"It is possible to live happily in the here and the now. So many conditions of happiness are available - more than enough for you to be happy right now. You don't have to run into the future in order to get more.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: G.trôieppônxki
Thể loại: Truyện Ngắn
Upload bìa: nguy?n ho
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6797 / 136
Cập nhật: 2014-12-19 03:36:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14: Lối Về Mái Nhà Thân Yêu. Ba Thủ Đoạn
ối về ma nhà thân yêu. Ba thủ đoạn
Bim về tới thị xã, chân cẳng của nó hầu như không chịu sự điều khiển của nó nữa. Bởi vì nó đã đói rạc. Mà bên vệ đường nhựa thì còn có gì mà ăn. Chả có gì hết. Nếu không kể những vỏ dưa hấu vứt bỏ. Nhưng đấy đâu phải cái để ăn, nó chỉ trông ngon mắt thôi. Một con chó như nó cần thịt, cần cháo kê ngon, xúp bắp cải với bánh mì (nếu như người ăn còn thừa), tóm lại là tất cả những gì con người ăn được Mà suốt gần hai tuần nay Bim ăn uống cầm hơi. Với cái đau tức ở ngực do bị giày đá thì cái đói như vậy là sự chết dần chết mòn. Thêm vào đó trong cuộc đụng độ với sói cái, chân sau của nó trước đây bị đường bẻ ghi nghiền nát nay lại bị chấn thương nặng và nó đi tập tễnh ba chân, thì ta có thể hình dung ra được khi Bim bước vào thị xã thân thương của mình, bộ dạng của nó như thế nào.
Nhưng đời không phải không có người tốt bụng. Ngay ở vùng ngoại thị, nó đã dừng chân bên một căn nhà nhỏ xíu có một cửa ra vào và một cửa sổ. Chung quanh nhà có những quả núi gạch, đá, tấm bê tông, ván, gỗ, sắt và trăm thứ bà giằn khác, nằm ngổn ngang, còn bên cạnh, ở phía kia, đã có một nửa của một tòa nhà đồ sộ mới xây, nhưng chưa có cửa sổ và cửa ra vào, chưa có mái. Gió lùa quần vào các hốc cửa sổ, gió rì rầm trên những đống sỏi đá và gạch, gió reo trong các tấm gỗ và gió rít trên đỉnh tháp cần cẩu xây dựng, mỗi nơi một giọng khác nhau. Đối với Bim những cảnh tượng đó không có gì đáng ngạc nhiên cả (khắp nơi xây dựng, xây dựng không ngừng). Thật tình mà nói, trong thời gian đi lang thang, nó đã nhiều lân tới chỗ những người thợ xây để xin ăn: "Có gì cho ăn với, các bạn!". Họ hiểu ngôn ngữ của nó và cho nó ăn. Một bận trong giờ nghỉ trưa có một cậu vua tếu trong đám họ đã đổ một thìa rượu vào cái vỏ đồ hộp rồi đưa cho Bim.
- ạn chén đi, bạn chó! Chúc sức khoẻ những người không ăn cắp ở đây.
Bim tự ái quay đi.
- Hay lắm, - vua tếu kêu lên, - không có ai đáng cho mày uống mừng cả, khôn lắm. Tao thừa biết mà!
Những người có mặt ở đó đều cười rộ lên và gọi cậu vua tếu là Surich. Ngược lại cũng chính anh chàng Surich ấy vớ lấy dao cắt một miếng xúc xích ngon lành, xúc xích chính cống mua trong cửa hàng chứ không phải lấy trong thùng nước gạo ra, - đặt trước mặt Bim.
- Vì chân lý đó thưởng cho mày, Tai Đen ạ! Ăn đi, nhà hiền triết!
Những người mặc quần áo bảo hộ lại cười rộ lên. Và Surich nói tiếp, hẳn là điều buồn cười nhất:
- Người anh em ạ, qua đêm nay các tấm ván lại co ngót đi mất một phần ba cho mà xem. Và họ lại cười, mặc dù anh chàng Surich này chẳng hề nhếch mép. Bim hiểu lời nói của Surich theo cách của mình: một là rượu là không tốt đối với chó, mà mày đã không uống thì cho mày miếng xúc xích vậy; hai là, tất cả các cậu thanh niên có mùi gạch ngói, mùi ván gỗ, mùi xi măng kia đều là những người tốt. Bim có cảm giác Surich chỉ toàn nói về điều đó.
Nhớ lại chuyện ấy, dựa vào những mùi đã quen biết trước đây, nghĩa là theo quy luật của trí nhớ, Bim kiệt sức ngả mình nằm xuống ngưỡng cửa túp nhà nhỏ xíu, cái chòi canh.
Trời hửng sáng. Ngoài gió ra, xung quanh không một bóng người. Một lát sau trong chòi canh, có người ho sù sụ và nói một mình. Bim nhổm dậy và như vẫn theo cái quy luật ấy, nó cào cào vào cửa. Tấ cánh cửa mở ra như mọi lần. Trên ngưỡng cửa hiện ra một người có râu, đầu đội mũ bông một tai cụp xuống, một tai vểnh lên, cái áo mưa bó chặt vào người: một hạng người gây cho Bim lòng tin cậy hoàn toàn.
- A, đến chơi há? Dân sa cơ lỡ vận, cầu bơ cầu bất đây, cấm sai đâu. Thôi thì vào đây chơi đã.
Bim bước vào chòi canh và lặng lẽ nằm xuống, gần như gục xuống bên ngưỡng cửa. Người gác cắt một miếng bánh mì ném vào trong cái gầu, tẩm nước cho ướt và đặt trước mặt Bim. Con chó ăn, trong lòng rất biết ơn, sau đó đặt đầu lên hai chân trước và mắt nhìn lên ông già.
Rồi ông già với nó nói chuyện sự đời. Cuộc sống của ông lão canh gác thật chán ngắt, dù cho là gác ở đâu, còn ở đây - một vật thể sống đang nhìn ông bằng con mắt sửng sốt, con mắt người, xót xa, thật sự đau khổ, và chính vì thế mà làm người ta phải kinh ngạc.
- Cuộc đời mày khốn khổ, Tai Đen ạ, trông biết ngay. Nhưng sự thể là thế nào? - Việc đầu tiên là ông hỏi. - Mày chưa đến lượt được cấp nhà hay sao? Hay là vì cái gì? Người anh em ạ, lão đây cũng vậy: lượt của mình đến, rồi nó lại đi, còn lại vẫn là lão Mikhain. Người ta đã xây được vô khối là nhà rồi, còn lão thì vẫn cái chòi này tha đi hết chỗ này đến chỗ khác. Lấy giả dụ, mày sẽ đi, rồi cứ thử viết thư cho lão xem: không có địa chỉ đâu mà gửi. Đã năm năm liền không có địa chỉ, chỉ có: "Đ.X.D.S.C.-12[3] gửi cho Mikhain". Toàn cảnh bức tranh đó. Không phải một phong thư, mà là một sự sỉ nhục. Ăn uống ư, xin mời, cơm niêu nước lọ đấy. Mặc ư, cũng xin mời, quần áo vắt đâu thì vắt, và mũ thì đội ngay lên đầu, còn sống thì tạm thời chưa có chỗ. Hiểu chưa... chui rúc đi đâu bây giờ! Khó khăn tạm thời... Lão tên là Mikhain. Mikhain, lão đây, - ông lấy ngón tay gõ gõ lên ngực mình, rồi tu vào miệng chai làm một ngụm nhỏ (cứ mỗi lần kết thúc một tràng diễn văn ông lại làm một hớp).
Bim hiểu chắc chắn lời độc thoại của lão, hiểu theo cách của mình, theo kiểu chó, nghĩa là theo thái độ, theo giọng nói, theo vẻ hiền từ giản dị - ông Mikhain này là người tốt. Vả lại, hiểu được tiếng nói là hoàn toàn không quan trọng (thậm chí đối với chó thì không nên hiểu nữa là khác), điều quan trọng là hiểu được con người.
Bim đã hiểu lão và thế là nó lim dim ngủ, để chàng màng ngoài tai câu chuyện đang nói tiếp. Nhưng dù sao, vì kính nể người nói chuyện nên nó cố cưỡng giấc ngủ, mắt lúc nhắm lúc mở.
Còn ông Mikhain thì vẫn tiếp tục với cái giọng như cũ:
- Mày ngủ, thế là hết chuyện. Còn lão thì đừng hòng. Tuần tra bất chợt đến: "Mikhain đâu rồi? Không có hả? Cho lão thôi việc!". Đúng là thế đấy. Không có mặt ở chòi gác hoặc ngủ quên đi, thế là bị nói vỗ mặt ngay. Thế là hết chuyện.
Qua giấc ngủ chập chờn, Bạn chỉ nghe ra mấy tiếng... "Mikhain... Thế là hết chuyện"...
Và ông Mikhain uống thêm đôi hớp nữa, chùi ria mép, rắc muối vào miếng bánh mì, ngửi ngửi rồi vừa ăn vừa nói với Bim.
- Lão nói thế đấy, Tai Đen ạ, dốc ruột dốc gan với chó là hay hơn cả: chẳng sợ phải tranh luận gì, chó chẳng bép xép với ai, mà mình thì nhẹ nhôm đi... Lão đây là Mikhain, nghề nghiệp - bảo vệ. Có súng. Bây giờ thứ hỏi: nếu ăn trộm không phải chỉ có đứa thì sao? Mikhain sẽ làm gì được? Lão chẳng làm được gì hết. Và thế là xong chuyện. Người ta bảo luật pháp. Luật pháp là cái tốt: bắt được thì cho nó năm năm, cái đồ chó đẻ! A-chà! Có điều là phải bắt được nó, vấn đề là ở chỗ đó. Làm cách nào mà bắt được? Nó thế đấy. Như mày là một con chó. Lão nhốt thỏ vào một cái lồng độ hai chục con, rồi cùng một lúc thả chúng ra tất, và lão buộc mày phải bắt. Lũ thỏ nhảy tán loạn khắp phía và thế là xong chuyện, ừ thì mày bắt được một con. Thế các con khác thì sao? Chúng chạy sạch rồi! - Mikhain cười ha hả, một cái cười dễ lây đến nỗi Bim phải ngẩng đầu dậy, những muốn cười theo.
Cánh cửa mở ra. Một người bước vào, cũng là bảo vệ và nói:
- Đối gác, đi mà nằm ngủ, ông Mikhain.
Ông lão lần vào chỗ nằm và thế là thiếp đi luôn. Còn Đổi Gác thì ngồi vào bàn thay chỗ Mikhain, ngồi một tí thì thấy Bim.
- Lại còn cái con cú vọ gì thế này? - ông ta hỏi Bim, hẳn là ông đã chú ý đến đôi mắt to của nó.
Bim ngồi dậy, phép lịch thiệp đòi hỏi như vậy, và mệt mỏi phe phẩy cái đuôi (*Tôi đang ốm đây, ông ạ. Tôi đi tìm chủ*). Đổi Gác không hiểu mô tê gì, cũng như nhiều người khác không hiểu được chó; thay bằng câu trả lời, gã mở cửa và lấy chân đẩy Bim ra ngoài.
- Cuốn xéo đi mày.
Bim bước ra, trong bụng tin chắc: Đồi Gác là người tồi. Nhưng nó không để đi tiếp được nữa: ăn đẫy cháo bánh mì của Mikhain rồi, không hiểu sao người nó lại càng nh và cơn buồn ngủ thật sự đã quật nó đổ xuống. Đánh vật với giấc ngủ, Bim đã lần được vào một tòa nhà vừa mới xây xong, vùi mình vào trong đống vỏ bào thơm mùi gỗ thông và ngủ say tít thò lò.
Suốt ngày hôm ấy không ai quấy rầy nó. Thế là nó đã nằm cho đến tận chiều. Lúc trời đã nhá nhem nó đi khắp tầng dưới, tìm thấy trên ô cửa sổ gần nửa chiếc bánh mì, ăn hết phần lớn (cho đến no), phần còn lại nó tha ra khỏi nhà, vùi xuống chỗ đất mềm bên cạnh đường hào; nó làm việc này một cách chu đáo, đúng lệ: mặc dù không còn sức, nhưng đó là cái luật của chó xưa nay nó cần phải chấp hành: "Cất giấu mẩu bánh dành cho những ngày đói kém". Bây giờ thì nó đã cảm thấy có thể tiếp tục lên đường và nó đi về nơi cửa nhà thân yêu.
Về cửa nhà thân yêu, về chính cái nơi đã quen biết ngay từ ngày đầu tiên ra đời, về cái ngưỡng cửa mà đằng sau nó là lòng tin, là sự thật chất phác và thiêng liêng, là lòng thương xót, tình bạn và sự thông cảm, những cái đã trở thành tự nhiên đến mức hóa ra dung dị tột độ, mà nếu muốn xác định những ý niệm ấy thì thật chẳng có ý nghĩa gì. Vả lại, Bim cần gì phải hiểu những cái đó? Trước hết là nó không phải kẻ đại diện cho loài chó để làm việc ấy, và thứ hai là nếu như nó định vươn lên đến tầng cao của lý trí của con người - mà nó không thể đạt tới được, - thì nó sẽ chết, bởi vì con người sẽ coi sự ngây thơ của nó là một sự xấc láo khác thường, thậm chí tội lỗi. Quả vậy nếu là như thế, Bim nhất định sẽ cắn cho kẻ đểu giả một cái, kẻ hèn hạ cũng vậy, kẻ dối trá thì cắn không cần nghĩ ngợi, bọn quan liêu thì cắn từng bộ phận v.v... và nó sẽ cắn một cách có ý thức, ý thức thi hành bổn phận của mình chứ không phải như nó cắn Lão Xám sau khi đã bị lão đánh cho vào đầu một cách dã man. Không, cái cánh cửa kia, nơi mà nó đang đi về, là một bộ phận của con người nó, là cả ci của nó. Thế thôi, trên thế gian này chưa một con chó nào lại cho lòng chung thuỷ thông thường là một điều phi thường. Nhưng con người thì lại nghĩ ra việc tâng bốc thứ tình cảm đó của chó như một thành tích, cổi là vì không phải tất cả bọn họ khi nào cũng có được lòng chung thủy với bạn bè và sự trung thành với trách nhiệm đến mức những thứ đó có thể trở thành cội nguồn của cuộc sống, thành nền tảng tự nhiên của bản thân sự tồn tại, khi mà sự cao thượng của tâm hồn là một trạng thái đương nhiên.
Cái cửa nhà nơi Bim đi về là của nhà của người bạn nó và do đó cũng là cái cửa của nó, Bim. Nó đi về cái cửa của lòng tin và sự sống. Bim mong sao về được đến cửa này để hoặc là chờ đợi, hoặc là chết: đi lang thang trong thị xã tìm bạn thì nó không còn đủ sức. Nó chỉ có thể đợi mà thôi. Chỉ còn có đợi.
Nhưng chúng ta biết làm thế nào, nếu trong cái đêm hôm ấy Bim không về được đến nhà?
Trước hết nó phải đi vòng tránh khu vực nhà Lão Xám, mà muốn thế dứt khoát phải đi qua cạnh nhà Tôlich. Bởi thế đã xảy ra chuyện. Bim đi tới bên cái cổng nhà người bạn nhỏ, nhưng không thể, quả là không thể bỏ đi thẳng được, như đi qua cổng nhà một người lạ. Nó ngả mình nằm xuống bên bức tường hoa cao, nằm hơi co tròn lại và đầu ngoặt sang một bên. Một con chó bị thương, hoặc đang hấp hồi, hoặc đã chết hẳn, - ai qua thấy nó cũng có thể nghĩ như vậy.
Ồ, không. Bim đâu có đến cái cửa nhà đó. Nó chỉ nằm bên bờ tường nghỉ cho đỡ đau và đỡ buồn mà thôi, rồi sẽ lại đi tiếp về nhà. Nhưng biết đâu... biết đâu chính Tôlich sẽ chẳng lại xuất hiện ở đây... Liệu ta có quyền gì để buộc tội Bim là thiếu tính lô gích nếu cái tính lô gích ấy là ở ngoài tầm tay của nó? Vậy là nó nằm trong tư thế kiểu chó, buồn bã và chẳng có một chút lô gích nào.
Trời tối mịt.
Một chiếc xe hơi xích tới. Nó cắt hẳn một phần tường rào ra khỏi bóng đêm. Sau đó lia ánh sáng đi khắp bờ tường và rồi chiếu rọi vào Bim đôi mắt sáng chói. Bim nghển đầu và nhìn, mắt gần như nhắm tịt. Chiếc xe hơi rầm rì nho nhỏ, và có một người trong xe chui ra. Do mùi khói nên không thể xác đinh được hơi người đang bước tới chỗ Bim, nhưng khi người ấy hiện ra dưới đôi mắt sáng rực của chiếc xe hơi thì Bim ngồi dậy: Xêmiôn Pêtrôvits đang bước lại chỗ nó. Ông ta tiến đến gần và sau khi thấy đúng là Bim, bèn nói:
- Chà chà, lần được về đây cơ à?
Từ trong xe một người thứ hai bước ra (cái người đã đưa Bim đến chỗ con sói cái lúc trước cơn dông) nhìn con chó và nói bằng một giọng hiền lành:
- Con chó khôn thật! Con này không thể chết được!
Xêmiôn Pêtrôvits vừa đi đến gần Bim, vừa tháo thắt lưng ra.
- Bimka[4], Bimka... Mày tốt lắm, Bimka lại đây, lại đây
Ồ, không đời nào! Bim không tin, Bim đã mất lòng tin rồi và nó không đến với cái con người kia nữa, dù cho ông ta có định bắt nó với ý tốt đi chăng nữa. Cũng có thể Xêmiôn Pêtrôvits hiểu tâm trạng của đứa con trai mình cũng định đem Bim về trả Tôlich, nhưng chuyện ấy không thành rồi; Bim đã bỏ chạy. Đúng là nó chạy, chứ không phải là đi, nó tránh xa Xêmiôn Pêtrôvits, chạy dọc bờ tường, theo con đường sáng ánh đèn. Và nó lấy sức ở đâu ra vậy?
Xêmiôn Pêtrôvits đuổi theo sau nó. Người thứ hai chạy chặn đầu. Bim trườn từ chỗ sáng vào chỗ tối, bò xuống đường hào và đến đây thì nó đã phải bước đi thong thả, lê chân từng bước. Nhưng Bim không đi theo hướng nó đã theo khi chạy dưới ánh đèn đến chỗ đường hào, mà đi ngược trở lại.
Một lần nữa trong giây phút hiểm nghèo này Bim đã chợt nhớ đến điều phát minh của tổ tiên: phải xóa dấu vết! Thỏ, chồn, sói và các con thú khác đều hành động như vậy cả - đó là thủ đoạn thông thường số một khi bị rượt đuổi. Ở trường hợp như vậy chồn và sói có thể đi giật lùi rất khéo léo, chỉ những người đi săn lành nghề, mà cũng về sau thôi, mới đoán ra được, căn cứ vào vết móng, rằng chúng đã lừa mình. Thủ đoạn thứ hai là đi vòng vèo (đi đến thì bên trái, về thì bên phải) hay là xoay trở (từ chỗ dấu vết đi ngược trở lại nó nhảy vọt sang hướng khác). Thủ đoạn thứ ba - là nằm ẩn: sau khi đã làm rối dấu vết, nằm ăn ở một chỗ kín đáo và nghe ngóng (nếu người đi qua thì nằm yên, nếu họ đi thẳng đến thì làm lại như từ đầu, làm rối dầu vết). Những người săn bắn thực thụ đều biết rất rõ ba thủ đoạn này của thú vật. Nhưng Xêmiôn Pêtrôvits thì chưa bao giờ là nhà đi săn, dù ông có súng và thậm chí vẫn đến dự lễ khai mạc mùa săn hàng năm.
Tóm lại là thế này: Xêmiôn Pêtrôvits chạy về một phía, tay đã cầm đèn gìn soi đường, còn Bim thì đi về phía khác, lại đường đường mương cứu tinh kia che chở cho nữa.
Nhưng đường mương đến đã cụt. Bim đứng tựa vào bờ mương chở lát gỗ, cạnh đó lơ lửng cái gầu xúc của xe ủi. Bây giờ thì hóa ra là nó không thể bò lên khỏi cái bẫy được: bò xuống thì được, bò lên thì không còn sức: hai bên là thành vách, trước mặt cũng là vách đứng. Ví như nó còn khỏe, bốn chân vững vàng thì lại là chuyện khác, còn như bây giờ, chỉ có thể bước ra thôi, không nhẩy, không chồm được mà chỉ bước ra được thôi.
Con Bim của chúng ta cứ ngồi, ngồi mãi đó mà nhìn lên cái gầu lơ lửng trên cao, loạng choạng đứng bằng hai chân sau, hai chân trước vịn vào tường vách, nhìn đất lở rồi lại ngồi xuống. Trông tưởng nó suy nghĩ, nhưng thật ra nó chỉ có lắng tai nghe thôi: liệu họ có đuổi theo sau không. Rồi lại nhổm lên ở phía vách khác đối diện không có lưỡi gạt và nhận thấy ngọn đèn pin cứ soi dọi một chỗ, quét qua quét lại rồi tắt hẳn. Bim còn nhìn thấy cả chiếc xe hơi chạy ngược trở lại và tiến lại phía nó, nhưng xế về một bên. Bim nép người vào góc hào nghe ngóng, người run bắn lên. Chiếc xe chạy qua bên cạnh, đâu đó rất gần.
Quanh đó lại ắng lặng. Và xa xa có tiếng còi ô tô cộc lốc nghe không to lắm, tiếng ken két của tàu điện - toàn những âm thanh quen thuộc và vô hại. Con chó ngồi dưới đường hào trong đêm thu lạnh lẽo. Và lúc này đây không có ai trên đời đến cứu giúp nó cả. Mà nó cần, rất cần phải đi về nơi cửa nhà của nó. Bim thử nhảy lên, nhưng lại rơi xuống. Không ăn thua!Và nó đi trở lại theo vết chân của mình, bước khe khẽ, thận trọng, nghe ngóng, chốc chốc lại thăm dò thành hào. Đến một cho nó phát hiện ra một mô đất lở không lớn lắm, bước lên đó, kiễng chân sau lên - bây giờ thì hai chân trước nó đã với tới mép hào. Thế là Bim bắt đầu cào đất từ trên xuống dưới chân mình; càng làm, nó càng thấy đống đất lò cao dần lên. Bim nghỉ lấy sức rồi lại làm tiếp. Cuối cùng nó đã tì được ngực vào mép hào, nhưng đất ở mép hào bây giờ không cào tới nữa. Nó bèn tụt xuống đống đất và nằm nghỉ. Nó muốn tru lên quá, tru lên, gọi chủ hoặc Tôlich, tru lên man rợ, vang khắp thành phố. Song Bim buộc phải im lặng - vì nó phải xóa dấu chân và lấn trốn kia mà. Đột nhiên nó đứng phắt dậy, lùi ra khỏi đống đất vừa mới cào và kêu rống vì đau, nó tung mình lên như quăng mảnh giẻ, nhẩy lên mô đất bằng hai chân sau và ngã lăn ra ngay bên mép hào, chỗ lõm sâu do chính nó đào, cào đất xuống phía dưới. Làm thế nào mà khắc phục được cơn đau vô hạn và sự rã rời của nó? Ai mà biết được... Cũng như con sói, chẳng hạn, làm sao mà đã cắn đứt được cái chân bị kẹp cạm của mình?
Không ai nói được làm sao mà lại có thể như thế - tự mình lấy răng cắn đứt chân mình. Vậy chỉ có thế tạm lý giải rằng sói làm như thế là do bản năng khao khát tự do, còn Bim thì quên mình chỉ vì lòng khao khát không kìm nối muốn về cái cửa nhà nhân ái và tin yêu.
Dù là thế nào, Bim cũng đã từ dưới đáy đường mương và vượt được lên và đã nằm trong cái hốc ở miệng hào.
Đêm lạnh. Thị xã chìm trong giấc ngủ, một thị xã bằng gạch đá và sắt thép, nó khẽ kêu lên ken két trong đêm thâu, thậm chí cả trong giấc ngủ. Bim nằm nghe, nghe hồi lâu nữa. Nó rùng mình song vẫn cứ đi.
Dọc đường nó ghé vào một cái cổng bỏ ngỏ của một tòa nhà, và như thế chỉ là vì nó nhất thiết phải nằm nghỉ dù chỉ là trong chốc lát thôi. - Nó yếu quá rồi. Nó nằm ngay ngoài đường thì không được, chết ngay (nó đã nhiều lần nhìn thấy những con chó bị xe đè chết). Vả lại nằm trên đường nhựa thì lạnh lắm. Còn ở đây, trong cổng, nó nép sát vào chỗ lò sưởi âm áp và ngủ thiếp đi. Giữa đêm khuya một con chó lạ đã ngủ ngay trong cổng nhà người khác.
Có t1;ng hợp đó.
Xin đứng xua đuổi một con chó như vậy.
Con Bim Trắng Tai Đen Con Bim Trắng Tai Đen - G.trôieppônxki Con Bim Trắng Tai Đen