Love at first sight is often cured by a second look.

Love is sweet when it’s new, but sweeter when it’s true.

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 45
Cập nhật: 2016-06-20 21:15:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13: Chuyện Vũ Đức Cung
ũ Đức Cung sinh và mất năm nào không rõ, chỉ biết dưới thời vua Lê Thế Tông (1573 - 1599), ông từng được phong tới tước Quận công và vào năm Giáp Ngọ (1594), ông là người bỗng dưng được các sử gia đương thời đồng loạt nhắc tới. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 30, tờ 9 và 10) viết như sau:
"Thuở trước, Gia Quốc công là Vũ Văn Mật (bề tôi cũ của nhà Mạc - ND), vì đã sớm biết quy thuận triều đình, lại còn có công đánh bại quân nhà Mạc, nên triều đình đặc ân, cho giữ đất Đại Đồng (nay thuộc tỉnh Tuyên Quang - ND), và cho được đời đời cha truyền con nối (chức vụ ấy). Vũ Đức Cung là đời cháu, khi lên nối giữ chức quyền,đã vào chầu, dâng mười mâm vàng bạc và châu báu, thêm ba chục con ngựa hay, được triều đình (vua Lê - chúa Trịnh - ND) gia phong làm Hữu Đô đốc của phủ Đô đốc, hàm Thái bảo, tước Hòa Quận công, lại cho đặt quân hiệu riêng, lấy tên là An Bắc Doanh. Nhận gia phong chức tước xong, Vũ Đức Cung xin triều đình cho về bản trấn đề phòng giặc cướp.
Sau, Đức Cung ngầm thông mưu với tướng nhà Mạc là Mỹ Thọ Hầu (chưa rõ tên), quấy phá và cướp bóc các huyện vùng địa đầu Sơn Tây như Thanh Ba và Hạ Hòa (nay đều thuộc Phú Thọ - ND), xong, còn thúc ép dân các huyện Đông Lan và Tây Lan (nay cũng thuộc về tỉnh Phú Thọ) phải đi theo chúng.
Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu đem quân đi đánh dẹp, bắt sống được Mỹ Thọ Hầu, đánh tan quân giặc ở Đại Đồng, khiến Đức Cung phải hoảng hốt đem con em mình chạy đến đất Nghĩa Đô. Đức Cung lại sai người dâng lên triều đình vàng bạc và ngựa quý, xong thì vào kinh đô tạ tội. Triều đình ưng cho."
Lời bàn: Thời hỗn chiến Nam - Bắc triều, bên nào cũng có các văn thần và võ tướng bị coi là … phản. Gia Quốc công Vũ Văn Mật là một trong số những người bị coi là làm phản như vậy. Đành rằng, sống mà cứ… "gió chiều nào che chiều ấy" là lối sống tầm thường, song, một lần cho cả một đời như Vũ Văn Mật, thì dẫu sao vẫn còn có thể tạm bỏ qua.
Vũ Đức Cung quả là người lòng dạ khó lường. Lần thứ nhất, đã thân vào kinh đô để chầu, lại còn đem dâng mười mâm vàng bạc và châu báu cùng ba chục con ngựa quý, tưởng như Vũ Đức Cung tỏ rõ chút lòng trung thực nhưng sự thực thì chừng như Vũ Đức Cung chỉ muốn tỏ cái ngông nghênh của sứ quân một vùng. Sẵn có quyền hành lại sẵn của thiên hạ, cứ làm tất cả những gì cho thỏa chí bình sinh, thế mới đáng mặt Vũ đại nhân chứ?
Nhận sự gia phong xong, Vũ Đức Cung liền ngầm thông mưu với tướng của nhà Mạc, nghĩa là làm bạn với kẻ mà đời ông là Vũ Văn Mật từng coi khinh. Ôi, đã phản phúc triều đình lại còn phản cả gia tiên, dẫu giải thích thế nào đi chăng nữa, thì cũng là… vô phúc thay, họ Vũ!
Lần thứ hai, khi thế cùng lực kiệt, Vũ Đức Cung lại cậy nhờ đến vàng bạc, châu báu và ngựa quý, nghĩa là phản bội Mỹ Thọ Hầu để cầu lấy sự sống cho riêng thân. Đáng sợ thay, Vũ Đức Cung, người phản bội tất cả những ai có quan hệ với mình.
Dân gian có câu:
Dò sông, dò biển thì dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người
Chỗ này, hoặc giả là dân gian nhầm, hoặc giả là Vũ Đức Cung thuộc hàng cá biệt đó thôi. Lòng dạ Vũ Đức Cung chật ních những ý đồ phản trắc, cho nên, không phải là mông lung đến nỗi khó đo đạc, mà là làm sao dùng cái thước rõ ràng và… cũng quá to lớn kia để mà đo được chứ.
Nhưng, sở dĩ Vũ Đức Cung là… Vũ Đức Cung, bởi lẽ, ở thời mà mọi giá trị đều bị đảo lộn, thì trung nghĩa chỉ là món đồ chơi công cộng, ai muốn chơi kiểu nào tùy thích đó thôi. Vả chăng, cả hai lần Vũ Đức Cung về triều, vua chúa và trăm quan chỉ chăm chăm để tâm vào vàng bạc, châu báu cùng ngựa quý của Vũ Đức Cung chớ có ai chú ý gì tới thế sự đâu.
Có nơi dơ bẩn nào mà chẳng có ruồi nhặng?
Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 6