If love is a game, it has to be the hardest game in the world. After all, how can anyone win a game where there are no rules?

CODY MEYERS

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1567 / 28
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
1830 Trở Đi: Tư Tưởng Pháp-Đức Đột Nhập - Hư Vô Chủ Nghĩa
ới năm 1830, ảnh hưởng văn hoả Pháp xâm nhập vào nước Nga. Những tư tưởng gia cách mạng như phái Encyclopédistes, những tiểu thuyết Pháp, những sách truyền bá xã hội chủ nghĩa Pháp như kiểu Saint Simon, Fourier đều được thịnh hành tại Nga. Do đó, người dân Nga, nhất là lớp tư sản trí thức, đều tiêm nhiễm tư tưởng của cách mạng 1789 cũng như tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu Pháp. Văn hoá Pháp thịnh hành đến nỗi nhiều người Nga thường hay nói chuyện với nhau bằng tiếing Pháp, coi đó là một sự biểu lộ văn hoá. Tuy nhiên, trên dải đất Nga, có rất ít người Pháp. Trừ một số ít sang kinh doanh buôn bán, hoặc những có gái quý tộc Pháp bị sa sút phải sang ngồi dậy trẻ em tại các gia đình quý tộc Nga.
Tới 1840, khi người dân Nga đã có ít nhiều ý thức cách mạng do ảnh hưởng văn hoá Pháp, thì nền tư tưởng Đức (nhất là Schelling, Hégel) lại tràn vào mạnh mẽ. Tư tưởng Đức làm át hẳn tư tưởng Pháp. Thực ra, từ những thế kỷ trước, dân Nga vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của dân Đức. Trường Đại học đầu tiên lập tại nước Nga là Đại học Moscou, lập vào 1750 bởi những người Đức, và có nhiều môn dậy bằng tiếng Đức. Hơn nữa, đã từ mấy thế kỷ trước, dân Đức sang đất Nga rất nhiều để làm nghề hoặc kinh doanh buôn bán. Cho nên, khi tư tưởng của Hégel và thơ của Schelling tràn vào, người trí thức Nga đã say mẻ hết sức, khiến quên cả tư tưởng Pháp. Họ say mê triết học Hégel đến nỗi có người mang cả bộ Luận lý của Hégel để cố dịch thành thơ. Lúc ban đầu, phái trí thức đều coi triết thuyết Hégel như một thứ chân lý thiên khải! (?) - Nhưng chết một nỗi là trên phương diện xã hội, triết thuyết Hégel đã đi tới một kết luận bảo thủ trái với hoài vọng cách mạng của phái trí thức Nga. Vì thuyết của Hégel đã nêu cao tiêu ngữ: "Tất cả những gì có thật, đều có lý". Trong những sự kiện có thật, có cả chế độ xã hội đương thời. Nếu chế độ xã hội đương thời là có thật, tin theo Hégel, nó tất nhiên phải có lý. Đã nhận là có lý, làm sao có thể đánh đổ được chế độ ấy! Cho nên, kết luận suy diễn ở thuyết Hégel, phái trí thức Nga dần dằn mới nhận thấy sự trải ngược với hoài bão cách mạng. Họ đâm ra ngấn ngơ. Nhưng vì chót mang trong người bầu nhiệt huyết muốn giải phóng cho dân chúng, nên phái trí thức Nga đã dần dần bước từ quan niệm lý trí độc tôn của Hégel tới một chủ nghĩa trái ngược: đó là hư vô chủ nghĩa. Từ 1840 cho đến 1870, trào lưu hư vô chủ nghĩa phôi thai và lan tràn. Nó sẽ trở thành nguyên nhân sâu xa của những phong trào cách mạng tiếp theo. Hầu hết các tay trí thức thời đó đều trải qua giai đoạn biến chuyển nói trên, từ Hégel đến hư vô chủ nghĩa. Lúc đó, những tư tưởng gia Nga tiền phong của cách mạng khá nhiều, nhưng thiết tưởng chỉ cần kể tới mấy tay cự phách sau đây:
Biélinski: sinh vào cuối thế kỷ 18, và chết vào 1848, tức là năm mà Marx tung ra bản tuyên ngôn của đảng cộng sản. Một trong những tư tưởng gia có nhiều ảnh hưởng từ 1840 đến 1850. Vốn có đầu óc cách mạng, Biélinski trước kia chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng cách mạng Pháp. Tới khi đọc Hégel, ông cũng tưởng chừng như tìm thấy chân lý: "Bây giờ tôi mới hiểu rằng không có gì là tình cờ và ngẫu nhiên hết. Tôi đã giã từ tư tưởng Pháp". Từ đó, ông gần như chuyển sang sự chấp nhận chế độ xã hội đương thời, và chấp nhận một cách thành thực?" Trong một thời gian, ông ép mình chấp nhận cái thế giới trước mắt, và ông tự an ủi cho rằng có lẽ những đau khổ của con người rồi đây sẽ trở thành cái vinh quang của nó. Nhưng chỉ được một thời gian! Dần dần, tâm hồn hào hiệp của ông lại không chịu nổi những cảnh lượng đè nén bóc lột dưới chế độ Nga hoàng, có lẽ ông chỉ có thể chịu nổi những đau khổ của riêng mình, còn như đứng trước đau khổ của kẻ khác, ông vẫn thấy bất nhẫn. Ồng từng viết: "Tôi không muốn cái thứ hạnh phúc đơn độc của riêng tôi, một khi lôi còn thấy trước mắt những đồng chủng bị đau khổ". Rồi từ đó, ông lại từ bỏ quan niệm của Hégel để trở lại tâm trạng nổi loạn trước kia. Nhưng lần này, sự nổi loạn đi xa hơn nữa, và ông bắt đầu đặt nền tảng của hư vô chủ nghĩa. Ỏng viết: "Cá nhân con người không thể nào thừa nhận lịch sừ trên diễn trình tự nhiên của nó. Từ nay trở đi, sự phủ nhận hết thẩy thực tại sẽ là phương châm của tôi. Và những vị anh lùing tôi hằng sùng kính đều là những người đã từng đả phá chế độ cũ: Luther, những tư tưởng gia Bách khoa Pháp, những tay cách mạng khủng bố, và Byron trong cuốn Cain". Lời Biélinski, hư vô chủ nghĩa bắt đầu được gieo rắc trong lớp trí thức Nga thời đó.
Herzen, Pisarey: tiếp theo Biélinski, Herzen và Pisarey đã phát triển thêm hư vô chủ nghĩa. Họ đem lại cho hư vô chủ nghĩa một sắc thái vô thần, và đồng thời làm sâu rộng thái độ khẳng định trước kia của Biélinski. Tới lúc đó (1850-1880), nềntư tưởng duy vật của Buchner, cùng thuyết tiến hoá của Darwin đã du nhập nước Nga. Giới thanh niên đều dần dần chấp nhận quan niệm vô thần. Những ai không chịu công nhận Darwin, hoặc còn muốn nói tới tính chất bất tử của linh hồn đều bị coi là kẻ phản bội. Herzen vả Pisarey đã nhuốm thêm cho hư vô chủ nghĩa một mầu sắc hoàn toàn khoa học thực nghiệm. Rồi từ những cứ điểm đó, họ tiến tới thái độ khước từ hết thẩy: khước từ mọi truyền thống tư tưởng, mọi luân lý, khước từ các tôn giảo, triết học, các quan niệm thẩm mỹ, họ khước từ cả đến những tập quán cùng sự lịch thiệp trong việc giao tế xã hội, vì cho rằng tất cả những thứ đó đều trái với lý trí và khoa học. Tóm lại, ở giai đoạn này, hư vô chủ nghĩa thường được thâu tóm trong thái độ khước từ có tính cách hoàn toàn vị kỷ. Sự xiển dương lòng vị kỷ cá nhân, cũng như sự khước từ luân lý, khiến có lần Pisarey đã đặt lên vấn đề gay cấn như sau: người ta có quyền giết bố mẹ không? Và Pisarey trả lời: tại sao không, nếu quả thực tôi mong muốn điều đó (?!) - Tuy nhiên, với Herzen và Pisarev, hư vô chủ nghĩa còn ở trên hình diện lý trí, và phải đợi tới những người sau như Bakounine, chủ nghĩa đó mới được chuyền sang xã hội và hành động.
Bakounine: Bakounine là người đầu tiên đã du nhập hư vô chủ nghĩa sang lãnh vực hành động. Ông cũng là người đầu tiên đã mang lại cho thái độ hư vô một tác phong trắng trợn trong sự tranh đấu chính trị. Trước kia, Bakounine cũng say mê tư tưởng Hégel, và trong một thời gian, nhận thái độ bảo thủ. Nhưng sau đó, ông ly khai với Hégel và bước sang hư vô chủ nghĩa. Ông đã đào sâu chủ nghĩa đó bằng cách đề xướng tính chất tự do của con người. Mộng tưởng lớn lao của ông là thực hiện một thứ giáo hội đại đồng và thực sự dân chủ của nền tự do con người. Tự do đã trở thành tôn giáo của ông. Đối với ông, chỉ cần có tự do, còn luân lý không đáng kể, ông cho rằng lịch sử loài người chỉ có hai trạng thái, hai nguyên động lực: tự do và sự đè nén bóc lột. Tự do được tượng trưng bởi cách mạng, còn đè nén bóc lột được tượng trưng bởi bộ máy nhà nước. Hai trạng thái đó không sao có thể điều hoà được, và mỗi bên đều phải tranh đấu đến cùng để tiêu diệt bên kia. Ông từng viết: "Nhà nước tức là tội ác. Dù bé nhỏ và hiền lành đến đâu, bộ máy nhà nước vẫn giữ ngyên tính chất tội ác ấy". (trích dẫn bởi Camus trong L'homme révolté, trang 197).
Cho nên, cách mạng tượng trưng cho trạng thái hoàn thiện. Muốn làm cho Thiện chiến thẳng, cần phải tranh đấu quyết liệt, không thương xót, không cần luân lý. Trong cuộc tranh đấu này, phải tiêu diệt hết thảy những vết tích cũ của xã hội, ông cho rằng: "Sự đarn mê hủy diệt là một sự đam mê đầy sáng tạo". Khi nghiên cứu về cuộc cách mạng Pháp 1848, ông hết lời ca ngại sức huỷ diệt của cách mạng, và coi sự hủy diệt như một cuộc dạ hội liên hoan. Tóm lại, cách mạng là một trạng thái liên hoan đầy hy vọng, và nhiệm vụ của chiến sĩ là phải xô đổ xã hội cũ vào giữa sự hỗn mang của một cơn hồng thủy. Do lòng chiêm ngưỡng sự huỷ diệt, ông thường xưng tụng một số lãnh tụ cách mạng Nga thời trước, nửa làm cách mạng nửa ăn cưởp như Stenka Razine hoặc Pougatchev. Vì những người đó đã tranh đấu quyết liệt, mà không cần tới một chủ nghĩa gì hết, cốt nhằm đạt tới một lý tưởng tự do thuần tuý. Bakounine từng viết: "Một cuộc sống đầy giông tố, đó là điền cần thiết cho chúng ta. Rồi thiết lập một thế giới mới, một thế giới không luật lệ, một thế giới tự do". Cũng do những câu đó mà sau này, nhiều người coi Bakounine như chủ trương vô chính phủ.
Tuy nhiên, cũng như nhiều lãnh tụ Nga khác, những ý kiến của Bakounine vẫn hàm chứa mâu thuẫn. Tuy coi nhà nước là hiện thàn của tội ác, và cho rằng thế giới tương lai phải là một thế giới không luật lệ, Bakounine lại chủ trương rằng muốn xây dựng tương lai, phải có một tổ chức độc tài. Xã hội chủ nghĩa của ông là một thứ xã hội chủ nghĩa có nhiều tỉnh cách chuyên chế. Vào 1861, khi dự thảo quy chế của Hội Huynh đệ Quốc tế, ông quy định rằng cá nhân phải phục từng tuyệt đối Ban chấp hành trung ương. Ít nhất là trong thời gian hành động. Đối với nước Nga, ông thường hô hào cần có một chính quyền độc tài và mạnh cho một nước Nga giải phóng. Vì ông nghĩ rằng đối với loài người, chỉ có sự sợ hãi là động lực đem lại nhiều hiệu quả hơn hốt... Những điểm trên đây của Bakounine sẽ ảnh lurỏng nhiều tới quan niệm của Lenine về bộ máy nhà nước, và ảnh hưởng cả đến Staline trong sự thành lập một độc tài chế không hạn định trên thời gian. Trong cuốn tiểu thuyết "Les possé Jés", có lẽ Dostoievsky đã nhìn vào Bakounine khi mô tả nhân vật Chigalev. Vì cũng như Bakounine, Chigalev là một tư tưởng gia say mê tự do đến điên cuồng. Nhưng sau khi suy tư rất lâu, Chigalev di đến một kết luận rất tuyệt vọng. Chigalev cho rằng muốn xây dựng thiên đường nhân loại, không có cách nào khác là phải thiết lập chế độ độc tài vô hạn định: "Lấy xuất phát điểm ở tự do vô hạn định, tôi đã đi tới độc tài vô hạn định". "Đó là con đường ngắn nhất để thực hiện tự do. Rồi đây, chỉ còn một phần mười nhân loại sẽ được phép có cá tính và được sử dụng quyền hành. Thiểu số đó sẽ có một uy quyền không giới hạn đối với chín phần mười kia, còn đa số này sẽ dần bị lột hết cá tính, trở thành như một đàn cừu. Họ sẽ trở lại trạng thái thơ ngây vui sướng của người thời cổ sừ, nhưng ngay ở nơi thiên đường đó, họ vẫn phải làm việc!". Chigalev cho rằng chín phần mười nhân loại đó, tuy phải làm theo mệnh lệnh, nhưng họ thường sung sướng. Trái lại, thiểu số một phần mười kia, tuy có cá tính và danh vọng, nhưng họ lại đau khổ vì phải gánh trách nhiệm hành hạ đầy ải kẻ khác! Tóm lại, nhân loại của Chigalev chĩ gồm hai hạng: một hạng thống trị có cái sung sướng là thoả mãn được ý chí quyền lực của mình, nhưng họ sẽ là hạng người đau khố vì phải đầy ải kẻ khác, còn như đa số, tuy phải tuân lệnh và bị đầy ải, nhưng trái lại, họ không bị bắt buộc phải hành hạ kẻ khác! Cho nên, viễn tượng xã hội của Chigalev quả thực là tuyệt vọng, vì nó gồm hai hạng người (đao phủ và tội nhân) đều cùng tuyệt vọng cả. Có thể kết luận rằng Bakounine là nhà tư tưởng gia đã linh cảm được phần nào cuộc diễn tiến sau này của nước Nga dưới chế độ Staline.
Netchaiev, Tkatchev: Tới 1806, trong giới trí thức Nga thấy xuất hiện một nhân vật đặc biệt: Netchaiev. Cuộc đời của Netchaiev rất ngắn, vì xuất hiện năm 1866, ông đã chết trong ngục tối vào 1882. Trong khoảng 16 năm ấy, Netchaiev ngồi tù mất 12 năm. Tuy nhiên, Netchaiev đã để lại một vết xe không thể xoá mờ trong trào lưu cách mạng Nga. Thực ra, trên đường hành động, vì thời gian ngắn ngủi, nên Netchaiev cũng không gây được nhiều thành tích. Song tác phong của ông đã đưa tới một quan niệm hành động có ảnh hưởng nhiều tới người Bolsevich sau này. Đó là một tác phong hành động sắt đá và hoàn toàn phi luân lý. So với Netchaiev, Bakounine chỉ mới phi luân lý trên lý thuyết. Trái lại, Netchaiev đã áp dụng quan niệm đó vào đời sống và hành động. Trong lúc các phần tử cách mạng còn triền miên trong tư tưởng hoặc sa lầy trong tình cảm. Netchaiev đã chủ trương hành động và tiêu diệt tình cảm. Trong các tiểu tổ ông hoạt động, Netchaiev đều đặt thành quy luật: người chiến sĩ cách mạng phải tự coi như đã lãnh sẵn án tử tù. Họ không có quyền có một đời sống cá nhàn, không thể có một liên hệ tình cảm, không yêu một vật gì hoặc một ai hết. Người chiến sĩ phải trút bỏ hết tên tuổi của mình. Tất cả đời sống phải tập trung vào sự đam mê duy nhất: cách mạng. Để bù lại những hy sinh ấy, ngưởi chiến sĩ lãnh đạo phải có, tất cả quyền năng hành động. Họ có quyền dùng bạo lực và dối trá. Kẻ lãnh đạo còn có quyền coi người khác như những vật dụng, và coi những đảng viên dưới quyền mình như một thứ vốn liếng có thể mang tiêu xài. Những chủ trương trên đây, có lẽ trong lịch sử các tay lãnh đạo đều thường nghĩ như thế cả, nlurng duy có Netchaiev là dám nói ra. Netchaiev còn cho rằng người lãnh đạo có quyền khủng bố kẻ rụt rè, và lường gạt kẻ dễ tin. Muốn chặt cầu của bọn do dự, phải đẩy họ vào một tình trạng bất khả vãn hồi, tỷ dụ như giết người. Còn đối với dân chúng, mặc sức muốn dối trá sao cũng được, miễn có lợi cho cách mạng! Netchaiev từng chủ trương rằng muốn cho cách mạng chóng chín mùi, cần phải xúi đẩy chế độ Nga hoàng tới sự hà hiếp bóc lột hơn nữa. Còn về việc ám sát, Netchaiev không chủ trương ám sát những phần tử địch bị dân chúng ghét hơn hết, vì phải để những phần tử đó làm tăng gia sự bóc lột!
Những tác phong sắt đá của Netchaiev còn đi xa hơn nữa. Từ trước tới đây, người ta chỉ dám nói tới việc dùng bạo lực và dối trá đối với kẻ địch hoặc dân chúng. Riêng Netchaiev đã dám mang sử dụng bạo lực và dối trá ngay đối với những đồng chí của mình. Nếu cần tố cáo hoặc hy sinh một đồng chí, hoặc cần tự tay giết một đồng chí để có lợi cho cách mạng, người chiến sĩ cũng không được ngần ngại. Cho nên, Netchaiev đã chặt đứt hết các tình cảm: tình gia đình, trai gái, tình bạn, và ngay cả đến tình chiến hữu.
Qua quãng đòi ngắn ngủi của ông, Netchaiev đã lạnh lùng áp dụng những chủ trương nói trên. Quen biết với Bakounine ở Genève, Netchaiev được Bakounine phái về nước vào 1866. Lúc đó, ở ngoại quốc, chưa hề có một tổ chức cách mạng. Nhưng về tới nước, Netchaiev liền hội họp một số tiểu tổ, tự giới thiệu là đặc phải viên của Liên hiệp Cách mạng Âu châu. Rồi Netchaiev tổ chức một đảng, mệnh danh là đảng "Cái búa", viết lấy quy chế. Ông cũng nói gạt rằng Liên hiệp Cách mạng Âu châu là một tổ chức rất mạnh, có phương tiện tài chính vô giới hạn. Đảng hoạt động được ít lâu, thì Ivanov, một sinh viên hoạt động cùng tiểu tổ, tỏ ý hoài nghi rằng chưa chắc đã có một tổ chức trung ương, và có lẽ Netchaiev đã bịa đặt điều đó để tự gán cho mình vai trò lãnh tụ mà thôi. Netchaiev liền quyết định giết Ivanov. Ồng nêu vấn đề trong tiểu tổ. Có kẻ chất vấn: "Chúng mình có quyền gì để giết một đồng chí?" - Netchaiev trả lời: "Đây không phải là quyền mà là nhiệm vụ". Sau đó, Netchaiev giết Ivanov, rồi trốn ra ngoại quốc. Nhưng bị dẫn độ, và kết án 25 năm tù. Netchaiev chết trong ngục. Ồng quả là người đầu tiên đã mở đường cho quan niệm hành động sau này của phe bolsevích. Cuộc mưu sát Ivanov đã gây nhiều giao động trong hàng ngũ, khiến cho Dostoievsky đã dùng đề tài ấy viết cuốn tiểu thuyết "Les Possédés" mô tả nhân vật Verkhovensky giết Kirillov...
Tkatchev là một đồng chí gần gũi với Netchaiev, và có những quan niệm tương tự. Tuy nhiên, Tkatchev thường lưu tâm hơn tới vấn đề tố chức đảng, cùng kỹ thuật cướp chính quyền. Ông cũng là kẻ thù của luân lý và nghệ thuật.
Trên phương diện tổ chức đảng, ông là người đầu tiên đề xướng việc tổ chức thành những tiểu tổ ít người, có tính cách hoàn toàn bí mật, và các tiểu tổ chỉ có liên lạc với cấp trên mà thôi. Ở cấp trên, Tkatchev chủ trương tập trung quyền hành trong tay một thiểu số lãnh đạo. Sau này, Lenine đã lấy của Tkatchev những ý kiến trên để thiết lập guồng máy đảng: bí mật tuyệt đối, lựa chọn kỹ càng các đảng viên, huấn luyện thành những tay cách mạng chuyên nghiệp.
Cần ghi thêm rằng Tkatchev là người đã đề nghị tiêu diệt tất cả những người Nga quá 25 tuổi, cho rằng những thế hệ đó quá cằn cỗi không lãnh hội nổi những tư tưởng mới.
Trên đây là những tư tưởng gia cự phách, hoặc những tay hành động cừ khôi đã mở đường cho cách mạng trong thời gian 1830-1875. Đồng thời với những người đó, còn có bao nhiêu văn nghệ sĩ khác đã cổ xuý và truyền bá tư tưởng cách mạng: Pouchkine, Gogol, Tourguéniev, Dostoievsky, Tolstoi, Gorki... Tuy nhiên, thời gian đó chỉ là thời chuẩn bị tư tưởng cách mạng. Chưa có hành động thực sự, hoặc ít có hành động. Phải từ 1875 trở đi, tư tưởng cách mạng mới chín mùi, và những đợt tấn công mới liên tiếp mở màn.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động