảy ra cho người rửa chén.
Hương và Quá nhảy xuống đất chạy trước, ông bà Nam Thành chạy sau.
Khi họ xuống tới thì thấy Hồng và Hoa đánh vùi với nhau, máu me đầy cả mình mẩy và áo quần của họ.
Cả nhà kinh khủng hết sức, Hương và Quá vội vã mỗi người kéo một chiến sĩ đang hỗn chiến ấy ra. Ông bà Nam Thành thì cứ chạy vòng quanh đó mà hỏi:
- Cái gì? Cái gì vậy?
Bà Nam Thành ngồi bệt xuống đất rồi rốnglên mà khóc.
Khi hai con gà mái tơ đã bị rứt rời ra xong, Hương giao cho Quá ngăn hai người tái chiến, còn cô thì chạy lấy gòn, băng và tanh tuya - dót để trở lại nghề lang băm một lần nữa.
Hai nữ tướng thấy cha mẹ thì sợ hãi, cúi mặt xuống nhưng cả- quyết lặng- im, ông Nam Thành hỏi gì họ cũng chẳng dỉ hơi.
Ông Nam Thành tức lắm, giậm chơn xuống đất mà kêu trời:
- Trời ơi chị em bây hòa thuận với nhau thuở giờ như bát nước dầy, cả nhà đầm ấm mấy mươi năm nay. Rồi bây giờ lại sanh chứng ra thế nầy thì có khổ hay không!
Bà Nam Thành khóc đã rồi kể lể:
- Tại ông không nghe tôi, nên mới ra cớ sự như vầy! Ông giết con ông đó đa!Rồi ông sẽ thấy còn khổ hơn trăm ngàn lần bây giờ nữa.
- Tại tôi làm sao? Ông Nam Thành đổ quạu, hỏi bằng giọng sân si.
- Tui biểu đừng có lui về quê, chưa phải lúc đâu.
Ông Nam Thành bỗng chợt hiểu. Trong khi Hương và Quá vẫn cứ ngơ ngác ra.
Ông bà không tinh hơn hai cô con không biết rộng hơn, nhứt là về khoa - học, nhưng ông bà vốn đã có bàn qua vấn đề ấy rồi nên nay nhắc sơ lại là hiểu ngay.
Hương hối hai em đi rửa mặt mày và thay dổi y - phục. còn Quá thì lo dẹp miểng chén và quét những giọt máu trên mặt đất.
Độ nửa tiếng đồng hồ sau, Long trở về nhà. Chàng có cảm giác như là một cuộc bể dâu vừa đi qua đó.
Cô Hồng bị băng đầu, còn cô Hoa thì băng tay trái, cả nhà lại im -lìm chớ không nói cười như mọi ngày. Mặt ai cũng có dáng lo nghĩ buồn phiền.
Long lấm - la lấm lét như kẻ có tội vì chàng quan niệm rằng bắt chợt những thảm cảnh, những chi tiết trong đời sống thân mật của gia đình người ta là có tội.
Vì vậy chàng thơ thẩn đi ngoài vườn, dưới nắng xế. Đi quanh được vài vòng Long nghe khó chịu quá, nên chun vào đám cỏ bù xít cạnh vườn để núp nắng và nhứt là núp mắt người nhà.
Đến khoảng trống mà chàng dọn khi sáng để làm phòng vẽ, Long rồi xuống rồi rút khăn ra lau mồ hôi hột đã thắm ướt cả áo sơ - mi của chàng.
Long có cảm giác là chàng không phải là không liên - hệ đến cơ bão tố đã nổi lên ở nhà lúc chàng vắng mặt. Nếu họ bị tai nạn hay là đánh nhau đi nữa, mà vì lẽ khác thì thế nào cũng bô lô, bô la lúc chàng về để cắt nghĩa lăng xăng cho khỏa lấp việc ấy. Đằng này họ nhìn chàng từ xa mà như là mắc cở
Sự im lặng của họ là sự im lặng hổ ngươi chớ không phải im lặng giận hờn. Nhung sao lại hổ ngươi? Có phải chăng vì chàng.......
Ấy náy khó chịu, chàng đứng lên mà đi, không biết đích tới, đi cốt để quên sự cắn rứt vì mối hận đã gây sóng gió một cách vô tình trong một gia đình mà chàng chịu ơn và thương mến.
Long ra khỏi phòng vẽ lộ - thiên ấy được đâu bảy tám bước thì ngạc nhiên thấy cõ ngã thành một đường dài. Con đường nầy khác với con đường chàng và Hoa đã phá để vào khi sáng.
Chàng ngạc nhiên không phải vì sự hiện hữu của con đường. Ai cũng có thể và có lý do vào đó cả, nhưng con đường lại tuyệt đạo. Người vô danh nào, đã đi đâu, sao không đi tới nữa, như chàng đã đi tới một nơi trống cỏ để vẽ vời, lại quay gót lúc nửa chừng như vậy?
Hơn thế, nơi đầu đường tuyệt đạo ấy, là cỏ chung quanh bị hài sạch trơn, bị vò nát, vứt đầy trên mặt đất.
Bỗng chàng hiểu tất cả: Hồng đã theo dõi họ, có lẽ vì muốn xem vẽ thôi, chớ không có ý xấu rình mò. Nhưng vừa tới đó, nàng bất chợt câu chuyện do em kể. Đứng nghe một hồì, vừa sợ, vừa giận, vừa bối rối nàng vò nát cỏ mà không hay.
Long thở dài lẩm bẩm:"Thì ra vậy! Rồi Hồng tìm Hoa để mắng em, rồi họ cãi vã với nhau, rối đánh nhau đấy! Thì ra cảm giác của mình đúng chớ không phải là đoán mò".
Bây giờ Long lại hối hận và sợ hãi hơn hồi mới về nhiều. Tội chàng đã rõ rệt trong vụ nầy, không phải là tội bắt chợt chi tiết thân mật trong đời sống gia đình của người ta, mà tội gián tiếp làm xáo trộn cảnh êm ấm của mấy chị em đáng mến nầy.
Vì lẻ ấy, chàng lại càng không dám vô nhà. Nhưng còn chưa biết phải tính sao thì Long bỗng mừng rỡ mà thấy Bằng ngoài ngõ.
Chàng ngạc nhiên nhưng vẫn mừng. Sao Bằng lại lên ngày thường chớ không phải chúa nhựt, thứ bảy gì, lại lên vào buổi xế chiều, như là có chuyện gì quan trọng lắm? Mà mặc, miễn vào nhà được mà khỏi ngượng rồi hãy hay. Chàng sẽ tháp tùng theo Bằng, rồi thì xí xóa cả. Ăn thua cái phút đầu, mà cái phút đầu qua lọt được thì êm luôn.
Nghĩ vậy, Long đi riết ra cữa ngõ, rồi reo lên:
- Ê! Bằng! Saigon có gì lạ?
Bằng lạnh lùng bắt tay Long, mỉm cười một cách gượng- gạo rồi đáp:
- Chuyện lạ là ở đây.
Long cục hứng và sợ hãi không dám nói gì nữa. Hai người con trai lặng lẽ đi song song với nhau vào nhà.
Mấy cô con gái đang dọn cơm chiều, vì ở nhà quê ăn cơm tối thật sớm, vào lúc mặt trời chưa lặn hẳn.
- À! Bằng! Ông bà Nam Thành mừng cháu bằng câu cụt ngủn ấy.
Trừ Hương ra thì mấy cô con gái kia chỉ cúi đầu chào anh, như chào khác lạ.
Hương hỏi:
- Có việc gì mà anh lên một lúc bất thường vậy?
- Thôi để ăn rồi hãy hay, bà Nam Thành ngăn Bằng đáp lời con. Hay là ta nói chuyện trong bữa ăn cũng được, bà lại đề nghị như vậy.
Cơm đã dọn xong, cả nhà ngồi lại. Trong mấy phút đầu, bữa ăn lặng trang như bữa giỗ đầu của người thân yêu nào, kẻ sống ăn mà ngặm ngùi nhớ người chết hẳn như còn quanh quất đâu đây.
Ông bà Nam Thành e có chuyện gì kín chăng nên không muốn hỏi trước mặt khách. Hương bị anh không đáp một lần nên đâm chán, làm thinh mà ăn, Hồng và Hoa, hai nữ tướng bị thương, từ trưa đến giờ vẫn chưa bỏ quyết định làm reo ngậm miệng. Quá thì vì đã ngược đãi bồ của Bằng, nên lấm lét, sợ Bằng cự.
Lâu lắm, Bằng mới hỏi:
- Hai cô làm sao mà bể mặt rách tay như vậy?
- Hai đứa nó té, Hưong nói dối hớt dùm hai em.
Nhưng Hồng đã chịu mở miệng và nói ngay sự thật ra, nói bằng một giọng pha trò, mong Long hiểu là cô nói cà - rỡn:
- Không, hai đứa em dánh nhau đó a anh Bằng.
- Tôi cứ ngỡ là hai cô bị tại nạn xe hơi. Tôi bị ám ảnh vì tai nạn ô-tô nên nghĩ ngay ra thế.
Long khó chịu, không biết Bằng có muốn ám chỉ xiên xẹo gì mình hay không. Nhưng chàng vẫn không dám mở lời.
Bằng lại nín cả hà lại ăn. Tiếng nhai dưa chuột, tiếng húp canh đều nghe mồn một, bữa ăn lặng lẽ quá, khiến người ta có cảm giác đang nghe tiếng ăn rào rào của một nong tằm.
Khi gần xong bữa, Bằng nhìn dì dượng và nói:
- Cháu định chúa nhựt sẽ lên, nhưng bứt rứt quá chờ không được nữa nên mới đi hôm nay, vào giờ nầy. Cháu lên để cự cô Quá một mách cho hả giận. Thằng Côn nó về nó kể lại buổi đi xem mắt vợ của nó, cháu nghe, cháu tức muốn nghẹn.
Bà Nam Thành nghe cháu nói bỗng nghẹn ngang thật sự. Sợ cháu nó hối hận, bà vẫn tiếp tục nhai nhai mãi mà không nuốt, giây lâu mới qua được cơn tức. Bà nói:
- Đâu cháu hỏi nó trước mặt dì thử xem, coi nó trả lời làm sao vụ đó.
- Sao vậy cô Quá? Bằng hỏi em theo lời dì yêu cầu.
- Tại không phải duyên nợ, chớ có sao đâu anh.
- Cô điên lắm, về sau cô sẽ phải ăn năn... Nó là thằng bạn trẻ của tôi. Tôi mến nó lắm và thấy nó đủ điều kiện, nên mới dám điềm chỉ như vậy.
Không ưng là quyền của cô, đến dì dượng đây mà còn không ép được cô. Nhưng tôi thấy thái độ của cô không có lý do, hay nói cho đúng ra, không có lý do hợp lý nên tôi tức, lên đây mà nói cho hả hơi.
Ăn cơm xong là Bằng xin về ngay, ông bà Nam Thành cầm thế nào cũng không được.
Long vừa định đưa Bằng ra cửa ngõ, thì người con trai nầy đã ngoắt chàng trước. Họ làm thinh mà đi, chừng cách xa nhà rồi, Bằng mới đột ngột hỏi và nhìn ngay vào mắt Long:
- Anh có lỗi gì hay không? Cứ nói thật đi.Mình là bạn trai với nhau, hiểu nhau nhiều, không còn gì giấu nhau nữa.
Long thẳn thắn đáp:
- Có, nhưng lỗi gián - tiếp thôi. Mặc dầu vậy tôi cũng hối- hận hết sức.
Đáp xong chàng thở dài, mặt bí - xí.
Ra tới đường, Bằng nói:
- Anh nên đi là tốt hơn.
- Phải, tôi đã quyết định từ hồi trưa. Tối nay tôi sẽ xin phép để mai lên đường. Tôi đã phác họa xong bức truyền thần cho ông cụ và ghi sâu vào trí đặc điểm của gương mặt ông. Đó là bức họa cuối cùng mà tôi sẽ hoàn thành ở Saigon.
- Như vậy là biết điều.
- Anh không trách tôi lắm chớ?
- Không! Tôi chỉ tiếc thôi. Tôi thương mấy em tôi lắm.
Long đưa tay nắm tay Bằng siết chặc lại và nói:
- Tôi cũng vậy, tôi thề quyết chuộc tội bằng...
- Tốt hơn là đừng nói gì trước, kẻo lại phải hối hận nữa.
Một chiếc xe lô chạy ngang qua. Bằng đưa tay bắt lại. Đôi bạn xiết tay nhau thật mạnh. Xe chạy đã xa rồi mà Long vẫn còn đứng trông theo cái người độc nhất đã hiểu câu chuyện, hiểu anh và khoan hồng không trách móc anh.
Xe đã khuất nẻo. Trời tím xẩm xuống. Xóm trên đã khởi sự đỏ đèn.
Long định đêm nay không dự buổi họp mặt đầu hôm của gia đình. Chàng xin phép về, tỏ lòng biết ơn và từ giã nội nhà thì cũng tốn trót một tiếng đồng hồ rồi. Nếu ở lại họp mặt như mọi ngày thì buổi họp mặt của người ta sẽ phải kéo dài thêm. Vả lại không khí ở đây không còn đầm ấm vui vẻ nữa. Thái - huyên trang đã có thể sửa lại là Thái Phiền trang rồi.
" Trời ơi, Long than thầm, mới ngày nào mình còn hình dung ra một đêm giã từ vừa vui vẻ, vừa bận bịu những luyến - tiếc, mà bây giờ thật - trạng lại như thế nầy!".
Mới có mấy hôm, chỉ có mấy hôm thôi, mà bao nhiêu biến -cố đã xảy ra trong nhà nầy. Những tình - cảm bị dồn ép, những nhân dục bị đẩy lùi, tìm gặp chỗ yếu nơi thành của chiếc thùng nhốt chúng nó, phá chỗ yếu ấy.
Chàng thương biết baonhững con người hiền lành kia/ Ông bà Nam Thành chỉ dám mong mỏi gả được con, rồi sống những ngày xế chiều trong một xó tối, mấy cô con gái chỉ ước mơ lấy được một tấm chồng, ước mơ nào có xấu xa gì cho cam.
Họ đã yêu! Cũng không có tội lỗi gì cả. Họ điên dại mà ngược - đãi người coi mắt họ, càng đáng thương thêm. Họ đâm khùng phá hoại hạnh phúc của chị họ, mong cướp hạnh - phúc ấy cho riêng mình, điều đó tuy bậy, nhưng những kẻ may mắn hơn, không có dịp làm thế, liệu có lương thiện được hay không, nếu đứng vào địa vị họ.
Long băn khoăn không biết làm thế nào để gặp mặt Hồng được đêm nay hầu giã từ riêng nàng, nói cho nàng khỏi lo, rằng chàng vẫn yêu nàng và câu chuyện xưa hoàn toàn không lung lay được mối tình của chàng.
Nhà vỏn vẹn có ba buồng ở dưới, vách buồng trống trơn, vườn cũng trống lỗng, đêm nay nhà lại có việc buồn thì rất khó mà trao lời với Hồng.
Long định đón Hồng nơi một xó nào đó trong nhà, nói mau cho nàng biết ý định của mình muốn gặp nàng, khuya lại, chắc nàng xuống.
Nhưng chàng không dám. Sóng gió vừa qua hai cơn, nếu rủi ro, cơn thứ ba nổi lên thì phải ôm mặt mà chạy ra khỏi nhà nầy ngay, không còn dám ngó ai nữa hết.
Bỗng chàng hồi hộp, mà thấy dáng ai đứng gần giếng. Đêm đã xuống hẳn. Trời chỉ có lưa thưa vài con sao, nên dưới nầy gần như tối mịt. Người ấy nhờ mặc áo trắng nên chàng mới trông thấy được.
Nếu như đó là Hồng thì thật may mắn bất ngờ. Nhưng lỡ không phải Hồng, thì nó sẽ rắc rốì thêm biết bao nhiêu!
Người ấy chắc chắn không phải là Hương, vì chỉ có ba cô kia mới đang buồn, đang khổ và mới thơ thẩn ngoài trời như vậy.
Hoa thì chàng đã ghê tởm rồi, còn Quá thì chàng thương lắm, không muốn cô có dịp hy vọng hão nữa.Mà cả hai đều yêu chàng và nhân dục họ mạnh và mù vô cùng, gặp họ thì nguy.
Nhưng nếu không dến gần thì còn làm sao biết đó là ai được. Long nhớ lại mình đang mặc bi- da- ma xám, đi trong đêm chắc không bị ai trông thấy.
Chàng định đến cách khoãng vừa đủ trông thấy là ai thôi, rồi sẽ tiến nữa hay lùi tùy người đứng đó là ai.
Nhưng chàng đến càng lúc càng gần mà cũng trông không rõ được. Người ấy đứng nghiêng mình, có thể đoán là đang âu sầu nhìn xuống giếng.
Người ấy khóc hay chăng? Ừ, hình như là chàng vẵng nghe tiếng hít mũi.
Bỗng một ý nghĩ ghê - gớm chạy xẹt qua trong trí chàng. Long hoảng sợ là không kịp? Chàng vừa đến nơi thì trời ơi, cái mình áo trắng đã ngã xuống. Chàng chỉ nhắm chừng thôi, vì quần đen của người ấy không thấy được, nhắm chừng rồi chụp lấy hai cái chơn của người ấy lại.
May quá, chàng chụp trúng và nắm chặt lấy hai chơn ấy.
Thân trên kẻ quyên sinh đã ngã vào miệng giếng, nhưng hai bắp vế của y còn nằm trên bờ giếng bằng xi măng xây khá cao. Vì chân được giữ lại, nên thân dưới không bị lôi theo.
Long bối rối lắm. Nếu buông ra, toàn thân kẻ quyên- sinh sẽ lọt xuống dưới đáy giếng! Mà không buông thì tay đâu đở mình y lên.
Riêng y, một là y không chịu lên, hai là y không đủ sức ngóc lên nữa.
Long đành phải ôm hai cái chơn ấy bằng một tay rồi kéo lui mình người ấy vừa vói tay kia để níu lấy cái mình.
Người bị kéo như vậy, da thịt cọ vào bờ giếng, chắc đau đớn lắm, nhưng mặc! Chàng hì - hục rất lâu mới kéo thân hình trên của người ấy ra khỏi miệng giếng được.
Lạ là y làm thinh, không kêu la gì cả, như một cái xác chết. Được biết tình cảm mãnh liệt của mấy chị em Thái - Huyên - trang. Long không ngạc nhiên trước cam đảm của người nầy chút nào.
Chàng hỏi nho nhỏ:
- Ai đây?
- Anh Long!
Nhận ra được tiếng của Hồng, Long mừng hết sức và càng sợ nhiều hơn lên, nỗi sợ trễ - tràng vì Hồng có thể rơi xuống đáy giếng trước khi chàng cứu kịp.
Hồng kêu lên hai tiếng " Anh Long " rồi òa lên khóc nức nở. Long không nói gì cả, để cho bạn tự - do khóc cho hả hơi và lợi dụng thời gian ấy để đỡ Hồng dậy. Xong đâu đó chàng nói:
- Bậy lắm, sao cô lại làm vậy? Tôi đang tìm cô để nói rõ cho cô biết là tôi vẫn yêu cô và không đếm xỉa đến những lời nói xấu nào hết.
Hồng nức nở lên mà khóc nữa. Lần đầu tiên Long đường đột chạm đến Hồng. Chàng nắm lấy tay Hồng, siết chặt lại rồi ngồi chờ cho trận khóc thứ nhì ấy dứt.
Khi tiếng thổn thức thưa dần. Long gọi:
- Em!
- Dạ.
- Em có nghe anh nói hay không?
- Dạ nghe.
- Thì nín đi. Em cứ an lòng. Anh sẽ trở lại mà cưới em, nếu em còn yêu anh.
- Làm sao mà không còn hở anh.
- Con sao Hôm, hôm nay không ra mặt, con sao Hôm của chúng ta, sẽ nhắc nhở mối tình của chúng ta, sẽ nhắc nhở em chờ anh và sẽ nhắc nhở anh kịp trở lên đây cưới em.
Long đặt má chàng lên tóc bạn, Hồng còn tấm - tức, tấm - tưởi nên đầu nàng chốc chốc lại đẩy lên, đè áp lực vào má của Long.
- Thôi anh từ giã em nhé! Ở đây lâu không tiện, em vào nhà mau đi.
Hồng đứng lên rồi tấm - tức tấm - tưởi nói:
- Người ta hay nói: "Vật đổi sao dời". Anh có thể đổi ý, nhưng em cầu xin cho sao đừng dời để mỗi đêm em nhìn sao mà nhớ đến anh.
- Vật đổi sao dời, nhưng người không đổi, em đừng lo.
Hình như một bóng đen đang đi vào nhà. Đôi bạn sợ hãi buông nhau ra. Hồng bước mau, rời khoẻi giếng, trong khi Long đi vòng để ra phía ngoài mà vào, như đi đâu ngoài đường mới về