Chuyên nghiệp là biết cách làm, khi nào làm, và làm điều đó.

Frank Tyger

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: l Maruchan l
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3274 / 53
Cập nhật: 2017-04-04 13:32:06 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 - Trước Giờ Quyết Định
hị Minh,
Chị ra cho tôi một câu hỏi khó trả lời, đến nỗi hiện tôi viết mấy chữ này mà run tay. Tôi chỉ biết buồn thay cho chị, chứ còn như khuyên chị nên thế nào thì tôi không dám. Nếu tôi bảo điều thứ nhất là phải, thì là tôi ép chị chịu những sự nhục nhã. Nếu tôi bảo điều thứ hai là nên, thì có lẽ tôi xui chị làm một sự trái ngược với điều tôi đã nghĩ. Vậy chị miễn cho lôi câu trả lời dứt khoát.
Bạn chị
Đức"
"Minh,
Tiếp thư Minh hỏi ý kiến, tôi vội vàng trả lời để Minh biết rằng tôi rất bằng lòng điều thứ hai. Ta nên để cho họ biết rằng ta không thể đi cùng một đường với họ, ta đã tiến hơn họ nhiều, họ không thể lấy cái óc hủ lậu, lấy cái nếp gàn dở mà bắt ta phải cúi đầu chịu, dù địa vị họ có là mẹ chồng. Minh phải làm cho cái mới thắng cái cũ, đừng để những bọn cũ cho rằng lúc nào cũng đưa đường vạch lối cho ta, thì ta mới sống được hoàn toàn. Tôi mong kết quả.
Thục"
"Minh ơi,
Tôi chậm trả lời Minh, là vì tôi phân vân quá. Tôi muốn Minh quyết liệt, nhưng lại lo cho tương lai Mình. Song có lẽ trời đã định sẵn cho cái mới phải thắng cái cũ hay sao, mà tôi rút thăm ba lần, lúc mở giấy ra, đều ba lần gặp chữ "mới", thế là điều thứ hai là điều ta nên theo. Có gì, tôi sẽ giúp Minh
Hảo"
"Chị Minh,
Nhã vẫn ở trên Tam Đảo. Anh ấy lâu nay không viết được gì, anh ấy chỉ ưa một mình sống tĩnh mịch. Vào lúc này, tôi muốn có anh ấy bên cạnh, để bàn nhau kỹ lưỡng, rồi hãy trả lời cho chị biết. Tôi vẩn vơ nghĩ mãi, hai điều của chị cũng khó trả lời ngang nhau. Ở lại, thì là chịu nhục, mà đi thì cũng là chịu khổ. Tôi biết khuyên chị thế nào bây giờ. Thế thì tôi chắc ý kiến các chị khác cũng là ý kiến tôi. Tôi chỉ đoán với chị rằng đã chị theo đằng nào, tôi cũng hết lòng với chị. Xin chị đừng giận tôi. vì đã không trả lời quả quyết hơn.
Bạn thân chị
Xuân"
Đọc bốn bức thư xong, Minh thở dài, chống tay vào bàn, hai mắt lờ đờ, vơ vẩn. Rồi nàng lấy một mảnh giấy nữa ở túi áo, là bức thư của Xuân vừa gửi cho nàng hôm trước:
"Chị Minh,
Tôi nhận được thư anh Nhã. Anh ấy hẹn đến đêm mai sẽ trở lại Hà Nội. Về vấn đề xe đã thu xếp xong rồi. Vậy tối mai chị cứ sắm sửa trước rồi mười một giờ năm, anh Nhã đánh xe qua cửa dừng lại một ít, chị không nên chậm chạp kẻo lộ chuyện. Tôi sẽ dặn anh ấy qua loa cách đón chị và không nói anh ấy biết trước là chị định thế.
Tôi chỉ bảo là chị đi có việc cần. Rỗi lúc ngồi trong xe, chị hay nói thực với anh ấy và tạm về quê tôi hay đi đâu thì chị sẽ bàn kỹ với anh ấy…tôi hồi hộp chị ạ.
Xuân".
Đọc lại một lượt. Minh đánh diêm, châm đốt hết các bức thư rồi lấy chân đập nát đống tro tàn, và cúi đầu gần, thổi mạnh cho nó bay tan tác.
Buồn rầu, nàng ngước trông khắp nhà. Mắt gấp gay, nàng nhìn ngọn đèn điện toé những tia đỏ vào hoành phi, câu đối khảm, tủ gụ, nàng sung sướng như muốn tỏ cho chúng biết rằng đêm nay nàng lìa bỏ cái nhà này.
Sanh theo bà Tuần về nhà quê gần Hải Phòng đã hai hôm nay để mừng một người trưởng họ làm khao nghị viên ăn trong mười hôm. Minh không được theo về, vì bà Tuần sợ người làng kêu nàng dâu bà ăn mặc tân thời. Thật thì Minh được thoát một cái nạn lớn, nhân tiện nàng mưu việc bỏ chồng. Nhưng ở lại một mình cũng không phải nàng được tự do. Hôm thì có cô Phán coi nàng, hôm thì có Oanh coi nàng, mà con Vú, thằng Xe, lúc nào cũng có quyền xem xét nàng nữa.
Nàng quyết liệt từ hôm đứng ở thang gác nghe trộm bà Tuần nói chuvện với Oanh. Bà đã khinh bỉ nàng, cho rằng nàng không thể rời bỏ được nhà bà, vì trong tay không còn đồng xu nhỏ. Nàng không thể chịu được những câu mỉa mai đau đớn ấy. Thì ra bà đã dám đánh chửi nàng, vì bà cậy bà nuôi được nàng. Đã vậy, nàng quyết đi, đi để thoát ly hết những nỗi thống khổ, để rửa cho hết những nhục mà người ta cho là nàng có thể chịu được.
Nàng đã viết giấy hỏi ý kiến các bạn. Nàng đã nhờ Nhã giúp nàng một tay trong việc đi trốn. Nàng đã nhắn Xuân đón nàng ở quê Xuân. Mười một giờ năm phút đêm nay, nàng lẳng lặng từ giã cái đời làm dâu của nàng.
Trầm ngâm một lúc, Minh vào buồng, lấy giấy và bút viết:
"Cậu Sanh,
Tôi gửi lời lại chào mẹ và chào cậu. Bất đắc dĩ, tôi phải xử trí thế này, là vì mẹ với tôi, không thể nào ở chung được với nhau trong một gia đình.
Cậu nên biết cho rằng tôi là người có học, biết nghĩ, đã thâu thái được những tư tưởng nhân đạo. Vì vậy tôi mong ước bấy nay, là khi lớn, được sống trong một gia đình êm đềm, lấy cái hạnh phúc của gia đình làm hạnh phúc của mình. Nào ngờ đâu, sự thực thì trái hẳn. Nhà cậu là một nhà quá nệ cổ, nệ cổ đến nỗi không cần cả lẽ phải nữa, hình như mẹ cho rằng hễ nghĩ và làm trái với những điều của ông cha, tức là trái cả với luân lý. Luân lý đã bằng sao được lẽ phải hợp thời, hở cậu?
Ngót nửa năm trời, tôi cực nhục như thế là đủ rồi, tôi không tự đày đọa thân tôi thêm được nữa. Mẹ cho rằng bây giờ tôi không đi làm, không có tiền, thì tất tôi phải chịu những sự hành hạ của mẹ. Nếu mẹ lấy tôi về để làm vợ cậu, thì tôi tưởng mẹ nghĩ thế là lầm quá. Vậy ra mẹ coi con dâu là vật để đánh cho sướng tay, chửi cho sướng miệng. Có thế thôi. Mẹ đối với tôi, sẵn có một mối ác cảm ngay từ khi tôi mới bước chân về làm vợ cậu.
Tôi bỏ gia đình này, tôi biết là đã làm một việc quá bạo. Rồi đến mai (tôi xin phép cậu, nhất là mẹ, dùng tiếng ‘'mai" cho đúng) các báo sẽ đăng việc này, vì tôi quyết thế nào mẹ cũng hoàn toàn đổ tội cho tôi hư đốn, dại dột. Nhưng tôi không cần. Tôi hy sinh cả danh dự tôi, tôi hy sinh cả thân thể tôi, để cho mẹ hiểu rằng bọn người mới như tôi, không thể cùng đi một lối với bọn người cũ được. Tôi chỉ mong rồi đây, khi ngồi một mình, mẹ tưởng nhớ lại những sự cay nghiệt, hà khắc mẹ đối với tôi, mà mẹ nên sám hối, rồi mẹ đổi lại cách ăn ở với người vợ sau này của cậu lấy thay tôi. Một mẹ mà biết ăn ở khác đi, thì rồi các bà mẹ chồng khác cũng tỉnh ngộ dần, họa là ở xã hội ta, mới bớt được những tấn thảm kịch, những tiếng eo óc kêu than ngấm ngầm của nàng dâu.
Sau hết, tôi cảm ơn mẹ đã tốn kém nuôi cơm tôi trong mấy tháng trờì, song sự thiệt thòi ấy, mẹ đã lấy lại bằng những ngọn roi, những câu chửi, nếu mẹ có tiếc, thì cậu cố khuyên mẹ bằng lòng vậy.
NGUYỄN THU MINH''
Viết xong. Minh đọc đi đọc lại, rồi bỏ vào phong bì dán cẩn thận. Nàng muốn kể tội mẹ chồng dài hơn, nhưng không thể, vì óc nàng rối beng. Nàng muốn dùng những tiếng mỉa mai đau đớn hơn, cho hả giận, nhưng nàng không nỡ. Nàng thương hại bà Tuần nhiều tuổi hơn nàng.
Đồng hổ điểm mười tiếng, nàng vặn tắt đèn, vờ đi ngủ, cho yên tâm bọn đầy tớ. Nàng nằm trên giường, vắt tay lên trán, trống ngực thình thình, Nghĩ đến đời nàng từ mai trở đi, nàng vừa mừng vừa lo sợ. Nàng lại bực mình không biết cô nàng và thím nàng có hiểu nàng mà tha thứ cho không.
Một lát, Minh rón rén lên gác ngoài, mở cửa sổ ra nhìn phố. Ngoài đường đã vắng tanh. Nàng mỉm cười cảm ơn trời đã giúp nàng một dịp tốt. Bỗng đằng đầu phố, nàng thấy một chiếc xe ô tô đến ngã tư thì đứng dừng. Nàng chòng chọc nhìn thì thấy Nhã ở trên bước xuống, đứng dưới cột đèn điện. Minh trông rõ lắm. Nhã mặc cái ba-đơ-xuy cổ áo cuốn lên tận mang tai. Nhã lủi thủi một mình, hai tay vắt đằng sau, đi đi lại lại, ra chiều nghĩ ngợi.
Minh nhìn Nhã không biết chán. Nàng thở dài. Lâu lắm nàng mới lại tự do mường tượng hình ảnhngười yêu. Trái tim nàng đập mạnh. Rồi chốc nữa, nàng bỏ chồng, mà chính Nhã đưa nàng đi. Mặc kệ. Ai biết thế, nàng cũng không cần. Nếu bỏ chồng để người ta tưởng đi theo Nhã, thì nàng càng được cái vinh dự mà nàng chưa hề dám có hy vọng. Nàng ước được cùng Nhã đi như thế, lướt màn đen của buổi đêm huyền bí, hãi hùng, mà bay, mà cuốn, rồi là dà lên theo những dốc trên núi Tam Đảo, để xa cái xã hội nhỏ nhen, chan chứa những cảnh thảm sầu, để đến mai, để ngắm dưới chân núi, cái bức sương trắng nó ngăn riêng hẳn thế giới thần tiên.
Minh khép cửa, xuống buồng, nghe và mong tiếng đồng hồ chạy. Nàng lo lắng, nàng vặn đèn lên, và mặc áo, đi tất, và quấn khăn bịt đầu. Nàng sẽ đi rất xa, cuộc đi này nó dắt nàng đến một nơi sung sướng không bao giờ trở lại cái nhà bấy lâu giam hãm nàng nữa.
Nàng nhìn qua một lượt khắp buồng. Cái màn, cái chăn, cái chiếu này, mấy tháng nay đã làm cho nàng khổ. Nàng muốn xé tan xé nát ra. Nàng mở hòm, nhìn lại mấy thứ quần áo nàng không dùng nữa. Bỗng ở trên tường, nàng thấy ảnh mẹ nàng, mà vì vội, nàng suýt bỏ quên.
Minh tháo ảnh ra, cầm ngắm nghía. Nhìn nét mặt mẹ nàng, nàng đau đớn nhớ lại hôm mẹ ốm và ngày cưới nàng. Nàng thở dài, rơm rớm nước mắt, rồi ngồi xuống ghế, thừ người ra nghĩ ngợi.
Nàng ôn lại cái đời con gái của nàng. Nàng thấy nó tự do rộng rãi. Nàng tưởng tượng nét mặt cay nghiệt của bà Tuần, và những giọng nói đanh đá của Oanh. Hay là trời bắt Oanh hiện nay bị cái số phận như nàng để làm bài học hay cho Oanh. Nhưng lạ cho bà Tuần biết xúi con hỗn với nhà chồng, mà lại muốn con dâu mình khuất phục mình như trâu ngựa. Nàng thương Lãng bé bỏng, học hành chưa đến chốn, đến nơi. Nhớ đến thím, nàng sợ. Nhớ đến cô, nàng thở dài, rồi mỉm cười và lắc đầu:
"Nhẫn nại!"
Nghĩ đến hai tiếng Nhẫn nại, Minh nhắm mắt, ngả đầu tựa vào lưng ghế. Nàng văng vẳng bên tai những lời bà con quen thuộc khen cô nàng là một nàng dâu hiền.
Nàng so sánh cảnh ngộ cô nàng và cảnh ngộ của nàng. Nàng thấy cái gia đình hòa thuận của cô nàng, nàng thấy cô nàng được cả họ vừa quý vừa phục. Tự nhiên nàng cảm động, rồi đâm ra phân vân.
"Có nên theo tư tưởng Âu Tây để phá hoại gia đinh Á Đông chăng?"
Nàng vơ vẩn nghĩ, rồi quả quyết tự đáp:
’’Phải làm cho cái mới thắng cái cũ".
Thắng cái cũ, nàng nhất định theo mới thì phải nhất định thắng cũ. Nàng cho rằng nếu cứ chịu mãi cái cũ, thì người mới sẽ bị mang tiếng nhục là có học mà không có hành.
Rồi Minh buồn rầu nghĩ đến bà Tuần, bà Tuần rất ghét nàng. Nàng bỏ con bà, tất sau này bà cạch, không dám rước hạng gái mới về làm dâu nữa. Bà sẽ ghét cay ghét đắng cái rnớì, bà sẽ thù cái mới rất sâu xa Bỗng nàng sung sướng, sung sướng đã làm cho bà Tuần phải e sợ cái mới.
"E sợ cái mới".
Ngẫm bốn tiếng ấy, tự nhiên Minh giật minh, mở choàng mắt ra. Nàng chống tay tựa cằm.
"Người ta sợ vì người ta...?
Minh đắn do, rồi nàng ép bàn tay vào ngực.
"...Vì người ta ghét, người ta thù cái mới. Người ta cho cái mới là một loại hoàn toàn xấu xa."
Minh đứng phắt dậy.
"Nhưng cái mới không xấu. Cái mới rất rốt, tốt hơn cái cũ. Muốn khỏi mang tiếng cái mới, ta phải làm cái cũ phục cái mới."
Minh thở dài, lấy tay bóp trán.
"Phải tỏ ra cái mới tốt hơn cái cũ. Phải làm cho cái cũ phục cái mới là hơn. Ấy là bổn phận của bọn mới. Vậy thì phải làm thế nào?”
Nàng nhăn nhó, nhìn khắp xung quanh, như để tìm câu đáp.
Chuông đồng hồ nhà thờ, bính-boong bốn lượt, rồi thong thả buông mười một tiếng. Nàng hốt hoảng. Mỗi tiếng chuông làm cho nàng rung động cả tâm hồn. Nàng mong nó đừng đánh nữa. Nàng nhăn nhó gãi đầu. Nàng khoanh tay trước ngực. Nàng run lên.
"Vậy thì làm thế nào?"
Luống cuống, nàng chạy vội lên gác, mở cửa chớp ra. Nàng thấy Nhã lạnh lùng cài lại khuy áo, rồi giở đồng hồ, rồi nhìn lại phía nhà nàng. Cái vẻ hoàn toàn mới của Nhã làm cho nàng phấn chấn.
"Vậy làm thế nào cho bọn cũ phục bọn mới là hơn?l!
Nhã thò vào xe, lấy cái tay vặn rồi lắp vào mũi ô tô. Náng ngắm cái xe, thấy nó cũ quá. Tự nhiên nàng lại nghĩ đến cái mới cái cũ là Nhã và xe ô tô. Rồi nàng nghĩ đến cô nàng và gia đình bà.
Chiếc xe bắt đầu chạy. Nàng vội rảo bước rón rén xuống nhà dưới. Nàng vớ cái va ly rồi lại đặt xuống. Rồi lại vớ, rồi lại đặt. Nàng lạnh toát người. Nàng bàng hoàng như người mất trí.
Tiếng xe chạy lại gần. Nàng can đảm ra mở cửa.
"Ta phải quyết định một mặt nào mới được".
Nghĩ vậy, bỗng nàng khuỵ ngã, rồi ôm mặt khóc.
Ngoài đường tiếng máy ô tô ù ù to dần, rồi đến trước nhà Minh. Minh hết hồn. Nhưng tiếng máy không hãm, nó cứ ù ù to, rồi bé dần, và lẩn vào khoảng lặng lẽ của đêm thanh...
Minh choàng mở mắt, giữ chặt ngực, chớp mắt. ngẩn người ra, cố lắng đôi tai ngạc nhiên để nghe theo chiếc xe bí mật ấy...
"Ta đã nóng nảy quá mà suýt làm mất giá trị cái mới. Đoạn tuyệt với gia đình cũ là ích kỷ, là để người ta chê cười, ghê tởm, thù hằn cái mới. Theo mới hay theo cũ, đều cần có người tốt mà thôi."
Cô Giáo Minh Cô Giáo Minh - Nguyễn Công Hoan Cô Giáo Minh